Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của tài nguyên nước dưới đất ở thành phố hồ chí minh, bình dương và đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.72 MB, 193 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam

Tác giả: KS. Phạm Văn Cương, CN. Đỗ Thị
Thanh Hoa, KS. Hà Quang Khải, KS. Nguyễn
Văn Năng, KS. Phan Ngọc Tuấn, ThS. Vũ Mạnh
Tùng, KS Đặng Văn Túc và nnk.

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÍNH
BỀN VỮNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỒNG NAI
(Mã số: TNMT.02.15)
CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

(Thủ trưởng, Ký tên đóng dấu)

TS. Ngơ Đức Chân

HÀ NỘI, NĂM 2012


i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU............................................................................ iii 
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA..........................................................................v 


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... vii 
TĨM TẮT.................................................................................................................... viii 
ABSTRACT .................................................................................................................. ix 
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI....................1 
1.1 - ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1 
1.1.1 - Ở nước ngoài ............................................................................................. 1 
1.1.2 - Ở trong nước ........................................................................................... 11 
1.2 - MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................13 
1.2.1 - Mục tiêu tổng quát................................................................................... 13 
1.2.2 - Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 13 
1.3 - CÁCH TIẾP CẬN ........................................................................................13 
Chương 2 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...............................................................................................................................15 
2.1 - PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................15 
2.1.1 - Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 15 
2.1.2 - Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 15 
2.1.3 - Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 16 
2.2 - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................16 
2.2.1 - Các nội dung nghiên cứu......................................................................... 16 
2.2.2 - Sản phẩm giao nộp .................................................................................. 16 
2.3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................16 
2.3.1 - Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 16 
2.3.2 - Phương pháp kế thừa............................................................................... 17 
2.3.3 - Phương pháp mơ hình NDĐ.................................................................... 18 
2.3.4 - Phương pháp giải tích truyền thống ........................................................ 23 
2.3.5 - Phương pháp phân tích, thống kê tổng hợp số liệu ................................. 24 
2.3.6 - Phương pháp lập bản đồ DRASTIC........................................................ 26 
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................30 
3.1 - TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN NDĐ VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG...................................................................................30 

3.1.1 - Đặc điểm địa hình và địa mạo................................................................. 30 
3.1.2 - Đặc điểm thổ nhưỡng .............................................................................. 31 
3.1.3 - Thảm thực vật.......................................................................................... 33 
3.1.4 - Đặc điểm khí hậu..................................................................................... 34 
3.1.5 - Đặc điểm thủy văn................................................................................... 35 
3.1.6 - Đặc điểm tài nguyên NDĐ ...................................................................... 40 
3.1.7 - Hiện trạng khai thác NDĐ....................................................................... 45 
3.2 - NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TÀI
NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT .....................................................................................48 
3.2.1 - Tổng quan về các chỉ số NDĐ ................................................................ 48 
3.2.2 - Chọn lựa các chỉ số NDĐ........................................................................ 50 
3.3 - NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH, XỬ LÝ, TỔNG HỢP VÀ THỐNG KÊ SỐ
LIỆU PHỤC VỤ TÍNH TỐN CÁC CHỈ SỐ NDĐ....................................................53 


ii
3.3.1 - Chỉ số lượng NDĐ trên đầu người .......................................................... 53 
3.3.2 - Chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập .............................................. 56 
3.3.3 - Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng ................................................... 58 
3.3.4 - Chỉ số nước cho sinh hoạt ....................................................................... 60 
3.3.5 - Chỉ số cạn kiệt NDĐ ............................................................................... 62 
3.3.6 - Chỉ số khả năng tổn thương NDĐ........................................................... 67 
3.4 - XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN NDĐ VÀ CÁC BẢN ĐỒ
PHÂN VÙNG CHỈ SỐ..................................................................................................70 
3.4.1 - Các bản đồ tài nguyên NDĐ ................................................................... 70 
3.4.2 - Các bản đồ chỉ số NDĐ........................................................................... 77 
3.5 - ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
THEO CÁC CHỈ SỐ .....................................................................................................95 
3.5.1 - Chỉ số lượng NDĐ trên đầu người .......................................................... 95 
3.5.2 - Chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập .............................................. 99 

