Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tìm hiểu phương pháp giảng dạy các bài vẽ tranh cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.99 KB, 33 trang )

Tiểu luận nghiên cứu
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường nơi tôi đang công tác đã tạo
điều kiện để tôi hoàn thành bài tiểu luận , cảm ơn bạn bè dồng nghiệp đã cùng tôi
trao đổi về chuyên môn . Cảm ơn cô NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG đã
hướng dẫn rất nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành bài tiểu luận này . Xin chân
thành cảm ơn .
1
Tiểu luận nghiên cứu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng tiểu luận về tìm hiểu phương pháp giáo dục các bài
vẽ tranh cho học sinh lớp 7 là do tôi viết và chưa công bố . Tiểu luận này hoàn
toàn là do tôi nghiên cứu và viết . Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam
đoan của mình.
2
Tiểu luận nghiên cứu
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS: Học sinh.
MT: Mĩ thuật.
GV: Giáo viên.
THCS: Trung học cơ sở.
3
Tiểu luận nghiên cứu
MỤC LỤC

A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ Lý do chọn đề tài…………………………………………………….6
II/ Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:…………………… …… 7
1. Mục đích nghiên cứu……………………………………….7
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:…………………………………… 7
III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:…………………………………7


1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………7
2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………… 7
IV/ Phương pháp nghiên cứu………………………………………… 8
1/ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết………………8
2/ Phương pháp quan sát……………………………………….8
3/ Phương pháp thực nghiệm………………………………… 8
4/ Phương pháp chuyên gia…………………………… 8
B/ PHẦN NỘI DUNG:………………………………………………… 9
Chương 1: Mục tiêu và cấu trúc phân môn vẽ tranh lớp 7…………….9.
1.1/ Mục tiêu phân môn vẽ tranh lớp 7:……………………… 9
1.2/ Cấu trúc chương trình các bài vữ tranh lớp 7:…………….9
Chương 2: Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh:…… 9
2.1/ Thực trạng của học sinh khi học phân môn vẽ tranh…… 9
2.2/ Thực trạng của giáo viên khi dạy các bài vẽ tranh……… 10
Chương 3: Đặc điểm tâm sinh lý khi học phân môn vẽ tranh của học sinh
lớp 7………………………………………………………………………………… 11.
Chương 4: Nguyên tắc dạy – học các bài vẽ tranh…………………… 11
4.1/Đảm bảo thống nhất giữa khoa học và giáo dục trong dạy
học 1
1
4.2/Đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết và thực hành ………12
4.3/Đảm bảo thống nhất vai trò chủ đạo của giáo viên và chủ động
của học sinh …………………………………………………………………12
4.4/Đảm bảo tính trực quan và khái quát trong dạy học giữa cái cụ
thể vàtrừu tượng …………………………………………………………… 12
4.5/Đảm bảo giữa học tập tạp thể và học tập cá nhân………….12
4.6/Đảm bảo tính vừa sức ,đặc điểm lứa tuổi , đặc điểm cá biệt.12
4.7/Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo học tập của học
sinh………………………………………………………………………… 13
Chương 5: Các hình thức dạy học …………………………………………13

4
Tiểu luận nghiên cứu
5.1/Sử dụng phương tiện dạy học thích hợp ……………………13
5.2/Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với phân môn vẽ
tranh ……………………………………… 13
Chương 6:Một số phương pháp đặc trưng của bộ môn mĩ thuật nói chung
và phân môn vẽ tranh nói riêng ………………………………………………………14
6.1./Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận…………………… 14.
6.1.1/Phương pháp thuyết trình ……………………………14
6.1.2/Phương pháp vấn đáp……………………………… 14
6,1.3/Phương pháp thảo luận……………………………….15
6.1.4/Phương pháp sử dụng sách giáo khoa……………… 15
6.1.5/Phương pháp nêu vấn đề…………………………… 15
6.2/Nhóm phương pháp trực quan…………………………………15
6.2.1/Phương pháp quan sát……………………………… 16
6.2.2/Phương pháp minh họa……………………………….16
6.2.3/Phương pháp thực hành ôn luyện …………………….16
6.2.4/Phương pháp kiểm tra , đánh giá kết quả học tập…….16
Chương 7:Phát triển kĩ năng vẽ tranh cho học sinh
……………………… 17
Chương 8 :Phương pháp thiết kế bài dạy chung cho môn mĩ thuật………21
8.1/Giáo án……………………………………………………… 21
8.2/Các công việc chuẩn bị của giáo viên…………………………21
8.3/Một số vấn đề cần chú ý khi thiết kế bài dạy………………….21
8.4/Cấu trúc thiết kế bài dạy………………………………………22
Chương 9:Giải pháp khắc phục nhược điểm của học sinh ……………….22.
9,1/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học……………………………………23
9.2/Khai thác nội dung đề tài …………………………………… 24
9.3/Chọn hình tượng ………………………………………………25
9.4/Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh ……………………………25

9.5/Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục…………………… 25
9.5.1/Hình mảng ……………………………………………25
9.5.2/Hình tượng……………………………………………26
9.5.3/Sắp xếp các đường nét ,hình mảng ,hinh tượng………26
9.5.4/Đường tầm mắt trong tranh …………………………26
9.6/ Hướng dẫn học sinh vẽ màu …………………………………26.
9.7/Hướng dẫn học sinh làm bài tập………………………………26.
9.8/Đánh giá kết quả học tập………………………………………27
9.9/Kết quả …………………………………………………… 28
5
Tiểu luận nghiên cứu
9.10/Bài học kinh nghiệm…………………………………………29
C. KẾT LUẬN :…………………………………………….30
TIỂU LUẬN

