B CễNG THNG
VIN NGHIấN CU THNG MI
TI KHOA HC CP B
M S: 077.10.RD
BO CO TNG HP
Nghiên cứu đánh giá tác động khủng hoảng
tài chính toàn cầu và đề xuất các giảI pháp
nhằm khôI phục và phát triển kinh tế thơng
mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng
Ch nhim ti: PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch
8529
H NI, 12 2010
B CễNG THNG
VIN NGHIấN CU THNG MI
TI KHOA HC CP B
M S: 077.10.RD
BO CO TNG HP
Nghiên cứu đánh giá tác động khủng hoảng
tài chính toàn cầu và đề xuất các giảI pháp
nhằm khôI phục và phát triển kinh tế thơng
mại việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng
Ch nhim ti: PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch
Các thành viên tham gia:
TS. Từ Thanh Thủy
CN. Lờ Th Hoa
CN. Lờ Vn Húa
CN. Bựi Thanh Thy
CN. Ngụ Th Nhung
CN. T Qunh Chõu
CN. Tiờu Hi Võn
H NI, 12 2010
Môc lôc
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU TỚI KINH TẾ
THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI
6
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 6
1.1.1. Một số lý thuyết chống khủng hoảng kinh tế 6
1.1.2. Diễn biến khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của chúng
đến nền kinh tế thế giới
9
1.1.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 17
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 22
1.2.1 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với các nước
phát triển
22
1.2.2 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với các nước
đang phát triển
26
1.3 BIỆN PHÁP CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA
CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XỬ LÝ TÁC ĐỘNG CỦA
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
27
1.3.1. Biện pháp của một số
nước 27
1.3.1.1. Biện pháp của một số nước phát triển
27
1.3.1.2. Biện pháp của một số nước đang phát triển
32
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam 34
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH TOÀN CẦU TỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
37
2.1 TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
37
2.1.1 Tổng quan tình hình kinh tế thương mại Việt Nam từ năm 2008
đến nay
37
2.1.2. Tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế 39
2.1.3.
Tác động đến đầu tư
42
2.1.4.
Tác động tới các lĩnh vực khác
45
2.2.
TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
TỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
54
2.2.1
Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
54
2.2.2
Tác động đến thị trường nội địa
59
2.3 NHỮNG BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ TRONG GIẢI QUYẾT
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
60
2.3.1 Các chương trình chống suy giảm kinh tế 60
2.3.2 Chính sách và biện pháp xúc tiến xuất khẩu 66
2.3.3. Chính sách và biện pháp xúc tiến thị trường và thương mại trong
nước
68
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG GIAI ĐOẠN
PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN
QUA
70
2.4.1. Những kết quả đạ
t được 70
2.4.2.
Những hạn chế
74
2.4.3.
Những vấn đề đặt ra
76
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
80
3.1 DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THẾ GIỚI 80
3.2 CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NƯỚC TA TRONG GIAI
ĐOẠN PHỤC HỒI KINH TẾ
84
3.2.1 Cơ hội 84
3.2.2 Thách thức 86
3.3 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
87
3.3.1 Quan đi
ểm phát triển thương mại của Việt Nam đến năm 2015 87
3.3.2 Định hướng phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam đến năm
2015
89
3.4 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 91
3.4.1 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 91
3.4.2 Phối hợp các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề thương mại
sau khủng hoảng
93
3.4.3 Giải pháp điều chỉnh cơ cấu đầu tư 98
3.4.4.
Giải pháp cải cách doanh nghiệp
104
3.4.5.
Giải pháp ưu tiên phát triển thị trường nội địa
105
3.5. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 109
3.5.1. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 109
3.5.2. Xây dựng và bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm 112
3.5.3. Thúc đẩy xuất khẩu thong qua việc tăng cường khả năng tham gia
vào các chuỗi giá trị toàn cầu
113
3.5.4. Kết nối phát huy lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt
trong lĩnh vực công nghệ và phát triển thị trường.
114
3.5.5. Tăng c
ường vai trò của các hiệp hội 114
KẾT LUẬN
117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
121
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu được bắt đầu từ Mỹ, và đến nay đã lan
rộng khắp toàn cầu.
Đối với khu vực Châu Á, mặc dù không nằm trong trung tâm của cuộc
khủng hoảng nhưng nguy cơ đối với khu vực này ngày càng tăng trước những
diễn biến tiêu cực trong môi trường tài chính và kinh tế vĩ mô toàn cầu. Điều
này là do độ
mở lớn của nền kinh tế trong kinh tế khu vực và mối quan hệ
phức tạp giữa khu vực sản xuất và tài chính đã làm tăng tốc độ và mức độ lây
lan của cuộc khủng hoảng. Tác động lan truyền khủng hoảng diễn ra qua các
kênh thương mại, tài chính và đầu tư do nhiều nước trong khu vực theo đuổi
mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào nguồn v
ốn
bên ngoài. Do vậy, khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nhiều nước phải đối mặt với
tình trạng xuất khẩu giảm sút mạnh và các luồng vốn đảo chiều( bao gồm cả
đầu tư trực tiếp và gián tiếp)
Với Việt Nam, thuộc nhóm các nền kinh tế đang phát triển đi sau, với quy
mô nền kinh tế còn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã nhanh chóng hội nhập
vào khu v
ực và thế giới trên tất cả các cấp độ, nền kinh tế Việt Nam chịu sự
tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đặc điểm của
nền kinh tế Việt Nam có độ mở thị trường cao (xuất, nhập khẩu trên 150%
GDP) và khu vực FDI tuy chỉ chiếm trên 27% tổng đầu tư xã hội nhưng luôn
đạt từ 55 đến 70% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nên khi kh
ủng hoảng nổ ra,
thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt
Nam đã lập tức rơi vào tình trạng suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% năm
2008 xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Từ cuối năm 2007, kinh tế và đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và suy giảm kinh tế. Trong
năm 2009 và 2010, thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra v
ới cường độ và
mức độ lớn hơn những năm trước. Do vậy, khi cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu nổ ra đã gây tác động làm tình hình đã khó khăn trở nên khó khăn
hơn cho Việt Nam.
Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, nền kinh tế Việt Nam
hiện nay phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong
những năm 2005 -2009, tổ
ng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
luôn ở mức từ 62% - 70% (từ năm 2005 - 2009) trong so sánh với GDP; Đối
với dòng vốn đầu tư từ nước ngoài cũng vậy, trong năm 2008, không tính đến
đầu tư gián tiếp và các khoản chuyển giao ngoại tệ khác, chỉ riêng vốn FDI
thực hiện đã chiếm tới gần 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam …
2
Sự phụ thuộc lớn vào thương mại quốc tế và đầu tư từ nước ngoài, bên
cạnh những tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng đem đến
nhiều khó khăn thách thức cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Do giảm nhu cầu nhập khẩu từ
các thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản (hiện chiếm kho
ảng 60% tổng trị
giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam) đã gây khó khăn rất lớn cho Việt Nam
trong việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới để có thể bù đắp cho sự sụt
giảm này Tuy vậy, trong năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
nhích dần qua mỗi quý, đưa cả năm lên 5,32%, cao hơn kế hoạch đề ra. Như
vậy kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai
đoạn khó khăn nhất. Vậy vấn đề đặt ra
làm thế nào Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong năm
2010, và những năm tiếp theo, Việt Nam sẽ làm gì đứng trước những khó khăn
thử thách trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, đưa nền kinh
tế phát triển một cách bền vững. Để có những bước đi đúng cho nền kinh tế
của nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra là cần có những nghiên cứu cũng như
những đo lường để đánh giá các tác động của khủng hoảng trong các năm
2008, 2009 và năm 2010. Sự ảnh hưởng này tác động đến đâu và việc đo
lường, định lượng được sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra
những giải pháp mang tính tình thế cũng như có những biện pháp điều chỉ
nh
kịp thời trong chiến lược phát triển kinh tế từ nay đến năm 2015 của đất nước
là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn.
2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài:
Ở trong và ngoài nước có khá nhiều bài báo, bài phân tích cũng như một
số công trình nghiên cứu có đề cập đến khủng hoảng tài chính và những hệ lụy
của nó tới kinh tế một số ngành, một số lĩnh vực c
ủa nước ta trong thời gian
qua, song các công trình nghiên cứu chuyên sâu lại chưa có nhiều. Hiện nhóm
đề tài mới chỉ tiếp xúc được một số công trình có liên quan đến chủ đề nghiên
cứu như
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở một số nước đang
phát triển Châu Á sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1977 – 1998” của Viện
Kinh tế Thế giới. Đề tài tập trung phân tích nhữ
ng nội dung cơ bản của
chương trình điều chỉnh bao gồm hàng loạt các giải pháp đã được tiến hành
trên các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, công ty và môi trường đầu tư - thương
mại tại các nước đang phát triển châu Á; Từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam và phác họa những tác động đến nước ta trong bối cảnh
khu vực xuất hiện nhiều quốc gia có sức mạnh kinh tế lớn hơ
n nhờ thực hiện
thành công điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đề xuất một số gợi ý chính sách.
3
- Cuốn sách “Đại khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008 - Dưới con mắt
của các nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc tế” - Nxb Tri thức, Nguyễn
Văn Nhã tổng hợp và biên dịch. Mục đích của cuốn sách là giúp cho mọi
người trên thế giới hiểu nguyên nhân và tác động của nó để rút ra bài học cho
con đường phát triển trong thời kỳ hậu khủng hoảng.
Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo xoay quanh chủ đề này cũng được tổ
ch
ức bởi các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Đó là :
- Hội thảo “Khả năng phục hồi và triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam
hậu khủng hoảng” do Công ty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á đã phối hợp
cùng Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 27/10/2009 tại
Huế. Cuộc hội thảo được tổ chức với mục đích chia sẻ cùng các doanh nghiệp
miền Trung mộ
t số giải pháp thiết yếu nhằm khôi phục, phát triển thời kỳ hậu
suy thoái kinh tế.
- Hội thảo “Hướng tới các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” do Văn phòng Chính phủ phối hợp
với các Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Quốc hội với sự hỗ trợ của dự án EU-Việt Nam MUTRAP III t
ổ chức ngày
10/07/2009. Để đón bắt những cơ hội và thách thức “hậu khủng hoảng”, tại
Hội thảo, các nhà lãnh đạo, chuyên gia kinh tế tập trung bàn thảo, hiến kế về
những giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm giải pháp về thương mại,
chính sách công nghiệp, nguồn nhân lực, thu hút đầu tư nước ngoài… cũng
như kinh nghiệm quý báu của các quốc gia.
- Hội thảo lý luận lần thứ
5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng
Cộng sản Trung Quốc có chủ đề “Lý luận và thực tiễn về ứng phó với cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung
Quốc”. Tác động của khủng hoảng tài chính và chính sách ứng phó của Việt
Nam là chủ đề của Hội thảo khoa học do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và
Viện Khoa học xã hội Việ
t Nam phối hợp tổ chức ngày 9/4, tại Hải
Dương. Tại hội thảo, nhiều đại biểu chia sẻ kinh nghiệm của các nước trong
việc ngăn chặn khủng hoảng tài chính; đánh giá tác động của suy giảm kinh tế
thế giới đối với nước ta; đồng thời đưa ra giải pháp mới nhằm đối phó với
những thách thức của nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứ
u trong và ngoài nước liên
quan đến chủ đề này. Nhiều cuộc hội thảo về chủ đề hậu khủng hoảng kinh tế
toàn cầu tác động đến xuất khẩu, đến các ngành kinh tế của nước ta cũng đã
có. Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên khá công phu, sử dụng các phương
pháp nghiên cứu hiện đại có sức thuyết phục. Tuy nhiên, cho đến thời điểm
hiện nay chúng tôi vẫn chưa thấy có một công trình nghiên cứu đ
ánh giá một
4
cách toàn diện tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến phát
triển kinh tế và thương mại Việt Nam, và đề xuất các giải pháp khôi phục và
phát triển kinh tế thương mại thời kỳ hồi phục nền kinh tế. Vì vậy việc thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính toàn
cầu và đề xuất các giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế thương
m
ại Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng” là hết sức cấp bách và có ý nghĩa
thực tiễn cao.
3. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đánh giá tác động của khủng hoảng tài
chính toàn cầu nhằm đề xuất các giải pháp để khôi phục và thúc đẩy phát triển
kinh tế thương mại Việt Nam đến năm 2015
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượ
ng nghiên cứu : những tác động của khủng hoảng tài chính
toàn cầu đối với kinh tế thương mại Việt Nam, tác động của những giải pháp
chống khủng hoảng.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung : đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính
toàn cầu đối với kinh tế thương mại Việt Nam và đánh giá tác động do những
giải pháp chống khủng hoảng mà Việ
t Nam đã thực hiện.
- Phạm vi không gian : trên toàn lãnh thổ Việt Nam
- Phạm vi thời gian: đánh giá tác động của khủng hoảng toàn cầu đối
với kinh tế thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian 2008-2010; đề xuất
giải pháp nhằm khôi phục kinh tế Việt Nam thời kỳ đến 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận : đề tài sẽ được đi từ việc nghiên cứu tổng quan về các
hệ luỵ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu; đánh giá tác động tích cực và tiêu
cực của khủng hoảng tải chính toàn cầu đến hoạt động kinh tế thương mại Việt
Nam; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế
thương mại Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng.
