1
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ
“Tiên Lãng 60 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển”
Họ và tên: LƢƠNG VĂN TÔ
Đơn vị công tác: THCS TÂY HƢNG, TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG.
Câu 1: Hãy nêu những hiểu biết của bạn về trận phá càn Cờlốt (tháng 8/1953)
của quân và dân huyện Tiên Lãng?
+ Nguyên nhân của trận càn Cờlốt tháng 8 năm 1953
Sau 7 năm theo đuổi chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam, thực dân Pháp liên tục thất
bại, để cứu vãn tình thế thực dân Pháp đã thay đổi hàng loạt chiến lƣợc trong đó có
việc di chuyển lực lƣợng xuống khu vực đồng bằng Bắc Bộ với hy vọng giành lại
thế chủ động chiến lƣợc ở khu vực này. Tuy nhiên lực lƣợng quân Pháp ở đây luôn
bị tập kích bởi lực lƣợng vũ trang của ta, mà một trong những địa bàn xuất phát
thƣờng bắt đầu từ Tiên Lãng. Để ngăn chặn các cuộc tập kích ngay từ điểm xuất
phát, thực dân Pháp đã thực hiện Kế hoạch mở trận càn quét lớn vào Tiên Lãng
mang tên Cờlốt bắt đầu từ ngày 28/8/1953.
Diễn biến chính của trận phá càn:
+ Đợt 1: 8 giờ sáng ngày 28/8/1953 địch mở màn trận Cờlốt (Claude).
Chúng chia thành 5 mũi tiến công bao vây khu căn cứ du kích Tiên Lãng. Lực
lƣợng của chúng ta gồm 2 đại đội, 12 trung đội du kích và hàng trăm du kích với
thế chủ động cả về tinh thần và lực lƣợng.
Ngay trận xuất quân đầu tiên đại đội 295 cùng du kích xã Kiến Thiết chỉ hơn 10
phút chiến đấu, ta đã tiêu diệt 70 tên lính Âu Phi, bắt sống 5 tên (trong đó có 1 tên
quan 3 Pháp). Thu 14 súng và nhiều quân trang quân dụng. Những ngày tiếp theo
bộ đội huyện cùng quân du kích đánh địch ở nhiều nơi trên địa bàn huyện.
+ Đợt 2: Từ ngày 2/9 địch tập trung phần lớn lực lƣợng tấn công xuống phía Nam
huyện, đồng thời tiếp tục bình định tại các khu vực phía Bắc.
Cũng nhƣ các đợt tấn công trƣớc ở phía Bắc, bộ đội huyện và dân quân du kích
phía Nam đã tổ chức các trận đón đánh, tiêu diệt và làm bị thƣơng hàng trăm tên.
+ Đợt 3: Dồn xuống phía nam không “ cất vó” đƣợc lực lƣợng của ta, trái lại chúng
bị du kích và nhân dân ở đây chặn đánh liên tục 7 ngày đêm. Rút khỏi phía nam
chúng chuyển sang bình định vừa khủng bố vừa lừa bịp, mị dân.
Ngày 07 và 09 tháng 9 năm 1953 địch lại tổ chức càn quét và tấn công nhiều đợt
vào vị trí của ta trên địa bàn huyện với hàng trăm quân cùng phƣơng tiện vũ khí
2
hiện đại, lại đƣợc sự yểm trợ mạnh mẽ của các lực lƣợng địa bàn lân cận. Song, do
có sự chuẩn bị chu đáo cùng ý chí kiên cƣờng và lòng căm thù giặc sâu sắc, quân
và dân ta đã vƣợt qua những trận chiến đấu vô cùng ác liệt, tiêu diệt nhiều sinh lực
địch, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng, buộc địch phải rút về nơi xuất
phát.
Sau 3 tuần lễ càn đi quét lại hầu hết các thôn trong huyện, địch vẫn không sao tìm
đƣợc lực lƣợng vũ trang của ta và không sao bình định đƣợc Tiên Lãng. Bị quân và
dân Tiên Lãng đánh trả quyết liệt, lại đƣợc Bộ Tƣ lệnh Quân khu Tả Ngạn chỉ đạo,
các đợn vị bạn hỗ trợ. Từ ngày 16/9 – 20/9 địch phải rút hết quân cơ động gồm
toàn bộ GEM3, GEM5, các tiểu đoàn dù và pháo binh ra khỏi Tiên Lãng. Kết thúc
trận càn, quân và dân Tiên Lãng đã tiêu diệt đƣợc 667 tên địch, thu nhiều súng đạn
và quân trang quân dụng, lực lƣợng vũ trang và bộ đội của ta cơ bản đƣợc bảo
toàn. Rút khỏi Tiên Lãng tên Nêmô (một trong những tên chỉ huy trận càn) phải
thốt lên: “ Càn lên Tiên Lãng quân đội Pháp đã phải đối phó với một rừng chông,
trẻ con cũng đánh hăng nhƣ sƣ tử”.
