Báo cáo thực tập
Đề tài : Tìm hiểu định kiến xã hội đối với phụ nữ
(Xã Mỹ Lộc - Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hoá)
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài :
Trong xã hội Á đông truyền thống, vai trò, vị trí của người phụ nữ luôn bị
đánh giá thấp. Họ luôn bị những quy định ràng buộc chặt chẽ của xã hội phong
kiển trói buộc như : “ tam tòng tư đức, công - dung - ngôn - hạnh ”…Người
phụ nữ luôn phải nín nhịn, chấp nhận địa vị hèn kém của mình cả trong gia đình
và ngoài xã hội.
Ngày nay, xã hội đã làm cho quan niệm lỗi thời đó dần mất đi. Người phụ
nữ được quyền phát huy năng lược, khẳng định vị thế của mình cả trong gia đình
và ngoài xã hội. Nhiều người phụ nữ đã vươn lên chiếm lấy những đỉnh cao
trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật…
Tuy nhiên, những định kiến đối với phụ nữ vẫn còn ít nhiều tồn tại nhất là
ở các vùng nông thôn nước ta. Người phụ nữ vẫn còn chịu sự phân biệt đối xử
theo những tư tưởng tập quán lạc hậu của xã hội cũ. Điều này đặt ra cho chúng
ta phải làm như thế nào để góp phần xóa đi những định kiến, quan niệm lỗi thời
đó. xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là : “ Tìm hiểu
định kiến xã hội đối với nữ giới ” (Nghiên cứu tại xã Mỹ lộc- huyện Hậu Lộc-
tỉnh Thanh Hoá).
2. Mục đích nghiên cứu :
- Nhằm đưa ra thực trạng về định kiến đối với nữ giới ở địa bàn nghiên
cứu.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị góp phần khắc phục định kiến đối
với người phụ nữ.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Định kiến của người dân về người phụ nữ.
1
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
4. 1. Nghiên cứu lý luận
- Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề định kiến và định kiến giới.
- Làm rõ các khái niệm : Giới và giới tính, định kiến xã hội, định kiến
giới, khuôn mẫu giới, vai trò giới, bình đẳng giới.
4. 2. Nghiên cứu thực tiễn :
- Nhận thức của người dân tại địa bàn nghiện cứu thể hiện định kiến với
người phụ nữ.
- Thái độ đánh giá thể hiện định kiến với người phụ nữ.
- Xu hướng hành vi thể hiện định kiến với người phụ nữ.
5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu :
5. 1. Khách thể nghiên cứu :
Khách thể nghiên cứu gồm 150 người dân tại địa bàn xã Mỹ Lộc- Huyện
Hậu Lộc- Tỉnh Thanh Hoá, được xác định trên tiêu chí cụ thể về độ tuổi, giới
tính, trình độ học vấn.
Bảng 1 : Tóm tắt những đặc điểm của mẫu nghiên cứu :
STT Tiêu chí Nội dung Số lượng ngưới Tỷ lệ%
1
Giới tính
Nam
Nữ
79
80
55%
54%
2 Tuổi
Dưới 25 tuổi
Từ 25 đến 40 tuổi
Trên 40 tuổi
42
80
37
27, 1%
5, 5%
28%
3 Trình độ học vấn
Cấp1, cấp2
Cấp 3
Cao đẳng, đại học
Không trả lời
50
55
33
9
33, 2%
36, 4%
20, 2%
5, 4%
4 Tổng số
2
5. 2. phạm vinghiên cứu :
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu định kiến với nữ giới
thể hiện các khía cạnh sau :
5. 2. 1 Định kiến với người phụ nữ về cương vị, vai trò của người phụ nữ
trong xã hội, khả năng thành công của họ so với nam giới khi nắm giữ các chức
vụ quan trọng trong xã hội Định kiến về các mối quan hệ xã hội của nữ giới …
5. 2. 2 Định kiến với phụ nữ trong lao động sản xuất : người quyết định
trong lao động sản xuất trong nhà, tính toán kinh tế trong gia đình, chủ hôn lễ.
6. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi :
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài này. Để tiến hành nghiên
cứu, chúng tôi đua ra bảnh hỏi gồm 20 câu hỏi đề cập đến các nội dung nghiên
cứu ở phần trên
- Phương pháp phân tích tài liệu : Chúng tôi tham khảo các tài liệu liên
quan đến nội dung nghiên cứu nhằm xây dưng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu của mình.
- Phương pháp quan sát : Trong quá trình điều tra, phỏng vấn, chúng tôi
kết hợp quansát đối tượng để thu thập thông tin từ phía khách thể nghiên cứu.
- Trong báo cáo này, chúng tôi có sử dụng phương pháp thống kê toán
học để xử lý số liệu.
7. Giả thuyết nghiên cứu :
Định kiến với nữ giới thể hịên ở các mặt : Người dân tại địa bàn
nghiên cứu cho rằng người phụ nữ không có khả năng đảm nhiện những cương
vị, vị trí quan trọng trong xã hội, trong lao động sản xuất, người phụ nữ không
có quyền phân công lao động và phân phối sản phẩm lao động. Trong gia đình,
người phụ nữ luôn bị đánh giá thấp trong việc thực hiện chức năng của mình.
Điều đó làm cản trở sự phát triển và thực hiện vai trò của người phụ nữ.
3
4
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài.
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1. Các nghiên cứu về định kiến và định kiến giới trên thế giới :
Năm 1933, D. Katz và k. Braly đã tiến hành nghiên cứu về định kiến
dân tộc trên khách thể nghiên cứu là sinh viên. kết quả nghiên cứu cho thấy định
kiến dân tộc được xác lập trên cơ sở thiếu hụt giao tiếp giữa các sinh viên với
đại diện các dân tộc đó.
Năm1947, Clark đã nghiên cứu ảnh hưởng của định kiến dân tộc đối với
phản ứng của những đứa trẻ về những con búp bê hoặc con rối có màu da khác
nhau. Clark đã nhận thấy hầu hết những đúa trẻ da đen được thực nghiệm đều
thích con bút bê màu trắng. chúng cho rằng búp bê màu là tốt, con bút bê màu
đen là xấu. Từ kết quả nghiên cứu ông rút ra kết luận : Một số trẻ em da đen đã
có tình cảm căm thù và nhầm lẫn trong cảm xúc tự động hoá, một sự khinh miệt
lạc hướng, chống lại chính bản thân mình.
Năm 1960 M. Robeach đã nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến định kiến dân
tộc. Ông cho rằng : Định kiến nảy sinh trên cơ sở sự khác biệt về niềm tin mang
tính nhận thức. Người ta thường thích những người có niềm tin và giá trị giống
với mình và không thích những người có niềm tin và giá trị khác với mình.
