Tải bản đầy đủ (.pdf) (278 trang)

hợp tác nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng của viện khoa học và công nghệ việt nam vào thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.12 MB, 278 trang )



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM










BÁO CÁO
NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên nhiệm vụ: “Hợp tác nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao
công nghệ và triển khai ứng dụng của Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam vào thực tiễn”


CƠ QUAN CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ CHỦ NHIỆM NHIỆM VỤ









Hà Nội,2013



Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
1

MỤC LỤC
A. THÔNG TIN CHUNG 3
1. Chủ nhiệm đề tài/dự án: 3
2. Tổ chức chủ trì đề tài/dự án: 3
3. Xuất xứ đề tài: 4
4. Mục tiêu của đề tài/dự án 4
5. Nội dung nghiên cứu 4
7. Tác động của nhiệm vụ đối với kinh tế, xã hội và môi trường 6
B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 6
1. Thờ
i gian thực hiện đề tài/dự án: 6
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí: 6
3. Các sản phẩm của đề tài/dự án (dạng kết quả III): 7
CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHU CẦU VÀ HIỆN
TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG
DỤNG Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC
THUỘC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆ
T NAM 8
I.1. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ và
triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tại các đơn vị thuộc
Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam 8
I.2. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu, điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động
chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng ở Việ
n KHCNVN 14
I.3. Khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ và triển khai

ứng dụng ở một số bộ, ngành 27
I.4. Khảo sát, phân tích, đánh giá và nhu cầu về hoạt động chuyển giao công nghệ
và triển khai ứng dụng tại một số địa phương 62
CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP KINH NGHIỆM CỦA HUNGARY VỀ
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
CÁC K
ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC TIỄN 87
II.1. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách thúc đẩy và khuyến khích hoạt động
chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng tại Hungary. 87
II.2. Nghiên cứu quá trình hình thành và chuyển đổi các tổ chức KHCN và Doanh
nghiệp KHCN tại Hungary 104
II.3 Khảo sát, đánh giá việc thương mại hoá các sản phẩm KH&CN trong việc
mở rộng thị trường KHCN của Hungary và các tác động phi chuẩn 127
II.3 Các tiêu chí đánh giá, thẩ
m định trình độ công nghệ và những điều kiện đảm
bảo sự thành công cho việc chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng các kết
quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn của Hungary 130

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
2

II.4. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị 134
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
CỦA VIỆN KH&CN VIỆT NAM 137
III.1. Đề xuất các giải pháp về cơ chế tài chính hỗ trợ, khuyến khích hoạt động
chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng. 137
III.2. Mô hình tổ chức và các nguồn lực cho hoạt độ
ng chuyển giao công nghệ và

triển khai ứng dụng. 143
III.3 Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát hoạt động chuyển giao công nghệ và
triển khai ứng dụng của Viện KHCNVN và Website phổ biến, tuyên truyền các
hoạt động chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng vào thực tiễn của Viện

KHCNVN 144
CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG
DỤNG TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM THEO TINH
THẦN NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2005/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2007/NĐ-CP
CỦA CHÍNH PHỦ 157
IV.1 Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ ứng dụng, nghiên
cứ
u và triển khai khoa học và công nghệ 157
IV.2 Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức ứng dụng, nghiên cứu
và triển khai khoa học và công nghệ 160
IV.3 Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động ứng dụng, nghiên
cứu và triển khai khoa học và công nghệ 166
IV.4. Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực ứng dụng, nghiên cứu và triển khai khoa
học và công nghệ 169
IV.5 Phát triển thị trường công nghệ 171
IV.6 Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về ứng dụng,
nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ 174
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO 178

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
3



VIỆN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, TƯ VẤN
VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2013


BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI


A. THÔNG TIN CHUNG
Tên đề tài: “Hợp tác nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng của Viện Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam vào thực tiễn” với thời gian thực hiện 2 năm (2010-
2011).
Hợp tác theo Nghị định thư với Hungary.
1. Chủ nhiệm đề tài/dự án:
Họ và tên: Nguyễn Thành Khôi
Ngày, tháng, nă
m sinh: 1/7/1955 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Chức danh khoa học: Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: Tổ chức: 0437913360, Nhà riêng:
Mobile: 0913221916
Fax: 84 4 37913360 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao
công nghệ, Viện KHCNVN

Địa chỉ tổ chức: 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng:
2. Tổ chức chủ trì đề tài/dự án:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trung tâm Đ
ào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công
nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại : 84 4 3 7913360; Fax : 84 4 37913360
Website : www.ctctt.ac.vn

Địa chỉ : 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức : Nguyễn Thành Khôi

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
4

Số tài khoản :
Ngân hàng :
Tên cơ quan chủ quản đề tài : Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam
3. Xuất xứ đề tài:
- Ngày 13/6/2007, ông Pados Lászlo, Chủ tịch Phân ban Hungary đã
gửi công thư cho Thứ trưởng Lê Đình Tiến đề xuất đề tài hợp tác này.
- Ngày 28/6/2007, Thứ trưởng Lê Đình Tiến đã gửi công thư nhất trí
với đề xuất của Phân ban Hungary.
- Hai Bên đã ký kết một Thỏa thuậ
n hợp tác tại Hà Nội vào ngày
12/7/2007.
- Quyết định 1348/QĐ-BKHCN ngày 24 tháng 7 năm 2008 về việc
phê duyệt danh mục các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ

theo nghị định thư đưa ra xem xét thực hiện từ năm 2010.
- Quyết định 2165/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 11 năm 2009 về việc
phê duyệt danh mục và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa
học và công nghệ
theo Nghị định thư thực hiện từ năm 2010 với kinh phí hỗ trợ
là 1.470 triệu đồng, thực hiện trong năm 2010-2011
- Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công
nghệ theo Nghị định thư số 47/2010/HĐ-NĐT ký ngày 07 tháng 5 năm 2010.
4. Mục tiêu của đề tài/dự án
- Nắm vững được phương pháp luận và kinh nghiệm của Hungary trong
vi
ệc xây dựng và phát triển hệ thống quản lý, theo dõi giám sát, quảng bá hoạt
động chuyển giao công nghệ
- Đề xuất được các giải pháp cần thiết cho việc xây dựng và phát triển hệ
thống quản lý, theo dõi giám sát , hỗ trợ, khuyến khích hoạt động chuyển giao
công nghệ và triển khai ứng dụng tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Xây dựng Quy trình thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển
giao công nghệ và triển khai ứng dụng của Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam theo tinh thần Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số
80/2007/NĐ-CP của Chính phủ
5. Nội dung nghiên cứu
I. Phân tích, đánh giá tổng quan nhu cầu và hiện trạng hoạt động chuyển giao