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CÁC BÀI VẼ TRANH CHO HỌC SINH
LỚP 7
A / PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn dề tài:
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao. Do vậy, việc
đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Bởi vì
có con người mới phát hiện ra vẽ đẹp của thiên nhiên và cảm thụ vẽ đẹp của nó,
chỉ có con người mới tìm ra và biết vận vụng làm phong phú thêm ngôn ngữ mĩ
thuật cho cuộc sống hằng ngày càng tươi đẹp hơn. Trong những năm học qua
môn Mĩ Thuật là một yếu tố cơ bản của giáo dục thẩm mĩ và nó đã trở thành một
môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, dó chính là yếu tố để đạt được
mục tiêu giáo duc đầy đủ năm mặt : Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao Động cho học
sinh. Như vậy việc dạy mĩ thuật ở trường phổ thông không nhằm mục đích đào
tạo các em trở thành họa sĩ mà mục tiêu chính của môn mĩ thuật là giúp các em

làm quen với cái đẹp, hiểu về cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. trong cuộc
sống hằng ngày mọi việc ăn mặt ở, đi lại…đều cần đến cái đẹp, cái đẹp được thể
hiện da dạng và muôn màu, muôn vẽ…có thể xem nó là một nhu cầu không thể
thiếu trong cuộc sống vì nó gắn liền với con người từ khi mới sing cho đến lúc
mất đi…có thể khẳng định rằng cái đẹp do mĩ thuật tạo ra đã góp phần đáng kể
vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ của người giáo viên mĩ thuật
là làm thế nào để học sinh được tiếp xúc, tìm hiểu, làm quen và sáng tạo ra cái
đẹp theo sự nhận biết của cá nhân, giúp các em nâng cao tính sáng tạo, óc thẩm
mĩ và sự hiểu biết về mọi mặt. Hện nay môn thuật ở bậc trung học cơ sở nói
chung và học sinh khối lớp 7 nói iêng nằm giúp các em biết quan sát, nhận xét
6
Tiểu luận nghiên cứu
đối tượng, cách sắp xếp bố cục, hình mảng sao cho cân đói thuận mắt,hợp lý
trong tờ giấy. Ở môn vẽ tranh các em biết vận dụng mọi hiểu biết để áp dụng cho
tranh vẽ thông qua cách sắp xếp bố cục, hình ảnh, màu sắc…nhưng thực tế qua
nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc tiếp thu kiến thức môn mĩ thuật nói
chung và áp dụng cho phân môn vẽ tranh nói riêng còn nhiều bất cập. Nguyên
nhân dẫn đến thực trạng trên là do ảnh hưởng nhiều mặt: là do quan niệm về môn
chính-môn phụ ngoài ra còn do yếu tố tâm lý sợ vẽ sấu, vẽ sai, một phần ở quan
niệm đây là môn học phải có hoa tay…những tác động đó đã ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng dạy – học ở phân môn vẽ tranh. Từ những nhận thức đó dẫn
đến tình trạng các em lam bài qua loa, làm cho xong, làm cho có điểm mà không
nhận thức rằng mỏi bài học là một tác phẩm do chính bản thân các em tạo ra bằng
khả năng của mình.
Trong các phân môn của môn mĩ thuật ở bậc trung học cơ sở thì phân môn
vẽ tranh theo đề tài là một phân môn đòi hỏi các em phải kết hợp, đầu tư rất
nhiều, phải biết vận dụng kiến thức ở các phân môn khác, đòi hỏi các em phải
quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng,sáng tạo…thì sản phẩm làm ra mới phong phú, đa
dạng…vậy làm thế nào để các em hiểu về cái đẹp, cảm thụ được cái đẹp và mong
muốn tạo ra cái đẹp. Làm thế nào để phân môn vẽ tranh đến và vào các em? Làm

thế nào để môn mĩ thuật khẳng định được vị trí quan trọng không thể thiếu đối
với cấp học trung học cơ sở? Đây là những câu hỏi mà tôi luôn trăn trở và vì thế
tôi chọn để nghiên cứu:”Tìm hiểu nhừng phương pháp giảng dạy các bài vè
tranh ở học sinh lớp 7”, để làm đề tài cho tiểu luận của mình.
II/ Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
1/ Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh khắc phục những nhược điểm hay mắc phải khi
thể hiện các bài vẽ tranh ở học sinh lớp 7. Nhằm giúp các em mạnh dạn thể hiện
ý tưởng thông qua hiểu biết, ghi nhớ, tưởng tượng, vận dụng hiểu biết cá nhân,
góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Qua đó các em biết vận dụng vào thực
tiển của cuộc sống và học tập của học sinh sau này.
2/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nêu trên nó sẻ giúp các em
học sinh cải thiện tốt hơn tình trạng học tập ở phân môn vẽ tranh, tìm ra những
hướng giải quyết phù hợp.
III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
1/ Đối tượng nghiên cứu:
Thông qua đề tài tôi chỉ nghiên cứu cách để khắc phục nhược
điểm trong phân môn vẽ tranh của học sinh lớp 7.
2/ Phạm vi nghiên cứu
Tôi chỉ nghiên cứu phân môn vẽ tranh đề tài ở lớp 7 của bậc
học trung học cơ sở.
7
Tiểu luận nghiên cứu
3/ Giới hạn nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu cho phân môn vẽ tranh lớp 7.
Đề tài chỉ nghiên cứu cho phân môn vẽ tranh đề tài lớp 7.
IV/ Các phương pháp nghiên cứu:
Thông qua đề tài tôi sẽ nghiên cứu một số phương pháp cụ thể như
sau :

1/ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
2/ Phương pháp quan sát.
3/ Phương pháp thực nghiệm.
4/ Phương pháp chuyên gia.
8
Tiểu luận nghiên cứu
B/ PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
“ Mục tiêu và cấu trúc phân môn vẽ tranh lớp 7”
1.I/ Mục tiêu của phân môn vẽ tranh lớp 7:
- Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh , tạo điều kiện cho các em
tiếp xúc , làm quen và thưởng thức vẽ đẹp của thiên nhiên , của các tác phẩm mĩ
thuật ; biết cảm nhận và tập tạo ra cái đẹp , qua đó vận dụng những hiểu biết về
cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày .
- Cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản nhất định
để các em hiểu được cái đẹp thông qua :đường nét , hình mảng , đậm nhạt , màu
sắc , bố cục ,… .
- Phát triển khả năng quan sát , nhận xét , tư duy , tưởng
tượng , óc sáng tạo cho học sinh.
- Phát triển các kĩ năng cơ bản : kĩ năng quan sát , kĩ năng
cảm thụ thẩm mĩ , kĩ năng tư duy, kĩ năng thực hành , kĩ năng đánh giá , kĩ năng
vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
-Phát hiện HS năng khiếu mĩ thuật , góp phàn bồi dưởng các
em phát triển năng khiếu của mình .
1.2/ Cấu trúc chương trình các bài vẽ tranh lớp 7:
Vẽ tranh có những nội dung sau:
- Tranh phong cảnh.
- Tranh về cuộc sống xung quanh em.
- Đề tài tự chọn.
- Giử gìn vệ sinh môi trường.

