Bài thu hoach này có tính chất tham khảo
BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2013
Câu Hỏi
Bằng những kiến thức của mình, đồng chí hãy trình bày những cơ sở thực tiễn
và cơ sở pháp lý về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ( vùng trời, vùng biển, hải đảo) của
nước ta.
Trong những năm sắp tới, đồng chí cần làm gì để góp phần bảo vệ vững chắc
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.
Bài Làm
Vùng đất Nam Bộ vốn là một địa bàn giao tiếp và đã từng có nhiều lớp cư dân đến
khai phá. Vào khoảng đầu công nguyên, cư dân vùng đất này đã xây dựng nên nhà
nước Phù Nam. Trong thời kỳ phát triển nhất vào khoảng thé kỷ V-VI, Phù Nam đã
mở rộng ảnh hưởng và trở thành một đế chế rộng lớn với nhiều thuộc quốc phân bố
ở phía nam bán đảo Đông Dương và bán đảo Malaca. Vào đầu thế kỷ VII đế chế Phù
Nam tan rã, nước Chân Lạp của người Khmer, vốn là một trong những thuộc quốc
của Phù Nam ở vùng Tongle Sap đã tấn công đánh chiếm vùng hạ lưu sông Mêkông
Tuy nhiên, trong suốt thời gian gần 10 thế kỷ vùng đất Nam Bộ không đựơc cai quản
chặt chẽ và gần như bị bỏ hoang. Từ cuối thế kỷ XVI và đặc biệt là từ đầu thế kỷ
XVII, dưới sự bảo hộ của các chúa Nguyễn người Việt đã từng bước khai phá vùng
đất này. Người Việt đã nhanh chóng hoà đồng với các cộng đồng cư dân tại chỗ và
những cư dân mới đến (người Hoa) cùng nhau mở mang, phát triển Nam Bộ thành
một vùng đất trù phú. Cũng từ đây người Việt là cư dân chủ thể và thực sự quản
vùng đất này. Từ đó đến nay chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đã được khẳng định
không chỉ bằng thực tế lịch sử mà còn trên các văn bản có giá trị pháp lý được cộng
đồng quốc tế thừa nhận.
Trong suốt hơn ba thế kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử, nhiều thế hệ người
Việt Nam (với ý nghĩa cộng đồng cư dân đa dân tộc) đã đổ biết bao công sức để
dựng xây và bảo vệ vùng đất Nam Bộ. Mỗi tấc đất nơi đây đều thấm đẫm mồ hôi và
máu. Chính vì thế mà đối với mỗi người dân Việt Nam, Nam Bộ không đơn thuần
chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà cao hơn thế, còn là vùng đất của những giá trị
thiêng liêng.
Họ và tên:………………………………………………………………
Ngày sinh : ……………………………………………………………
Đơn vị công tác :
………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Bài thu hoach này có tính chất tham khảo
Công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ
Từ thế kỉ XVI, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và
dần bước vào thời kì suy vong, hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất
còn ngập nước ở phía đông và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này.
Trong bối cảnh đó nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài,
Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang lập làng sinh sống.
Năm 1620 vua Chân Lạp Chey chetta II đã cưới con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên
làm vợ. Đối với Chân Lạp, việc kết thân với chúa Nguyễn là để dựa vào lực lượng
quân sự của người Việt lúc này đang rất mạnh nhằm làm giảm sức ép từ phía Xiêm.
Với chúa Nguyễn, quan hệ hữu hảo này tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt, vốn
đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và làm ăn sinh sống trên đất
Thuỷ Chân Lạp và tăng cường ảnh hưởng của họ Nguyễn với triều đình Oudong.
Năm 1623 chúa Nguyễn chính tức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở
rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý, chúa Nguyễn lập
ở Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế. Vua Chân Lạp đã chấp
thuận đề nghị này . Vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông
Nam Bộ và Sài Gòn.
