Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi TS 10 chuyên Ngữ văn 13-14 tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.21 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN
CÀ MAU NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi : Ngữ văn
Ngày thi : 26 - 6 - 2013
Thời gian : 150 phút (Không kể thời gian
giao đề)
PHẦN I (2,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long có viết:
Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao
quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của
cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây
bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống
đường cái, luồn cả vào gầm xe.
(Sách Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB Giáo dục năm 2008, trang 181)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn văn trên.
PHẦN II (8,0 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Báo Tuổi trẻ ra ngày 29/6/2005 có đưa tin:
Nguyễn Công Hùng sinh năm 1982 trong một gia đình nông dân nghèo tại xã
Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An. Là người khuyết tật bẩm sinh, gần như hoàn
toàn mất hết khả năng vận động, nhưng bằng nghị lực vươn lên Hùng đã tự học và
trở thành chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin. Nỗ lực làm việc và dành dụm,
Hùng đã mở Cơ sở tin học - ngoại ngữ do mình làm giám đốc. Hùng vừa được
trung tâm sách Những kỷ lục Việt Nam công nhận là Người khuyết tật đầu tiên làm
giám đốc.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về Nguyễn Công Hùng - tấm gương một chàng
trai không chịu khuất phục số phận.
Câu 3. (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua Bài
thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và đoạn trích truyện ngắn Những


ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
HẾT
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
VĂN
CÀ MAU NĂM HỌC 2013-2014

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN
A . Hướng dẫn chung
Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có), phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
B . Đáp án và thang điểm
Đáp án Điểm
Phần I
Câu 1
( 2,0 đ)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn văn trích trong truyện ngắn Lặng
lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Chất thơ bàng bạc toát lên từ khung cảnh thiên nhiên nên thơ. 0,25 đ
- Thiên nhiên được nhân hoá trở nên sống động lạ kì: Nắng len tới, chòm
thông rung tít với những ngón tay bằng bạc; cây tử kinh với cái nhìn bao che,
nhô cái đầu; Mây bị nắng xua,
0,75 đ
- Bức tranh hiện lên với nhiều màu sắc tươi sáng: Màu xanh của những cánh
rừng, màu tím của những cây tử kinh, màu trắng của những đụn mây và màu

vàng tươi của sắc nắng.
0,75 đ
- Tác giả đã mượn cái nhìn của nghệ thuật hội họa để tô vẽ nên một thiên
nhiên bồng bềnh sương khói, lãng đãng mây trời, ngập tràn ánh sáng, lung
linh, kì ảo.
0,25 đ
Phần II
( 8,0 đ)
Câu 2
(3,0 đ)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về Nguyễn Công Hùng - tấm gương một
chàng trai không chịu khuất phục số phận.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; lời văn trong sáng, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải bám sát yêu cầu của
đề bài, cần làm rõ các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,50 đ
- Cảm phục trước ý chí, nghị lực vượt lên số phận của Nguyễn Công Hùng.
+ Đây là tấm gương không chỉ cho những người khuyết tật mà cho tất cả
chúng ta noi theo.
+ Cuộc đời của anh thể hiện một ý chí nghị lực phi thường, một phẩm chất
1,00 đ
cao đẹp.
- Bình luận
+ Cuộc đời của Nguyễn Công Hùng là tấm gương vượt lên số phận, song
không phải là cá biệt. Còn rất nhiều những tấm gương khác.

+ Phê phán những người thiếu ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
1,00 đ
- Liên hệ bản thân: Học tập tấm gương vượt lên số phận của Nguyễn Công
Hùng.
0,50 đ
Lưu ý: Nếu học sinh có những suy nghĩ và kiến giải riêng mà hợp lí thì vẫn
được chấp nhận.
Câu 3
(5,0 đ)
Vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và đoạn trích
truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết làm một bài văn nghị luận văn học về một vấn đề chung của hai tác
phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và
ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở nắm chắc hai tác phẩm, có thể phân tích đan xen cả hai tác phẩm
hoặc tách riêng theo trình tự từng tác phẩm rồi khái quát đánh giá chung
nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 đ
- Hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến: Đầy gian khổ, ác liệt và đầy hy sinh. 0,50 đ
- Những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời:
+ Họ vẫn giữ được vẻ trẻ trung, hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ.
+ Họ luôn sẵn sàng đối diện với gian khổ, chấp nhận hy sinh với tinh thần
dũng cảm.
+ Họ luôn vun đắp tình đồng đội, đồng chí, sẵn sàng chia sẻ với nhau những
khó khăn vất vả, hiểm nguy trong cuộc sống.
+ Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm.
+ Tâm hồn họ luôn lãng mạn, đầy mộng mơ.

3,00 đ
- Đánh giá chung về vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ.
0,50 đ
- Bài học cho bản thân. 0,50 đ
HẾT

×