- Trò chơi dân gian.
- Cảnh đẹp đất nước.
- An toàn giao thông.
- Hoạt động những ngày hè.
Chương 2
Thực trạng của việc dạy và học phân môn vẽ tranh
2.1/ Thực trạng khi học phân môn vẽ tranh của học sinh.
Vẽ tranh nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo , làm giàu cảm xúc thẩm
mĩ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cơ bản về vẽ
9
Tiểu luận nghiên cứu
tranh . Từ đó HS có khả năng cảm thụ được vẽ đẹp của thiên nhiên , của cuộc
sống xung quanh và các tác phẩm mĩ thuật thông qua ngôn ngữ của hội hoạ là bố
cục, đường nét , màu sắc , hình khối , đậm nhạt , ánh sáng . Qua đó học sinh có
được khả năng thể hiện nhận thức của mình về thế giới xung quanh . Vẽ tranh
còn giúp cho học sinh phát triển trí nhớ , hình thành kĩ năng quan sát , biết lựa
chọn những hình tượng tiêu biểu điển hình để thể hiện được nội dung đề tài .
Trong chương trình mĩ thuật ở THCS , vẽ tranh có vị trí vô cùng quan
trọng HS phải vận dụng kiến thức của các phân môn khác cho phân môn vẽ tranh
như : lựa chọn nội dung , hình tượng nhân vật , sắp xếp nhân vật , sắp xếp bố
cục , vẽ hình , vẽ màu , thể hiện không gian , thời gian , ánh sáng …Vẽ tranh HS
được tự do sáng tạo theo tâm tư , tình cảm của mình trên cơ sở những biểu tượng
về thế giới xung quanh đã được ghi nhận và hình thành trong trong thực tế cảm
nhận của cá nhân . ngay từ bậc học mầm non HS đã dược tiếp xúc và làm quen
với ngôn ngữ của hội hoạ , ở tiểu học các em cũng đã biết thể hiện tâm tư , tình
cảm của mình thông qua các bức tranh vẽ . Riêng ở bậc THCS những bài đầu của
lớp 6 HS dần phát triển những kĩ năng đã có ở tiểu học , sang lớp 7 những kĩ
năng này dần được củng cố và phát triển hơn.
Nhưng trên thực tế giảng dạy và qua thăm dò cho thấy thực trạng việc
học mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh của các em HS ở lớp 7 còn rất

nhiều điều bất cập như :
+Về bố cục : mảng chính phụ chưa rỏ ràng , đa số các em khi thực hành
là vẽ ngay , hình vẽ sắp sếp tuỳ ý , hình tượng chính các em thường vẽ ngay và
vẽ bất kì trên tờ giấy .
+Hình ảnh : các em hay vẽ theo lối tượng trưng , ước lệ , tẩy xoá
nhiều , sợ vẽ người , sợ vẽ xấu , sợ vẽ sai….
+Màu sắc : ít màu , sử dụng màu theo cảm tính , chừa trắng , vẽ nhạt…
+ Tâm lí học tập đối phó với việc thi cử của HS .
+Việc đánh giá kết quả học tập chưa thực sự khuyến khích HS phát huy
tính tích cực , chủ dộng , sáng tạo.
+Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.
Qua điều tra thực tế cho thấy :
Lớp 7A1(32 hs)
Giỏi 1 3,1%
Khá 9 28,1%
Trung Bình 17 53,1%
Yếu 5 15,6%
10
Tiểu luận nghiên cứu
2.2/ Thực trạng của giáo viên khi dạy các bài vẽ tranh lớp 7.
+Chủ quan:
-Thói quen với các phương pháp dạy học thụ động .
- Phương pháp thuyết trình vẫn là pp được GV sử dụng quá nhiều .
- Gán nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú
trọng .
-Đồ dùng dạy học chưa đa dạng , phong phú .
-Quan điểm về môn chính , môn phụ .
+Khách quan :
-Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn hạn chế .
- Chính sách cơ chế quản lí giáo dục không khuyến khích giáo viên.

Chương 3:
Đặc điểm tâm sinh lý khi học phân môn vẽ tranh của học sinh lớp 7.
+Học sinh vẽ theo cảm xúc , môi trường thẩm mĩ ,
+ Các em vẽ theo cái mà các em nghĩ chứ không theo cái các em nhìn thấy .
+Cấ em vẽ theo cái mà mình thích mà không tuân thủ theo các nguyên tắc
giải phẫu thẩm mĩ ,bố cục , luật xa gần , màu sắc , ánh sáng …
+Khi vẽ màu các em thích vẽ màu nguyên chất , rực rỡ , không pha trộn , và
vẽ theo ý thích chứ không tuân thủ theo màu trong thực tế .
Đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở đây là thời kì năng khiếu học sinh
phát triển , các em có thể vẽ gần đúng và giống hơn theo khả năng , các em có ý
thức hơn về bố cục. thể hiện ý tưởng dần tốt hơn , các em sử dụng nhiều màu hơn
,hình ảnh khái quát hóa, điển hình hóa hơn , các em thể hiện lại thế giới xung
quanh bằng sự cảm nhận của cá nhân .
Chương 4:
Nguyên tắc dạy – học các bài vẽ tranh.
Nguyên tắc dạy và học là hệ thống những luận điểm của lí luận dạy và
học , có vai trò chỉ dẫn việc xác định các mục tiêu , nội dung , phương pháp ,
phương tiện và hình thức tổ chức dạy học . Chĩ dẫn quá trình dạy học của GV và
HS nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả trong dạy và học.
11
Lớp 7A2 (31hs)
Giỏi 2 6,4%
Khá 10 32,2%
Trung Bình 14 45,1%
Yếu 5 16,2%
Tiểu luận nghiên cứu
Khi áp dụng các nguyên tắc dạy cho từng phân môn nói chung và cho
phân môn vẽ tranh nói riêng, nó tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của giáo viên
để thông qua đó học sinh có thể nắm và vận dụng một cách tốt nhất.
4.1/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo

dục trong dạy học:
4.1.1./ Tính khoa học: Phải đảm bảo tính chính xác, tính chính xác
ở đây được thể hiện cụ thể như sau:
• Nội dung: chương trình học phù hợp và có sự nâng cao ở
từng câp học
• Sự lựa chọn phương pháp dạy học phải đúng với mục tiêu
bài dạy, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ học
sinh…
• Kỷ thuật dạy học của giáo viên phải thu hút được học sinh
về lời nói, tác phong, cách đặc câu hỏi, cách dẫn dắt học
sinh…
• Cách soạn giáo án phải cụ thể, rỏ ràng, đầy đũ nội dung,
đảm bảo thời gian cho tiết học…
4.1.2/ Tính giáo dục:
• Tất cả các nội dung của bài học, giáo viên có thể giáo dục
cho học sinh.
• Qua tiết dạy giáo viên giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
4.2/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa dạy lý thuyết và dạy thực
hành, học đi đôi với hành:
Khi dạy lý thuyết xong giáo viên phải để cho học có một khoảng
thời gian thực hành để các em có cơ hội phát huy những kĩ năng , kĩ xảo, việc
thực hành sẽ giúp các em củng cố thêm kiến thức đồng thời khắc sâu hơn những
điều đã được học.
4.3/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo
viên và vai trò chủ động của học sinh:
Giáo viên là người điều khiển mọi tình huống và tất cả các hoạt
động của học sinh.( yêu cầu học sinh chia nhóm, đưa ra câu hỏi để học sinh thảo
luận, yêu cầu học sinh trinh bày, yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá…)
Học sinh tích cực hoat động , phải hoạt động nhiều trên lớp, được
làm việc, được đánh giá và giải quyết tất cả các hoạt động mà giáo viên đưa ra.

( cùng nhau thảo luận, được trình bày trước đám đông, tự do nhận xét, đánh giá
bài vẽ của bạn…)
4.4/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan và tính khái
quát trong dạy học:
-Dạy bằng lời
12
Tiểu luận nghiên cứu
-Dạy bằng hình ảnh
-Dạy bằng hành động
Khi áp dụng nguyên tắc này bắt buộc giáo viên phải sử dụng đồ dùng trực quan,
4.5/ Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa học tập tập thể và học tập
cá nhân:
Đối với học tập tập thể thì giáo viên hướng dẫn lý thuyết chung cho cả lớp,
tiếp thu kiến thức chung.
Đối với học tập cá nhân thì giáo viên dạy riêng cho từng cá nhân khi học
sinh thực hành, gợi mở nâng cao trình độ cho học sinh khá giỏi. Tùy từng đối
tượng khác nhau mà giáo viên có cách gợi ý khác nhau.
4.6/ Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa
tuổi, đặc điểm cá biệt.
Kiến thức phải phù hợp với lứ tuổi, trình độ học sinh của lớp.
Mổi lứa tuổi có cách vẽ khác nhau và phải lựa chọn nội dung cho
phù hợp với các em.
Không áp đặt, không bắt buộc đối với học sinh.
4.7/ Nguyên tắc phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo học tập của học
sinh:
Giáo viên là người tổ chức các hoạt động cho học sinh.
Học sinh là người tự tiếp nhận, nhận thức và chủ động kiến thức.
Mổi nguyên tắc nó sẻ nhấn mạnh một khía cạnh, một tiết dạy, giáo viên
phải biết vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc thật khéo léo để tiết dạy đạt
hiệu quả tốt hơn.

Chương 5
Các hình thức dạy học:
5.1/ Sử dụng phương tiện dạy học thích hợp.
Phương tiện dạy học là cái cốt lỗi mà giáo viên dùng để giảng dạy khi lên
lớp. Đó chính là đồ dùng dạy học.
Đồ dùng dạy học mà tôi sử dung khi dạy các bài vẽ theo mẫu là:
• Phương tiện truyền thông:
o Vật thật để làm mẫu.
o Hình vẽ để minh họa cho các bước.
o Tranh ảnh có liên quan.
• Phương tiện tài liệu in ấn:
o Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo, sách giáo viên,
sách giáo khoa.
Tùy từng điều kiện cơ sở vật chất, thói quen, trường lớp để áp dụng
phương tiện dạy học cho phù hợp.
13
Tiểu luận nghiên cứu
Giáo viên có thể tự làm hoặc sưu tầm.
5.2/ Vận dụng các phương pháp dạy phù hợp với phân mơn vẽ tranh.
Phương pháp dạy học là cách thức , con đường chuyển tải nội
dung kiến thức của GVđể HS có thể nắm vững , chiếm lĩnh , phát hiện và hình
thành những kĩ năng để đạt được mục tiêu bài học . Muốn đạt được mục tiêu
trong việc dạy và học mơn MT , cần phải có những phương pháp daỵ học phù
hợp với đặc điểm mơn học . Các phương pháp đặc thù để hình thành và phát triển
kĩ năng chính cho HS trong phân mơn vẽ tranh là:
-Phương pháp trực quan .
-Phương pháp quan sát .
-Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
-Phương pháp vấn đáp .
-Phương pháp luyện tập thực hành .

-Phương pháp đánh giá.
Chương 6
Một số phương pháp đặc trưng của bộ mơn mĩ thuật nói chung và
phân mơn vẽ tranh nói riêng.
Khi nói đến phương pháp dạy học thì không có phương pháp nào gọi là
toàn năng, phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, mỗi phương pháp và
hình thức dạy học đều có ưu điểm, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Do
vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức trong toàn bộ quá
trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực độc lập và
nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và
dạy học cá thể cần kết hợp chặt chẽ với nhau, mỗi hình thức có một chức
năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp là sự lạm dụng phương
pháp thuyết trình cần được khắc phục thông qua làm việc nhóm.
6.1/ Nhóm phương pháp thơng tin tiếp nhận:
6.1.1/ Phương pháp thuyết trình:
Đây là nhóm phương pháp dùng lời nói để truyền đạt kiến
thức cho học sinh. Cách thuyết trình phải chặt chẽ, logic, lời nói của giáo viên
phải chính xác.
o Ưu điểm:
+ Trình bày thơng tin cho học sinh trong một khoảng
thời gian ngắn, giáo viên chủ động.
o Nhược điểm:
+ Đơn điệu buồn tẻ và dễ gây mất trật tự.
+ Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động.it hưng thú ,
14
Tiểu luận nghiên cứu
+ Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động , không trính
bày được ý kiến cá nhân , không được thực hành các kĩ
năng , kĩ xảo .
.