3.5.3 - Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng ................................................. 103 
3.5.4 - Chỉ số nước cho sinh hoạt ..................................................................... 107 
3.5.5 - Chỉ số cạn kiệt NDĐ ............................................................................. 111 
3.5.6 - Chỉ số khả năng tổn thương NDĐ......................................................... 115 
3.5.7 - Đánh giá chung...................................................................................... 119 
3.6 - ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NDĐ THEO TỔNG HỢP
CÁC CHỈ SỐ ...............................................................................................................122 
3.6.1 - Điểm số đánh giá tính bền vững tài nguyên NDĐ ................................ 122 
3.6.2 - Đánh giá tính bền vững tài nguyên NDĐ ở TPHCM, Đổng Nai và Bình
Dương .......................................................................................................................... 123 
3.6.3 - Đánh giá chung...................................................................................... 127 
3.7 - ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................128 
3.7.1 - Sử dụng các chỉ số đánh giá tính bền vững tài nguyên NDĐ trong công
tác quản lý.................................................................................................................... 128 
3.7.2 - Áp dụng trong công tác quản lý tài nguyên NDĐ................................. 130 
3.7.3 - Quy trình thực hiện và quy chế thành lập các bản đồ chỉ số NDĐ ....... 132 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................136 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................139 
PHỤ LỤC 1 BÁO CÁO KINH TẾ .............................................................................143 


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1 - Kết quả tính chỉ số NDĐ cho các khu cấp nước (HRMU)............................8 
Bảng 1.2 - Thang đánh giá các chỉ số NDĐ ....................................................................8 
Bảng 2.1 - Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo từng giai đoạn (l/người/ngày) .........25 
Bảng 2.2 - Trọng số và khoảng giá trị ...........................................................................27 
Bảng 2.3. Khoảng giá trị và điểm số .............................................................................27 
Bảng 2.4 - Bảng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của đề tài ..............................29 

Bảng 3.1 - Bảng thống kê các loại đất và vùng phân bố (theo [26]).............................32 
Bảng 3.2 - Thời gian duy trì độ mặn 4 g/l ở ĐNB trong năm 2004 (theo [26])............38 
Bảng 3.3 - Trữ lượng tĩnh trọng lực và đàn hồi nhạt vùng nghiên cứu.........................42 
Bảng 3.4 - Thống kê lượng nước thấm xuyên giữa các tầng chứa nước vùng TPHCM
và lân cận (theo [2])...............................................................................................44 
Bảng 3.5 - Bảng thống kê trữ lượng động theo tỉnh/thành phố (theo [6]) ....................45 
Bảng 3.6 - Hiện trạng khai thác NDĐ ở TPHCM .........................................................45 
Bảng 3.7 - Số lượng cơng trình khai thác trong Đồng Nai............................................46 
Bảng 3.8 - Tổng lượng khai thác NDĐ trong tỉnh Đồng Nai........................................47 
Bảng 3.9 - Các cơng trình khai thác NDĐ ở Bình Dương ............................................48 
Bảng 3.10 - Lượng khai thác NDĐ ở Bình Dương .......................................................48 
Bảng 3.11 - Bộ chỉ số NDĐ và thang phân cấp từng chỉ số..........................................50 
Bảng 3.12 - Thống kê giá trị tổng tiềm năng NDĐ có thể hồi phục theo quận/huyện/thị
xã ...........................................................................................................................54 
Bảng 3.13 - Thống kê dân số theo quận/huyện/thị xã ...................................................55 
Bảng 3.14 - Tổng lượng nước thốt ra ngồi hệ thống NDĐ hàng năm .......................56 
Bảng 3.15 - Thống kê giá trị tổng lượng bổ cập cho NDĐ hàng năm

theo

quận/huyện/thị xã ..................................................................................................57 
Bảng 3.16 - Tổng lượng khai thác NDĐ từ các cơng trình khai thác............................59 
Bảng 3.17 - Tổng tài nguyên của NDĐ có thể khai thác...............................................59 
Bảng 3.18 - Thống kê nhu cầu sử dụng nước uống theo quận/huyện/thị xã.................61 
Bảng 3.19 - Tổng lượng NDĐ dùng cho sinh hoạt .......................................................61 
Bảng 3.20 - Thống kê các lỗ khoan quan trắc và số liệu vận tốc suy giảm mực nước .63 


