Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

phương pháp giảng dạy các bài khái niệm trong chương trình hoá 11 ban cơ ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.45 KB, 7 trang )

iSáng kiến kinh nghiệm
SỞ GD - ĐT TỈNH QUẢNG NINH
TRUNG TÂM HN – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN UÔNG BÍ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC BÀI KHÁI NIỆM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC 11 BAN CƠ BẢN
Họ và tên : Cao Văn Sáng
Giáo viên : Hoá học
Trường : Trung tâm HN – GDTX Uông Bí
Năm học 2008 2009
GV : Cao Văn Sáng - TTGDTX Uông bí
1
iSáng kiến kinh nghiệm
ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC BÀI KHÁI NIỆM TRONG CHƯƠNG
TRÌNH HOÁ 11 BAN CƠ BAN
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ :
1, lí do chọn đề tài
a. các bài về khái niệmchiếm tỉ lệ khá lớn trong chương trình hoá 11
b. khi học nhưng bài hoặc những phần về khái niệm học sinh rất khó khăn
trong việc nắm bắt kiến thức vì những bài này thường rất tổng quát, trừu tượng đòi
hỏi học sinh phải có tư duy logic vì vậy việc tìm những phương pháp giảng dậy
phù hợp với đối tượng học sinh nhằm giúp các em dễ nắm bắt kiến thức những bài
về khái niệm là nhiệm vụ khá khó khăn , vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm giúp các
em dễ nắm bắt kiến thức , rèn luyện tư duy , biết vận dụng những kiến thức đã học
về chất cụ thể để xây dựng kiến thức mới về khái niệm , đống thời biết dùng kiến
thức đã học của những bài khái niệm soi sáng những kiến thức của những bài về
chất cụ thể . Đây là một trong những con đường rèn luyện tư duy đồng thời tạo
hứng thú học tập bộ môn cho học sinh
2, Mục đích , nhiệm vụ của đề tài :
a. Đối với giáo viên :


- Nghiên cứu kỹ các bài về khái niệm trong chương trình , đạc biệt là chương I
Sự điện ly , chương IV: Đại cương về hoá học hữu cơ
- Kết hợp nhiều phương pháp trong một bài giảng , đạc biệt chú ý khai thác tối
đa đồ dùng dậy học như: mô hình , thí nghiệm , bảng biểu để bài giảng bớt trừu
tượng học sinh dễ hiểu bài
b, Đối với học sinh :
Nắm vững kiến thức những bài về khái niệm từ đó có cái nhìn tổng quát về
hiện tượng hoá học , các loại phản ứng, các loại hợp chất trong chương trình Hoá
11 cơ bản
Biết vận dụng những kiến thức đã học của các bài về khái niệm đẻ nghiên cứu
các bài về chất cụ thể từ đó rút ra mối quan hệ hữu cơ giữa những bài về chất và
những bài về khái niệm trong chương trình
3. Đối tượng nghiên cứu :
-Tất cả các bài và các phần về khái niệm trong chương trình Hoá học 11 ban
cơ bản
-Tất cả các lớp khối 11 ban cơ bản
GV : Cao Văn Sáng - TTGDTX Uông bí
2
iSáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Cách thức giảng dạy các bài khái niệm sao cho đạt hiệu quả cao là một trong
những nhiệm vụ quan trọng nhất đòi hỏi rất nhiều năng lực chuyên môn, tâm
huyết nghề nghiệp và thời gian của giáo viên. Trong thời gian thực tiễn giảng dậy
chương trình lớp 11 ban cơ bản tôi đã thường xuyên trao đổi ý kiến, bàn bạc, rút
kinh nghiệm với các đồng nhiệp về cách thức giảng dạy các bài khái niệm như sau:
Trước tiên phải nghiên cứu kĩ nội dung SGK mới, đặc biệt là những khái
niệm, định nghĩa, quy tắc, nội dung mới đưa vào hoặc đã được rà soát xem xét và
chỉnh sửa lại cho chuẩn xác, khoa học, hợp lí cả về nội dung và phương pháp trình
bày. Đây là vấn đề không thể xem nhẹ, đòi hỏi khá nhiều thời gian và công thức