6.1.2/ Phương pháp vấn đáp:
Đây là phương pháp mà giáo viên nêu câu hỏi và học sinh trả lời nhằm để rút ra
kinh nghiệm.
o Ưu điểm:
+ Phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh.
+ Khuyến khích học sinh suy nghĩ và phát triển tư duy,
rèn luyện cách giao tiếp
+ Lớp học tạo được không khí sôi nổi.
o Nhược điểm:
+ Đưa ra quá nhiều câu hỏi, kiến thức bị chia nhỏ làm
học sinh không ghi kịp bài và mất thời gian cho bài
giảng của giáo viên.
+ Một bộ phận học sinh không tham gia phát biểu.nhất
là đối với các em nhút nhát .m
+Mất nhiều thời gian .
o Cách sử dụng phương pháp:
+ Câu hỏi phải chứa đựng thông tin cần hỏi.
+ Câu hỏi phải liên quan đến nội dung bài học.
+ Diển đạt phải ngắn gọn, dể hiểu, phù hợp với trình độ
của học sinh.
+ Câu hỏi phải khuyến khích học sinh trả lời.
+ Phải huy động kiến thức và kinh nghiệm, kích thích
học sinh tư duy và sáng tạo.
+ Hạn chế câu hỏi yêu cầu học sinh thuộc lòng.
6.1.3/ Phương pháp thảo luận:
Là phương pháp mà giáo viên đặt ra những vấn đề, những tình huống và tổ chức
cho học sinh trao đổi, tìm tòi, giải đáp.
o Ưu điểm: Tạo được không khí học tập trong lớp, tìm tòi
nắm vững bài học, hình thành kỷ năng hợp tác trong tư
duy hành động để cùng nhau giải quyết vấn đề.

o Hình thức tổ chức:
+ Thảo luận chung cả lớp. Giáo viên nêu vấn đề, khích
lệ học sinh trao đổi, tranh luận, giáo viên làm cố vấn cho từng bên, giáo viên là
người đưa ra kết luận cuối cùng.
15
Tiểu luận nghiên cứu
+ Chia nhóm thảo luận: Giáo viên đưa ra nội dung thảo
luận và chia cho từng nhóm một, học sinh ghi chép vào giấy để trình bày( trong
một khoảng thời gian nhất định) từng nhóm một trình bày nhóm khác nhận xét và
bổ sung thêm ý kiến, giáo viên tổng kết lại những vấn đề học sinh đã thảo luận.
6.1.4/ Phương pháp sử dụng sách giáo khoa:
o Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu để
nắm vững nội dung bài học.
o Giới thiệu sách cần đọc và phù hợp với nội dung cần
nghiên cứu; hướng dẫn đọc sách, ghi chép, tra cứu trên
mạng…
o Giao nhiệm vụ và yêu cầu học sinh thực hiện.
6.1.5/ Phương pháp nêu vấn đề:
o Giáo viên tạo ra các tình huống mâu thuẫn đưa học
sinh tìm tòi khám phá từ đó giúp học sinh giải quyết và
nắm được kiến thức.
o Giáo viên tìm ra các tình huống mâu thuẩn thực tế ( phù
hợp với trình độ học sinh.)
6.2/ Nhóm phương pháp trực quan:
6.2.1/ Phương pháp quan sát: ( đây là phương pháp không thể thiếu
trong phân môn vẽ tranh) .Giúp cho HS biết quan sát mọi sự vật hiện tượng ở
xung quanh , quan sát tranh minh họa của GV để tìm ý tưởng và học tập rút kinh
nghiệm cho bài vẽ của mình được tốt hơn . Quan sát còn giúp cho
học sinh trực tiếp nhìn thấy các đối tượng đang diển ra trong môi trường thực tế.
Nguyên tắc của phương pháp quan sát là:

- Quan sát từ bao quát đến chi tiết, so sánh , phân tích , tổng hợp ,
khái quát để nắm được nội dung, hình thức thể hiện ( bố cục , hình mảng đậm
nhạt , màu sắc , không gian , ánh sáng và cảm thụ được vẽ đẹp của tranh từ đó áp
dụng cho bài vẽ của mình )
- Không nên nặng về kỷ thuật, về tính chính xác mà chỉ cần quan
tâm đến tính thẩm mĩ của đối tượng (bố cục , tỉ lệ , sáng tối…)
- không nên cho học sinh quan sát chung chung mà cần nêu lên được
đặc điểm của bài vẽ tranh (lựa chọn nội dung phù hợp với đề tài)
*Vd: Quan sát về bố cục , vẽ hình , vẽ màu …(vẽ gì ? vẽ như thế
nào ? mảng chính đặt ở đâu? Mảng phụ đặt như thế nào ? )
6.2.2/ Phương pháp minh họa:
Sử dụng phương pháp trực quan để dẫn chứng , để minh họa, thí dụ :
làm rỏ nội dung giúp học sinh hiểu rỏ lý thuyết một cách trừu tượng.
Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý :
- Đúng lúc, đúng nơi và đúng chổ.
16
Tiểu luận nghiên cứu
- Treo đồ dùng giáo viên phải biết phân tích, nhận xét, đánh giá,
phải chỉ ra được trọng tâm yêu cầu của bài học.
- Kết hợp phương pháp quan sát và phương pháp vấn đáp.
- Nên đa dạng hóa các loại đồ dùng.
Khi áp dụng GV cần lưu ý :Sử dụng khi nào? Thời gian bao nhiêu?
Nội dung gì ? Nhất là không nên lạm dụng làm mất nhiều thời gian mà không
hiệu quả .Đặc biệt là khong treo tranh minh họa trong lúc Hs thưc hành tránh tình
trạng HS sao chép .
6.2.3/ Phương pháp thực hành ôn luyện:
- Phương pháp ra bài tập cho học sinh (HS vẽ tiếp ở nhà nếu ở lớp
chưa xong )
- Phương pháp luyện tập.
6.2.4/ Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:

