Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đáp an thi tìm hiểu 50 năm Quang Ninh xây dựng và phát triểnn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.48 KB, 25 trang )

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“QUẢNG NINH 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN”
Câu hỏi 1: Hãy nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội và những tiềm
năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh?
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một
hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng
vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với
bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106
o
26 đến 108
o
31 kinh độ đông và từ
20
o
40 đến 21
o
40 vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề
dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ
Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã
Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương
và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở
đông bắc xã Trà Cổ, thành phố Móng Cái.
Phía Bắc tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc với đường biên giới trên bộ dài
118,825 km; phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp Thành phố Hải Phòng,
Phía Tây giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn. Tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh theo số liệu kiểm kê năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là
609.897,94ha.
1.2. Địa hình


Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn
hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. Có các dạng địa hình
(Vùng núi; trung du và đồng bằng ven biển; Vùng ven biển và hải đảo; địa hình
đáy biển Quảng Ninh).
1.3. Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa
có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân
Đồn có đặc trưng của khí hậu đại dương. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính
nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
1
1.4. Sông ngòi, thủy văn
Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ.
Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là
hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ.
Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các sông
từ 15 - 35 km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km
2
, được phân bố dọc theo
bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái
Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng,
sông Man, sông Trới, sông Míp.
Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và
lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh
đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô
1,45m
3
/s, mùa mưa lên tới 1500 m
3
/s, chênh nhau 1.000 lần.

Biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp
đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Nét riêng biệt ở
đây là hiện tượng sinh “con nước” và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều
các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông.
2. Điều kiện xã hội
2.1. Dân số
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793
người, phân bổ trên địa bàn 14 đơn vị hành chính. Gồm 04 thành phố: Hạ Long,
Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; thị xã Quảng Yên và các huyện: Vân Đồn, Cô Tô,
Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Đông Triều.
Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km2 (năm 1999 là 196
người/ km2), nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất
đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, thị xã Quảng Yên 415 người/km2,
huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô
Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2.
Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất
trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai
cấp công nhân Vùng Mỏ với "di sản" tinh thần vô giá "kỷ luật và đồng tâm". Đây
là điều kiện thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua
2
mọi khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàn
cảnh nào.
Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời - một trong những cái
nôi của người Việt cổ với ba nền văn hoá tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ
18.000 đến 3.500 năm là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long.
Là vùng đất có nhiều di tích gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước vẻ vang với
những chiến công hiển hách (cuộc chiến trên sông Bạch Đằng các năm 938, 981,
1287, 1288 ), phong trào công nhân cách mạng những năm 1930, chiến thắng trận
đầu khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam (5/8/1964), chiến tranh biên

giới năm 1979.
Do lịch sử, văn hóa và địa lý, tỉnh Quảng Ninh có nhiều dân tộc đến sinh sống
lâu đời (22 dân tộc). Đặc biệt sau khi thực dân Pháp phát hiện mỏ than và phát triển
ngành công nghiệp khai khoáng đầu tiên của Việt Nam nên Quảng Ninh trở thành
cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam; là nơi thu hút nguồn lao động của Miền
Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Hồng, tạo nên sự giao thoa và hội tụ văn hóa,
hình thành cộng đồng dân cư, xã hội Quảng Ninh thống nhất trong đa dạng; trong đó
giai cấp công nhân là hạt nhân với tinh thần “kỷ luật và đồng tâm”. Chính truyền
thống lịch sử văn hóa đó đã tạo nên Đất mỏ Anh hùng trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và ngày nay đang là lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Hiện nay, đội ngũ giai cấp công nhân với khoảng 340 ngàn lao động (trong đó
có khoảng 200 ngàn lao động ngành than, đóng tàu, xi măng )
1
; Đảng bộ tỉnh với
gần 80 ngàn đảng viên (trong đó Đảng ủy Than có gần 19 ngàn đảng viên) là lực
lượng nòng cốt tạo nên sức mạnh nguồn lực con người, xã hội to lớn xây dựng phát
triển Quảng Ninh.
Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Quảng Ninh có truyền thống
đoàn kết, thống nhất cao - truyền thống Vùng mỏ Anh hùng, cùng với con người,
xã hội, lịch sử văn hóa đã tạo cho Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống
nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng.
2.2. Dân tộc
Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn
người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ
nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.
1
Nguồn Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh.
3
Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt

(Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân. Họ có gốc bản địa và nguồn gốc từ các tỉnh,
đông nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Họ sống đông đảo nhất ở các đô thị, các khu
công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Do có số người chuyển cư đến
từ rất nhiều đời, nhiều đợt nên Quảng Ninh thực sự là nơi “góp người”. Sau người
Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Người Dao (4, 45%)
có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Họ còn
giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục, một bộ phận
vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh tế văn hoá chậm phát triển. Người
Hoa (0, 43%), người Sán Dìu (1,80%), Sán chỉ (1,11%) ở vùng núi thấp và chủ yếu
sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước.
2.3. Tôn giáo
Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã
được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa
phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để
tôn thờ.
Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông
(1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối
tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia
tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ 14, khu Yên Tử và
Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho
cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngôi
chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm, chùa
Long Tiên (Hạ Long), Linh Khánh (Trà Cổ), Hồ Thiên (Ðông Triều), Linh Quang
(Quan Lạn)… Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và cả
con người, hiện trên đất Quảng Ninh còn lại khoảng trên dưới 30 ngôi chùa nằm
rải rác ở 8 huyện, thị, thành phố.
Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín
đồ Ðạo Phật. Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8
huyện, thị xã, thành phố. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín đồ đạo Cao
Ðài hiện có khoảng vài chục người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống

ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân
với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu
Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)…
3. Tiềm năng phát triển kinh tế- xã hội:
4
3.1. Lợi thế so sánh:
Quảng Ninh có 09 cái nhất của Quảng Ninh so với các địa phương khác
trong cả nước:
- Tỉnh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát
triển kinh tế, văn hóa - xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: rừng - tài
nguyên - biển - du lịch - biên giới, thương mại…
- Có điều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất Việt Nam qua hệ
thống các cửa khẩu trên đất liền và trên biển.
- Trung tâm số một Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, xi
măng, vật liệu xây dựng.
- Có điều kiện tốt nhất cho phát triển du lịch: Biển và văn hóa tâm linh
(Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Yên Tử, Cửa Ông, Vân Đồn…)
- Tỉnh có chiều dài đường biển lớn nhất 250km với hơn 2000 hòn đảo,
chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1000 đảo đã có tên.
- Tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Móng Cái, Uông
Bí, Cẩm Phả) và 01 thị xã (Quảng Yên).
- Tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ có thu nhập cao là thị trường đầy
tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa.
- Tỉnh duy nhất được Chính phủ phê duyệt xây dựng khu kinh tế Vân Đồn
theo định hướng trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao,
trung tâm thương mại và tài chính quốc tế bào gồm các khu tài chính ngân hàng
quốc tế, khu phi thuế quan, thương mại; một trong những đầu mối giao thông quốc
tế, dịch vụ hàng không, hàng hải.
- Là tỉnh hoàn thành sớm nhất đề án cải cách hành chính của Chính phủ,
hiện đang triển khai thực hiện Chính phủ điện tử để đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ

tục hành chính.
3.2. Vị trí địa chiến lược:
Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối
ngoại; với điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng. Quảng Ninh nằm trong khu vực
hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; Hợp tác liên vùng
Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam
Ninh - Singapore… Tỉnh có diện tích đất trên 6.100 km
2
(diện tích biển tương
đương đất liền với 2.077 hòn đảo đá, đất). Có đường biên giới trên bộ (118,825
5
km) và trên biển (trên 191 km) với Trung Quốc, có dải bờ biển dài 250 km. Là tỉnh
duy nhất cả nước có 4 thành phố trực thuộc. có 3/28 KKT cửa khẩu (Móng Cái,
Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) và 01/15 KKT ven biển (Vân Đồn); có 4 cảng khẩu
trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia); là tỉnh duy nhất có 4 thành phố
trực thuộc, tỷ lệ đô thị hóa cao 55%; tiếp giáp với vùng duyên hải Nam Trung
Quốc - nơi đang được đầu tư phát triển để trở thành các "cực tăng trưởng" chính
trong khu vực quanh Vịnh Bắc Bộ với các cảng biển, các trung tâm kinh tế lớn
Đông Hưng, Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải (Quảng Tây), Trạm Giang
(Quảng Đông) và Tam Á (Hải Nam).
Với vị trí địa chiến lược nêu trên, hiện Quảng Ninh có 02 khu kinh tế là Vân
Đồn và Móng Cái.
Khu kinh tế Vân Đồn, tổng diện tích khoảng 2.171 km
2
, diện tích đất tự nhiên
551 km
2
, có vị trí đắc địa, nằm trong Vịnh Bái Tử Long, với nhiều loài động, thực
vật quý hiếm (hơn 80 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam). Nằm trên tuyến hàng hải
quốc tế sôi động, từng là thương cảng đầu tiên của Việt Nam (thời Nhà Lý - thế kỷ