Chính quan niệm về giới khác với mình là nguyên nhân dẫn tới định kiến với
mục đích xác định vai trò của những xung đột giữa các nhóm trong sự hình
thành định kiến, Sherif đã tiến hành thực nghiệm ở hai nhóm con trai không
quen biết nhau. Trước hết mỗi nhóm có hoạt động riêng. sau đó, ông đề nghị tổ
chức những trò chơi tranh đua giữa hai nhóm. Ông nhận thấy rằng : hai nhóm
thiết lập những phân biệt rõ nét giữa nhóm này với nhóm khác. Đối với mỗi em,
nhóm của mình được coi là giỏi hơn và cả hai nhóm bắt đầu khinh thường nhau.
Ông rút ra kết luận :
5
- Các định kiến tác động như những chuẩn mực của nhóm, những chuẩn
mực này tạo một tập hợp những thái độ bất lợi đối với bên ngoài. Điều này có
hậu quả là trừng phạt bất cứ thành viên nào trong nhóm biểu lộ một thái độ tích
cực đối với một thành viên thuộc nhóm khác.
- Sự phát triển của các định kiến đem lại cảm giác về sự trội hơn và tăng
thêm giá trị của bản thân. Mỗi thành viên sẽ cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn khi
tự gán cho mình những phẩm chất mà mình phát hiện thấy ở trong nhóm.
- Sự đoàn kết và tình bạn bè giữa các thành viên trong nhóm thực hiện
đối với nhau. Điều này được hiểu như là một sự khác biệt với những ngưới khác,
xa cách và loại trừ tất cả những ai không được thừa nhận là bộ phận của nhóm.
Năm 1968, Rosenthal và Jacobfon đã tiến hành thực nghiệm ở một lớp
thuộc trường tiểu học nhằm xác định hiệu ựng Pygmalion trong định kiến. Hai
ông đã chọn ngẫu nhiên 20% số học sinh của mỗi lớp và thông báo với các giáo
viên là các em có khả năng phát triển trí tuệ trong tương lai gần. Sau vài tháng,
những em học sinh được coi là có khả năng phát triển trí tuệ trong tương lai gần
đã có hệ thông minh cao hơn hẳn so với những em thuộc nhóm đối chứng. Điều
nay lý giải là do thái độ tích cực và sự mong đợi của các giáo viên đã dẫn đến
những đánh giá tốt và cho điển cao hơn chứ không phải do có một sự thông
minh lớn hơn. Hiệu ứng này cho thấy : sự đánh giá phản chất hay những thành
đạt của người khác phụ thuộc rất lớn vào sự mong đợi của mỗi người.
Các định kiến về giới tính cũng đã dược nghiên cứu. Theo kết quả nghiên
cứu của Rosen Krantz : Phụ nữ bị quy là người nói dai, dịu dàng, quan tâm tới
bề ngoài, có nhu cầu được che chở, còn đàn ông được coi là người có tính độc
lập, khách quan, tư duy lô gic, năng động, tự tin và nhiều tham vọng. Đàn ông
và chính những người phụ nữ cũng thấy những nét tiêu biểu gắn liền với đàn
ông là có giá tri và những nét gắn liền với phụ nữ là những nét tiêu cực.
Một nghiên cứu khác về định kiến giới của Jackson và Grabski cho thấy:
phụ nữ thường có những trông đợi về sự nghiệp của mình thấp hơn so với nam
6
giới. Đối với những công việc có địa vị cao hoặc trung bình, phụ nữ yêu cầu
mức lương chính thức thấp hơn nam giới.
1.2. Các nghiên cứu vềđịnh kiến và định kiến giới ở trong nước.
Vấn đề định kiến cũng đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở nước ta.
Những nghiên cứu này phần lớn là khoá luận tốt nghiệp của sinh viên và một số
nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành.
Tác giả Đỗ Hoàng thông qua việc nghiên cứu “ áp lực của một số định
kiến xã hội đối với nam giới” đã cho thấy nam giới vẫn được nhìn nhận theo
quan điểm truyền thống : Phải có tính mạnh mẽ, là chủ gia đình, có địa vị xã hội
…. Điều này gây nên áp lực lớn, cản trở sự phát triển tự nhiên của nam giới.
Tác giả khánh Phượng đã nghiên cứu : “ Định kiến giới của các bậc cha
me trong hoạt động giáo dục con cái tại gia đình” đã rút ra kết luận : Định kiến
giới trong giáo dục con cái vẫn còn tồn tại. Tuỳ theo đứa trẻ là trai hay gái mà
cha mẹ có những định hướng giáo dục và gắn cho trẻ những phẩm chất và tính
cách nhất định như con trai phải mạnh mẽ, can đảm, con gái phải hiền lành, đảm
đang.
Tác giả Phạm Đức Chuẩn trong luận văn thạc sĩ Tâm lý học đã nghiên
cứu “ Định kiến xã hội đối với nữ giới ” ( 2004). Tác giả rút ra kết luận : Định
kiến với nữ giới vẫn còn tồn tại ở nhiều mặt như đánh giá về các nét tính cách
xấu của nữ giới, đánh giá thấp khả năng lãnh đạo của nữ giới, cơ hội tiếp cận
nguồn lực của nữ giới thấp hơn nam giới.
Trên đây là những nét sơ lược về nghiên cứu định kiến và định kiến giới
cả trong và ngoài nước. Nghiên cứu về định kiến nói chung và định kiến giới nói
riêng là một vấn đề khó khăn cần phải tiếp tục đi sâu hơn nữa.
2. Các khái niêm cơ bản.
2.1. Khái niệm giới tính và giới.
2. 1. 1. Khái niệm giới tính
7
Giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt
nay chủ yếu liên quan đến chức năng tái sản xuất giống nòi và do các yếu tố di
truyền tự nhiên quy định.
Giới tính có đặc trưng cơ ban sau :
- Tính bẩm sinh di truyền : Về phương tiện sinh học, giới tính được quyết
định bởi hệ nhiễm sắc thể mà ở phụ nữ là XX, còn nam giới có một nhiễm sắc
thể X và một nhiễm sắc thể Y. Cả nam giới và nữ giới đều có Tetosteron( hoóc
môn giới tính nam) và ostrgen ( hoóc môn giới tính nữ ) nhưng với liều lượng
khác nhau. Các yếu tố này quy định sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà ngay từ
khi ở trong bào thai và ảnh hưởng đến sự phát triển khác nhau giữa nam và nữ.
Tính trung bình nam giới cao hơn, nặng hơn và có cơ bắp hơn ( khoảng7 %) so
với phụ nữ. Đây là những đặc điểm được hình thành tự nhiên không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người.
- Tính đồng nhất : Mọi đàn ông cũng như mọi đàn bà trên khắp thế giới
và ở mọi thế hệ đều có cấu tạo giống nhau về mặt sinh học. Người phụ nữ ở bất
kỳ địa phương nào cũng đều có khả năng mang thai, Sinh con và cho con bú
bằng sữa mẹ còn đàn ông thì có chức năng sinh sản.