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
5

công nghệ và triển khai ứng dụng ở một số Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị
trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
I.1. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công

nghệ và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tại các đơn vị
thuộc Viện KHCNVN trong thời gian qua
I.2. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu, điểm mạ
nh, điểm yếu của hoạt
động chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng ở Viện KHCNVN
I.3. Khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ và triển
khai ứng dụng ở một số bộ, ngành (Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn)
I.4. Khảo sát, phân tích, đánh giá và nhu cầu về hoạt động chuyển giao
công nghệ và triển khai ứng dụng tại một số địa phương
II. Nghiên c
ứu, học tập kinh nghiệm của Hungary về hoạt động chuyển giao
công nghệ và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn
II.1. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách thúc đẩy và khuyến khích hoạt
động chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng tại Hungary.
II.2.Nghiên cứu quá trình hình thành và chuyển đổi các tổ chức KH&CN và
Doanh nghiệp KH&CN tại Hungary.
II.3.Khảo sát, đánh giá việc thương mại hoá các sản phẩm KH&CN trong
việc mở
rộng thị trường KH&CN của Hungary.
II.4.Nghiên cứu những tác động phi chuẩn (không thuận chiều) đến hoạt
động chuyển giao công nghệ và ứng dụng triển khai các kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn của Hungary
II.5. Các tiêu chí đánh giá, thẩm định trình độ công nghệ và những điều
kiện đảm bảo sự thành công cho việc chuyển giao công nghệ và triển khai ứng
dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễ
n của Hungary.
III. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công
nghệ và triển khai ứng dụng của Viện KHCNVN.
III.1. Đề xuất các giải pháp về cơ chế tài chính hỗ trợ, khuyến khích hoạt

động chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng.
III.2. Mô hình tổ chức và các nguồn lực cho hoạt động chuyển giao công
nghệ và triển khai ứng dụng.
III.3. Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát ho
ạt động chuyển giao công
nghệ và triển khai ứng dụng của Viện KHCNVN

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
6

III.4. Xây dựng trang Website để phổ biến, tuyên truyền các hoạt động
chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng vào thực tiễn của Viện KHCNVN

IV. Xây dựng quy trình thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao
công nghệ và triển khai ứng dụng tại Viện KHCNVN theo tinh thần Nghị định số
115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ
6. Phương pháp nghiên cứu, điều tra khảo sát
1. Phương pháp kế
thừa trong nghiên cứu, đánh giá các tài liệu liên quan.
2. Phương pháp thống kê trong điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng.
3. Phương pháp chuyên gia trong nghiên cứu lựa chọn các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng.
4. Phương pháp so sánh, mô phỏng và tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu
những nền tảng công nghệ được sử dụng trong hệ thống quản lý, giám sát hoạt
động chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụ
ng.
7. Tác động của nhiệm vụ đối với kinh tế, xã hội và môi trường
- Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ
- Bồi dưỡng các cán bộ của Viện KHCNVN nâng cao trình độ quản lý các

hoạt động chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng
- Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan
- Thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ
- Đối với kinh tế - xã hội
K
ết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để Viện
KHCNVN ban hành Quy trình thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển
giao công nghệ và triển khai ứng dụng, thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ
và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số
80/2007/NĐ-CP của Chính phủ
B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thự
c hiện đề tài/dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng năm 2010 đến tháng 12 năm 2011.
- Thực tế thực hiện: từ tháng năm 2010 đến tháng 12 năm 2011.
- Được gia hạn (nếu có) :
- Lần 1 từ tháng 01 năm 2012 đến hết tháng 6 năm 2012.
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
7

- Tổng số kinh phí thực hiện:1.470 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 1.470 tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án: Không.
3. Các sản phẩm của đề tài/dự án (dạng kết quả III):
- Báo cáo khoa học về kinh nghiệm của Hungary trong việc nâng cao năng
lực công nghệ cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Báo cáo khoa học về hiện trạng năng lực công nghệ của doanh nghiệp

trong một số
lĩnh vực ở Việt Nam.
- Báo cáo khoa học xác định, lựa chọn và đề xuất một số giải pháp cơ chế
chính sách thị trường công nghệ để nâng cao năng lực công nghệ cho khu vực
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
- Báo cáo khoa học đề xuất hai mô hình Trung tâm hỗ trợ nâng cao năng
lực công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.




Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
8

CHƯƠNG I
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHU CẦU VÀ HIỆN TRẠNG
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG
DỤNG Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC
THUỘC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

I.1. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công
nghệ và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn tại các
đơn vị thuộ
c Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam hiện nay bao gồm các
hình thức chủ yếu là chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam,
chuyển giao công nghệ trong nước và chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra
nước ngoài. Trong đó, hình thức chuyển giao công nghệ trong nước luôn được
Nhà nước quan tâm đặc biệt và khuyến khích đầu tư. Viện Khoa học và Công

