M U
1. Tớnh cp thit ca ti
Ch tch H Chớ Minh l ngi sỏng lp ng Cng sn Vit Nam, Nh
nc, Quõn i nhõn dõn Vit Nam v cng l ngi t nn múng cho
nn ngoi giao Vit Nam thi k hin i. Trong ton b ni dung phong
phỳ ca t tng H Chớ Minh v cỏch mng Vit Nam, nhng nguyờn lý,
quan im, lun im v ng li quc t chớnh sỏch i ngoi v v ngoi
giao Vit Nam chim mt v trớ quan trng.
T tng ngoi giao H Chớ Minh cựng vi lý lun ca ng trờn cỏc
lnh vc quc t v i ngoi hp thnh mt chnh th. T tng H Chớ
Minh l ti sn tinh thn to ln ca ng v dõn tộc ta
1
, l kim ch nam
cho hot ng quc t v ngoi giao ca ng v Nh nc ta.
Trong hot ng ca mỡnh, khi gn phong tro yờu nc vi phong
tro cỏch mng th gii, Nguyn i Quc - H Chớ Minh rt coi trng n
khu vc ụng Nam , vn cú quan h truyn thng lõu i v li ích
chung v c lp dõn tộc v tin b xó hi. im ni bt trong t tng H
Chớ Minh l xu hng on kt v hp tỏc khu vc. T tng ny hỡnh
thnh qua nhiu giai on gn vi quỏ trỡnh u tranh cỏch mng ca Ngi,
ó cú tỏc dng c th v ngy nay vn cú ý ngha to ln.
Trong xu th tng cng liờn kt khu vc, ch trng ca ng a
nc ta gia nhp ASEAN ó c chng minh l ỳng n v kp thi trc
tỡnh hỡnh thc t nhng nm cui ca thp k 80, u thp k 90 th k XX.
ng ta ó sm nhn thy s cn thit phi m rng, phỏt trin hn na mi
quan h lỏng ging, hu ngh vi cỏc nc trong khu vc v ASEAN l mt
i tỏc quan trng ụng Nam m chỳng cn hng ti. ASEAN l mt
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN 2001, tr.84.
tổ chức khu vực có uy tín, có mối quan hệ rộng rãi, có nền kinh tế phát triển
năng động. Việc tham gia ASEAN sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi Ých
quan trọng.
Ngày 27/8/1995 tại Thủ đô Banđa Sêri Bêgaoan của Brunây
Đarutxalam lễ kết nạp Việt Nam vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đã
được tổ chức.
Quyết định gia nhập ASEAN năm 1995 là một bước ngoặt quan trọng
trên mặt trận đối ngoại của Việt Nam. Thực hiện chính sách đối ngoại rộng
mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, với mục tiêu hàng đầu là
củng cố môi trường hoà bình, ổn định, đồng thời tranh thủ những điều kiện
quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của ta, việc Việt
Nam gia nhập ASEAN không chỉ đánh dấu bước đi đầu tiên trong tiến trình
hội nhập khu vực và quốc tế, mà còn mở đầu cho quá trình thống nhất Đông
Nam Á trong một tổ chức hợp tác khu vực chung vốn là ý tưởng ban đầu của
Hiệp hội.
Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh với xu hướng đoàn kết, hợp tác
khu vực Đông Nam Á và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, em chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí
Minh với xu hướng đoàn kết, hợp tác khu vực Đông Nam Á và sự vận dụng
của Đảng trong thời kỳ đổi mới” làm luận văn tốt nghiệp líp đào tạo giảng
viên tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
2.1. Mục đích của luận văn
- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh với xu hướng hợp tác, đoàn kết, hợp
tác khu vực Đông Nam Á và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
2.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ những hoạt động của Hồ Chí Minh nhằm đoàn kết các nước
Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giải phóng dân téc.
- Trình bày chủ trương, đường lối của đảng trong việc đưa nước ta hội
nhập khu vực.
3. Giới hạn và lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Về giới hạn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh với xu hướng đoàn kết, hợp tác khu vực Đông Nam Á và chủ trương
của đảng đưa Việt Nam hội nhập với khu vực.
- Về lịch sử nghiên cứu vấn đề: Nghiên cứu về tư tưởng ngoại giao
Hồ Chí Minh có nhiều công trình nghiên cứu như: Tư tưởng ngoại giao Hồ
Chí Minh của tác giả Nguyễn Dy Niên; Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống pháp của tác giả Đặng văn Thái;
Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1954 - 1969 của tác giả
Trần Minh Trưởng; Tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh của tác giả Đinh
Xuân Lý Song chưa có một công trình nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh với xu hướng đoàn kết, hợp tác khu vực Đông Nam Á và sự vận dụng
của Đảng đưa nước ta hội nhập với khu vực. Vì vậy, kế thừa kết quả nghiên
cứu của các công trình đó, Tác giả luận văn tập trung làm rõ Tư tưởng Hồ
Chí Minh với xu hướng đoàn kết, hợp tác khu vực Đông Nam Á và sự vận
dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu và trình bày trên cơ sở những quan điểm
phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế và
đường lối đối ngoại.
4.2. Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng các tài liệu của Đảng về đối ngoại bao gồm:
Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đường lối đối ngoại và công tác đối ngoại.
Các tác phẩm, bài nói, bài viết hoặc phát biểu của các đồng chí lãnh
đạo Đảng và Nhà nước.
4.3. Các phương pháp sử dụng khi nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và hệ thống
các phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê… nhằm làm sáng tỏ những
vấn đề đặt ra trong luận văn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 2 chương.