- Tính không biến đổi : Giới tính nói lên tính ổn định về tương quan giữa
hai giới trong quá trình sinh sản. Chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới là
không thể thay đổi hoặc dịch chuyển cho nhau. Giới tính là bất biến về thời gian
cũng như không gian.
2. 1. 2. Khái niệm giới.
Giới dùng để chỉ các mối quan hệ xã hội, vai trò, trách nhiệm và quyền
hạn mà xã hội quy định cho nam giới và nữ giới. Nói đến giới là nói đến sự khác
biệt giữa nam giới và nữ giới từ góc độ xã hội.
* Những đặc điểm cơ bản của giới :
- Do dạy và học mà có : Sự hình thành những phẩm chất đặc trưng cho
phụ nữ hay đàn ông do chính sự giáo dục từ khi còn rất nhỏ, đứa trẻ phải học hỏi
để trở thành con trai, con gái.
8
- Đa dạng : Giới thể hiện các đặc trưng xã hội của phụ nữ và nam giới rất
đa dạng. Những đặc trưng về giới như cách ứng sử, phân công lao động, sự
hưởng thụ vật chất, văn hoá, cách ăn mặc… đều chịu ảnh hưởng của nền văn
hoá và điều kiện kinh tế xã hội.
- Luôn biến đổi : Cùng với sự phát triển của xã hội, tương quan giới cũng
dần có sự biến đổi theo. Ngày xưa, người phụ nữ luôn bị đánh giá thấp song
ngày nay mối tương quan ấy đã dần được thay đổi và tiến tới sự bình đẳng giữa
nam và nữ.
Như vậy, khái niệm giới và khái niệm giới tính là hai khái niệm cặp đôi
với nhau, luôn gắn liền với nhau. Giới chỉ có thể hiểu đúng khi so sánh với giới
tính. Vấn đề quan trọng là cần phân biệt những đặc điểm về giới có thể thay đổi
được. Định kiến giới tính được hình thành và củng cố là do sự đánh đồng những
khác biệt sinh học và những khác biệt xã hội giữa nam và nữ - khẳng định sự
thống trị và thành đạt của nam giới là khả năng không thể đảo ngược bởi có sự
khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ. Xét từ khía cạnh phát triển, việc quá
nhấn mạnh những ưu thế sinh học của nam giới sẽ gây ra những tác hại làm hạn
chế tiềm lực của người phụ nữ. Mặt khác, nam giới cũng phải chịu nhiều áp lực
do quyền lợi họ có được luôn gắn với trách nhiệm nặng nề. Điều này làm hạn
chế sự phát triển của cả hai giới. vì vậy, hiểu đúng mối quan hệ chặt chẽ giữa hai
khái niệm giới và giới tính sẽ đảm bảo sự bình đẳng, sự phát triển hài hoà của cả
nam và nữ giới.
2.2. Khái niệm định kiến xã hội.
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về định kiến, tuỳ theo góc độ
nghiên cứu khác nhau.
Trong cuốn từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên : Định kiến xã hội
là quan niệm đơn giản, máy móc thường không đúng sự thật thể hiện trong lĩnh
vự nhận thức hằng ngày về một khách thể nào đó. Định kiến xã hội tìm kiếm
những đặc tính không đặc trưng của khách thể dù chúng có thể có tính bền vững
tương đối. Những hiện tượng xuất hiện trong lĩnh vực giao tiếp giữa các cá nhân
9
và trong tri giác xã hội như tâm thế xã hội, ấn tượng của vinh quang, những biểu
hiện lần đầu mới tạo điều kiện cho tồn tại và mở rộng định kiến xã hội.
Theo J. P. Chaplin : Định kiến là thái độ tích cực hay tiêu cực được hình
thành trên cơ sở các yếu tố cảm xúc, là niềm tin một cách không thiện cảm làm
cho chủ thể có cách nghĩ hoặc cách ứng xử tương tự với người khác.
Theo Krames và Manne : Định kiến là một thành tố của nhận thức, tình
cảm hành vi. Nó là biểu hiện của trí tuệ, nó khơi dạy tình cảm hoặc cảm xúc của
con người, là thực sự thực thi những suy nghĩ của mình về người khác bằng
những hàng vi cụ thể.
G. Allport quan niệm một cách đơn giản : Định kiến được xem như thái
độ có tính ác cảm và thù địch đối với các thành viên của nhóm.
Định nghĩa của Trần Hiệp : Định kiến là thái độ có sẵn về đối tượng, về
một sự kiện nào đó, thường mang hàm ý xấu. Định kiến xã hội được hiểu là thái
độ của một cá nhân trong từng nhóm xã hội, nó thường là tiêu cực đối với người
khác, nhóm khác trong mối quan hệ xã hội với nhau.
Quan niệm khác nhìn nhận định kiến là sự tổng hợp của ba yếu tố :
Một là, Sự tác động của các yếu tố cảm xúc ( affects) ; Hai là, Xu hướng
hành vi ( behavion tendency) ; Ba là, Sự nhận thức của cá nhân ( cognition)
Người ta gọi đó là các thành tố ABC của thái độ. Một người định kiến trước hết
không có cảm tình với khách thể, sau đó có sự tin tưởng mù quáng vào cảm
nhận đó có khuynh hướng phân biệt đối xử.
Từ những quan điểm trên, ta có thể nêu ra định nghĩa về định kiến xã hội
như sau : Định kiến xã hội là những thái độ tiêu cực được nảy sinh trên cơ sở
của những cảm nhận không có cơ sở chắc chắn, những đặc điểm bề ngoài,
những ấn tượng xấu … về một cá nhân, về một nhóm người hay một cộng đồng
người nào đó.
10
2.3. Định kiến giới.
Vấn đề định kiến giới còn hoàn toàn mới mẻ trong các ấn phẩm khoa học
ở nước ta. việc đưa ra định nghĩa và cách hiểu định kiến giới cho đến nay vẫn
chưa có sự thống nhất.
Một định nghĩa thường được nhắc tới cho rằng : Định kiến giới là suy
nghĩ mà mọi người có về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng về
những công việc mà họ có thể làm. Định nghĩa này đã nêu lên được đặc điểm
chung của định kiến. Đó là sự lẫn lộn giữa thực tế khách quan và ý nghĩa chủ
quan. Sự nhận thức không dựa vào thực tế mà lại xuất phát từ “ suy nghĩ mà mọi
người có. ” Do vậy, quan niệm định kiến thường không phản ánh được sự đa
dạng và phong phú của các thành viên cũng như tiềm năng của nhóm.
Định kiến giới có những đặc điểm khác biệt và có tính chất phức hợp,
xuất phát từ vị thế của đặc điểm giới và bị chi phối bởi vô số yếu tố hoàn cảnh.
Các đặc điểm chính của định kiến giới được thể hiện ở khá nhiều khía cạnh.