iv
Bảng 3.21 - Thống kê diện tích các vùng có vận tốc mực nước hạ thấp khác nhau theo

quận/huyện/thị xã ..................................................................................................66 
Bảng 3.22 - Số liệu thống kê diện tích các vùng có mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn NDĐ
khác nhau theo quận/huyện/thị xã .........................................................................69 
Bảng 3.23 - Kết quả tính tốn Chỉ số lượng NDĐ trên đầu người theo quận/huyện/thị
xã ...........................................................................................................................78 
Bảng 3.24 - Kết quả tính tốn chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập theo
quận/huyện/thị xã ..................................................................................................79 
Bảng 3.25 - Kết quả tính tốn chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập theo
quận/huyện/thị xã ..................................................................................................80 
Bảng 3.26 - Kết quả tính tốn chỉ số nước cho sinh hoạt theo quận/huyện/thị xã ........82 
Bảng 3.27 - Kết quả tính tốn chỉ số cạn kiệt NDĐ theo quận/huyện/thị xã ................84 
Bảng 3.28 - Kết quả tính tốn chỉ số khả năng tổn thương NDĐ theo quận/huyện/thị
xã ...........................................................................................................................85 
Bảng 3.29 - Tổng hợp các chỉ số NDĐ theo quận/huyện/thị xã..................................119 
Bảng 3.30 - Số lượng huyện/thị/thành phố tương ứng từng chỉ số NDĐ đối với từng
địa phương ...........................................................................................................122 
Bảng 3.31 - Điểm số và trọng số đánh giá tính bền vững tài nguyên NDĐ................123 
Bảng 3.32 - Đánh giá tính bền vững NDĐ theo các chỉ số .........................................124 
Bảng 3.33 - Kết quả đánh giá tỉnh bền vững tỉnh Bình Dương...................................125 
Bảng 3.34 - Kết quả đánh giá tỉnh bền vững tỉnh Đồng Nai.......................................126 
Bảng 3.35 - Kết quả đánh giá tỉnh bền vững ở TPHCM .............................................127 
Bảng 3.36 - Tiêu chí đánh giá tính bền vững các chỉ số NDĐ của tài nguyên NDĐ và
màu thể hiện trên bản đồ .....................................................................................135 


v

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1 - Bản đồ chỉ số thứ 1 (tỉ lệ cung cấp NDĐ cho cộng đồng ở Bang São Paulo)7 
Hình 1.2 - Bản đồ các khu vực lượng khai thác khác nhau so với tổng lượng bổ cập..10 

Hình 1.3 - Bản đồ các khu vực có tỷ lệ khai thác NDĐ so với trữ lượng khai thác tiềm
năng khác nhau ......................................................................................................10 
Hình 2.1 - Bản đồ hành chính vùng nghiên cứu............................................................15 
Hình 2.2 - Ơ lưới và các loại ơ lưới trong mơ hình .......................................................19 
Hình 2.3 - Ơ lưới i,j,k và 6 ơ bên cạnh ..........................................................................20 
Hình 2.4 - Sơ đồ bước giải theo phương pháp lặp trong mơ hình.................................21 
Hình 3.1 - Bản đồ phân bố loại đất vùng nghiên cứu (theo [26]) .................................33 
Hình 3.2 - Bản đồ thảm phủ thực vật vùng nghiên cứu (theo [26]) ..............................33 
Hình 3.3 - Bản đồ đẳng trị mưa trung bình nhiều năm (theo [26]) ...............................34 
Hình 3.4 - Mực nước tại các tầng chứa nước ở Tân Biên (theo [4]) .............................35 
Hình 3.5 - Mực nước tại các tầng chứa nước ở Nhơn Trạch (theo [4]) ........................35 
Hình 3.6 - Mực nước tại các tầng chứa nước ở Cần Giờ (theo [4]) ..............................35 
Hình 3.7 - Mực nước sông Vàm Cỏ Tây và các tầng chứa nước tại trạm Q 022 Thạnh Hóa (theo [4]) .............................................................................................36 
Hình 3.8 - Mực nước sơng Sài Gịn và mực nước tầngchứa nước tại trạm Q002 - Củ
Chi (theo [2]) .........................................................................................................37 
Hình 3.9 - Mực nước sơng Sài Gịn (Củ Chi) và mực nước biển (Vũng Tàu)..............40 
Hình 3.10 - Phân tầng địa chất thủy văn vùng lưu vực sông Sài Gịn [7].....................40 
Hình 3.11 - Mặt cắt tượng trưng (phi tỷ lệ) mô phỏng cấu trúc không gian của hệ thống
NDĐ ở lưu vực sơng Sài Gịn (theo [5]) ...............................................................41 
Hình 3.12 - Ranh mặn M = 1g/l các tầng chứa nước ....................................................43 
Hình 3.13 - Dao động mực ở các tầng chứa nước khác nhau (theo [5]) .......................44 
Hình 3.14 - Sơ đồ các vùng tính cân bằng NDĐ (Zone Budget) ..................................55 
Hình 3.15 - Bản đồ các phân vùng cạn kiệt nguồn NDĐ..............................................66 
Hình 3.16 - Bản đồ DRASTIC vùng nghiên cứu ..........................................................69 
Hình 3.17 - Bản đồ tài nguyên nước tỉ lệ 1:100.000 tỉnh Bình Dương (đã lược bỏ một
số thơng tin) ...........................................................................................................74 