- Phương pháp thực hiện :
+ Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, số li
ệu : về thực trạng phát
triển kinh tế thương mại Việt Nam thời kỳ trước và trong khủng hoảng tài
chính toàn cầu.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích : được sử dụng để đánh giá tác động
của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến phát triển kinh tế thương mại Việt
Nam trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu để từ đó làm cơ sở cho việc
đề xuất những gi
ải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế thương mại Việt
Nam thời kỳ hậu khủng hoảng
5
+ Phương pháp khảo sát thực tiễn : được sử dụng để trợ giúp việc đánh
giá tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động kinh tế thương
mại Việt Nam.
6. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Đề tài được kết cấu thành
3 chương như sau:
Chương I . Đánh giá tổng quan tác động của khủng hoảng tài chính toàn
cầu tớ
i kinh tế thương mại trên thế giới.
Chương II. Đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới
thương mại Việt Nam .
Chương III . Giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế thương mại
Việt Nam đến năm 2015.
6
CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG
CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU TỚI KINH TẾ
THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI
1.1 TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
1.1.1. Một số lý thuyết về chống khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng không mới, dường như nó gắn liền với
nền kinh tế hàng hoá. Xung quanh khái niệm khủng hoảng có nhiều cách diễn
đạt khác nhau. Nh
ưng có thể hiểu khủng hoảng là một giai đoạn hay một trạng
thái không ổn định, có những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay
những tình huống đã đến mức nguy kịch. Có nhiều loại khủng hoảng như
khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, khủng
hoảng niềm tin,…
Khủng hoảng kinh tế là sự suy thoái các hoạt động kinh tế trầm trọng và
lâu dài. Suy thoái kinh tế
có thể liên quan đến suy giảm đồng thời các chỉ số
kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế. Khủng hoảng tài chính toàn cầu là tình
trạng bất ổn định tài chính lan toả, có hiệu ứng dây chuyền và có ảnh hưởng
tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng toàn cầu là hậu quả của sự suy
giảm. Suy thoái kéo dài, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh t
ế, gây trì
trệ ở hầu hết các nước.
Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sự lây lan của khủng hoảng tài chính
thường đi kèm với sự suy thoái kéo dài. Khủng hoảng tài chính thường bao
gồm khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng nợ nần và suy
thoái nặng nề của thị trường chứng khoán. Vì vậy, khủng hoảng tài chính
thường là bắt đầu của các loạ
i khủng hoảng kinh tế, có đặc trưng lan nhanh, có
tính liên thông toàn cầu và hậu quả kéo dài. Vì phạm vi quá rộng, chúng tôi
xin trình bày một số vấn đề chung nhất của khủng hoảng kinh tế.
Người đầu tiên đưa ra khá hoàn chỉnh lý thuyết khủng hoảng kinh tế là
K.Marx. Theo ông, suy thoái, khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ, có 4 giai
đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Cũng như các nhà kinh
tế trước đây, ông chỉ ra khủ
ng hoảng kinh tế là khủng hoảng sản xuất “thừa.
“Thừa” hàng hóa ở đây hiểu theo nghĩa “thừa” so với sức mua eo hẹp của
quần chúng mà không phải “thừa” so với nhu cầu.
Bốn giai đoạn của chu kỳ kinh tế là một phát kiến quan trọng của K.Marx:
- Khủng hoảng là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh tế, trong đó mâu
thuẫn giữa sự gia tăng mạnh của sả
n xuất và sự giảm sút tương đối của sức
mua biểu hiện ra một cách mạnh mẽ. Trong giai đoạn này hàng hóa sản xuất
ra không tiêu thụ được, giá cả hàng hóa tụt xuống dẫn đến giảm lợi nhuận, do
7
đó các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất. Từ đó làm cho thất nghiệp tăng lên
và tiền công hạ xuống.
- Tiêu điều là giai đoạn thứ 2 của chu kỳ kinh tế, trong giai đoạn này sản
xuất bị đình trệ, vật giá thấp, thương nghiệp bị đình đốn, tư bản để rỗi chồng
chất. Trong giai đoạn này, nhà tư bản tìm cách giảm bớt chi phí bằ
ng cách hạ
tiền công, nâng cao cường độ lao động, cải tiến kỹ thuật, đổi mới tư bản cố
định làm cho sản xuất vẫn có lợi trong tình trạng giá cả giảm sút. Nhưng việc
đổi mới tư bản cố định đã thúc đẩy nhiều ngành sản xuất phát triển. Giai đoạn
tiêu điều kết thúc chuyển sang phục hồi, K.Marx cho rằng, đổi mới tư bản c
ố
định là nguyên nhân của tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế.
- Phục hồi là giai đoạn các xí nghiệp khôi phục và mở rộng sản xuất, mức
sản xuất dần dần đạt đến qui mô cũ, vật giá cao lên, lợi nhuận nâng cao lên,
người lao động có việc làm nhiều hơn.
- Hưng thịnh là giai đoạn thứ 4 của chu kỳ kinh tế, là giai đoạn sản xuất
vượt quá đi
ểm cao nhất mà chu kỳ trước, khi chưa xảy ra khủng hoảng đã đạt
được. Giai đoạn này, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm. Vật giá cao
lên đầu cơ phát triển và ngân hàng tung tiền ra cho vay. Vì vậy, đã làm cho
quy mô sản xuất và thương mại có thể mở rộng quá phạm vi sức mua. Đây là
điểm bắt đầu cho việc tạo ra điều kiện của một cuộc khủng hoảng sả
n xuất
thừa mới bắt đầu.
Theo K.Marx, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư
bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản – mâu thuẫn giữa chế
độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất với xã hội hóa sản xuất ngày
càng cao. Do đó, theo ông để xóa bỏ khủng ho
ảng kinh tế, cần phải xóa bỏ sở
hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mặc dù giải pháp của K.Marx đưa ra
nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế chỉ là một phương án trong lịch sử
nhưng những dự báo của K.Marx có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Chính điều
đó đòi hỏi các nhà kinh tế học sau này đưa ra các lý thuyết về thích nghi,
điều
tiết chu kỳ kinh tế nhằm hạn chế và khắc phục khủng hoảng kinh tế.