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI XU HƯỚNG ĐOÀN
KẾT HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I - Những nội dung chủ yếu của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một bộ phận hữu cơ của tư tưởng
Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là hệ thống những nguyên lý, luận
điểm, quan điểm về các vấn đề quốc tế và thời đại, về đường lối, chính sách,
chiến lược và sách lược đối ngoại Việt Nam… Tư tưởng này còn thể hiện
trong hoạt động đối ngoại thực tiễn của Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà
nước Việt Nam.
1.1. Hồ Chí Minh đấu tranh cho sự đoàn kết và hợp tác của nhân
dân các nước Đông Nam Á
Năm 1919, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên trường chính trị
quốc tế, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị
Vecxây bản yêu sách đòi tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân téc Việt Nam. Có
thể xem đây cũng là những yêu sách của nhân dân Đông Dương, của khu vực
Đông Nam Á nói riêng và các nước thuộc địa và phụ thuộc nói chung.
Từ Đại hội Tua năm 1920 đến các hoạt động ở ban nghiên cứu thuộc
địa, mà Nguyễn ái Quốc được cử làm trưởng ban nghiên cứu Đông Dương,
những bài viết của Người trên các báo: “Người cùng khổ”; “Nhân đạo”;
“Đời sống công nhân”; “Thư tín quốc tế” đều thấm nhuần nội dung: thức
tỉnh, kêu gọi các dân téc bị áp bức ở Châu, trên thế giới vùng dậy đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, Người cũng tìm ra nguyên nhângây ra
sù suy yếu của các dân téc phương Đông là sự đơn độc… vì các dân téc
phương Đông không có sự quan hệ và tiếp xúc giữa các lục địa với nhau…
họ hoàn toàn không biết những gì xảy ra với các nước láng giềng gần gũi
của họ. Do đo, thiếu sự tin cậy lẫn nhau, thiếu sự phối hợp hành động và sự
cổ vũ lẫn nhau. Vì vậy, bằng nhiều hoạt động khác nhau, Người đã phấn đấu
làm cho các dân téc thuộc địa từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết
nhau hơn, và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông. Tư
tưởng đoàn kết quốc tế giữa các dân téc phương Đông là biểu hiện của sự
tiếp thu tư tưởng của Mac - Lênin về “ vô sản toàn thế giới và các dân téc bị
áp bức đoàn kết lại” trong cuộc đấu tranh giải phóng dân téc.
Cuối năm 1924, khi đã trở thành một cán bộ cốt cán của Quốc tế cộng
sản, Nguyễn Ái Quốc đước Bộ phương Đông và Ban chấp hành Quốc tế
cộng sản điều động tới Quảng Châu (Trung Quốc). Về danh nghĩa công
khai, Người là phóng viên của hãng thông tấn Rôxta (Thông tấn xã Nga Xô
viết), và là một nhân viên phiên dịch, giúp việc cho cố vấn Bôrôđin bên cạnh
chính phủ Trung Hoa Quốc Dân Đảng, do Tôn Trung Sơn đứng đầu, đóng
tại Quảng Châu, chống chọi với chính phủ phản động ở Bắc Kinh, do Đoàn
Kỳ Thuỵ đứng đầu. Trong nội bộ, Người là uỷ viên bộ Phương Đông của
Quốc tế cộng sản, phụ trách công tác vùng Đông Nam Á.
Năm 1925, theo sự phân công của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc
trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở Đông Nam Á. Đây là thời kỳ đầu
tiên thử thách và kiểm nghiệm nhận thức cách mạng của người trong thực
tiễn sinh động, phức tạp của phong trào giải phóng dân téc ở Đông Nam Á.
Đồng thời hoạt động thực tiễn ở đây cũng bổ sung làm phong phó lý luận
cách mạng của người đã tiếp thu được. Với sự ra đời của Hội liên hiệp các
dân téc bị áp bức Á Đông( 12- 1924) do Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập,
lần đầu tiên trong lịch sử, các nước Á Đông có chung một tổ chức cách
mạng. Năm 1927, Bộ tuyên truyền của hội này đã giúp Người xuất bản cuốn
“Đường cách mạng”.
Tôn chỉ, mục đích của Hội là đoàn kết các dân téc bị áp bức ở
Châu Á trong mặt trận chung chống đế quốc, thực dân, giải phóng dân
téc. Hội viên là những phần tử yêu nước của Việt Nam, Trung Quốc,
Triều Tiên, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia…Với tổ chức này, các tổ
chức ở châu Á nói chung các nước Đông Nam Á nói riêng có điều kiện
giúp nhau đấu tranh giải phóng dân téc.
Sau khi thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925),
Nguyễn Ái Quốc đã có kế hoạch giúp đỡ tích cực, trực tiếp xúc tiến việc
thành lập các nhóm cộng sản trong Việt kiều và nhân dân địa phương ở
Xiêm, Lào…
Sau khi Tưởng Giới Thạch phản bội và tiến hành cuộc đảo chính phản
cách mạng 4/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Vũ Hán rồi trở lại
Liên Xô. 6/1927 Người tiếp tục làm việc ở cơ quan Quốc tế cộng sản ở
Matxcơva, nhưng sứ mạng và trách nhiệm chính của Người vấn là lo toan
giải phóng đất nước Việt Nam và vận động cách mạng ở vùng Đông Nam Á,
đến 8/1928 sang Xiêm, ở đây Người tích cực hoạt động trong Việt kiều yêu
nước, trực tiếp lãnh đạo các tổ chức, các nhóm cộng sản. Do vậy, từ 1928 -
1929 phong trào của việt kiều ở đây lên mạnh, được các cơ sở cách mạng ở
Xiêm giúp đỡ. Phong trào yêu nước của việt kiều cũng tác động đến nhân
dân địa phương.
