Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của các nhà máy, các dự án thuỷ điện nhỏ lên môi trường sinh thái và các giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.9 KB, 66 trang )

Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC






BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ CÔNG THƢƠNG NĂM 2012





TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
NHÀ MÁY, CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NHỎ LÊN
MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC



Hà nội, ngày tháng năm 2013

CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC




PGS. TS. Nguyễn Huy Công


Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NHỎ TRÊN
THẾ GIỚI CŨNG NHƢ Ở VIỆT NAM 7
I.1 Tình hình phát triển thủy điện nhỏ trên thế giới 7
I.2 Tình hình xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ ở nƣớc ta 7
CHƢƠNG II: CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI
CỦA HỆ THỐNG THUỶ ĐIỆN TRÊN CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU 9
II.1 Lựa chọn khu vực khảo sát 9
II.2 Đặc điểm của các nhà máy thuỷ điện nhỏ và hiện trạng môi trƣờng sinh thái trên lƣu vực
sông Ayun 10
II.2.1 Vị trí địa lý 10
II.2.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn 11
II.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 14
II.2.4 Hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Ayun 16
II.2.5 Hiện trạng môi trường sinh thái trên lưu vực sông Ayun 19
II.3 Các đặc điểm của hệ thống thủy điện trên sông ĐăkPsi 24
II.3.1 Vị trí địa lý 24
II.3.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu thủy văn 24
II.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 26
II.3.4 Hệ thống thủy điện bậc thang trên sông ĐăkPsi 27
II.3.5 Hiện trạng môi trường sinh thái trên lưu vực sông ĐăkPsi 28
II.4 Các tác động của các nhà máy thủy điện nhỏ lên môi trƣờng sinh thái ở các khu vực khảo
sát 29

II.4.1 Các tác động tiêu cực 29
2. Đối tượng, quy mô bị tác động 31
II.4.2 Các tác động tích cực 44
II.4.3 So sánh được, mất khi có các nhà máy TĐN trên sông Ayun và ĐăkPsi 45
CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
NHỎ LÊN MÔI TRƢỜNG SINH THÁI 51
III.1 Các tác động của các nhà máy thủy điện nhỏ lên môi trƣờng sinh thái ở các khu vực khảo
sát 51
III.1.1 Diện tích rừng bị thu hẹp 51
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 4
III.1.2 Thay đổi chế độ dòng chảy, thuỷ văn, thuỷ sinh 52
III.1.3 Nảy sinh các vấn đề xã hội, môi trường văn hoá 52
III.1.4 Nảy sinh các vấn đề về tái định cư 53
III.2 Những nguyên nhân gây nên các tác động tiêu cực 53
III.2.1 Nguyên nhân về quản lý, quy hoạch 53
III.2.2 Nguyên nhân về nhận thức 54
III.2.3 Nguyên nhân về kiến thức 55
CHƢƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU
CỰC LÊN MÔI TRƢỜNG SINH THÁI 56
IV.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của thuỷ điện nhỏ trên khu vực khảo sát 56
IV.1.1 Các biện pháp giảm thiểu các tác động: 56
IV.1.2 Các biện pháp giảm thiểu các sự cố môi trường trong quá trình vận hành 58
IV.2 Các giải pháp cần thực hiện để bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong quá trình phát triển
thuỷ điện nhỏ 60
IV.2.1 Xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể về việc phát triển hệ thống các nhà
máy thuỷ điện nhỏ 60
IV.2.2. Đặt đúng vị trí của môi trường sinh thái khi xem xét một dự án TĐN 61
IV.2.3 Cần có quy định về diện tích đất, rừng tối đa cho 1MW công suất 61
IV.2.4 Cần có chính sách thoả đáng đối với người dân trong vùng dự án 62

IV.2.5 Cần cân đối các lợi ích 62
IV.3 Chƣơng trình quản lý và giám sát môi trƣờng 62
IV.3.1 Chương trình quản lý nôi trường 63
IV.3.2 Chương trình giám sát môi trường 63
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67


Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 5
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu, dâng cao mực nƣớc biển, tình trạng
bùng nổ dân số và phát triển kinh tế làm cho vấn đề năng lƣợng ngày càng trở nên cấp
bách. Việc khai thác sử dụng thủy điện nhỏ và các nguồn năng lƣợng tái tạo là cần
thiết, mặc dù dạng năng lƣợng này phân tán và không dễ khai thác. Đây là giải pháp
hữu hiệu nhằm phát triển bền vững.
Việt Nam là đất nƣớc dồi dào nguồn thủy điện nhỏ và các nguồn năng lƣợng tái
tạo, nhƣng đến nay vẫn còn khai thác ít. Bởi vậy việc ứng dụng, triển khai các kỹ thuật
thủy điện nhỏ và các nguồn năng lƣợng tái tạo còn đầy tiềm năng, cần đƣợc quan tâm
đầu tƣ và có chính sách khuyến khích cho dạng năng lƣợng đƣợc coi là sạch này.
Đã từ lâu, thủy điện nhỏ đƣợc sử dụng ở Việt Nam nhằm giải quyết nhu cầu năng
lƣợng ở quy mô hộ gia đình và cộng đồng nhỏ, chủ yếu là vùng trung du, miền núi.
Thủy điện nhỏ có sức cạnh tranh so với các nguồn năng lƣợng khác do có giá thành rẻ.
Mặt khác, địa hình của nƣớc ta rất thuận lợi cho việc phát triển thủy điện nhỏ.
Dự kiến, Việt Nam sẽ phấn đấu để tỷ lệ năng lƣợng thủy điện nhỏ và các nguồn
năng lƣợng tái tạo chiếm khoảng 6% vào năm 2030. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với
Thái Lan (8-9% tới năm 2020). Các đề tài nghiên cứu đang đƣợc tiến hành cho thấy
Việt Nam có thể phát triển mạnh nguồn năng lƣợng thủy điện nhỏ và các nguồn năng
lƣợng tái tạo nhƣ năng lƣợng gió, năng lƣợng Mặt trời và năng lƣợng sinh khối.
Một số chuyên gia về năng lƣợng của Đức đã nhận xét, Việt Nam có tiềm năng lớn

về năng lƣợng thủy điện nhỏ và các nguồn năng lƣợng tái tạo, nhƣng lại chƣa tận dụng
một cách triệt để nguồn năng lƣợng này.
Vấn đề chúng ta quan tâm hiện nay là xây dựng đƣợc một chính sách phù hợp để
ứng dụng, phát triển những nguồn thủy điện nhỏ và các nguồn năng lƣợng tái tạo.
Năng lƣợng thủy điện nhỏ và các nguồn năng lƣợng tái tạo xét tổng thể là sạch và rẻ
nhất. Hơn nữa, có nhiều công nghệ thủy điện nhỏ và các nguồn năng lƣợng tái tạo phù
hợp với quy mô nhỏ không thuộc hệ thống điện, phù hợp với vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.
Thuỷ điện nhỏ không chỉ tạo thu nhập cho ngƣời dân, giải quyết nhu cầu năng
lƣợng ở quy mô gia đình và cộng đồng nhỏ vùng trung du miền núi mà còn góp phần
bổ sung nguồn năng lƣợng đang thiếu hụt cho nhà nƣớc. Đồng thời việc xây dựng các
nhà máy thuỷ điện nhỏ ở vùng núi còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
các khu vực này.
Ngoài những mặt tích cực nhƣ đã nêu ở trên, việc phát triển thuỷ điện nhỏ thời
gian qua cũng đã đƣa đến những hệ luỵ và tác hại về môi trƣờng sinh thái.
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 6
Mặc dù bất kỳ một công trình thuỷ điện nào dù nhỏ hay lớn, trƣớc khi cho triển
khai dự án đều có quy định, yêu cầu về đánh giá các tác động lên môi trƣờng. Tuy
nhiên, trong những năm trƣớc đây, yêu cầu về vấn đề đảm bảo môi trƣờng sinh thái đã
không đƣợc chú ý và đề cập một cách cẩn thận, đầy đủ. Các dự án mới tập trung chủ
yếu vào lợi ích kinh tế và hiệu qủa đầu tƣ, còn ảnh hƣởng của dự án lên môi trƣờng
chƣa đƣợc các ngành và các cấp và các nhà đầu tƣ quan tâm một cách đúng mực.
Với đặc thù đó, việc nghiên cứu, đánh giá tác động của các nhà máy, các dự án
thuỷ điện nhỏ lên môi trƣờng sinh thái trong khu vực cũng nhƣ việc đề xuất các giải
pháp khắc phục là hết sức cấp thiết. Đây cũng chính là mục tiêu của đề tài.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề
sau đây:
I. Tình hình xây dựng các nhà máy, các dự án thuỷ điện nhỏ ở nƣớc ta và trên thế
giới;

II. Khảo sát thực địa, thực trạng vận hành và thực trạng môi trƣờng của hệ thống
các nhà máy thuỷ điện nhỏ trên lƣu vực sông Ayun và sông ĐắkPsi.
III. Đánh giá các tác động, các ảnh hƣởng tiêu cực của chúng lên môi trƣờng sinh
thái của lƣu vực các sông trên.
IV. Đề xuất các giải pháp, các kiến nghị cụ thể để phát huy các ảnh hƣởng tích cực
và khắc phục, hạn chế các ảnh hƣởng tiêu cực;
V. Đề xuất chƣơng trình quản lý và giám sát môi trƣờng trong quá trình thực hiện
các dự án thuỷ điện.

Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 7
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NHỎ TRÊN
THẾ GIỚI CŨNG NHƢ Ở VIỆT NAM
I.1 Tình hình phát triển thủy điện nhỏ trên thế giới
Nhƣ chúng ta đã biết, cùng với việc phát hiện ra than, thủy điện nhỏ đã bị lu mờ vào cuối
thế kỷ thứ XVIII và kéo dài trong gần một trăm năm. Than nhanh chóng trở thành nguồn năng
lƣợng sơ cấp gần nhƣ trong suốt thế kỷ thứ XIX, và do vậy rất nhiều vị trí thủy điện đã bị bỏ
mặc và lãng quên.
Tuy nhiên, thế giới đã chứng kiến sự phục hƣng của thủy điện nhỏ cùng với việc phát
minh ra điện vào những năm cuối thế kỷ thứ XIX. Và thủy điện nhỏ đã trở thành nguồn năng
lƣợng phát điện chính mặc dầu các dạng năng lƣợng khác nhƣ than, dầu, và sau này là hạt
nhân ngày càng phát triển. Năm 1882, nƣớc Mỹ đã xây dựng trạm thủy điện nhỏ nối lƣới đầu
tiên trên thế giới trên sông Phosk, thuộc bang Vinconxin với công suất 200 kW nối lƣới điện
110 kV dài 1,4 km để phục vụ phụ tải công nghiệp địa phƣơng. Trên thực tế, tất cả các trạm
thủy điện ở cuối thế kỷ thứ XIX đều là các trạm thủy điện có công suất lắp nhỏ hơn 1 MW.
Bƣớc vào những năm đầu của thế kỷ XX, việc xây dựng thủy điện nhỏ phát triển mạnh ở Bắc
Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Vào thời gian đầu của thế kỷ XX, các nhà máy thủy điện trên thế
giới đều có công suất lắp nhỏ hơn 10 MW. Đến giữa những năm 20 của thế kỷ XX, năng
lƣợng thủy điện nhỏ đã đáp ứng đƣợc gần 40% năng lƣợng điện thế giới.
Đối với các nƣớc châu Á, Trung Quốc là nƣớc phát triển thuỷ điện nhỏ và mini rất mạnh,

nguồn năng lƣợng tái tạo này đã phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng kinh tế của đất nƣớc
này. Từ năm 1949, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng ồ ạt các trạm thuỷ điện trên sông suối
nhỏ. Trƣớc năm 1949, cả nƣớc chỉ có 26 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất đặt là 2 MW,
đến cuối năm 1960 đã tăng lên 8.975 trạm và tổng công suất lắp máy là 252 MW và đến cuối
những năm 90 của thế kỷ XX đã có 89.000 trạm thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ với tổng công suất
lắp máy đạt 8.300 MW và điện năng đạt 11 tỷ kWh/năm. Sau những năm 90, Trung Quốc đặt
kế hoạch 5 năm xây dựng khoảng 3.000 MW thuỷ điện nhỏ. Mục đích xây dựng thuỷ điện
nhỏ ở Trung Quốc nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất và chống lũ. Đối với Ấn
Độ, tổng trữ năng thủy điện đƣợc đánh giá khoảng 150.000 MW, trong đó thuỷ điện nhỏ có
khoảng 15.000 MW. Tính đến năm 1990 Ấn Độ đã xây dựng đƣợc 120 trạm thuỷ điện nhỏ
với tổng công suất lắp máy đạt 220 MW, chiếm 2% công suất thuỷ điên của cả nƣớc. Từ năm
1980 đến 1984 ở Nhật Bản đã tiến hành đánh giá lại tiềm năng thuỷ điện, trong đó khẳng định
quan điểm phát triển thủy điện nhỏ với mục đích giảm tiêu thụ nhiên liệu dầu trong tƣơng lai.
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia chiếm hơn một nửa công suất lắp máy thủy điện nhỏ
của thế giới với 34 GW. Các nƣớc khác đang chú trọng phát triển mạnh thủy điện nhỏ là Úc,
Canada, Ấn Độ, Nepal và New Zealand.
I.2 Tình hình xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ ở nƣớc ta
Với đặc điểm địa lý của đất nƣớc có nhiều đồi núi, cao nguyên và sông hồ, lại có mƣa
nhiều nên hàng năm mạng lƣới sông suối vận chuyển ra biển hơn 870 tỷ m3 nƣớc, tƣơng ứng
với lƣu lƣợng trung bình khoảng 37.500m3/giây, rất thuận lợi cho việc phát triển các nhà máy
thủy điện.
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 8
Theo quy định, các nhà máy có công suất lắp máy dƣới 30MW đƣợc xếp vào diện thuỷ
điện nhỏ (TĐN). Theo số liệu mới nhất của Bộ Công thƣơng, hiện 32/63 tỉnh, có dự án phát
triển TĐN với khoảng 1.000 dự án. Điển hình cho phong trào phát triển TĐN ở nƣớc ta là khu
vực miền Trung – Tây nguyên với hàng trăm dự án, trong đó phải kể đến Đắc Lắc (khoảng
100 dự án), Đắc Nông (70), Gia Lai (110), Quảng Nam (44)… Khu vực miền núi phía Bắc
nhƣ Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang…cũng là nơi có nhiều công trình TĐN đã và đang
trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên số nhà máy TĐN đã đi vào vận hành đến nay là cỡ 100

dự án, với tổng công suất khoảng 600MW. Con số này là không lớn so với tổng công suất
13.066MW đang vận hành của hệ thống nhà máy thuỷ điện. Theo Quy hoạch sơ đồ điện VII,
nếu kể cả các nhà máy thuỷ điện lớn, nhỏ thì tổng công suất thủy điện sẽ tăng từ 13.066MW
(năm 2011) lên 17.400MW vào năm 2020.
Cùng với việc xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất lớn, do Tập đoàn Ðiện lực
Việt Nam làm chủ đầu tƣ, nhƣ Sơn La (công suất 2.400MW); Tuyên Quang (342MW), Bản
Vẽ (320MW), Ðại Ninh (300MW), nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành điện cũng
mạnh dạn tự đầu tƣ xây dựng các nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ.
Trong thời gian tới, để nổ lực đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng, trong quy hoạch
phát triển điện năng, chúng ta vấn phát triển thêm các dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện
nhỏ.
Công nghệ thuỷ điện này đƣợc lựa chọn do nguồn tài nguyên dồi dào và chi phí xây dựng,
vận hành và bảo trì tƣơng đối thấp. Tuy nhiên, có một thực tế là dự định này vẫn là một thách
thức vì thuỷ điện nhỏ với công suất thấp hơn 30 MW đã đƣợc khai thác về cơ bản. Phần còn
lại là những công trình hiệu quả thấp hơn, các điều kiện kinh tế kỹ thuật khó khăn hơn.