sức tìm tòi học hỏi của giáo viên mới có thể hiểu hết được.
Khi thiết kế bài soạn và thực tiễn giảng dạy trên lớp, phải luôn luôn phối kết
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực nhằm dẫn dắt học sinh đi từ
trực quan sinh động như: hiện tượng thí nghiệm hoá học, hiện tượng xảy ra trong
đời sống tự nhiên, băng hình v v từ kiến thức đã biết, từ các ví dụ cụ thể để
học sinh tự tổng hợp, khái quát hoá đi đến kết luận và hình thành khái niệm, nội
dung kiết thức mới. Một số phương pháp dạy học tích cực thường được kết hợp áp
dụng vào các bài giảng , cụ thể là:
1. Dạy học vấn đáp, đàm thoại :
- Vấn đáp, đàm thoại là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để
học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó học sinh lĩnh
hội nội dung bài học.
- Đây là phương pháp mà dù ít hay nhiều thì hầu như bài giảng nào chúng ta
cũng áp dụng.
Ví dụ 1: khi dạy về Hiện tượng điện li trong phần 1 giáo viên cho học sinh
quan sát các thí nghiệm khi cho dụng cụ đo điện lần lượt vào các cốc đựng NaCl
rắn, khan; NaOH rắn, khan; dung dịch NaCl; dung dịch NaOH; dung dịch HCl;
dung dịch saccarozơ . Sau đó giáo viên dùng hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học
sinh đi đến kết luận :
- Các chất rắn, khan đều khômg dẫn điện
- Các dung dịch axit, bazơ, muối đều dẫn điện
Ví dụ 2: Khi dạy công thức cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ , giáo viên dùng
bảng phụ đã chuẩn bị trước một số công thức cấu tạo dạng khai triển và dạng
GV : Cao Văn Sáng - TTGDTX Uông bí
3
iSáng kiến kinh nghiệm
thu gọn , cho học sinh quan sát , giáo viên dùng hệ thống câu hỏi gợi mở , học
sinh dẽ dàng rút ra kết luận :
- Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết ( liên kết đơn, liên
kết bội ) của các nguyên tử trong phân tử

- Có hai loại công thức cấu tạo là công thức cấu tạo khai triển và công thức
cấu tạo thu gọn
2. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề
thông qua các tình huống có vấn đề. Cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện
của học sinh, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh thảo luận, tranh luận đưa ra ý kiến
nhận định đánh giá cá nhân, giúp HS tự giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh
kiến thức, hình thành khái niệm mới.
Ví dụ 1: Khi dạy thuyết axit bazơ của A-rê-ni-ut, giáo viên làm thí nghiệm cho
quỳ tím vào các dung dịch HCl, dung dịch C H
3
COOH , để học sinh phát hiện ra
vấn đề là dung dịch HCl và dung dịnh CH
3
COOH đều làm cho quỳ tím trở thành
mầu đỏ chứng tỏ dung dịch HCl và dung dịch CH
3
COOH

đều phân li ra H
+
vậy
theo thuyết của Areniut thì axit là những chất khi tan trong nước phân li ra Ion H
+
.
Ví dụ 2: Để hình thành khái niệm pH, chúng tôi cho học sinh tính nồng độ H
+

