Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân với trẻ asperger

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.92 KB, 48 trang )

Thực hành công tác xã hội cá nhân
LỜI MỞ ĐẦU
Con người khi sinh ra ai cũng đều trải qua thời kỳ ấu thơ, đó là khoảng thời
gian mà mỗi chúng ta đều muốn trân trọng và gìn giữ. Ở nơi đó con người
luôn đầy ắp những ký ức hồn nhiên, trong sáng, là lúc chúng ta bắt đầu khám
phá, ước mơ và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhưng, điều bình dị đó
không phải bất cứ ai cũng có được. Trong cuộc sống mà chúng ta đang trải
qua, có biết bao người không còn biết đến tuổi thơ của mình, có người vì
muốn quên lãng mà để tự nó chìm sâu vào tiềm thức, nhưng còn có những
người không cảm nhận được - những em bé tự kỷ. Tự kỷ là một căn bệnh mà
người ta thường ví như sự tự trừng phạt của con người, khi mà chúng ta đang
từng ngày cố gắng thể hiện mình thì những người đó lại ngày càng muốn thu
hẹp bản thân, gói gọn trong một cái vỏ bọc cứng cỏi. Nếu không được tự mình
chứng kiến thì có lẽ ít ai thấu hiểu được nỗi khốn khổ của những bậc làm cha,
làm mẹ sinh con mắc chứng bệnh này. Tự kỷ có rất nhiều dạng và mức độ
biểu hiện khác nhau, trong đó asperger là một rối loạn phổ tự kỷ mà ai mắc
phải thường dễ bị nhầm lẫn với biệt hiệu “thần đồng”, bởi trong số những trẻ
bị asperger có những em có trí thông minh vượt trội và khả năng mà ít ai có
thể đạt được. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì
những em bé đó không chỉ không phát huy được tài năng mà còn mang theo
ảnh hưởng nặng nề trong suốt cả cuộc đời. Có lẽ cũng vì lý do đó trong đợt
thực hành CTXH cá nhân lần này, tôi đã chọn trường hợp em Bi - một đứa bé
mắc chứng asperger làm thân chủ cho hoạt động thực hành của mình. Qua đó
giúp mọi người có cái nhìn chân thực hơn về căn bệnh nhiều tiềm ẩn này.
Bài báo cáo có thể chưa trình bày và diễn đạt một cách hoàn thiện nhất nhưng
đó là kết quả của những nỗ lực mà bản thân em đã trải nghiệm, rất mong sự
đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô để em có thể có cái nhìn sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
1
Thực hành công tác xã hội cá nhân


I. Khái quát về rối loạn ASPERGER.
1. Khái niệm
Rối loạn asperger là một rối loạn phát triển lan tỏa (rối loạn phổ tự kỷ),
thuộc dạng nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất. Trẻ có những rối loạn phát
triển trong các lĩnh vực: xã hội, kỹ năng giao tiếp, cảm xúc và hành vi. Rối
loạn Asperger có thể xuất hiện lứa tuổi 2-3 tuổi và có thể sẽ tồn tại suốt cuộc
đời của trẻ.
Rối loạn Asperger được ghi nhận vào năm 1944 bởi một bác sĩ Nhi khoa
người Áo tên là Hans Asperger. Từ đó, có rất nhiều tác giả đã mô tả rối loạn
này, và người ta cũng đã ghi nhận, tỷ lệ mắc khá cao. Nó chiếm tỷ lệ khoảng
20-25/10 000 trẻ, thường gặp nhiều ở trẻ nam.
R Asperger được đặc trưng bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng các tương tác
xã hội, cùng với sự xuất hiện các mẫu hành vi không điển hình, đặc biệt là
không có sự chậm phát triển ngôn ngữ và nhận thức.
Tuy nhiên, ngôn ngữ của trẻ mắc rối loạn Asperger thường khác biệt với
ngôn ngữ của người khoẻ mạnh ở chỗ:
Rất thông thái một cách không bình thường, dài dòng.
Ví dụ như khi bất cứ ai cho 1 đứa trẻ 3 tuổi kẹo, trẻ trả lời “con không ăn
kẹo. Cảm ơn. Kẹo không phải là thứ mà con ưa thích”.
Ban đầu, rất nhiều cha mẹ có con mắc rối loạn Asperger nhầm tưởng con
mình thông minh đặc biệt. Các nhà khoa học hiện nay sau khi nghiên cứu tiểu
sử của Einstein và Newton cũng cho rằng Einstein và Newton có thể mắc rối
loạn Asperger.Người ta cũng quan sát thấy những người lớn mắc RL Asperger
thương thành công ở các lĩnh vực toán, lý hoặc máy tính
2. Một vài đặc điểm của chứng Asperger
- Gần như mọi trẻ bị Asperger đều biết nói và có khả năng học nói khi
sống với những trẻ bình thường khác. Tuy nhiên trong cách diễn tả và phát
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
2
Thực hành công tác xã hội cá nhân