XII) và 2 lần Bác Hồ đến thăm (1959, 1962).
Khu kinh tế Móng Cái, tổng diện tích khoảng 1.211 km
2
(đất liền 661 km
2
); là
vùng đất đặc biệt, có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng (đất đai, rừng, núi, sông
hồ, biển, đảo, bãi biển Trà Cổ dài nhất Việt Nam - 17 km). Là KKT cửa khẩu trên
bộ duy nhất ở Việt Nam có cảng biển, bên cạnh Trung Quốc (thị trường rộng lớn, dễ
tính). Là KKT cửa khẩu thành công nhất cả nước (năm 2011, kim ngạch XNK đạt
khoảng 6 tỷ USD, chiếm gần 7% cả nước, số người qua lại nhiều nhất trong các cửa
khẩu Việt Nam với trên 3,3 triệu lượt/năm); đã thí điểm thành công chính sách mở
cửa biên giới năm 1990
3.3. Tiềm năng phát triển du lịch:
Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; hội tụ đầy đủ
các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ đặc biệt có Vịnh Hạ
Long 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và vừa được vinh
danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; là cơ hội để phát triển dịch vụ du
lịch và tiến đến phát triển công nghiệp văn hóa - giải trí. Quần thể Vịnh Hạ Long,
Bái Tử Long là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, độc đáo vào bậc nhất cả nước và
thế giới, với hơn 2.077 hòn đảo (chiếm 2/3 số đảo của cả nước)
2
.
2
Nguồn: Dư Địa chí Quảng Ninh, Tập 1.
6
Khu quần thể di tích Nhà Trần, Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Quần
thể di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, Di tích và danh thắng núi Bài Thơ,
Thương cảng Vân Đồn, Đền Cửa Ông Cùng với tiềm năng du lịch sinh thái rừng,
biển hết sức phong phú, với dải bờ biển dài, nhiều bãi biển tự nhiên độc đáo

3
; hệ
thống rừng ngập mặn đặc sắc, phong phú và nhiều hồ nước ngọt lồng ghép với
chuỗi đồi, núi nhấp nhô là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Hiện nay, Quảng Ninh đã bước đầu hình thành 4 trung tâm du lịch trọng
điểm là: Trung tâm du lịch văn hóa tâm linh và di tích lịch sử (Khu Yên Tử - Bạch
Đằng - Lăng mộ các vua Trần); Trung tâm du lịch Di sản thiên thiên - Kỳ quan thế
giới (Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long); Trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất
lượng cao (Vân Đồn) và Trung tâm du lịch thương mại biên giới (Móng Cái)
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều lễ hội truyền thống, tiêu biểu như: Lễ hội
Yên Tử, Lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội Thập Cửu Tiên Công, Lễ hội Đền Cửa Ông, Lễ
hội Chùa Long Tiên, Lễ hội Đình Trà Cổ, Lễ hội Quan Lạn; Lễ hội Carnaval Hạ
Long… Từ huyện Đông Triều đến thành phố cửa khẩu Móng Cái đều có danh lam
thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Những năm qua, khách du lịch đến
Quảng Ninh tăng cao (năm 2011, đạt hơn 6 triệu lượt khách, gấp 3,5 lần năm 2001,
trong đó số lượt khách quốc tế đạt 2,5 triệu lượt, chiếm 38% khách quốc tế đến
Việt Nam).
Những tiềm năng, lợi thế nổi trội đã giúp Quảng Ninh hội tụ đủ các nhân tố
thiên thời, địa lợi, nhân hoà để có thể phát triển toàn diện các lĩnh vực, đẩy nhanh
tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế sâu rộng.
3.4. Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên than đá của Quảng Ninh lớn nhất nước ta, kéo dài từ Phả Lại
(Hải Dương) phía Tây, đến Vạn Hoa (Quảng Ninh) phía Đông với diện tích phân
bố khoáng sản 1.300 km
2
. Trầm tích chứa than dày từ 1.800 đến 2.000 mét với 29
vỉa than công nghiệp uốn lượn theo dạng hình sin. Đã có 5 vùng than lớn khai thác
từ hơn 100 năm nay với hai phương pháp lộ thiên và hầm lò. Đó là các vùng Mạo
Khê, Cẩm Phả, Kế Bào, Bảo Đài và Hòn Gai.
Theo tính toán của Cục Địa Chất năm 1994, trữ lượng than tự nhiên của

Quảng Ninh khoảng 12 tỷ tấn. Trong đó tổng trữ lượng đã thăm dò, tìm kiếm và
khai thác là 3 tỷ 633 triệu tấn. Hầu hết các mỏ than Quảng Ninh thuộc loại than
ăng-tơ-ra-xít, ít tro và năng suất tỏa nhiệt cao. Phân tích sự cấu thành trung bình
của than Quảng Ninh sẽ thấy các thành phần như sau :
3
Các bãi biển: Trà Cổ, Vĩnh Thực (Móng Cái), Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Cô Tô, Bãi Cháy
7
Các chất dễ bay hơi : 7 đến 9 %
Tro : 4 đến 19 %
Các-bon cố định : 80 đến 90 %
Lưu huỳnh : dưới 0,5 %
Năng suất tỏa nhiệt : 7.350 đến 8.200 ca-lo.
Than Quảng Ninh từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường thế giới. Pôn Muy-ni-ê
(Paul Munier) một ký giá phương Tây đã viết bài “Tham quan miền đất đen” trên
tập san Đông Dương, số 50, ngày 16-6-1941, đã nhận xét về than Quảng Ninh như
sau : “Than ở vùng mỏ kỳ lạ này là một thứ than đặc biệt tốt. Đó là một thứ than
gầy rất thuần khiết và rất rắn, có từ 80 – 90 % than cố định. Than này còn thuần
khiết hơn cả loại than tốt nhất của nước Anh”. Chính vì vậy, ngay dưới chế độ
thực dân Pháp, than Quảng Ninh đã được “tất cả các thị trường nổi tiếng đều mở
cửa đón chào”
(4)
và đã có 40 nước nhập khẩu than Quảng Ninh lúc đó.
Bên cạnh bể than nổi tiếng, có giá trị kinh tế lớn, về kim loại có antimon
đầy triển vọng, phân bố chủ yếu trong đới đứt gãy sâu Yên Tử-Tấn Mài. Đến nay
đã phát hiện được 40 mạch quặng antimon, mạch lớn nhất có chiều dài từ 200-300
m, dày 0,7-0,8 m, rộng 20-70 m. Thành phần chủ yếu của mạch quặng là thạch
anh, antimon, pi-rit và sulfua. Trong quặng antimon còn phát hiện dấu hiệu của
vàng. Inmetit-titan cũng là khoáng vật được chú ý ở Quảng Ninh. Chúng phân bố
chủ yếu trong các bãi cát ven biển từ Đầm Hà đến Móng Cái, trong đó ti-tan tập
trung ở ba khu vực chính là Hà Cối, Bình Ngọc, Trà Cổ và quanh đảo Vĩnh Thực.

