Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN CÔNG NGHỆ 11 BẰNG PHẦN MỀM MICROSOFT OFFICE FRONTPAGE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 150 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ

CA THANH TÒNG





THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN CÔNG NGHỆ 11
BẰNG PHẦN MỀM MICROSOFT OFFICE FRONTPAGE









NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT


- 601410 -










Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm2012



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ

CA THANH TÒNG






THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN CÔNG NGHỆ 11
BẰNG PHẦN MỀM MICROSOFT OFFICE FRONTPAGE









NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT - 601410
Hướng dẫn khoa học:
TS. PHAN LONG








Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm2012


i

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


i


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
   

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN LONG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cán bộ phản biện 1
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cán bộ phản biện 2
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Ngày….tháng….năm 2012


ii

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Ca Thanh Tòng Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 22/06/1978 Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
Quê quán: Long An Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: A4/15 Ấp 1 Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình
Chánh, TP. HỒ Chí Minh.
Điện thoại cá nhân: 0909331241
Điện thoại nhà riêng: 0838772014
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Cao đẳng:
- Nơi học: Trường Cao Đẳng Sư Phạm TP.HCM
Hệ đạo tạo: Chính qui tập trung Thời gian đào tạo: 9/1996 - 8/1999
Ngành học: Sư phạm kỹ thuật – Kỹ Thuật Công Nghiệp

- Nơi học: Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM
Hệ đạo tạo: Cao đẳng Chính quy Thời gian đào tạo: năm 2000 - 2003
Ngành học: Công nghệ thông tin
Ngày, nơi thi tốt nghiệp: Trường Đại học khoa học tự nhiên TP. HCM
2. Đại học:
- Nơi học: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
Hệ đạo tạo: Tại chức Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2000 - năm 2003
Ngành học: Kỹ Thuật Công Nghiệp
Ngày, nơi thi tốt nghiệp: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thời gian
Nơi công tác
Công việc đảm nhiệm
1999 - 2004
Trường THCS Trương Công Định,
quận Bình Thạnh, TP. HCM
Giáo viên
2004 – hiện
nay
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận
06, TP. HCM
Giáo viên


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012



Ca Thanh Tòng











iv

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học cao học nói chung và làm luận văn tốt nghiệp nói riêng
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp
đỡ tận tình của lãnh đạo nhà trường, các khoa, các trường THPT, quý thầy cô, đồng
nghiệp, bạn bè trong lớp và các em học sinh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- TS. Phan Long - Giảng viên trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

- Ban Giám Hiệu, Quý Thầy, Cô khoa Sư Phạm, phòng Quản lý sau đại học
thuộc trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM.
- Ban Giám Hiệu, phòng giáo vụ, Quý thầy cô giáo và các em học sinh của các
trường THPT trên địa bàn TP.HCM mà tôi đã trực tiếp khảo sát.

Một lần nữa trân trọng cám ơn!

TP.HCM, ngày tháng năm 2012
Người nghiên cứu



Ca Thanh Tòng




v

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, thế kỷ mà mà cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, vì thế con người phải có sự nỗ lực
không ngừng trong việc học tập. Học tập để không bị tụt hậu, để có thể hòa nhập với
thế giới và để thực hiện điều này, ngành giáo dục phải có những thay đổi cho phù hợp
với xu hướng phát triển thời đại.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo thì ngoài việc đổi mới mục tiêu,
nội dung giáo trình, sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học thì cải tiến phương pháp
dạy học giữ vai trò hết sức cần thiết và quan trọng. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học công nghệ và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác

động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành nghề trong xã hội. Ngành giáo
dục đào tạo đang từng bước ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các cơ sở
đào tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy học và góp phần nâng cao chất lượng trong
quá trình dạy học.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay phương pháp dạy học ở các trường trung học
phổ thông vẫn phổ biến là phương pháp dạy học truyền thống, trường THPT Mạc
Đĩnh Chi cũng là một trong số đó, nhằm tìm hiểu thực trạng việc dạy và học môn
Công nghệ 11 tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi từ đó người nghiên cứu thực hiện kết
hợp máy vi tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện, cùng với mạng lưới truyền
thông toàn cầu Internet, xây dựng các bài giảng điện tử nói riêng, website dạy học
nói chung góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo được động cơ hứng thú học
tập cho học sinh, mang lại nhiều thông tin hơn cho người học và những thông tin đó
chứa đựng trong nhiều kênh khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, các đoạn
phim video Còn người học, có thể mở rộng kiến thức, ôn tập, kiểm tra đánh giá kết
quả học tập, học trực tuyến, tham gia các giờ ngoại khóa, tham gia các diễn đàn kiến
thức để trao đổi Từ đó giúp người dạy thay đổi PPDH của mình theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học, đồng thời rèn luyện khả năng tự học, tự
nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức.
Nội dung đề tài được triển khai trên ba chương chính:

vi

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài, trình bày những vấn đề cơ bản, các khái
niệm cơ bản liên quan đến thiết kế bài giảng điện tử, phương pháp dạy học của giáo
viên. Trên cơ sở đó, định hướng vận dụng cách thiết kế bài giảng điện tử bằng phần
mềm Microsoft office frontpage trong dạy học môn Công nghệ lớp 11 THPT.
Chương 2: Khảo sát và phân tích thực trạng môn Công nghệ 11 tại một số
trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và trường THPT Mạc
Đĩnh Chi nói riêng.
Chương 3: Thiết kế bài giảng điện tử môn Công nghệ lớp 11 bằng phần mềm

Microsoft office frontpage và tiến hành thực nghiệm trên các bài giảng biên soạn
Cuối cùng, kết luận và kiến nghị, người nghiên cứu điểm lại một số kết quả đã
đạt được, đưa ra một số kiến nghị cần thiết thông qua quá trình thực hiện đề tài và
hướng phát triển đề tài.




vii

RESEARCH SUMMARY

As mankind enters the 21st century, that century which revolutionized science
and technology develop ever more powerful, so people must have the ongoing effort
in learning. Learning to not be left behind, to be able to integrate with the world and
to do this, education must change to suit the age trends.
To improve the quality and effectiveness of training, in addition to innovation
objectives, curriculum content, textbooks, teaching equipment, the improvement of
teaching methods the role of essential and important. Today, the strong development
of science and technology, especially the development of information technology has
a strong impact on the development of all sectors of society. Education and training
sector is gradually wide application of information technology in the training
institutions to reform teaching methods and contribute to improving the quality of the
teaching process.
But actually now teaching at the high school field is still popular as traditional
teaching methods, Mac Dinh Chi High School is one of them, to find out the status of
teaching and learning technology subjects in schools 11 Mac Dinh Chi from which
the research conducted in conjunction with computer systems and multimedia
communications, along with the global communications network Internet, building in
particular electronic lectures, web teaching in general contribute to innovative

teaching methods, create interest in learning motivation for students, providing more
information to learners and that information contained in the various channels such
as: text, images, audio, video clips And students can expand their knowledge,
review, examination and assessment of learning outcomes, online learning,
participation in extracurricular hours, participate in forums to exchange knowledge
From that helps people teach their PPDH change in a positive perception of the
operation of the school, and practice self-learning, self-study to dominate knowledge.

viii

Content subject to be deployed on three main chapters:
Chapter 1: Rationale of the project, presented the basics, the basic concepts
related to electronic design lectures, teaching methods of teachers. On that basis, use-
oriented design of electronic lectures by Microsoft office frontpage software in
teaching subjects in grade 11 high school technology.
Chapter 2: Survey and analysis of the situation Technology 11 subjects at
some high schools in the area of Ho Chi Minh City schools generally and in particular
Mac Dinh Chi.
Chapter 3: Designing electronic lecture subjects in Year 11 Technology
Software Microsoft office frontpage and conduct experiments on a compilation of
lectures
Finally, conclusions and recommendations, the research review some results
have been achieved, give some necessary proposals through the process of
implementing the financial and development topics.

ix

MỤC LỤC

- PHẦN MỞ ĐẦU - 1

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 4
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 4
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG I 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM
MICROSOFT OFFICE FRONTPAGE 6
1.1. Tổng quan về vấn đế nghiên cứu 6
1.1.1. Trên thế giới 6
1.1.2. Tại Việt Nam 7
1.2. Các khái niệm cơ bản 10
1.2.1. Giáo án 10
1.2.2. Giáo án điện tử 10
1.2.3. Bài giảng 11
1.2.4. Bài Giảng điện tử 11
1.2.5. Bài giảng và bài giảng điện tử 12
1.2.6. Giáo trình điện tử 12
1.2.7. Thiết kế bài giảng điện tử 12
1.3. Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học 13
1.3.1. Các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 13
1.3.2. Phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng cho bài giảng trên
lớp 13
1.4. Thiết kế bài giảng điện tử theo hướng tích cực 14
1.4.1. Định nghĩa Phương pháp dạy học tích cực 14
1.4.1.1. Định hướng đổi mới Phương pháp dạy học 14
1.4.1.2. Tính tích cực học tập 15