- Phương pháp kiểm tra:
o Kiểm tra vấn đáp.
o Kiểm tra viết.
- Phương pháp đánh giá:
o Động viên khích lệ học sinh là chủ yếu . Khi dánh giá cần dựa
vào các tiêu chí sau:
:
• Mục tiêu bài.
• Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh (HS nghĩ gì ? vẽ
gì ? vẽ như thế nào? …).
• Không nên áp đặt học sinh , đánh giá bài vẽ của các em
theo tiêu chuẩn của người lớn .
• Công bằng khách quan.
o Có 2 cách đánh giá: ngay trong giờ học hoặc nhận xét ở tiết
sau. Khi đánh giá cần nhận xét về :
• Bố cục.
• Hình.
• Đậm nhạt.
• Giáo viên nhận xét và đánh giá bài vẽ ở tiết học sau.
Chương 7
Phát triển kỷ năng vẽ tranh cho học sinh
Vẽ tranh nhằm phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm
mỹ cho học sinh trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kỷ năng cơ bản về vẽ
tranh. Từ những kiến thức, kỷ năng cơ bản đó, người học mỹ thuật nói chung học
sinh trung học cơ sở nói riêng có khả năng crm thụ vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc
sống xung quanh và tác phẩm mỹ thuật thông qua ngôn ngữ của hội hoa là bố
17
Tiểu luận nghiên cứu
cục, đường nét, hình khối, đậm nhạt, ánh sáng và màu sắc. Học sinh có khả năng
thể hiện nhận thức và cảm xúc cuả mình về thế giới xung quanh. Vẽ tranh còn

phát triển trí nhớ, hình thành ở học sinh kỷ năng qan sát, lựa chọn hình tượng tiêu
biểu điển hình thể hiện nội dung đề tài.
Trong chương trình mỹ thuật ở trung học cơ sở, vẽ tranh có vị trí quan trọng.
Học sinh vận dụng tổng hòa các kiến thức và kỷ năng của nghệ thuật tạo hình
như lựa chọn nội dung, hình tượng nân vật, sắp xếp bố cục,vẽ hình, vẽ màu thể
hiện không gian, thời gian, ánh sáng…Như vậy, vẽ tranh có mối quan hệ chặt chẽ
với các phân môn khác, vận dụng kiến thức về xa gần, vẽ theo mẫu, trang trí…
Tuy nhiên có điểm giống và khác nhau cơ bản:
+ Giống nhau: Điều sử dụng ngôn ngữ của hội họa là đường nét, hình
mảng, đậm nhạt, màu sắc, bố cục.
+ Khác nhau:
-Vẽ theo mẫu, người vẽ phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm của
mẫu để diển tả bằng đường nét, hình khối sao cho đúng, giống mẫu về tỉ lệ hình
dáng và màu sắc.
- Vẽ trang trí, thường thể hiện bằng mảng bẹt, sử dụng cách bố cục
theo các nguyên tắc của trang trí như đăng đối, xen kẽ, nhắc lại…Đường nét sử
dụng trong trang trí thường trau chuốt, gọn gàng, chỉnh chu. Màu sắc thường là
những mảng màu bẹt đặt cạnh nhau, có thể tươi vui, rực rở hay trầm sâu, tùy
thuộc vào mục đích và sở thích của người sử dụng.
- Vẽ tranh, người vẽ được tự do sáng tao theo tâm tư, tình cảm
của mình trên cơ sở những biểu tượng về thế giới xung quanh đã được ghi nhận
và hình thành trong quá trình quan sát thực tế. Vẽ tranh cũng phụ thuộc vào một
só nguyên tắc bố cục như: bố cục hình tam giác hay cò gọi là bố cục hình tháp,
bố cục hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Mỗi dạng bố cục có ý nghĩa khác
nhau.
- Bố cục hình tháp tạo cảm giác vững chắc, khỏe
khoắn.
- Bố cục hình tròn tạo cảm giác tuần hoàn, chuyển
động, mềm mại.
- Bố cục hình vuông, chữ nhật tạo cảm giác vững

vàng, chặt chẽ.
Đường nét trong tranh bố cục thường thoáng đạt, thể hiện cảm xúc của người vẽ,
có khi thô ráp thể hiện sự chắc khỏe, có khi thanh mảnh thể hiện sự mềm mại,
nhưng cũng có khi chỉ là sự chấm phá thể hiện sự chuyển động, hay những xúc
cảm mạnh mẻ của tác giả…Màu sắc trong tranh bố cục cũng được thể hiện tùy
thuộc nội dung và tình cảm, cảm xúc của người vẽ trước hiện tượng sự việc của
thực tại khách quan thể hiện được không gian, thời gian và ánh sáng . Hình trong
tranh bố cục cũng không gò theo khuôn mẫu nào, người vẽ hoàn toàn chủ động
18
Tiểu luận nghiên cứu
theo ý tưởng sáng tạo của riêng mình, có khi mang tính chất tả thực nhưng cũng
có khi diển tả một trạng thái tình cảm hay một khía cạnh của cuộc sống…
Đối với phân môn vẽ tranh học sinh dần được hình thành và phát triển các
kĩ năng như:
-Kĩ năng quan sát : biết quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh ,
biết so sánh, phân tích , tổng hợp, …. Từ đó HS có thể khái quát đẻ nắm được nội
dung và hình thức thể hiện . Thông qua việc quan sát và nhận xét bài vẽ của bạn
góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho HS , qua đó HS thích sáng tạo và biết
trân trọng cái đẹp .
-Kĩ năng xác định bố cục :HS biết cách sắp xếp các hình tượng để thể
hiện nội dung chủ dề . Trong mỗi bức tranh cần có mảng chính , mảng phụ .
Mảng chính thường đặt ở vị trí trọng tâm của bức tranh , và lớn hơn mảng phụ để
tạo được sự cân đối và thuận mắt .
Hình minh họa :
19
Tiểu luận nghiên cứu
-Kĩ năng phát hình :kĩ năng này rất cần thiết , trên cơ sở các hình
tượng đã được lựa chọn HS phải biết vận dụng trí nhớ hoặc những hình ảnh đã
ghi nhận được để vẽ lại cho đúng đặc điểm, động tác mà các em định thể hiện .
để hình thành kĩ năng này các em phải kết hợp kiến thức ở các phân môn khác