âm, nhiều cung điệu lên xuống không thích ứng với hoàn cảnh, rối loạn trong
cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi, con” với đại từ nhân xưng
ngôi thứ 2, 3.
- Hội chứng tự kỷ đặc hiệu được phát hiện rất sớm, khi trẻ lên 2-3 tuổi
hoặc sớm hơn, thậm chí có thể phát hiện được một vài dấu hiệu báo động vào
những tuần lễ đầu tiên sau ngày sinh. Tuy nhiên trẻ Asperger lại chỉ có thể
phát hiện sau khi trẻ lên 2 tuổi. Trong rất nhiều trường hợp, kết quả chỉ được
xác định một cách dứt điểm và rõ ràng khi trẻ lên 7-8 tuổi.
- Trẻ Asperger có trí tuệ trung bình hoặc trên trung bình, một số trẻ đạt
mức IQ trên 120 (thông minh)
- Trẻ vẫn có ngôn ngữ và có khả năng trao đổi, tiếp xúc. Tuy nhiên lý
luận của các trẻ này rườm rà, vòng vo, khó hiểu. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để
trao đổi với người khác, bằng những hình ảnh đơn sơ, ngắn gọn. Trẻ không có
khả năng chủ động và thể hiện những quan hệ tác động qua lại đòi hỏi nhiều
lý luận sáng tạo
- Trẻ có xu thế sống cô độc
- Những người mắc hội chứng này có sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và
toán học
- Có trí nhớ phong phú lạ thường
- Khó khăn trong việc tạo các mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa.
- Thích chơi với những trẻ lớn tuổi hơn.
- Khó khăn trong việc hiểu các luật chơi khi chơi với bạn.
- Có thể chậm nói
- Trẻ có nhiều vốn từ nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.
- Trẻ thường hiểu một câu nói theo đúng một nghĩa đen.
- Thường học thuộc lòng nhiều hơn là tìm hiểu ý nghĩa.
- Có những câu nói nghe rất ngây thơ.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
3
Thực hành công tác xã hội cá nhân

- Đôi khi trẻ thích nói một mình
- Thường hay lặp lại một câu hỏi hay một lời nói nào đó…
- Khó khăn trong việc sử dụng cử chỉ để diễn đạt (nét mặt, điệu bộ, dáng
điệu…)
- Có những thói quen và trẻ luôn luôn tuân thủ
- Bắt buộc các thành viên trong gia đình phải theo một quy luật nào đó.
- Rất nhạy cảm khi bị người khác phê bình.
- Có những sở thích rất đặc biệt và thường tập trung say mê vào các sở
thích đó.
- Chỉ biết đến sở thích của chính mình, ít quan tâm đến những gì xảy ra
xung quanh.
- Khả năng chú ý rất cao lĩnh vực nào đó như: toán học, đọc sách, nghiên
cứu về xe hơi, máy vi tính, đồ điện tử…
- Có những cử chỉ rất vụng về và đôi khi trẻ tỏ ra rất bối rối khi có một sự
thay đổi nào đó.
- Giao tiếp bằng mắt kém: tránh nhìn vào mắt của người khác, thường trẻ
chỉ liếc nhìn sau đó nhìn về hướng khác, đôi lúc trẻ có cái nhìn chằm chằm.
- Rối loạn cảm nhận của giác quan: trẻ có thể thích thú khi nhìn thấy một
hình ảnh, nghe một âm thanh (hoặc rất sợ hãi và phản ứng rất dữ dội với
những hình ảnh hoặc âm thanh nào đó). Trẻ có thể thích thú đặc biệt đến một
món ăn nào đó hoặc từ chối không ăn.
- Thường xuất hiện ở trẻ nam, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở trẻ gái với
tỷ lệ mắc bệnh theo giới: cứ 4 trẻ Asperger có 3 trai, 1 gái. Khi đó, những trẻ
gái này có khả năng rất cao trong việc học tập và sao chép các kỹ năng xã hội.
Với sự chăm sóc dạy dỗ kiên trì và phù hợp sẽ giúp cho đứa trẻ cải thiện
dần dần tình trạng bệnh lý và có khả năng có một cuộc sống hữu ích. Tuy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
4
Thực hành công tác xã hội cá nhân
nhiên một số trường hợp phải dúng thuốc khi có rối loạn hành vi nhiều, tăng

động, tự gây thương tích hoặc động kinh.
3. Nguyên nhân
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây nên chứng
Asperger. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thấy rằng, có sự tác động giữa các
yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Có những giả thuyết cho rằng có thể có
sự thay đổi nào đó trong quá trình phát triển não bộ của trẻ. Không tìm thấy
bằng chứng có liên quan đến các phương pháp giáo dục nuôi dạy trẻ.
4. Chẩn đoán
Chứng Asperger thay đổi rất rộng, các cá thể khác nhau thì có những biểu
hiện khác nhau, nên việc chẩn đoán đôi khi gặp nhiều khó khăn. Trẻ Asperger
thường được chẩn đoán muộn do biểu hiện triệu chứng không rõ ràng ngay từ
nhỏ. Đôi khi khó phân biệt với trẻ phát triển bình thường có vài đặc điểm rối
loạn. Phụ huynh của trẻ rối loạn Asperger thường rất tự hào về khả năng đặc
biệt của con mình, ít chú ý đến những khiếm khuyết mà trẻ đang mắc phải.
Hội chứng này thường được chẩn đoán sau khi trẻ khá lớn và bắt đầu có
những khó khăn trong giao tiếp.
Chẩn đoán bệnh thường dựa vào các biểu hiện của trẻ ở nhà, nhà trường
và nơi khám bệnh. Trẻ phải được sự thăm khám, quan sát và làm các test chẩn
đoán của các nhà chuyên môn. Đặc biệt là phải có thời gian dài theo dõi để có
thể đưa ra một chẩn đoán chính xác. Chính vì vậy, khi chúng ta nhận thấy trẻ
có những biểu hiện bất thường không giống với những đứa trẻ cùng trang lứa
thì cha mẹ nên cho trẻ đến khám tâm lý sớm hơn để trẻ có thể được can thiệp
sớm hơn. Điểu này có thể giúp ít nhiều cho chính bản thân trẻ. Giúp trẻ phát
huy tốt những khả năng đặc biệt của mình và hạn chế tối đa những khiếm
khuyết.
5. Khả năng của trẻ Asperger.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
5
Thực hành công tác xã hội cá nhân
Những đứa trẻ Asperger có những sở thích rất tiêu biểu và độc đáo,