1.4.1.3. Phương pháp dạy học tích cực 16
1.4.2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 16
1.4.2.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh 16
1.4.2.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 16

x

1.4.2.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 17
1.4.2.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò 17
1.5. Cơ sở lý luận Thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft FrontPage 17
1.5.1. Giới thiệu Microsoft FrontPage 17
1.5.2. Microsoft FrontPage với việc thiết kế bài giảng điện tử 18
1.5.2.1. Những yếu tố tác động đến việc thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm
Frontpage 18
1.5.2.2. Những ưu điểm của FrontPage khi thiết kế bài giảng điện tử 19
1.5.2.3. Khả năng tích hợp giữa FrontPage với Office và khả năng liên kết
của FrontPage 20
1.5.3. Khả năng ứng dụng khi thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft FrontPage 20
1.6. Quan hệ giữa việc khai thác và sử dụng Internet với việc thiết kế bài giảng điện tử
trên Microsoft FrontPage 21
CHƯƠNG II 23
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 11 TẠI TRƯỜNG
THPT MẠC ĐĨNH CHI 23
2.1. Tổng quan về trường Trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi 23
2.2. Mục tiêu, vị trí, nội dung của môn Công nghệ ở trường Trung học phổ thông 27
2.2.1. Mục tiêu 27
2.2.2. Vị trí 27
2.2.3. Nội dung 28
2.3. Đặc điểm của môn Công nghệ 29
2.3.1. Tính ứng dụng 29

2.3.2. Tính cụ thể, trừu tượng. 29
2.3.3. Tính tổng hợp, tích hợp. 30
2.4. Chương trình môn Công nghệ ở trường Trung học phổ thông. 30
2.5. Thực trạng về dạy học môn Công nghệ ở các trường Trung học phổ thông trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 31
2.5.1. Về phương pháp giảng dạy. 32
2.5.2. Về nội dung 33
2.5.3. Về phương tiện dạy học (phiếu khảo sát) 35
2.5.4. Về hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá (phiếu khảo sát). 37
2.5.5. Về GV gây động cơ học tập 39
2.5.6. Về tài liệu tham khảo 40
2.6. Thực trạng về học môn Công nghệ tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Hồ Chí Minh.
41
2.6.1. Về tính thực tiễn môn Công nghệ 41
2.6.2. Về sự tiếp thu 42
2.6.3. Về kiểm tra đánh giá 43

xi

2.7. Nguyên nhân 45
2.7.1. Nguyên nhân chủ quan 45
2.7.2. Nguyên nhân khách quan 46
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 46
CHƯƠNG 3 48
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN CÔNG NGHỆ 11 BẰNG PHẦN MỀM
MICROSOFT FRONTPAGE VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 48
Một vài định hướng có tính nguyên tắc khi thiết kế Bài giảng điện tử 48
3.1. Giới thiệu phần mềm Microsoft Frontpage 48
3.2. Quy trình cơ bản xây dựng một bài giảng 48
3.3. Quy trình thiết kế Bài giảng điện tử 49

3.3.1. Xác định mục tiêu bài học 49
3.3.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy học, xác định đúng những nội dung trọng
tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định dạy học 50
3.3.3. Multimedia hóa kiến thức 51
3.3.4. Xây dựng các thư viện tư liệu 52
3.3.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học
thông qua các hoạt động cụ thể 52
3.3.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện 53
3.4. Các bước thiết kế bài giảng bằng FrontPage 53
3.5. Một số thủ thuật khi thiết kế BGĐT trên Microsoft FrontPage 57
3.5.1. Nhập văn bản và định dạng 57
3.5.2. Tạo chữ cuộn (Marquee) 58
3.5.3. Chèn một file văn bản 58
3.5.4. Tạo liên kết (link) văn bản 58
3.5.5. Sửa/ xoá liên kết 59
3.5.6. Tạo các đánh dấu trang (Bookmark) 59
3.5.7. Liên kết đến Bookmark 59
3.5.8. Tạo liên kết dạng bản đồ ảnh 60
3.5.9. Thêm âm thanh nền cho trang web 60
3.5.10. Thêm Video vào trang web 61
3.5.11. Nút Hover 62
3.5.12. Làm văn bản chuyển động với HTML động 62
3.5.13. Hiệu ứng chuyển trang 63
3.6. Thiết kế BGĐT một số bài giảng cụ thể bộ môn Công nghệ 11 trên Microsoft
FrontPage 63
3.6.1. Thiết kế trang chủ 63
3.6.2. Bài giảng điện tử dùng thực nghiệm (File đính kèm) 70