+ Ý nghĩa thắng lợi của trận phá càn
Thắng lợi của trận phá càn Cờlốt là thắng lợi lớn nhất, vẻ vang nhất của quân và
dân Tiên Lãng kể từ ngày đầu kháng chiến. Chiến thắng phá càn Cờlốt tuy diễn ra
trong phạm vi hẹp, nhƣng có ý nghĩa lớn và để lại bài học cao quý về phá càn. Đây
là chiến thắng đầu tiên đánh bại kế hoạch bình định của Nava. Ngày 29/9/1953
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Thƣ khen ngợi đồng bào, chiến sĩ, cán bộ Tiên Lãng
và tặng thƣởng cho huyện Huân chƣơng Kháng chiến hạng Nhất.
Trong Báo cáo tổng kết ở Hội nghị rút kinh nghiệm chống càn ngày 14/11/1953
của khu ủy, đồng chí Đỗ Mƣời nói: “ Thắng lợi trên đây làm cho quân, dân và cán
bộ ta tin tƣởng hơn vào khả năng phá càn quét, thanh toán đƣợc một phần lớn bi
quan trƣớc Kế hoạch của Nava. Các cấp ủy Đảng trong và ngoài bộ đội đã học tập
đƣợc nhiều kinh nghiệm trên mặt trận chỉ đạo chống càn. Thắng lợi trên còn là đòn
nặng đánh vào luận điệu huênh hoang của Nava và bè lũ bù nhìn. Nó làm cho tinh
thần binh lính địch thêm kém sút và giảm tin tƣởng ở chỉ huy của chúng”.
Câu 2: Hãy nêu những thành tích nổi bật đã đạt được và những phần thưởng
cao quý Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho quân và dân huyện nhà qua 2
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và bảo vệ tổ quốc?
a. Những thành tích nổi bật của huyện qua 2 cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và bảo vệ Tổ quốc.
Trong kháng chiến chống Pháp, quân và dân Tiên Lãng đã đánh 1.342 trận, tiêu
diệt và bắt sống 5.561 tên địch, thu 569 khẩu súng các loại, phá hủy 3 xe lội nƣớc,
bắn chìm 1 tàu chiến, 7 ca nô, bắn hỏng 2 máy bay của địch, anh dũng phá tan trận
càn Cờlốt tháng 8 năm 1953.
3
Động viên 4.000 thanh niên đi tòng quân, trong đó có hơn 1.000 thanh niên xung
phong gia nhập đoàn quân “Nam Tiến” năm 1946, 1.200 ngƣời đi dân công hỏa
tuyến. Xây dựng và phát triển lực lƣợng dân quân du kích gần 10.000 cán bộ chiến
sĩ (chiếm 18% dân số của huyện trong kháng chiến).
Góp phần nuôi dƣỡng, bảo vệ, xây dựng, giúp đỡ và phối hợp chiến đấu có hiệu
quả với các đợn vị bộ đội chủ lực tỉnh và huyện. Đó là các đại hội 25, 331, 196,
295, 61.
Kiên cƣờng xây dựng và giữ vững vai trò là căn cứ kháng chiến ngay trong vùng
địch tạm chiếm sâu Hải Phòng – Kiến An.
Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện đã động viên 13.910 thanh niên lên đƣờng
nhập ngũ, 1.437 ngƣời đi thanh niên xung phong và dân công quốc phòng.
Trong chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại, quân và dân Tiên Lãng đã
đánh địch 235 trận, lập công xuất sắc, bắn rơi 5 máy bay Mỹ, phối hợp bắn rơi 9
máy bay, bắn cháy tàu chiến Mỹ, bắt sống 2 giặc lái máy bay xã Tiên Cƣờng.
b. Những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước đã trao tặng cho nhân
dân huyện nhà.
+ Trong thời kì kháng chiến chống Pháp
Ngày 29/9/1953 Hồ Chủ Tịch gửi Thƣ khen ngợi về chiến công oanh liệt phá tan trận
càn Cờlốt của địch tháng 8/1953, Hồ Chủ Tịch đã làm thơ khen ngợi gƣơng dũng cảm
bảo vệ cán bộ của em thiếu niên Đỗ Văn Sinh (xã Tiên Minh).
Huyện được Chính phủ tặng thưởng:
-186 huân chƣơng các loại.
-2.428 Huy chƣơng các loại.
-1.394 bằng Khen của Chính phủ.
-359 Bằng khen của UBND thành phố.
-9 xã đƣợc Bộ Quốc phòng tuyên dƣơng.
-4 đơn vị và cá nhân đƣợc tặng bằng có công với nhà nƣớc và đồng tiền vàng.
+ Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
-73 Huân chƣơng Độc lập cho cá nhân.
-7.525 Huân chƣơng Kháng chiến các hạng.
-3.602 Huy chƣơng Kháng chiến các hạng.
4
-9.726 gia đình đƣợc tặng “Bảng gia đình vẻ vang”, 1.480 gia đình đƣợc tặng
“Bảng vàng danh dự”.
-Quân khu III tặng danh hiệu “Huyện bắn rơi nhiều máy bay nhất thành phố”.