Các hợp kim ti-tan, ô-xít ti-tan được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công
nghiệp : sơn thủy tinh, thuộc da, kính, cao su, thép, chế tạo máy bay, tàu thủy, ô tô
… Tài nguyên kim loại Quảng Ninh còn có các mỏ sắt ở Kế Bào, Việt Hưng, Đồng
Đăng ; mỏ vàng ở Tiên Yên, Pình-Hồ, Cái Bầu ; mỏ thủy ngân ở Đồng Mỏ-Tiên
Yên ; mỏ chì, kẽm, đồng rải rác trong một số địa phương.
Quảng Ninh cũng là nơi rất giàu tài nguyên để sản xuất các loại vật liệu
chịu lửa. Nguyên liệu chịu lửa chia làm hai nhóm : nhóm sản xuất alumin và nhóm
sản xuất silic và manhetit. Nhóm sản xuất alumin tập trung ở khu vực miền Đông
của tỉnh với ba trường quặng lớn, trong đó có mỏ cao lanh Tấn Mài pyrophilit ở
Hải Hà là lớn nhất.
Nguyên liệu gốm sứ thủy tinh ở Quảng Ninh cũng là một tài nguyên không
nhỏ, đã được khai thác từ lâu và đem lại hiệu quả kinh tế. Nguyên liệu gốm sứ
4
Xem Les Charbonnages du Đông Triều. NXB Viễn Đông, Hà Nội, 1942
8
phân bố ở hai đầu cực phía Đông và phía Tây của tỉnh với các mỏ Kim Tinh, Vĩnh
Thực (Móng Cái) và Việt Dân, Yên Thọ (Đông Triều) với trữ lượng dự báo mỗi
mỏ có từ 4 triệu đến 26 triệu tấn. Nguyên liệu thủy tinh với hai mỏ cát trắng Vân
Hải (Vân Đồn) và Vĩnh Thực (Móng Cái). Mỏ cát Vân Hải là lớn nhất, phân bố
trên diện tích 28 km2, nằm lộ trên mặt đảo bốn tầng cát công nghiệp : cát trắng, cát
trắng sữa, cát trắng tạp và cát đen. Thành phần khoáng chất chủ yếu có thạch anh,
limonit, manhetic và có vàng sa khoáng. Trữ lượng tài nguyên dự báo là 13.900
ngàn tấn.
Một loại tài nguyên dồi dào, trữ lượng lớn nhưng chưa được khai thác bao
nhiêu ở Quảng Ninh, là vật liệu xây dựng với hàng trăm mỏ đá vôi và mỏ sét, phân
bố hầu khắp trên địa bàn toàn tỉnh với trữ lượng hàng tỷ tấn.
Tài nguyên động, thực vật: Theo cuốn “Quảng Ninh đất và người”, Nhà
xuất bản Lao động- xã hội, Hà Nội, năm 1995, từ xa xưa, Quảng Ninh đã nổi tiếng
là nơi có động thực vật phong phú, trong đó có nhiều loại quý hiếm mà sử sách đã
ghi chép. Về thực vật, trong quyển Dư địa chí viết cách đây hơn 600 năm, Nguyễn

Trãi đã khẳng định ở vùng biển Quảng Ninh có loại cây quý hiếm là trầm ngư.
“Trầm ngư là tên gỗ, mọc ở biển nước mặn, các loài cá lấy đuôi quẫy vào, người
địa phương dùng nấu nước uống có thể trừ khí lam chướng”. Trong Vân đài loại
ngữ, Lê Quý Đôn nói rằng ở Quảng Ninh có các loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ sến, gỗ
nghiến. Gỗ nghiến, thớ gỗ có hình chim sẻ. Các loại gỗ này tuyệt nhiên không mọt.
Cung thất, đền chùa, ghe thuyền, đồ đạc đều dùng thứ gỗ này. Về động vật, sách
Đại Thanh nhất thống chí viết trong biển Vân Đồn “Có hạt châu, năm nào đêm
trung thu có trăng sáng thì năm ấy có hạt châu”. Đại Việt sử ký toàn thư chép trong
vùng núi Tam Trĩ (Ba Chẽ) có voi trắng. Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn thì cho
rằng ở huyện Nghiêu Phong (Hoành Bồ) và Vạn Ninh (Móng Cái) có ngọc trai, đồi
mồi, mật ong, cua bể.
Trên vùng sinh thái ngập mặn, bãi triều, cửa sông thực vật Quảng Ninh gồm
có các loại : sú, giá, cóc vàng, ô rô, tra, dứa dại, cốc kèn. Ở những bãi cát ven bờ,
phi lao mọc thành rừng, ngày đêm ngân lên khúc nhạc du dương tâm tình với biển
cả. Trên vùng gò đồi có độ cao 200 m, có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế như lim
xanh, lim xẹt, sồi phẳng, dẻ quấng, dẻ cau, dẻ gai Ấn Độ, hà nu, trâm, chẹo, ngát,
de rừng, quế, thông nhựa, thông mã vĩ. Vùng đồi từ 200 đến 500 m có táu mật, cà
ổi Ấn Độ, sến đất, sau sau, trong đó có những loại gỗ được liệt vào hạng “tứ thiết”.
Vùng núi cao từ 500 đến 1.000 m có loại thực vật đặc chủng là thông nàng bên
cạnh giổi bà, giổi nhung, táu mật. Vùng núi đá vôi có vàng anh, thị đen, kim giao,
9
sồi lá tròn, trường kẹn, táu mật, sến đất nhô lên chon von giữa thảm thực vật thân
bám rậm rạp như dương xỉ, phong lan, huyết dụ. Bên cạnh thảm thực vật tự nhiên,
Quảng Ninh còn có những cánh rừng nhân tạo trồng thông nhựa, bạch đàn, thông
mã vĩ, sa mộc, đặc biệt có những cánh rừng trồng cây đặc sản như hồi, quế, trẩu
tập trung ở các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà và thị xã Móng Cái.
Động vật ở Quảng Ninh, nhất là động vật rừng và biển cũng là tài nguyên có
tiềm năng dồi dào, nhiều giống loài có tương lai phát triển.
Động vật rừng, ở mỗi sinh cảnh khác nhau tồn tại các họ, loài động vật khác
nhau. Ở những sinh cảnh rừng tự nhiên phần nào còn giữ được tính chất nguyên

sinh như rừng Ba Mùn, Yên Tử, Quảng Nam Châu có các loài nai, hoẵng, khỉ, lợn
rừng, sóc, chồn. Các loài hổ, báo, gấu, chó sói tuy vẫn còn nhưng lượng cá thể rất
ít. Các loài bò sát có trăn đất, trăn hoa, rùa vàng, các loài chim có gà lôi, trĩ, niệc,
đại bàng đất, yểng, vàng anh. Ở những sinh cảnh rừng núi đá các loại động vật
thường gặp là khỉ, vượn, sơn dương, sóc, voọc, tắc kè, trăn, rắn; các loài chim có
cao cát, hồng hoàng, niệc hung,v.v Sinh cảnh bụi cây trảng cỏ thích hợp với các
loại hoẵng, lợn rừng, cầy, cáo, chuột, gà gô, gà rừng, bìm bịp, đa đa, chèo bẻo.
Sinh cảnh rừng tre nứa có các loài dũi, chuột, sóc, lợn rừng, cầy hương, mèo rừng,
khỉ vàng. Ở ven rừng tiếp giáp với đồng ruộng, nương rẫy có các loài chuột, nhím,
hon, thỏ rừng, lợn rừng.
Tài nguyên biển, Quảng Ninh là một trong rất ít những địa phương ở nước
ta có tài nguyên biển cực kỳ đa dạng và phong phú. Tài nguyên biển Quảng Ninh
có thể chia ra làm 3 loại: động vật và thực vật trên cạn dưới nước, tài nguyên du
lịch, kinh tế cảng biển, trong đó có loại tài nguyên càng khai thác, càng phát triển,
nguồn lợi càng lớn, không bao giờ cạn kiệt.
Biển Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên thích hợp với hầu hết các giống loài
hải sản sinh sản và phát triển. Với nhiệt độ không thay đổi nhiều giữa các mùa,
mùa lạnh trung bình từ 16 đến 17
0
, mùa nóng lúc cao từ 28 đến 30
0
, lúc thấp là 24
0
,
đã tạo nên khí hậu biển quanh năm ôn hòa. Nồng độ muối biển Quảng Ninh so với
các vùng biển khác khá cao, từ 23 đến 34,5 %. Biên độ thủy triều lớn nhưng biển
có đảo che chắn nên hầu như không có sóng, quanh năm yên tĩnh. Sự hình thành
rừng đảo đá phân bố dầy đặc trên diện tích 1.500 km
2
của vịnh Hạ Long, khiến cho