một số dung dịch và biểu diễn nồng độ H
+

dưới dạng 10
-a
mol/lít, cho học sinh thảo
luận xem pH của dung dịch đó bằng bao nhiêu và từ đó học sinh sẽ tự phát hiện ra
quy ước tính số đo pH và hình thành khái niệm pH.
Ví dụ 3: Khi dạy thuyết cấu tạo hoá học, như luận điểm 1 chẳng hạn, chúng
tôi cho học học sinh đi từ ví dụ cụ thể (cấu tạo, tính chất) của đimetyl ete và ancol
etylic, hướng dẫn để học sinh so sánh về thành phần cấu tạo, thứ tự liên kết, công
thức phân tử, tính chất, qua đó học sinh tự rút ra kết luận và khái quát thành luận
điểm 1.
Có rất nhiều bài giảng áp dụng được phương pháp này
-Ví dụ 4: Khi dạy xong phần chất điện li mạnh , chất điện li yếu, giáo viên nêu
vấn đề: Các em hãy cho biết Ca(OH)
2
là chất điện li mạnh hay chất điện li yếu ?
Tại sao?
Sau khi học sinh thảo luận , tranh luận , giáo viên gọi đại diện các nhóm trình
bầy quan điểm rồi cho học sinh làm thí nghiệm :
Cho khoảng 10g Ca(OH)
2
vào cốc nước, khấy đều rồi để yên một lúc, cho
họcsinh nhận xét độ tan của Ca(OH)
2
. Học sinh dễ dàng nhận xét: Ca(OH)
2
ít
tan tromg nước. Sau đó cho học sinh thử tính dẫn điện của dung dịch
GV : Cao Văn Sáng - TTGDTX Uông bí
4
iSáng kiến kinh nghiệm

Ca(OH)
2
thấy bóng đèn bật sáng, điều này chứng tỏ rằng dung dịch Ca(OH)
2

là chất điện li mạnh mặc dù Ca(OH)
2
là chất ít tan tromg nước, còn
CH
3
COOH là chất tan nhiều trong nước nhưng lại là chất điện li yếu . Từ đó
HS rút ra kết luận : Chất điện li mạnh hay yếu không phụ thuộc độ tan của
chất đó , mà phụ thuộc độ điện li của các phân tử tan trong nước.
3 . Dạy học hợp tác nhóm nhỏ:
Phương pháp này giúp các học sinh trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh
nghiệm của bản thân, nhận rõ trình độ nhận thức của mình về vấn đề được nêu ra,
thấy mình cần học hỏi thêm những gì, từ đó cùng nhau xây dựng nhận thức mới .
Các hình thức có thể áp dụng phương pháp dạy hợp tác nhóm nhỏ như là dùng
các bảng phụ cho các nhóm điền các thông tin, quan điểm, nhận xét, đánh giá của
nhóm về các bài học, các khái niệm, hoặc trong phần củng cố các bài học hoặc
trong giờ thực hành, trong giờ luyện tập hoặc trong các giờ dạy có điều kiện tổ
chức cho học sinh tự làm thí nghiệm để rút ra khái niệm mới, kiến thức mới
Ví dụ 1: Khi dạy khái niệm axit bazơ của Areniut, để tiết kiệm thời gian, có
thể dùng phiếu học tập có ghi các câu hỏi dẫn dắt về khái niệm axit- bazơ ở lớp 8,
viết phương trình điện li của một số axit, bazơ, nhận xét các ion do axit và do bazơ
phân li ra và xây dựng khái niệm axit bazơ của Areniut trên cơ sở thuyết điện li.
GV cho học sinh hoạt động nhóm theo nội dung của phiếu học tập đó.
Ví dụ 2: Khi dạy bài phản ứng trao đổi ion, có thể chuẩn bị nhiều bộ thí
nghiệm, chia lớp thành nhiều nhóm và các học sinh trong mỗi nhóm sẽ hợp tác làm
thí nghiệm, ghi chép hiện tượng, giải thích hiện tượng, kết luận dưới sự dẫn dắt của