- Thứ nhất là, định kiến giới được hình thành trên cơ sở niềm tin của mọi
người về nam giới và nữ giới với đặc trưng điển hình nhất định “ vẫn phải có. ”
Điều này được thể hiện dưới dạng kỳ vọng mà mọi người mong muốn thành
viên của cả hai giới nam và nữ đều phải có và phải thực hiện.
- Thứ hai là, một đặc trưng nổi bật của định kiến giới là “ chỉ định gán
cho. ” Tính chất này được hình thành trên cơ sở quan hệ tương tác và giao tiếp
xã hội.
- Các nhân học được kinh nghiệm phân loại người theo giới tính từ khi
còn rất nhỏ. “chỉ định gán cho” của định kiến giới có ảnh hưởng sâu đậm và kéo
dài trong đời người.
Định kiến giới được biểu hiện dưới nhiều hình thức, thể hiện nổi bật ở ba
khí cạnh sau của cuộc sống :
Quan niệm về cương vị, vị trí của nam giới và nữ giới trong xã hội; sự
phân công các công việc của nam giới và nữ giới cũng như sự phân phối sản
phẩn lao động và vị trí công việc của nam giới và nữ giới trong gia đình. Theo
11
ba khía cạnh đó người mang định kiến với nữ giới sẽ cho rằng : Người phụ nữ
không có khả năng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội. Trong lao
động sản xuất, đàn ông sẽ là người quyết định kế hoạch sản xuất, áp dụng kỹ
thuật, phân phối thành quả lao động. Trong gia đình người phụ nữ chỉ là thứ
yếu, làm những công việc vặt, không có quyền tham gia những công việc quan
trọng, những nghi thức quan trọng trong gia đình, làng xóm… ba khía cạnh
biểu hiện định kiến với nữ giới nói trên được thể hiện cả trong nhận thức, niềm
tin, thái đội đánh giá và xu hướng hành vi của chủ thể mang định kiến đó. Đây
cũng chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình.
2.4 Khuôn mẫu giới.
Khuôn mẫu được coi là cơ chế quan trọng để duy trì các định kiến. Việc
phân tích khuôn mẫu giới sẽ cho phép chúng ta lý giải nguồn gốc, sự hình thành
và tồn tại định kiến giới.
Trong cuốn những Khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội (NXB Thế
giới- Hà nội- 1992), tác giả Fishercho rằng : khuôn mẫu dùng để chỉ các phạm
trù mô tả được đơn giản hoá mà chúng ta tìm cách đặt người khác hay các cá
nhân vào đó. Nói cách khác, khuôn mẫu là một phương thức cứng nhắc và quá
đơn giản để nhìn nhận một con người không dựa trên phẩm chất thực tế của
ngưới đó mà dựa trên những thuộc tính nhóm hoặc của giai cấp của người đó.
Trong hoàn cảnh thiếu hụt thông tin, hạn chế về thời gian, những biểu
tượng được đơn giản hoá giúp cá nhân có hình ảnh giản ước về đối tượng, rút
ngắn quá trình nhận thức. Khuôn mẫu bao giờ cũng được phát triển trong bối
cảnh xã hội, trong sự đồng nhất hoá các thành viên của nhóm. Khi nhận thức về
một người nào đó ta thường bị nhóm qui chiếu tác động vào nhận thức. Khuôn
mẫu có thể tích cực hoặc tiêu cực và khi mang sắc thái tiêu cực, khuôn mẫu sẽ
trở thành định kiến.
Từ đây, chúng ta có thể hiểu khuôn mẫu giới là những ý tưởng mọi người
nghĩ phụ nữ và nam giới nên như thế nào và nên làm những công việc gì. Khuôn
12
mẫu giới ở đây được hiểu là những thái độ tình cảm và cách cư xử được cho là
phù hợp với mỗi giới xuất phát từ mong đợi cơ hội đối với nam hay nữ.
Ngay từ khi còn nhỏ, đứa trẻ đã được giáo dục theo khuôn mẫu giới tính.
Vào tuổi trưởng thành, trẻ lại tin rằng một số năng lực có ở phụ nữ và nam giới
là do bẩm sinh di truyền chứ không phải do giáo dục mà nên. Khi trưởng thành,
các bậc cha mẹ lại áp đặt những phẩm chất tính cách mang đặc điểm giới lên
con cái tuỳ theo giới tính của chúng. Điều này đã làm cho quá trình biến đổi
định kiến giới diễn ra chậm chạp, khó khăn. Một điều thấy rõ là những khuôn
mẫu tiêu cực đối với nữ giới thường xuất hiện nhiều so với những khuôn mẫu
tiêu cực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc định kiến với người phụ nữ được
duy trì củng cố và có tính chất nặng nề hơn.
2.5 Vai trò giới
Theo PGS. TS Vũ Dũng : Vai trò là chức năng xã hội của cá nhân, nó
phản ánh phương thức hành động của cá nhân tương ứng với những tiêu chuẩn
được qui định vị trí hay chỗ đứng cá nhân ấy trong xã hội nói chung và trong các
mối quan hệ lên nhân cách nói riêng.
Ở đây, chúng ta sẽ tập chung xem xét ảnh hưởng của định kiến đối với vai
trò của người phụ nữ trong xã hội. Vai trò giới là nhũng công việc và hoạt động
cụ thể mà người phụ nữ và nam giới đang làm trong thực tế cuộc sống.
Ở đây, vai trò giới tính được hiểu là các công việc thực tế của nam giới và
nữ đang diễn ra và được phân biệt trong sự khác nhau về cách thức hành động.
Nhìn chung, những công việc mà xã hội trông chờ người phụ nữ thực hiện
thường được chia làm ba nhóm vai trò :
- Vai trò lao động sản xuất : Đó là việc thực hiện các công việc khác nhau
nhằm mang lại nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong việc thực
hiện vai trò này nam giới thường là người lãnh đạo và ra quyết định, phụ nữ
thường là người thực hiện công việc. Ngày nay khi làm một công việc thì nam
giới và phụ nữ vẫn có thể thực hiện theo những cách khác nhau. Vai trò chủ
động, quyết định thường nghiêng về nam giới.
13
- Vai trò tái sản xuất và nuôi dưỡng con người : Những công việc này
thường là chăm sóc các thành viên trong gia đình và việc sinh đẻ. Người phụ nữ
là người thực hiện vai trò sinh sản và nuôi dưỡng. Nam giới cũng có tham gia
vào nuôi dưỡng, chăm sóc con cái…. song mức độ rất hạn chế. Lý do chính
không phải vì họ không biết làm hay làm không khéo bằng phụ nữ mà là xã hội
không trông chờ phải làm các công việc nuôi dưỡng trong gia đình. Ngay cả đối
với một số ông chồng có tham gia làm việc hầu hết cho là “làm giúp vợ…” và
họ trông chờ người vợ phải biết ơn mình về điều đó.