vi
Hình 3.18 - Bản đồ tài nguyên nước tỉ lệ 1:100.000 tỉnh Đồng Nai (đã lược bỏ bớt một

số thông tin) ...........................................................................................................75 
Hình 3.19 - Bản đồ tài nguyên nước tỉ lệ 1:100.000 TPHCM (đã lược bỏ bớt một số
thơng tin)................................................................................................................76 
Hình 3.20 - Bản đồ tổng lượng NDĐ trên đầu người....................................................89 
Hình 3.21 - Bản đồ chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập......................................90 
Hình 3.22 - Bản đồ chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng...........................................91 
Hình 3.23 - Bản đồ chỉ số nước cho sinh hoạt ..............................................................92 
Hình 3.24 - Bản đồ chỉ số cạn kiệt NDĐ.......................................................................93 
Hình 3.25 - Bản đồ chỉ số khả năng tổn thương NDĐ ..................................................94 
Hình 3.26 - Giá trị Chỉ số lượng NDĐ trên đầu người tồn vùng và các tỉnh/thành ....95 
Hình 3.27 - Chỉ số lượng NDĐ trên đầu người theo quận/huyện/thị xã .......................98 
Hình 3.28 - Giá trị Chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập tồn vùng và các
tỉnh/thành ...............................................................................................................99 
Hình 3.29 - Chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập theo quận/huyện/thị xã .........102 
Hình 3.30 - Giá trị Chỉ số sử dụng NDĐ tồn vùng và các tỉnh/thành .......................103 
Hình 3.31 - Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng theo quận/huyện/thị xã...............106 
Hình 3.32 - Giá trị Chỉ số nước cho sinh hoạt tồn vùng và các tỉnh/thành ...............107 
Hình 3.33 - Chỉ số nước cho sinh hoạt theo quận/huyện/thị xã ..................................110 
Hình 3.34 - Giá trị Chỉ số cạn kiệt NDĐ tồn vùng và các tỉnh/thành .......................111 
Hình 3.35 - Chỉ số cạn kiệt NDĐ theo quận/huyện/thị xã ..........................................114 
Hình 3.36 - Giá trị Chỉ số khả năng tổn thương NDĐ toàn vùng và các tỉnh/thành...115 
Hình 3.37 - Chỉ số khả năng tổn thương NDĐ ở TPHCM..........................................118 
Hình 3.38 - Đồ thị so sánh giá trị điểm số cho từng địa phương ................................124 
Hình 3.39 - Bản đồ đánh giá tổng hợp các chỉ số bền vững tài nguyên NDĐ toàn vùng
nghiên cứu ...........................................................................................................128 


vii

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BSNT

Bổ sung nhân tạo

CBNDĐ

Cân bằng nước dưới đất

ĐBNB

Đồng bằng Nam bộ

ĐCTV

Địa chất thuỷ văn

ĐNB

Đông Nam bộ

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp

IAEA

Tổ chức Nguyên tử năng Quốc tế

IAH


Hiệp hội các nhà ĐCTV Quốc tế

IHP

Chương trình Thủy văn Quốc tế

IGRAC

Trung tâm đánh giá nguồn NDĐ Quốc tế

NDĐ

Nước dưới đất

TNB

Tây Nam bộ

TP.