Sau cái chết của Chey Chetta II vào năm 1628 nội bộ giới cầm quyền Chân Lạp bị
chia rẽ sâu sắc. Nhiều cuộc chiến giữa các phe phái đã diễn ra với sự trợ giúp quân
sự của một bên là quân Xiêm, một bên là quân Nguyễn. Những cuộc chiến ấy chẳng
những không ảnh hưởng đến việc người Việt tiến hành khai phá những vùng đất
hoang hóa ở đồng bằng sông Cửu Long, mà trái lại, còn tạo điều kiện thuận lợi cho
chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức của mình trên những vùng đất cư
dân Việt đã dựng nghiệp. Trong thời kỳ này sự thần phục của các nhóm di thần nhà
Minh góp phần đã đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên lãnh
thổ Nam Bộ. Từ năm 1679 chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương
Ngạn Địch cùng nha môn, quân sĩ vùng Quảng Tây tổ chức việc khai phá và phát
triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang (Mỹ Tho), cho nhóm Trần Thượng
Xuyên và những đồng hương Quảng Đông của ông chiêu dân tiếp tục mở mang
vùng Biên Hòa – Đồng Nai. Trong vòng gần 20 năm, một vùng đất trải dài từ Bà Rịa
đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân Việt đến sinh cư lập nghiệp từ trước,
nhanh chóng trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù
phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp có thuyền buôn Trung Quốc, Nhật
Bản, Tây Dương, Bồ Bà (Java) tới buôn bán.
Trên cơ sở những đơn vị tụ cư đã trù mật những trung tâm kinh tế đã phát triển, năm
1698, chúa Nguyễn đã cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất này và
cho lập ra ở đây một đơn vị hành chính lớn là phủ Gia Định. Như vậy vào cuối thế
Bài thu hoach này có tính chất tham khảo
kỷ XVII chúa Nguyễn đã xác lập được quyền lực của mình tại vùng trung tâm của
Nam Bộ, khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất mà trên thực tế, chính
quyền Chân Lạp chưa khi nào thực thi một cách đầy đủ chủ quyền của mình.
Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vào năm 1708 Mạc Cửu ở Hà Tiên xin quy
phục chúa Nguyễn. Là một thương nhân Hoa kiều ở Lôi Châu, thường xuyên tới
buôn bán ở vùng biển Đông Nam Á, Mạc Cửu đã sớm nhận ra vị trí địa lý thuận lợi
của vùng đất Mang Khảm (sau đổi là Hà Tiên) nên đã lưu ngụ lại, chiêu mộ dân sửa
sang bến thuyền, mở mang chợ búa, khai phá đất đai, biến một vùng đất còn hoang
vu thành một nơi buôn bán sầm uất. Lúc đầu (vào khoảng năm 1680) Mạc Cửu đã
từng xây dựng quan hệ thần phục với vua Chân Lạp, nhưng sau này thế lực Chân
Lạp suy giảm, không đủ sức bảo vệ cho công việc làm ăn của cư dân vùng đất này
khỏi sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên đã tìm đến chúa Nguyễn xin nội
thuộc vào năm 1708. Năm 1757 khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng tứ
giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn
cứu giúp trong lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh
thổ của người Việt trên đất Nam Bộ về cơ bản đã hoàn thành.
Từ quá trình lịch sử trên đây, không thể quan niệm một cách đơn giản rằng chủ
quyền của người Việt trên vùng đất Nam Bộ là do chiếm của Chân Lạp. Chứng cứ
lịch sử cho thấy quốc gia đầu tiên trên đất này là Phù Nam mà cư dân chủ yếu là
người protomalais, đến đầu thế kỷ thứ VII mới bị Chân Lạp tiến công tiêu diệt. Tuy
nhiên, Chân Lạp đã không có điều kiện để quản lý và khai thác vùng đất này. Sự
sầm uất, trù phú của Nam Bộ là công lao khai phá của các nhóm cư dân chủ yếu là
người Việt từ thế kỷ XVII. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá trình khai phá này
Cơ sở pháp lý :Cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ
thể hiện ngay trong quá trình thụ đắc lãnh thổ bắt đầu từ thế kỷ XVII. Từ giữa thế kỷ
XIX, chủ quyền này được chính thức ghi nhận trong văn bản các Hiệp ước quốc tế.
Tháng 12 năm 1845 ba nước An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Miên
(Cămpuchia) đã ký một Hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt
Nam. Năm sau, trriều Nguyễn và Xiêm lại ký một Hiệp ước có nhắc lại điều đó. Đây
là Hiệp ước mà sau này Cao Miên cũng tham gia[13]. Như vậy muộn nhất là đến
năm 1845 các nước láng giềng với Việt Nam, trong đó có cả Cămphuchia đã ký các
văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam.
Pháp tấn công Nam Bộ rồi sau đó lần lượt chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ là các sự kiện thể
hiện rõ sự xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ trên vùng đất Nam Bộ, nhưng Cămpuchia
không có bất cứ một phản ứng gì. Trái lại, triều Nguyễn đã điều động quân đội tiến
hành kháng Pháp và khi kháng chiến thất bại, đã đứng ra ký các Hiệp định nhượng
cho Pháp 3 tỉnh miền Đông (năm 1862) và 3 tỉnh miền Tây (năm 1874). Đây là
Bài thu hoach này có tính chất tham khảo
những chứng cớ và cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam
đối với vùng đất này.