nghệ Việt Nam (Viện KHCNVN) là một tổ ch
ức khoa học và công nghệ
(KH&CN) hàng đầu của đất nước, có một tiềm lực rất lớn về triển khai ứng
dụng KH&CN và thương mại hóa các sản phẩm KH&CN. Với phương châm
hoạt động khoa học gắn với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các đơn vị
của Viện đều có định hướng ứng dụng thực tế cao. Trong những năm gần đây
Vi
ện đã đẩy mạnh việc áp dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu KH&CN
vào thực tiễn sản xuất thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ
khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của các đơn vị nghiên cứu, các
doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải về tài
chính của Viện.
Trong những năm qua nhiều kết quả nghiên c
ứu khoa học và công nghệ
của các đơn vị trực thuộc Viện được đưa vào ứng dụng trong thực tế thông qua
các hợp đồng nghiên cứu chuyển giao hoặc các dịch vụ khoa học công nghệ. Để
tạo cầu nối giữa nhà phát triển công nghệ với người sử dụng công nghệ, tạo điều
kiện cho các nhà công nghệ có điều kiện nắm bắt những yêu cầu đ
òi hỏi của
thực tiễn, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm vào thực tế. Viện
KHCNVN đã ký nhiều bản thoả thuận hợp tác nghiên cứu và triển khai công
nghệ với nhiều UBND các tỉnh như Tp Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Bến Tre,
Quảng Nam, Tp Đà Nẵng…các đơn vị như Tổng cục kỹ thuật -Bộ công an, công
ty cổ phần dược phẩm SAVI… để nhằm đư
a nhanh các kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn. Cụ thể xin đơn cử một vài kết quả áp dụng kết quả nghiên cứu để
chuyển giao và triển khai công nghệ trong một vài lĩnh vực, như Viện Hoá học,
Viện Công nghệ môi trường đã nghiên cứu phát triển thành công và đưa quy

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ

Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
9

trình công nghệ và chế tạo thiết bị xử lý các loại nước thải, rác thải y tế, các chất
độc hại, xử lý các nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, nghiên cứu phát triển các
công nghệ chiết tách và tổng hợp các hoạt chất sinh học từ các hợp chất tự nhiên
để bào chế các loại thuốc đặc trị các bệnh hiểm nghèo … Viện cũng đã đưa
“Quy trình dung dịch hoạt hoá điện hoá trong m
ột số ngành trồng trọt, chăn nuôi
và chế biến thực phẩm” vào việc phòng bệnh gia cầm đạt hiệu quả rất cao, đặc
biệt là các đợt dịch cúm gà; ngoài ra Viện còn đưa kết quả đó để ứng dụng vào
việc kéo dài thời hạn bảo quản hoa quả nho ở Ninh Thuận, cam ở Vĩnh Long,
thanh long ở Bình Thuận…giúp hạn chế rất nhiều đến những thiệt hại gây ra cho
ng
ười nông dân; Viện Công nghệ thông tin đã nghiên cứu phát triển các phần
mềm hiện đại như phần mềm nhân dạng chữ viết, phần mềm nhận dạng tiếng
Việt, hệ thống chương trình nhận dạng chuỗi lệnh, các công nghệ tính toán và
bảo mật thông tin là những kết quả nghiên cứu phát triển mới đã và đang được
đưa vào áp dụng rộng dãi trong thực tế; Viện Công nghệ sinh học và Vi
ện Công
nghệ nhiệt đới đã nhiều năm phát triển và ứng dụng thành công công nghệ gen,
công nghệ tế bào thực vật, công nghệ tế bào động vật, công nghệ vi sinh, công
nghệ protein và enzyme để tạo ra được một số giống lúa mới, gống cây trồng và
vật nuôi có tính chống trị cao đối với các điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt,
đồng thời lại có năng xuất cao, ổ
n định như các giống lúa DR2,DR3 đã được
phát triển và trồng đại trà trên hàng ngàn hecta ở các tỉnh Tây nguyên, Trung du
và Đồng bằng Bắc bộ, loài cây xoan Ấn Độ, cây Paulownia, cây điều đã được
nhân giống đại trà ở các vùng cát, vùng nắng hạn ở các tỉnh Nam Trung Bộ và
vùng ven biển Trung Bộ; giống bò sữa lai cao sản đã được nhân giống bằng

công nghệ cấy phôi, các chế phẩm như phân bón vi sinh, thuôc trừ sâu từ thảo
mộc, các chế ph
ẩm sinh học bảo quản nông sản để thay thế các loại hoá chất đã
và đang được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều địa phương trong cả nước; Viện
Khoa học vật liệu, Viện Hoá học đã nghiên cứu phát triển công nghệ vật liệu
mới, chế tạo thành công các vật liệu tiên tiến có tính chất đặc biệt đang được
ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệ
p, nông nghiệp như vật liệu
nanomet, vật liệu từ, vật liệu xúc tác, vật liệu đất hiếm…
Mức đầu tư cho KH&CN tuy đã tăng, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển và vẫn dựa chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, chưa huy động được các
nguồn đầu tư xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách đầu tư cho
KH&CN chưa được tháo gỡ
để tạo nguồn lực và động lực cho các tổ chức, các
nhà khoa học phát huy tối đa năng lực sáng tạo và đưa nhanh kết quả nghiên cứu
vào ứng dụng trong thực tế. Công tác hội nhập quốc tế về KH&CN cũng chưa

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
10

được quan tâm đẩy mạnh để tìm kiếm, tiếp thu, làm chủ, tiến tới cải tiến công
nghệ nhập từ nước ngoài phục vụ đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Các doanh
nghiệp nhà nước lớn cũng ít quan tâm đến đổi mới công nghệ vì thường có vị
thế độc quyền, không chịu sức ép cạnh tranh và có tâm lý dựa dẫm vào sự bả
o
hộ của Nhà nước. Phần lớn máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất đã lạc hậu,
cần phải đầu tư nâng cấp và thay thế Do vậy, để thực hiện đổi mới hoạt động
KH&CN,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự

chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN của nhà nước và Nghị định s