Báo cáo tổng kết đề tài

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 9
CHƢƠNG II: CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI CỦA
HỆ THỐNG THUỶ ĐIỆN TRÊN CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU
II.1 Lựa chọn khu vực khảo sát
Trong đề cƣơng đăng ký, đề tài dự định khảo sát 2 khu vực, đó là lƣu vực sông Ayun
thuộc hệ thống sông Ba ở tỉnh Gia Lai và lƣu vực sông Kon Đào ở Kon Tum.
Sở dĩ đề tài chọn khu vực sông Ayun vì ở đó có hệ thống tập trung các nhà máy thuỷ điện
nhỏ theo dạng bậc thang. Trên sông Ayun hiện đang có quy hoạch dự án 5 công trình thuỷ
điện, trong đó 4 công trình đã đi vào khai thác đó là thuỷ điện Ayun Thƣợng 1A (12MW),
H’Chan (12MW), H’Mun (16,2 MW), Ayun Hạ (2,7MW) còn công trình Ayun Thƣợng 1B
(Ayun Trung) đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng.
Ngoài ra, đề tài dự định khảo sát thêm một lƣu vực nữa là lƣu vực sông Kon Đào ở Kon
Tum. Tại đây có nhà máy thuỷ điện Kon Đào (970kW) do Công ty Lƣới điện Cao thế Miền
Trung quản lý vận hành. Nhà máy thủy điện Kon Đào là dạng nhà máy thủy điện trục ngang
nằm trên địa phận xã Kon Đào, huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum gồm có 3 tổ máy (công suất tổ
1: 210kW, tổ 2: 360kW, tổ 3: 400kW) phát điện lên lƣới 22kV qua 01 đƣờng dây 22kV về
trạm 110kV Đăk Tô. Nhà máy đƣợc đƣa vào vận hành phát điện thƣơng mại năm 1989. Trƣớc
đây thủy điện Kon Đào do Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum hiện nay) quản lý vận hành. Đến
năm 2010, nhà máy đƣợc Tổng công ty Điện lực miền Trung giao cho Công ty Lƣới điện Cao
thế miền Trung quản lý vận hành.

Hình 2 – 1: Nhà máy thủy điện Kon Đào
Từ khảo sát thực địa, nhóm thực hiện thấy tính điển hình của lƣu vực này không đƣợc cao
(tại lƣu vực này chỉ có một nhà máy thủy điện mini đang vận hành, lƣu vực suối nhỏ, dân cƣ
quá ít, môi trƣờng sinh thái trên lƣu vực thay đổi không đáng kể), không mang tính đại diện
nhiều, do đó nhóm thực hiện đề tài đã có sự điều chỉnh về địa điểm khảo sát thứ hai thay cho
vùng sông Kon Đào, đề tài thực hiện khảo sát vùng có các nhà máy thuỷ điện nhỏ trên sông
ĐăkPsi.
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 10

Trên lƣu vực sông ĐăkPsi, hiện đang có 6 dự án thuỷ điện nhỏ. Mặc dù thông tin mới
nhất đƣợc biết là ngày 26 tháng 10 năm 2012, UBND Tỉnh Kon Tum đã ban hành quyết định
thu hồi, chấm dứt chủ trƣơng đầu tƣ công trình thuỷ điện ĐăkPsi 2C nhƣng hiện tại, các dự án
Thuỷ điện ĐăkPsi 3, 4 do Công ty Cổ phần Đầu tƣ Phát triển làm chủ đầu tƣ, đã đi vào vận
hành, Thuỷ điện ĐăkPsi 2B (14MW) do Công ty Cổ phần Ban Mê, thuôc Tập đoàn Hoàng
Anh Gia Lai làm chủ đầu tƣ đang triển khai, dự kiến cuối năm 2012 sẽ hoàn thành và một số
nhà máy TĐN khác nhƣ ĐăkPsi 1, ĐăkPsi 5 do Công ty Cổ phần Đầu tƣ Phát triển làm chủ
đầu tƣ đang trong quá trình lập dự án. Chính vì vậy, thay cho việc khảo sát lƣu vực sông Kon
Đào, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát hệ thống các nhà máy TĐN trên lƣu vực
sông ĐăkPsi.
II.2 Đặc điểm của các nhà máy thuỷ điện nhỏ và hiện trạng môi trƣờng sinh thái
trên lƣu vực sông Ayun
II.2.1 Vị trí địa lý
Sông Ayun là nhánh cấp I của sông Ba, bắt nguồn từ sƣờn phía Nam núi Kon Lak với
cao độ 1528m trên cao nguyên Pleiku trong vùng Bắc Tây Nguyên. Đoạn đầu dòng chính
chảy theo hƣớng chủ yếu là Bắc-Nam, đến Pơmơrê sông đổi hƣớng thành Đông Bắc-Tây
Nam. Vƣợt qua tuyến công trình thủy điện Ayun Thƣợng 1A đến thác H’Mun hƣớng chảy lại
chuyển sang Bắc – Nam. Sau đó đến vị trí ngang Chƣ Sê dòng sông quanh co uốn khúc nhƣng
hƣớng chảy cơ bản hầu nhƣ không đổi là Tây Bắc – Đông Nam và đổ vào sông Ba tại Cheo
Reo bên bờ phải. Đặc điểm sông ngòi vùng này mang đặc trƣng dòng chảy vùng Tây Nguyên.
Lƣu vực sông Ayun hẹp và dài với chiều dài khoảng 170 km, chiều rộng lƣu vực chỉ đạt 17
km, kết hợp với độ dốc lƣu vực lớn nên khả năng tập trung dòng chảy nhanh, nhất là dòng
chảy lũ.
Theo phê duyệt báo cáo quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Gia Lai (Quyết định số
04/2004/QĐ-UB ngày 08/01/2004 của UBND tỉnh Gia Lai) và phê duyệt hiệu chỉnh Quy
hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Ba (Quyết định 3628/QĐ-BCT 17/07/2009 của Bộ
Công Thƣơng) thì trên nhánh Ayun hiện đang qui hoạch 5 công trình thuỷ điện, theo sơ đồ
khai thác các công trình trên nhánh sông Ayun công trình thủy điện Ayun Thƣợng 1A (công
suất 12MW) là bậc thang đầu tiên, tiếp đến lần lƣợt là công trình thủy điện Ayun Trung
(16MW), công trình thủy điện H’Chan (12MW), công trình thủy điện H’Mun (16,2MW),

công trình thủy điện thủy lợi Ayun Hạ (3MW). Tính đến thời điểm hiện tại thì đã có 4 nhà
máy TĐN (bao gồm NM TĐN Ayun Thƣợng 1A (12MW) ở phía thƣợng lƣu và 3 NM TĐN ở
phía hạ lƣu: NM TĐN H’Chan (12MW), H’Mun (16,2MW), Ayun Hạ (3MW) đã đi vào vận
hành khai thác, 1 NM TĐN còn lại đang trong quá trình lập dự án đầu tƣ.
Dƣới đây là mạng lƣới lƣu vực sông Ayun

Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 11

Hình 2 – 2: Sơ đồ mạng lƣới sông suối lƣu vực sông Ayun
II.2.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn
1 Mức độ nghiên cứu khí tượng
Phía thƣợng nguồn sông Ayun, trong lƣu vực Ayun thƣợng 1A có trạm đo mƣa Pơ Mơ Rê
(còn gọi là Ayun Thƣợng); và các trạm đo mƣa khác ở lƣu vực sông Ayun nhƣ Trạm Ayun
hạ; Trạm Chƣ sê; Trạm Pleiku; Ttrạm An khê; trong đó trạm khí tƣợng Pleiku là trạm có tài
liệu dài nhất, đo đầy đủ các yếu tố khí tƣợng với chất lƣợng tin cậy, dùng làm đặc trƣng khí
tƣợng cho các công trình thủy điện trên lƣu vực sông Ayun.
2 Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng
Đất đai trên lƣu vực chủ yếu là đất đá trên các vùng núi cao bao gồm nhiều loại đất khác
nhau nhƣ đất phù sa sông suối phân bố ở các thung lũng sông, đất bazan, đất đỏ vàng, nâu
vàng, nâu đen phân bố ở nhiều nơi, nhất là các vùng núi cao. Đất có độ mùn cao là điều kiện
thuận lợi cho thảm thực vật phát triển.Tại tuyến chính thảm thực vật rất đơn điệu chỉ có cỏ
tranh, cây le, một số cây dầu và ít rừng thƣa do đốt rừng làm nƣơng rẫy của dân địa phƣơng.
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 12

Hình 2 – 3: Sơ đồ mạng lƣới trạm khí tƣợng thủy văn lƣu vực sông Ba
3 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu trên lƣu vực Ayun mang đặc điểm rõ nét khí hậu vùng Tây Nguyên với những
đặc trƣng sau:

a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm trên lƣu vực Ayun biến đổi từ 19-240C, trung
bình khoảng 21,80C. Biên độ dao động nhiệt độ tháng trong năm không lớn, khoảng 50C.
Nhiệt độ không khí lớn nhất tuyệt đối theo tài liệu quan trắc tại trạm khí tƣợng Pleiku là
360C, nhỏ nhất tuyệt đối là 6.40C.
Nhiệt độ không khí trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất tháng tại trạm khí tƣợng Pleiku đƣợc
chọn làm đại biểu cho tuyến công trình, đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây.
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tƣơng đối, trung bình nhiều năm tại trạm khí tƣợng Pleiku dao động từ
70-89%. Tháng có độ ẩm cao nhất thƣờng xảy ra từ tháng VI đến tháng IX với độ ẩm trung
bình khoảng 88 % và trùng với các tháng mùa mƣa, độ ẩm thấp thƣờng xảy ra từ tháng I-IV

Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 13
với độ ẩm trung bình khoảng 71 % và các tháng mùa khô. Biến đổi độ ẩm tƣơng đối trong
năm biến đổi ít.
c. Mƣa
Nhìn chung, lƣu vực sông Ayun mang những nét chính của khí hậu Tây Nguyên: Mùa
mƣa trùng với mùa gió Tây Nam, kéo dài từ tháng V đến tháng X với tổng lƣợng mƣa chiếm
khoảng 80-90% cả năm. Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau lƣợng mƣa chỉ đạt 10-
20% cả năm.
Lƣơng mƣa lớn thƣờng tập trung vào các tháng VI, VII, VIII với lƣợng mƣa trung bình
mỗi tháng đều vƣợt quá 250 mm ở hầu hết các trạm trong và lân cận lƣu vực. Lƣơng mƣa
ngày lớn nhất đều trong khu vực đạt tới 250 mm tại trạm Ayun Pa, đạt 227,8 mm tại trạm
Pleiku và 227 mm tại trạm Pơmơrê, trong khi đó tại Kon Tum lƣợng mƣa ngày lớn nhất lƣợng
mƣa ngày lớn nhất chỉ đạt 155mm. Lƣợng mƣa này đã gây nên lũ lƣu vực sông Ba (trong đó
có nhánh Ayun) lớn hơn lũ lƣu vực sông Sê San (trạm Kon Tum – nhánh Đăk bla).
Bảng 2 – 1: Lƣợng mƣa ngày lớn nhất ứng với tần suất tại các trạm đại biểu
Đặc trƣng
X 1ngày max .p%(mm)

0.5
1
2
5
10
20
50
Trạm
Pleiku
302
266
233
193
165
138
103
Trạm
Pơmơrê
304
274
246
210
183
156
116
Tổng số ngày mƣa trong năm ở khu vực này có thể đạt từ 150- 160 ngày, trong đó số
ngày mƣa trong mừa mƣa (tháng V-X) chiếm tới 85%, còn lại mùa khô chỉ chiếm 15% tổng
số ngày mƣa trong cả năm.
d. Gió
Chế độ gió ở Gia Lai phản ánh rõ rệt của hoàn lƣu gió mùa: mùa đông gió thƣờng thịnh

hành theo hƣớng Đông Bắc, Đông hoặc Đông Đông Bắc; còn thời kỳ mùa hè theo hƣớng Tây
Nam hoặc Tây Tây Nam. Tốc độ gió lớn nhất đo đƣợc tại Pleiku vào tháng XI năm 1984 là
28m/s xuất hiện tại hƣớng Tây Nam. Tốc độ gió lớn nhất tính toán tƣơng ứng với tần suất
thiết kế 2% và 4% các hƣớng đƣợc trình bày bảng sau:
Bảng 2 – 2: Bảng tốc độ gió lớn nhất ứng với tần suất thiết kế trạm Pleiku (m/s)
P%
N
NE
E
SE
S
SW
W
NW
Vmax
V
2%

19,3
21,4
21,3
16,8
14,7
25,7
23,7
16,7
26,7
V
4%


17,0
19,9
20,0
15,4
13,0
22,7
22,6
14,9
25,1
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 14
V
50%

8,6
13,9
14,3
9,5
7,3
11,9
17,7
8,2
18,5
Tốc độ gió trung bình nhiều năm trên lƣu vực Ayun lấy theo tài liệu quan trắc quan trắc
của trạm khí tƣợng Pleiku, đạt khoảng 2-3m/s và ít thay đổi theo các tháng, xem trong bảng
dƣới đây.
Bảng 2 – 3: Bảng tốc độ gió trung bình tháng trạm Pleiku
Đặc
trƣng
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Vtb
(m/s)
2,8
3,0
2,7
2,3
1,8
3,0
3,0
3,3
1,9
2,0
3,2
3,0
2,7
e. Bốc hơi
Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tƣợng Pleiku, tổng lƣợng bốc hơi (Piche) trong năm
đạt khoảng 1019 mm, lớn nhất vào tháng III là 155 mm và nhỏ nhất và tháng VIII hoặc IX chỉ

đạt khoảng 36-39 mm.
4 Lượng và chế độ dòng chảy
Do đặc điểm phân vùng, phân mùa khí hậu, địa chất, thổ nhƣỡng chế độ thuỷ văn vùng dự
án chia thành 2 mùa: Mùa lũ trên lƣu vực thƣờng kéo dài 4 tháng, từ tháng VIII đến tháng XI,
mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII đến tháng VII năm sau. Lƣợng nƣớc trong mùa lũ của sông
Ayun chiếm khoảng 80% lƣợng nƣớc cả năm, trong đó tháng IX và X là hai tháng có lƣợng
nƣớc lớn nhất chiếm 40% lƣợng nƣớc cả năm. Lƣợng nƣớc mùa kiệt chỉ chiếm 20% lƣợng
nƣớc cả năm.
II.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
- Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh liên tục phát triển, đạt nhịp độ tăng trƣởng
cao. Năm 2012, tổng thu nhập toàn tỉnh tăng 12,6%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 26
triệu đống. Đây là một kết quả rất khả quan, là kết quả của quá trình chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi trên địa bàn.
Bảng 2 – 4: Tổng giá trị sản xuất một số ngành kinh tế của tỉnh Gia Lai
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Ngành kinh tế
2008
2009
2010
2011
1
Nông – lâm – thuỷ sản
6 165
6 879
8 643
12 544
2
Công nghiệp – xây dựng – giao

thông vận tải
3 339
4 698
6 556
8 914
3
Dịch vụ
3 509
4 309
5 289
7 067
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 15
Bảng 2 – 5: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất một số ngành của tỉnh Gia Lai
Đơn vị: %
TT
Khu vực kinh tế
2008
2011
Tốc độ chuyển
dịch bình quân
1
Nông – lâm – thuỷ sản
47%
44%
-3%
2
Công nghiệp – xây dựng – giao
thông vận tải
26%

31%
+5%
3
Dịch vụ
27%
25%
-2%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2011
Ghi chú:
Dấu (-) thể hiện cơ cấu kinh tế giảm
Dấu (+) thể hiện cơ cấu kinh tế tăng
Nhìn chung, nền kinh tế của tỉnh Gia Lai còn mang đặc thù của một vùng kinh tế nông
nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm và chƣa ổn định. Hiện tại và cả những
năm tới, ngành nông nghiệp vẫn giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Vì vậy trong quá trình
xây dựng và phát triển cần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng cƣờng tỷ trọng
công nghiệp dịch vụ, giảm tƣơng đối tỷ trọng nông lâm nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy quá
trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Để thực hiện đƣợc điều này cần khuyến khích
các thành phần kinh tế phát triển, trong đó đặc biệt ƣu tiên ngành thuỷ điện vừa và nhỏ.
b. Sản xuất nông nghiệp
Ngoài diện tích cây lƣơng thực, cây công nghiệp, cây ăn quả cũng đƣợc trồng nhiều ở các
xã thuộc vùng dự án. Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là chè, cà phê, hồ tiêu, điều. Cây công
nghiệp hàng năm chủ yếu là bông vải, mía, lạc, đậu tƣơng, vừng (mè), cây ăn quả chỉ trồng ở
mức độ nhỏ lẻ, hộ gia đình; các loại cây trồng chủ yếu là cam, quýt, bƣởi, dứa, chuối,…
c. Sản xuất lâm nghiệp
Những năm gần đây, tại những xã vùng dự án, ngành lâm nghiệp chủ yếu tập trung cho
công tác lâm sinh, giao đất, giao rừng, bảo vệ rừng; các hoạt động khai thác có xu thế giảm
nhiều. Tuy nhiên do vấn nạn xâm lấn rừng làm đất canh tác nên diện tích rừng bị chặt phá tuy
có giảm song vẫn còn tiếp diễn, tài nguyên rừng vẫn tiếp tục suy giảm.
d. Giao thông vận tải
Các xã trong khu vực dự án có hệ thống đƣờng tỉnh lộ là trục đƣờng giao thông chính,

mặt đƣờng trải nhựa. Bên cạnh đó hệ thống giao thông liên thôn trong các xã cũng khá phát
triển nên việc đi lại trong vùng thuận lợi.

Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 16
e. Hiện trạng cấp nƣớc sạch
Tại các xã vùng công trình, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thiếu ổn định và chƣa bền
vững, còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan. Nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất,
sinh hoạt chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, đƣợc khai thác trực tiếp từ sông, hệ thống suối và khoan
nƣớc ngầm. Việc sử dụng nguồn nƣớc khu vực dự án còn rất hạn chế mà nguyên nhân chủ
yếu là chƣa có phƣơng thức khai thác nƣớc hợp lý (cả về quy hoạch lẫn kinh phí đầu tƣ).
Phát triển nông nghiệp đƣợc ƣu tiên hàng đầu, theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm, đi lên
bằng thâm canh và mở rộng diện tích gieo trồng. Tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày.
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Chuyển đổi tỷ trọng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù
hợp với tình hình phát triển hiện nay.
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Tốc độ phát triển công nghiệp bình quân giai đoạn 2001-2010 là 21,29%. Tỷ trọng GDP
của ngành đạt 21,75% năm 2010. Ngoài việc phát triển chế biến nông sản nhƣ cà phê, cao su,
nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, tỉnh còn tập trung phát triển công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng nhằm tận dụng những khoáng sản có sẵn tại Chƣ Sê nhƣ đá granit, đá bazan, đất
sét để đáp ứng nhu cầu xây dựng ở địa phƣơng cho cả xuất khẩu. Ngoài ra ngành công nghiệp
gia công sửa chữa cơ khí và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cũng đã đƣợc phát huy để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân trong vùng.
II.2.4 Hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Ayun
Trên sông Ayun, hiện đã có một số nhà máy thuỷ điện nhỏ đƣợc xây dựng và một số nhà
máy đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhƣ sau
1. Dự án thủy điện Ayun Thượng 1A
- Chủ đầu tƣ: Công ty Cổ phần Ayun Thƣợng, tỉnh Gia Lai
- Vị trí xây dựng nhà máy
Thủy điện Ayun Thƣợng 1A có công suất lắp máy 12,0MW. Là công trình thuỷ điện kiểu

đƣờng dẫn, công trình thủy điện Ayun Thƣợng 1A nằm ở thƣợng lƣu sông Ayun, là nhánh
cấp I của sông Ba. Vị trí nhà máy thủy điện Ayun Thƣợng 1A nằm bên bờ trái sông Ayun là
loại nhà máy kiểu đƣờng dẫn, tuyến đập Ayun Thƣợng 1A nằm cách thành phố Pleiku khoảng
45 km về phía Đông Đông Nam, thuộc địa phận huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Nhiệm vụ
chính là khai thác nguồn năng lƣợng trên sông Ayun để phát điện với công suất 12MW, sản
lƣợng điện bình quân hằng năm E0 = 48,44 triệu KWh, tạo nguồn cung cấp điện cho hệ thống
điện tỉnh Gia Lai nói riêng và hệ thống điện Việt Nam nói chung. Ngoài ra, việc xây dựng
công trình tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực, tạo cơ sở vật chất hạ tầng,
nâng cao đời sống ngƣời dân tại địa phƣơng, nơi có đồng bào nghèo và chƣa phát triển.
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 17

Hình 2 – 4: Tràn xả lũ thủy điện Ayun thƣợng 1A
Công trình thủy điện Ayun Thƣợng 1A xây dựng đập Ayun Thƣợng 1A chặn dòng sông
Ayun tạo thành hồ chứa có dung tích toàn bộ 4,54 triệu m3, nƣớc đƣợc dẫn từ hồ chứa Ayun
Thƣợng 1A về nhà máy thủy điện Ayun Thƣợng 1A để phát điện với công suất 12,0MW,
nƣớc sau khi phát điện đƣợc xả trả lại sông Ayun ở vị trí cách đập Ayun Thƣợng 1A khoảng
4,8km theo đƣờng sông.
Công trình có tọa độ địa lý:
Tuyến đập: 108
o
13’55” Đ – 13
o
55’45” N.
Tuyến nhà máy: 108
o
14’00” Đ – 13
o
55’05” N.
Đặc điểm địa lý thủy văn lƣu vực sông đến tuyến Ayun Thƣợng 1A nhƣ sau:

Lƣu vực phía Đông và Đông Bắc giáp với các lƣu vực sông suối nhỏ đổ vào sông Ba, lƣu
vực phía Tây giáp sông ĐăkBla chảy vào hồ Yaly và phía Nam giáp các lƣu vực sông suối
nhỏ của dòng Ayun. Sông Ayun chảy trên vùng đồi núi bị chia cắt sâu. Lòng sông hẹp có
nhiều ghềnh thác.
Nhiệm vụ của công trình: Phát điện với công suất lắp máy Nlm = 12MW, sản lƣợng điện
trung bình năm Eo = 48.44 triệu kWh, tạo nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện tỉnh Gia
Lai nói riêng và hệ thống điện Việt Nam nói chung.
2. Dự án thủy điện H’Chan
- Chủ đầu tƣ: Công ty Cổ phần thủy điện Gia Lai
- Vị trí xây dựng nhà máy: Đƣợc xây dựng tại xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia
Lai
+ Công suất thiết kế 12 MW.
+ Khởi công xây dựng: tháng 12/2002
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 18
+ Hoàn thành đƣa vào vận hành khai thác: tháng 09/2006.
+ Giá trị quyết toán vốn đầu tƣ toàn bộ dự án là 121 tỷ đồng.
+ Sản lƣợng điện trung bình năm E
o
= 54 triệu kWh. Điện nhà máy đƣợc bán cho Tập
đoàn Điện lực VN (EVN) theo hợp đồng.
- Nhiệm vụ của công trình: Phát điện;
3. Dự án thủy điện H’Mun
- Chủ đầu tƣ: Công ty Cổ phần thủy điện Gia Lai
- Vị trí xây dựng nhà máy: Thủy điện H’Mun trên sông Ayun xây dựng tại địa phận xã
Bar Măih, huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai.
Tuyến công trình cách thành phố Pleiku khoảng 45km về phía Đông – Nam.

Hình 2 – 5: Nhà máy thủy điện H’Mun
- Công suất thiết kế 16,2 MW.

- Sản lƣợng điện trung bình năm Eo = 66 triệu kWh.
- Nhiệm vụ của công trình: Phát điện
4. Dự án thủy điện Ayun Hạ
- Vị trí xây dựng hồ chứa: Công trình thủy lợi, thủy điện Ayun Hạ nằm trong tọa độ:
12
0
56’59”  12
0
57’30” vĩ độ Bắc. 107
0
27’20”  107
0
28’00” kinh độ Đông.
Thuộc địa giới hành chính 4 huyện: Chƣ Sê, Đăk Đoa, Mang Yang, Ayun Pa, Tỉnh Gia
Lai. Cách thành phố Pleiku 60 km về phía Đông Nam.
- Các thông số chính của hồ chứa và công trình
+ Cấp công trình: cấp III
+ Diện tích lƣu vực: 1670 km2, sông dài: 135 km
+ Dung tích hồ chứa ở mực nƣớc dâng bình thƣờng: 253.106 m3
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 19
+ Diện tích mặt hồ mực nƣớc bình thƣờng: 37 km2
+ Dung tích hồ đến mực nƣớc gia cƣờng: 401,7.106 m3
+ Diện tích mặt hồ mực nƣớc gia cƣờng: 39,83 km2
+ Vành đai vùng ngập lụt ƣớc tính trên: 30 km

Hình 2 – 6: Mái thƣợng lƣu đập Ayun hạ
+ Diện tích mặt hồ đến mực nƣớc chết: 10,8 km2 (ngập vĩnh viễn)
+ Vùng ngập dài ngày: 2.620 ha, ngập tạm thời: 1.880 ha, bán ngập: 370 ha.
+ Đập đất: dài 366m, cao 36m, đỉnh đập rộng 6m.