như:vẽ theo mẫu , vẽ trang trí …
Hình minh họa :
-Kĩ năng xác định độ đậm nhạt của màu sắc :trên cơ sở phác hình HS
cần xác định các mảng đậm nhạt trên toàn bộ bức tranh sao cho thể hiện được
trọng tâm của bố cục , nhằm thu hút mắt người xem . Các mảng đậm nhạt thường
được sắp xếp xen kẻ , tạo được không gian , cân bằng và thuận mắt .
Hình minh họa :
20
Tiểu luận nghiên cứu
-Kĩ năng vẽ màu :các màu tươi đẹp thường được đặt ở mảng chính , các
mảng phụ nhạt và ít màu hơn . Các màu nóng , lạnh cần phải có sự chuyển hóa
nhịp nhàng tạo sự cân bằng cho bố cục , kĩ năng vẽ màu còn phụ thuộc vào kĩ
năng sử dụng chất liệu .
Hình minh họa :
Để phát triển được các kĩ năng trên cho HS cần phải xác định mục tiêu
cụ thể của từng bài vẽ tranh để có thể xác định :bài học này cần hình thành ở HS
những kĩ năng gì ?Hình thành ở mức độ nào ?Ví dụ : Bài vẽ tranh phong cảnh
(Bài 4-SGK –trang 87 )kĩ năng cần đạt ở HS là kĩ năng chọn bố cục , kĩ năng
chọn hình tượng , kĩ năng vẽ màu…Trên cơ sở luyện tập các kĩ năng sẽ dần hình
thành và phát triển . Qua kết quả học tập của HS người GV sẽ đánh giá được mức
độ phát triển các kĩ năng của HS từ đó sẽ có phương pháp diều chỉnh cho phù
hợp với từng cá nhân HS.

Chương 8:
Phương pháp thiết kế bài dạy chung cho môn mĩ thuật.
8.1/ Giáo án:
* Giáo án là một nguyên tắc bắt buộc phải có đối với người giáo
viên.
* Khi soạn thì giáo viên mới thấy được những gì cần phải làm, tìm
ra phương pháp phù hợp, đồ dùng thích hợp với từng nội dung tránh những điều

chủ quan.
21
Tiểu luận nghiên cứu
* Có ý nghĩa sư phạm: còn là cơ sở để giáo viên chủ động tổ chức
các hoạt động dạy học trên lớp giúp giáo viên thực hiện nội dung dạy học nhằm
đạt được mục tiêu bài học, giáo viên ý thức được về cơ bản những nội dung kiến
thức, kỷ năng cần giải quyết trong bài dạy và trình tự thời gian giải quyết từng
đơn vị kiến thức với những phương pháp dạy học tương ứng, dự kiến được các
tình huống sư phạm xãy ra và hướng giải quyết tình huống đó.
8.2/ Các công việc chuẩn bị của giáo viên:
* Nghiên cứu và phân tích nội dung sách giáo khoa.
* Tham khảo sách giáo viên và các tài liệu khác có liên quan.
* Tìm hiểu đối tượng học sinh của lớp mình dạy.
* Chuẩn bị cơ sở vật chất và phương tiện dạy học.
* Tìm hiểu mối quan hệ giữa các thành tố dạy học.
8.3/ Một số vấn đề cần chú ý khi thiết kế bài dạy:
* Nắm vững mục tiêu của môn học.
* Nắm vững cấu trúc chương trình củng như kế hoạch để xây dựng
những yêu cầu cần thiết của bài dạy.
* Nghiên cứu nội dung bài dạy ở sách giáo khoa để xác định đúng
mục tiêu bài dạy thể hiện cụ thể những điều học sinh càn biết.
* Cụ thể hóa trong thiết kế bài dạy, chi tiết các nội dung, hoạt động
sư phạm phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế về cơ sở vật chất
phù hợp cho việc giảng dạy ở trường mình.
* Giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học và kiểm tra hiệu quả của
nó.
* Trình bày các hoạt động phải thể hiện được hình thức dạy học,
phải trình bày rỏ các phần nội dung kiến thức ( kèm theo lời nói) của giáo viên,
học sinh và chủ động dự kiến tình huống sư phạm có thể xãy ra trong tiết học và
cách giải quyết tình huống đó.

Tóm lại khi thiết kế bài dạy Gv cần nghiên cứu kĩ SGK , SGV và
dựa vào tình hình thực tiễn ở địa phương để có thiết kế bài dạy cho của mình ,có
nghĩa là phải biết đầu tư , suy nghĩ “chế biến” thành món ăn hợp khẩu vị đối với
HS.
8.4/ Cấu trúc thiết kế bài dạy:
a/ Mục tiêu:
o Kiến thức.
o Kỷ năng.
o Thái độ.
b/ Chuẩn bị:
o Tài liệu tham khảo.
o Đồ dùng dạy học.
22
Tiểu luận nghiên cứu
o Phương pháp.
c/ Tiến trình dạy học:
Bao gồm các hoạt động :
. Hoạt động 1:. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.
. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài .
. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
d/ Củng cố dặn dò
Chương 9:
Giải pháp khắc phục nhược điểm học sinh
* Dưới đây là một số giải pháp đã giúp tôi thành công trong việc
áp dụng phương pháp mới vào thực tiển giảng dạy của trường và lớp tôi.
* Đối với chương trình Mó Thuật ở lớp 7 không có gì mới mẻ so với các
em, vì ngay từ ở lớp 6 các em đã học và làm quen rất nhiều về cách vẽ như:
Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh… Trên cơ sở đó nhằm nâng cao dần sự
nhận thức và kó năng thể hiện để từ đó mà các em có thể phát huy được những

năng khiếu và sự thích thú, yêu mến môn học hơn để hình thành con người
toàn diện sau này của các em.
* Khi áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học chúng ta cần nên cân
nhắc, lựa chọn và sử dụng hợp lý cho trong từng lớp, từng bài, từng nhóm và
từng đối tương của học sinh… thì mới phát huy được vai trò của phương pháp
đối với việc giảng dạy.
* Muốn có một tiết dạy đạt hiệu quả cao, học sinh tiếp thu bài tốt và
chất lương của việc day- học được nâng cao theo đúng với yêu cầu của việc
đổi mới phương pháp chúng ta cần chuẩn bò một số vấn đề sau đây:
9.1/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học
+ Đồ dùng dạy học với môn mó thuật là kiến thức được “phơi bày” một
cách rõ ràng nhất, giúp học sinh tiếp nhận nhanh nội dung bài học ngay cả
những khái niệm và các thuật ngữ trù tượng.
+ Muốn học sinh hiểu về tài và vẽ được tranh theo ý thích thì giáo viên cần
cho học sinh xem một số tranh mẫu, qua đó giúp các em biết cách chọn chủ đề,
cách xây dựng hình tượng, cách vẽ màu. Tranh cho học sinh xem cần đa dạng về
hình, về đề tài, về cách vẽ
+ Không thể thiếu đồ dùng trong giờ dạy mó thuật vì:
o Mó thuật là môn học trực quan, học sinh phải được nhìn để
hiểu và cảm nhận đối tượng cần miêu tả về bố cục, hình
23
Tiểu luận nghiên cứu
dáng, tỉ lệ, đậm nhạt, màu sắc,…… rồi vẽ theo cách hiểu và
khả năng cảm thụ.
o Kiến thức môn mó thuật được thể hiện rõ ràng , cụ thể
nhất ở đồ dùng dạy học, ngay cả các khái niệm , thuật ngữ
trừu tượng mà ngôn ngữ văn học khó diễn tả.
+ Khi đặt câu hỏi gợi ý học sinh quan sát, nhận xét đồ dùng dạy học để
tìm ra kiến thưc và yêu cầu bài học trước, sau đó giáo viên dựa vào ý kiến để
bổ sung , điều chỉnh hướng tới nội dung bài học. Có thể trao các phiếu bài tập

