Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

văn ôn thi đh câu 2 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.41 KB, 27 trang )

BÀI 1 : TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( HỒ CHÍ MINH )
Đề 1 : Hãy trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh ?
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại , anh hùng dân tộc , danh nhân
văn hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà .Sự nghiệp văn thơ
Người có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện đại .
Trong sự nghiệp văn học , Hồ Chí Minh đã có hệ thống quan điểm sáng tác tiến bộ,
vừa đảm bảo tính nghệ thuật của văn chương vừa gắn văn chương với đời sống
nhân dân , dân tộc .
Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại,phục vụ có hiệu quả cho sự
nghiệp cách mạng.Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời,góp phần vào nhiệm vụ đấu
tranh và phát triển xã hội.Văn thơ phải có chất thép,có xu hướng cách mạng và tiến
bộ về tư tưởng,có cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực,trở thành vũ khí đấu tranh
cách mạng.
Người từng phát biểu:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa ,tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”
Hoặc: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận,anh chị em(văn nghệ sĩ)là chiến sĩ
trên mặt trận ấy”.
Hồ Chí Minh quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật,phản ánh hùng
hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng , nêu gương tốt , phê phán
cái xấu.Văn chương phải có tính dân tộc , phát huy cốt cách dân tộc.Người cũng
quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị ,trong sáng,ngôn từ chọn lọc,tránh
lối viết cầu kì , xa lạ , nặng nề , giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự
sáng tạo của người nghệ sĩ .
Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng thức của
văn chương.Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết,nhà văn cần trả lời
được các câu hỏi:viết cho ai?( xác định đối tượng),viết để làm gì?(xác định mục
đích)rồi mới xác định viết cái gì?(xác định nội dung) và cách viết thế nào?(xác
định hình thức nghệ thuật).


Quan điểm sáng tác này trở thành định hướng sáng tác cho các văn nghệ sĩ nước ta
và góp phần không nhỏ vào thực hiện những nhiệm vụ của thời đại , đất nước .
Đề 2: Di sản văn học của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại , anh hùng dân tộc , danh nhân
văn hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà .Sự nghiệp văn thơ
Người có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện đại .Người để lại một di sản
văn học lớn lao về tầm vóc , phong phú về thể loại , đa dạng về phong cách , sâu
sắc về nội dung tư tưởng , sáng tạo độc đáo về phương diện nghệ thuật .Tác phẩm
của Người tập trung ở 3 thể loại : văn chính luận , truyện kí và thơ ca .
Văn chính luận của Người có mục đích đấu tranh chính trị , tiến công trực diện kẻ
thù , thức tỉnh giác ngộ quần chúng , thực hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân
tộc qua những chặng đường lịch sử .Ngòi bút chính luận của Người rất sắc sảo,linh
hoạt,có sức thuyết phục,ngôn từ chính xác,hùng hồn,giàu tính trí tuệ và tính luận
chiến.
Tác phẩm tiêu biểu:
Các bài báo với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các báo Pháp như Nhân
đạo,người cùng khổ,Đời sống thợ thuyền.
Bản án chế độ thực dân Pháp:tố cáo tội ác ,chính sách tàn bạo của thực dân Pháp ở
thuộc địa và nêu lên những nôi khổ của nhân dân thuộc địa do chính sách đó gây
ra.
Tuyên ngôn độc lập:tuyên bố nền độc lập tự do và việc thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: thể hiện tiếng gọi cứu nước thiết tha trong giờ
phút Tổ quốc gặp nguy nan.
Di chúc : lời căn dặn chân tình ,thiết tha,vừa mang tính định hướng chiến lược
trong hướng phát triển của đất nước vừa thấm đượm tình yêu thương con người.
Truyện và kí có đặc điểm:ngắn gọn,sắc sảo,kết cấu độc đáo,giàu tính trí tuệ,ý
tưởng thâm thuý,kín đáo. Tác phẩm truyện tiêu biểu: Pa ri, Vi hành,Những trò lố
hay là Va ren và Phan Bội Châu,Giấc ngủ 10 năm. Tác phẩm kí tiêu biểu: Nhật kí
chìm tàu,Vừa đi đường vừa kể chuyện.

Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương của Bác,ngôn ngữ giản
dị mà hàm súc,vừa cổ điển vừa hiện đại,kết hợp chất trữ tình cách mạng đằm thắm
với cảm hứng anh hùng ca của thời đại. Tác phẩm tiêu biểu:
Nhật kí trong tù: 133 bài phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến
sĩ cách mạng trong hoàn cảnh lao tù,chan chứa tình cảm nhân đạo,là tập thơ tiêu
biểu nhất của Người.
Thơ Hồ Chí Minh:86 bài.
Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh: 36 bài.
Đề 3 : Phong cách nghệ thuật.
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại , anh hùng dân tộc , danh nhân
văn hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà .Sự nghiệp văn thơ
Người có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện đại .Người để lại một di sản
văn học lớn lao về tầm vóc , phong phú về thể loại , đa dạng về phong cách , sâu
sắc về nội dung tư tưởng , sáng tạo độc đáo về phương diện nghệ thuật.
Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo ,đa dạng mà
thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn chương , giữa tư tưởng
và nghệ thuật , giữa truyền thống và hiện đại.Mỗi thể loại văn học, Người lại có
phong cách độc đáo riêng biệt.
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống gia đình , môi
trường văn hoá , hoàn cảnh sống , hoạt động cách mạng , cá tính và quan điểm
sáng tác của Người.
Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hoá,gắn lí luận với thực
tiễn,giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp , giọng văn hùng hồn dõng dạc .
Truyện và kí:giàu chất trí tuệ , tính hiện đại, tính chiến đấu , ngòi bút chủ
động,sáng tạo,khi là lối kể chân thực,gần gũi,khi châm biếm sắc sảo,thâm thuý,tinh
tế.
Thơ ca: phong cách đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại,nhiều bài cổ thi hàm
súc,uyên thâm,nhiều bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ
cách mạng.
Văn thơ của Người có tác dụng to lớn với quá trình phát triển của cách mạng Việt