Nhờ có sự giúp đỡ của chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Xiêm,
năm 1927 chi hội ở Lào được thành lập ở Viên chăn. Hơn một năm sống và
hoạt động ở Xiêm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Người, phong trào cách
mạng của việt kiều phát triển đã đặt cơ sở cho việc tiến tới thành lập tổ chức
cơ sở của đảng Cộng Sản ở Thái Lan. Trung tuần tháng 4/1930, Nguyễn Ái
Quốc cùng đi với Ngô Quốc Chính Và Trần văn Chấn từ Uđon và Băng Kốc
liên hệ với nhóm cộng sản Hoa Kiều tại đây, 20/4/1930, tại một địa điểm của
Hủa LămPhông ở Băng Kốc, diễn ra cuộc hội nghị nhỏ gọn bàn việc thành
lập Đảng cộng sản Xiêm, do Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế cộng sản
chủ trì. Từ đây 2 nhóm cộng sản Hoa kiều và Việt kiều nhập laị thành Đảng
cộng sản Xiêm, nhưng vì giai cấp vô sản Người Xiêm chưa có ai là cộng sản
nên chưa thể thành lập Ban chấp hành chính thức, mà thành lập Ban lâm thời
gọi là Xiêm uỷ. Như vậy, Người cũng góp phần vào việc thành lập Đảng
cộng sản Thái Lan vào tháng 4 - 1930.
Ngày 30/4/1930 Nguyễn Ái Quốc rời Băng Kốc đi Malaixia để thành
lập Đảng cộng sản Malaixia
Như vậy, trong 5 năm(1925 - 1930) tư tưởng về đoàn kết giữa các dân
téc bị áp bức đã biến thành tổ chức hoạt động cách mạng, có tác dụng lớn
trong sự phát triển của phong trào yêu nước vùng Đông Nam Á.
Sự phát triển của phong trào những năm 30 thể hiện ở sự ra đời của
các Đảng cộng sản ở Việt Nam, Lào, Xiêm, Malaixia(1930),
Philippin(11/1930), Mianma(1930) mà Nguyễn Ái Quốc góp phần không
nhỏ. Sự ra đời của các đảng vô sản, sự lớn mạnh của phong trào quần chúng
ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đặt cơ sở để đến khi thời cơ đến, tuỳ
điều kiện của mình, mỗi dân téc có thể đứng lên giành chính quyền.
Sau khi Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giúp đỡ việc sáng lập các Đảng
cộng sản ở một số nước Đông Nam Á, mối quan hệ của các đảng trong khu
vực thêm chặt chẽ.
Tháng 2/1941, sau 30 năm xa tổ quốc, Nguyễn ái Quốc trở về nước
trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam và Đông Dương.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
ra đời, hoà bình lập lại ở đông Dương. Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á ở
những mức độ khác nhau cũng lần lượt giành được độc lập:
Campuchia(8/1945); Inđonêxia(17/8/1945);Lào(12/10/1945), cuộc đấu tranh
giải phóng dân téc của nhân dân Malaixia kéo dài từ tháng 8/1945 đến
8/1957 mới buộc chính phủ Anh tuyên bố trao trả độc lập, Mianma giành
độc lập vào năm 1947 - 1948… Nhưng các nước Âu - Mỹ một lần nữa lại
quay lại xâm lược các nước Đông Nam Á. Mét làn nữa nhân dân trong khu
vực lại đoàn kết, hợp tác với nhau để bảo vệ độc lập, tiếp tục sự nghiệp giải
phóng dân téc.
Cách mạng tháng Tám thành công, thế giới biết thêm tên tuối một
chính khách lớn: Hồ Chí Minh - Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Hồ Chủ tịch lại vận dụng đường lối liên hiệp các dân téc yêu chuộng độc
lập, tự do hoà bình trên thế giới, trước hết là trong vùng Đông Nam Á.
1.2. Xu hướng hợp tác, đoàn kết các nước Đông Nam Á để bảo vệ
thành quả cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh được quán triệt trong mọi hoạt động ngoại
giao của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Tháng 1/1946 Nguyễn Ái Quốc viết thư chúc tế Kiều bào lào, Xiêm,
dặn dò kiều bào tăng cường đoàn kết với nhân dân Lào, Xiêm.
Giữa năm 1946, khi Nguyễn đức Qùy được cử với tư cách phái viên
chính phủ sang đặt quan hệ ngoại giao với Thái Lan, đã được Hồ Chí Minh
căn dặn phải tổ chức giúp đỡ cách mạng Lào. Campuchia; liên hệ tranh thủ
ngoại giao với các nước Đông Nam Á thông qua các cơ quan ngoại giao của
của họ ở Thái Lan.
Ngày 4/7/1946 nước Cộng hoà Philippin tuyên bố độc lập. Ngày 8/7
Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng nhân dân và chính phủ Philippin
Tháng 8/1946, Hồ Chí Minh gửi điện mừng nhân ngày độc lập của
Inđonêxia, Người viết: Hai dân téc chúng ta đã cùng chịu đựng một thống
khổ cùng chiến đấu để giành độc lập, có thể cộng tác với nhau chặt chẽ hơn
bao giê hết đẻ thực hiện hoà bình và dân chủ ở Đông Nam Châu Á.