Thành phố

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tỉnh BR - VT

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


TX.

Thị xã

IHP

Chương trình thuỷ văn quốc tế

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
hiệp quốc

WWAP

Chương trình đánh giá nước thế giới

WWDR

Tổ chức Phát triển nguồn nước thế giới

[1], [2],...

Số hiệu tài liệu tham khảo


viii

TĨM TẮT
TPHCM, Đồng Nai và Bình Dương là 3 tỉnh/thành đóng một vai trị hết sức

quan trọng của Vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Đây là những nơi có mức độ phát
triển kinh tế - xã hội cao và là nơi thu hút nguồn nhân lực trên khắp mọi miền đất
nước. Do có điều tự nhiên thuận lợi, nên lượng khai thác NDĐ ngày càng gia tăng
nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. Điều này đã làm cho tài nguyên NDĐ một số
nơi đã có dấu hiệu cạn kiệt. Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của tài nguyên
nước dưới đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương” đã tiếp cận
hướng nghiên cứu các chỉ số NDĐ nhằm đánh giá tính bền vững do khai thác NDĐ
trong vùng với ba mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu ứng dụng bộ chỉ số NDĐ đang áp dụng phổ biến trên thế giới.
- Đánh giá tính bền vững tài nguyên NDĐ cho TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương
và Đồng Nai theo các chỉ số NDĐ.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình thực hiện và quy chế thành lập các bản đồ chỉ
số đánh giá tài nguyên nước.
Kết quả của đề tài đã chọn lựa, nghiên cứu và tính tốn xác định được 6 chỉ số
NDĐ thích hợp trong điều kiện Việt Nam và vận dụng trong đánh giá tính bền vững do
khai thác NDĐ. Thông qua các nghiên cứu, bước đầu đề tài cũng đã đề xuất được quy
trình thực hiện các bản đồ chỉ số NDĐ và hướng dẫn phương pháp kỹ thuật tính tốn.


ix

ABSTRACT
Hochiminh City, Dong Nai and Binh Dung provinces play the most important
role in the Southern Focal Economical Zone. These localities have highly developped
socio-economical conditions and attract labor forces from all corners of the Country.
Due to favorable natural conditions, groundwater exploitation has been increased for
social demands. This has caused sign of depletion to groundwater resources at some
places. Thesis: “Study and assessment of groundwater resources sustainability in
Hochiminh City, Dong Nai and Binh Duong provinces”has its studying approach to
groundwater indicators for the aim at assessing sustainability of groundwater due to

exploitation. The thesis has 3 concrete purposes:
- Application study of groundwater indicator set that is widely aplied
worldwide.
- Assessment of groundwater resources sustainability for Hochiminh City, Binh
Dong and Dong Nai provinces in accordance with groundwater indicators.
- Study of establishment of implementation procedure and regulations for
setting up groundwater assessment indicator maps.
The thesis had studie, selected, calculated and defined 6 groundwater indicators
applicable to Vietnam conditions, and applied the results in assessing sustainability
due to groundwater exploitation. Thanks to the study, the thesis has recommended an
implementation procedure of groundwater indicator maps and guidelines for
calculation techniques.


1
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1 - Ở nước ngồi
Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP) và Chương trình Đánh giá Nước Thế
giới (WWAP) thì tài ngun NDĐ đóng vai trị quan trọng trong đánh giá tổng hợp tài
nguyên nước trên thế giới. Do đó, phạm vi nghiên cứu phải được xem xét mở rộng như
sau:
- NDĐ cần được nghiên cứu trong khơng gian rộng hơn bao trùm cả chu trình
thủy văn và các tầng chứa nước. Lúc đó NDĐ sẽ là một thành phần có ý nghĩa quan
trọng của lưu vực sông và các bồn chứa.
- NDĐ cần được nghiên cứu trong bối cảnh rộng lớn hơn bao hàm các điều kiện
kinh tế, xã hội và sinh thái. Đặc biệt là các nhân tố liên quan đến việc sử dụng và chịu
những hậu quả của việc sử dụng NDĐ.