Nam , có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần của dân
tộc .Người đã để lại một di sản văn chương vô cùng quý giá với nhiều bài học và
giá trị tinh thần cao quý mà nổi bật nhất là tấm lòng sâu sắc yêu thương,tâm hồn
cao cả,tinh thần đấu tranh đòi quyền sống , quyền độc lập , tự do cho cả dân tộc.
BÀI 2 : TÂY TIẾN ( QUANG DŨNG )
Đề 1 : Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác , bố cục , chủ đề bài Tây Tiến ?
Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ “ Mây đầu ô” ( xuất bản năm 1986 ) nhưng
trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc . Tác giả sáng tác bài
thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây
Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác . Đơn vị quân đội Tây Tiến được
thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt
Lào , đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam.
Địa bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng ; chiến sĩ Tây Tiến phần đông
là thanh niên Hà Nội , có nhiều học sinh , sinh viên , trong đó có Quang Dũng . Họ
sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ , thiếu thốn , bệnh sốt rét hoành hành
nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng . Hoạt động được hơn một năm thì đơn
vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52 . Lúc đầu , nhà thơ đặt tên tác
phẩm là Nhớ Tây Tiến , nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến . Bài thơ được sáng
tác dựa trên nỗi nhớ , hồi ức , kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ . Thế nên toàn
bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào , tha thiết .
Bài thơ được tác giả chia thành 4 đoạn . Đoạn 1 bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hành
quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng
vĩ , dữ dội , hoang sơ . Đoạn 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những
đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng . Đoạn 3 tái hiện lại chân
dung người lính Tây Tiến . Đoạn 4 là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây .
Toàn bài thơ in đậm dấu ấn tài hoa , lãng mạn , phóng khoáng của hồn thơ Quang
Dũng . Với tài năng và tâm hồn ấy , Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình
tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn , đậm chất bi tráng trên cái nền
cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ , dữ dội , mĩ lệ .
BÀI 3 : VIỆT BẮC ( TỐ HỮU )

Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu ?
-Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ở Huế trong một gia
đình thơ ca và ca dao-dân ca xứ Huế. Chính gia đình và quê hương đã góp phần
hình thành hồn thơ Tố Hữu.
-Năm 1938, ông được kết nạp Đảng và từ đó dâng đời mình cho CM. Bị bắt năm
1939 và bị giam qua nhiều nhà tù. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục tiếp tục hoạt động
và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến 1986, Tố Hữu liên tục giữ những chức vụ
quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng Và Nhà nước.
-Ở Tố Hữu, nhà chính trị và nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ ca gắn liền
với sự nghiệp CM, trở thành một bộ phận của sự nghiệp CM. Ông được nhà nước
phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 1996.
Đề 2 : Hãy trình bày những nét cơ bản về sự nghiệp sáng tác thơ ca của Tố
Hữu ?
Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Đường thơ của ông
gồm 7 tập thơ luôn gắn bó , phản ánh những chặng đường cách mạng dân tộc và
thể hiện sự vận động trong tư tưởng , nghệ thuật của chính nhà thơ .Thơ ông là sự
kết hợp hài hoà giữa yếu tố cách mạng , dân tộc với sáng tạo nghệ thuật thơ ca .
Chặng 1 : Tập thơ Từ ấy ( 1937 – 1946 ) là tập thơ đầu tay của tác giả thể hiện
niềm vui sướng của một thanh niên giác ngộ lý tưởng , quyết hy sinh phấn đấu cho
lý tưởng . Tâm hồn ấy đã vượt qua Máu lửa , vượt qua Xiềng xích để đến ngày
Giải phóng cùng đất nước .
Chặng 2 : Tập thơ Việt Bắc ( 1946 – 1954 ) là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc
kháng chiến chống Pháp , những con người kháng chiến và chiến khu Việt Bắc .
Nhà thơ ca ngợi những con người bình thường , các bà mẹ ,những người phụ nữ ,
các anh vệ quốc quân… làm những việc phi thường bảo vệ Tổ quốc .
Chặng 3 : Tập thơ Gió lộng ( 1955 – 1961 ) tràn đầy niềm vui trước cảnh miền Bắc
là ngày hội lớn đầy sức sống , sức vươn lên trong tự do độc lập và tiến lên chủ
nghĩa xã hội . Đồng thời tập thơ cũmg bộc lộ nỗi đau chia cắt đất nước , tình cảm
thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt , niềm tin bất diệt vào ngày mai thắng lợi

, thống nhất non sông .
Chặng 4 : Hai tập thơ Ra trận ( 1962 – 1971 ) , Máu và hoa ( 1972 – 1977 ) sáng
tác trong kháng chiến chống Mỹ , là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến vĩ
đại với những con người dũng khí kiên cường , ca ngợi chiến thắng của dân tộc bất
chấp những hi sinh tổn thất vì kẻ thù hung bạo.
Chặng 5 : Hai tập thơ Một tiếng đờn (1992 ) và Ta với ta ( 1999) sáng tác khi đất
nước đang đổi mới , bộc lộ những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống , lẽ đời , về
giá trị bền vững bất chấp mọi thăng trầm của nhà thơ , bộ lộ niềm tin vào lý tưởng ,
con đường cách mạng và chữ Nhân toả sáng ở mỗi hồn người .
Đề 3 : Hãy trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu ?
Về nội dung , thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc .Hồn thơ ông
luôn hướng tới cái Ta chung với lẽ sống lớn ,tình cảm lớn , niềm vui lớn của con
người cách mạng , của cả dân tộc .Cái Tôi trữ tình trong thơ ông là cái Tôi chiến sĩ
nhân danh Đảng , nhân danh cộng đồng dân tộc với lí tưởng sống là dấn thân vào
con đường giải phóng dân tộc , phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp của đất nước .Thơ
ông không đi sâu vào cuộc sống , tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những
tình cảm lớn , phổ biến , tiêu biểu của con người cách mạng như tình yêu lí tưởng ,
yêu kính lãnh tụ , tình đồng bào đồng chí , tình cảm quốc tế vô sản .Niềm vui trong
thơ ông không nhỏ bé tầm thường mà là niềm vui lớn , sôi nổi , rực rỡ , hân hoan
dặc biệt là những vần thơ về chiến thắng .
Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi . Thơ thường thể hiện những sự kiện chính trị
lớn của đất nước , luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất
toàn dân ; cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử – dân tộc và vấn đề vận
mệnh cộng đồng . Nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc ,
mang tầm vóc lịch sử thời đại .
Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên , đằm thắm chân thành .
Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà .Về thể thơ ,
Tố Hữu rất thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc .Về
ngôn ngữ , Tố Hữu thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân
tộc , phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt , sử dụng tài tình từ láy ,