xii


3.6.3. Một số giáo án thực nghiệm 70
3.7. Thực nghiệm sư phạm: 97
3.7.1. Mục đích 97
3.7.2. Phương pháp thực nghiệm 97
3.7.3. Đối tượng thực nghiệm 97
3.7.4. Kế hoạch thực nghiệm 97
3.7.5. Nội dung thực nghiệm 97
3.7.6. Kiểm nghiệm giả thiết: 102
3.7.6.1. Các bước kiểm nghiệm giả thiết: 102
3.7.6.2. Các bước thực hiện 102
3.7.6.3. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng BGĐT qua phiếu đánh giá của giáo viên
dự giờ: 104
3.7.6.4. Đánh giá tác động của việc dạy học bằng các bài giảng trên Microsoft
Frontpage dựa vào kết quả khảo sát học sinh: 104
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 106
- PHẦN KẾT LUẬN - 108
1. Tóm tắt đề tài 108
2. Kết luận 109
3. Kiến nghị 111
PHẦN PHỤ LỤC 116

xiii


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN


Từ viết tắt Được viết là
BGĐT Bài giảng điện tử
CN Công nghệ

CNTT Công nghệ thông tin
ĐCĐT Động cơ đốt trong
GV Giáo viên
HS Học sinh
HTML HyperText Markup Language
(Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)
ICT Information and Communication Technologies
(Công nghệ thông tin và truyền thông)
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
TK Thống kê
THPT Trung học phổ thông

xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng thống kê về mức độ sử dụng các PPDH
Bảng 2.2. Bảng số liệu thống kê về mức độ ứng dụng môn Công nghệ vào thực
tiễn
Bảng 2.3. Bảng thống kê về sự đáp ứng cơ sở vật chất, thiết bị
Bảng 2.4. Bảng thống kê mức độ sử dụng phương tiện dạy học
Bảng 2.5. Bảng thống kê mức độ sử dụng các tiêu chí vào kiểm tra đánh giá
Bảng 2.6. Bảng thống kê mức độ sử dụng phương pháp đánh giá
Bảng 2.7. Bảng thống kê về việc GV tạo điều kiện HS tích cực trong học tập
Bảng 2.8. Bảng số liệu thống kê về sử dụng tài liệu tham khảo của giáo viên
Bảng 2.9. Bảng số liệu thống kê về tính thực tiễn môn Công nghệ
Bảng 2.10. Bảng số liệu thống kê mức độ khó khăn khi học môn Công nghệ
Bảng 2.11. Bảng số liệu thống kê về thái độ HS khi không hiểu bài
Bảng 2.12. Bảng số liệu thống kê về mức độ chính xác môn Công nghệ

Bảng 3.1. Thống kê điểm số kiểm tra lần 1
Bảng 3.2. Tần suất điểm kiểm tra lần 1
Bảng 3.3 Thống kê điểm trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn.
Bảng 3.4. Thống kê điểm kiểm tra lần 2
Bảng 3.5 Thống kê điểm trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn.
Bảng 3.6. Những năng lực học sinh đạt được sau khi học môn Công nghệ


xv

DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thống kê mức độ sử dụng các PPDH
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ TK về mức độ ứng dụng môn Công nghệ vào thực tiễn
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tỉ lệ % về mức độ ứng dung môn CN vào thực tiễn.
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thống kê sự đáp ứng cơ cở vật chất, thiết bị
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ tỉ lệ % về sự đáp ứng cơ sở vật chất, thiết bị
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thống kê mức độ sử dụng Phương tiện dạy học
Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thống kê mức độ sử dụng các tiêu chí vào kiểm tra đánh giá
Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thống kê mức độ sử dụng phương pháp đánh giá
Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thống kê việc GV tạo điều kiện HS tích cực
Biểu đồ 2.10. Biểu đồ thống kê về sử dụng tài liệu tham khảo của giáo viên
Biểu đồ 2.11. Biểu đồ thống kê tính thực tiễn môn Công nghệ
Biểu đồ 2.12. Biểu đồ tỉ lệ % về tính thực tiễn môn Công nghệ
Biểu đồ 2.13. Biểu đồ thống kê mức độ khó khăn khi học môn Công nghệ
Biểu đồ 2.14. Biểu đồ thống kê về thái độ HS khi không hiểu bài
Biểu đồ 2.15. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ chính xác về kiểm tra môn Công nghệ