Tháng 1/1947 Hồ Chí Minh gửi điện cảm Ongxan - Phó Chủ tịch
chính phủ Mianma về sự ủng hộ cuộc đấu tranh giành tự do của Việt Nam.
Những hoạt động nói trên của Hồ Chí Minh, trong những năm đầu
tiên sau cách mạng tháng Tám, đã bước đầu xây dựng mối quan hệ thân
thiện, đoàn kết với các nước trong khu vực, đặt cơ sở cho mối quan hệ ủng
hộ, giũp đỡ lẫn nhau trong những năm tiếp theo.
Cuối tháng 3/1947, một số cán bộ Việt Nam được cử đi dự Hội nghị
liên Á ở Niu Đêli, qua Thái Lan đã tiếp xúc với đại biểu Inđônêxia, ra thông
báo chống chủ nghĩa đế quốc. Phái đoàn ta còng xin chính phủ Thái Lan cho
phép tổ chức hội nghị phụ nữ Đông Nam Á. Các đại biểu Thái Lan, Việt
Nam, Lào, Campuchia, Mianma, Malaixia…đã tới dự. Thông qua sứ quán
Việt Nam đóng ở Băng Kốc, Phái viên Việt Nam được chính phủ Ên Độ,
Inđonêxia, Malaixia hết sức ủng hộ giúp đỡ, cụ thể là Đảng cộng sản
malaixia gửi tiền giúp, Liên đoàn chống phát xít Mianma gửi giúp vũ khí,
thuốc men, điện đài cho nhân dân Việt Nam. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp, chính phủ Thái Lan lúc bấy giê đã tạo điều kiện thành lập các
lực lượng vũ trang của Việt kiều về Nam Bộ hoạt động.
Ngày 20/7/1947 thực dân Hà Lan bội ước mở cuộc tấn công xâm lước
Inđônêxia, ngày 3/8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện tõ rõ sự đồng tình
của chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh giành độc lập
của nhân dân Inđônêxia.
Từ 1958-1959 đến trước ngày từ giã cõi đời 1969, Hồ Chủ tịch đã
nhiều lần tiếp xúc, trao đổi thư, điện với Tổng thống Xucacnô của
Inđônêxia, Hoàng thân Xuphanuvông của Lào, Quốc trưởng Xihanuc của
Campuchia.
Như vậy, với sự đoàn kết với các lực lượng cách mạng trong khu vực,
cuộc kháng chiến chống pháp, cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi lớn. Trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay của nước ta, tư tưởng đó lại được kế thừa và vận dụng một
cách đúng đắn vào việc mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực.
Tư tưởng đoàn kết hợp tác khu vực của Chủ tịch Hồ Chí Minh được
hình thành trong quá trình đấu tranh giải phóng dân téc và xây dựng xã hội
tiến bộm hạnh phóc của các dân téc Đông Nam. Nó đã góp phần thắng lợi
trong sự nghiệp giành độc lập, tự do của nhân dân khu vực và ngày nay trở
thành xu hướng chung của các dân téc Đông Nam Á trong xây dựng đất
nước, trong hợp tác và phát triển.
Trong các nước Đông Nam Á Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng các dân téc
trên bán đảo Đông Dương, chủ nghĩa thực dân thực hiện chính sách “chia để
trị”, gieo rắc và khơi sâu hận thù dân téc, nhằm làm cho nhân dân Cao Miên,
Lào “ác cảm dân téc Việt Nam, không có chút thiện cảm nào đối với nhau.
Ly gián dân téc để ngăn cản sự đoàn kết cách mạng của các dân téc là một
mục đích. Một mục đích khác nữa là đem dân téc này bắn giết dân téc khác”.
Ngoài ra, “sự biệt lập”, “thiếu sự tin cậy lẫn nhau” đã làm suy yếu các dân
téc phương Đông.
Tuy nhiên, sự áp bức, đô hộ của thực dân Pháp và sự can thiệp của các
thế lực đế quốc đã tạo ra cơ sở khách quan để ba nước Đông Dương đoàn
kết, hợp tác và liên minh với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung
vì độc lập tự do của mỗi nước.
Trong quan hệ với các nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương, từ Hội
nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng Năm 1941), Hồ Chí Minh xác định thực
hiện chính sách dân téc tự quyết và tăng cường đoàn kết, liên minh chiến
đấu giữa ba nước chống kẻ thù chung. Bản thông cáo chính sách đối ngoại
đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 3/10/1945, nêu rõ: “Đặc
biệt là đối với nhân dân bạn Khơme và Lào, nước Việt Nam đặt mối quan
hệ dùa trên nguyên tắc dân téc tự quyết. Đã từng chịu ách đô hộ của
Pháp, nhân dân ba nước lẽ dĩ niên phải cùng nhau đấu tranh để cởi ách
đô hộ đó, giúp đỡ lẫn nhau giành lại và duy trì nền độc lập của mình…
Ba nước sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc kiến thiết và cùng nhau tiến
lên trên con đường tiến bộ”.
Bản Thông cáo chính sách đối ngoại đầu tiên của Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, ngày 3 tháng Mười 1945, nêu rõ: “Đặc biệt là đối với nhân dân
bạn Khơme và Lào, nước Việt Nam đặt mối quan hệ dùa trên nguyên tắc dân
téc tự quyết. Đã từng chịu ách đô hộ của Pháp, nhân dân ba nước lẽ dĩ nhiên
phải cùng nhau đấu tranh để cởi ách đô hộ đó, giúp đỡ lẫn nhau giành lại và
duy trì nền độc lập của mình… Ba nước sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc
kiến thiết và cùng nhau tiến lên trên con đường tiến bộ”.
Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh xác định “Đông Dương là một chiến trường”, cuộc đấu tranh
giải phóng dân téc của Việt Nam liên quan mật thiết với cuộc chiến tranh
giải phóng Campuchia và Lào. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta
kháng chiến, dân téc bạn Miên, Lào cũng kháng chiến. Vì vậy, ta phải ra sức
giúp đỡ anh em Miên, Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào. Và tiến đến
thành lập Mặt trận thống nhất các dân téc Việt - Miên - Lào”.
Với Lào, ngay sau cách mạng tháng Tám- 1945, chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hoà đã liên lạc với vua Lào Xixavang Vông và Hoàng Thân
Xuphanuvông nhằm phối hợp hành động giữa 2 nước.
Ngày 12/10/1945 chính phủ lâm thời Lào tuyên bố nền độc lập của Lào,
Ngày 14/10/1945, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã gửi điện chúc
mừng, tuyên bố công nhận chính phủ Lào và đề nghị thiết lập quan hệ ngaọi
giao giữa hai nước.
Ngày 30/10/1945, Hiệp ước Liên minh quân sự giữa Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hoà và Chính phủ Lào Itxala được ký kết. Theo đó các đơn vị
bộ đội Lào và Việt Nam sẽ phối hợp cùng chiến đấu chống kẻ thù chung là
thực dân pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập của dân téc mình. Với sự kiện
này, một thời kỳ mới trong quan hệ Việt Nam - Lào được bắt đầu.
Với Campuchia, ngày 14/8/1945, chính phủ Khơme độc lập ra đời do ông
Sơn Ngọc Thành làm Thủ Tướng. Tháng 9/1945 thực dân Pháp trở lại xâm
lược Campuchia, Sơn Ngọc Thành bị bắt, quân đội Pháp lập chính phủ bù
nhìn do Hoàng Thân Môniret đứng đầu. Một số người trong chính phủ Sơn
Ngọc Thành chạy về vùng biên giới giáp với Việt Nam lập ra Khơme
Itxarắc. Sau sự kiện nói trên, Chính phủ ta đã chỉ thị cho uỷ ban kháng chiến
Nam bộ chủ động giúp đỡ Khơme Itxarắc xây dựng lực lượng và tổ chức
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cuối năm 1946, một đơn vị vũ
trang của Campuchia đã phối hợp với bộ đội Việt kiều đánh chiếm thị xã
Xiêm Riệp, mở đầu liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia trong thời
kỳ mới.
Hội nghị cán bộ về công tác giúp đỡ Lào và Campuchia ngày 15 tháng
Hai 1949 đề ra bốn phương châm của công tác quốc tế với nước bạn: 1-
Không đứng trên lợi Ých Việt Nam mà làm công tác Lào – Miên; 2- Nắm
chắc nguyên tắc dân téc tự quyết, do Lào, Miên tự quyết định lấy;3- Không
đem chủ trương, chính sách, nguyên tắc của Việt Nam ứng dụng vào Lào,
Miên như lắp máy; 4- Cần giúp đỡ Lào, Miên để bạn tự làm lấy.
Để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phối hợp chống kẻ thù chung của
cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia, Chủ tịch Hồ Chí Minh và trung
ương Đảng chủ trương gấp rút tăng cường và kiện toàn các đơn vị bộ đội
tình nguyện Việt Nam giúp Lào, Campuchia xây dựng các căn cứ địa làm
chỗ đứng chân vững chắc cho lực lượng cách mạng bạn và giúp bạn xây
dựng, phát triển cơ sở Đảng.
Đối với Campuchia, thực hiện uỷ nhiệm của trung ương Đảng và chính
phủ, Xứ uỷ và uỷ ban kháng chiến hành chính Nam bộ đã phân công cán bộ
chuyên trách theo dõi tình hình kháng chiến ở nước bạn. Một số đội vũ trang
của Kiều bào yêu nước từ nước ngoài về đã được tổ chức lại và đi vào hoạt
động. Các đơn vị này đã tiếp xúc được với dân, đẩy mạnh vũ trang tuyên
truyền mở rộng cơ sở.
Tháng 12/1947, theo chủ trương của đảng cộng sản Đông Dương, Uỷ ban
giải phóng Việt - Miên - Lào được thành lập. Đây là hình thức tổ chức liên
minh đầu tiên giữa ba dân téc nhằm mục đích cùng nhau hợp táctheo đuổi
đến cùng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng toàn
cõi Đông Dương. Trong thư gửi 12/12/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệt liệt
hoan nghênh việc thành lập Uỷ ban giải phóng Việt - Miên - Lào, Người
khẳng định: “ các dân téc ta, đã sẵn một tinh thần tranh đấu cao, lại gắng đi
tới một sự cộng tác chặt chẽ, thì thắng lợi thế nào cũng về ta, và chúng ta
nhất định sẽ giành được độc lập.
Đối với Lào, trên tinh thần tương trợ lẫn nhau, “giúp bạn là giúp mình”,
thực hiện cam kết với Chính phủ kháng chiến Lào, từ đầu năm 1947, chính
phủ ta đã gửi quân tình nguyện phối hợp với quân và dân Lào yêu nước mở
mặt trận phía Tây.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người đặt nền tảng cho liên minh
chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia mà còn luôn luôn theo dõi và vun
đắp, củng cố tình hữu nghị của nhân dân ba nước
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng giáo dục tinh thần quốc tế
trong sáng cho cán bộ và nhân dân ta.