80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN. Nghị định số 115/2005/NĐ-CP đã
tạo điều kiện nâng cao tính năng động sáng tạo cho các tổ chức KH&CN, tạo ra
các điều kiện bắt buộc cho việc kết hợp nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ với sản xuất, kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh việc xã hội
hoá các hoạt động KH&CN. Nghị định số 80/2007/NĐ-CP quy
định việc tổ
chức và hoạt động của các doanh nghiệp KH&CN, tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ chức và các cá nhân trong việc ứng dụng các kết quả KH&CN vào sản
xuất và kinh doanh, đẩy mạnh tiến trình thương mại hoá các sản phẩm và hàng
hoá được tạo ra qua quá trình nghiên cứu KH&CN và thúc đẩy phát triển thị
trường công nghệ.
Mặc dù trong thời gian qua việc ứng dụng và triển khai kết quả nghiên
cứu c
ủa Viện KHCNVN phong phú, khá đa dạng, nhưng đa phần còn dừng lại ở
mức độ ban đầu, ít có sản phẩm ở trình độ cao và chưa triển khai rộng rãi, các
doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị chuyển giao công nghệ của Viện chưa thực
sự là cầu nối giữa các đơn vị nghiên cứu với thị trường, chưa thực sự đóng vai
trò là “bà đỡ” cho các sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên, khi ý tưở
ng thương mại
hóa, đổi mới công nghệ, triển khai ứng dụng kết quả KH&CN được hình thành
từ các nhiệm vụ nghiên cứu của các cá nhân thuộc các tổ chức KH&CN của
Viện không thể trở thành hiện thực ngay trong một thời gian ngắn. Thông
thường các ý tưởng đổi mới đó được hiện thực hóa theo hình thức sản phẩm mẫu
và sản xuất thử nghiệm nhưng các sản phẩm mẫ
u đó thường không được thích
ứng để thương mại hóa ngay trên thị trường bởi vì sản phẩm mẫu không thể
được sản xuất với số lượng đủ để cạnh tranh, hay sản phẩm mẫu có các đặc tính
chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường hay đơn giản là thiếu kênh thương mại

hóa hợp lý để gia nhập thị trường Ngoài ra cơ chế chính sách của Nhà nước

ng còn rất nhiều vướng mắc như: việc ưu đãi thuế cho các hoạt động ứng
dụng triển khai công nghệ hầu như chưa thực thi, chính sách thuế được vận dụng

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
11

như đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm đã ổn định, chính
sách khuyến khích, bảo hộ không có, thị trường khoa học công nghệ mới ở trong
giai đoạn mới hình thành, còn nhỏ lẻ, manh mún, hoạt động chưa chuyên
nghiệp, các nhà công nghệ sau khi có sản phẩm phải tự đi tìm người tiêu thụ, rất
khó khăn trong giới thiệu, quảng bá… Do vậy, để hoạt động chuyển giao công
nghệ
và triển khai ứng dụng có thể đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới tại
Viện KHCNVN cần tiến hành tổng kết, đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động này
trong thời gian qua để rút ra những bài học thành công và chưa thành công, từ
đó nâng cao hơn nữa những nhận thức về lợi ích và chi phí trên nguyên tắc đôi
bên cùng có lợi; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát hoạt động chuyển giao
công nghệ và tri
ển khai ứng dụng theo tinh thần thần Nghị định số
115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Sơ lược một số tình hình hoạt động chuyển giao công nghệ của Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam như sau [9]:

I.1.1. Giới thiệu Viện KHCNVN
Viện KHCNVN là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức
năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các
hướng trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác

quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có
trình độ cao cho đấ
t nước theo quy định của pháp luật.
Viện là cơ quan khoa học và công nghệ hàng đầu của cả nước, có vị trí đầu
tầu trong hệ thống khoa học công nghệ quốc gia, thực hiện các hoạt động nghiên
cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ một cách toàn diện,
trình độ cao.
Với tiềm lực khoa học công nghệ trình độ cao sẵn có, Viện KHCNVN luôn
sẵn sàng đáp ứng đòi h
ỏi xử lý các vấn đề phát sinh của tình hình thực tiễn. Bên
cạnh đó, Viện KHCNVN cũng thực hiện công tác đào tạo nhân lực trình độ cao
cho đất nước.
I.1.2. Chức năng nhiệm vụ
Ngày 12 tháng 5 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định
số 62/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Theo đ
ó, Viện KHCNVN là cơ
quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
12

khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà
nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công
nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất nước
theo quy định của pháp luật.
Viện KHCNVN thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể

sau đây:
1. Trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện; trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập mới, đổi tên, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị của
Viện thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
2. Về
chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và việc tổ chức thực
hiện:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các
chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án, đề án quan
trọng của Viện; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch
sau khi được phê duyệt;
b) Tham gia xây dựng chiến lược phát triển khoa học t
ự nhiên và công
nghệ; tham gia hoạch định chính sách phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục,
đào tạo, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của đất nước;
c) Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự
nhiên và môi trường để cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng, ban hành
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các
vùng và cả nước;
d) Tổ chức các hoạt độ
ng nghiên cứu khoa học tự nhiên và phát triển công
nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước trong các lĩnh vực: công nghệ
thông tin; công nghệ sinh học; khoa học vật liệu; nghiên cứu biển, hải đảo và
công trình biển; sinh thái và môi trường; tài nguyên sinh học và hợp chất thiên
nhiên; kỹ thuật điện tử; thiết bị khoa học và tự động hoá; dự báo, phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai; công nghệ vũ trụ;
đ) Đề xuấ
t và chủ trì thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ
trọng điểm cấp nhà nước theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ;
e) Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và
công nghệ mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn dịch vụ về các lĩnh vực
chuyên môn vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần xây dựng, phát triển

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
13

các ngành công nghiệp công nghệ cao phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước và theo quy định của pháp luật;
g) Thông tin, dự báo, cảnh báo động đất, sóng thần;
h) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học,
công nghệ;
i) Thẩm định hoặc tham gia thẩm định trình độ công nghệ, xét duyệt lu
ận
chứng kinh tế - kỹ thuật các công trình trọng điểm, quan trọng của Nhà nước và
của các địa phương theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đề
nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo
sau đại học về khoa học tự nhiên và công nghệ theo quy định của pháp luật;
Quyết đị
nh các dự án đầu tư của Viện theo quy định của pháp luật.