Khác với K.Marx khi nói về nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế,
J.M.Keynes cho rằng, nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế là do cầu tiêu
dùng giảm tương đối. Điều này làm cho mức giá giảm theo, không kích thích
được doanh nhân đầu tư do đó nền kinh tế suy thoái. Vì thế, muốn chống suy
thoái kinh tế phải “kích cầu” tiêu dùng gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu
dùng cho cá nhân. Keynes cho rằ
ng, trong điều kiện tự do kinh tế không thể
giải quyết được vấn đề suy thoái kinh tế. Để giải quyết nó, nhà nước phải can
thiệp vào kinh tế bằng cách:
- Bảo đảm đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân. Đầu tư nhà nước
sẽ làm cho cầu đầu tư tăng, vì vậy làm cho cầu hiệu quả tăng nên mức giá
8
tăng. Để kích thích đầu tư tư nhân, nhà nước phải sử dụng ngân sách nhà nước
để đưa ra các đơn đặt hàng, thực hiện trợ cấp về tài chính, phát triển hệ thống
thu mua của nhà nước…để tạo ra sự ổn định về lợi nhuận và kích thích đầu tư
tư nhân.
- Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ. Keynes cho
rằng, nhà nước tăng thêm tiền vào lưu thông, th
ực hiện “lạm phát có mức độ,
lạm phát có điều tiết” để giảm lãi suất qua đó khuyến khích doanh nhân vay tư
bản để mở rộng quy mô đầu tư. Sử dụng công trái để vay tiền trong dân, đảm
bảo cho ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư. Sử dụng công cụ thuế để điều
tiết thu nhập và khuyến khích đầu tư. Đối với người lao động, phả
i tăng thuế
để giảm tiết kiệm, đưa phần này vào ngân sách để đảm bảo đầu tư của nhà
nước và đối với doanh nhân phải giảm thuế để nâng cao hiệu quả của tư bản
nhằm khuyến khích đầu tư.
- Khuyến khích tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động.
- Khuyến khích tiêu dùng tất cả mọi thành viên trong xã hội, từ người giàu
đến người nghèo.
Lần đầu tiên trong khoa học kinh tế
, học thuyết kinh tế của Keynes đã đưa
ra một hệ thống các công cụ để chống suy thoái, khủng hoảng kinh tế và thất
nghiệp.
M. Friedman, nhà kinh tế học tiêu biểu cho phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ
thì cho rằng mức cầu về tiền có tính ổn định bởi động lực duy nhất của việc
giữ tiền là việc đưa hàng hóa ra thị trường, mà khối lượng hàng hóa có tính ổ
n
định. Trong khi đó, mức cung tiền không ổn định vì nó phụ thuộc vào quyết
định của các cơ quan quản lý tiền. Ở Mỹ là hệ thống dự trữ liên bang FED.
Nếu FED phát hành quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát, nếu phát hành quá ít sẽ
làm cho dân chúng không có tiền mua hàng sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. Do
đó, để chống suy thoái kinh tế nên tăng khối lượng tiền vào lưu thông.
Các nhà kinh tế phái trọng cung thì cho rằng, khối lượng sản xuấ
t là kết
quả của chi phí mà chi phí này mang lại kích thích kinh tế. Vì vậy nhiệm vụ
của nhà nước là xây dựng các điều kiện để các yếu tố kích thích kinh tế xuất
hiện và những kích thích kinh tế này sẽ làm tăng chi phí và như vậy sẽ tăng
cung. Cung mới sẽ tạo ra cầu mới. Như vậy nền kinh tế sẽ đạt được trạng thái
lý tưởng. Ở đó cung sẽ tạo ra cầu, suy thoái, khủ
ng hoảng sẽ bị loại trừ. Theo
trường phái trọng cung, để chống suy thoái kinh tế phải có biện pháp tăng
năng suất lao động, kích thích lao động, đầu tư và tiết kiệm. Muốn tăng trưởng
kinh tế phải tiết kiệm. Để tiết kiệm phải giảm thuế. Giảm thuế sẽ kích thích
các doanh nghiệp tăng sản phẩm, tăng lợi nhuận. Từ đó làm tăng ngân sách.
Khi thuế
được cắt giảm sẽ tăng công ăn việc làm và tăng tiết kiệm dẫn tới tăng
trưởng kinh tế.
9
Qua nghiên cứu các lý thuyết về khủng hoảng và chống khủng hoảng ở
trên, có thể thấy một số điểm chung như sau:
- K.Marx cho rằng, trong suy thoái, khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp
phải đổi mới tư bản cố định để tồn tại.Trường phái trọng cung thì kích cung,
biện pháp sử dụng là tăng năng suất lao động. Mà nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến tăng năng suấ
t lao động là phát triển lực lượng sản xuất, đổi mới
máy móc thiết bị. Tóm lại, lý thuyết của K.Marx và phái trọng cung có điểm
giống nhau là các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao
động, giảm giá cả hàng hóa, qua đó tăng sức mua của xã hội.
- Trong lý thuyết của mình thì hai nhà kinh tế Keynes và Friedman đều
cho rằng để chống suy thoái kinh tế phải tăng lượng tiền vào lưu thông.
- Lý thuyết của Keynes và phái trọng cung cũng có những điểm giống
nhau nhất định. Lý thuyết của Keynes là “kích đầu ra” của sản xuất, tức là
“kích” tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân. Lý thuyết của phái
trọng cung là “kích cung” tức là “kích cầu đầu vào” cho sản xuất. Trong mối
quan hệ giữa các doanh nghiệp thì “đầu ra” của doanh nghiệp này là “đầu vào”
của doanh nghiệp khác. Do đó, “kích” tiêu dùng cho sản xuất có mối quan hệ
chặt chẽ với “kích đầu vào” cho sản xu
ất.
Như vậy có thể tóm lược các biện pháp để chống suy thoái kinh tế như
sau:
- Trong suy thoái kinh tế, vì sự sống còn của mình các doanh nghiệp phải
đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất để giảm chi phí để bán được hàng
nhanh chóng và tăng lợi nhuận.
- Phải kích thích tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cá nhân.
- Phải sử dụng một hệ thống các biện pháp để chống suy thoái kinh tế như
chi tiêu nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, kích thích t
ạo việc
làm và tăng tiêu dùng của các dân cư trong xã hội.
Như trên đã trình bày, bốn giai đoạn của chu kỳ kinh tế mà K.Marx đưa ra,
các nhà kinh tế học ngày nay gọi chúng là suy thoái, đáy, mở rộng và đỉnh.
Trong thời kỳ “suy thoái” và “đáy” nhà nước thường tăng thêm khối lượng
tiền tệ vào lưu thông, giảm lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở
rộng qui mô vay vốn, mở rộng đầu tư. Chính phủ các nước thường sử dụ
ng cả
chính sách tài chính và tín dụng thông qua các gói “kích cầu”. Vấn đề này
chúng tôi này chúng tôi đã nghiên cứu ở đề tài trước. Ở đây chúng tôi sẽ tập
trung nghiên cứu thời kỳ “mở rộng” hay còn gọi là “phục hồi” hay “hậu”
khủng hoảng.