không giống với những trẻ tự kỷ điển hình là thích một đồ vật hay một bộ
phận của đồ vật (thích bánh xe quay, thích những vật có khả năng xoay tròn,
thích xem quảng cáo…). Những trẻ em rối loạn Asperger thường có những sở
thích rất đặc biệt về mặt tri thức. Ngay từ trước khi đi học, trẻ có những sở
thích rất đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó như: toán học, khoa học, vật lý,
khả năng đọc sách, khả năng học thuộc lòng bài thơ, một câu chuyện, nghiên
cứu về lịch sử, địa lý, phương tiện giao thông, các loại máy móc, đồ điện tử
hay khả năng về tin học, khả năng của trẻ rất vượt trội so với những trẻ cùng
lứa tuổi khác. Trẻ Asperger có trí nhớ rất phi thường, khả năng tự tìm tòi học
hỏi nghiên cứu những lĩnh vực mà trẻ thích thú. Nhiều trẻ sẽ thay đổi sở thích
khi lớn lên, nhưng cũng có những trẻ vẫn giữ nguyên một sở thích nào đó cho
đến khi tuổi trưởng thành. Nếu trẻ sống trong môi trường được nâng đỡ hoàn
toàn và có những biện pháp can thiệp giáo dục phù hợp thì trẻ sẽ học hành rất
tốt và hoàn toàn có khả năng trở thành những chuyên gia hàng đầu về những
lĩnh vực mà trẻ đặc biệt yêu thích.
Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp điều trị hữu hiệu nào. Trẻ
Asperger sẽ trưởng thành là người lớn với chứng Asperger. Tuy nhiên việc
xác định bệnh là rất cần thiết để có thể có các phương pháp can thiệp tâm lý
cũng như các phương pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển. Làm sao cho
trẻ thích nghi với môi trường sinh hoạt cộng đồng, học tập tốt hơn, cũng như
giúp trẻ phát huy được năng lực những của bản thân.
II. Tiến trình trợ giúp
1. Hoàn cảnh tiếp nhận thân chủ
Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Huyền Linh, em cùng
các bạn sinh viên lớp LCĐ3 - CT3 tiến hành tìm đối tượng cho hoạt động thực
hành công tác xã hội cá nhân của mình. Sau 3 ngày tìm kiếm, những gì em thu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
6
Thực hành công tác xã hội cá nhân
nhận được chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Tình cờ một hôm đang trong tâm trạng

chán nản vì không tìm thấy trường hợp đáng chú ý, em lên nhà một người chị
kết nghĩa chơi, ở đây em đã tìm thấy cái mình cần. Đối tượng mà em tiếp cận
trong đợt thực hành lần này là một cậu bé 7 tuổi, cháu ruột của người chị ấy.
Có thể nhờ sự quen biết này mà việc thu thập các thông tin về thân chủ đối với
em khá thuận lợi và đầy đủ.
2. Mô tả về thân chủ
2.1. Mô tả về thân chủ
Họ và tên: Trần Việt Ph Bí danh: Bi
SN: 2003 Giới tính: Nam
Quê quán: Phường Ngọc Lâm - Q.Long Biên - Hà Nội
Thành phần gia đình:
- Bố: Trần Xuân Việt Nghề nghiệp: Kỹ sư xây dựng
- Mẹ: Lê Yến Phương Nghề nghiệp: Biên tập viên
- Em trai: Trần Nhật Minh Bí danh: Bo
SN: 2006
Tiểu sử bản thân:
Trần Việt Phương sinh ra trong một gia đình khá giả tại phường Ngọc
Lâm - Q.Long Biên - Hà Nội. Từ nhỏ em là một đứa trẻ rất đặc biệt, mọi
người vẫn gọi em là thần đồng.
Lúc mới 6 tháng tuổi em đã bập bẹ nói, từ đầu tiên mà em thốt ra không
phải là bố hay mẹ mà là Dì. Bởi theo mẹ em thì từ lúc sinh ra Dì của bé
thường quan tâm và hay chơi với bé trong khi bố mẹ bận bịu làm ăn.
1 tuổi rưỡi em đã có thể phân biệt các số đếm và đọc được bảng chữ cái.
2 tuổi em đã đọc và viết thành thạo.
3 tuổi em đã sử dụng máy vi tính và đến 5 tuổi em có thể cài đặt lại một
số phần mềm nếu được bố mẹ hướng dẫn hoặc nhìn thấy ai đó thao tác dù chỉ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
7
Thực hành công tác xã hội cá nhân
một lần. Mặt khác, Dì em còn bảo em có một trí nhớ rất tốt, đó là chỉ cần đọc