-Đƣợc UBND thành phố tặng cờ “Huyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển
quân” chi viện trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc (1965 – 1975)
-Toàn huyện đƣợc khen thƣởng 22 Huân chƣơng Lao động các hạng về thành tích
xuất sắc trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
-Đƣợc đồng chí Tổng Bí thƣ Lê Duẩn về thăm huyện năm 1982.
-Đƣợc Chủ tịch nƣớc Lê Đức Anh gửi Thƣ khen ngày 20 tháng 8 năm 1993.
-Đƣợc đồng chí Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời gửi Thƣ khen nhân dịp huyện đón nhận
danh hiệu đợn vị Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân (29/9/1995).
+ Đóng góp máu xƣơng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc:
- Tổng số liệt sĩ của huyện là: 4.316
- Tổng số thƣơng binh là: 1.750 ngƣời
- Tổng số bệnh binh là: 511 ngƣời.
+ Trong thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-231 mẹ đƣợc Nhà nƣớc phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh
hùng”, hiện nay có 3 mẹ còn sống.
-Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân” cho dân
quân xã Vinh Quang (năm 1969).
-Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu anh hùng cho “Nhân dân và lực lƣợng vũ trang
nhân dân” các xã, thị trấn: Hùng Thắng (năm 1998), thị trấn Tiên Lãng (năm
2000), Khởi Nghĩa (năm 2003), Cấp Tiến (năm 2005), Kiến Thiết (năm 2005), các
xã Tiên Thanh, Đoàn Lập, Bạch Đằng, Tiên Minh (năm 2010).
-Quân và dân Tiên Lãng đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực
lƣợng vũ trang nhân dân” (năm 1995).
+ Nhà nƣớc truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân” cho 03 liệt sĩ:
-Liệt sĩ thiếu niên Phạm Ngọc Đa (xã Bạch Đằng) năm 1997.
-Liệt sĩ thiếu niên Đỗ Văn Phƣớc (xã Cấp Tiến) năm 2007.
-Liệt sĩ Nguyễn Văn Kiến (nguyên xã đội trƣởng xã Minh Đức nay là thị trấn Tiên
Lãng) năm 2007.
5
-Liệt sĩ, đoàn viên Bùi Thu Nội (xã Tiên Minh) đƣợc truy tặng danh hiệu Anh
hùng Lao động năm 1998.
-Huyện đƣợc tặng Huân Chƣơng Độc lập hạng Ba (năm 2003), Huân chƣơng độc
lập hạng nhì (năm 2008)
-Huân chƣơng Lao động các hạng cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc: 43.
-Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc cho huyện 07 lần (1998-2003 và năm 2006)
Thiếu nhi Tiên Lãng liên hoan văn nghệ bên tượng đài Phạm Ngọc Đa
Câu 3: Theo bạn những nhiệm vụ trọng tâm, những khâu đột phá của Đảng
bộ huyện giai đoạn 2010-2015 và 2013 là gì?
a. Những nhiệm vụ chủ yếu, những khâu đột phá của Đảng bộ huyện
giai đoạn 2010-2015
1. Về phát triển kinh tế
-Huy động mọi nguồn lực, phát huy có hiệu quả cao các tiềm năng, thế mạnh của địa
phƣơng, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế và đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng.
Tạo sự đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; trọng tâm là đẩy mạnh ứng
dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, thủy sản tạo ra nhiều
nông sản hàng hóa với năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao; đẩy nhanh nhịp độ
phát triển công nghiệp, tiểu – thủ công nghiệp và dịch vụ; giải quyết thêm nhiều việc
làm, tăng thu nhập cho lao động.
6
Lãnh đạo huyện kiểm tra mô hình trình diễn nuôi rạm trong ruộng lúa
2. Về văn hóa- xã hội
- Xây dựng nông thôn mới theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động văn hóa – xã hội; nâng cao chất lƣợng các hoạt động về
giáo dục – đào tạo, y tế, dân số gia đình và trẻ em, văn hóa – thông tin, thể thao,
phát thanh; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng, phòng chống tham nhũng;
giải quyết tốt vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
7
Trao giải giải cầu lông CNVC – LĐ năm 2013
3. Về an ninh quốc phòng
- Chăm lo, củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn
dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ
vững chắc, hoàn toàn xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa
phƣơng. Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tích cực đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi
tội phạm, các tai nạn và tệ nạn xã hội
Xã Toàn Thắng tổ chức diễn tập chiến đấu trị an
8
4. Về xây dựng hệ thống chính trị
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, giải
quyết các nhiệm vụ trọng tâm; làm tốt công tác xây dựng Đảng mà tập trung là
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, phát huy vai
trò tiền phong gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên.Tiếp tục đổi mới hoạt động, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền. Làm tốt công
tác vận động quần chúng, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở. Giữ vững
danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Huyện ủy thông báo kết quả hội nghị Trung ương 7
*Về những khâu đột phá
1. Coi trọng công tác quy hoạch; tích cực và chủ động phối hợp với các ngành của
thành phố và Trung ƣơng xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết trên các lĩnh
vực, nhất là quy hoạch không gian và đất đai, gắn liền với các dự án lớn sẽ triển
khai trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch
sau khi đƣợc phê duyệt.
2. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn,
hiểu quả bền vững và đảm bảo môi trƣờng; khắc phục tập quán canh tác lạc hậu,
mạnh dạn tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo chất lƣợng
mới cho nền nông nghiệp của huyện.
3. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chật lƣợng cao phục vụ phát triển kinh tế -xã
hội; trƣớc mắt đáp ứng nhu cầu lao động của các khu, cụm công nghiệp và các dự
án trên địa bàn huyện; triển khai có hiệu quả đề án đào tạo nghề lao động nông
thôn.
9
b. Những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu năm 2013 của Đảng bộ huyện.
1. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ƣơng 4
(khoá XI), các nghị quyết, chỉ thị của Trung ƣơng và Thành uỷ về công tác xây
dựng Đảng , tạo chuyển biến rõ về công tác củng cố tổ chức, nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng, vai trò gƣơng mẫu của cán
bộ, đảng viên. Lãnh đạo tổ chức tốt việc lấy ý kiến của nhân dân tham gia vào dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm1992
- Tập trung xây dựng, triển khai các kế hoạch của Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ,
UBND huyện, của các cấp, các ngành và từng cá nhân cán bộ, đảng viên để khắc
phục ngay những hạn chế, khuyết điểm đã đƣợc nghiêm túc chỉ ra sau kiểm điểm
theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khoá XI)
- Đổi mới mạnh mẽ công tác tƣ tƣởng, nâng cao tính chiến đấu, kịp thời, sắc bén
và hiệu quả của công tác tƣ tƣởng, tuyên truyền, định hƣớng dƣ luận xã hội cuả cấp
uỷ, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chịnh trị.
- Tiếp tục coi trọng chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức
Hồ Chí Minh, trọng tâm là hoàn thành xây dựng, triển khai thực hiện tiêu chí
chuẩn mực đạo đức của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, viên chức ở
từng tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Triển khai đồng bộ các nội dung, các khâu của công tác cán bộ theo Chƣơng trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Thành uỷ; tạo chuyển biến rõ
trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, luân chuyển cán bộ. Chủ động làm tốt
công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác tạo nguồn, kết nạp đảng viên mới.
- Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ nhằm tăng cƣờng củng cố
tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất
lƣợng đội ngũ cán bộ đảng viên.
- Nâng chất lƣợng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành Điều lệ Đảng,
các nghị quyết chỉ thị, quy định của Trung ƣơng và Thành uỷ, thực hiện nhiệm vụ
công tác và chủ đề hành động năm 2013. Chủ động giải quyết kịp thời, đúng thẩm
quyền các đơn thƣ tố cáo, khiếu nại của đang viên và công dân.
- Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 60 năm Ngày truyền
thống quân dân Tiên Lãng phá càn thắng lợi; tạo khí thế phấn khởi, tự hào, tự tin,
quyết tâm vƣợt khó vƣơn lên của toàn Đảng bộ, quân và dân huyện.
2. Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế
+ Tập trung dồn sức để phát triển nông nghiệp của huyện đảm bảo hiệu quả, bền
vững. Trong đó, đặc biệt chú trọng làm tốt công tác vận động đồn điền, đổi thửa,
quy vùng phát triển sản xuất, mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn, tạo chuyển
10
biến tốt hơn về cơ cấu trà vụ, đƣa nhanh các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hoá vào sản
xuất nông nghiệp.
Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh tế trang trại, nuôi trồng thuỷ
sản, chƣơng trình sản xuất nấm và sản xuất rau an toàn. Quan tâm chỉ đạo, hƣớng
dẫn việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hớp tác xã nông nghiệp,
nhất là về dịch vụ đƣa các tiến bộ kỹ thuật, công nghiệp vào sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
+ Tăng cƣờng làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai. Tập trung làm tốt công tác
giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tƣ phát triển công nghiệp, dịch vụ, giao
thông trên địa bàn theo quy hoạch, kế hoạch.
+ Chủ động, tích cực làm tốt nhiệm vụ công tác phòng, chống bão lụt, tìm kiếm
cứu nạn.
+ Chủ động phối hợp cùng với các doanh nghiệp, các hộ tƣ nhân tháo gỡ khó khăn,
nhất là về vốn, môi trƣờng đầu tƣ, các điều kiện về mặt bằng, giao thông, điện,
nƣớc,…để duy trì, phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp và dịch
vụ, góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
+ Tăng cƣờng công tác quản lý đầu tƣ; phấn đấu nỗ lực cao để giảm nợ xây dựng
cơ bản.
+ Tập trung chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt công tác thu - chi ngân sách.
3. Thực hiện hiệu quả nội dung chủ đề hành động năm về du lịch và đô thị.
4. Đẩy mạnh triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.
5. Phát triển, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, văn hoá - thể thao
và khoa học-công nghê, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tham gia thực hiện
hiệu quả thiết thực năm du lịch 2013.
11
6. Bảo đảm an ninh xã hội, đời sống của nhân dân.
7. Tăng cƣờng đảm bảo tốt về quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh cải cách tƣ pháp,
phòng chống tham nhũng, lãng phí.
8. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các
cơ quan nhà nƣớc địa phƣơng.
9. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân.
Câu 4: Trong sự phát triển và đổi mới đi lên của quê hương, bạn có ấn tượng
sâu sắc về vấn đề gì?
- Vấn đề giáo dục:
So với các địa phƣơng trong thành phố, Tiên Lãng là huyện còn nhiều khó khăn,
không có trƣờng chuyên lớp chọn. Song, những năm qua nhờ sự quan tâm của cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng và sự nỗ lực cố gắng của các thế hệ thầy giáo,
cô giáo phong trào giáo dục của huyện đạt kết quả rõ rệt trên nhiều lĩnh vực, nhất
là chất lƣợng giáo dục toàn diện, bồi dƣỡng nhân tài, đƣa ngành giáo dục Tiên
Lãng trở thành điểm sáng giáo dục khu vực ngoại thành. Tiêu biểu có em Phạm
Ngọc Oanh, học sinh lớp 12A2 Trƣờng THPT Tiên Lãng xuất sắc vƣợt qua các thí
sinh tại cuộc thi chung kết đƣờng lên đỉnh Olimpia do Đài Truyền hình Việt Nam
tổ chức mang vinh quang về cho Tiên Lãng. Đây chỉ là một trong những trƣờng
hợp tiêu biểu trong phong trào học tập của học sinh Tiên Lãng những năm học vừa
qua. Theo Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lƣơng Hữu Huyền, những năm
qua, huyện dành sự quan tâm đặc biệt tới sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Đảng bộ
chính quyền và nhân dân huyện Tiên Lãng luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò
của giáo dục và đào tạo, nhất là đối với việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dƣỡng nhân tài”. Trong chƣơng trình công tác hằng tháng, hằng quý, cả năm,
Huyện uỷ, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban
ngành, đoàn thể và nhân dân, nhất là các nhà trƣờng, các thầy, cô giáo, ngành giáo
dục-đào tạo không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.
Trƣởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Lãng Phạm Uyên cho biết, Tiên
Lãng không có trƣờng chuyên lớp chọn, đời sống của nhân dân còn nhiều khó
khăn. Bởi vậy, để làm tốt công tác giáo dục đòi hỏi mỗi nhà trƣờng, địa phƣơng
cần có sự quyết tâm cao, có cách làm phù hợp. Để nâng cao chất lƣợng, trong quá
trình giảng dạy, các thầy cô luôn quan tâm, phát hiện những học sinh có năng
khiếu về bộ môn mình giảng dạy và có kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Các
trƣờng, mỗi thầy giáo, cô giáo luôn chủ động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, tâm
huyết với nghề, đi liền với kiểm tra đánh giá đúng chất lƣợng học sinh; lấy kết quả
học tập, rèn luyện của học sinh là một trong những căn cứ quan trọng để phân loại
và đánh giá xếp loại thi đua, khen thƣởng đối với cán bộ quản lý, giáo viên và mỗi
nhà trƣờng. Huyện chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Qua
đó, góp phần tăng cƣờng cơ sở vật chất cho giáo dục, làm cho mọi ngƣời trong xã
hội có nhận thức đúng, tham gia vào các hoạt động giáo dục ở mỗi nhà trƣờng,
12
quan tâm đến việc học hành của con em bằng những việc làm cụ thể thiết thực,
hiệu quả. Để khuyến khích, động viên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, huyện
xây dựng quỹ khen thƣởng những học sinh và những thầy, cô giáo có học sinh đoạt
giải trong các kỳ thi học sinh giỏi thành phố và quốc gia; những học sinh đỗ thủ
khoa và những em đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học hằng năm. Đến
nay, hầu hết các xã, thị trấn, các thôn, khu dân cƣ, các dòng họ, đoàn thể…có quỹ
khuyến học…
Sự quan tâm chăm lo kịp thời, thƣờng xuyên đối với sự nghiệp
giáo dục-đào tạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội
cùng toàn thể nhân dân trong huyện Tiên Lãng thời gian qua trở thành phong
trào, phát triển ngày càng sâu rộng, xứng đáng với truyền thống của quê hƣơng
Tiên Lãng Anh hùng.
Lãnh đạo huyện Tiên Lãng phát thưởng cho học sinh giỏi có thành tích xuất sắc
13
Trong năm học 2012-2013 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất
lượng giáo dục” và đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện luôn nhận thức
sâu sắc về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo
đối với việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài” trong thời kỳ
CNH - HĐH. Có thể nói việc nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung bồi dƣỡng
nhân tài nói riêng đã đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức
xã hội cùng toàn thể nhân dân trong huyện quan tâm và đầu tƣ, đã trở thành phong
trào, phát triển ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ. Đó là nguồn lực quan trọng giúp cho
giáo dục Tiên Lãng vƣợt khó vƣơn lên đạt đƣợc kết quả tốt đẹp, nhất là chất lƣợng
học sinh giỏi.