1.1.2. Diễn biến khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động của chúng
đến nền kinh tế thế giới
10
Mặc dù chủ yếu cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra tại Mỹ, nhưng là
trung tâm tài chính lớn của thế giới nên cuộc khủng hoảng này đã nhanh
chóng lan rộng ra toàn thế giới và đã trở thành khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Có thể tóm tắt diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như sau:
- Ngay từ đầu năm 2006, Bộ trưởng tài chính Mỹ, ông Paulson đã nhận
thấy các dấu hiệu rủi ro trên thị trường tài chính Mỹ và nhanh chóng có giải
pháp đối phó nếu khủng hoảng xảy ra trên diện rộng.
- Tháng 6/2007, quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại
chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu
tư lớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được
đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ.
- 6/8/2007, American Home Mortgate - một tổ chức cho vay thế chấp
để
mua nhà vào loại hàng đầu của Mỹ đã nộp đơn xin phá sản.
- Tháng 7 đến tháng 9/2007, Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân
hàng đầu tiên tại châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị
trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ trong khi Ngân hàng SachsenLB của Đức
phải nhận sự cứu trợ từ chính phủ.
- Ngày 14/9/2007, Lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, khách hàng ùn ùn
kéo đế
n đòi rút tiền ở một ngân hàng lớn tại Anh - Ngân hàng cho vay thế
chấp Northern Rock - ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh.
- Ngày 15/10/2007, Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ
- công bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập
dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ
chức vào ngày 4/11.
- Ngày 17/12/2007, Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với
nạn nhân là Tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữ
u của các phố buôn bán
lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ
phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch ở Sydney.
- Ngày 11/1/2008, Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về
tiền gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide
Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do
các khoản cho vay khó đòi quá lớn.
11
- Ngày 30/1/2008, Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập
dự phòng 4 tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do
những thất thoát liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.
- Ngày 17/2/2008, Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock.
- Ngày 28/2/2008, Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh
sách các nạn nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị
tài sản mất giá là 1,36 tỷ euro.
- Ngày 16-17/3/2008, Bear Stearns được bán cho Ngân hàng Đầu tư
Mỹ
JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu.
- Ngày 29/4/2008, Deutsche Bank lần đầu tiên trong 5 năm công bố một
khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho
các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế chấp
bất động sản.
- Ngày 11/7/2008, Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát
Ngân hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cử
a ngân hàng
lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ
USD trong vòng 11 ngày.
- Ngày 31/7/2008, Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng
tiếp theo là 3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD.
Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng
hoảng tín dụng toàn cầu.
- Ngày 7/9/2008, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt
quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay th
ế chấp Fannie Mae và Freddie
Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.
- Ngày 11/9/2008, Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối
tác để bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
- Ngày 14/9/2008, Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với
giá 29 USD/cp sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers.
- Ngày 15/9/2008, Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn
nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American
International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh
toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
12
- Ngày 16/9/2008, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ
hàng tỉ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng
thẳng và ngăn chặn sự đóng băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu
AIG giảm gần một nửa. Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và
nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sả
n
tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD.
- Ngày 17/9/2008, cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley
giảm mạnh; Tập đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban
Chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống.
- Ngày 19/9/2008, các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi
Mỹ công bố kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó
khăn, giúp làm thanh sạch hệ
thống tài chính.
- Ngày 20-21/9/2008, công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ
USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi
thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng
đầu tư tại Phố Wall.
- Ngày 22/9/2008, Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu
USD để thâu tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng
mua lại Lehman tại châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý
mua 20% cổ phần Morgan Stanley.
- Ngày 23/9/2008, Warren Buffett trả 5 tỷ
USD mua 9% cổ phần
Goldman Sachs; Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie,
AIG và Lehman vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính
tại Mỹ.
- Ngày 25/9/2008, Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những
ngân hàng lớn nhất Mỹ sụp đổ do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay
thế chấp. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm
soát WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho
JPMorgan Chase & Co.với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản,
WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
- Ngày 29/9/2008, Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu
thị trường tài chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số
13
công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày
mạnh nhất từ trước tới nay.
- Ngày 29/9/2008, Chính phủ Anh đã phải quốc hữu hoá Tập đoàn cho
vay kinh doanh bất động sản lớn nhất của Anh là Bradforg & Bingley Plc.
- Ngày 1/10/2008, Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu
700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay
đổi, bao gồm: gia hạn
đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân
sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo
hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD.
- Ngày 3/10/2008, sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ
đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171.
Không
đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế
hoạch thành đạo luật.
- Ngày 4/10/2008, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc
họp thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu
Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý
khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo
mô hình của Mỹ.
- Ngày 5/10/2008, Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích
quyết định của Ireland tuần trước về bảo hiểm toàn bộ các tài khoản ngân hàng
tại Ireland, ngày Chủ nhật 5/10 Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả
các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn.
- Ngày 6/10/2008, Trong đêm Chủ nhật 5/10, ngân hàng BNP Paribas
SA của Pháp gửi email thông báo đã thỏa thuận chi 14,5 t
ỷ Euro (tương đương
19,8 tỷ USD) để mua lại ngân hàng Fortis, trong đó có 9 tỷ Euro bằng cổ
phiếu và 5,5 tỷ Euro bằng tiền mặt. BNP sẽ sở hữu 75% Fortis tại Bỉ, 67%
Fortis tại Luxembourg, và toàn bộ mảng bảo hiểm của Fortis tại Bỉ.
- Ngày 8/10/2008, Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục
dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân
hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt c
ắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh
hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại
suy thoái năm 1930.
14
- Ngày 10/10/2008, Tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại
Nhật là Yamato Life Insurance Co. chính thức đệ đơn xin được bảo hộ phá sản
do các khoản nợ đã vượt số tài sàn là 11,5 tỷ yên (tương đương 116 triệu
USD). Đây được coi là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á.
- Ngày 13/10/2008, Giải Nobel Kinh tế 2008 được công bố thuộc về
Giáo sư Paul Krugman. Ngoài thành tích xây dựng mô hình ứng dụ
ng thương
mại toàn cầu, ông cũng là người chỉ trích kịch liệt Chính phủ của Tổng thống
Bush, và là người vạch ra những hiểm họa của tự do thị trường thiếu sự giám
sát của Chính phủ.