1
- PHẦN MỞ ĐẦU -


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển Khoa học- công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến
nhảy vọt trong thế kỷ 21, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và
tinh thần của con người. Sự phát triển khoa học công nghệ làm nền tảng phát triển
xã hội, giáo dục, phát triển nền kinh tế tri thức kéo theo việc cần thiết phải có
nguồn nhân lực có trình độ cao. Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 ,
quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được trình bày có đoạn: “giáo dục và đào tạo
phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản
lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết
vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa
vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về
giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường
giáo dục lành mạnh và thuận lợi,…”
1

Để thực hiện mục tiêu trên, việc đưa kiến thức khoa học công nghệ vào
chương trình giáo dục phổ thông là rất cần thiết: “ Môn học Công nghệ - bộ môn
trong chương trình giáo dục của nhà trường Trung học có nhiệm vụ cung cấp cho
người học kiến thức ban đầu và rèn luyện các kỹ năng lao động tối thiểu trong cuộc
sống tự lập làm cơ sở cho việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp về sau.”
2

Thực tế cho thấy, tình hình học tập môn Công nghệ của học sinh trường Phổ
thông hiện nay không đạt kết quả tốt. Theo các em môn học này không phải môn
chính, thuộc nhóm không thi tốt nghiệp, không nằm trong các khối thi đại học nên

các em ít quan tâm, thái độ học tập môn học này chưa cao. Chính vì thế việc thu hút
sự quan tâm, đầu tư thời gian cho các em ở môn học này hết sức cần thiết.
Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên dạy môn Công nghệ cần phải đối mới
phương pháp, làm mới nội dung để góp phần hình thành con người - đủ năng lực và
trình độ để tiếp thu tinh hoa, thành tựu khoa học kĩ thuật, đáp ứng được nhu cầu xã


1
Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020, trang 7
2
Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020, trang 9



2
hội, giải quyết vấn đề. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện
rộng khắp không chỉ ở bậc Đại học, Cao đẳng mà ngay cả bậc Phổ thông, Tiểu
học… , cũng cần có sự chuyển đổi sâu sắc hơn nữa. Trong khuyến cáo 21 điểm về
chiến lược phát triển giáo dục hiện đại của tổ chức UNESCO cũng chỉ rõ:” thầy
giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những
chuyên gia truyền đạt kiến thức”. Vì thế mà PPDH truyền thống theo kiểu ban phát
không kích thích được tư duy sáng tạo của người học, không hình thành cho người
học những năng lực cần thiết. Các quan điểm dạy học dựa trên vấn đề, dạy học giải
quyết vấn đề dạy học dự án, dạy học tích cực hóa học sinh, ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học,… đang dần được đưa vào quá trình dạy học.
 Các căn cứ pháp lý
Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển đất
nước trên quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
xã hội. Chính vì thế mà kể từ Hội nghị Trung ương 4 khoá VII, Đảng ta đã ra nhiều
nghị quyết, chỉ thị về phát triển giáo dục.

- Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII nêu trên đã được cụ thể hóa bằng Chỉ
thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị. Nội dung Chỉ thị có đoạn: “Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học,
ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa, phục vụ nhu cầu học của toàn xã
hội”
3
.
- Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 29/CT
- Bộ GD&ĐT về Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành
GD - ĐT giai đoạn 2001 - 2005. Nội dung Chỉ thị có đoạn: “Những thành tựu mới
của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỷ 20 đang làm thay đổi hình thức và nội
dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát
triển đã bắt đầu chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các
Quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công
nghệ, đặc biệt là CNTT, để phát triển và hội nhập”
4
.