- Vấn đề du lịch:
VỀ TIÊN LÃNG QUÊ ANH
VỀ TIÊN LÃNG QUÊ ANH
Em về Tiên Lãng quê anh
Thăm nguồn suối nóng (1) nổi danh khắp niềm
Tắm bồn khoáng ấm thiên nhiên
Ngâm bùn trị liệu nước tiên khỏe người
Tinh thần thoải mái thảnh thơi
Qua thăm đền Gắm (2) một nơi diệu kỳ
Tám trăm năm dấu bia ghi (3)
Tín Công Thái phó ai bì xứng danh
Thăm chùa Thắng Phúc (4) đạo hành
Ven sông sóng vỗ chuông ngân mỗi ngày
Chợ Đôi nhộn nhịp Đông Tây
Người mua kẻ bán trao tay mặt mừng
Ngày xuân nô nức tưng bừng
Đền Hà (5) phiên chợ được cùng cầu may
Trạng Trình quê ngoại là đây
Ghé thăm Kiến Thiết giãi bày sớm trưa
14
Để Xuyên (6) đảo vũ cầu mưa
Đền thiêng ứng nghiệm như vừa nhập môn
Cảng xưa Khởi Nghĩa bán buôn
Domea (7) tấp nập càn khôn một thời
Bùi Thu Nội đóa hoa tươi
Hy sinh cứu bạn rạng ngời nước non
Nghĩa tình Tiên Lãng sắt son
Quê anh đổi mới đẹp hơn từng ngày
Sân bay quốc tế mai đây
Đắm say hương vị ngất ngây thuốc lào
Về miền sóng gió lao xao
Ươm mầm sống mới dạt dào tình quê.
(1) Suối Khoáng Nóng Tiên Lãng được khai thác ở độ sâu 850 m và được đánh giá là
1 trong 5 mỏ nước khoáng đặc biệt có giá trị của Việt Nam, cùng loại với nguồn nước
khoáng nổi tiếng trên thế giới, như: Mirgorod của Nga, Darkov của Tiệp Khắc (cũ),
Baisov của Bungari, E'laruc và Sallivs de Jura của Pháp.
(2) Đền Gắm được xây dựng từ năm 1190 tại xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, thờ Thái
phó phụ chính triều nhà Lý - Ngô Lý Tín, một vị tướng có công dẹp giặc, đền đã được
Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992.
(3) Trên phạm vi cả nước, Tiên Lãng là một huyện có số lượng văn bia nhiều nhất với
234 bia. (gần 400 thác bản văn bia). Trong đó có tới 192 bia đời Lê, đây là một hiện
tượng ít thấy, ngay cả ở Hà Nội.
(4) Chùa Thắng Phúc thuộc thôn Mỹ Lộc xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, là một ngôi
cổ tự được xây dựng từ thời nhà Lý cách đây trên 800 năm (trước có tên là chùa Vọng
Phúc). Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia và là dự án chào mừng Đại lễ 1000 năm
Thăng Long- Hà Nội
(5) Đền Hà Đới thuộc xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng thờ Thượng tướng quân Trần
Quốc Thành, vị tướng tài có công dẹp tan quân giặc bảo vệ bình yên bờ cõi. Phiên chợ
cầu may độc đáo họp ngay trước cửa đền vào sáng mồng 2 Tết. Sự giao lưu mua bán
chủ yếu là thực phẩm, rau xanh, đồ chơi cho trẻ em, vật dụng gia đình với quan niệm
mua chút lộc đầu xuân tại phiên chợ cầu may về nhà lấy niềm vui và may mắn cho cả
năm.
(6) Đền Để Xuyên tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng thờ Trang Định Công, được suy
tôn là đền cả, là một trong ngũ linh từ của huyện Tiên Lãng, trước năm 1945, mỗi khi
trời hạn hán, người dân địa phương lại tổ chức lễ đảo vũ cầu mưa, rất linh ứng.
(7) Thương cảng Domea (thế kỷ XVII - XVIII) nay thuộc làng An Dụ, xã Khởi Nghĩa,
phía bắc huyện Tiên Lãng là một cảng cửa khẩu quốc tế quan trọng của xứ Đàng
Ngoài, như một tiền cảng của Phố Hiến, người nước ngoài sinh sống và buôn bán ở đó
thời bấy giờ chủ yếu là người Hà Lan (sau này người Pháp mới xây dựng cảng Hải
Phòng như bây giờ)
15
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DU LỊCH TIÊN LÃNG
Chùa Thắng Phúc
Đại Hồng Chuông chùa Thắng Phúc mới được đúc
16
Đền Gắm
Tắm bùn tại suối khoáng nóng
17
Tắm nước khoáng nóng
- Vấn đề xã hội:
Liệt sỹ Phạm Văn Đƣợc (tức Phan Hữu Đƣợc) quê quán thôn Tự Tiên, xã
Tiên Minh), sau khi trở về địa phƣơng, nhƣng do sức khỏe yếu và trí nhớ bị
giảm sút, gia đình đã cho ông Đƣợc vào thành phố Hồ Chí Minh (vì có ngƣời
thân quen) để chữa bệnh ngay. Sau hơn một tháng chữa bệnh, ngƣời nhà đã
đƣa ông Đƣợc trở lại địa phƣơng.