giáo viên.
Qua quá trình giảng dạy , việc kết hợp các phương pháp dạy học tích cực và
khai thác tối đa các giáo cụ trực quan như mô hình, bảng phụ, thí nghiệm là rất
quan trọng , nhất là đối với học viên GDTX có chất lượng học tập không cao , tư
duy hoá học thấp . Ví dụ khi dạy phần công thức cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ ,
sau khi giáo viên kết hợp dùng bảng phụ (trang 96 SGK ) với hệ thống câu hỏi gợi
mở giúp học sinh nắm được khái niệm công thức cấu tạo và các loại công thức cấu
tạo thì dùng mô hình cấu tạo phân tử dạng đặc biểu diễn cấu trúc phân tử hợp chất
CH
3
_
CH
2
_
CH
2
OH trong không gian , học sinh dễ dàng nhận ra mạch Cacbon trong
phân tử có dạng hình gấp khúc chứ không phải dạng thẳng . Đồng thời giáo viên
dùng phương pháp dạy học nêu vấn đề cho học sinh tìm hiểu SGK để giải quyết
các vấn đề sau :
- Hoá trị của các nguyên tố C , H , O trong phân tử hợp chất hữu cơ
GV : Cao Văn Sáng - TTGDTX Uông bí
5
iSáng kiến kinh nghiệm
- Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ
- Nguyên tắc viết công thức cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
Khi các vấn đề trên lần lượt được giải quyết , GV dùng các câu hỏi gợi mở
giúp học sinh hiểu Thuyết cấu tạo hoá học và viết đúng được công thức cấu tạo
hợp chất hữu cơ. GV áp dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ , cho các nhóm viết
các công thức cấu tạo các hợp chất: C

4
H
8
, C
5
H
10
, C
3
H
8
O, C
4
H
10
O. Sau khi các
nhóm lần lượt trình bày kết quả xong , GV dùng phương pháp đàm thoại vấn đáp
cho HS viết đúng , đủ các công thức cấu tạo , GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái
niệm đồng đẳng , đồng phân để HS hiểu được hiện tượng đồng đẳng , đồng phân
của hợp chất hữu cơ.
- Tóm lại tuỳ theo tùng bài giảng cụ thể GV kết hợp các phương pháp giảng
dạy tích cực với sử dụng đồ dùng dạy học nhằm các bài giảng về khái niệm dễ hiểu
hơn, HS có tầm nhìn tổng quát hơn
PHẦN III : KẾT LUẬN
1. Kết quả chung :
a. Học sinh chủ động tiếp thu bài giảng , hứng thú học tập bộ môn hơn , kiến thức
được tiếp thu một cách logic khoa học
b. Giúp học sinh rèn luyện tư duy trừu tượng từ nhữngví dụ cụ thể, phát huy tính
tích cực , chủ động nắm kiến thức của học sinh
c. Chất lượng học tập tăng lên

d. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng hơn , hiểu sâu hơn , vận dụng được kiến
thức đã học để tìm hiểu những bài về chất cụ thể
2. Những khó khăn , hạn chế khi làm đề tài:
a. Đối tượng học viên có chất lượng học tập thấp nên khả năng tự nghiên cứu , tự
học còn hạn chế
b. Những bài về khái niệm thường có tính khái quát cao , khó sử dụng được thí
nghiệm .
c. Đề tài này không phải là phương pháp độc đáo mà chỉ là kinh mghệm của bản
thân qua quá trình giảng dạy
d. Chương trình SGK 11 mới đổi mới được 2 năm nên quá trình làm đề tài chắc
chắn có nhiều sai sót
3. Định hướng phát triển và kiến nghị :
- Qua thực tiễn 2 năm giảng dạy áp dụng đề tài này bản thân thấy học sinh có
hướng thú học tập bộ môn hơn , tư duy hoá học có tiến bộ hơn, các bài giảng về
chất đỡ khô khan , học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ
GV : Cao Văn Sáng - TTGDTX Uông bí
6
iSáng kiến kinh nghiệm
- Cần tiếp tục nghiên cứu để tìm được phương pháp độc đáo , đặc trưng cho các bài
giảng về khái niệm , mang lại hiệu quả cao nhất
- Đề nghị trung tâm tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để việc dạy và
học đạt kết quả cao hơn
- Nội dung của đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót , rất cần sự nghiên cứu , giúp
đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp
4. Tài liệu tham khảo :
- Hướng dẫn dạy học hoá học 11 (Lê Xuân Trọng – Chủ biên )
- Sách giáo khoa , sách giáo viên hoá học 11 đang dạy và học trong chương trình
Uông Bí ngày 20 tháng 5 năm 2009
Người viết đề tài


Cao Văn Sáng


GV : Cao Văn Sáng - TTGDTX Uông bí
7

×