+ Cao trình đỉnh đập: 211m
+ Cao trình khu tƣới bình quân: 160m
+ Cống lấy nƣớc (3x3,5) bê tông cốt thép dài 113m.
+ Q=23,4 m3/s, năng lực tƣới trên, dƣới 13.500 ha.
+ Cống thủy điện: Q = 23,4 m3/s, công suất nhà máy 3.000 KW
- Nhiệm vụ của công trình: Tƣới tự chảy cho 13 500 ha, kết hợp phát điện phục vụ các
trạm bơm tƣới trong vùng (với công suất Nlm = 2,7 MW)
II.2.5 Hiện trạng môi trường sinh thái trên lưu vực sông Ayun
Do phạm vi khu vực dự án là rất rộng và khối lƣợng thực hiện đề tài không có thành phần
đo đạc, phân tích mẫu các chỉ tiêu môi trƣờng dự án, nhóm thực hiện đề tài đánh giá hiện
trạng chất lƣợng môi trƣờng dựa trên kết quả khảo sát thực địa (tháng 8/2012) và các tài liệu
thu thập đƣợc.
- Môi trƣờng đất
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 20
Do cấu tạo địa chất, chịu ảnh hƣởng của địa hình, điều kiện khí hậu nên quy luật phân bố
đất theo đai cao tƣơng tự nhƣ nhiều vùng đồi núi và cao nguyên khác ở Việt Nam đã tạo nên
sự phong phú, đa dạng các loại đất cho khu vực. Đất ở lƣu vực tuyến công trình bao gồm 14
loại với 6 nhóm đất chính, trong đó đất Feralit chiếm ƣu thế.
Nhìn chung, đất trong khu vực có tầng dày từ trung bình đến mỏng, phản ứng trung tính
đến chua, nhiều đá lẫn, đá lộ đầu và kết von, dễ bị xói mòn rửa trôi và đá ong hoá.
- Đất phù sa, đất đen, đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên bazan có độ phì nhiêu tự
nhiên từ trung bình – khá, là mặt bằng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các nông trƣờng,
trang trại và nhân dân trong khu vực. Trong mùa khô thƣờng bị hạn do vậy hệ số sử dụng đất
không cao.
- Đất xám – bạc màu, đất vàng đỏ trên riôlit, granit, đất vàng nâu trên phù sa cổ và lũ tích,
đất vàng đỏ trên các đá sét phát triển trên địa hình dốc – rất dốc có khả năng thích nghi với
cây lƣơng thực, cây ăn quả, đặc biệt thích nghi với cây công nghiệp: cà phê, tiêu, điều nên
phần lớn diện tích đã đƣợc khai thác. Tuy nhiên, tại một số khu vực canh tác nƣơng rẫy, khi
đất bị thoái hoá, xói mòn và thiếu nƣớc tƣới đã bị bỏ hoang hoá tạo nên một sinh cảnh kém

phát triển với trảng cỏ, cây bụi,…
b. Môi trƣờng không khí
Nhóm thực hiện đề tài đã kết hợp với Công ty cổ phần dịch vụ môi trƣờng Hải Dƣơng và
cơ sở Phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu vi khí hậu Kiến trúc & Môi trƣờng thuộc
Viện Kiến trúc Nhiệt đới tiến hành lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả
phân tích, số lƣợng mẫu nhƣ sau:
Bảng 2 – 6: Kết quả phân tích tiếng ồn khu vực dự án
TT
Ký hiệu
mẫu
Bụi
(mg/m
3
)
SO
2

(mg/m
3
)
NO
2

(mg/m
3
)
CO
(mg/m
3
)

Độ ồn
(dBA)
Tốc độ
gió(m/s)
Nhiệt
độ (
0
C)
1
K1
0,12
0,1
0,06
3,2
54,5
3,0
30,0
2
K2
0,13
0,09
0,08
3,5
59,2
3,2
29,5
3
K3
0,11
0,09

0,075
3,6
55,2
3,0
29,0
Chất lƣợng môi trƣờng không khí tại khu vực dự án chƣa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các
thông số CO, NO
2
, SO
2
, tiếng ồn có giá trị nằm trong khoảng cho phép theo TCVN.
Hàm lƣợng bụi ở khu vực thôn xã nơi diễn ra các hoạt động của con ngƣời nằm trong giới
hạn cho phép.
c. Môi trƣờng nƣớc
Kết quả phân tích nhƣ sau:


Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 21
Bảng 2 – 7: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc khu vực dự án
STT
Kí hiệu
mẫu
Các chỉ tiêu phân tích
pH
EC
(S/cm)
Màu
Mùi
Vị

Độ đục
(NTU)
Chất rắn
lơ lửng
(mg/l)
Tổng độ
khoáng
(mg/l)
1
NS1
7,25
60
72
Không
Không
20
22,5
52,8
2
NS2
7,36
65
80
Không
Không
51
40,6
72,8
TCVN 5942:1995 (cột
A)

6, 0 – 8,5
-
-
-
-
-
20
-
TCVN 5942:1995 (cột
B)
5,5 – 9,0
-
-
-
-
-
80
-
TCVN 6774:2000 bảo
vệ thuỷ sinh
6,5-8,5
-
-
-
-
-
<100
-
Bảng 2 – 8: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc khu vực dự án (tiếp)
STT

Kí hiệu mẫu
Các chỉ tiêu phân tích
DO
(mg/l)
COD
(mg/l)
BOD
(mg/l)
NH
4
+

(mg/l)
NO
3
-

(mg/l)
NO
2
-

(mg/l)
Fe
2+

(mg/l)
Fe
3+


(mg/l)
PO
4
3-

(mg/l)
1
NS1
7,4
6,8
1,5
0,022
0,103
0,002
0,141
0,894
0,006
2
NS2
7,0
6,2
3,5
0,189
0,494
0,018
0,110
0,517
0,007
TCVN 5942:1995
(cột A)

 6
< 10
< 4
0,05
10
0,01
1
-
TCVN 5942:1995
(cột B)
 2
< 35
< 25
1
15
0,05
2
-
TCVN 6774:2000
bảo vệ thuỷ sinh
>5

<10
<1,49




Ghi chú:
NS1: tại vị trí hạ du nhà máy Ayun thƣợng 1A.

NS2: tại vị trí hạ du nhà máy H’Chan.
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 22
So sánh kết quả quan trắc, phân tích với TCVN 5942:1995, TCVN 6774:2000 ta có thể
kết luận: hầu hết các chỉ tiêu quan trắc của nƣớc sông nằm trong giới hạn cho phép.
Nhận xét:
- Nƣớc sông chƣa bị ô nhiễm, đạt tiêu chuẩn cấp nƣớc sinh hoạt theo TCVN
5942:1995.
- Theo các chỉ tiêu dùng nƣớc trong các lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất
công nghiệp, xây dựng, thậm chí dùng trong sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ, nƣớc sông hoàn
toàn có thể đáp ứng đƣợc về chất lƣợng nƣớc.
- pH tại thời điểm khảo sát tƣơng đối ổn định và ít biến động trong toàn vùng.
- Các chất hữu cơ (COD, BOD5) tƣơng đối thấp. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy các
nguồn nƣớc sông, suối tại khu vực khảo sát chƣa bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ.
- Các chất dinh dƣỡng (N&P) trong nguồn nƣớc khá thấp. Việc nồng độ N&P thấp ở
trong nƣớc sông cho thấy đƣợc hiện tƣợng phì dƣỡng khó có thể xảy ra ở khu vực khảo sát.
- Mật độ coliform tại khu vực khảo sát khá thấp. Điều đó cho thấy tại khu vực khảo sát
chƣa có dấu hiệu bị ô nhiễm vi khuẩn.
d. Môi trƣờng sinh thái rừng
Hệ sinh thái khu vực dự án và phụ cận mang đặc trƣng của hệ sinh thái ở Đông Trƣờng
Sơn rất độc đáo, là nơi đang bảo vệ nhiều loại động thực vật quý hiếm của Việt Nam và Đông
Nam Á. Đặc biệt ở đây có hệ sinh thái đồng cỏ rất thích hợp cho các quần thể thú lớn.
i. Hệ thực vật và thảm thực vật
- Hệ thực vật
Theo số liệu đã công bố, tại lƣu vực công trình bƣớc đầu đã thống kê đƣợc trên 1.500 loài
thực vật bậc cao có mạch, trong số đó có nhiều loài cây cho gỗ thuộc họ Dầu, nhiều loại cây
thuốc, v.v . Ngoài ra còn có nhiều loài cây có giá trị khác nhƣ: cây lƣơng thực thực phẩm,
cây cho tinh dầu và dầu béo, cây cho tanin chất nhuộm, cây lấy sợi, cây cảnh, cây làm thức ăn
gia súc,
Ngoài cây gỗ, trong hệ thực vật còn có rất nhiều loài dây leo thân gỗ và dây leo thân cỏ.