3. Về hợp tác quốc tế:
a) Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án
hợp tác quốc tế đã ký kết;
c) Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình hợp tác quốc tế và quyết

định tổ chứ
c các hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của pháp luật; quản lý
các hội nghị, hội thảo và kế hoạch hợp tác quốc tế của các đơn vị trực thuộc.
4. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính
theo mục tiêu, nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Về biên chế, cán bộ, viên chức:
a) L
ập kế hoạch biên chế của Viện gửi Bộ Nội vụ tổng hợp, trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt; quyết định phân bổ, quản lý chỉ tiêu biên chế sự
nghiệp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối
với các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành quản lý biên chế;
b) Quyết định và tổ chức thực hiệ
n các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ
luật, kỷ cương hành chính trong cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền; phòng,
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan
liêu, hách dịch, cửa quyền trong các hoạt động của Viện;
c) Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
14

với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết
khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
6. Về quản lý tài chính, tài sản:
a) Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Viện trình cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Quyết định phân bổ chỉ tiêu, kế hoạch; kiể

m tra việc chi tiêu; chịu trách
nhiệm quyết toán và có quyền điều chỉnh trong phạm vi tổng mức thu, chi tài
chính được phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng không được thay
đổi mục tiêu, kế hoạch đã được duyệt;
c) Quản lý tài chính, tài sản; sử dụng có hiệu quả tài sản do Nhà nước giao
và các nguồn tài sản khác; thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định
của pháp luật.
7. Về quản lý doanh nghi
ệp nhà nước:
a) Chỉ đạo việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của
Viện theo quy định của Chính phủ; tổ chức triển khai sau khi được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt;
b) Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu
phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thu
ộc quyền quản lý của Viện theo quy
định của pháp luật.
8. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý
ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
(Theo Website Viện KHCNVN, )

I.2. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu, điểm mạnh, điểm yếu của ho
ạt
động chuyển giao công nghệ và triển khai ứng dụng ở Viện KHCNVN
Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Viện KHCNVN đã đạt
được các hiệu quả bước đầu và từng bước đưa ứng dụng vào thực tiễn. Các sản
phẩm khoa học đã ngày càng được thị trường chấp nhận và chuyển giao có hiệu
quả.
Theo các báo cáo của các đơn vị trực thuộc, trong nhữ

ng năm gần đây, các
sản phẩm khoa học công nghệ của Viện KHCNVN có thể được kể đến như là:

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
15

Các hoạt động nghiên cứu cơ bản của Viện KHCNVN đã và đang từng
bước góp phần vào hoạt động chuyển giao công nghệ vào thực tiễn. Các sản
phẩm trải dài theo các hoạt động nghiên cứu cơ bản của Viện, bao gồm: Toán
học, Vật lý, Công nghệ sinh học, Khoa học vật liệu, Công nghệ vũ trụ, Công
nghệ thông tin,…
Các sản phẩm tiêu biểu có thể được kể đến là:
Thi
ết bị đo xung laser cực ngắn được phát triển tại Viện Vật lý; Thiết bị
laser xung pico-giây hồng ngoại, nhìn thấy và tử ngoại được phát triển tại Viện
Vật lý; Nghiên cứu tạo protein tái tổ hợp - yếu tố đông máu người trong tế bào
động vật nuôi cấy; Nghiên cứu và xác định enzyme lignin peroxidase (LiP),
manganese peroxidase (MnP) và laccase từ vi sinh vật phân hủy các hợp chất
hữu cơ bền vững (POP) và các chất vòng thơm ô nhiễm khác; Nghiên c
ứu ứng
dụng công nghệ RNAi tạo cây bông chuyển gen kháng bệnh virus xanh lùn;
Đánh giá mức độ phiên mã một số gen hỗ trợ chẩn đoán ung thư vú bằng kỹ
thuật real time RT-PCR đa gen; Nghiên cứu kháng nguyên biểu hiện sớm, đặc
hiệu ung thư tuyến tiền liệt (EPCA) để tạo KIT chẩn đoán
Nghiên cứu hoàn thiên quy trình chuyển hóa sinh học phytosterol thành
androstenedion trong hệ thống lên men quy mô 5-10 lít; Nghiên cứu tạo kháng
nguyên tái tổ hợp Staphylococcal enterotoxin B (SEB) phục vụ cho tạo Kit phát
hi
ện nhanh ngộ độc thực phẩm do độc tố tụ cầu vàng; Nghiên cứu tạo bộ kit –

ELISA định lượng Alpha-fetoprotein (AFP) trong huyết thanh để hỗ trợ chẩn
đoán bệnh ung thư tế bào gan (HCC) ở người
Nghiên cứu, thu nhận enzyme uricase từ vi khuẩn làm nguyên liệu sản xuất
thuốc điều trị tăng axit uric máu
Nghiên cứu vật liệu hạt nanô nền từ và polyme ứng dụng trong sinh y học
Xây dựng quy trình chế t
ạo ổn định các chấm lượng tử CdSe/ZnS,
CdTe/CdS và InP/ZnS có hiệu suất huỳnh quang cao
Xây dựng được quy trình chế tạo các vật liệu nanô phát quang mạnh
Nghiên cứu thành công việc gắn kết các hạt vàng nanô với các kháng thể và
thử nghiệm việc ứng dụng để đánh dấu các virus
Chế tạo thành công các hạt nanosilica/ormosil kích thước 20 – 80 nm chứa
tâm mầu RB, R6G, Coumarin đơn phân tán trong nước với các nhóm chức NH2,
SH, OH và COOH trên bề mặt
Nghiên cứu tổng hợp phứ
c chất PAMAM Dendrimer – Pt2+
Ống nanô carbon; Pin mặt trời; Vật liệu xúc tác; Vật liệu kim loại và công

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
16

nghệ luyện kim mới; Vật liệu compozit; Bảo vệ vật liệu chống ăn mòn
Xây dựng một số mô hình mẫu bằng công nghệ thực tại ảo phục vụ mô
phỏng các hiệu ứng và mô phỏng một số hiệu ứng cơ bản có trong các bài giảng
phổ thông.
Hoàn thành nghiên cứu các phương pháp cảnh báo dịch bệnh và triển khai
một số các công cụ phần mềm đã có; Bước đầ
u thiết kế hệ thống cảnh báo và
xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ cảnh báo dịch bệnh.