- Vai trò giao tiếp, hoạt động xã hội : Những công việc như hội hè, ma
chay cưới xin…. cả nam và nữ đều tham gia. Tuy nhiên tính chất và mức độ có
thể rất khác nhau. Nam giới thường làm những công việc có tính chất quyết
định, long trọng như hội họp, đọc diễn văn, đón khách… còn phụ nữ làm các
công việc bếp núc, dọn dẹp…Những công việc này cũng rất quan trọng nhưng ít
được biết đến. Thực tế này phổ biến đến mức người ta thường coi đó là một điều
tự nhiên. Tuy nhiên, ở đây không có yếu tố tự nhiên mà chính là các yếu tố xã
hội đã quyết định giá trị công việc của từng giới.
Qua việc phân công vai trò giới nói trên chúng ta thấy rõ nó chịu ảnh
hưởng rất lớn trong các quan niệm định kiến giới. Đó là mới quan hệ hai chiều :
Vai trò chịu ảnh hưởng của định kiến và định kiến giới lại được củng cố bởi các
quan niệm về vai trò giới. Ngay cả khi vai trò giới đã thay đổi thì định kiến giới
vẫn giữ trong nó tính ổn định tương đối. điều đó đặt ra cho chúng ta cần thay đổi
nhân thức vê vai trò giới, đổi mới quan niệm và tường bước thay đổi hành vi
nhằm xây dựng các quan hệ hài hoà và hợp lý giữ hai giới vì sự tiến bộ nam giới
và nữ giới.
2.6. Bình đẳng giới :
Bình đẳng giới là một khái niệm hàm chứa ý nghĩa xã hội to lớn. Bình
đẳng giới một cách diễn đạt của bình đẳng nam nữ là một trong những nội dung
của bình đẳng xã hội, việc làm rõ và hiểu đúng những nội dung của bình đẳng
14
giới sẽ giúp cho việc nhận thức hiện tượng định kiến giới trở nên dễ dàng đúng
đắn hơn.
Trong cuốn : “Gia đình Việt Nam ngày nay” (NXB KHXH 1996) tác giả
Lê Thi đã nêu các tiêu chí của bình đẳng giới như sau :
- Cơ hội như nhau cho cả hai giới trong việc tiếp cận các nguồn lực phát
triển, phụ nữ phải được biết các nguồn, cũng như các điều hợp lý hoá công việc
của nam và nữ.
- Một thực tế không còn khoảng cách về địa vị xã hội của nam và nữ nhờ
vào sự đánh giá công bằng lao động của nam giới.
- Một sự hưởng thụ như nhau về lợi ích vật chất và tinh thần gia đình và
xã hội tạo ra.
- Sự thu hút như nhau giữa nam và nữ trong việc ra quyết định nhằm đảm
bảo cho sự phát triển của bản thân và gia đình.
Như vậy, các tiêu trí kẻ trên đã đề cập đến những khía cạnh quan trọng
nhất của bình đẳng giới. Dựa vào đó, chúng ta có thể nắm bắt được bình đẳng
giới diễn ra như thế nào và những định kiến giới đang gây ra sự bất bình đẳng
giới.
15
CHƯƠNG II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỂN
I. ĐÔI NÉT TỔNG QUAT VỀ XÃ MỸ LỘC- HUYỆN HẬU LỘC- TỈNH
THANH HOÁ.
Hậu Lộc là một huyện ven biển nằm ở phía đông của tỉnh Thanh Hoá có
diện tích tự nhiên là 175, 223 ha, với tổng số dân là 170 nghìn người, gồm 27
xã, thị trấn. Đây là một huyện miền biển nên thường chịu ảnh hưởng trực tiếp
của bão lụt, dịch bệnh nên gặp không ít khó khăn về mọi mặt. Trình độ dân trí
cũng như phong tục tập quán còn nhiều hạn chế. Song, với sự nỗ lực của Đảng
bộ và nhân dân trong huyện, tiềm năng thế mạnh của vùng nên phần nào kinh tế,
chính trị của huyện được ổn định và phát triển, trong đó có xã Mỹ Lộc.
Mỹ Lộc là một xã vùng màu, nằm dọc quốc lộ 1A, với diện tích 145 ha
lúa nước 2 vụ còn lại là đất trang trại chăn nuôi gia xúc gia cầm. Toàn xã có
1925 hộ, bao gồm 8 thôn.
16
Là một xã đồng màu nên kinh tế ổn định và khá đồng đều, tỷ lệ hộ đói
nghèo chỉ còn 23%. Có được kết quả như vậy là nhờ sự tích cực hoạt động của
các ban ngành đoàn thể như : Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Mặt
trận tổ quốc…kết hợp cùng với chính quyền xã ra sức chỉ đạo nhân dân tham gia
sản xuất, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, xây dựng cơ sở vật chất. Đến nay,
toàn xã có ba trường học cao tầng cho ba cấp học : Trung học cơ sở; Tiểu học;
mầm non với tổng số học sinh của cả ba cấp học là 1455 học sinh. Tỷ lệ tốt
nghiệp hàng năm đạt 98, 6%. Bên cạnh đó, xã còn xây dựng một trạm y tế gồm
7 phòng với 6 cán bộ y tế làm nhiệm vụ khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân. Với cơ sở vật chất như trên Mỹ Lộc đã đáp ứng được một
phần cơ bản cuộc sống cho nhân dân.
Có thể nói, Mỹ Lộc là một xã tương đối thuận lợi, nằm ở trung tâm của
huyện, có tuyến đường quốc lộ chạy qua. Đây là điểm then chốt giúp Mỹ Lộc
phat triển kinh tế- văn hoá, và giao thông đi lại. Bên cạnh đó là những khó khăn
mà Mỹ Lộc khó tránh khỏi đó là một xã thuần nông, giáp biển thường hứng chịu
bởi thiện tai, lụt lội, dịch bệnh kéo dài nên thiệt hại rất nhiều về người và của.
Trình độ dân trí chưa cao, kinh tế phát triển chậm nên Mỹ Lộc vẫn còn nghèo
nàn, lạc hậu. Điều đó đã không thể thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp - nghề
chính của họ phát triển. Vì vậy đời sống của nhân dân còn hết sức khó khăn.
Mặc dù vậy, hoạt động văn hoá xã hội của họ rất sôi động. Công tác này
luôn được chú trọng, phát triển, được vận động xuống từng thôn xóm. Đến nay
toàn xã đã có 9 đội bóng đá, 1 đội bóng truyền và 12 đội văn nghệ. Trong đó hai
đội văn nghệ nòng cốt của xã chuyên lưu động với các chương trình tự biên tự
diễn. Lực lượng chủ yếu của công tác này là đoàn thanh niên và hội phụ nữ. Họ
thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian, văn nghệ truyền thống thể hiện bản
sắc dân tộc.