các thanh điệu , các vần thơ .
Đề 4 : Ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác đến nội dung và hình thức của bài
thơ Việt Bắc
- Việt Bắc được Tố hữu sáng tác vào tháng 10-1954 , ngay sau khi cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi , các cơ quan trung ương của
Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội . Tố Hữu cũng là một trong số
những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc , nay từ biệt
chiến khu để về xuôi . Bài thơ như được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó .
- Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt , đầy xúc động bâng
khuâng : “ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” .Đây là cuộc chia tay của những
người từng sống gắn bó suốt “ mười lăm năm ấy” , có biết bao kỉ niệm ân tình ,
từng sẻ chia mọi cay đắng , ngọt bùi , nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ ,
khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng .Chuyện ân tình
cách mạng được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi .
- Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen
thuộc của ca dao , dân ca , bên hỏi bên đáp , người bày tỏ tâm sự , người hô ứng
đồng vọng . Hỏi và đáp đều mở ra bao kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng
chiến gian khổ mà anh hùng , mở ra bao nỗi niềm nhớ thương . Thực ra , bên ngoài
là đối đáp , còn bên trong là độc thoại , là sự biểu hiện tâm tư tình cảm của chính
nhà thơ , của những người tham gia kháng chiến .
BÀI 4 : ĐẤT NƯỚC ( NGUYỄN KHOA ĐIỀM )
Đề 1 : Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác , chủ đề đoạn trích Đất nước ?
Trường ca “Mặt đường khát vọng” được Nguyễn Khoa Điềm viết tại chiến khu
Trị-Thiên hoàn thành vào cuối năm 1971. Được xuất bản vào năm 1974.
Đoạn trích “Đất nước” gồm 110 câu thơ tự do, là chương 5 của trường ca “Mặt
đường khát vọng .
Ra đời trên chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Trư¬ờng ca Mặt đường khát
vọng thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ đô thị miền Nam, giúp thanh niên
vùng địch tạm chiếm nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân
đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đư¬ờng đấu tranh hòa nhập

với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
Nguyễn Khoa Điềm đã kết hợp giữa chính luận và trữ tình để trình bày những cảm
nhận và suy tưởng về Đất Nước dưới hình thức lời trò chuyện tâm tình giữa đôi lứa
yêu nhau. Đất Nước được cảm nhận toàn vẹn từ nhiều bình diện: Trong chiều dài
của thời gian lịch sử, trong bề rộng của không gian địa lý, trong tầm cao của đời
sống văn hóa, phong tục, tâm hồn tính cách cha ông Ba phương diện đó gắn bó
với nhau làm nổi bật tư tưởng cơ bản: Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân.
BÀI 5 : SÓNG ( XUÂN QUỲNH )
Đề 1 : hãy trình bày vài nét về nhà thơ Xuân Quỳnh và hoàn cảnh ra đời , chủ
đề bài thơ Sóng ?
Xuân Quỳnh 1942-1988). Nhà thơ nữ hiện đại, viết rất hay, rất nồng nàn về thơ
tình. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn , vừa hồn nhiên
tươi tắn , vừa chân thành đằm thắm và da diết khát vọng hạnh phúc bình dị .
Những bài thơ hay nhất của chị:Sóng, “Thuyền và biển”, v.v… Tác phẩm “Chồi
biếc” (1963), “Hoa dọc chiến hào” (1968), “Gió Lào cát trắng” (1974),
Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh viết năm 1967, lúc nhà thơ 25 tuổi. Bài thơ là kết
qủa của chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền , Thái Bình . Lúc này nhà thơ
vừa trải qua nhiều đổ vỡ trong hạnh phúc cá nhân Bài thơ rút trong tập “Hoa dọc
chiến hào” tập thơ thứ 2 của chị Đây là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu , tiêu biểu
cho phong cách thơ Xuân Quỳnh .
“Sóng” là bài thơ đã kết tinh những gì sở trường của hồn thơ Xuân Quỳnh. Nhưng
thành công đáng kể nhất là Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để diễn tả
những cảm xúc vừa phong phú phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ
nữ đang rạo rực khao khát yêu đương.
BÀI 6 : ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA ( THANH THẢO )
Đề 1 : Trình bày ngắn gọn những nét cơ bản về tác giả Thanh Thảo, chủ đề
bài thơ?
Thanh Thảo Là nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Ông được công chúng đặc biệt chú ý
bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh thời hậu
chiến.

Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn
đề xã hội và thời đại. Ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề
sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor – ca rút trong tập: Khối vuông Ru – bích (1985); ngọn
nguồn cảm hứng bài thơ có được từ số phận bi thảm và nhân cách cao đẹp của Lor
– ca.
Bài thơ ca ngợi Lor – ca: Tài năng, nhân cách và bản lĩnh. Đồng thời bày tỏ thái độ
ngưỡng mộ người nghệ sĩ tự do với khát vọng chân chính.
BÀI 7 : NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( NGUYỄN TUÂN )
Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Nguyễn Tuân ?
1/ Con người Nguyễn Tuân:
Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. lòng yêu
nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hoá cổ truyền của
dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ. Những kiệt tác văn chương, những cảnh
đẹp của quê hương đất nước…
Nguyễn Tuân ý thức cá nhân phát triển cao. Ông viết văn là để khẳng định cá tính
độc đáo của mình. Ông ham du lịch, tự gắn cho mình một chứng bệnh"chủ nghĩa
xê dịch".
Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Ông am hiểu nhiều môn nghệ thuật
khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu…ông còn là một diễn viên kịch nói có tài và
diễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta.
Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình.Đối với
ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí khổ hạnh.
2/ Quá trình sáng tác:
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân chủ yếu viết về ba đề tài: chủ nghĩa xê
dịch( Một chuyến đi, thiếu quê hương), vang bóng một thời ( vang bóng một thời,
chữ người tử tù), đời sống truỵ lạc ( chiếc lư đồng mắt cua).
Chủ nghĩa xê dịch: Nguyễn Tuân tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng bất mãn và
bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về " chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có
dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất

nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa.
"Vang bóng một thời": là thời phong kiến đã qua nhưng dư âm còn vọng lại. Ông
không viết về trật tự xã hội, về tư tưởng đạo đức cũ, mà mô tả vẻ đẹp riêng của
thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao
nhã, những cách ứng xủ giữa người với người đầy nghi lễ nhịp nhàng…Tất cả
được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp nhà nho bất đắc chí.
"Đời sống truỵ lạc": Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy một nhân vật
"tôi" hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện.
Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc
đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giớ tinh khiết, thanh cao được
nâng đỡ trên đôi cánh nghệ thuật.
Giá trị của các sáng tác thời kỳ này là những trang viết đầy tài hoa và thấm nhuần
lòng yêu nước.
Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Nguyễn Tuân hướng vào hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.Ông đã đóng góp
cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương
đất nước, ca ngợi nhân dân trông chiến đấu và sản xuất. Hình tượng chính của tác
phẩm Nguyễn Tuân sau cách mạng là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt
trận vũ trang. Nhưng dưới ngòi bút của ông, những nhân vật ấy không phải chỉ là
những công dân dũng cảm mà còn là những nghệ sĩ tài hoa. Tác phẩm tiêu biểu:
tuỳ bút " Sông Đà", Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… Giá trị của các tác phẩm này là
những trang viết đầy tự hào, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu, lao động.
3/ Phong cách nghệ thuật:
Trước Cách mạng: Văn Nguyễn Tuân thể hiện cách nói độc đáo, ý nghĩ độc đáo.
Nó gắn với thái độ ngông nghênh phiêu bạt, thích nói những điều ngược đời,gai
góc như muốn trêu ghẹo thiên hạ.
Sau cách mạng: nét phong cách này vẫn được duy trì nhưng ở chừng mực tìm cho
mình một cách tiếp cận hiện thực riêng, phát hiện những chân lí chưa ai phát hiện,
đưa ra cách dùng từ đặt câu không ai lẫn.
Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện chất tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân luôn tiếp cận

cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thẩm mĩ của nó.
Trước cách mạng ông hay viết về những con người nghệ sĩ. Sau cách mạng, đối
tượng ông hướng tới là bộ đội, dân quân, người lao động.
Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện cảm hứng đăch biệt trước những cảnh tượng mãnh
liệt đối với nghệ sĩ. Đó là những cảm giác mạnh, không chung chung bằng phẳng
nhàn nhạt… không đẹp tuyệt vời cũng phải dữ dội, khủng khiếp.
Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ngôn ngữ văn học Việt
Nam. Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xuôi
đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng.
Sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan
trọng, ông vẫn tiếp cận thiên nhiên, con người về phương diện nghệ thuật. Ông
không đối lập xưa và nay. Tìm thấy chất tài hoa tài tử ở con người lao động, anh
bộ đội- còn giọng khinh bạc nếu còn thì chủ yếu là ném vào kẻ thù. Thể loại sau
cách mạng Nguyễn Tuân tìm đến là tuỳ bút.
Đề 2 : Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và chủ đề tác phẩm “ Người lái đò sông
Đà” ?
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” dược in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm
15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì
xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến
Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp,đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.
Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và
đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến
cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vỹ và tuyệt vời thơ mộng, N.Tuân
còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ
vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”
Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ
những nét thơ mộng, hùng vỹ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình
ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca
ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới : chất vàng mười

của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà.Từ đó nhà
văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây
Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.
BÀI 8 : AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
( HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG )
Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ,
hoàn cảnh ra đời và chủ đề bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phòng trào
đấu tranh chống Mĩ - Nguỵ ở Thừa thiên - Huế.
Ông quê gốc ở Quảng Trị nhưng sống và học tập, hoạt động, trưởng thành và gắn
bó sâu sắc với Huế.
Ông là Nhà văn chuyên viết về bút kí với đề tài khá rộng lớn. Tác phẩm của ông đã
thể hiện những nét riêng của cảnh sắc và con người khắp mọi miền đất nước từ Bắc
vào Nam. Nhưng đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với độc giả vẫn là những bài
viết về Huế, Thuận Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam.
Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với duy tả đa
chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối viết hướng
nội, súc tích, mê đắm và tài hoa tạo cho thể loại bút kí một phong cách riêng, đem
đến những đóng góp mới cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Viết tại Huế 1981, in trong tập sách cùng
tên (NXB Thuận Hoá 1986).
Bài kí có 3 phần, đoạn trích SGK gồm phần thứ nhất và đoạn kết , tập trung nói về
cảnh quan thiên nhiên sông Hương, sự gắn bó của con sông với lịch sử và văn hoá
của xứ Huế, của đất nước. Qua đó nhà văn bộc lộ Niềm tự hào tha thiết, sâu lắng
dành cho dòng sông Hương, cho Xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
Đoạn trích cũng thể hiện được những nét tiêu biểu cho đặc trưng thể loại và văn
phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
BÀI 9 : VỢ CHỒNG A PHỦ ( TÔ HOÀI )
Đề 1 : Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, tóm tắt cốt truyện, chủ đề,

giá trị hiện thực, nhân đạo của tp Vơ chồng A Phủ ?
Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc, kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng
bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi dài 8 tháng này, ông đã
sống gắn bó và nghĩa tình với các đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Hmông…
Tập truyện Tây Bắc gồm 3 truyện " Cứu đất cứu mường", Mường Giơn", " Vợ
chồng A Phủ". Tập truyện đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của
đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến thực dân. Trong cảnh đâu thương
tột cùng đó, cách mạng đã đến với họ và họ đã thức tỉnh.
Truyện "Vợ chồng A Phủ" viết về chặng đường đời của Mị và A Phủ những ngày
sống ở Hồng Ngài nhà Thống lí Pá Tra sang Phiềng Sa , nên vợ nên chồng và đến
với cách mạng. Tác phẩm đoạt giải nhất của Hội văn nghệ Việt Nam ( 1954-1955)
Tóm tắt
Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con
dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi
trong xó cửa".
Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào
cột nhà.
A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ
ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần
chết.
Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
Chủ đề:
Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống lại
quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của
bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt
không gì hủy diệt được của những kiếp nô lệ, khẳng định chỉ có sự vùng dậy của
chính họ, được ánh sáng cách mạng soi đường sẽ dẫn tới cuộc đời tươi sáng.