biển Quảng Ninh như cái ao chuôm khổng lồ, thích hợp với nhiều loài động vật
biển sinh sống. Ở các vùng biển khác, cá đáy, cá lớn, cá dữ sống xa bờ, ở chỗ biển
sâu, thuận tiện cho chúng ẩn nấp và kiếm mồi.
10
Ở biển Quảng Ninh có đảo đá đổ bóng râm xuống vịnh, chân đảo nhiều
hang hốc nên các loại cá này sống gần bờ, quanh quẩn trong rừng đảo. Quảng Ninh
có 40.834 ha bãi triều cửa sông và 48.212 ha bãi triều các vùng cồn rong chân đảo,
nơi sinh sống náo nhiệt của các loài phù du, rong tảo, là môi trường cư trú sống
động của nhiều giống loài tiết túc, nhuyễn thể. Với thiên nhiên tráng lệ, các giống
loài hải đặc sản dồi dào, một nhà văn đã ví biển Quảng Ninh như một vườn hoa
nước mặn quả thật không ngoa. Ông viết : “Biển Quảng Ninh là một vườn hoa
nước mặn trên đó bừng nở biết bao quả trái đặc sản đem thêm vô vàn thơm thảo
vào cuộc sống ngày càng lớn lên”
(5)
Ước tính trên toàn vùng biển Quảng Ninh có hơn 1.000 loài cá, trong đó có
730 loài đã được định tên. Biển Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các loài cá ngon mà
biển nước ta có như chim, thu, nhụ, đé, vược, ngừ, dò, đối, tráp, đục, chai, chuồn
… Động vật bò sát có đồi mồi, vích; những năm gần đây có cá sấu nuôi ở một vài
địa phương ven biển.
Bên cạnh các loài động vật có xương sống, biển Quảng Ninh còn là thế giới
sôi động của các loài động vật không có xương sống mà điển hình là các ngành tiết
túc, nhuyễn thể và giun tơ. Trong ngành tiết túc họ tôm với nhiều loài như tôm he,
tôm sú, tôm rảo, tôm hùm, bề bề. Với hàng trăm loài sống ở những vùng sinh thái
khác nhau, động vật nhuyễn thể Quảng Ninh là nét đặc trưng hiếm thấy ở những
vùng biển khác, phong phú về giống loài, đa dạng về hình thức và giá trị sử dụng
cũng không giống nhau. Loại nhuyễn thể đặc sản có giá trị từ hàng nghìn năm nay
là ngọc trai (Pteridae), hải sâm, bào ngư. Họ ốc có ốc tai tượng, ốc hương, ốc nhảy,
ốc đá, ốc đìa… với 16 họ, 37 loài. Họ sò có sò huyết, sò lông, sò gạo, họ nhà giun
có xá sùng, bông thùa có nhiều trong vùng biển Quảng Ninh.
Theo những tài liệu điều tra gần đây, san hô biển Quảng Ninh có 165 loài,

52 giống; riêng vịnh Hạ Long có 136 loài san hô cứng với 44 giống, 12 họ tập
trung chủ yếu quanh các đảo Ba Mùn, Vạn Bội, Vạn Hà. Biển Quảng Ninh có 177
loài tảo thuộc 44 giống và 3 ngành chính là tảo silic, tảo giáp và tảo lam. Số thực
vật phù du vào tháng Một và tháng Chín hàng năm trong một mét khối (m
3
) nước
biển là 54 x 104 tế bào.
Câu hỏi 2: Các ngày: 12/11/1936, 25/4/1955, 05/8/1964, 30/10/1963,
17/12/1994 gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng nào của tỉnh Quảng Ninh?
Nêu tóm tắt các sự kiện đó?
1. Ngày 12/11/1936
5
Nguyễn Tuân : Báo Văn Nghệ, số 289, ngày 25-3-1969.
11
Cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn Thợ Mỏ Tháng 11/1936 giành thắng lợi
vẻ vang đã trở thành một trong những Sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của phong trào
cách mạng Việt Nam nói chung, của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng trong
thời kỳ đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ do Đảng ta lãnh đạo (1936 - 1939).
Tầm vóc, ý nghĩa và ảnh hưởng của thắng lợi từ Cuộc Tổng bãi công này là rất to
lớn và sâu sắc, đặc biệt là trong công tác giáo dục truyền thống, nhất là với thế hệ
trẻ Vùng Mỏ. Vì vậy Ban Thường vụ Khu ủy đã quyết định: Từ năm 1961 trở đi,
toàn khu Mỏ sẽ lấy ngày 12/11 hàng năm để tổ chức kỷ niệm cuộc đấu tranh anh
dũng năm 1936, coi ngày đó là Ngày Hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân
Khu Mỏ.
Năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Quyết định lấy 12/11 là Ngày
truyền thống ngành Than. Khẩu hiệu “Kỷ luật và đồng tâm” từ năm 1936 đã trở
thành tài sản vô giá, theo bước chân thợ mỏ đến ngày hôm nay và mãi mãi về sau.
2. Ngày 25/4/1955
Ngày 11-4-1955, các hiệp định về việc chuyển giao khu chu vi Hải Phòng
được ký kết giữa ta và Pháp. Ngày 18-4-1955, đội tiếp quản hành chính của ta tiến

vào Cửa Ông, Cẩm Phả nhận bàn giao của Pháp. Ngày 22-4-1955, một lực lượng
chính trị quân sự của ta chính thức tiếp quản Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Yên.
Ngày 24-4-1955, lực lượng quân sự của ta tập kết bên Bãi Cháy, chuẩn bị tiếp
quản Hòn Gai. 12 giờ trưa ngày 24-4, tên lính Pháp cuối cùng rời Khu mỏ. 13 giờ
cùng ngày, lực lượng quân sự và chính trị của ta vào tiếp quản Hòn Gai trong
không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày vui giải phóng. Sáng ngày 25-4-1955, ta
đã tổ chức cuộc mít tinh lớn ở thị xã Hòn Gai, ra mắt Uỷ ban quân chính Hồng
Quảng, đọc nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và thư của
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quân dân Hồng Quảng.
Sau hơn 72 năm đấu tranh bền bỉ và anh dũng, kể từ ngày thực dân Pháp
xâm lược Khu mỏ (12-3-1883), trải qua 9 năm cùng cả nước tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với khí thế Bạch Đằng Giang lịch sử, với
truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm”, giai cấp công nhân mỏ và dân dân lao động
khu Hồng Quảng, tỉnh Hải Ninh đã viết lên những trang sử hào hùng, giành được
hoàn toàn quyền làm chủ mảnh đất vùng Đông Bắc thân yêu của Tổ quốc, vĩnh
viễn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, chung tay xây dựng cuộc sống mới.
3. Ngày 05/8/1964
12
Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ đã cho máy bay và tàu chiến ném bom, bắn phá
Miền Bắc, trong đó có Quảng Ninh. 13 giời 35 phút, nhiều tốp máy bay phản lực
hiện đại của Mỹ từ hạm đội 7 ồ ạt bay vào ném bom, bắn phá cảng hải quân của ta
ở Bãi Cháy và một số nơi của thị xã Hồng Gai. Với tinh thần cảnh giác và sẵn sàng
chiến đấu cao, ngay từ phút đầu, các đơn vị hải quân, pháo cao xạ đã dũng cảm
đánh trả máy bay địch. Các chiến sĩ bộ binh, công an vũ trang, dân quân tự vệ đã
hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội pháo cao xạ, tạo thành lưới lửa phòng không dày
đặc, nhiều tầm. Trong trận thử lửa đầu tiên, quân và dân Quảng Ninh đã bắn trúng
3 máy bay Mỹ, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống phi công Mỹ đầu tiên -
Trung uý E.Alvarez, lái máy bay A4D bị Trung đội súng 14,5 ly bắn rơi lúc 14 giờ
43 phút ngày 5-8-1964 và bị bắt sống tại vụng Hòn Mối - Vịnh Hạ Long.
Ngày 05/8/1964 trở thành ngày đánh thắng trận đầu của Quân chủng Phòng

không- Không quân Việt Nam, trong đó quân và dân Quảng Ninh đã góp phần
xứng đáng viết lên truyền thống hào hùng đó.
4. Ngày 30/10/1963
Xét thấy việc hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị
hành chính có nhiều điểm thuận lợi về kinh tế, quốc phòng, đầu tháng 7-1963, Ban
Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Ninh tổ chức Hội
nghị liên tịch bàn và nhất trí đề nghị Trung ương hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh
Hải Ninh thành một đơn vị hành chính. Ngày 4-10-1963, Ban Bí thư Trung ương
Đảng có Công văn gửi Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Bộ Nội vụ, Thủ
tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Tỉnh uỷ Hải Ninh về
việc “Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thống nhất tỉnh
Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một Tỉnh” để nghiên cứu kế hoạch thi hành.
Ngày 7-10-1963, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ Hải Ninh họp Hội nghị liên tịch và ra Nghị quyết về việc hợp nhất. Theo
nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, ngày
30-10-1963, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá II, Quốc hội đã ra nghị quyết, quyết
nghị phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng
Ninh.
5. Ngày 17/12/1994
Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại khách sạn Méridien
thành phố Phu Kẹt (Thái Lan) Hội đồng Di sản thế giới (World Heritage
Committee) trong kỳ họp lần thứ 18, đã biểu quyết với sự nhất trí rất cao, công
13
nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới, bởi "Giá trị ngoại hạng và giá trị
toàn cầu của một Di sản văn hoá và thiên nhiên, cần thiết được bảo vệ vì lợi ích
của toàn thế giới".
Câu hỏi 3:
- Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Quảng Ninh được thành lập ở đâu ? Vào thời
gian nào? Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức bao
nhiêu kỳ Đại hội? Vào thời gian nào?