- Ngày 14/10/2008, Chính phủ Mỹ công bố dành 250 tỉ USD trong gói
giải cứu 700 tỉ USD để rót vào các ngân hàng lớn, đổi lại sẽ nhận được cổ
phiếu ưu đãi của các ngân hàng này. Đây là bước thay đổ
i lớn trong chiến lược
giải cứu, vì trong kế hoạch ban đầu, Chính phủ vẫn hướng đến giải pháp mua
lại nợ xấu ngân hàng, không mua cổ phần.
- Ngày 21-11- 2008, Cổ phiếu Citigroup giảm chỉ còn 4 USD (năm 2007
cổ phiếu này là 50 USD).
- Ngày 23-11- 2008, Chính phủ hỗ trợ 300 tỉ USD cho Citigroup - Ngân
hàng lớn thứ hai tại 100 quốc gia, gồm 25 tỉ USD tiền mặt cộng với tiền bảo
lãnh nợ và tiền ký gửi tại ngân hàng (h
ơn 300 tỉ USD), Trong khi đó tại
Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những
điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỉ USD.
- Ngày 25-11-2008, FED công bố kế hoạch bơm 800 tỷ USD vào nền
kinh tế Mỹ nhằm ổn định hệ thống tài chính.
- Ngày 1-12-2008, Mỹ thừa nhận đã suy thoái kinh tế từ cuối năm 2007.
- Ngày 21-12-2008, Chính phủ Mỹ gửi cứu t
ợ khẩn cấp trị giá 17,4 tỷ
USD cho ngành chế tạo ô tô của nước này.
- Ngày 11-12-2008,vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ lở,
gây chấn động cả nước Mỹ.
- Tháng 1/2009, Tập đoàn Citygroup, từng là ngân hàng lớn nhất thế
giới có chi nhánh tại hơn 100 quốc gia đã công bố thua lỗ 18,72 tỷ USD trong
năm 2008 và giá cổ phiếu giảm 87% giá trị trong năm 2008. Tập đoàn đã cắt
gi
ảm 52.000 việc làm (khoảng 20% số nhân viên của tập đoàn)
15
- Ngày 8/1/2009, Chính phủ Đức quốc hữu hoá ngân hàng Commerzbanbank
– ngân hàng lớn thứ 2 của Đức để tránh nguy cơ bị phá sản.
- Ngày 9/1/2009, hãng chế tạo máy bay Boing của Mỹ cho biết sẽ cắt
giảm 4.500 lao động trong năm 2009.
- Ngày 26/1/2009, hãng Texas Intrument cho biết sẽ cắt giảm 3.400 lao
động, hãng Microsoft sẽ cắt giảm 5.000 lao động và hãng Sprint Nextl sẽ cắt
giảm 8.000 lao động.
Tóm lại, cho đến thời điểm này, số lượng ngân hàng bị phá sản theo các
n
ăm là:
- Năm 2007 là 3 ngân hàng.
- Năm 2008 là 25 ngân hàng.
- Năm 2009 là 140 ngân hàng.
- Năm 2010 là 153 ngân hàng.
Với những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như trên,
từ giữa năm 2009 đến cuối năm 2010, nền kinh tế thế giới đã chuyển sang giai
đoạn mới với những đặc điểm sau:
- Một nền kinh tế toàn cầu bị tấn công bởi cú “shock” tài chính, như
ng
đã và đang có dấu hiệu phục hồi một cách khiêm tốn: Nền kinh tế thế giới
tăng trưởng với mức hơn 5%/năm trong quý đầu tiên của năm 2010. Điều này
đã vượt qua cả những dự báo của WEO vào tháng 4/ 2010, phần lớn nhờ vào
sự tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á. Đồng thời đã có những dấu hiệu về tăng
trưởng trong nhu cầu tiêu dùng cá nhân. S
ản xuất công nghiệp và buôn bán đạt
mức tăng trưởng hai con số, niềm tin của người tiêu dùng tiếp tục được cải
thiện, số việc làm gia tăng trở lại tại các nền kinh tế phát triển. Nói chung, sự
phát triển kinh tế vĩ mô trong những tháng vừa qua trong năm 2010 đã khẳng
định cho sự kỳ vọng về quá trình hồi phục khiêm tốn nhưng mới chỉ từ từ ở
hầ
u hết các nền kinh tế phát triển và có sự hồi phục mạnh mẽ hơn đối với các
nền kinh tế mới và đang phát triển.
Tuy nhiên, những bất ổn gần đây trên thị trường tài chính – phán ánh sự
giảm sút niềm tin đối với một nền tài chính bền vững, các chính sách phản
ứng, và một triển vọng tăng trưởng tương lai đã phủ bóng đen lên toàn cảnh.
Mấu chốt, những v
ấn đề đối với sự bền vững trong tài chính của các nền kinh
tế phát triển đã xuất hiện bắt đầu từ tháng 5/2010, và khởi đầu của mối lo này
là vấn đề tài chính của Hy Lạp, gần đây là Ailen và các nền kinh tế dễ bị tổn
thương khác như Tây Ban Nha, Italia trong khu vực đồng euro.
Về nguyên tắc, sự bất ổn mới trong thị trường tài chính có thể tràn qua
các nước và khu vực thông qua mộ
t số kênh, đó là tạo ra những thay đổi về
nhu cầu nội địa và nhu cầu thị trường xuất khẩu và tỷ giá hối đoái cũng thay
16
đổi.
Nếu các nước đang phát triển tăng trưởng mạnh mẽ hơn và nợ công thấp
đi làm cho một số thị trường mới nổi lên trở thành điểm đầu tư hấp dẫn hơn so
với một số nền kinh tế tiên tiến.
- Sự hồi phục trên toàn thế giới đã được tiếp tục trong năm 2010, bất
chấp những bất ổn trong tài chính
Nhìn chung, sản lượng của các nền kinh tế phát triển gia tăng khoảng
2.5% trong năm 2010, phần lớn do sự tăng trưởng mạnh hơn mong đợi trong
suốt quý đầu tiên của năm 2010, đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển ở Châu
Á.
Các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á và ở Mỹ La Tinh tiếp tục dẫn đầu
trong quá trình hồi phục nền kinh tế toàn cầu. Sự phục hồi liên tụ
c trong
thương mại toàn cầu cũng hỗ trợ sự hồi phục ở nhiều nền kinh tế mới và đang
phát triển.
- Lạm phát ở mức thấp đối với các nước phát triển và ở mức cao đối với
các nước đang phát triển
Giá nhiều mặt hàng đã giảm sau những biến động tài chính của thị
trường vào tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2010, kết qủa này đã gây nên sự suy
yếu trong nhu cầu của toàn cầu. Gần đây, giá cả hồi phục một phần trong quí
III/2010 cho thấy sự bất ổn tài chính đã được giảm bớt.