- Thảm thực vật
Ngoài thảm thực vật tự nhiên, còn có thảm thực vật nhân tạo:
+ Rừng trồng: gồm các loài cây gỗ nhƣ: Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tƣợng,
Tếch, Thông; + Cây công nghiệp dài ngày: Cà phê, Điều, Mía, Tiêu,
+ Cây trồng cạn ngắn ngày: Ngô, Khoai, Sắn, Rau đậu các loại, Lúa nƣơng.
+ Lúa nƣớc: bao gồm lúa một vụ, lúa hai vụ.
- Các loài thực vật quí hiếm
Trong nhiều năm qua, nhiều diện tích rừng tự nhiên trong lƣu vực đã bị khai thác lấy gỗ,
đất canh tác do vậy nhiều loài thực vật đang trong tình trạng nguy cấp có nguy cơ bị tiêu diệt.
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 23
ii. Hệ động vật hoang dã
Nhìn chung, các loài ở lƣu vực công trình hầu hết là những loài phân bố rộng, phổ biến ở
nhiều khu vực trong toàn quốc. Do là hệ sinh thái Đông Trƣờng Sơn – khu vực chuyển tiếp
giữa vùng Tây Nguyên và đồng bằng ven biển nên các loài động vật ở đây rất đa dạng; có
những loài quý hiếm nhƣ: hƣơu vàng, voọc bạc, voọc xám, bò rừng,
- Tài nguyên động vật rừng
Giá trị sử dụng của các loài động vật chủ yếu là:
- Dùng làm thực phẩm; Dùng làm thuốc; Ngoài ra, một số loài đƣợc khai thác với mục
đích làm cảnh: nuôi trong các gia đình hoặc các sản phẩm của chúng đƣợc treo làm vật trang
trí trong nhà.
- Nhóm động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn
Động vật quý hiếm là những loài có giá trị về nhiều mặt: khoa học, dƣợc liệu, thực phẩm,
cung cấp nguyên liệu kỹ nghệ (da, lông), làm vật trang trí, làm cảnh. Chính vì những giá trị đó
mà hiện nay các loài trong nhóm này đã bị săn bắt, khai thác quá mức.
Bên cạnh đó, sinh cảnh sống của các loài động vật rừng ngày càng bị thu hẹp do việc xâm
lấn đất rừng làm nƣơng rẫy, nạn cháy rừng, khai thác gỗ, khai thác các sản phẩm phi gỗ khác
(măng, cây thuốc, song mây, ), săn bắt động vật hoang dã. Khu hệ động vật trong vùng đã bị
suy thoái nghiêm trọng, nhiều loài trở nên hiếm hoặc phải di chuyển đến vùng phân bố mới an
toàn hơn.

- Hiện trạng vận hành của các nhà máy thuỷ điện trên sông Ayun
Nƣớc từ hồ chứa qua cửa nhận nƣớc (tại cửa nhận nƣớc có lƣới chắn rác) vào đƣờng hầm,
tháp điều áp, đƣờng ống áp lực tới tổ máy phát điện. Tại đây động năng của máy làm quay tua
bin máy phát điện. Nƣớc sau khi phát điện hiện không bị thay đổi về thành phần vật lý và
sinh hoá, chảy trở lại sông qua kênh xả nhà máy. Nguồn điện sản xuất ra đƣợc truyền tải đến
trạm phân phối điện ngoài trời để đấu nối với hệ thống điện.
Trong quá trình vận hành, nhà máy sử dụng hệ thống cung cấp dầu áp lực để điều khiển
tua bin, hệ thống tuần hoàn nƣớc làm mát thiết bị và dầu bôi trơn tua bin. Thiết bị đã lựa chọn
đảm bảo không có hiện tƣợng rò rỉ dầu mỡ trong quá trình vận hành.
Mặt khác, lƣợng rò rỉ trong quá trình bảo dƣỡng và sửa chữa cũng đƣợc các hệ thống thu
gom xử lý. Do vậy, nƣớc sau khi qua nhà máy rồi xả vào sông là nƣớc sạch, không độc hại.
Nhà máy thuỷ điện khi vận hành không thải khí, không gây tiếng ồn lớn hơn tiêu chuẩn cho
phép.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có xẩy ra trƣờng hợp do chƣa phối hợp tốt với địa phƣơng xây
dựng quy trình vận hành hợp lý nên ở khu vực hạ lƣu của thủy điện Ayun Thƣợng 1°, H’mun,
H’Chan, vẫn có lúc xẩy ra tình trạng gây thiếu nƣớc cho sản xuất và đời sống của ngƣời dân
vùng hạ lƣu. .v.v
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 24
II.3 Các đặc điểm của hệ thống thủy điện trên sông ĐăkPsi
II.3.1 Vị trí địa lý
Lƣu vực sông ĐăkPsi thuộc huyện Tu Mơ Rông nằm ở đông-bắc tỉnh Kon Tum, phía
Đông giáp huyện Kon Plong, phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi, phía Nam giáp các huyện Đắk
Tô và Đắk Hà, phía Bắc giáp huyện Đắk Glei và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Huyện Tu Mơ Rông có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Đăk Hà, Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ
Ông, Đăk Sao, Đăk na, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi, Tê Xăng, Măng Ry và Ngọc Lây.
Theo quy hoạch, trên sông ĐăkPsi dự kiến có 6 công trình thuỷ điện, gồm: Dự án thủy
điện ĐăkPsi 1 Dự án thủy điện ĐăkPsi 3, 4 và 5 do Công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển thủy
điện ĐăkPsi làm chủ đầu tƣ. Dự án thủy điện ĐăkPsi 2B và thuỷ điện ĐăkPsi 2C do Công ty
cổ phần Ban Mê, thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai làm chủ đầu tƣ.

Riêng Dự án thuỷ điện ĐăkPsi 2C, đã bị UBND tỉnh Kon Tum ra Quyết định thu hồi giấy
phép đầu tƣ xây dựng vào ngày 26/10/2012.
Hiện tại, các dự án Thuỷ điện ĐăkPsi 3, 4 đã đi vào vận hành, Thuỷ điện ĐăkPsi 2B đang
triển khai, Dự án Thuỷ điện ĐăkPsi 1, 5 đang trong quá trình lập dự án đầu tƣ.
II.3.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu thủy văn
1. Địa hình
Lƣu vực sông ĐăkPsi có địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi các sông suối, hợp thủy
và núi cao. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Lƣu vực có nhiều bậc
thềm địa hình, tạo nên nhiều kiểu địa hình đa dạng: gò đồi, vùng trũng và núi cao xen kẽ nhau
khá phức tạp. Trong đó mỗi bậc là địa hình đồi núi bao quanh tạo thành những thung lũng
hẹp.
2. Khí hậu
Khí hậu huyện Tu Mơ Rông là khí hậu Tây Trƣờng Sơn; khu vực phía Đông Bắc gián
tiếp ảnh hƣởng của khí hậu Đông Trƣờng Sơn. Chia làm 2 tiểu vùng khí hậu:
- Tiểu vùng 1: Là khu vực trung tâm và phía Tây của huyện, bao gồm các xã Đăk Hà, Đăk
Tờ Kan, Đăk Rơ Ông, Đăk Sao, Tu Mơ Rông. Tổng nhiệt độ năm từ 7.000- 7.5000C; nhiệt độ
trung bình tháng lạnh nhất (tháng 12, 01) đạt dƣới 180C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
(tháng 4) khoảng 230C. Lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối cao, phổ biến từ 2.200- 2.400mm;
mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11. Phù hợp với cây có nguồn gốc á
nhiệt đới.
- Tiểu vùng 2: Thuộc khu vực Đông Bắc huyện bao gồm các xã Đăk Na, Măng Ri, Tê
Xăng, Ngọc Lây, Ngọc Yêu Tổng nhiệt độ năm từ 6.500-7.0000C. Nhiệt độ trung bình
tháng lạnh nhất (tháng 12, 01) xuống dƣới 180C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 4)
khoảng 230C. Lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối cao phổ biến từ 2.200- 2.400mm; mùa mƣa
bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11; Tháng có lƣợng mƣa và số ngày mƣa cao là
tháng 8,9,10,11. Chế độ nhiệt tại huyện là chế độ nhiệt đới gió mùa cao nguyên; nền nhiệt
tƣơng đối thấp, nhƣng có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng theo độ cao. Nhiệt độ tại khu vực
phía Tây Nam cao hơn khu vực Đông Bắc, chênh lệch phổ biến từ 1-20C. Nhiệt độ không khí
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 25