- Tính đến tháng 3/2013, tỉnh Quảng Ninh được Nhà nước chính thức phong
tặng (hoặc truy tặng) bao nhiêu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng lao động? Nêu tên cụ thể?
1. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Quảng Ninh
Một ngày cuối tháng 2-1930, đã diễn ra Hội nghị thành lập chi bộ Đảng
Cộng sản ở Mạo Khê, tại căn nhà nhỏ đơn sơ hẻo lánh, cạnh xóm thợ, phía nam
của mỏ (nay thuộc xóm Dân Chủ - thị trấn Mạo Khê), đồng chí Phùng (tức Nguyễn
Văn Cừ) phụ trách Khu mỏ, giới thiệu đồng chí Trọng (tức Nguyễn Đức Cảnh)
thay mặt Đảng công nhận từng đồng chí vào Đảng. Có đồng chí đã khóc vì cảm
động và sung sướng được trở thành đảng viên của Đảng. Chi bộ gồm có 5 đồng
chí: Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Bùi Đức Giao, Nguyễn Huy Sán, Bùi Văn Mạo.
Đồng chí Đặng Châu Tuệ được chỉ định làm bí thư chi bộ.
Trong Hội nghị này, chi bộ đã thảo luận và quyết định một số nhiệm vụ
trước mắt là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng, gây cơ sở ở
nơi yết hầu của địch, phát động phong trào đấu tranh để mở rộng ảnh hưởng của
Đảng.
Mặc dù trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, hội nghị thành lập chi bộ Đảng ở
Mạo Khê được tổ chức đúng thủ tục và nguyên tắc của Đảng. Đây là chi bộ Đảng
cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Khu mỏ Quảng Ninh. Nó mở ra một bước ngoặt
quan trọng cho phong trào công nhân tại Khu mỏ.
* Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức các
kỳ Đại hội sau:
Các Đại hội trước thời kỳ đổi mới:
+ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1969 -
1971): Từ ngày 02 đến ngày 06 tháng 10 năm 1969, tại Hội trường Giao Tế - Bãi
Cháy - Thị xã Hòn Gai, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ nhất
được khai mạc.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ II (nhiệm kỳ 1971 -
1974): Từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 12 năm 1971, tại Hội trường Giao Tế - Bãi
14

Cháy - Thị xã Hòn Gai đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần
thứ II.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ III (Nhiệm kỳ 1974 -
1976): Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ III diễn ra từ ngày 11 đến
ngày 15-01-1974 tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy - Thị xã Hòn Gai.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV (1976): Từ ngày
27 đến ngày 30 tháng 4 năm 1976, tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy - thị xã Hòn
Gai, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV được khai mạc.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ V:
Vòng I (1976-1977): Từ này 14 đến ngày 22 tháng 11 năm 1976, Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V (vòng I) diễn ra tại thị xã Hòn Gai.
Vòng II (1977-1980): Ngày 20 tháng 4 năm 1977, Đại hội đại biểu toàn
tỉnh lần thứ V (vòng (II) diễn ra tại Hội trường Giao tế - Bãi Cháy - thị xã Hòn
Gai. Đây là Đại hội mở đầu giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng Quảng Ninh
thành tỉnh giàu mạnh theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI (1980 - 1982):
Từ ngày 12 đến ngày 15-5-1980, tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy - thị xã Hòn
Gai, diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI.
- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII:
Vòng I (1982-1983): Từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 1 năm 1982, Tại Hội
trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai, diễn ra Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII (vòng I).
Vòng II (1983 - 1986): Từ ngày 12 đến ngày 16-11-1983, Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII (vòng II) diễn ra tại Khách sạn Vườn Đào -
Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai.
- Các Đại hội thời kỳ đổi mới:
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII (nhiệm kỳ
1986 - 1991): Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 10 năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII diễn ra tại Nhà văn hóa hữu nghị Việt - Nhật và
Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX:
Vòng I (1991): Thực hiện Chỉ thị 59 và Chỉ thị 65 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về mở Đại hội các cấp và tổ chức góp ý kiến vào các Dự thảo Văn kiện
15
Đại hội VII của Đảng, từ ngày 22 đến ngày 25-4-1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX (vòng I) diễn ra tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào -
Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai.
Vòng II (1991-1996): Từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 10 năm 1991, Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần IX (vòng II) diễn ra tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi
Cháy - thị xã Hòn Gai.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ X (nhiệm kỳ 1996-
2001): Từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 5 năm 1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ X diễn ra tại Hội trường Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2001-
2005): Từ ngày 10 đến 12 tháng 1 năm 2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lần thứ XI diễn ra tại Hội trường Nhà khách UBND tỉnh (thành phố Hạ
Long).
+ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII (nhiệm kỳ
2005- 2010): Từ ngày 01 đến ngày 04 tháng 11 năm 2005, tại Trung tâm Tổ chức
Hội nghị tỉnh đã diễn ta Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII.
Sau phiên họp trù bị, chiều ngày 01 tháng 11 năm 2005, đúng 8h ngày 02 tháng 11
năm 2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã long trọng khai mạc.
+ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII (nhiệm kỳ
2010-2015): Từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 9 năm 2010, tại Trung tâm Tổ chức
hội nghị tỉnh đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII.
2. Đến tháng 3/2013, tỉnh Quảng Ninh được Nhà nước chính thức phong tặng
(hoặc truy tặng) 125 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, danh sách cụ thể:
TT Họ và tên
Năm
sinh

Quê quán
1 Nguyễn Thị Hạo 1917 Xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều
2 Trần Thị Lạo 1901 Nguyễn Huệ, Đông Triều
3 Dương Thị Tẻo 1910
Nguyễn Huệ, Đông Triều
4 Đào Thị Lý 1928 Nguyễn Huệ, Đông Triều
5 Nguyễn Thị Em 1901 Hoàng Quế, Đông Triều
6 Nguyễn Thị Tèo 1910 Hồng Phong, Đông Triều
7 Nguyễn Thị Điệu 1903 Yên Đức, Đông Triều
8 Nguyễn Thị Ngưu 1907 Hưng Đạo, Đông Triều
9 Nguyễn Thị Mái 1907 Thuỷ An, Đông Triều
10 Nguyễn Thị Lộc 1912 Xuân Sơn, Đông Triều
16
11 Bùi Thị Noi 1900 Hồng Thái, Đông Triều
12 Bùi Thị Tý 1909 Thị trấn Mạo Khê, Đông Triều
13 Bùi Thị Lan 1900 Thị trấn Mạo Khê, Đông Triều
14 Trần Thị Truật 1901 Thị trấn Mạo Khê, Đông Triều
15 Ngô Thị Bàn 1927 Thị trấn Mạo Khê, Đông Triều
16 Phạm Thị Lạc 1908 Tràng An, Đông Triều
17 Nguyễn Thị Nhỡ 1913 Tràng An, Đông Triều
18 Trịnh Thị Trai 1909 Yên Đức, Đông Triều
19 Bùi Thị Nhiếp 1919 Yên Đức, Đông Triều
20 Ngô Thị Nhớn 1910 Hoàng Quế, Đông Triều
21 Nguyễn Thị Nha 1913 An Sinh, Đông Triều
22 Phạm Thị Nhủ 1910 Thị trấn Mạo Khê, Đông Triều
23 Nguyễn Thị Nuôi 1913 Thị trấn Mạo Khê, Đông Triều
24 Trần Thị Xoan 1912 Hồng Phong, ĐôngTriều
25 Nguyễn Thị Thuật 1901 Hồng Phong, Đông Triều
26 Đỗ Thị Tình 1915 Xuân Sơn, Đông Triều
27 Nguyễn Thị Tình 1913 Xuân Sơn, Đông Triều