Mặt khác, các ban ngành đoàn thể cũng luôn chú trọng tới công tác dân số
kế hoạch hoá gia đình. Họ tổ chức tuyên truyền tới 100 % các bộ, nhân dân
trong xã, bên cạnh đó, họ tổ chức tập huấn cho các cán bộ của thôn về các biện
17
pháp phòng tránh thai, cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm, sức khoẻ sinh sản,
bình đẳng giới, phân biệt đối sử với phụ nữ…bằng nhiều biện pháp phong phú,
đa dạng. Đồng thời giúp người dân nhận thức về giới, phân biệt giữa giới tính và
giới.
Nhìn chung Mỹ Lộc là một xã trung tâm huyện đang phát triển. Vì vậy
các cấp chính quyền cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân, giúp họ thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hoà nhập với sự
chuyển mình của đất nước.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
Chương này sẽ trình bày các khía cạnh của định kiến xã hội đối với nữ
giới với ba phần chính; Phần hai tìm hiểu định kiến về vị trí của người phụ nữ
trong gia đình; Phần ba tìm hiểu định kiến với người phụ nữ trong lao động sản
xuất.
1. Định kiến về vị trí của người phụ nữ trong gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội. Sự tồn tại và phát triển của xã hội được
phản ánh vào sự tồn tại và phát triển của gia đình. vì vậy, gia đình chính là hình
ảnh thu nhỏ của xã hội. Muốn có bình đẳng xã hội thì trước hết phải có bình
đẳng trong gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng.
Trong các gia đình truyền thống, người đàn ông luôn đóng vai trò là
người chủ gia đình. Phần lớn các quyết định trong gia đình đều được thông qua
người chồng và do người chồng quyết định. Người phụ nữ chỉ việc nghe theo,
làm theo đây là quan niệm “bất thành văn” đã tồn tại từ xa xưa, bắt nguồn từ xã
hội phong kiến và được truyền từ đời này sang đời khác. Ngày nay, với sự thay
đổi của nền kinh tế thị trường, các thiết kế gia đình, xã hội cũng thay đổi. Song
quan niệm này có thay đổi không ? Vấn đề bình đẳng trong cuộc sống vợ chồng
được thực hiện như thế nào? Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đưa ra một số câu
hỏi về vị trí của người phụ nữ trong dòng họ, gia đình và trách nhiệm của họ với
chồng con.
18
1.1. Định kiến về vị trí của người phụ nữ trong dòng họ
Chúng tôi đưa ra câu hỏi “trong các cuộc hội họp, bàn bạc trong làng xã,
dòng họ ai là người tham dự ?” Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 2 : Thể hiện người có thể tham dự các cuộc họp trong làng xã
dòng họ.
Đối tượng tham dự Số phiếu Tỷ lệ%
Chồng
Vợ
Cả hai
77
21
55
51, 5%
12, 5%
35%
Tổng 153 100%
Nhìn vào bảng 2 ta thấy : Số người cho rằng : Trong gia đình, người
chồng là người sẽ tham dự các hội họp trong làng xã, dòng họ chiếm tỉ lệ cao
nhất với 51, 5%. Người vợ chỉ tham gia với 12, 5% và cả hai có thể tham gia là
35%
Ngày nay, xã hội có nhiều tiến bộ, thiết chế gia đình đã biến chuyển, song
nét truyền thống của gia đình phụ quyền vẫn không hề mất đi. 51, 5% người
được hỏi trả lời là người chồng mới có thể tham dự các buổi hội họp của làng xã
dòng họ. Bởi phần lớn họ cho rằng : “Đàn ông là người mang họ của dòng họ”.
Cùng với quan điểm có ý kiến cho rằng : “ở địa phương tôi hội họp làng xã thì
cả hai cùng đi được, còn dòng họ thì chỉ có nam giới. (phiếu 62). Điều này càng
minh chứng rõ ràng nét định kiến với người phụ nữ trong gia đình. phải chăng,
vì “con gái là con người ta”, vì con gái đàn bà không mang họ của dòng họ vì
họ không mạnh mẽ mà họ không được đến dự các cuộc họp của dòng họ Tuy
nhiên, với ý kiến này ta thấy, người phụ nữ phần nào được nhìn nhận ngoài xã
hội, còn trong gia đình vị trí của họ vẫn là dấu chấm hỏi phải cần được giải đáp.
Với 12, 4% ý kiến cho rằng người phụ nữ có thể đến dự các cuộc họp này,
chúng ta có thể thấy đã bắt đầu có sự tiến bộ trong nhận thức của người dân
song, lý do mà họ đưa ra lại là : “gia đình không có đàn ông hay người chồng
bận việc khác không đến được. ” Điều này càng thể hiện rõ hơn sự yếu thế của
19
người phụ nữ trong gia đình. Họ chỉ biết làm theo sự chỉ bảo sai khiến của đức
ông chồng mà không mảy may do dự. Tuy nhiên, xét một cách khách quan thì
đây cũng là một điều đáng mừng. Bởi nếu trước đây, người phụ nữ phải chọn
đời ôm một chữ “tòng” của xã hội phong kiến, thì nay, trong những trường hợp
đặc biệt họ có thể phá bỏ nó và đứng vào thay thế vị trí của người nam giới. Mặc
dù những trường hợp như thế còn rất hạn chế nhưng cũng đủ để khởi nguyên
cho sự tiến bộ của một thiết chế gia đình hiện đại. Đáng mừng hơn, kết quả
nghiên cứu còn cho thấy 37% ý kiến trả lời : Cải hai đều có thể tham dự với lý
do bình đẳng xã hội : “nam giới và phụ nữ đều có quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm như nhau”. Nên điều quan trọng mà họ nhận thấy là “ Nam hay nữ đều có
quyền họp bàn trong lĩnh vực, miễn là ý kiến của họ có tính thuyết phục. ”
(phiếu 64 nam). Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy, mặc dù đã có sự chuyển
biến rõ rệt trong nhận thức của người dân về vị trí của người phụ nữ đối với
dòng họ nhưng thực tế thì định kiến về họ vẫn còn không hề mất đi. Họ vẫn
mang cái nhãn mác của một người yếu đuối, không quyết định được việc lớn.
Họ vẫn là đàn bà, con gái “ không mang họ của dòng họ…” và do vậy họ vẫn
phải chịu thiệt thòi hơn nam giới.
1.2. Định kiến về người phụ nữ trong gia đình của họ.