Trong tự nhiên, NDĐ là một yếu tố quan trọng trong nhiều q trình địa chất và
thủy địa hóa. NDĐ cũng có một chức năng sinh thái, thốt nước để duy trì dịng chảy
cho các suối, sơng, hồ và các vùng đất ngập nước. Sử dụng NDĐ đã tăng đáng kể
trong những thập kỷ gần đây do xuất hiện rộng rãi của nó, chủ yếu là chất lượng tốt,
độ tin cậy cao trong thời gian hạn hán và giá thành thấp.
Hiện nay, với tỷ lệ khai thác trên toàn cầu 600-700 km3/năm (Zektser và
Everett, 2004), thì NDĐ là ngun liệu thơ bị khai thác nhiều nhất trên thế giới. NDĐ
là nguồn nước uống quan trọng và an toàn nhất tại các vùng nông thôn của các nước
đang phát triển, trong vùng khô hạn và bán khô hạn hoặc các đảo. NDĐ cũng là nguồn
cung cấp nước chính trong một số thành phố lớn (ví dụ như Mexico City, Sao Paulo,
Bangkok) và cung cấp gần 70% nguồn cung cấp nước tập trung ở các nước Liên minh
châu Âu.
Tuy nhiên, do việc quản lý, kiểm soát việc khai thác và bảo vệ nguồn NDĐ
chưa triệt để nên đã dẫn đến việc suy thoái nguồn NDĐ tại nhiều nơi. Q trình khai
thác có thể ảnh hưởng đến nguồn cấp, dòng chảy, mực nước, trữ lượng, đến quan hệ


2
nước mặt và NDĐ, các vùng đất ngập nước và có thể làm sụt lún mặt đất. Suy thối
chất lượng NDĐ do khai thác nhiều và làm ô nhiễm nguồn NDĐ đã được ghi nhận ở
nhiều nước. Thường xuyên nhất là sự xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ven biển,
dòng chảy lên/xuống của nước chất lượng kém vào tầng chứa nước đang khai thác,
dòng chảy nước nhiễm bẩn từ hệ thống thủy lợi vào tầng chứa nước nông. NDĐ dễ bị
tổn thương do tác động của con người được ghi nhận là vấn đề toàn cầu liên quan đến
sức khỏe, kinh tế và các vấn đề sinh thái.
Phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo vệ môi trường là một q trình tổng
hợp và tồn diện. Các giải pháp thường liên quan đến chính sách, quy hoạch, quản lý
nước và phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu chính của quản lý tổng hợp là để đảm bảo
về số lượng, chất lượng, an toàn và bền vững của NDĐ. Lúc này NDĐ được xem như
là:

- Nguồn nước chiến lược cho cuộc sống (để uống và các mục đích vệ sinh khác)
và phát triển kinh tế (nơng nghiệp, công nghiệp).
- Thành phần quan trọng của hệ sinh thái.
Căn cứ vào chương trình giám sát, đánh giá và quản lý bền vững tài nguyên
NDĐ, các chỉ số NDĐ sẽ cung cấp thơng tin tóm tắt về hiện trạng và xu hướng trong
các hệ thống NDĐ. Như vậy, các chỉ số NDĐ cịn giúp phân tích quy mơ ảnh hưởng
của các quá trình tự nhiên và tác động của con người lên hệ thống NDĐ trong không
gian và theo thời gian.
Các chuyên gia UNESCO, IAEA và IAH đã thành lập một nhóm xây dựng một
bộ chỉ số NDĐ sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề được nêu trong Báo cáo Phát
triển Nước Thế giới (WWDR) xuất bản trong lần đầu tiên. Các chỉ số đề xuất trong
báo cáo này đã được sự đồng thuận của nhiều người vì tính tốn đơn giản nhưng có cơ
sở khoa học và phù hợp với các chính sách phát triển xã hội. Các Hội nghị mở rộng
của Liên hợp quốc về phát triển chỉ số tại Rome (FAO - 2002), Paris (UNESCO 2004) và Hội nghị WG về chỉ số NDĐ tại Paris (UNESCO - 2002), Vienna (IAEA 2003), Paris (UNESCO - 2004) và Utrecht (IGRAC - 2004) đã thống nhất cách tiếp
cận là phải có sự cân bằng giữa khoa học và chính sách trong việc phát triển các chỉ số
NDĐ.