28 Lê Thị Hịch 1914 Kim Sơn, Đông Triều
29 Nguyễn Thị Đỏ 1929 Việt Dân, Đông Triều
30 Nguyễn Thị Tơ 1910 Đức Chính, Đông Triều
31 Đỗ Thị Lô 1907 Thị trấn Đông Triều
32 Nguyễn Thị Gái 1908 Tân Việt, Đông Triều
33 Nguyễn Thị Tuệ 1906 Bình Dương, Đông Triều
34 Nguyễn Thị Gượng 1928 Xuân Sơn, Đông Triều
35 Phạn Thị Tạm 1911 Hồng Phong, Đông Triều
36 Nguyễn Thị Vẹt 1918 Nguyễn Huệ, Đông Triều
37 Bùi Thị Sinh 1915 Nguyễn Huệ, Đông Triều
38 Nguyễn Thị Nút 1906 Nguyễn Huệ, Đông Triều
39 Nguyễn Thị Miều 1908 Nguyễn Huệ, Đông Triều
40 Nguyễn Thị Rằng 1918 Yên Đức, Đông Triều
41 Nguyễn Thị Chiêu 1903 Yên Đức, Đông Triều
42 Đỗ Thị Liếc 1922 Yên Đức, Đông Triều
43 Phạm Thị Ngỏ 1896 Thị trấn Mạo Khê, Đông Triều
44 Ngô Thị ẻm 1884 Thị trấn Đông Triều
45 Phạm Thị Ướt 1919 Thị trấn Đông Triều
46 Nguyễn Thị Vẻ 1895 Xuân Sơn, Đông Triều
47 Đồng Thị Liễu 1904 Xuân Sơn, Đông Triều
17
48 Lê Thị Thuộc 1895 Tràng An, Đông Triều
49 Vũ Thị Hiền 1915 Tân Việt, Đông Triều
50 Nguyễn Thị Lựu 1914 Việt Dân, Đông Triều
51 Nguyễn Thị Đãi 1902 Hồng Phong, Đông Triều
52 Bùi Thị Chi 1901 Hồng Phong, Đông Triều
53 Ninh Thị Lài 1907 Thị trấn Mạo Khê, Đông Triều
54
Nguyễn Thị Quỵnh
1906 Hưng Đạo, Đông Triều

55 Nguyễn Thị Cần 1907 Nguyễn Huệ, Đông Triều
56 Nguyễn Thị Nháy 1907 Nguyễn Huệ, Đông Triều
57 Vũ Thị Mậu 1928 Nguyễn Huệ, Đông Triều
58 Nguyễn Thị Dẫu 1917 Nguyễn Huệ, Đông Triều
59 Lê Thị Sản 1887 Kim Sơn, Đông Triều
60 Nguyễn Thị Chằm 1902 Kim Sơn, Đông Triều
61 Hà Thị Hằng 1900 Kim Sơn, Đông Triều
62 Nguyễn Thị Tĩnh 1896 Bình Dương, Đông Triều
63 Phạm Thị Bẹt 1907 Bình Dương, Đông Triều
64 Nguyễn Thị Soạn 1903 Bình Dương, Đông Triều
65 Hoàng Thị Tẻm 1902 Hồng Thái Tây, Đông Triều
66 Nguyễn Thị Tạ 1913 Quảng Tân, Đầm Hà
67 Tô Thị Sạch 1911 Thị trấn Bình Liêu
68 Phùn ửng Múi 1915 Nam Sơn, Ba Chẽ
69 Nguyễn Thị Lừng 1901 Cẩm Thạch, Cẩm Phả
70 Nguyễn Thị Sen 1914 Cẩm Đông, Cẩm Phả
71 Bùi Thị Tước 1903 Cẩm Thuỷ, Cẩm Phả
72 Phạm Thị Xuyến 1909 Cẩm Tây, Cẩm Phả
73 NguyễnThị Vấn 1917 Cẩm Thành, Cẩm Phả
74 Nguyễn Thị Mùi 1892 Cẩm Thạch, Cẩm Phả
75 Ngô Thị Dần 1890 Cái Chiên, Hải Hà
76 Chu Thị Đan 1910 Cao Thắng, Hạ Long
77 Đinh Thị Nhượng 1921 Hà Trung, Hạ Long
78 Nguyễn Thị Đồn 1912 Hà Phong, Hạ Long
79 Lê Thị Huyền 1912 Hồng Hải, Hạ Long
80 Trần Thị Thoa 1896 Bạch Đằng, Hạ Long
81 Nguyễn Thị Bích 1918 Cao Thắng, Hạ Long
82 Đặng Thị Văn 1918 Hà Lầm, Hạ Long
83 Trần Thị Tẻo 1919 Hồng Hà, Hạ Long
84 Trần Thị Đáo 1911 Yết Kiêu, Hạ Long

18
85 Lê Thị Chỉ 1910 Giếng Đáy, Hạ Long
86 Tô Thị Tân 1918 Bãi Cháy, Hạ Long
87 Hoàng Thị Hiếu 1899 Hồng Hà, Hạ Long
88 Hoàng Thị Sử 1904 Yết Kiêu, Hạ Long
89 Nguyễn Thị Thừa 1912 Hà Khánh, Hạ Long
90 Trần Thị Tiễu 1906 Yết Kiêu, Hạ Long
91 Nguyễn Thị Mầu 1916 Cao Xanh, Hạ Long
92 Phạm Thị Xuân 1894 Yết Kiêu, Hạ Long
93 Nguyễn Thị Đắc 1920 Cao Xanh, Hạ Long
94 Phạm Thị Phóp 1917 Thị trấn Trới, Hoành Bồ
95 Lê Thị Mùi 1916 Hải Xuân, Móng Cái
96 Nguyễn Thị Viên 1908 Hoà Lạc, Móng Cái
97 Nguyễn Thị Long 1910 Hoà Lạc, Móng Cái
98 Nguyễn Thị Lô 1882 Hải Xuân, Móng Cái
99 Nguyễn Thị Ninh 1895 Vạn Ninh, Móng Cái
100 Nguyễn Thị Lộc 1892 Hoà Lạc, Móng Cái
101 Đặng Thị Lỡ 1899 Bình Ngọc, Móng Cái
102 Trần Thị Lưu 1912 Hải Hoà, Móng Cái
103 Lê Thị Quân 1917 Tiên Lãng, Tiên Yên
104 Nguyễn Thị Điểm 1919 Thị trấn Tiên Yên
105 Phạm Thị Xuân 1917 Tiên Lãng, Tiên Yên
106 Vũ Thị Thực 1910 Quang Trung, Uông Bí
107 Mai Thị Lương Quang Trung, Uông Bí
108 Bùi Thị Chế 1900 Quang Trung, Uông Bí
109 Ngô Thị Tấm 1905 Phương Đông, Uông Bí
110 Vũ Thị Kế 1912 Thanh Sơn, Uông Bí
111 Dương Thị Cấp 1910 Thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn
112 Đào Thị Nguỳ 1921 Ngọc Vừng, Vân Đồn
113 Nguyễn Thị Sen 1914 Hạ Long, Vân Đồn

114 Nguyễn Thị Lưu 1922 P. Quảng Yên, TX Quảng Yên
115 Vũ Thị Hương 1906 P. Quảng Yên, TX Quảng Yên
116 Nguyễn Thị Thêm 1895 Cộng Hoà, TX Quảng Yên
117 Nguyễn Thị ổn 1921 Minh Thành, TX Quảng Yên
118 Vũ Thị Khuyên 1891 Minh Thành, TX Quảng Yên
119 Nguyễn Thị Rơi 1874 P. Quảng Yên, TX Quảng Yên
120 Nguyễn Thị Em 1890 Cộng Hoà, TX Quảng Yên
121 Nguyễn Thị Thi 1885 Cộng Hoà, TX Quảng Yên
19
122 Đoàn Thị Thảo 1923 Yên Giang, TX Quảng Yên
123 Lê Thị Thu 1896 Liên Vị, TX Quảng Yên
124 Bùi Thị Nga 1903 Liên Vị, TX Quảng Yên
125 Phạm Thị Phở 1887 Tiền An, TX Quảng Yên
* Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân:
- Về tập thể:
TT Tên cơ quan, đơn vị
Ngày được
phong tặng
1
Đội cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hạ Long, Công an tỉnh
Quảng Ninh
01/01/1967
2
Đại đội Tự vệ Nhà sàng Cửa Ông 22/12/1967
3
Đội cảnh sát tuần tra kiểm soát vịnh Hạ Long 03/9/1973
4
Trạm 301 (Cửa Ông), Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng
Ninh
03/9/1973