Đang phát triển dịch vụ LBS dẫn đường cho ô tô trong thành phố sử dụng
cho thiết bị di động cầm tay, đã thử nghiệm cho trên khu vực nội thành, thành
phố Hà Nội phục vụ du lịch.
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đồng hóa số liệu hiệu chỉnh hệ s
ố cho
bài tóan ô nhiễm (nước mặt) hai chiều và phương pháp lọc kalman hiệu chỉnh
kết quả cho bài tóan hai chiều.
Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp toán học mới nhất về công nghệ xử
lý tín hiệu số để xây dựng công cụ phục hồi chất lượng tư liệu ảnh (CINE
TOOL)
Hoàn thành các nghiên cứu về hệ thống báo cáo hỗ trợ quản lý trong các hệ
thống thông tin quản lý:
Thiết kế chế
tạo dàn từ trường với mức năng lượng khác nhau dùng trong
nuôi cấy mô tế bào tạo giống cây trồng; Chế tạo thiết bị hoạt hoá nước bằng từ
trường dùng trong kích thích sinh trưởng cây con trong vườn ươm.
Nghiên cứu thiết kế, hoàn thiện công nghệ chế tạo hệ thiết bị xử lý tự động
quả lọc máu sau điều trị để tái sử dụng cho bệnh nhân chạy thận nhân t
ạo.
Thiết kế tích hợp thiết bị đo thời gian sống phát quang trên cơ sở kỹ thuật
đo đơn photon tương quan thời gian.
Chế tạo hệ Thiết bị ozon khử khuẩn trong môi trường Bệnh viện và đang
thử nghiệm tính năng khử khuẩn các dụng cụ y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Hà
Nội, Bệnh viện Quân đội 108.
Nghiên cứu công nghệ chế t
ạo bộ ghép tách sóng quang bằng cách tử Bragg
và giải pháp ứng dụng để tăng khả năng ghép thêm kênh quang cho mạng WDM
hai chiều với tốc độ 2,5 Gbit/s trên một bước song, tách bước sóng quang thông
tin trong vùng sóng 1530 – 1580 nm.
Thiết bị đo ghi phân tích dao động dùng cho cân bằng rô-to BalDaq-E

Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu vệ tinh xác định mực nước biển dâng do biến
đổi khí hậu và đánh giá tác động của chúng tại một vùng đồng bằng ven biển

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
17

của Việt Nam, tính toán mực nước biển dâng dựa theo dữ liệu vệ tinh.
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ phổ kế phản xạ đặt trên máy bay cung cấp
số liệu phục vụ cho viễn thám, ứng dụng đo phổ phản xạ của các đối tượng mặt
đất trong vùng sóng nhìn thấy và hồng ngoại.
Ứng dụng phổ kế siêu cao tần trong đo đạc và giám sát các thông số môi
trườ
ng như độ ẩm đất, sinh khối thực vật, nghiên cứu phổ phát xạ tự nhiên theo
chu kỳ phát triển sinh học của đồng lúa nước, làm cơ sở để dự báo năng suất lúa.
Tìm kiếm và phát triển các chất có hoạt tính sinh học
(Chi tiết tham khảo phụ lục 1)
Trong thời gian qua, Viện KHCNVN cũng đã có những bước tiến quan
trọng trong hoạt động ứng dụng và triển khai công nghệ, thể hiệ
n bằng các chiến
lược và quy hoạch phát triển của Viện, đó là:
a) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học,
phát triển và chuyển giao công nghệ. Đẩy mạnh các hướng nghiên cứu có tính
chất đa ngành, liên ngành, trọng điểm, tích hợp nhiều chuyên môn của các viện
chuyên ngành nhằm tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam. Ưu tiên phát triể
n một số hướng khoa học và công nghệ
mũi nhọn, lĩnh vực nghiên cứu mới. Phát triển một số công nghệ nguồn, công
nghệ thích nghi và ứng dụng một số công nghệ mới nhằm tạo ra những sản

phẩm có chất lượng cao, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, phục vụ thiết
thực các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời k
ỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tăng cường đầu tư kinh phí cho nghiên cứu cơ bản, nhất là các lĩnh vực thế
mạnh của Viện KHCNVN, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phát triển
tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ, phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm qu
ốc phòng, an ninh và mục đích công
cộng.
Tập trung phát triển công nghệ cơ bản, công nghệ nguồn góp phần phục vụ
việc sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của các sản
phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực quốc gia.
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng và phát triển công
nghệ cao, kỹ thuậ
t hiện đại và công nghệ mới phục vụ trực tiếp cho việc triển
khai thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020,

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
18

Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 và
các chương trình, đề án khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện KHCNVN theo
hướng tiệm cận tới trình độ quốc tế. Xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh,
đạ

t trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, có đủ năng lực giải quyết những
nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng của quốc gia. Ưu tiên đầu tư có
trọng tâm cho các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm của
Viện KHCNVN trong từng giai đoạn cụ thể.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ. Gắn kết chặt
chẽ gi
ữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo hướng
tập trung ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Hình thành và phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ các viện
chuyên ngành. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa
công nghệ, hỗ trợ đăng ký bảo hộ và khai thác sáng chế.
Tăng cường đầu tư nâng cấp trang thiết bị để nâng cao năng l
ực, hiệu quả
hoạt động của các Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia do Viện KHCNVN
quản lý.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị theo các chuẩn mực
quốc tế để phục vụ có hiệu quả công tác nghiên cứu phát triển của các viện
chuyên ngành trực thuộc Viện KHCNVN.
c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Đẩy mạnh các hoạt
động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng
cao sự hiện diện của Viện KHCNVN trong các hoạt động khoa học và công
nghệ quốc tế (hội nghị, hội thảo, chương trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi khoa
học, công bố quốc tế, công tác quảng bá hình ảnh…).
Tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác nghiên cứu giữa Viện
KHCNVN với các tổ chức khoa học và công nghệ có uy tín của các n
ước trong
khu vực Đông Nam Á và các cơ quan nghiên cứu quốc tế khác.
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để phục vụ có hiệu quả việc đổi
mới công nghệ quốc gia, nhất là công nghệ cao và các chương trình, đề án khoa

học và công nghệ quốc gia. Xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát
triển công nghệ của Việt Nam ra thế giới.
d) Nghiên cứu cơ bản