3
Từ những năm đầu của thập kỷ 1960, người ta đã có những nỗ lực được tiến
hành để phát triển một bộ chỉ số và chú dẫn đối với các nguồn tài nguyên nước. Sau đó
là các tổ chức IHP, FAO, IAEA và UNEP đã cho ra đời một số hướng dẫn quan trọng
về phương pháp luận phát triển chỉ số. Trong bối cảnh đó, WWAP đã được giao nhiệm
vụ để lựa chọn các chỉ số và thông qua một phương pháp luận đẩy mạnh việc phát
triển chỉ số bằng cách học hỏi từ các sáng kiến trước đây.
Đến nay, UNESCO đã đúc kết được một danh sách khoảng 100 chỉ số có liên
quan đến NDĐ, trong đó mỗi chỉ số sẽ mơ tả một khía cạnh hay một q trình của hệ
thống NDĐ liên quan cả về số lượng và chất lượng.
Các chỉ số NDĐ có thể được kết hợp thành bộ chỉ số, nhằm cung cấp những
thông tin đơn giản cho mục tiêu lập kế hoạch và quản lý NDĐ với những khía cạnh

liên quan đến chính sách và quản lý tài nguyên NDĐ. Các chỉ số này được xác định
dựa trên dữ liệu đo lường và quan sát được về hệ thống NDĐ. Các chỉ số NDĐ sẽ cung
cấp thông tin về số lượng, chất lượng NDĐ (hiện trạng và xu hướng), xã hội (những
vấn đề ảnh hưởng, khai thác và sử dụng NDĐ), kinh tế (các yêu cầu về khai thác, bảo
vệ và xử lý NDĐ) và môi trường (dễ bị tổn thương, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn NDĐ).
Đây là một hướng nghiên cứu mới về tài nguyên NDĐ nhằm hỗ trợ cho công
tác quản lý và khai thác bền vững NDĐ. Việc nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng những
chỉ số phù hợp với vùng nghiên cứu, sau này nhân rộng ra là phương pháp ít tốn kém
và hiệu quả cao. Có thể xem đây là phương pháp tốt nhất và mất thời gian ít nhất để có
những hiệu quả tốt.
Một số nghiên cứu áp dụng chỉ số NDĐ ở các nước:
Tại Tây Ban Nha: Vùng Sierra de Estepa nằm về phía nam của Tây Ban Nha
(trung tâm của Andalusia - tỉnh Seville) thuộc lưu vực sơng Guadalquivir đã được thực
hiện nghiên cứu và tính tốn các chỉ số NDĐ trong diện tích khoảng 30km2 ở độ cao từ
500 đến 845m. Dân số tại đây khoảng là 50.000 người, sống bằng nông trại và trồng
ôliu.
Tầng chứa nước nghiên cứu được cấu tạo bởi đá vôi có diện tích lộ trên mặt đất
là 24km2, thường được bổ cập bởi lượng mưa hàng năm và thoát ra các sơng suối
chung quanh. Nước có hàm lượng bicarbonate và canxi khác cao. Hiện đang được sử


4
dụng cho cả cấp nước đô thị và nông nghiệp. Hệ thống quan trắc động thái NDĐ đã
được thực hiện từ những năm 1970. Các chỉ số bền vững được đánh giá như sau:
- Chỉ số lượng bổ cập/tổng lượng khai thác có giá trị dao động từ 52 (mùa khơ)
đến 208 (mùa mưa), với giá trị trung bình của 114. Vì vậy, việc sử dụng nguồn NDĐ
bền vững khơng chỉ trong mùa khô.
- Chỉ số tổng số khai thác/trữ lượng tĩnh cho thấy chỉ đảm bảo tính bền vững
khi khai thác 0,017km3 nước trong thời gian không quá 3,3 năm, (trong trường hợp
này chỉ số này có giá trị là 100).