Giá trị hiện thực
- Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc- một thành công có ý
nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi.
- Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh
tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian.
- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp.
- Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi.
Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.
- Phê phán gay gắt bọn thống trị
- Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người.
- Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người.
- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê
thảm.
BÀI 10 : VỢ NHẶT ( KIM LÂN )
Đề 1 : Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời , tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề tác
phẩm Vợ nhặt?
Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết
ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình
lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ
nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí" . Truyện tái hiện lại
bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà
văn đối với con người trong nạn đói.
* Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt
Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là
Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn
đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được
sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ , người mẹ giàu tình thương
người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu
mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ

ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc
bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
* Chủ đề:
Tác phẩm đã phẩn ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong
cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra. Họ đã cưu mang
đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng
đem đến.
Đề 2 : Hãy giải thích ý nghĩ nhan đề “ Vợ nhặt”
Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những
thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt"
ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí
trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.
Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói
1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc
sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
Đề 3: Trình bày ý nghĩa tình huống truyện Vơ nhặt
Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn tiếng nói
của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh của
Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp,
cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện
vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng "nhặt"
được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình,
đẩy mình đến gần hơn với cái chết.
Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước
mắt. Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ: "biết có
nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?", cùng nín lặng. Bà cụ Tứ, mẹ
Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi
lo riêng mà rất chung: "Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát
này không?" . Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: "Nhìn

thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau
Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.
Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác
phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
Giá trị hiện thực:
- Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
- Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người.
- Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói khát mà phải trở nên trơ
trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn.
Giá trị nhân đạo:
- Đề cao tình người, lòng nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự
sống và hạnh phúc.
- Đặc biệt, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để
họ vượt lên cái chết.
Giá trị nghệ thuật:
Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những
cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm.
BÀI 11: RỪNG XÀ NU ( NGUYỄN TRUNG THÀNH)
Đề 1: Hãy trình bày xuất xứ , hoàn cảnh ra đời , chủ đề truyện Rừng xà nu?
Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng
miền Trung Trung bộ (số 2- 1965), sau đó được in trong tập Trờn quê hương
những anh hùng Điện Ngọc.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia
làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp
miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối.
Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra
miền Bắc. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không
khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường
miền Trung Trung bộ.
Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh,

bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có
ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân
mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm
vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác.
Đề 2 : Hãy tóm tắt cốt truyện Rừng xà nu và nêu chủ đề tác phẩm?
Truyện Rừng xà nu có hai cốt truyện đan lồng vào nhau : câu chuyện về cuộc đời
đau thương của Tnú và câu chuyện về cuộc đồng khởi của dân làng Xô Man.
Sau ba năm đi bộ đội, Tnú trở về thăm làng Xô Man ẩn sau ngọn đồi xà nu cạnh
con nước lớn và thấy làng mình đã trở thành làng kháng chiến, những đứa trẻ trong
làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích.Đêm ấy ,trong nhà ưng của làng, bên
bếp lửa chung , Cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú.
Cha mẹ chết sớm,Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng.Lớn lên,chú
bé Tnú cùng Mai nuôi giấu anh Quyết là cán bộ cách mạng trong rừng và được anh
dạy cho học chữ với hy vọng sau này sẽ thay anh làm cán bộ. Tnú bị giặc bắt và tra
tấn dã man nhưng vẫn không khai.Ba năm sau,Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết
đã hi sinh. Tnú cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu.Bọn giặc hay tin kéo
về hành hạ dân làng, bắt Mai và đứa con mới sinh tra tấn cho đến chết. Tnú xông ra
nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm nhựa xà nu đốt
mười đầu ngón tay để dân làng “bỏ cái mộng cầm giáo mác”. Thế nhưng,cũng
ngay đêm ấy,khi Tnú bị Bắt,Cụ Mết đã dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác cất
giấu đem về và bất ngờ đồng loạt xông vào giết hết lũ giặc. Tnú rời làng đi bộ đội
và trở thành một chiến sĩ dũng cảm.
Ở làng một đêm, sáng hôm sau , Tnú lại chia tay dân làng về đơn vị . Cụ Mết và
Dít tiễn Tnú. Ba người nhìn ra xa thấy đồi xà nu xanh ngút ngàn trải dài tới tận
chân trời.
Chủ đề: Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một buôn làng hẻo
lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn
đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân
dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên,
cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác.

Đề 3: Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu?
Nhà văn có thể đặt tên cho tác phẩm của mình là "làng Xô Man" hay đơn giản hơn
là "Tnú"- nhân vật chính của truyện. Nhưng nếu như vậy tác phẩm sẽ mất đi sức
khái quát và sự gợi mở.
Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chứa đựng được cảm xúc của
nhà văn và linh hồn , tư tưởng chủ đề tác phẩm.
Hơn nữa, Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên,
gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại- một sức sống bất diệt của cây xà nu và tinh
thần bất khuất của con người Tây Nguyên.
Bởi vậy, Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa bao gồm cả ý nghĩa tả thực lẫn ý
nghĩa tượng trưng. Hai lớp ý nghĩa này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng
sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm.
BÀI 12 : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH ( NGUYỄN THI )
Đề 1: Hãy trình bày vài nét về tác giả Nguyễn Thi?
Nguyễn Thi gắn bó với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu:
Nhà văn của người dân Nam Bộ. Nhân vật của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng
tất cả đều có những đặc điểm chung "rất Nguyễn Thi". Đó là:Yêu nước mãnh liệt,
thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tay sai của
chúng, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất cao- những con người dường
như sinh ra để đánh giặc ;Tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu
đời, giàu tình nghĩa. Tác phẩm tiêu biểu của ông là : Người mẹ cầm súng , Những
đứa con trong gia đình , …
Đề 2: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác , tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề tác
phẩm?
Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với
tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1966.
Sau được in trong Truyện và kí NXB Văn học Giải phóng, 1978.
Tóm tắt tác phẩm theo nhân vật chính và cốt truyện:
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mỗi
thù sâu nặng với Mĩ-nguỵ: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa

phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe doạ, hạch sách của bọn
giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng
Út em, chú Năm, và một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống gia đình
Việt đều được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình.
Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc. Việt nhỏ tuổi, đồng đội gọi thân mật
là câu Tư. Anh rất gắn bó với đơn vị . Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng
cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng và lạc
đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh
trở về với những kỉ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về
đồng đội và anh Tánh,
Tánh cùng tiểu đội đi suốt ba ngày mới tìm được Việt trong một lùm cây rậm và
suýt nữa thì bị ăn đạn của “câu Tư . Việt được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã
chiến. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến kể lại chiến công của mình. Việt
nhớ chị chiến, muốn viết thư nhưng không biết viết sao vì tự thấy chưa thấm gì với
thành tích của đơn vị và những ước mong của má.
Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống
yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó
sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với
truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
BÀI 13 : CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH CHÂU )
Đề 1: Trình bày vài nét ngắn gọn về tác giả Nguyễn Minh Châu?
Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn
Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở
đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay".
Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn
Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu
khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá
nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn
kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