3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 58 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Webside Bộ giáo dục và Đào tạo (www.moet.gov.vn)
4
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị 29/CT-BộGD&ĐT về Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông
tin trong ngành GD - ĐT giai đoạn 2001 – 2005, Webside Bộ giáo dục và Đào tạo (www.moet.gov.vn)



3
- Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nêu: “Giáo dục và đào tạo hiện nay

phải có một bước chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số
lượng và qui mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm
nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước”
5
.
- Nghị quyết 49/CP ngày 04 tháng 08 năm 1993 về phát triển CNTT ở nước
ta trong những năm 90.
- Trong văn kiện Đại hội Đảng IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chủ
trương “Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu
hợp lý; triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở; ứng dụng nhanh
các công nghệ tiên tiến, hiện đại”
6
.
Với những lý do trên, người nghiên cứu thực hiện đề tài “Thiết kế bài giảng
điện tử môn công nghệ lớp 11 bằng phần mềm Microsoft Office FrontPage”.
Nhằm nghiên cứu để đề xuất PPDH theo hướng tích cực hóa người học góp phần
nâng cao kết quả dạy học các tại trường phổ thông hiện nay nói chung, trường
THPT Mạc Đĩnh Chi nói riêng cũng như góp phần chung trong việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, đáp ứng cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử cho bộ môn Công nghệ lớp 11 bằng
phần mềm Microsoft Office FrontPage.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa lịch sử vấn đề nghiên cứu và các thuật ngữ cơ bản.
- Hệ thống hóa về cơ sở lý luận của việc vận dụng phần mềm Mirosoft
Office FrontPage vào biên soạn bài giảng điện tử
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa phương pháp dạy học tích cực với bài giảng
điện tử

- Xác định thực trạng dạy và học môn Công nghệ của học sinh khối 11 ở
một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.


5
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội



4
- Thiết kế bài giảng môn công nghệ lớp 11 bằng phần mềm Microsoft
Office FrontPage tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm từ đó có kết luận về tính khả thi
của đề tài.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 . Đối tượng nghiên cứu:
- Phần mềm Microsoft Office FrontPage và thiết kế bài giảng điện tử cho
môn Công nghệ 11
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Quá trình dạy học môn Công nghệ lớp 11 với bài giảng điện tử.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Kỹ thuật thiết kế BGĐT môn Công nghệ 11 THPT trên Microsoft
FrontPage.
- Khả năng áp dụng đề tài vào việc giảng dạy môn Công nghệ 11 tại
trường THPT Mạc Đĩnh Chi và một số trường THPT thuộc địa bàn
Thành phố Hố Chí Minh.
5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Do điều kiện về thời gian có hạn và khả năng kinh nghiệm của cá nhân,
người nghiên cứu tiến hành thiết kế 34 bài giảng điện tử môn Công nghệ 11 bằng
Microsoft Office FrontPage nhưng chỉ kiểm nghiệm ở 02 bài gồm: bài số 17 “Công
nghệ cắt gọt kim loại” và bài số 21 “ Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong”.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu thiết kế và sử dụng các bài giảng điện tử bằng Microsoft FrontPage do
tác giả đề xuất cho môn Công nghệ lớp 11, sẽ nâng cao hứng thú, tạo điều kiện cho
học sinh chủ động, tích cực, tự lực giải quyết vấn đề, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.



5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp như
sau:
 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tham khảo, phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học
về ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Tổng hợp các quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận công nghệ hiện đại bằng
phương tiện dạy học kỹ thuật trên máy tính.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, điều tra, phỏng vấn việc dạy học môn Công nghệ 11 tại một
số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quan sát thực tiễn ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy tại
một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
- Khảo sát các phầm mềm dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm.

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa về cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học bộ môn Công nghệ.
- Xây dựng quy trình thiết kế một số bài giảng điện tử bằng Microsoft
Office FrontPage môn Công nghệ lớp 11.
- Nâng cao được tính chủ động học tập cho học sinh trong quá trình
học tập không chỉ ở môn Công Nghệ mà còn ở các môn học khác.
- Góp phần thay đổi quan điểm học tập thụ động để hòa vào xu thế đổi
mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
- Góp một phần nhỏ trong sự chuyển biến đổi mới từ phương pháp dạy
học truyền thống sang phương pháp dạy học hiện đại, có thể giảng
dạy trực tiếp, học tập qua mạng, học tập tại nhà bằng đĩa CD, người
học tự học, tự nghiên cứu,
- Nâng cao chất lượng dạy học cho môn Công Nghệ 11.