Áp lực lạm phát dự kiến trong nền kinh tế phát triển vẫn vào khoảng 1.25
% - 1.5% trong năm 2011. Ngược lại, trong các nền kinh tế mới và đang phát
triển, lạm phát ở mức 6.5 % trong năm 2010 khả năng sẽ giảm xuống 5 %
trong năm 2011.
- Rủi ro v
ề tài chính gây ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu đang là
vấn đề lớn
Trong thời gian tới, rủi ro chính là sự leo thang căng thẳng của tài chính
và sự lây lan của nó. Điều này có thể dẫn đến làm gia tăng chi phí quỹ và làm
yếu đi bảng cân đối ngân hàng và do đó một số ngân hàng sẽ thắt chặt hơn các
điều kiện cho vay, và tất yếu làm suy giảm kinh doanh và niềm tin của người
tiêu dùng, dẫn
đến sự thay đổi đột ngột trong tỷ giá hối đoái. Những rủi ro làm
cho tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển bị phức tạp hóa trong việc quản
lý kinh tế vĩ mô tại một số nền kinh tế lớn và đang phát triển nhanh ở Châu Á
và Châu Mỹ Latinh, trong đó phải đối mặt với nguy cơ phát triển quá nóng.
Tuy nhiên, điều chỉnh tài chính thành công là khó khăn và thường kèm
theo là không có sự tăng trưở
ng mạnh mẽ. Cải cách cơ cấu, đặc biệt tại các thị
trường sản phẩm và lao động, là cần thiết để nâng cao tiềm năng tăng trưởng và
khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, những nỗ lực cải cách thuế nên dành ưu tiên cho
các biện pháp khuyến khích đầu tư, bởi vì chính sách này ít có khả năng làm
17
giảm nhu cầu trong nước trong thời gian tới.
Tóm lại, nỗ lực của chính sách tham vọng và bổ sung là cần thiết để thúc
đẩy sự tăng trưởng toàn cầu trong trung hạn một cách bền vững, mạnh mẽ và
cân bằng là xu hướng chủ yếu trong nền kinh tế toàn cầu trong năm 2011 và
những năm tiếp theo.
1.1.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Việc tìm ra đúng nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng. Tuy
có nhiều quan điểm khác nhau về nhận định nguyên nhân của cuộc khủng
hoảng nhưng tựu trung lại đều xoay quanh các nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân thứ nhất, do chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách
mua nhà cho người có thu nhập thấp được duy trì quá lâu.
Cuối năm 2001, FED đã liên tục cắt giảm lãi suất xuống còn 1,75% và
đế
n năm 2002 xuống còn mức 1% và kéo dài suốt hai năm 2003 và 2004. Với
mức lãi suất thấp như vậy đã thúc đẩy việc mở rộng cho vay mua bất động
sản. Bên cạnh đó Luật tái đầu tư công cộng được chính quyền Bill Clinton sửa
đổi đã tập trung vào mục tiêu xã hội tức là giải quyết nhà cho người có thu
nhập thấp. Chính sách này đã khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo,
dân da màu được vay tiền một cách d
ễ dàng hơn. Điều luật này đã tăng sức ép
lên các ngân hàng, tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp vay tiền
mua nhà. Vậy là cầu về nhà đã tăng lên.
Chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách mua nhà cho người có thu
nhập thấp đã thúc đẩy mở rộng cho vay bất động sản. Cũng vì lãi suất cho vay
thấp, điều kiện cho vay dễ dàng hơn nên nhu cầu nhà tăng lên rất cao vì vậy
giá bất động sản được đẩy lên liên tục. Chỉ tính từ năm 2001 khi FED bắt đầu
giảm mạnh lãi suất đến năm 2005, giá nhà bình quân tại Mỹ đã tăng 54%. Với
hy vọng giá nhà còn tăng cao, chỉ cần mua và bán lại để trả nợ ngân hàng vẫn
có lãi, kết quả là người ta vẫn sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực
ra sao và khả năng trả nợ thế nào. Nhưng khi giá nhà giảm mạnh, khách hàng
không trả nợ được dẫn đến nợ xấu tăng nhanh và ngân hàng bị mất khả năng
thanh toán.
Bong bóng bất động sản càng phình to đã khiến thị trường nhà đất, thị
trường tín dụng Mỹ và nhiều quốc gia khác rơi vào tình trạng nguy kịch và sụp
đổ.Cho vay cầm cố dưới chuẩn gây ra những rối loạn trong hệ thống ngân
hàng Mỹ, lây lan theo hệ thống dây chuyền và từ đó bùng phát thành khủng
18
hoảng tài chính. Nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ đã sụp đổ, một số bị sáp nhập, một
số có nguy cơ thiếu hụt thanh khoản, một số phải xin viện trợ của Chính phủ.
Cho vay dưới chuẩn là hình thức cho vay phổ biến tại Mỹ, là khoản cho
vay chất lượng thấp, mức độ rủi ro cao. Để bù đắp rủi ro, các khoản vay chuẩn
là những khoản vay có lãi suất cao hoặc ng
ười đi vay phải chấp nhận vay theo
lãi suất ARM (Adjus table Rate Morttage) với lãi suất ban đầu thấp sau được
điều chỉnh lên ở những mức cao hơn. Vì vậy các khoản vay dưới chuẩn có lãi
cao hơn lãi suất thị trường và mức bù rủi ro này làm tăng thêm khó khăn tài
chính cho người vay, đặc biệt là khi lãi suất thị trường tăng.
Cho vay cầm cố dưới chuẩn là loại hình cho vay dưới chuẩn. Từ năm
2004 đến 2006, cho vay cầm c
ố phát triển rất nhanh, chiếm khoảng 21% tổng
các khoản cho vay cầm cố. Năm 2006, cho vay cầm cố dưới chuẩn đã lên đến
600 tỷ USD (bằng1/5 thị trường cho vay mua nhà ở Mỹ).
Lý do giải thích cho sự phát triển nhanh của cho vay cầm cố dưới chuẩn
là việc giá nhà tăng khiến nhà đất trở thành mảnh đất béo bở. Các nhà đầu cơ
địa ốc đổ vốn vào thị trường này để thu lợi. Giá nhà càng tă
ng cao, nhu cầu
vay tiền ngân hàng để mua nhà càng tăng cao, các ngân hàng cũng đẩy mạnh
cho vay mua nhà bởi nếu người vay không trả được nợ thì có thể bán nhà thế
chấp để thu hồi vốn và kiếm lời từ hoạt động cho vay. Sự phát triển của cho
vay dưới chuẩn cùng với sự bùng nổ thị trường nhà đất ở Mỹ là hệ quả của
việc giảm lãi suất xuống mức kỷ lục, các tiêu chuẩ
n cho vay nới lỏng và hội
chứng thích mua nhà của người dân Mỹ.
Cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ, trong đó những người đi vay cầm cố
dưới chuẩn bị phá sản với số lượng lớn đã gây thiệt hại cho người cho vay cầm
cố và làm giá nhà đất sụt giảm, đồng thời gây ra thất thoát khổng lồ cho những
định chế tài chính có dính đến cho vay cầm cố dưới chu
ẩn.
Khi lãi suất tăng lên và giá cả bất động sản giảm nhanh đã gây ra khó
khăn cho hoạt động cho vay cầm cố dưới chuẩn. Khủng hoảng trên thị trường
cho vay cầm cố dưới chuẩn đã xảy ra khi một loạt các vụ tịch thu tài sản trên
thị trường gia tăng ở Mỹ vào năm 2006 và lây lan thành khủng hoảng tài chính
toàn cầu vào tháng 7 năm 2007.
Những sai lầm của hệ thống ngân hàng Mỹ trong việ
c cấp tín dụng quá
dễ dãi, nhất là cấp tín dụng cho kinh doanh nhà đất đã châm ngòi nổ cho một
19
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong thời đại toàn cầu hoá, khi mà định
chế tài chính toàn cầu có mối quan hệ tín dụng đan xem nhau thì cuộc khủng
hoảng tài chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nhanh chóng lây lan sang
các nước khác.
Nguyên nhân thứ hai, do chứng khoán hoá các khoản vay trên thị
trường cho vay thế chấp bất động sản.
Các khoản vay dưới chuẩn, các khoản nợ khó đòi bất động sản được chứ
ng
khoán hoá và bán ra thị trường taì chính không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiều nước
khác. Các tổ chức tài chính đã gom các hợp đồng cho vay bất động sản làm tài
sản đảm bảo để phát hành ra thị trường thế giới với tên gọi “chứng khoán bảo
đảm bằng tài sản thế chấp” (Mortgage Backed Securities -MBS).
Do chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách mua nhà cho người có thu
nhập thấp đã thúc đẩy người dân vay tiền mua nhà, điều đó tạ
o thuận lợi cho
Fennie Mac và Freddie Mac (Hai công ty được chính phủ Mỹ bảo trợ) có
nhiệm vụ hỗ trợ thị trường cho vay thế chấp bằng cách mua lại các khoản vay
và chứng khoản hoá các khoản vay của các ngân hàng thương mại, biến các
khoản vay này thành các MBS, sau đó bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall.
Chính bản thân các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm cũng đánh giá
cao loại sản phẩm phái sinh này. Các MBS được các ngân hàng, công ty bảo
hiểm trên toàn thế
giới mua và không nhận thức được mức độ rủi ro do các
hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo là không đủ tiêu chuẩn. Thời
kỳ giá bất động sản lên cao, các chứng khoán có bất động sản thế chấp tăng
cao đã tạo điều kiện cho các ngân hàng đầu tư sinh lời lớn, do đó các ngân
hàng đầu tư lại càng lao vào. Vì thế mà thị trường bất động sản
đã trở thành
sân chơi mới cho các nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước.
Việc kinh doanh MBS rất phức tạp nên đã diễn ra gần như ngoài tầm
kiểm soát của Chính Phủ và với lòng tham, tính mạo hiểm đã làm nhiều nhà
đầu tư mù quáng. Còn các ngân hàng thương mại, có thể bán lại phần lớn các
khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS nên các ngân hàng
thương mại cũng mạo hiểm hơn trong việc cho vay mà rất coi nhẹ khả năng tr
ả
nợ của người vay.
Khi bong bóng bất động sản bị vỡ, các hợp đồng cho vay dưới chuẩn
không có khả năng thanh toán, giá trị bất động sản trượt dốc thảm hại, thấp
hơn các khoản nợ vay phải trả. Thị trường bất động sản hạ nhiệt một cách liên
20
tục, làm cho người đi vay vốn đã khó có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó
bán bất động sản để trả nợ hoặc phải bán với giá rất thấp. Hậu quả là một số
lớn các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo cho các MBS là nợ
khó đòi. Điều đó làm cho MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí
không còn mua bán
được, gây ảnh hưởng dây chuyền đến giá trị và tính thanh
khoản cho toàn bộ các MBS. Các ngân hàng, các nhà đầu tư đang nắm giữ các
MBS bị lỗ nặng, thậm chí mất khả năng thanh toán. Chính các công ty bảo
hiểm đã lao vào bảo hiểm quá nhiều cho các khoản vay được hình thành từ nợ
xấu nên việc bồi thường đã trở thành gánh nặng quá mức, làm cho tình hình
tài chính bị rối loạn.
Nhiều thị trường tài chính khác trên thế giới cũng bị
rung động theo bởi
nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới cũng đã đầu tư vào MBS.
Tóm lại, căn nguyên của khủng hoảng bắt nguồn từ sự vỡ nợ các khoản
cho vay cầm cố mua nhà dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ, sau đó đã lan ra
các tổ chức tài chính khác. Chính tính chất phức tạp của quá trình chứng
khoán hoá đã làm cho việc đánh giá các khoản nợ dưới chuẩn cùng quy mô bất
ổ
n đã trở thành một thách thức lớn, tạo ra một đặc tính chưa có tiền lệ trong
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nguyên nhân thứ ba, theo chúng tôi, đây là nguyên nhân cơ bản đó là
do việc buông lỏng quản lý, giám sát đối với hoạt động tài chính sự không
tách bạch của ngân hàng thương mại chuyên thực hiện những hoạt động cho
vay an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp vụ rủi ro cao
đã khuy
ến khích những hoạt động đầu cơ, tạo điều kiện cho xung đột mâu
thuẫn về lợi ích phát triển.
Cũng chính vì muốn vực dậy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, FED
đã duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Do đó tạo nên môi trường kinh doanh dễ
dãi, thúc đẩy với lãi suất thấp, sự dồi dào của thanh khoản và thiếu vắng các
tiêu chuẩn cho vay. Các tổ chức điề
u tiết như Uỷ ban chứng khoán Mỹ
(SEC)đã bị chỉ trích vì đã không giám sát tốt các ngân hàng đầu tư, các quỹ
đầu cơ và các công ty môi giới.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, những yêu cầu về minh bạch hoá,
năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước đã không bắt kịp với
những biến đổi sâu rộng của thị trường. Các sản phẩm chứng khoán hoá có tác
dụng tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, tạ
o điều kiện cho việc đi vay dễ