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
19

Tập trung nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cơ sở và các
ngành có tiềm năng, lợi thế phát triển nhằm nâng cao trình độ, vị thế của Viện
KHCNVN.
Đầu tư kinh phí thỏa đáng cho nghiên cứu cơ bản theo yêu cầu phát triển
đất nước. Phát triển khoa học và công nghệ, phục vụ quốc phòng, an ninh và
mục đích công cộng.
Đánh giá kết quả nghiên cứu cơ bản thông qua số lượ
ng các công bố quốc
tế trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín.
Gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản với công tác đào tạo sau đại học
và đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.
Ưu tiên đầu tư để xây dựng một số tổ chức khoa học và công nghệ trọng
điểm, nhóm nghiên cứu mạnh về nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên và công nghệ
đạt trình độ tiên tiến ở khu vực Đông Nam Á.
e) Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ
Tập trung đầu tư nghiên cứu vào các hướng khoa học và công nghệ mũi
nhọn và trọng điểm, để đáp ứng những nhu cầu thiết thực, cấp thiết, có hàm
lượng khoa học cao, có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Tự nghiên cứu
để phát triển công nghệ nguồn; tiếp nhận chuyển giao công

nghệ, học tập, làm lại các công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
Tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển 7 hướng khoa học và công nghệ
mũi nhọn, có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, bao gồm:
- Công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa và công nghệ vũ trụ
(ICT-
electronics-automation-space technology);
- Công nghệ sinh học (Biotechnology);
- Khoa học vật liệu (Material Sciences);
- Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học (Biodiversity and
Biologically active substances);
- Khoa học trái đất (Earth Sciences);
- Khoa học và công nghệ biển (Marine Science and Techonology);
- Môi trường và Năng lượng (Environment and Energy).
Đánh giá nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông qua các công
bố quốc tế trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín và các bằng độc quyền sáng

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
20

chế, giải pháp hữu ích (patent).
e) Ứng dụng và triển khai công nghệ
Ứng dụng có hiệu quả các công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao, như công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ và
công nghệ tự động hóa vào sản xuất và đời sống.
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các giải pháp
khoa học và công nghệ để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo v

môi trường, phòng chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai. Ứng dụng các công

nghệ mới trong điều tra tài nguyên, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, bảo
vệ đa dạng sinh học. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn thẩm định, bảo tàng thiên
nhiên, thông tin xuất bản, phổ biến khoa học và công nghệ nhằm phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đẩy mạnh th
ương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, góp phần phát
triển thị trường khoa học và công nghệ. Khuyến khích các hoạt động ươm tạo
công nghệ, phát triển doanh nghiệp spin-off. Đầu tư xây dựng, hoàn thiện tổ
chức và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu sản xuất thử nghiệm công nghệ.
Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan ứng dụng những
thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xu
ất và đời sống của nhân dân, góp
phần giải quyết một số vấn đề quan trọng trong các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
f) Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ
Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ theo
các chương trình, đề án khoa học và công nghệ quốc gia, các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ cấp Viện, các dự án về điề
u tra cơ bản, bảo vệ môi trường, Biển
Đông - Hải đảo và một số nhiệm vụ đột xuất khác theo chỉ đạo của Chính phủ và
Thủ tướng Chính phủ.
Phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ là thế mạnh của Viện, đồng
thời có cơ chế liên kết các viện chuyên ngành để phối hợp giải quyết các vấn đề
thực tiễn, tập trung vào đáp
ứng những nhu cầu thiết thực của sự phát triển kinh
tế - xã hội. Tự nghiên cứu để phát triển công nghệ nguồn. Tiếp nhận chuyển
giao công nghệ, học tập, làm lại các công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
Đổi mới phương thức lựa chọn, thẩm định, đánh giá, tổ chức nghiệm thu
các đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, đảm bảo chặt chẽ,
khách quan, đúng thực chất, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Đề tài nghiên

cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phải có mục tiêu, địa chỉ ứng dụng và sản

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
21

phẩm cụ thể. Đầu tư đủ kinh phí và thời gian cần thiết để thực hiện các đề tài có
giá trị ứng dụng công nghệ cao. Kiên quyết loại bỏ các đề tài nghiên cứu ứng
dụng tiềm tàng, không có địa chỉ ứng dụng cuối cùng.
Tập trung nguồn lực để triển khai các nội dung nhiệm vụ trong 7 hướng
khoa học và công nghệ mũi nhọn, trọng điểm, có ý nghĩa quyết
định đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể như sau:
- Công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa và công nghệ vũ trụ (ICT,
Electronics, Automation, Space technology), bao gồm:
- Hệ thống thông tin: Hệ cơ sở dữ liệu lớn, đa phương tiện, hệ thống thông
tin địa lý, hệ thống thông tin quản lý;
- Trí tuệ nhân tạo: Xử lý ngôn ngữ, xử lý ảnh, hệ trợ giúp quyết định, t
ương
tác người - máy, học máy, khai thác tri thức từ dữ liệu, các hệ thống thông minh;
- Công nghệ mạng: Mạng không dây, an ninh mạng, internet thế hệ mới;
- Công nghệ tính toán hiện đại: Tính toán hiệu năng cao, tính toán lưới, tính
toán đám mây. Ứng dụng mô hình hóa và mô phỏng nghiên cứu các hệ thống
lớn và phức tạp trong tự nhiên và kỹ thuật;
- Tự động hóa: Hệ thống nhúng, công nghệ robot, các hệ đo và điều khiển
thông minh, thị giác máy;
- Công nghệ
quang tử và quang điện tử: Quang tử nano, thông tin quang,
linh kiện và thiết bị quang điện tử và thiết bị quang phổ đặc chủng;
- Công nghệ sensor, công nghệ vi cơ điện tử và nano cơ điện tử (MEMS-

NEMS);
Phát triển, chế tạo và ứng dụng các thiết bị điện tử, cơ điện tử và quang
điện tử, các thiết bị đo lường và đi
ều khiển, các hệ laser đặc chủng, các thiết bị
hiển vi vật lý, v.v.
Công nghệ vệ tinh: Nghiên cứu chế tạo và vận hành khai thác một số phân
hệ chính như các trạm thu tín hiệu vệ tinh, thiết bị chụp ảnh, xác định và điều
khiển tư thế vệ tinh, thông tin, năng lượng;
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thông tin địa lý (GIS) và
công nghệ định vị nhờ vệ tinh; nghiên cứ
u chế tạo và ứng dụng các thiết bị đo
lường và quan trắc từ xa;
Nghiên cứu một số vấn đề chọn lọc trong KHCN vũ trụ: Y sinh học và vật
liệu trong môi trường vũ trụ, khai thác năng lượng từ vũ trụ, động lực học và
điều khiển vệ tinh, v.v.