Năm 1960, nhân dịp dự Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc
tế ở Matxcơva, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm đồng chí Cayxỏn
Phômvihẳn. Đồng chí Trường Chinh sau đó nhận xét: “Việc Bác sang thăm
đoàn Lào trước là một cử chỉ rất khiêm tốn, rất đẹp. Nhiều cán bộ ta sang
Lào công tác, làm việc tốt, thái độ đúng đắn, được các bạn Lào khen. Nhưng
cũng có cán bộ bị chê vì thái độ chưa đúng mức. Điều đó rất nên tránh”. Bác
Hồ đã nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo Đảng ta cần giáo dục các cán bộ Việt
Nam khắc phục những mặt thiếu sót đó.
Từ năm 1954, trong vấn đề Đông Dương, quan điểm của các nước lớn xã
hội chủ nghĩa, cũng như của Mỹ, Anh, Pháp diễn biến phức tạp; lợi Ých đan
xen, vừa đấu tranh, vừa nhân nhượng. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước
láng giềng bắt đầu chịu các tác động trực tiếp, đa chiều từ chính sách và
quan hệ giữa các nước lớn liên quan.
Trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai các quan hệ với
Lào và Campuchia vừa nguyên tắc vừa linh hoạt, phù hợp với tình hình mỗi
nước và nhiệm vụ cách mạng nước ta. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập
quan hệ ngoại giao với các Vương quốc Lào và Campuchia, ủng hộ nền
trung lập của Lào và Campuchia, mặt khác giúp đỡ các lực lượng kháng
chiến ở hai nước này phù hợp với tình hình cụ thể từng thời kỳ. Trong bối
cảnh quan hệ của các nước lớn với ba nước Đông Dương ngày càng trở nên
phức tạp, nhờ xem trọng ý nghĩa chiến lược của quan hệ với các nước láng
giềng, ta đã triển khai quan hệ với Lào, Campuchia khéo léo và linh hoạt,
hình thành mặt trận đoàn kết của nhân dân Đông Dương, phục vụ đắc lực
cuộc kháng chiến chống xâm lược, tăng cường các lực lượng cách mạng tại
nước bạn.
Phát biểu trong buổi tiễn đoàn cấp cao Lào(3/1963), Chủ tịch Hồ Chí
Minh ca ngợi quan hệ Việt Nam - Lào:
Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt - Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.
Nhân dịp tết cổ truyền của Campuchia, năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh
gửi điện chúc mừng tới Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc, khẳng định lòng
mong muốn của Việt Nam “xây dựng sự hợp tác bền vững và lâu dài giữa
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Vương quốc Campuchia”.
Đoàn kết, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi trên cơ sở
bình đẳng, tôn trọng quyền tự quyết dân téc và độc lập chủ quyền của nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là quan điểm cơ bản của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng có chung
biên giới.
Quan hệ láng giềng của ta với các nước láng giềng chung biên giới không
phải lúc nào cũng thuận. Có những thời điểm đã phát sinh bất hoà giữa Việt
Nam và các nước bạn. Hiểu được những mặt thuận lợi cũng như phức tạp
đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng giáo dục tinh thần quốc tế
trong sáng cho cán bộ và nhân dân ta. Vào một dịp bàn về quan hệ quốc tế,
Bác nhắc nhở: “Ở Liên Xô, Đảng Cộng sản giáo dục chống tư tưởng Đại
Nga. Ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản giáo dục chống tư tưởng Đại Hán. Ở ta
cũng đề phòng chống tư tưởng Đại Việt”.
II - Sù vân dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới
2.1. Quá trình Đảng lãnh đạo đưa Việt Nam gia nhập ASEAN
Trước những khó khăn, thách thức to lớn mà tình hình thế giới và trong
nước đặt ra, Đảng ta đã nắm bắt được quy luật, thực trạng và xu thế vận
động của tình hình thế giới, có chiến lược và sách lược đúng về đối ngoại,
đặc biệt là mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước ASEAN.
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng
và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là: “ ra sức kết hợp sức mạnh của dân
téc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp
phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới„ [39, tr. 99].
Đại hội nêu rõ: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam không ngừng phấn đấu
nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Inđônêxia và các nước
Đông Nam Á khác” [39, tr. 108]. Vào thời điểm diễn ra Đại hội, vấn đề
Campuchia là trở ngại chính cho việc phát triển quan hệ Việt Nam -
ASEAN. Vì vậy, Đại hội nhấn mạnh: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng
cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông
Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á
thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác" [39, tr. 108].
Thực hiện và cụ thể hoá đường lối đối ngoại với các nước ASEAN mà
Đại hội VI đã đề ra, tháng 5/1988, Bộ Chính trị khoá VI đã họp Hội nghị lần
thứ 13 bàn về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới. Bộ
Chính trị chủ trương rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam khái
Campuchia, coi đây là giải pháp phá bỏ những rào cản và sự bao vây cô lập
về chính trị của thế giới đối với ta. Bộ Chính trị nhấn mạnh ngoài việc tăng
cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, Lào và Campuchia, mở rộng
quan hệ kinh tế với các nước phương Tây và các nước ASEAN là một yêu
cầu khách quan. Để mở rộng quan hệ đối ngoại Việt Nam - ASEAN, Bộ
Chính trị cho rằng:
Cần có chính sách toàn diện đối với Đông Nam Á, trước hết
là tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Indonesia, phá vỡ thế
bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác về
kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá với các nước trong khu vực,
giải quyết những vấn đề tồn tại giữa nước ta với các nước này
bằng thương lượng, thúc đẩy việc xây dựng khu vực hoà bình, ổn
định, hữu nghị và hợp tác [40, tr.12].