Sau khi lập ra Liên bang Đông Dương, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử thực thi chủ
quyền trên vùng đất Nam Bộ, Pháp đã tiến hành hoạch định biên giới giữa Nam Kỳ
và Cămpuchia theo luật của nước Pháp. Việc khảo sát, đo đạc trên thực địa được tiến
hành bởi các chuyên gia Pháp và Cămpuchia. Năm 1889 giữa Pháp và Cămpuchia
đã ký một loạt các văn bản pháp lý về hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới giữa
Nam Kỳ và Cămpuchia. Tất cả các văn bản pháp lý này đều khẳng định vùng đất
Nam Kỳ hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Trước những thắng lợi liên tiếp của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, ngày 4 tháng 6 năm1949 tổng thống Vincent Aurol ký Bộ luật số 49 –
733 trả lại Nam Kỳ cho chính quyền Bảo Đại. Trong Bộ luật còn có chữ ký của Thủ
tướng và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp.
Giải thích những thắc mắc của vương quốc Cămpuchia về quyết định này, ngày 8
tháng 6 năm 1949 Chính phủ Pháp đã có thư chính thức gửi quốc vương Sihanouk,
trong đó có đoạn nói rõ: “Về pháp lý và lịch sử không cho phép Chính phủ Pháp trù
tính các cuộc đàm phán song phương với Cămpuchia để sửa lại các đường biên giới
của Nam Kỳ” vì “Nam Kỳ đã được An Nam nhượng cho Pháp theo các Hiệp ước
năm1862 và 1874…. chính từ triều đình Huế mà Pháp nhận được toàn bộ miền Nam
Việt Nam… về pháp lý, Pháp có đủ cơ sở để thoả thuận với Hoàng đế Bảo Đại việc
sửa đổi quy chế chính trị của Nam Kỳ”. Trong bức thư đó Chính phủ Pháp còn
khẳng định: “thực tế lịch sử ngược lại với luận thuyết cho rằng miền Tây Nam Kỳ
vẫn còn phụ thuộc triều đình Khmer lúc Pháp tới ” và “Hà Tiên đã được đặt dưới
quyền tôn chủ của Hoàng đế An Nam từ năm 1715 và kênh nối Hà Tiên với Châu
Đốc được đào theo lệnh của các quan An Nam từ nửa thế kỷ trước khi chúng tôi
đến” .
Vậy là đến năm 1949, vùng đất Nam Bộ vốn từng bị triều Nguyễn “bán” cho Pháp,
đã được trả lại bằng một văn bản có giá trị pháp lý. Chính phủ Pháp còn khẳng định
những cơ sở lịch sử và luật pháp của văn bản này với vương quốc Cămpuchia. Từ đó
về sau chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ liên tục được tất cả các Hiệp định
định có giá trị pháp lý quốc tế như Hiệp định Genève (1954), Hiệp định Paris (1973)
công nhận.
Như vậy, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ không chỉ được
khẳng định bởi tính tính chính đáng trong quá trình thụ đắc lãnh thổ cũng như công
lao của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vùng lãnh thổ đó suốt từ thế
kỷ XVII đến nay mà còn phù hợp với nguyên tắc uti possidetis (tôn trọng nguyên
trạng), phù hợp thông lệ và các công ước quốc tế hiện hành.
Bài thu hoach này có tính chất tham khảo
Cơ sở pháp lý vùng biển Việt Nam (theo Luật biển quốc tế năm 1982)
Hội nghị Liên Hợp Quốc lần thứ ba về Luật Biển đã được tổ chức tại New York
(Mỹ)với hơn 160 nước tham gia. Hội nghị kéo dài cho đến năm 1982, đã ký Công
ước Luật Biển quốc tế 1982 (thông qua vào ngày 10-12-1982, có hiệu lực từ 16-11-
1994). Đến nay đã có trên 161 quốc gia thành viên tham gia, trong đó có các nước:
Trung Quốc, Việt Nam, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin,Xinggapore…
Công ước Luật Biển quốc tế năm 1982 có nhiều điều khoản, trong đó có những điều
khoản quy định rõ về thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, các chế độ quá
cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng
biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học và dàn
xếp các tranh chấp… Trong nội dung liên quan, chúng tôi chỉ xin đề cập những quy
định xung quanh về vấn đề chủ quyền về biển của các quốc gia. Ở đây là các quốc
gia có đường bờ biển. Các quyền được quy định cho các quốc gia có đường bờ biển
với các giới hạn tính từ bờ biển như: Đường cơ sở; Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp
giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa. Sau thềm lục địa là vùng
biển quốc tế.