Sau khi đƣợc địa phƣơng và các cơ quan chức năng báo cáo, Thƣờng trực
Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và
UBND xã Tiên Minh khẩn trƣơng xem xét, đề xuất giải quyết chế độ, chính
sách cho ông Phạm Văn Đƣợc.
Lãnh đạo huyện Tiên Lãng tặng quà, thăm hỏi ông Phạm Hữu Được
18
Lãnh đạo huyện Tiên Lãng tặng quà, thăm hỏi ông Phạm Hữu Được
19
Câu 5: Nhân dịp kỷ niệm “60 năm Ngày truyền thống quân và dân Tiên Lãng
anh dũng phá càn thắng lợi” ông, bà, anh, chị hãy cho biết điều tâm huyết
nhất của mình (hoặc đề xuất những ý tưởng) góp phần xây dựng huyện phát
triển toàn diện, nhanh và bền vững?
* Tích cực hơn nữa trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý Nhà
nƣớc, trong giáo dục và đào tạo.
Đổi mới công tác quản lý và đổi mới phƣơng pháp dạy học là yếu tố quan
trọng để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng
nhất trong cải cách giáo dục nƣớc ta hiện nay. Việc ứng dụng CNTT vào công tác
quản lý và dạy học có hiệu quả là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều
điều kiện về CSVC, tài chính và năng lực của đội ngũ CBQL và giáo viên. Do đó,
để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học có hiệu quả, tôi xin đề
xuất một số định hƣớng và giải pháp nhƣ sau:
1. Các nhà trƣờng có kế hoạch xây dựng CSVC, Huy động nhiều nguồn lực
của XH để tăng cƣờng đầu tƣ mua sắm thêm trang thiết bị dạy học theo hƣớng hiện
đại đáp ứng nhu cầu dạy học hiện nay.
2. Tăng cƣờng việc đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực CNTT, động
viên, khuyến khích và hỗ trợ giáo viên học tập. Mỗi giáo viên luôn có ý thức tự
học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ tin học, khả năng ứng dụng các phần mềm
vào quản lý và dạy học.
3. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học, chú
trọng đến việc bồi dƣỡng khả năng độc lập nghiên cứu và kỹ năng ứng dụng CNTT
cho giáo viên theo từng bộ môn; Động viên khuyến khích các tổ và cá nhân trong
việc sáng tạo ra các sản phẩm CNTT phục vụ cho quản lý và giảng dạy có hiệu
quả.
4. Đƣa việc ứng dụng CNTT có hiệu quả của CBGV thành tiêu chí để đánh
giá thi đua học kì và năm học. Khuyến khích, động viên giáo viên soạn giáo án
điện tử (chỉ tiêu 1GV phải soạn ít nhất 2 giáo án điện tử/tháng), khai thác tƣ liệu,
trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm dạy học thông qua các diễn đàn giáo dục. Triển
khai các chuyên đề dạy học theo dự án, chƣơng trình dạy học intel vào đổi mới
phƣơng pháp.
5. Tổ chức tốt Hội thi ứng dụng CNTT cấp trƣờng, tiến tới tham gia Hội thi
ứng dụng CNTT cấp huyện và cấp thành. Xây dựng nguồn học liệu mở, giáo án
điện tử, ngân hàng đề kiểm tra theo từng bộ môn.
6. Phát huy vai trò website của các nhà trƣờng trong việc thực hiện chia sẽ
thông tin, diễn đàn, quản lý chuyên môn, sổ liên lạc điện tử với phụ huynh học
sinh. Từng bƣớc triển khai các giao dịch, báo cáo thông tin, lịch công tác trong các
hoạt động của nhà trƣờng qua hệ thống báo cáo tự động trong chƣơng trình quản lý
của web.
7. Cần lắp đặt, khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống camera của nhà
trƣờng trong việc quản lý dạy học, thƣờng xuyên cập nhật, lƣu trữ thông tin đầy
đủ, chính xác.
20
8. Phát huy thế mạnh của các giáo viên có trình độ tin học trong việc tự học
tập, tự nghiên cứu nâng cao trình độ về phần cứng và kỹ năng cài đặt để có thể tự
sửa chữa khắc phục những hƣ hỏng, những sự cố máy tính; nâng cao hiệu suất, số
lƣợng máy tính đƣợc sử dụng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Tham mƣu
cho nhà trƣờng trong việc mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại, phần mềm
ứng dụng vào quản lý dạy học có hiệu quả.
Một tiết dạy học ứng dụng công nghệ thông tin
* Tích cực hơn nữa trong việc thực hành tiết kiệm và tiết kiệm, nhất là tiết
kiệm và chống lãng phí của công, tài sản của Nhà nƣớc
* Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản
xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 13, Nghị quyết số
13/NQ-CP ngày 10-5-2012 của Chính phủ và Thông tƣ số 83/2012/TT-BTC của
Bộ Tài chính về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ
thị trƣờng, bám sát tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời
tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, giúp đỡ và động viên các doanh nghiệp.
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất hợp
lý; giảm hàng tồn kho. Tăng cƣờng cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp xúc
tiến, mở rộng thị trƣờng.