số điện thoại của một người nào đó, 1 tháng sau em vẫn có thể đọc lại khi
được hỏi cho dù trong thời gian đó không ai nhắc đến số điện thoại hay thông
tin gì liên quan.
6 tuổi em là học sinh trường tiểu học, giỏi môn Toán, tập đọc, riêng môn
Mỹ thuật và chính tả chỉ đạt điểm trung bình.
Lúc 2 tuổi, do điều kiện làm ăn không được thuận lợi, bố mẹ em cho em
về quê ngoại (Diễn Châu - Nghệ An) sống và học mẫu giáo trong đó đến khi
bắt đầu sang lớp 1 thì đưa ra Hà Nội.
Mặc dù có một trí thông minh vượt trội nhưng bố mẹ em không khỏi lo
lắng khi ngày càng nhận thấy con mình có những biểu hiện khác thường: bắt
đầu từ lúc lên 2 tuổi thỉnh thoảng em không chịu trả lời khi bố mẹ hay ai đó
gọi, ngoại trừ ông ngoại và Dì, lúc đầu mẹ em rất bực tức nên hay mắng em. Ở
quê sống cùng ông ngoại em không bao giờ khóc đòi mẹ hay bố (em rất mến
ông ngoại và thường chơi với chỉ mình ông, khi em về lại Hà Nội em luôn gọi
điện và đòi ông ra sống cùng nhưng vì điều kiện nên thỉnh thoảng ông chỉ ra
thăm cháu), và rất sợ khi đến lớp học mẫu giáo. Thêm vào đó, em vẫn thường
nói huyên thuyên một mình về vấn đề gì đó mà em tự nghĩ ra; hay viết linh
tinh một câu nói của em. Bi là một đứa trẻ rất tình cảm nhưng em không biết
thể hiện tình cảm đó, đặc biệt, khi nói em không có âm điệu (dù là diến tả cảm
xúc vui, buồn hay giận dỗi…em đều nói cùng một cường độ mạnh, nhanh, to
và kéo dài), đôi khi rất dài dòng và kỳ lạ và nếu để ý kỹ thì mới phát hiện ra
rằng em đang nói trong cùng một câu nhưng hai vấn đề khác nhau, rất khó
tách bạch để hiểu.
Chẳng hạn, lúc em 6 tuổi, một hôm tỉnh dậy không thấy có bố mẹ và em
trai trong nhà (chỉ có bà ngoại) em đã đứng yên như tượng một lúc rất lâu rồi
hỏi:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
8
Thực hành công tác xã hội cá nhân
- Có phải cháu đã đi lạc rồi không?

- Không! Cháu vẫn đang ở nhà mà!
- Không! bị lạc rồi, giờ không tìm thấy đường về nhà, thế là từ nay sẽ đi
lang thang
Khi được đưa về Hà Nội học, em hầu như không tiếp xúc với bạn bè, đến
lớp ít khi phát biểu và chỉ ngồi học nghiêm túc các môn mà em thích, thời gian
còn lại em thường làm những việc rất khó hiểu và kỳ quặc như: nói chuyện
một mình hoặc với một đồ vật gì đó, viết vẽ linh tinh Thầy cô rất lo lắng và
thường thông báo cho gia đình nếu em có biểu hiện gì đó không bình thường,
các bạn trong lớp thấy Ph kỳ quặc nên dần dần không đến gần để chơi với em
bởi nhiều lần Ph không có phản ứng gì khi các bạn hỏi hoặc rủ chơi gì đó
Bố mẹ em cũng chia sẻ: trong nhà cháu đi lại rất nhiều, chạy loạn xạ cả
lên, nhiều lúc như thể có việc gì gấp gáp lắm, hỏi thì không nói hoặc nói rất
huyên thuyên, chẳng đâu vào đâu cả.
2.2 Các kỹ năng được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin về thân chủ
- Thu thập thông tin: Trên cơ sở sự giới thiệu của người quen, em đã tiến
hành thu thập các thông tin có liên quan đến thân chủ (Ph). Nguồn thông tin
chủ yếu mà em thu thập được là từ người Dì của Ph, mẹ Ph và một số người
họ hàng thân thích.
- Quan sát: Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng nhiều và rất
hiệu quả. Kỹ năng này được sử dụng lần đầu khi em gặp Ph tại nhà Dì của Ph
ở Kim Mã, nhờ vậy em đã có được những bằng chứng xác thực, những thông
tin xác thực về tình trạng bệnh của thân chủ. Kỹ năng này con được sử dụng
nhiều khi em tiến hành vãng gia thân chủ và khi cùng Ph thực hiện một số
hoạt động trị liệu.
- Vãng gia: Sau khi có được những thông tin cơ bản về Ph, được sự đồng
ý của gia đình Ph (khá thuận lợi vì là chỗ quen biết với gia đình nên việc tới
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
9
Thực hành công tác xã hội cá nhân
chơi, thăm hỏi là một việc rất tự nhiên), em đã tiến hành vãng gia thân chủ,

qua đó càng hiểu rõ hơn về môi trường sống hiện tại cũng như cuộc sống
thường ngày của Ph.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: Có thể nói đây là kỹ năng luôn luôn thường trực
và không thể thiếu khi muốn thu thập thông tin nào đó. Với kỹ năng sử dụng
những câu hỏi đóng, mở, kết hợp, em đã có được các thông tin cần thiết về
thân chủ và một số thông tin có liên quan như: tâm trạng của các thành viên
trong gia đình, những mong muốn, hy vọng cũng như những nổ lực mà gia
đình đã làm nhằm cải thiện tình trạng cho Ph, kết quả đạt được và cả những
khó khăn gặp phải.
- Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: Đây là một trong những kỹ năng được sử
dụng xuyên suốt trong quá trình hỗ trợ thân chủ. Qua cử chỉ, thái độ, lời nói,
ánh mắt tất cả đều thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được giúp đỡ Ph dù
kết quả chỉ là một sự cải thiện nhỏ nhất cho em.
Ngoài các kỹ năng trên, em đã sử dụng nhiều kỹ năng khác kết hợp vào
để có thể có được những thông tin cần thiết, cụ thể và xác thực nhất. Qua đó
có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề thân chủ em đang gặp phải.
3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải
Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, em tiến hành xác định vấn
đề mà Ph đang gặp phải thông qua các công cụ sau:
3.1 Sơ đồ phả hệ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
10
Thực hành công tác xã hội cá nhân
Chú thích:
Quan hệ thân thiết Nam
Quan hệ một chiều
Quan hệ hai chiều Nữ
Không quan hệ
Trong sơ đồ phả hệ trên ta thấy Ph (thường được gọi là cu Bi) nhận được
sự quan tâm của rất nhiều thành viên, nhưng em không đáp lại những tình cảm