Chủ trương đúng đắn của Đảng nhằm tăng cường quan hệ với các nước
láng giềng khu vực tiếp tục được thể hiện ở Hội nghị Trung ương lần thứ 6
(khoá VI), Hội nghị chỉ rõ:
Góp phần tích cực giải quyết vấn đề Campuchia bằng chính
trị, đồng thời chuẩn bị rút hết quân sớm trong trường hợp chưa có
giải pháp về Campuchia. Xây dựng mối quan hệ mới với các nước
ASEAN, tham gia tích cực vào việc biến Đông Nam Á thành khu
vực hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác [41, tr. 40].
Về vấn đề Campuchia, một lần nữa Hội nghị Trung ương lần thứ 8
(khoá VI) nhấn mạnh: Kiên trì phấn đấu cho một giải pháp chính trị về
vấn đề Campuchia phù hợp với lợi Ých cơ bản của cách mạng Campuchia
và hoà bình, ổn định trong khu vực.
Nhờ sự nhạy bén chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt thi
hành đường lối đổi mới toàn diện cả về đối nội lẫn đối ngoại trước khi xảy
ra cuộc khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đã quyết
tâm tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề Campuchia trước khi
xảy ra sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết.
Việc Việt Nam chủ động rút hết quân khỏi Campuchia và tích cực đóng
góp vào việc ký Hiệp định về Campuchia, đã tạo tiền đề quan trọng cho việc
cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong và ngoài khu vực.
Đại hội lần thứ VII của Đảng tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn với tất
cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát
triển” [43, tr. 147]. Đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước láng
giềng và các nước trong khu vực tiếp tục được Đại hội lần thứ VII của Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển quan hệ hữu nghị với các nước
ở Đông Nam á và châu á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam
Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác” [43, tr. 90].
Thực hiện đường lối mà Đại hội VII đề ra, tháng 6/1992, Hội nghị lần
thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VII đã thông qua bản báo cáo: Thời
cuộc hiện nay và nhiệm vụ của chúng ta do Tổng Bí thư Đỗ Mười trình bày.
Bản báo cáo chỉ rõ: “Trong thời đại ngày nay, bất cứ nước nào, dù phát triển
đến đâu cũng không thể khép kín được” [44, tr. 5]. Vì vậy, phải mở rộng
quan hệ quốc tế, trước hết là:
Xây dùng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong
khu vực, tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài chung quanh
nước ta, đáp ứng lợi Ých của dân téc ta và phù hợp với xu thế các
nước, tăng cường liên kết khu vực vì hoà bình và phát triển. Đồng
thời mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển, với các nước
khác và tổ chức quốc tế [44, tr. 6-7].
Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) đã ra nghị quyết về đối ngoại, Hội
nghị xác định rõ: Nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hoà bình, mở rộng quan
hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân téc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Trước tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức
tạp, Hội nghị đã đề ra tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta là: Giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã
hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí,
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta, cũng như diễn biến của tình hình
thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệ. Hội
nghị cũng đề ra 4 phương châm để vận dụng xử lý các mối quan hệ quốc tế:
Một là, bảo đảm lợi Ých dân téc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
Hai là, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng
hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại.
Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
Bốn là, tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất
cả các nước.
Với ASEAN, Hội nghị đã đánh giá: Đông Nam Á liên quan mật thiết
tới yêu cầu tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho an ninh và phát triển của
Việt Nam. Các nước ASEAN phát triển kinh tế khá nhanh, đang đi tới quá
trình nhất thế hoá về kinh tế với việc lập khối mậu dịch tự do AFTA. Vì lợi
Ých an ninh và phát triển của Việt Nam, Hội nghị đề ra: Tiếp tục cải thiện
và mở rộng quan hệ với từng nước và với cả nhóm nước ASEAN trên cơ sở
bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình. Chú ý mở rộng hợp tác về kinh
tế, thương mại, khoa học công nghệ trên các lĩnh vực mà ASEAN có trình
độ cao, từng bước tham gia hợp tác khu vực với khẩu hiệu biến Đông Nam á
thành khu vực hoà bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam tham gia Hiệp ước
Bali, tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mở
rộng quan hệ với ASEAN trong tương lai. Giải quyết thoả đáng bằng thương
lượng các vấn đề tồn tại, vướng mắc giữa Việt Nam với các nước ASEAN.
Tiếp đó, năm 1993 Chính phủ Việt Nam công bố chính sách bốn điểm
mới của Việt Nam với khu vực.
Chủ trương đối ngoại của Đảng được đề ra qua các Đại hội VI, VII và
các Hội nghị Trung ương khoá VI, VII đã mở ra một thời kỳ mới trong quan
hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN, chủ trương đó được các
nước Đông Nam Á và quốc tế đánh giá cao, đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình
hội nhập Việt Nam - ASEAN.
Tiếp đó, trong chuyến đi thăm chính thức Singapore, Tổng Bí thư Đỗ
Mười trong bài phát biểu tại buổi chiêu đãi tiếp tục khẳng định: “Chúng tôi
coi trọng việc mở rộng quan hệ với các nước láng giềng… rất coi trọng sự
hợp tác nhiều mặt với từng nước ASEAN và tổ chức ASEAN nói chung, sẵn
sàng gia nhập tổ chức ASEAN vào thời gian thích hợp” [125, tr.132].