Đối với gia đình phần lớn là dòng họ, người phụ nữ đã phải chấp nhận
việc như nam giới. Còn về gia đình nhỏ của họ, vị trí của họ được nhìn như vào
đấy? Đi sâu vào lĩnh vực này, chúng tôi hiểu trước hết là nghĩa vụ của con của
họ và đưa ra câu hỏi : Theo ông (bà) “trong những ngày nghỉ tết, ai là người
tiến hành làm lễ thờ cúng tổ tiên. ” Kết quả câu hỏi nay được thể hiện trong
bảng sau :
Bảng 3 : người tiến hàng làm lễ thờ cúng tổ tiên trong gia đình :
Người tiến hành Số phiếu Tỷ lệ %
Nam giới
Phụ nữ
Cả hai
94
34
21
64, 4%
23, 3%
14, 3%
20
Tổng 149 100%
Căn cứ vào bảng 3 ta thấy : Nam giới tiến hành làm lễ thờ cúng tổ tiên
chiếm tỷ lệ cao nhất 64, 4%. Trong khi đó phụ nữ làm việc này chiếm 23, 4% và
cả hai làm việc này chiếm 14, 3%. Lý giải về việc nam giới tiến hành làm lễ thờ
cúng tổ tiên 64, 4%. Số người được hỏi cho rằng công việc này là của nam giới.
Bởi chính họ là trưởng trong gia đình, là người nối dõi dòng tộc, tổ tiên hoặc
phải đảm nhiệm phần thông báo với các bậc bề trên tình hình gia thất, mời chào
kính cáo tổ tiên. Còn phụ nữ chỉ là dân con, công việc của họ là ở nhà dưới.
Một lý do khác khá đồng nhất trong các câu trả lời mà chúng tôi nhận
được là : Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất của gia đình. Do đó không những phải
để bàn thờ ở chỗ sạch sẽ nhất trong nhà, mà còn phải có một không gian tôn
nghiêm thành kính, một không khí trang trọng khi đứng trước bàn thờ. Mà với
người phụ nữ, do vấn đề sinh lý giới tính mà họ không được coi là sạch sẽ. Bởi
thế, người ta sợ điều đó sẽ làm uế tạp, nhơ bẩn “cái thiêng” của nhà mình cho
nên phụ nữ không được phép làm công việc đó. Chính điều này đã thể hiện rõ
phụ nữ không được phép làm, chính điều này đã thể hiện rõ lề lối, nếp nghĩ cách
làm của xã hội phong kiến xưa. Nếu như, trong xã hội xưa, để bảo vệ bầu không
khí linh thiêng ở những nơi thờ tự, những người phụ nữ không được “lai vãng”
đến gia nhà đó. Thì nay, về cơ bản không khác là bao khi mà họ cũng được coi
là một điều gì đó không sạch sẽ. Tuy nhiên, họ đã được tự do sử dụng không
gian trong nhà song tuyệt đối không được động vào đồ thờ cúng.
Với các ý kiến chỉ ra rằng trong gia đình họ phụ nữ là người tiến hành làm
lễ thờ cúng tổ tiên, tỷ lệ này chỉ chiếm 23, 3%. Song lý do mà họ đưa ra rất thực
tế. Vì phụ nữ hay đi chùa. họ làm các công việc này tốt hơn. Còn nam giới lo
lắng các công việc ngoài xã hội nên họ ít để ý đến các khía cạnh này. Thêm vào
đó chúng ta dễ nhận thấy nét đặc thù của người phụ nữ là cẩn thận, tỉ mỉ chau
chuốt nên việc chăm sóc bàn thờ gia tiên sẽ hợp hơn với họ…Những ý kiến này
phần nào đã bỏ qua quan niệm cổ hủ của lối phong kiến xưa. Xưa nay nơi bàn
21
thờ cúng tổ tiên vẫn được coi là nơi có không gian linh thiêng nhất trong nhà, nó
thể hiện gia phong của mỗi gia đình. Song thiết nghĩ chúng ta không nên quá
suy diễn áp đặt vấn đề sinh lý của người phụ nữ mà làm họ phải hổ thẹn, day
dứt, tủi thân về thân phận nữ giới của mình.
Ngày nay, từ góc nhìn thực tế của cuộc sống, có không ít gia đình mà cả
vợ và chồng đều có thể làm được việc này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 14,
3% ý kiến cho rằng vợ chồng bình đẳng nên nếu có thời gian thì ai làm cũng như
vậy. Họ coi trọng đến “cái tâm, cái đức” của mình. Một số lượng không lớn,
14. 3% đủ để nhận thấy đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong nhận
thức của người dân về vai trò của người phụ nữ. Nhưng không thể phủ nhận
rằng định kiến với nữ giới vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong xã hội ngầy nay. Vị
trí của họ vẫn còn mờ nhạt rất nhiều so với nam giới.
1.3. Đối với gia đình riêng
Đi sâu vào đời sống thường ngày, chúng tôi băn khoăn tự hỏi không biết
rằng phụ nữ ngày nay có còn chịu nhiều thiệt thòi của lề lối xưa hay không?
Làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi : “Ông (bà) có phản đối quan
niệm cho rằng : phụ nữ làm các công việc trong gia đình (giặt quần áo, cơm
nước…) còn nam giới làm các công việc xã hội không?’’ Kết quả mà chúng tôi
thu được là 64, 5% số người được hỏi phản đối, 35, 5% không phản đối. Kết quả
này được thể hiện như sau :
Bảng 4 : Về quan niệm : phụ nữ là các công việc gia đình (cơm
nước, giặt quần áo…) để nam giới làm các công việc xã hội.
Ý kiến Số phiếu Tỷ lệ%
Phản đối
Đồng tình
97
54
64, 4%
35, 6%
Tổng 151 100%
Kết quả ở bảng trên cho thấy đa số người được hỏi phản đối quan niệm
người phụ nữ chỉ làm các công việc gia đình để nam giới làm các công việc xã
hội. Tỷ lệ này cao nhất chiếm 64, 4%. Họ không đồng ý với việc xã hội quan
22
niệm chỉ nên núp sau cánh cửa nhà bếp với những lo toan vụn vặt đời sống
thường nhật. Họ luôn mong muốn được xã hội nhìn nhận không chỉ chức năng
làm vợ, làm mẹ mà với công việc xã hội, họ luôn muốn được tham gia.
Theo truyền thống, người phụ nữ trong xã hội xưa chỉ cần biết sinh con,
đẻ cái, lo những việc vặt trong nhà và làm theo những gì mà người chồng quyết
định. Chỉ cần như vậy cũng đủ để đánh giá sự đảm đang của người phụ nữ. Xưa
nay phụ nữ làm việc nhà được coi là chiều thuận trong nét nghĩ của không ít
người. Điều này được coi là hợp lý và được duy trì trong xã họi với một nét định
kiến sâu sắc, nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì vị trí của người phụ nữ trong
gia đình. Ngày nay, mặc dù điều đó vẫn nhận được sự hoan nghênh của xã hội,
song hầu hết các chị em đã lên tiếng phản đối định kiến này. Họ chấp nhận hoàn
thành các công việc của cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó một số chị em lại cam chịu thừa nhận quan niêm
ấy. Và với họ, chỉ như thế là đủ! Họ nghỉ rằng, phụ nữ từ bao đời nay vẫn được
sinh ra để đảm nhiệm việc sinh đẻ, chăm lo cho chồng con và làm những việc
vặt trong nhà. Họ không đòi hỏi, cũng không phấn đấu. Thậm chí, họ không cần
biết, ở ngoài kia xã hội đang có những chuyển biến gì. Bởi để đảm bảo là người
phụ nữ tốt, khi đứng trước sự lựa chọn giữa hoàn thành các công việc gia đình
và đi làm các công việc xã hội thì họ sẵn sàng chọn việc gia đình, có đến 35, 6%
số người được hỏi, cũng không phấn đấu và có đến 35, 6% số người được hỏi
cho rằng quan niệm đó là đúng.