đạt thấp nhất vào tháng 1 và tháng 12, đạt cao nhất vào tháng 4,5. Các tháng 1,2,11,12 có
nhiệt độ trung bình dƣới 190C (lạnh); các tháng còn lại nhiệt độ trung bình từ 20-230C. Chế
độ mƣa tại khu vực huyện phụ thuộc vào chế độ gió mùa và địa hình. Mùa mƣa bắt đầu từ
tháng 5 và cho đến hết tháng 10 là do tác động của gió mùa Tây Nam mang lại. Từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau do tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc bị chặn bởi dãy Trƣờng sơn
là mùa khô. Lƣợng mƣa tại khu vực Đông Bắc huyện đạt trên 2.400 mm; tại khu vực còn lại
của huyện lƣợng mƣa phổ biến 2.000-2.400 mm. Độ ẩm không khí: Khu vực Đông Bắc có độ
ẩm lớn hơn khu vực phía Tây Nam huyện; độ ẩm đạt thấp nhất xảy ra vào tháng 3 phổ biến từ
74-75%; cao nhất xảy ra vào các tháng 7,8,9 phổ biến là 91-92%.
3. Đất đai
Căn cứ vào một số kết quả điều tra nghiên cứu về phân loại lập bản đồ đất tỉnh Kon Tum
theo phân loại định lƣợng FAO- UNESCO, đặc điểm thổ nhƣỡng lƣu vực sông Đak Psi có 4
nhóm đất chính và 7 loại đất, cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm đất phù sa suối (Py): Có diện tích 1.182 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích toàn lƣu
vực, nhóm đất này đƣợc hình thành do sản phẩm bồi tụ của sông suối lớn nhƣ lƣu vực sông
Đăk Tờ Kan; nhóm đất này phân bổ ở xã Đăk Hà, Đăk Rơ Ông, Đăk Tờ Kan và Đăk Sao.
- Nhóm đất xám (X): Có diện tích 79.255 ha, chiếm 92,8% tổng diện đất toàn lƣu vực,
phân bố ở tất cả các xã, gồm 3 loại đất: . Đất xám, đỏ vàng: Diện tích có 1.419 ha, chiếm 1,7
% diện tích đất toàn huyện. Đất phân bổ ở tất cảc các xã trên toàn huyện Tu Mơ Rông trên đá
biến chất (1.200 ha) và macma axit (219 ha). Hầu hết diện tích đất có độ dốc 15-250 có 1.227
ha, diện tích đất dốc <150 có 192 ha. Ở độ dốc thấp <150 có thể sử dụng trồng các loại hoa
màu, cây ăn quả, cây công nghiệp; diện tích có độ dốc >150 thuận lợi cho việc khoanh nuôi
bảo vệ hoặc trồng mới rừng. . Đất xám giàu mùn, tích nhôm: Diện tích 70.044 ha, chiếm 82%
tổng diện tích toàn huyện, đƣợc hình thành trên đá biến chất; toàn bộ diện tích đất có tầng dày
đất mịn trên 100 cm, nhƣng phân bổ ở độ dốc >250 , đất này thuận lợi để sử dụng cho mục
đích lâm nghiệp. . Đất xám, sỏi sạn nâu, đỏ vàng: Diện tích 7.792 ha, chiếm 9,1% diện tích
đất toàn huyện. Đất phân bố ở tất cả các xã trong huyện, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Đăk
Tờ Kan, Đăk Rơ Ông (4.048 ha), xã Đăk Hà (1.965 ha), xã Tu Mơ Rông (1.435 ha), xã Ngọc
Yêu (344 ha). Toàn bộ diện tích đất có tầng dày trên 50 cm, trong đó phân bổ chủ yếu ở độ
dốc >250 (7.671 ha), diện tích đất ~150 chỉ có 121 ha. Đất có độ dốc <150 có thể sử dụng

trồng hoa màu, cây ăn quả, chè. Đất có độ dốc trên 150 nên khoanh nuôi hoặc trồng rừng.
- Nhóm đất đỏ (Fd): Diện tích đất đỏ có 1.589 ha, phát triển trên đá bazan, gồm 2 loại
đất: . Đất đỏ chua, tầng mặt giàu mùn: Đất đƣợc hình thành trên đá bazan, phân bổ ở xã Ngọc
Yêu. Toàn bộ diện tích đất có tầng dày dày trên 100 cm, độ dốc >250, ít có khả năng sử dụng
cho nông nghiệp. . Đất đỏ chua, tầng mặt giàu mùn: Đất đƣợc hình thành trên đá bazan có
diện tích 84 ha, chiếm 0,1% diện tích đất toàn huyện, phân bổ ở xã Ngọc Yêu. Toàn bộ diện
tích đất có tầng dày trên 100 cm, độ dốc <80. Hƣớng sử dụng là trồng các loại cây hoa màu,
cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm.
Báo cáo tổng kết đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công Thương 26
4. Nguồn nước
- Nguồn nƣớc mặt: Lƣu vực sông ĐăkPsi tập trung ở phía Đông-Nam huyện Tu Mơ
Rông; gồm các hệ thống suối nhƣ: Suối nƣớc Chim, suối ĐăkPsi, suối Đăk Lây, suối Đăk Ter,
suối Đăk Xe, .
- Nguồn nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông tuy khá phong
phú nhƣng việc khai thác gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, không bằng phẳng nên mặt
nƣớc ngầm ở mỗi vùng có khác nhau. Nƣớc ngầm có chất lƣợng tốt, hiện nay khai thác chủ
yếu cho sinh hoạt (khoan giếng, đào giếng).
II.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Huyện Tu Mơ Rông nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum có vị trí địa lý thuận lợi trong
quan hệ kinh tế với tỉnh Quảng Nam.
- Dân số:
Hiện nay, dân số của huyện trên 20 ngàn ngƣời, trong đó dân tộc Xê Đăng chiếm trên
99%. Tỷ lệ tăng dân số chung toàn huyện 3,9%/năm, trong đó tăng tự nhiên là 2,23%. Mật độ
dân số rất thƣa 26,6 ngƣời/km2. Hiện nay huyện Tu Mơ Rông chƣa đủ điều kiện hình thành
thị trấn huyện lỵ, do đó chƣa có dân cƣ đô thị.
Tính cộng đồng trong lối sống cũng nhƣ sinh hoạt đƣợc thể hiện rất rõ nét, sống theo cụm
tập trung, đời sống của ngƣời dân gắn liền với canh tác, nƣơng rẫy, lúa nƣớc và rừng (đặt bẫy,
săn bắt thú rừng) với quá trình sản xuất tự nhiên, lạc hậu, nhiều phong tục tập quán còn lạc
hậu đang là thách thức lớn cho sự phát triển KT-XH của huyện.

b. Lao động và việc làm
Cơ cấu lao động đơn giản, chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp, chiếm 86,17%; dịch vụ
chiếm 12,25%; các ngành nghề công ngiệp-xây dựng chiếm tỷ lệ rất thấp, do chƣa phát triển
và thƣờng chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình nhƣ (mộc, đan lát…)
Nguồn lao động của huyện chiếm 45,01% dân số của huyện; trong đó số ngƣời trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động 10 ngàn; số ngƣời ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham
gia lao động cở gần 2 ngàn. Đối tƣợng không hoạt động kinh tế bao gồm số lao động trong độ
tuổi nhƣng không tham gia lao động chiếm khoảng 89%.
c. Tiềm năng phát triển kinh tế
Lợi thế của huyện là phát triển kinh tế rừng, trong đó cần quan tâm phát triển cây dƣới tán
rừng (Sâm Ngọc Linh, cây thảo quả,…). Mô hình kinh tế vƣờn đồi trên đất dốc, đất đai phù
hợp với trồng rừng nguyên liệu giấy, cây bời lời, quế; khai thác tiềm năng du lịch sinh thái;
phát triển chăn nuôi gia súc nhƣ: Bò, dê,…; nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Dong Riềng,
cây Sơn Trà và một số động vật nhƣ: Dê, thỏ,… Địa hình rất khó khăn trong đầu tƣ cơ sở hạ
tầng kinh tế, kỹ thuật.
Ngƣời lao động cần cù, chịu khó trong lao động, có ý thức chấp hành tốt chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Với nguồn lao động hiện tại thì khó theo kịp tiến trình

×