Trong chuyến đi thăm chính thức Vương quốc Thái Lan tháng 10/1993
(Thái Lan đang giữ trọng trách là Chủ tịch Uỷ ban Thường trực ASEAN),
Tổng Bí thư Đỗ Mười tiếp tục khẳng định: “Việt Nam chủ trương tăng
cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với
Hiệp hội các nước Đông Nam Á với tư cách là một tổ chức khu vực; sẵn
sàng gia nhập ASEAN vào thời gian thích hợp” [133, tr.147].
Có thể nói, thời gian từ 1992 đến 1994, quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam với các nước ASEAN được đẩy mạnh và tăng cường bằng các chuyến
thăm của các nhà lãnh đạo nước ta tới các nước ASEAN và ngược lại. Tháng
9/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định thành lập Vụ ASEAN (Bộ
Ngoại giao) để phối hợp hoạt động giữa Việt Nam với ASEAN.
Như vậy, với những phát triển nhanh chóng và thuận lợi trong quan hệ Việt
Nam - ASEAN, Việt Nam đã chủ động, tích cực chuẩn bị để gia nhập ASEAN.
Ngày 17/10/1994, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư
cho Ngoại trưởng Bruney, Chủ tịch đương nhiệm Uỷ ban Thường trực
ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam xin gia nhập ASEAN. Tháng
2/1995 các nước ASEAN nhất trí sẽ tổ chức kết nạp Việt Nam vào ASEAN
trước phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ
28 tại Bruney. Ngày 28/7/1995 tại Bruney, lễ kết nạp Việt Nam vào ASEAN
được tổ chức.
Phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm tại lễ kết nạp
Việt Nam vào ASEAN đã nêu rõ:
Đây là sự kiện quan trọng có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa
Việt Nam và các nước ASEAN, một mốc mới đánh dấu sự thay đổi
cục diện ở Đông Nam á sau 50 năm kể từ khi chiến tranh thế giới lần
thứ II kết thúc. Đây cũng là một nhân tố mới góp phần đẩy mạnh sự
hợp tác kinh tế - thương mại trong khu vực vì sự phồn vinh của mỗi
nước và của cả Đông Nam á. Sự kiện này đồng thời là bằng chứng
hùng hồn nói về xu hướng khu vực hoá đang phát triển mạnh mẽ
cùng với xu thế quốc tế hoá ngày càng gia tăng trong một thế giới tuỳ
thuộc lẫn nhau ngày càng rõ nét [21, tr. 415 - 416].
2.2.Chủ trương của Đảng tăng cường quan hệ Việt Nam - ASEAN
Trước tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Đại hội VIII Đảng ta đã đề ra:
Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường
hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình độc
lập dân téc dân chủ và tiến bộ xã hội [46, tr.120].
Về đường lối đối ngoại, Đại hội VIII khẳng định:
Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng
mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh
thần Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều
mặt song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế
và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp
bằng thương lượng [46, tr.120 - 121].
Trên cơ sở đó, Đại hội cũng đề ra hướng đối ngoại cụ thể trong quan hệ
với ASEAN “ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các
nước trong tổ chức ASEAN”[46, tr.121].
Nghị quyết 01/NQ-TW cũng chỉ ra những giải pháp, cơ chế, chính sách
chủ yếu, trong đó về vấn đề thị trường và đối tác cần chú trọng Hiệp hội
ASEAN và các nước láng giềng.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác với ASEAN, Chính phủ ra các Nghị
định số NĐ 91/CP ngày 18/12/1995; NĐ 82/CP ngày 13/12/1996; NĐ15/
CP ngày 12 / 3/1998; NĐ 14/ CP ngày 23/3/1999; NĐ 09 /CP ngày 21/
3/2000 ban hành danh mục hàng hoá của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về
chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước
ASEAN.
Cuối năm 1999, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, trong bối
cảnh vừa có những thuận lợi và thời cơ lớn, vừa đứng trước những khó khăn
và thách thức. ở trong nước “qua 2 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 -
2000, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt tăng trưởng khá (GDP
tăng 9%)… Đời sống số đông nhân dân được cải thiện. ổn định chính trị
được giữ vững. Quốc phòng an ninh được đảm bảo. Quan hệ đối ngoại được
mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao” [48, tr. 48 - 49].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá VIII) cũng chỉ rõ những mặt
còn yếu kém đó là “sự phát triển của nền kinh tế chưa vững chắc, hiệu quả
và sức cạnh tranh thấp, còn nhiều yếu tố chưa bảo đảm tăng trưởng cao và
lâu bền…” [48, tr. 49].
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ, Nghị
quyết Hội nghị cũng chỉ rõ: “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về
cán bộ, luật pháp và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có khả năng
cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thế giới… Có kế hoạch cụ thể
chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA” [48, tr. 60]. Hội
nghị đề ra nhiệm vụ “Xây dựng lé trình giảm dần thuế nhập khẩu theo Hiệp
định ưu đãi thuế quan (CEPT) áp dụng trong các nước ASEAN và các cam
kết quốc tế khác” [48, tr.76 - 77].
Gia nhập ASEAN được 5 năm, Việt Nam đã tham gia đầy đủ và tích
cực vào các hoạt động của Hiệp hội. Quá trình hội nhập nhanh chóng và
đóng góp tích cực của Việt Nam được các thành viên trong Hiệp hội đánh
giá cao. Để phát huy những kết quả của công tác đối ngoại nói chung và
quan hệ Việt Nam - ASEAN nói riêng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ
quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng
đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [50, tr.119].