6
- PHẦN NỘI DUNG -

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM
MICROSOFT OFFICE FRONTPAGE

1.1. Tổng quan về vấn đế nghiên cứu
Trong xã hội hiện nay, với sự bùng nổ thông tin, con người càng phải học
tập nhiều môn khoa học hơn. Vai trò của người thầy chỉ là làm nhiệm vụ hướng dẫn
người học tự đi tìm và lĩnh hội tri thức. Vấn đề này lại gây khó khăn cho người dạy
và học. Bởi vì quỹ thời gian của họ không nhiều. Điều đó tạo nên một mâu thuẫn
mà chúng ta cần phải giải quyết để đảm bảo quá trình dạy - học có hiệu quả. Như

vậy đòi hỏi người dạy và người học phải sử dụng một số phương tiện khác để hỗ
trợ.
1.1.1. Trên thế giới
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, vấn đề ứng dụng CNTT vào dạy học là
một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động
trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Ngoài ra, UNESCO còn dự báo: CNTT sẽ làm
thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỷ XXI.
Trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã được quan tâm từ lâu,
nhất là các nước tư bản phát triển. Từ những năm 1984, 1985 tổ chức NSCU
(National Sofware – Cordination Unit) được thành lập, cung cấp chương trình giáo
dục máy tính cho các trường trung học. Các môn học đã có phần mềm dạy học bao
gồm: Nông nghiệp, Nghệ thuật, Thương mại, Giáo dục kinh tế, tiếng Anh, Địa lí,
Sức khoẻ, Lịch sử, Kinh tế gia đình, Nghệ thuật công nghiệp, Toán, Âm nhạc, Tôn
giáo, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Giáo dục đặc biệt.
Ở Ấn Độ tổ chức NCERT (National Council of Educasion Resarch and
Training) ở New Dehli đã thực hiện đề án CLASS (Computer Literacy and Studies
in School). Đề án xem xét việc sử dụng máy tính trợ giúp việc dạy học trong lớp,
đồng thời quan tâm đến vai trò của máy tính như là một công cụ ưu việt đánh dấu
sự thay đổi có ý nghĩa về phương pháp luận dạy học.



7
Năm 1985 các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Xrilanca, Thái lan,
Malaixia tổ chức các hội thảo về phần mềm dạy học tại Malaixia đã đưa ra tiêu
chuẩn đánh giá phần mềm gồm 3 yếu tố: Đặt vấn đề, trình bày bài giảng và kỹ thuật
lập trình. Ở Nhật Bản, máy tính được dùng làm công cụ để giáo viên trình bày kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, tiếp thu bài mới và giải quyết các vấn đề đặt ra trong tiết
học. Nhật Bản khẳng định việc sử dụng máy tính trong dạy học, đặc biệt ở phổ
thông, đã có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Hiện nay các

nước trong khu vực như: Singapo, Thái Lan việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy cũng đã trở nên rất phổ biến.
Chương trình Dạy học của Intel là sáng kiến toàn cầu giúp các nhà giáo khai
thác sử dụng công nghệ một cách hiệu quả vào chương trình đào tạo phổ thông
nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Chương trình Dạy học của Intel do
Viện công nghệ Máy tính (ICT) và Tập đoàn Intel thiết kế. ICT là một tổ chức phi
lợi nhuận chuyên về đào tạo công nghệ, cung cấp các chương trình giảng dạy công
nghệ và các dịch vụ tư vấn cho ngành giáo dục và công nghiệp.
Trong một thập kỷ qua, Chương trình Dạy học của Intel đã giúp các giáo
viên khối phổ thông trở thành những nhà sư phạm hiệu quả thông qua việc hướng
dẫn cho họ cách thức đưa công nghệ vào bài học, cũng như thúc đẩy kỹ năng giải
quyết vấn đề, tư duy phê phán và kỹ năng hợp tác đối với học sinh. Đến nay,
Chương trình đã tập huấn cho hơn 5 triệu giáo viên ở trên 40 quốc gia và đang
hướng tới con số 13 triệu giáo viên vào năm 2011. Hàng năm Intel đầu tư 100 triệu
USD để giúp cho việc học tập của giáo viên và học sinh và hỗ trợ cho việc nghiên
cứu phát minh của các trường đại học đặc biệt trong lĩnh vực toán, khoa học và
công nghệ.
1.1.2. Tại Việt Nam

×