đó, ngay cả bố và mẹ. Hầu như em chỉ đáp lại tình cảm của ông ngoại, cậu em
trai 3 tuổi và người Dì của em. Sự thu mình lại của Bi không phải do em bị đối
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
11
Bố
Mẹ
Bi Bo
Ông
D
ì
Thực hành công tác xã hội cá nhân
xử lạnh nhạt, không được quan tâm hay do bị đánh đập mà vì em mắc một
chứng bệnh hiện nay khá phổ biến là hội chứng trẻ tự kỷ. Với nhiều mức độ
biểu hiện khác nhau, trong đó Bi thuộc mức độ trung bình - asperger. Ở mức
độ này, các em có trí thông minh bình thường hoặc trên mức bình thường
nhưng thiếu những kỹ năng giao tiếp bằng lời, khó chia sẻ, hòa nhập với bạn
bè và thường có biểu hiện bên ngoài vụng về, kỳ cục.
3.2 Cây vấn đề
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
12
Hạn chế về khả năng giao
tiếp
Rối loạn asperger Môi trường học tập
mới
Do có vấn
đề về gen
Cấu trúc
chức năng
ở các vùng
chuyên biệt

của não bộ
có sự khác
biệt
Bố mẹ
muốn cho
con có điều
kiện giáo
dục và
chữa bệnh
tốt nhất
Mới
chuyển từ
quê ra
Thực hành công tác xã hội cá nhân
Vấn đề của thân chủ mang tính chất bệnh lý hơn là sự tác động của những
nguyên nhân khách quan. Hiện tại chưa có phương pháp nào có thể điều trị
hoàn toàn và các phương pháp điều trị đều tập trung vào những nổ lực thay
đổi dù chỉ là rất ít cho các em. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
trường hợp này chủ yếu là nối kết gia đình với các nguồn lực để giúp em cải
thiện được tình trạng của mình; tổ chức một số hoạt động để cải thiện phần
nào tinh trạng của em.
3.3 Sơ đồ sinh thái

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
Quê
ngoại
Nhân
viên xã
hội
Trường

học
Hội gia
đình có
trẻ tự kỷ
Cơ sở
y tế
M

Bi
Gia đình
cu Bi
13
Thực hành công tác xã hội cá nhân
Với tình trạng của Bi, môi trường sinh thái quanh em gồm có cơ sở y tế,
trường học, quê ngoại, hội gia đình có trẻ tự kỷ ở Hà Nội và nhân viên xã hội.
Đây là những nguồn lực cần được huy động nhất trong quá trình can thiệp hỗ
trợ em, bởi với trẻ tự kỷ nên để em tập làm quen dần và kết thân trong phạm
vi vừa đủ, tránh để các em sợ hãi và thu mình lại hơn.
3.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu
Ph
(Bi)
Bố,
mẹ
Ông
ngoại

Em
trai
Môi
trường

xung
quanh
Điểm mạnh
- Rất thông
minh, trí
nhớ vượt
trội
- Thân với
ông ngoại,
Dì và em
trai
- Có nghề,
thu nhập
cao
- Gia đình
không mâu
thuẫn
- Thương
con
- Thương
cháu
- Thương
cháu
- Sống gần
cháu
- Kinh tế
ổn định
- Thích
chơi với
anh

- Hàng
xóm tốt
- Thầy cô
quý mến
Điểm yếu
- Ít giao
tiếp với
người lạ
- Hạn chế
trong cách
- Thiếu
thời gian
chăm sóc
con
- Sống ở
quê, xa nơi
Ph đang
sống
- Có con
nhỏ nên
không
thường
xuyên chơi
- Còn nhỏ - Môi
trường
mới, hoàn
toàn lạ lẫm
với em
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
14

Thực hành công tác xã hội cá nhân
diễn đạt
ngôn ngữ
- Không
kiểm soát,
không ý
thức được
những việc
mình đang
làm
- Chỉ quan
tâm tới sở
thích bản
thân
với em như
trước
- Chưa có
sự can
thiệp, hỗ
trợ nào từ
phía xã hội
Qua bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu trên có thể thấy các nguồn lực
hỗ trợ trong tiến trình giúp đỡ Ph là bố mẹ, ông ngoại, dì, thầy cô và một số cơ
quan, tổ chức có thể huy động trong cộng đồng.
3.5 Xác định vấn đề ưu tiên
Trên cơ sở các thông tin thu thập được về Ph, có thể thấy em đang gặp rất
nhiều vấn đề nhưng các vấn đề đó đều liên quan đến căn bệnh mà em đang
gặp phải đó là một trong những rối loạn tự kỷ - bệnh asperger. Với những rối
loạn về chức năng giao tiếp, hạn chế trong việc tiếp xúc với người khác, đặc
biệt là trong cách sử dụng ngôn từ: ngôn ngữ không thích hợp với vấn đề hiện