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
22

- Công nghệ sinh học (Biotechnology), bao gồm:
Sử dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến thuộc các ngành omics, công
nghệ nano sinh học, miễn dịch học phân tử và bioinformatics nhằm đánh giá
đúng đắn bảo vệ bền vững và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên sinh
học đặc hữu;
Đánh giá, bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật đặc hữu, chú trọng tài
nguyên sinh vật biển;
Phát triển công nghệ tế bào mô phôi trong bảo tồn và tạo giống, trong chẩn
đoán và đ
iều trị;

Phát triển các lĩnh vực omics nhằm hoàn thiện công nghệ tạo ra sinh phẩm
tổng hợp và tái tổ hợp phục vụ phát triển nông lâm ngư nghiệp, bảo vệ sức khỏe
con người và môi trường;
Công nghệ nano sinh học trong chẩn đoán, vận chuyển thuốc và điều trị
bệnh ở người và vật nuôi;
Đưa Tin sinh học thành một lĩnh vực nghiên cứu và dịch vụ có hiệ
u quả.
- Khoa học vật liệu (Material Sciences), bao gồm:
Khoa học và công nghệ micro và nano, bao gồm cả quang tử micro và
nano;
Khoa học vật liệu lý thuyết và tính toán;
Các vấn đề khoa học vật liệu hướng tới sự phát triển năng lượng xanh;
Các vấn đề khoa học vật liệu góp phần giám sát và bảo vệ môi trường;
Các vấn đề khoa học vật liệu góp phần phát triển nông nghiệp và ứng phó
với biến đổi khí h
ậu;
Công nghệ vật liệu bảo vệ và bảo quản;
Công nghệ các vật liệu sinh - y học;
- Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học (Biodiversity and
Biologically active substances), bao gồm:
Điều tra, đánh giá khu hệ sinh vật Việt Nam;
Đa dạng sinh học và bảo tồn nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên
sinh vật;
- Các nghiên cứu về sinh thái học và môi trường;
Nghiên cứu và phát triển các chất có hoạt tính sinh học cao từ tài nguyên
sinh vật của Việt Nam;

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
23


Nghiên cứu các phương pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng
để tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học cao;
Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thực phẩm chức năng.
- Khoa học trái đất (Earth Sciences), bao gồm:
Nghiên cứu về tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu bao gồm: Nghiên
cứu nguyên nhân, cơ chế hình thành, xu thế phát triển các dạng tai biến thiên
nhiên trong mối liên quan tới biến đổi khí hậu; đánh giá mức độ nguy hiể
m của
các tai biến, đề xuất các giải pháp, chiến lược ứng phó, cảnh báo và giảm nhẹ
thiệt hại do tai biến gây ra; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học và công
nghệ nhằm phòng tránh, giảm nhẹ và ứng phó với tai biến thiên nhiên và biến
đổi khí hậu;
Nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bao gồm:
Nghiên cứu điều tra các dạng tài nguyên, phát hiện các dạng tài nguyên mới
phục vụ m
ục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu, phát triển các giải pháp
khoa học và công nghệ khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chiến lược phân vùng, quy hoạch,
quản lý tổng hợp, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Khoa học và công nghệ biển (Marine Science and Technology), bao gồm:
Điều tra, nghiên cứu các đặc trưng cơ bản về tự nhiên, tài nguyên, môi
trường, các quy luật và các quá trình động lự
c, tương tác phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển;
Nghiên cứu tài nguyên truyền thống và các dạng mới ở vùng biển - đảo,
nhất là vùng biển sâu;
Nghiên cứu hóa sinh và dược liệu biển, công nghệ sinh học biển, các hệ
sinh thái, đa dạng sinh học và bảo tồn biển;
Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ cao và quy trình tiên tiến

cho khảo sát và nghiên cứu, khai thác và chế biến tài nguyên, dự báo tài nguyên
và môi tr
ường, biến đổi khí hậu và thiên tai ở vùng biển;
Nghiên cứu các vấn đề về công trình biển phục vụ phát triển kinh tế biển -
đảo và quốc phòng;
Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, sử
dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, quản lý tổng hợp biển - vùng bờ
biển và phát triển bền vững;
Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ
liệu phục vụ trao đổi,
nghiên cứu và quản lý biển.

Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Nghiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư
24

- Môi trường và Năng lượng (Environment and Energy), bao gồm:
Nghiên cứu phát triển công nghệ tiên tiến xử lý chất thải sinh hoạt và sản
xuất;
Nghiên cứu công nghệ sạch, công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải;
Nghiên cứu phát triển công cụ kỹ thuật phục vụ trong công tác quản lý môi
trường;
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và cuộc sống con
người;
Nghiên cứu phát triển bề
n vững hệ thống năng lượng quốc gia và an ninh
năng lượng;
Nghiên cứu phát triển công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng
lượng sinh học, điện hạt nhân;
Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sử dụng tiết kiệm và hiệu

quả năng lượng;
Nghiên cứu giảm thiểu tác hại của hoạt động năng lượng tới môi trường.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
vũ trụ đến năm 2020 (bao gồm: Dự án chế tạo và phóng vệ tinh nhỏ quan sát trái
đất; Chương trình khoa học và công nghệ độc lập về công nghệ vũ trụ); các dự
án trong “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường
Biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” đ
ã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
Đánh giá nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông qua các công
bố quốc tế trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín và các bằng độc quyền sáng
chế, giải pháp hữu ích.
Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ vào sản xuất và đời sống xã hội; thương mại hóa các sản phẩm khoa
học và công nghệ thông qua thị trường khoa học và công nghệ
. Khuyến khích hỗ
trợ các hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp spin-off, thành lập
và phát triển các doanh nghiệp spin-off.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương để tổ chức ứng dụng các
kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, kinh doanh
và đời sống của nhân dân, phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm an ninh, quốc phòng, b
ảo vệ môi trường và mục đích công cộng.
Ứng dụng công nghệ máy tính trong phát triển công nghiệp, nhất là các
ngành công nghiệp chủ lực. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,

×