Tác phẩm chính : Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành , Bến quê , phiên chợ
Giát , Chiếc thuyền ngoài xa ,
Đề 2: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời , xuất xứ , tóm tắt , chủ đề truyện Chiếc
thuyền ngoài xa?
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh
Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai
đoạn sáng tác thứ hai. Truyện ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đang dần đổi
mới , cuộc sống kinh tế có nhiều mặt trái , nhiều tồn tại khiến người ta phải băn
khoăn . Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn
lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
Tóm tắt:
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng
phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với
cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu
năm xưa, giờ đang là chánh án toà án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là
chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm,
Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng chính từ chiếc
thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài , lão đàn
ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Thằng Phác,
con lão che chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha
mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh
lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng
làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác.
Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án
huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm
thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu :không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn
nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.
Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh,
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn
nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản

chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
Đề 3 : Hãy phân tích ý nghĩa nhan đề truyện Chiếc thuyền ngoài xa và ý nghĩa
của tấm ảnh nghệ thuật ?
Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện gắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu. Tác giả đặt
cho truyện ngắn nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” thật sâu sắc, một nhan đề đa
nghĩa:
Đây là hình ảnh chiếc thuyền xuất hiện trong phần mở đầu truyện ngắn, theo nghệ
sĩ Phùng, đó là một cảnh “đắt” trời cho, là vẻ đẹp “đơn giản và toàn bích”, khiến
cho Phùng cảm động, tưởng như chính mình “vừa khám phá thấy cái chân lí của sự
toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Như vậy
“Chiếc thuyền ngoài xa” là biểu tượng về nghệ thuật, là vẻ đẹp cuộc sống.
Theo diễn biến truyện: Chiếc thuyền ngoài xa vào gần bờ, một người đàn ông và
một người đàn bà rời thuyền. Người đàn bà đi vào bãi xe tăng hỏng chờ đợi, người
chồng đánh vợ một cách tàn bạo, người vợ chấp nhận với vẻ cam chịu đầy nhẫn
nhục”.
Người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết. Thật ngạc nhiên, người
đàn bà “lạy quí toà” và van xin: “bắt tội”, “bỏ tù” cũng được nhưng “đừng bắt con
bỏ nó”. Sự thật được giải đáp khi người đàn bà kể lại câu chuyện về cuộc đời
mình. Người đàn bà chấp nhận những trận đòn một cách “tự nguyện” là bởi ở
thuyền “phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba”, bởi đàn bà ở thuyền
“phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Như vậy, “Chiếc thuyền ngoài
xa” còn là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh tồ của gia đình
hàng chài với cuộc sống bấp bênh, đầy khó khăn, bất trắc.
Nếu chiếc thuyền ấy không vào gần bờ, không có câu chuyện của người đàn bà
trên thuyền kể lại, chỉ nhìn “chiếc thuyền” khi nó ở “ngoài xa” thì làm sao thấu
hiểu sự thật? Đây chính là tư tưởng cốt lõi của truyện ngắn: Xa và gần, bên ngoài
và thẳm sâu, mới là cái nhìn toàn diện về cuộc sống, cần có một cái nhìn đa diện,
nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất thật về cuộc sống và con người.
“Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp, treo ở nhiều nơi, nhất là ở trong
các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai hiểu được câu chuyện con người trên

chiếc thuyền ấy. Chỉ có nghệ sĩ Phùng, mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng
“thấy người đàn bà ấy dang bước ra khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà lam lũ, cam
chịu, giàu tình thương, lòng vị tha. Đó cungz là thông điệp của tác giả gửi tới
người đọc: nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời.
Bài 14: HỒN TRƯƠNG BA , DA HÀNG THỊT ( LƯU QUANG VŨ )
Đề 1 : Em hãy trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học
của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.
Lưu Quang Vũ ( 1948-1988) là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của
nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại . Ông là một hiện tượng đặc biệt của sân
khấu kịch những năm tám mươi của thế kỉ XX.
Lưu Quang Vũ sinh tại Phú Thọ , xuất thân trong gia đình trí thức , cha là nhà viết
kịch nổi tiếng . Ông có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ . Ông phục vụ trong quân ngũ
5 năm từ 1965-1970 . Từ năm 1970-1978 , ông xuất ngũ và làm nhiều nghề để
kiếm sống . Từ năm 1978 , ông bắt đầu viết kịch . Những vở kịch của ông gây chấn
động dư luận . Năm 1988 , ông đột ngột qua đời trong một tai nạn ô tô cùng người
vợ và cậu con trai .
Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài : làm thơ , vẽ tranh , viết kịch , viết văn , phê
bình sân khấu . Ông đặc biệt có sở trường về thể loại kịch . Kịch của ông dữ dội ,
sắc sảo , giàu trăn trở , triết lý về cuộc sống , con người , đặt ra nhiều vấn đề có ý
nghĩa tư tưởng , có giá trị nhân văn sâu sắc .
Trong thời gian không lâu , ông đã để lại một khối lượng tác phẩm không nhỏ , tiêu
biểu là :
Các vở kịch : Nàng Xi-ta , Bệnh sĩ , Hồn Trương Ba , da hàng thịt , …
Các tập thơ : Hương cây , Bầy ong trong đêm sâu , Mây trắng của đời tôi , …
Tiểu luận : Diễn viên và Sân khấu .
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ là tấm gương quý báu về thái
độ lao động nghệ thuật miệt mài , nghiêm túc cống hiến cho nhân dân , đất nước .
Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật.
Đề 2 : Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác , tóm tắt và nêu chủ đề vở kịch Hồn

Trương Ba , da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ.
* Hoàn cảnh:
Vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt được sáng tác năm 1981 , đến năm 1984
mới ra mắt công chúng . Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu
Quang Vũ , đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước . Vở kịch
được sáng tác trong không khí đổi mới tư duy , ý thức dân chủ trong đời sống ,
phong trào đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội . Vở kịch gồm 7 cảnh , được tác
giả sáng tác dựa trên một cốt truyện dân gian .
* Tóm tắt :
Trương Ba là một người làm vườn , đánh cờ rất giỏi . Đế Thích là tiên cờ , mến tài
Trương Ba , cho ông một nắm hương , dặn cách sử dụng khi cần gặp mình . Sau đó
Trương Ba đột ngột qua đời do Nam Tào mải đi dự tiệc , bắt chết nhầm ông . Vợ
Trương Ba vô tình đốt hương , lên Trời và biết chuyện Nam Tào gạch ẩu tên chồng
mình , liền đòi trả mạng sống cho chồng . Đế Thích khuyên Nam Tào sửa sai bằng
cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt mới chết . Xác anh hàng thịt đang
nằm trong quan tài bỗng bật dậy đòi về nhà Trương Ba khiến mọi người ngỡ ngàng
. Lí trưởng đòi con trai Trương Ba hối lộ mới cho Trương Ba ở nhà hàng thịt đến
nửa đêm thì được về nhà mình . Hồn Trương Ba giúp chị vợ hàng thịt mổ lợn , bị
thể xác xui khiến suýt nữa ở lại đêm cùng chị ta . Hồn Trương Ba bắt đầu đổi tính :
uống rượu , thích ăn ngon , nước cờ không hay như cũ . Con trai Trương ba hư
hỏng , chỉ nghĩ đén tiền và trục lợi . Vợ Trương Ba đòi bỏ đi . Cháu gái không
nhận ông . Con dâu xót xa vì bố chồng đổi tính . Bản thân Trương Ba cũng bất lực
với chính mình . Hồn Trương Ba đã tách ra đối thoại với xác hàng thịt , bị xác
hàng thịt chế giễu và khẳng định sức mạnh lấn tới của hắn . Hồn Trương Ba đốt
hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho mình . Đế Thích gợi ý cho hồn Trương
Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba kiên quyết từ chối , xin cho cu Tị được
sống , trả lại xác hàng thịt và chấp nhận cái chết . Hồn Trương Ba nhập vào màu
xanh cây cỏ trong vườn . Cái Gái và cu Tị gieo hạt na cho nó mọc thành cây mới .
* Chủ đề :
Vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt qua việc xây dựng xung đột giữa tâm hồn