Đi sâu tìm hiểu về sự phân công lao động trong gia đình, chúng tôi được
biết 73, 5% khách thể nói rắng người vợ sẽ thực hiện các công việc chăm sóc
con cái, dọn dẹp nhà cửa …25% trả lời cả hai vợ chồng cùng thực hiện và trong
đó có 53, 3% đàn ông cũng làm việc đó. Kết quả này được thể hiện như sau :
Bảng 5 : Thể hiện người làm các công việc vặt trong gia đình :
Người thực hiện Số phiếu Tỷ lệ
Vợ
Chồng
107
4
73, 5%
3, 1%
23
Cả hai 38 27%
Tổng 185 100%
Nhìn vào bảng 5 ta thấy : Số người cho rằng chăm sóc con cái, dọn dẹp
nhà của là công việc của người vợ vẫn chiếm ưu thế với 73, 5% Tỷ lệ này cho
thấy trọng trách về gia đình vẫn còn khá nặng nề với người phụ nữ. Lý do mà họ
đưa ra rất đơn giản. Rằng người phụ nữ đảm đang hơn, cần mẫn hơn nam giới,
do đó công việc này phù hơp với phụ nữ hơn. họ cho rằng đó là thiên chức của
người phụ nữ. Hơn nữa, “vì nữ công gia tránh, người phụ nữ bao giờ cũng
khéo, đảm đang hơn chồng trong việc chăm sóc con cái. ” thậm chí có những
nam giới còn cho rằng người phụ nữ cần làm như thế để tạo điều kiện cho chồng
làm việc. Nhìn chung, ý kiến của họ không sai, song xét một cách khách quan
thì nó lại không hề đúng. Bởi vô hình trung, như thế, chính họ đang kìm hãm,
hạn chế sự phát triển tự nhiên của vợ mình. Thực tế cho thấy, không ít người có
năng lực sáng tạo song vì một lý do rất chủ quan ấy mà họ cam chịu ở nhà chăm
sóc chồng và con và để cho những hiểu biết ấy mai một dần. Đó là điều hết sức
lo ngại. Khi nhận thức của người dân còn hạn chế thì việc thực hiện quyền bình
đẳnh giới lấy gì làm cơ sở? Song có 27% ý kiến cho rằng việc chăm sóc con cái,
dọn dẹp nhà cửa là trách nhiệm của hai người. Bởi họ nghĩ rằng, khi xã hội đã
thực hiện bình đẳng nam nữ thì ngoài công việc gia đình, người vợ cũng còn có
công việc xã hội. Do đó, tuỳ theo điều kiện công tác của mỗi người chồng cũng
phải giúp đỡ vợ. Đặc biệt, trong số này có ý kiến nhấn mạnh đến sự cần thiết
phải có bàn tay chăm sóc của người cha ở mỗi đứa trẻ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của bé. Đây là một ý kiến hết sức khoa học. Bởi một cá thể, ngay từ
khi sinh ra đã cần đến tình yêu thương quan tâm chăm sóc của người lớn, đặc
biệt là của cha mẹ. Thực tế xã hội cho thấy, hiện tượng trẻ thiếu tình thương của
cha hoặc mẹ, lớn lên sẽ bị ảnh hưởng về nhân cách. Nhiều đúa trẻ trở nên lì lợm,
nhút nhát hay thô bạo, ích kỷ…. cũng chỉ vì cái cách mà chúng được yêu thương
dạy dỗ từ thuở ấu thơ. vì thế, chúng ta lại càng thấy rõ tầm quan trọng của việc
có trách nhiệm đối với con cái và gia đình của các ông bố bà mẹ. Nhưng tỉ lệ
24
này chưa cao, chỉ có 27% và như vậy, theo kết quả điều này thì việc dọn dẹp nhà
cửa, chăm sóc con cái là công việc của người vợ. Điều này đồng nghĩa với việc
nam giới ngày nay còn quá coi thường phụ nữ và đề cao tính sĩ diện, cái uy của
mình. Họ cho rằng đó là công việc nhỏ mọn, vụn vặt mà các đấng trượng phu
không cần phải bàn tới.
Điều mà họ cần phải bàn là những việc đại sự trong gia đình như : làm
nhà, cưới vợ cho con, làm chủ hôn lễ …. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này,
chỉ có 18, 5% trả lời là người chồng quyết định những việc này, 2, 3% trả lời là
người vợ phần lớn 77, 6% trả lời là quyền quyết định ở cả hai vợ chồng. Kết quả
này được thực hiện như sau :
Bảng : người quyết định những việc quan trọng trong gia đình :
Đối tượng Số phiếu Tỷ lệ %
Người chồng 28 18, 7%
Người vợ 4 30%
Cả hai 117 79, 5%
Tổng 149 100%
Nhìn vào bảng trên ta thấy : Tỷ lệ những người cho rằng người chồng
quyết định các công việc trọng đại trong gia đình chỉ chiếm 18, 7% Còn tỷ lệ
cao nhất 79, 5% lại thuộc về quyết định cả hai vợ chồng. Điều này cho thấy, sự
bình đẳng nam nữ trong gia đình dường như ngày một nâng cao. Nếu ở xã hội
xưa, nam giới toàn quyền quyết định những việc trọng đại như vậy : phụ nữ
không hề được đóng góp ý kiến, thậm trí còn không được tới. Thì ngày nay, vấn
đề này gần như được đảo lộn. Hầu hết các ý kiến đều công nhận tiếng nói của
người phụ nữ. Không những thế, họ còn được xếp ngang hàng với nam giới để
cùng quyết định. Như vậy, cách nhìn người phụ nữ ngày nay đã có nhiều nét tích
cực hơn. ở họ, những nét tích cực yếu đuối, nhu mì đã giảm đi thay vào đó, họ
có thể đứng lên làm chủ gia đình. chỉ với 3% ý kiến đồng ý để người vợ quyết
định các công việc trong đại trong gia đình cũng đủ thấy sự thông minh, đảm
đang, tính mạnh mẽ quyết đoán của một người phụ nữ hiện đại, đang dần được
nhen nhóm trong xã hội. Những nét tính cách tích cực ấy khiến người phụ nữ
25