Một đường biển cơ sở được quy định chạy theo đường bờ biển khi thủy triều xuống
(ở những nơi đất liền nhô ra biển xa nhất), hay khi có đảo ven bờ có thể tính bằng
đường thẳng nối từ chỗ thủy triều xuống chỗ nhô ra xa nhất.
Điều 8 của Công ước quy định, Nội thủy là toàn bộ vùng nước biển ở bên trong
đường cơ sở, tiếp giáp với đất liền. Tại nội thuỷ, các quốc gia ven biển được tự do áp
đặt luật, kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên như trên đất liền. Các tàu
thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong vùng biển nội thủy này.
Theo Điều 3 của Công ước, phần lãnh hải được tính từ đường cơ sở (đường ranh
giới giữa nội thủy và lãnh hải) ra phía ngoài có chiều ngang là 12 hải lý (mỗi hải lý
bằng 1852 mét). Các quốc gia ven biển được tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng,
và sử dụng mọi tài nguyên (Chủ quyền của các quốc gia có thể coi là tuyệt đối với
đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không trên vùng trời lãnh hải). Riêng
trên mặt biển các tàu thuyền nước ngoài được quyền “qua lại không gây hại”. Việc
đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng “không
gây hại”. Quốc gia ven biển cũng có thể tạm thời cấm việc “qua lại không gây hại”
này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.
Công ước cũng đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo. Các quốc gia này có thể
vẽ đường biên giới lãnh thổ của mình: Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoài
cùng nhất của các đảo ở ngoài cùng nhất, đảm bảo rằng các điểm này phải đủ gần
Bài thu hoach này có tính chất tham khảo
nhau một cách thích đáng. Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng
nước quần đảo và được coi như là một phần của lãnh hải quốc gia đó.
Phần tiếp giáp lãnh hải là phần tiếp giáp bên ngoài lãnh hải giới hạn là một vành đai
có bề rộng 12 hải lý. Tại đây, Quốc gia ven biển có thể vẫn thực thi luật pháp của
mình đối với các hoạt động kiểm soát như các quy định về hải quân, thuế khoá, nhập
cư, y tế, trừng trị những vi phạm đối với các luật như xảy ra trên lãnh thổ hay lãnh
hải.
Vùng đặc quyền kinh tế, là vùng có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong
vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất
cả các tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế là một chế định
pháp lý mới so với trước đó. Theo Điều 56 của Công ước, trong vùng đặc quyền
kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó, các hoạt động khác như sản xuất
năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc
lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình, nghiên cứu khoa học
biển, bảo vệ giữ gìn môi trường biển. Tuy nhiên, trong vùng đặc quyền kinh tế, tính
từ vùng lãnh hải các quốc gia có biển hay không có biển được tự do đi lại bằng
đường thủy và đường không, nhưng phải tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven
biển.
Thềm lục địa được định nghĩa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục
địa, hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Theo Điều 76 của
Công ước, thềm lục địa quốc gia ven biển rộng tối thiểu là 200 hải lý ( kể cả khi
thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo
ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá
350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá
100 hải lý. Để mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý, quốc gia ven biển liên quan phải
trình cho Uỷ ban Thềm lục địa Liên Hợp Quốc báo cáo quốc gia kèm đầy đủ các
bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó, sau đó Uỷ ban Thềm lục
địa của Liên Hợp Quốc sẽ xem xét và ra khuyến nghị.
Theo Điều 77 của Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có độc
quyền với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của
mình. Quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc
gia ven biển, có chủ quyền không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền
khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Bên cạnh các điều khoản quy định như trên, Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp
lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm
ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện qua Uỷ ban Đáy biển quốc tế.
Bài thu hoach này có tính chất tham khảo
Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo và giải
quyết các vấn đề tranh chấp ở biển Đông
Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây
dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ
cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa
bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật
quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng
quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền
kinh tế về thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản
và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng không
có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực. Quốc hội nhấn mạnh cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa
thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào
những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quán triệt và tổ chức
thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn hòa bình để phát triển
kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững
chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo tinh thần chỉ đạo nói trên, liên tục trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta đã cố gắng, triển khai một khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng
và duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ
quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa
nước ta và các nước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát
triển.