thanh cao của Trương Ba với thể xác phàm tục của anh hàng thịt đã khắc hoạ bi
kịch tha hoá và cuộc đấu tranh gay gắt bảo vệ , hoàn thiện nhân cách của con người
. Từ đó tác giả đã phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội và gửi gắm
triết lý nhân sinh sâu sắc về yêu cầu thống nhất giữa thể xác và tâm hồn.
Đề 3 : Em hãy trình bày xung đột chính trong đoạn trích vở kịch kịch Hồn
Trương Ba , da hàng thịt của Lưu Quang Vũ ? Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng của
xung đột ấy ?
* Xung đột trong trích đoạn vở kịch :
Đoạn trích vở kịch có hai xung đột chính là xung đột giữa hồn Trương Ba với xác
hàng thịt và xung đột giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình .
Hồn Trương Ba , tách ra khỏi xác , bị xác hàng thịt chế giễu đã làm nhiều việc thô
thiển . Người thân xa lánh , trách mọc hồn Trương Ba khiến hồn đau khổ , dằn vặt .
* Ý nghĩa tư tưởng của xung đột :
Qua hai xung đột này , tác giả muốn phê phán hiện tượng tiêu cực trong xã hội :
một số người chạy theo những ham muốn vật chất , bị thể xác điều khiển , trở nên
tha hoá , thô lỗ , phàm tục và phải sống một chác giả tạo . Đồng thời vở kịch còn
gửi gắm triết lý nhân sinh sâu sắc : ý nghĩa sự sống con người là ở sự hài hoà giữa
thể xác và linh hồn , ở sự đấu tranh với cái xấu , cái ác để hoàn thiện nhân cách cao
đẹp . .
Bài 15: THUỐC ( LỖ TẤN)
Đề 1 : Trình bày những nét cơ bản về Tác giả Lỗ Tấn .
Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết
Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung
Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn”
(Quách Mạt Nhược).
Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho
dân tộc: từ nghề khia mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức
tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa
mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của
một người con ưu tú của dân tộc.

Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ
sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội,
tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và
thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập
tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao
Đề 2 : Hoàn cảnh ra đời , tóm tắt , chủ đề truyện Thuốc .
Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là
thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã
hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an
phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không
có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng
con đường giải phóng dân tộc. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông
điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc. Thuốc được
đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét
xuất bản 1923
* Tóm tắt :
Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y
thời bấy giờ) . Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm
máu người tử tù về cho con ăn , vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh . Lão Thuyên
dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn.
Sáng hôm sau ,trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị
chém sáng nay . Đó là Hạ Du , một nhà cách mạng kiên cường , nhưng chẳng ai
hiểu gì về anh , nhiều người cho anh điên. Thế rồi , thằng Thuyên cũng chết vì
chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao.
Năm sau vào tiết Thanh minh , mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng
mộ con . Gặp nhau , hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau . Họ rất ngạc
nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau . Đây
điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm , bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã
khuất .

* Chủ đề :
Truyện Thuốc phản ánh sự u mê của nhân dân TQ trước cách mạng Tân Hợi, sự
lạc hậu về chính trị của quần chúng đối với người làm cách mạng và bi kịch của
người cách mạng tiên phong Hạ Du .
Đề 3 : Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu .
* Nhan đề "Thuốc"
Thuốc, nguyên văn là "Dược" phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn
(động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực trạng nhận thức
của người dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”, nhà văn không có
ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết
bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên
truyện chỉ có thể dịch là Thuốc hoặc Vị thuốc chứ không thể dịch là Đơn thuốc
.Nhan đề truyện có nhiều nghĩa.
Tầng nghĩa ngoài cùng , nghĩa đen là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao
bằng bánh bao tẩm máu người . Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để
cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã
giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín , u mê , ngu muội .
Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh
tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người
dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó
một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi
tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô
hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm
một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê
trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc
nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và
căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu
để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống
để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là

thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu
nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành
mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú
anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.
* Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện
chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận
đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng
thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Đề 4 : Ý nghĩa của một số chi tiết quan trọng .
* Ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du
Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu
của “thứ thuốc đặc biệt” - chiếc bánh bao tẩm máu người.
Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển sang bàn về
bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí.
Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên
đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu Năm
gù) và hai người chỉ có đặc điểm (“Người trâu hoa râm”, “anh chàng hai mươi
tuổi”).
Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy:
- Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang .
- Bộ mặt lạc hậu cảu dân chúng Trung Quốc đương thời.
- Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
* Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du :
Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa : “hoa
trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”.Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm
câu hỏi “Thế này là thế nào?”.Câu hỏi vừa hàm chứa sự sửng sốt ,vừa ẩn giấu niềm
vui vì có người đã hiểu con mình .Đồng thời đã là câu hỏi thì đòi hỏi có câu trả lời.
Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với
vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ
cách mạng tiên phong.

Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao
tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm
kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội
với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý
nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn
vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả
đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.
*Hình ảnh con đường mòn trong nghĩa địa có ý nghĩa :
Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ ,có một con
đường mòn ở giữa chia làm hai:Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa
người nghèo phía bên phải .Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã
trở thành thói quen.Hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn để đến gặp nhau vì
đồng cảm ở tình thương con sâu sắc.
Bài 16: SỐ PHẬN CON NGƯỜI ( SÔ LÔ KHỐP )
Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Sô lô khốp ?
Sôlôkhôp (1905-1984)là nhà văn Nga lỗi lạc.Ông sinh ra và lớn lên ở tỉnh Rôxtôp
thuộc vùng thảo nguyên sông Đông và gắn bó với vùng đất trù phú đậm bản sắc
văn hoá của người cô dắc này trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp
của lịch sử.Chưa được 17 tuổi nhưng trong nội chiến Sô-lô-khôp đã làm thư kí uỷ
ban xã,xoá nạn mù chữ,trưng thu lương thực chống đói…Năm 17 tuổi,ông lên
Mat-xcơ-va làm nhiều nghề vất vả như đập đá ,khuân vác ,kế toán để thực hiện
giấc mơ viết văn.Năm 21 tuổi, Sôlôkhôp đã có hai tập truyện ngắn viết về vùng
sông Đông là Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh. Năm 22 tuôỉ , Sôlôkhôp
trở về quê và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết sử thi 4 tập Sông Đông êm đềm.Bộ tiểu
thuyết hoàn thành năm 1940 lúc Sôlôkhôp 35 tuổi và ngay lập tức được tặng giải
thưởng quốc gia.
Chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức bùng nổ,Sôlôkhôp tham gia với tư cách là
phóng viên chiến tranh theo sát Hồng quân trên nhiều mặt trận. Sau chiến
tranh,ông lại lăn mình vào những hoạt động xã hội ở địa phương .Vốn sống ấy giúp

ông viết thành công tác phẩm Số phận con người thể hiện cách nhìn về cuộc sống
và chiến tranh một cách toàn diện ,chân thực.
Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Sôcôlốplà viết đúng sự thật dù đôi khi
sự thật đó khắc nghiệt, cay đắng.Ông coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ thuật là ca
ngợi nhân dân . Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản
ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận
đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí
luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
Do những cống hiến nghệ thuật to lớn, năm 1965,Sôlôkhôp được nhận giải Noben
về văn học.
Đề 2 : Hoàn cảnh sáng tác , tóm tắt cốt truyện và chủ đề tác phẩm Số phận
con người ?
* Hoàn cảnh ra đời :
Truyện ngắn Số phận con người của Sôlôkhốp hoàn thành năm 1957 mở ra một
chân trời mới cho văn học Nga, thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một
cách toàn diện ,chân thực.
* Tóm tắt tác phẩm:
Xôcôlốp là một chiến sĩ Hồng quân Liên xô từng tham gia nội chiến. Cha mẹ, anh
chị của anh đều chết trong nạn đói.Xôcôlốp trải qua nhiều nghề để kiếm sống .Rồi
anh có vợ, có ba con và xây được một ngôi nhà ,sống hạnh phúc.
Khi chiến tranh vệ quốc chống phát xít bùng nổ, anh ra trận .Chiến đấu chừng một
năm,anh bị thương hai lần rồi bị bắt làm tù binh,bị đoạ đày trong các trại tập trung
của phát xít Đức.Năm 1944,bọn phát xít Đức thua to,phải dùng cả tù binh làm lái
xe.Xôcôlốp đã cướp xe,bắt sống tên thiếu tá phát xít, trốn thoát.Về tới đợn vị,anh
mới hay tin ngôi nhà anh bị bom phát xít nổ tan tành,vợ và hai con gái bị bom giết
hại.Niềm hi vọng cuối cùng của anh là đứa con trai bây giờ đã là một đại uý pháo
binh nhưng rồi nó cũng hi sinh ngay trong ngày chiến thắng.
Chiến tranh kết thúc ,Xôcôlôp giải ngũ. Anh không về quê hương mà đến ở nhờ
nhà một người bạn và làm nghề lái xe để kiếm sống. Ở đây,anh đã nhận Vania, một
đứa bé mồ côi năm tuổi làm con nuôi.Việc chăm sóc bé tuy vất vả nhưng có nó anh

mới thấy hạnh phúc .Trái tim rệu rã của anh dường như êm dịu lại.Còn bé Vania
tưởng tìm được bố ruột của mình nên quấn quít bên bố không rời.Trong một lần lái
xe,anh va phải một con bò và bị tước bằng lái. Hai bố con lại dắt nhau đi nơi khác
kiếm sống.Bé Vania hồn nhiên vô tư còn anh phải gượng chống chọi với nỗi đau
buồn và bệnh tim để sống và làm chỗ dựa cho chú bé.
* Chủ đề:
Qua tác phẩm,với một dung lượng không lớn , Sôlôkhốp đã khám phá chiều sâu
chiến công hiển hách của nhân dân Xô viết trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại
với tất cả những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua được. Và trong hoàn
cảnh ấy ,tác giả ca ngợi bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xô viết.Đó
cũng là lời nhắc nhở ,kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá
nhân sau chiến tranh.
Đề 3 : Nêu cảm nhận của em về nhân vật Xô cô lốp trong đoạn trích?
Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh .Nhưng
anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và nhân hậu.
Tính cách kiên cường : Trong chiến tranh ,anh chịu quá nhiều bất hạnh . Sau chiến
tranh, anh lại sống trong cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống .
Nhưng anh vẫn không thốt một lời than vãn, không suy sụp tinh thần,không sa ngã,
không rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Với bản lĩnh cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu
thắm thiết, anh trở thành chỗ dựa vững chắc cho bé Vania ( bố mẹ đã chết trong
chiến tranh).
Tấm lòng nhân hậu : Xôcôlôp nhận nuôi béø Vania từ tính thương “Với niềm vui
không lời tả xiết” không tính toán ,vụ lợi . Anh yêu thương ,chăm sóc chu đáo cho
Vania hơn cả người cha đối với con. Những mất mát , đau thương ,anh âm thầm
chịu đựng “nhiều đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”, không cho bé Vania
biết, vì sợ em buồn . Hai số phận bất hạnh đặt cạnh nhau ,đã kết hợp với nhau, biết
nương tựa vào nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng vào cuộc sống là phẩm
chất tuyệt vời của những con người chân chính.
Bài 17:ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ ( HÊ MINH UÊ )
Đề 1 : Hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả Hê minh uê ?

Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) sinh tại bang Ilinoi ,Mĩ trong một gia đình trí thức.
Sau khi tốt nghiệp trung học , ông đi làm phóng viên. Ông tham gia Chiến tranh
thế giới thứ nhất ở chiến trường Italia sau đó bị thương và trở về Hoa Kì. Ông thất

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×