bằng hình ảnh của từng nội dung và nêu lên yêu cầu cho các nhóm thảo luận.
+ Giới thiệu đồ dùng dạy học cần khoa học, rỏ ràng theo trình tự nội
dung của từng bài . Chuẩn bò đồ dùng dạy học tốt mới chỉ là bước đầu của bài
dạy. Kiến thức “tới” học sinh mới là quan trọng, điều đó phụ thuộc vào sự
hướng dẫn khai thác nội dung bài của giáo viên. Do đó giáo viên cần chú ý
đến cách trình bài đồ dùng dạy học: phải đẹp , dễ nhìn , khoa học….đồng thời
lời nói hấp dẫn của giáo viên cũng là trực quan sinh động để lôi cuốn , tạo
hứng thú cho học sinh học tập.
+ Giáo viên cần có kế hoạch chuẩn bò trước , có thể sử dụng những gì
có ở xung quanh như : tranh , ảnh , băng hình , bài vẽ học sinh , tranh phong
cảnh , họa báo , bìa lịch để làm đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài
học.
+ Dạy học bằng đồ dùng dạy học vừa làm phong phú kiến thức, vừa làm
sinh động nội dung , tạo không khí học tập cho học sinh.
+ Giáo viên cần nghiên cứu sách giáo khoa , sách giáo viên để lựa chọn
và làm thêm đồ dùng dạy học theo cách dạy của mình.
+ Gợi ý học sinh khai thác nội dung bài ở đồ dùng dạy học là phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của các em , đây là cách dạy học có hiệu quả
nhất.
9.2/ Khai thác nội dung đề tài:
Đề tàì vẽ tranh rất rộng , có khi cụ thể như : Vẽ trường học , vẽ chân
dung , vẽ con vật u thích…đơi khi rất trừu tượng , mơng lung như : vẽ ngơi nhà
ước mơ , vẽ về cuộc sống xung quanh em…
Trong mỗi đề tài lớn có rất nhiều nội dung nhỏ hay cò gọi là mảng
đề tài mà học sinh cần chú ý khai thác để cho bức tranh của mình phản ánh được
cái chung nhưng có cái riêng , cái cụ thể vừa sâu sắc vừa ý nhị đó là chủ đề hay
cái tứ. Từ cái tứ , cái ý đó mà phát triển thì sẽ nói lên được cái chung , cái tồn
thể , cái bao trùm rộng lớn của đề tài.
24
Tiểu luận nghiên cứu

Ví dụ:
Vẽ tranh phong cảnh , người ta có thể vẽ nhiều khía cạnh khác nhau:
+ Phong cảnh nôn thôn.
+ Phong cảnh bãi biển.
+ Phong cảnh núi rừng.
+ Phong cảnh thành phố.
Từ những đề tài trên , học sinh sẽ tìm ra đặc trưng của từng lọai và trên cơ
sở ấy có thể chỉ diển tả một phần , một góc nhỏ , một thời điểm nào đó mà mình
cảm thấy là tiêu biểu : Một dòng sông , một con kênh , một cây cầu , một cây đa ,
một góc phố… song song bên cạnh đó giáo viên giới thiệu một số tranh mẫu
cùng với các câu hỏi để học sinh quan sát , suy nghĩ và nhận ra khái niệm , so
sánh phân tích tìm ra đặc điểm đề tài để từ đó giúp các em thấy được mảng hình
chính , mảng hình phụ , những hình tượng tiêu biểu và dần dần cảm nhận đượcvẽ
đẹp của bức tranh và mong muốn vẽ được tranh đẹp.
Ví dụ:
Khi dạy bài “ Đề tài cuộc sống xung quanh em” giáo viên cần hướng
dẫn học sinh như sau:
- Các bức tranh trên vẽ về đề tài gì?
- Bố cục tranh ra sao?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Em thích nhất nội dung nào? Vì sao?
- Nội dung đề tài em định vẽ là gì?
Với những câu hỏi như thế phần nào giáo viên đã giúp học sinh chọn được
nội dung tốt nhất cho đề tài mình định vẽ.
9.3/ Chọn hình tượng:
Vẽ tranh không phải là vẽ tất cả những gì sẳn có, những gì nhìn
thấy mà cần biết vẽ những gì là trọng tâm để có một bức tranh đẹp, cho người
xem cảm nhận được nhiều đối tượng. Trong nghệ thuật , cái hay, cái đẹp không
phụ thuộc vào số lượng. Một bức tranh đẹp là một bưc tranh mà người vẽ biết
mình vẽ gì ? vẽ như thế nào ?vẽ ở chổ nào ?Đối với các em HS kiến thức mà các

em tích lũy về thế giới xung quanh còn hạn chế , việc lựa chọn và thể hiện hình
tượng chỉ ở mức khái quát hóa , các em vẽ những gì mà các em nghĩ , các em
nhìn thấy , các em tưởng tượng ra … Khi hướng dẫn các em lựa chọn hình tượng
GV cần vẽ ra một khung cảnh bằng lời trước mắt các em để các em xác định hình
tượng riêng cho bài vẽ của mình .
9.4/ Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh:
Khi hướng dẫn thì lời nói của giáo viên phải sinh động, hấp dẫn lôi
cuốn học sinh nhập cuộc. cách gợi tả khi hướng dẫn vẽ tranh đề tài là dựng lên
trước mắt học sinh một khung cảnh bằng lời rỏ ràng có hình ảnh, có màu sắc có
sự hoạt động…giúp các em nhớ lại những gì dã quan sát được và hình dung ra
25

×