tại, nói lan man,không có trọng âm….Vì vậy với trường hợp của Ph, em xác
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
15
Thực hành công tác xã hội cá nhân
xđịnh vấn đề ưu tiên trong tiến trình can thiệp này là cải thiện và tăng cường
khả năng giao tiếp cho thân chủ.
4. Kế hoạch trợ giúp thân chủ
Mục tiêu tổng quát trong kế hoạch trợ giúp thân chủ trong tình huống này
là nhằm cải thiện khả năng giao tiếp cho Ph.
Các mục tiêu cụ thể cũng như những hoạt động và nguồn lực trợ giúp sẽ
được trình bày qua bảng kế hoạch sau:
Kế hoạch trợ giúp thân chủ
STT Mục tiêu Thời gian Các hoạt động
Nguồn lực
thực hiện
Kết quả mong
đợi
1 Giúp em thể
hiện việc
nhận biết sự
có mặt của
người khác,
trở thành
một người
bạn của em
Từ ngày
20/9
- Tạo bầu
không khí gần
gũi, thân mật

với em
- Trò chuyện,
hướng dẫn tận
tình cách diễn
đạt tình cảm
- Thường
xuyên bên
cạnh và giúp
đỡ em, chơi
với em
- Nhânviên
xã hội
- Người
thân trong
gia đình
- Thân chủ
Tạo ra được
một sự
chuyển biến
dù chỉ là nhỏ
nhất trong
cách thể hiện
của Ph
2 Tăng cường
khả năng
Từ
ngày 25/9
- Tổ chức các
trò chơi đơn
- Nhân viên

xã hội
Tăng cường
khả năng tiếp
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
16
Thực hành công tác xã hội cá nhân
giao tiếp
thông qua
các trò chơi
giản như: vẽ
tranh, tô màu,
các trò chơi
với con vật
hay bất cứ đồ
vật nào em
yêu thích như:
đóng kịch
- Chơi những
trò chơi của
em hoặc các
trò chơi liên
quan đến sở
thích Toán
học: ô chữ trí
tuệ
- Bắt chước
những hành
động của Ph
để cùng chơi
với em

- Thân chủ
- Em trai
xúc, tin tưởng
3 Tăng cường
khả năng
trao đổi
ngôn từ,
giúp thay
đổi trọng
Từ ngày
25/9
- Hướng dẫn
một cách kiên
trì những câu
nói, lặp đi lặp
lại để giúp em
thay đổi dần
- Nhân viên
xã hội
- Thân chủ
- Người
thân trong
gia đình,
Cải thiện
phàn nào
cách sử dụng
ngôn ngữ nói
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
17
Thực hành công tác xã hội cá nhân

âm khi giao
tiếp
dần
- Tìm cách
gần gũi và
thường xuyên
trò chuyện
cùng em
- Thông qua
các trò chơi
đóng kịch
đặc biệt là
ông ngoại
và dì
4 Huy động
nguồn lực
và kết nối
các nguồn
lực với gia
đình em
Ngày
27/9
- Kết nối các
nguồn lực
như: Hội
những gia
đình có trẻ bị
tự kỷ tại Hà
Nội, cơ sở y
tế…

- Giới thiệu
một số trang
web trong việc
chăm sóc trẻ
tự kỷ để gia
đình có thể
tham khảo và
chia sẻ về vấn
đề của bé Bi
- Vận động sự
- Nhân viên
xã hội- Gia
đình
- Đại diện
hội gia đình
có trẻ bị tự
kỷ
- Đại diện
cơ sở y tế
- Trung tâm
hỗ trợ trẻ tự
kỷ Sao Mai
- Trung tâm
Hy Vọng.
- Các nguồn
lực khác
Kết nối các
nguồn lực để
giúp gia đình
Ph trong việc

điều trị cho
con mình
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
18
Thực hành công tác xã hội cá nhân
tham gia của
người thân
trong việc cải
thiện tình
trạng của em
5 Cung cấp
một số
thông tin
cần thiết
cho bố mẹ
và người
thân về
chăm sóc và
giáo dục em
Ngày
30/9
- Tham vấn :
cung cấp
thông tin trong
việc chăm sóc,
giáo dục: phải
kiên trì, nhẫn
nại, không nên
la hét, mắng
hoặc áp dụng

hình phạt.
- Nêu cao vai
trò của ông
ngoại, dì và
em trai vì đây
là những
người bạn
quan trọng
nhất và duy
nhất mà hiện
tại em đang có
- Nhân viên
xã hội
- Gia đình
Trang bị một
số kiến thức
cần thiết về
chăm sóc và
giáo dục
nhằm tạo ra
một môi
trường sống
tốt nhất cho
em
5. Đánh giá kết quả giúp đỡ - kiến nghị hỗ trợ đối tượng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
19
Thực hành công tác xã hội cá nhân
Sau một quá trình triển khai kế hoạch, mặc dù Ph chưa có thay đổi rõ rệt
nhưng những kết quả đạt được đã phần nào đó khẳng định hy vọng về một sự