Cùng với việc giải quyết một cách căn bản các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên
bộ, tiến tới xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các
nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Việt Nam đã đàm phán đi đến ký
Hiệp định về Vùng nước lịch sử với Camphuchia (1982); thỏa thuận khai thác chung
với Malayxia (1992); Hiệp định phân ranh giới biển với Thái Lan (1997); Hiệp định
phân vịnh Bắc bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá với Trung Quốc (2000); Hiệp định
phân định thềm lục địa với Indonexia (2003). Việt Nam đang đàm phán phân định
vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc; phân định vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa với Malayxia; phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonexia;
phân định vùng biển với Campuchia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa ba
nước Việt Nam, Thái Lan, Malayxia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa với
Bài thu hoach này có tính chất tham khảo
Brunây. Việt Nam cũng đang kiên trì đàm phán để bảo vệ Vùng thông báo bay (FIR
- vùng trời); xác định vùng trách nhiệm tiếp nhận thông tin cứu nạn hàng hải
(VNMCC); vùng tìm kiếm cứu nạn (theo quy định của Công ước SAR 79 - vùng
biển); xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo yêu cầu của Liên hợp
quốc. Năm 2005, cơ quan dầu khí quốc gia ba nước Việt Nam, Trung Quốc,
Philippin đã ký kết và triển khai thỏa thuận thăm dò địa chấn biển chung tại khu vực
thỏa thuận trên Biển Đông; năm 2010, chúng ta hoàn thành công tác phân giới, cắm
mốc trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hai
nước đã xác định đường biên giới rõ ràng trên đất liền với hệ thống cột mốc hiện đại,
mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ra,
chúng ta thực hiện các cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị - an ninh khu vực,
nhất Diễn là đàn khu vực ASEAN (ARF) tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và được bổ
sung với việc lập một số cơ chế mới như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
mở rộng với các đối tác quan trọng (ADMM +), Hội nghị những người đứng đầu các
cơ quan an ninh ASEAN (MACOSA) và Diễn đàn Biển ASEAN (AMF)…
Để hạn chế các vụ việc vi phạm pháp luật trên biển, cùng với công tác tuyên
truyền sâu rộng cho ngư dân ta về các thỏa thuận quốc tế hữu quan, Hải quân ta còn
tiến hành các chuyến tuần tra chung trên biển với Hải quân Thái Lan (đã tiến hành
trên 21 chuyến), với Hải quân Campuchia (đã tiến hành trên 19 chuyến) và trong
Vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc (đã tiến hành được 10 chuyến). Lập kênh
thông tin đường dây nóng giữa Tư lệnh Hải quân Việt Nam với Tư lệnh Hải quân
một số nước trong khu vực, qua đó đã góp phần giải quyết kịp thời, hiệu quả những
vấn đề nảy sinh trên biển. Ngoài ra, chúng ta cũng tham gia tích cực việc triển khai
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước thành viên
ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4-11-2002; tham gia Hội thảo khống chế xung đột
tiềm tàng ở Biển Đông do Inđônêxia chủ trì; hợp tác với Philippin triển khai dự án
hợp tác nghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Philippin, JOMSRE…
Những thỏa thuận và việc làm tích cực liên quan đến Biển Đông nói trên có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc tăng cường, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thu hẹp bất
đồng, tạo không khí thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa
bình, cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình,
kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời đẩy mạnh công
tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăng cường hợp tác trên biển
theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về
cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển,
cố gắng thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà các bên chấp nhận
được. Đối với trong nước, chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an
ninh - quốc phòng trên biển; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
kiến thức về chủ quyền biển đảo quốc gia. Mặt khác, chúng ta cũng cần đề cao cảnh
giác trước mọi âm mưu của các thế lực cơ hội, cực đoan, thù địch lợi dụng vấn đề
Bài thu hoach này có tính chất tham khảo
bất đồng về chủ quyền lãnh thổ để kích động, chia rẽ quan hệ giữa nước ta với các
nước láng giềng; công kích, xuyên tạc chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và
Nhà nước ta
Cần làm gì để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước ta:
+ Ra sức xây dựng Đảng, cơ quan và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Góp phần
tuyên truyền để nhân dân ta thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp
luật Nhà nước, nhất là về quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ đất nước ta.
+ Đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, góp phần xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh.
+ Giáo dục góp phần xây dựng con người mới, xây dựng xã hội dân chủ, văn
minh.