21
- Thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nƣớc giai
đoạn 2011 - 2015, Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng hoạt động của chính quyền
cơ sở, giai đoạn 2011 - 2016, định hƣớng 2020. Tập trung rà soát, rút ngắn thủ tục
hành chính tại các ngành, lĩnh vực đang đƣợc xã hội quan tâm: Tài nguyên và Môi
trƣờng, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở.
* Thực hiện tốt nội dung chủ đề năm về “đô thị”, tăng cƣờng phát triển và quản lý
đô thị, quản lý đất đai, bảo vệ môi trƣờng, thực hiện chƣơng trình xây dựng nông
thôn mới
- Triển khai thực hiện Nghị quyết của Thành uỷ về phát triển và quản lý đô thị Hải
Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các chƣơng trình, kế
hoạch, dự án để triển khai thực hiện cụ thể.
- Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, thực hiện công khai quy hoạch và
thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện đúng quy hoạch. Đẩy nhanh
các dự án chỉnh trang đô thị và phát triển các khu đô thị mới. Tập trung cao xử lý
tắc nghẽn về kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông - đô thị.
- Tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, chống lãng phí, chống tiêu cực. Tháo gỡ thủ tục, đẩy mạnh công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm
tra, kiên quyết thu hồi đất trong các trƣờng hợp sử dụng đất vi phạm pháp luật.
Xây dựng và ban hành Quy chế đấu giá đất, quản lý đất ven sông, bãi bồi ven biển.
- Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trƣờng bắt buộc đối với các dự án
đầu tƣ, thực hiện Luật Bảo vệ môi trƣờng. Tập trung giải quyết tình trạng suy thoái
môi trƣờng ở khu vực có nhiều nguồn thải: các khu công nghiệp, các khu đông dân
cƣ; chú trọng xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế. Tập trung triển khai thực hiện
Chƣơng trình thu gom, xử lý chất thải rắn.
- Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và
Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành uỷ về xây dựng nông thôn mới Hải Phòng
đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020. Tập trung huy động nguồn lực xã hội
cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới, thực hiện lồng ghép các Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia với Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu hết năm 2013.
- Thực hiện tốt quy hoạch chi tiết phân vùng sản xuất nông nghiệp, xây dựng cánh
đồng mẫu lớn, hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thâm canh,
nông nghiệp sạch; duy trì diện tích đất trồng lúa. Triển khai thực hiện các quy
hoạch khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô
vừa, gắn với xử lý chất thải, chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
* Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
22
- Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách mới theo nghị quyết và kết luận Hội
nghị Trung ƣơng 5 (khóa 11) về chính sách xã hội, tiền lƣơng. Thực hiện đồng bộ,
có hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, các chính sách an sinh
xã hội, chăm sóc ngƣời có công. Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Chú
trọng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; phát triển và mở rộng thị trƣờng xuất
khẩu lao động; triển khai có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức
khoẻ nhân dân; chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh
sản; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
Tiếp tục duy trì và ổn định đƣợc sự tăng trƣởng về kinh tế, tổng sản phẩm nội
huyện (GDP) phấn đấu tăng 12,5-13%, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 26.8 triệu
đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh chƣơng
trình mục tiêu quốc gia về “xây dựng nông thôn mới”, quan tâm chỉnh trang đô thị và
hƣởng ứng Năm Du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng; Tập trung hoàn thành tốt
công tác thu-chi ngân sách Nhà nƣớc; Đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội và đảm
bảo an sinh xã hội, tăng cƣờng chất lƣợng giáo dục đào tạo và xây dựng trƣờng
chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo giảm dƣới 6%, tăng cƣờng áp dụng khoa học-kỹ
thuật mới trong sản xuất lúa và tiếp tục triển khai một số Dự án trọng điểm đã
đƣợc thành phố phê duyệt nhƣ Dự án: Dự án xây dựng Nhà máy chế biến nguyên
liệu thuốc lá xuất khẩu do Công ty Cổ phần Devyt làm chủ đầu tƣ, khu công
nghiệp Thị trấn Tiên Lãng, khu công nghiệp Tiên Thanh, Cụm Công nghiệp Quang
Phục, Xây dựng đƣờng bao phía Nam thị trấn, Xây dựng bãi chôn lấp, xử lý rác
thải tập trung của huyện, Dự án xây dựng khu vui chơi giải trí Phúc Hoàng Kim,
Dự án bến đỗ cho đội tàu nghiên cứu biển VN và Trạm quan trắc tổng hợp tài
nguyên biển….các công trình dự án đƣợc đầu tƣ vào huyện sẽ là động lực mạnh
mẽ thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển đồng thời là yếu tố tích cực thay đổi
diện mạo miền quê còn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay.
Đất và Ngƣời Tiên Lãng luôn có truyền thống tự lực, tự cƣờng, không chịu
khuất phục trƣớc khó khăn, thử thách vì mục tiêu xây dựng quê hƣơng Tiên Lãng
giầu đẹp, văn minh, xứng đáng là huyện Anh hùng trong công cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm cũng nhƣ thời kỳ đổi mới xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc.
Tây Hưng ngày 25 tháng 6 năm 2013
Ngƣời viết
Lƣơng Văn Tô