5
Tự vệ Xí nghiệp Bến cảng Hòn Gai 03/9/1973
6
LLVT nhân dân xã NgọcVừng 31/12/1973
7
Đồn 8 Cô Tô, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh 06/11/1978
8
LLVT nhân dân thị xã Hòn Gai 06/11/1978
9
LLVT nhân dân thị xã Cẩm Phả 06/11/1978
10
Lực lượng Công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh 19/12/1979
11
Đại đội 6, Công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh 19/12/1979
12
Đồn 209 (Pò Hèn), Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh
Lần 1: 19/12/1979
Lần 2: 12/12/2000
13
LLVT nhân dân tỉnh Quảng Ninh 20/12/1979
14
Lực lượng Công an nhân dân tỉnh Quảng Ninh 1980
15
Công an huyện Bình Liêu 1980
16
Công an huyện Hải Ninh 1982
17
Công an xã Minh Châu, huyện Vân Đồn 1982
18
Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 41, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh 13/12/1989

19
Nhân dân và LLVT xã Hoành Mô (Bình Liêu) 29/11/ 1990
20
Phòng chống gián điệp và phản động (PA16) Công an tỉnh
Quảng Ninh
1990
21
Phòng An ninh kinh tế (PA17) Công an tỉnh Quảng Ninh 1995
22
Nhân dân và LLVT huyện Đông Triều 30/8/1995
23
Đồn Biên phòng 19 Quảng Đức 03/8/1995
24
Phòng cảnh sát hình sự, (PC14) Công an tỉnh Quảng Ninh 22/7/1998
25
Phòng Tình báo, Công an tỉnh Quảng Ninh 22/7/1998
26
Cán bộ, nhân dân và LLVT thị xã Uông Bí 22/8/1998
27
Cán bộ, nhân dân và LLVT xã Yên Đức, huyện Đông Triều 22/8/1998
28
Cán bộ, công nhân và Lực lượng tự vệ Nhà máy Điện Uông Bí 22/8/1998
29
Hải đội 2, Bộ đội biên phòng Quảng Ninh 11/6/1999
30
Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Bưu điện tỉnh Quảng
Ninh
11/6/1999
20
31

Cán bộ, công nhân viên và LL tự vệ mỏ Than Đèo Nai 22/8/1999
32
Cán bộ, nhân dân và LLVT xã Hà An, huyện Yên Hưng 28/4/2000
33
Công an thị xã Cẩm Phả 29/8/2000
34
Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Hòn Gai, BĐBP Quảng Ninh 28/4/2000
35
Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Bến phà Bãi Cháy 28/4/2000
36
Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Yên Hưng 26/4/2000
37
Cán bộ, công nhân viên và LL tự vệ Mỏ Than Hà Tu 28/4/2000
38
Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Vân Đồn 08/11/2000
39
Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Hoành Bồ 10/4/2001
40
Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Bình Liêu 04/01/2002
41
Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Ba Chẽ 04/01/2002
42
Cán bộ, nhân dân và LLVT thị xã Móng Cái 04/01/2002
43
Cán bộ, công nhân viên và LL tự vệ C.ty Than Cọc Sáu 01/02/2002
44
Cán bộ, nhân dân và LLVT xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà 27/02/2002
45
Cán bộ, nhân dân và LLVT xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu 27/02/2002
46

Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Điện lực Quảng Ninh 19/3/2002
47
Phòng PC16, Công an tỉnh Quảng Ninh 11/8/2003
48
Nhân dân và LLVT xã Vạn Ninh, thị xã Móng Cái 18/8/2003
49
Cán bộ, nhân dân và LLVT huyện Tiên Yên 03/11/2004
50
Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Công ty Than Hà
Lầm
03/11/2004
51
Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Công ty Tuyển Than
Cửa Ông
03/11/2004
52
Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Công ty Than Mạo
Khê
03/11/2004
53
Cán bộ, công nhân viên và Lực lượng tự vệ Công ty Than Thống
Nhất,
03/11/2004
54
Đồn Biên phòng 23 (Hoành Mô). 20/12/2004
55
Nhân dân và LLVT huyện Đầm Hà, được phong tặng 23/5/2005
56
Nhân dân và Lực lượng dân quân phường Hà Lầm, thành phố Hạ
Long

24/6/2005
57
Nhân dân và LLVT xã Việt Hưng, huyện Hoành Bồ 24/6/2005
58
Nhân dân và LLVT xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên 24/6/2005
59
Nhân dân và LLVT xã Yên Thọ, huyện Đông Triều 24/6/2005
60
Nhân dân và LLVT xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên 24/6/2005
61
Nhân dân và LLVT xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng 24/6/2005
62
Nhân dân và LLVT xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều 24/6/2005
63
Nhân dân và LLVT phường Hà Tu, TP Hạ Long 24/6/2005
64
Nhân dân và LLVT phường Bạch Đằng, TP Hạ Long 24/6/2005
65
Nhà máy Cơ khí Cẩm Phả (nay là Công ty Công nghiệp ô tô
Than Việt Nam)
24/6/2005
66
Công an TP Hạ Long 08/8/2005
67
Ban CHQS TP Móng Cái được Nhà nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng LLVT nhân dân”
30/5/2009
21
68
Nhân dân và LLVT xã Minh Thành, huyện Yên Hưng 28/5/2010

69
Nhân dân và LLVT xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ 28/5/2010
70
Công ty Cổ phần Cơ khí Hòn Gai 28/5/2010
71
Nhân dân và LLVT xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều 28/5/2010
72
Nhân dân và LLVT xã Tân Việt, huyện Đông Triều 28/5/2010
73
Nhân dân và LLVT xã Bình Dương, huyện Đông Triều 28/5/2010
74
Nhân dân và LLVT xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn 28/5/2010
75
Nhân dân và LLVT xã Đại Bình, huyện Đầm Hà 28/5/2010
76
Nhân dân và LLVT xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ 28/5/2010
77
Nhân dân và LLVT xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ 28/5/2010
- Về cá nhân:
TT Họ và tên
Ngày được
phong tặng, truy tặng
1 Anh hùng Nguyễn Văn Thuần 31/8/1955
2 Anh hùng Lỷ A Coỏng 01/01/1967
3 Anh hùng Đỗ Viết Cường 23/3/1973
4 Anh hùng Vũ Thành 31/12/1973
5 Anh hùng Đoàn Sinh Hưởng 12/9/1975
6 Anh hùng Trần Ngọc Giao 20/12/1979
7 Anh hùng liệt sỹ Hà Quang Vóc 15/01/1976
8 Anh hùng liệt sỹ Đỗ Chu Bỉ 19/12/1979

9 Anh hùng liệt sỹ Đỗ Sỹ Hoạ 19/12/1979
10 Anh hùng liệt sỹ Đặng Bá Hát 30/8/1995
11 Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Xuân Việt 23/7/1997
12 Anh hùng liệt sỹ Đào Phúc Lộc 31/7/1998
13 Anh hùng liệt sỹ Lê Lương 27/02/2002
14 Anh hùng liệt sỹ Đỗ Thị Sinh 24/6/2005
15 Anh hùng Phạm Minh Thư 21/12/2005
16 Anh hùng Đỗ Văn Mến 29/5/2009
17 Anh hùng Nguyễn Văn Phả, Tổ 3, Khu 4c,
phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long;
18 Anh hùng Đỗ Xuân Mến, Tổ 1, khu 4, phường
Giếng Đáy, thành phố Hạ Long;
* Về Anh hùng Lao động:
TT Họ và tên Địa chỉ
1 Anh hùng Vũ Xuân Thuỷ Phường Cẩm Phú - TP Cẩm Phả
2 Anh hùng Vũ Hữu Sơn phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả
3 Anh hùng Hoàng Thị Thoa Phường Hà Lầm, TP Hạ Long.
4 Anh hùng Nguyễn Quang Mâu Công ty Vigracera Hạ Long, phường
Giếng Đáy, thành phố Hạ Long
5 Anh hùng Đặng Văn Bình Đường Tô Hiệu, TP Cẩm Phả
6 Anh hùng Hà Văn Hồng P. Mông Dương, thành phố Cẩm Phả
7 Anh hùng Lê Khắc Vừng Xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh
22
Thái Bình
8 Anh hùng Phạm Minh Thảo Phường Hồng Hải, TP Hạ Long
9 Anh hùng Cao Quý Thọ Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
10 Anh hùng Nguyễn Xuân Quý Xã Yên Thọ, huyện Đông Triều
11 Anh hùng Nguyễn Ngọc Hàm Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển
12 Anh hùng Nguyễn Văn Tía Công ty than Mạo Khê, xã Yên Thọ,
huyện Đông Triều