thay đổi tốt đẹp hơn trong tương lai cho em.
5.1. Những kết quả đạt được
- Nếu như thời gian đầu Ph không chịu nói chuyện hay chơi cùng nhân
viên xã hội thì sau những nổ lực, cố gắng từ hai phía Ph đã chơi các trò chơi
cùng nhân viên xã hội, em đã biết thể hiện niềm vui khi được chơi cùng người
khác mà không phải là ông ngoại hay dì hoặc em trai của em (cụ thể là với
nhân viên xã hội). Ph đã đưa ra ý kiến trong việc tổ chức trò chơi, chẳng hạn
khi chơi trò giải toán cho điểm, em đã đề nghị tăng nấc thang điểm lên 100
chứ không phải nấc thang điểm 10 như nhân viên xã hội yêu cầu, mặc dù cách
diễn đạt của em vẫn còn vụng về và kỳ cục: “phải là 100 điểm chứ! 100 điểm
là đúng”. Mức độ tham gia các trò chơi hay các hoạt động như dã ngoại với
nhân viên xã hội có chiều hướng tích cực hơn, có xu hướng biết nghe lời.
- Đã giới thiệu cho gia đình Ph nhiều địa chỉ tin cậy liên quan trong việc
chăm sóc và điều trị cho em như trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ Sao Mai đóng tại
Phường Nhân Chính - Q.Thanh Xuân - Hà Nội, Trung tâm Hy Vọng, Cơ sở I:
Ngõ 290 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội, Cơ sở II : 32, ngõ 4, phố Đặng Văn
Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội có địa chỉ
trang web là www.tretuky.com, đây là hai cơ sở có thể hỗ trợ gia đình em Ph
trong quá trình trị liệu và giúp em hoà nhập tốt sau này.
- Tuy thời gian thực hành không dài nhưng đã tổ chức tham vấn hai buổi
cho gia đình nhằm chia sẻ những thông tin cần thiết về chăm sóc và giáo dục
em Ph, giúp em từng bước thay đổi, tăng cường khả năng giao tiếp, sớm có
được môi trường. Điều quan trọng là biết sử dụng ngôn ngữ với cách phát âm
phù hợp với những trạng thái cảm xúc mà em đang có.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
20
Thực hành công tác xã hội cá nhân
- Đã có những tổng kết, đánh giá và cam kết với gia đình và với chính
bản thân Ph là sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Ph, vẫn là một người bạn chơi với em
dù hoạt động thực hành có chấm dứt hay không.

5.2. Những mặt chưa làm được
- Do điều kiện thời gian không cho phép và vì đặc thù vấn đề của thân
chủ rất cần sự kiên trì, lâu dài nên chưa đạt được tới mục đích cuối cùng, chưa
có kết quả là tạo ra được một sự thay đổi rõ rệt về khả năng giao tiếp ở Ph. Em
mới chỉ thể hiện một số nét như: biết nói cảm ơn và chào lễ phép với những
người lớn hơn khi được chỉ dẫn chứ chưa tự mình nói nếu không có ai đó nhắc
nhở, hay gật đầu chào, thêm chủ ngữ khi nói (ít nói cộc lốc hơn). Tuy vậy việc
thay đổi trọng âm trong cách phát âm của Ph thật sự là rất khó khăn, hiện tại
em vẫn cào bằng âm thanh khi nói, nếu nói thật chậm thì em có khá hơn, tức
là làm cho người nghe bớt “hoảng” hơn.
- Các nguồn lực được huy động còn rất hạn chế. Đối với các nguồn lực
bên ngoài một phần là do vấn đề trẻ tự kỷ ở nước ta chưa thật sự được giới
chuyên môn quan tâm, các trung tâm chuyên biệt về giáo dục và chăm sóc trẻ
tự kỷ còn rất hạn chế. Hiện tại trung tâm hoạt động tích cực nhất là trung tâm
Sao Mai (được thành lập từ năm 1995). Với nguồn lực bên trong như những
người thân trong gia đình, đặc biệt là ông ngoại và Dì của Ph vì phải lo cuộc
sống riêng nên thời gian dành cho em ít đi, vì vậy, hiện tại Ph thật sự cần một
người bạn luôn bên em, có thể là mẹ hoặc bố, em trai hay nhân viên xã hội. Về
điều này mặc dù hiện tại trong quá trình thực hành với thời gian ngắn ngủi nên
mối quan hệ giữa bản thân với thân chủ chưa đạt đến mức độ sâu sắc nhưng
đủ để có thể cùng trò chuyện và chơi đùa. Nhưng với mục tiêu mà bản thân
em đã đặt ra cho mình là sẽ theo đuổi đến cùng nên em tin Ph và em sẽ là
những người bạn của nhau.
5.3 Kiến nghị hỗ trợ đối tượng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
21
Thực hành công tác xã hội cá nhân
- Về phía gia đình: Cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc Ph hơn
nữa, liên hệ với các địa chỉ để có những lời khuyên bổ ích về phương pháp
giáo dục hiệu quả. Đặc biệt là ông ngoại và dì của Ph, bởi với Ph mất đi người

mình quan tâm cũng đồng nghĩa với việc có thêm một sự hụt hẫng vô cùng lớn
và có thể vấn đề của em trầm trọng hơn.
- Về phía xã hội: cộng đồng xã hội cần tạo điều kiện, phối hợp, giúp đỡ
các em hoà nhập, tránh sự phân biệt, xa lánh.
- Đối với các nhà chuyên môn: cần sớm tìm ra giải pháp chữa trị cho
những em bị tự kỷ và những căn bệnh liên quan đến rối loạn trí tuệ ở các em.
Bởi những rối loạn đó nếu không được chữa trị sẽ kéo dài đến suốt cuộc đời
của trẻ, do đó, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chính các em, gia đình và
xã hội.
III. Đánh giá
1. Phân tích kỹ năng vận dụng qua phúc trình
Trong quá trinh can thiệp, hỗ trợ Ph, tôi đã tiến hành 4 buổi phúc trình
lồng ghép trong các hoạt động tổ chức trò chơi cho Ph, cụ thể như sau:

Phúc trình lần thứ 1
Thời gian: 16h đến 17h ngày 21/9/2010
Địa điểm: số nhà 12A - Kim Mã - HN
Mục đích: tạo lập sự tin tưởng và mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ (Bi)
Mô tả nội dung Đánh giá cảm xúc của
thân chủ
Đánh giá các kỹ
năng sử dụng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
22
Thực hành công tác xã hội cá nhân
Sau khi đã tạo lập được
mối quan hệ ban đầu với
Bi. Được sự đồng ý của
ba mẹ và dì của em, tôi
bắt đầu tiến hành các

hoạt động vui chơi trị
liệu cùng em.
Nvxh: Chào Bi! Em có
khoẻ không? Có nhớ chị
là ai không nào!
Bi: Biết
Nvxh: À thì ra Bi vẫn
nhớ chị. Hôm nay Bi có
muốn ăn gì không, có
thích chơi trò chơi với
chị không? chị có trò
này hay lắm, chắc Bi
chưa được chơi lần nào
đâu! Chơi mà lại được
ăn nữa chứ!
Bi: Trò gì? Biết hết rồi,
mấy trò đánh nhau chứ
gì? Siêu nhân hay bắn
súng ầm ầm chứ gì?
Chán rồi, không chơi
Nvxh: Không! chị biết là
Bi chưa được chơi bao
Lãng tránh, đáp cộc lốc
và nhìn sang phía khác
Thái độ coi thường,
giọng nói rất gay gắt,
vừa đứng yên vừa nói
như hét
Thiết lập mối quan
hệ thông qua câu hỏi thể

hiện sự quan tâm, đồng
thời để thân chủ có phản
ứng trở lại

Sử dụng các câu hỏi
khơi gợi trí tò mò, thu
hút sự tham gia của đối
tượng
kỹ năng giao tiếp
ngôn ngữ kết hợp với cử
chỉ, ánh mắt thể hiện sự
tin tưởng vào sự mới lạ,
hấp dẫn của trò chơi
nhằm thu hút em tham
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
23
Thực hành công tác xã hội cá nhân
giờ đâu. Muốn chị nói
cho biết không?
Bi: Thử nói coi
Nvxh: Là trò giải toán
cho điểm và có thưởng.
Bi: giống cô giáo cho
điểm chứ gì
Nvxh: Cô giáo cho điểm
thôi chứ không có
thưởng. Trò của chị là
nếu em giải được 1 bài
toán tương ứng với số
điểm của bài toán đó,

như bài đó được 3 điểm
thì em sẽ nhận được một
phần thưởng nhỏ. Nếu
em giải được nhiều bài
và cộng lại được 10
điểm thì em sẽ được
nhận món đồ chơi mà
em thích nhất
B: giải toán dễ ợt!
Nvxh: vậy chúng ta bắt
đầu nhé!
Bi: Khoan, phải là điểm
100 chứ, như thế mới
đúng
Tò mò nhưng vẻ mặt
thách thức, lãng tránh
Cười khẩy
vừa nói vừa đi đi lại lại
rất nhanh vừa hý hoáy
viết theo lời nói mà
gia
Phân tích thông tin
nhằm giúp em hiểu rõ về
trò chơi, sử dụng trò
chơi phù hợp bởi với trẻ
tự kỷ nói chung và trẻ
asperger nói riêng, các
em không thích các trò
chơi mới lạ và bất ngờ
như những trẻ bình

thường mà các em chỉ
thích những trò đã biết
trước kết quả. Từ đó các
em chơi để có được kết
quả đó.
Cam kết với thân
chủ về cách thức chơi
nhằm tạo ra bầu không
khí thoải mái và nhất trí
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
24
Thực hành công tác xã hội cá nhân
Nvxh: được rồi, chúng
ta thống nhất như thế
nhé! Bắt đầu nào:
23 + 9 bằng bao nhiêu?
Bi: 32
Nvxh: Bi giỏi quá, trả
lời rất nhanh và đúng.
Câu hỏi đó được 10
điểm thôi, xem chúng ta
có gì làm phần thưởng
nào! A, chị có rất nhiều
kẹo, Bi thích kẹo màu
nào? Em sẽ được lấy 1
cái mà em thích.
Bi: màu này
(bóc ra và ăn một chiếc
kẹo sữa)
Nvxh: Câu hỏi tiếp nhé!

3 * 9 bằng bao nhiêu?
Bi: 27
Nvxh: Bi giỏi quá, phần
thưởng của Bi sẽ là gì
nhỉ? Bi thích gì nào?
Bi: Oshi có siêu nhân
Nvxh : Vậy chị em mình
cùng đi mua nhé! Bi có
thích đi mua không?
không hiểu câu đó có
nghĩa gì.
Hét lên rất gay gắt
Cúi gằm mặt xuống như
vẻ không nghe gì nhưng
đáp rất nhanh
Chỉ vào chiếc kẹo như
với một kết quả tất yếu,
không sợ sệt
Vẫn viết vẽ linh tinh
Khen ngợi kịp thời
nhằm khích lệ sự tham
gia của thân chủ, tạo sự
gắn kết
Sử dụng các câu
chuyển tiếp hướng vào
việc thu hút sự tham gia
của thân chủ.
Các câu hỏi mở
nhừm khai thác thêm
thông tin về sở thích của

thân chủ
Các câu đề nghị
chưa phù hợp vì làm
thân chủ có phản ứng
tiêu cực
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trà My Lớp LCĐ3 - CT3
25

×