13 Anh hùng Lê Đình Trưởng Đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài,
Hà Nội
Câu hỏi 4: Sinh thời, Bác Hồ đã bao nhiêu lần về thăm Quảng Ninh? Nêu
khái quát những lần về thăm Quảng Ninh của Bác? Nơi nào ở Quảng Ninh được
Bác Hồ cho phép dựng tượng khi Bác còn sống?
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn quan tâm đến công nhân
và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, Bác Hồ đã 09 lần về thăm Quảng Ninh.
Lần thứ nhất: Bác Hồ đặt chân đến đất Quảng Ninh và vịnh Hạ Long là
ngày 24/3/1946, khi chiếc thuỷ phi cơ Ca-ta-li-na của Pháp đón Bác từ Gia Lâm
bay đến vịnh Hạ Long, hạ cánh lúc 10 giờ sáng. Cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Hồ
Chí Minh với Đô đốc Cao uỷ Đác-giăng-li-ơ cùng với Lơ-cơ-léc trên tuần dương
hạm E-min Béc-tanh.
Lần thứ hai: Từ ngày 03 đến ngày 05 tháng 10/1957, Bác Hồ về thăm khu
Hồng Quảng, thăm vịnh Hạ Long. Ngày 4/10/1957, nhân dân thị xã Hồng Gai họp
mít tinh mừng đón Bác, nghe Bác nói chuyện. Bác đã đi thăm nhiều cảnh đẹp của
vịnh Hạ Long. Chiếc ca-nô đưa Bác từ Bãi Cháy qua hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu rồi đến
Cửa Giữa.
Lần thứ ba: Từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 3 năm 1959, Bác Hồ về thăm
và làm việc với Khu Hồng Quảng.
Ngày 29-3-1959, buổi sáng, Bác thăm Sở Chỉ huy Trung đoàn 244 tại Bãi
Cháy (có tài liệu nói Bác thăm trường huấn luyện Hải quân), sau đó Bác đi thăm
vùng biển bằng thuyền.
Ngày 30-3-1959, buổi sáng Bác đi thăm ngư dân, Người cùng đánh cá với
ngư dân và nghỉ trưa trên đảo Hòn Rều. Buổi chiều ngày 30-3-1959, Bác đi thăm
công trường khai thác than mỏ Đèo Nai (Cẩm Phả). Ngày 31-3-1959, Bác cùng
đồng chí Nguyễn Lương Bằng đến quân cảng Bãi Cháy, lên tàu Hải quân, đi thăm
trận địa pháo của đại đội pháo 34 trên đảo Hòn Rồng.
Lần thứ tư: Từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 2 năm 1960. Lần này, Bác về
thăm đồng bào các dân tộc tỉnh Hải Ninh. Trong thời gian thăm và làm việc tại Hải
23

Ninh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thăm Hợp tác xã nông nghiệp Soáy Nguồn, lâm
trường Đoan Tĩnh, Trường Thanh niên Cờ Đỏ, Trường cấp I, II Móng Cái. Người
qua cầu Hữu Nghị Bắc Luân, ngắm nhìn phố Đông Hưng và ghé thăm một trường
học của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa bên bờ sông biên giới.
Lần thứ năm: Trong hai ngày 08, và 09 tháng 5 năm 1961, Bác Hồ về thăm
Móng Cái, Tiên Yên và đảo Cô Tô của tỉnh Hải Ninh. Sau này, nhân dân và bộ đội
trên đảo Cô Tô đề đạt nguyện vọng với Bác cho phép được dựng tượng của Người
để lưu giữ mãi hình ảnh Người đến đảo. Đây là bức tượng duy nhất được Người
ưng thuận cho phép tạc dựng khi Người còn sống.
Lần thứ sáu: Trong hai ngày 21, 22 tháng 01 năm 1962, Bác Hồ cùng anh
hùng vũ trụ Liên Xô Ghéc-man Ti-tốp về thăm khu Hồng Quảng, thăm vịnh Hạ
Long. Bác Hồ và Ti-tốp lại đến vũng Nam Hoa, nơi có doi cát trắng mịnh hình
trăng lưỡi liềm nơi Bác tắm biển trong lần đi thăm vịnh Hạ Long tháng 10/1957.
Theo ý nguyện Bác, trong một phiên họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã nhất trí đặt
tên cho hòn đảo số 47 trên hải đồ Hạ Long là “Đảo Ti- tốp”.
Lần thứ bảy: (ngày 13-11-1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm căn cứ Hải
quân tại đảo Vạn Hoa (Quảng Ninh). Người nói với các chiến sĩ: Là chiến sĩ Hải
quân, các chú phải biết yêu quý đảo như nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng
thành những mảnh đất vừa giàu, vừa đẹp, vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho đất
nước”.
Lần thứ tám: (ngày 23/11/1963): Bác về thăm đảo Tuần Châu.
Lần thứ chín: Ngày 02 tháng 02 năm 1965, (tức ngày mùng 1 Tết Nguyên
Đán Ất Tỵ), Bác Hồ đã về thăm, chúc tết đồng bào, cán bộ, các lực lượng vũ trang
tỉnh Quảng Ninh. Trong dịp này, Bác tặng ngành than “Cờ thưởng luân lưu thi đua
khá nhất”; tặng 24 cán bộ, 30 công nhân (5 công nhân gái), 54 tổ sản xuất là hạng
khá nhất của ngành than mỗi người và mỗi đơn vị một thiếp chúc mừng năm mới.
Ngoài ra, ngày 15/11/1968, do tuổi cao, sức yếu không về thăm vùng Mỏ
được, Bác Hồ đã cho mời Đoàn đại biểu công nhân, cán bộ ngành Than về báo
công với Bác tại Phủ Chủ tịch.
Nơi duy nhất được dựng tượng Bác khi Bác đang còn sống: Ngày

9/5/1961, lần đầu tiên Bác Hồ đã ra thăm đảo Cô Tô và căn dặn đồng bào, chiến sĩ
trên đảo: " Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn
quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết cố gắng và tiến bộ".
Với tấm lòng kính trọng vô hạn đối với Bác Hồ, quân và dân trên đảo Cô Tô đã xin
được dựng tượng Người trên đảo, để lúc nào cũng được nhìn thấy hình ảnh của
Người. Và nguyện vọng của bà con trên đảo Cô Tô đã được Bác Hồ đồng ý. Năm
24
1968, tượng đài Bác Hồ đã được nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế cùng các đồng
nghiệp bắt tay vào thực hiện.
Lúc đầu, tượng Bác được dựng bán thân, với chất liệu làm bằng thạch cao,
tay phải giơ lên cao vẫy chào đồng bào. Tượng cao 1,8m (cả bệ là 4 m). Công trình
được khánh thành ngày 22/5/1968, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác.
Năm 1976, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 86 của Bác, tượng Bác bán thân được thay
bằng tượng toàn thân, với chất liệu bê tông cốt thép. Tượng có chiều cao 4,5m, cả
bệ cao 9m, nằm cách bờ biển 100m. Năm 1996, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 106 của
Bác, tượng Bác bằng bê-tông được thay bằng đá gra-nít. Cho đến ngày nay, tượng
đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cô Tô vẫn được đánh giá là tượng đài Bác có quy mô
to lớn, đẹp nhất vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Câu hỏi 5: (Học sinh THPT trở xuống chỉ trả lời câu 5.2. Các đối tượng còn
lại chỉ trả lời câu 5.1).
5.1. Hãy đề xuất những ý tưởng, giải pháp để phát huy tối đa những tiềm
năng, thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh Quảng Ninh (Ý tưởng,
giải pháp mang tính tổng thể hoặc ý tưởng, giải pháp cho một ngành, lĩnh vực
quan trọng của Tỉnh. Viết không quá 3000 từ).
5.2. Hãy viết một đoạn văn (không quá 2000 từ) để giới thiệu với bè bạn
quốc tế về quê hương Quảng Ninh, đồng thời nêu những dự định của mình trong
tương lai để góp sức xây dựng Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh?
(Các bạn tự làm, chúc thành công)
25

×