- Chỉ số sự thay đổi trữ lượng tĩnh: các số liệu quan trắc cho thấy khơng có dấu
hiệu nào chỉ ra của sự suy giảm tài nguyên nước ngầm.
- Chỉ số mức độ bị tổn thương: chỉ số này được đánh giá theo phương pháp
DRASTIC và GOD. Kết quả cho thấy mức độ tổn thương tầng chứa nước khá cao.
- Chỉ số chất lượng NDĐ: chỉ số này cho thấy NDĐ có chất lượng lượng đáp
ứng được các tiêu chuẩn nước uống. Tuy nhiên, các chỉ số cũng chỉ ra cho thấy nguy
cơ tiềm ẩn của ô nhiễm nitrate và ơ nhiễm nhẹ đối với chlorur, natri.
Tích hợp của tất cả các chỉ số cho thấy NDĐ đã được sử dụng bền vững về cả
chất lượng lẫn số lượng. Tình trạng khơng bền vững chỉ xảy ra trong giai đoạn mùa
khô (khi lượng mưa bổ cập nhỏ hơn 20%) hoặc khi trữ lượng tĩnh bị khai thác trong
thời gian kéo dài 3 năm. Về chất lượng, có xu hướng tăng mức độ ơ nhiễm của nitrate,
do đó cần được kiểm sốt. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác là khi gia tăng
lượng khai NDĐ sẽ dẫn tới mối nguy hiểm ô nhiễm chlorur natri trong khu vực ven
biển Keuper (xâm nhập mặn).
Việc nghiên cứu các chỉ số khá đầy đủ và phù hợp với điều kiện tự nhiên của hệ
thống NDĐ nên có tính thuyết phục cao. Thành công đáng kể của nghiên cứu này là
được đầu tư hồn chỉnh nên có bộ số liệu tốt. Đây là hướng nghiên cứu khá phù hợp
mục tiêu nghiên cứu của đề tài và sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị.
Tại Phần Lan, lượng NDĐ đóng góp trên 60% lượng nước sử dụng trong cộng
đồng vì vậy chất lượng nước được quan tâm hàng đầu. Phương pháp xử lý được bắt
buộc sử dụng tại các nhà máy xử lý nước NDĐ ở Bắc Ostrobothnia, Kainuu và trung
tâm Phần Lan. Việc phân loại các phương pháp trở thành đơn giản với việc chỉ ra được
các yêu cầu xử lý. Kết quả phân loại phương pháp xử lý cho thấy 28,9% lượng nước


5
khơng địi hỏi bất kỳ biện pháp xử lý nào, 63,3% lượng nước- bằng các phương pháp
xử lý đơn giản, 7,5% lượng nước địi hỏi có phương pháp xử lý cụ thể và 0,2% chưa
đề xuất được phương pháp xử lý.
Để có được các quyết định trên, ở Phần Lan đã tiến hành đánh giá các chỉ số

NDĐ sau:
- Chỉ s 1:

Tổng tài nguyên NDĐ có thể hồi phục
Tổng dân số

- Ch s 2:

Tổng lợng khai thác NDĐ
ì 100%
Tổng lợng bổ cập cho NDĐ

- Ch s 3:

Tổng lợng khai thác NDĐ
ì 100%
Trữ lợng NDĐ

- Ch s 4:

Tổng lợng khai thác NDĐ cho ăn uống
ì 100%
Tổng lợng nớc cho ăn uống

- Chỉ số 5: chỉ số về tổn thương NDĐ
- Chỉ s 6:

Tổng diện tích có vấn đề ô nhiễm
ì 100%
Tổng diƯn tÝch vïng nghiªn cøu


Chỉ số thứ 2 có giá trị 1,2% và thứ 3 có giá trị 10,3%, điều này cho thấy tính
bền vững cao của tài nguyên NDĐ và có khả năng gia tăng lượng khai thác nhiều nơi.
Chỉ số cạn kiệt NDĐ được thực hiện dựa theo cách xây dựng bản đồ DRASTIC
nhưng chỉ xét đến 4 thành phần là: môi trường lớp phủ, chiều sâu tới mực nước ngầm,
loại thạch học của đới chưa bảo hòa và môi trường chứa nước. Khu vực dễ bị tổn
thương nhất là sườn núi của Eske có có độ sâu mực nước lớn nhất nhưng môi trường
lớp thuận lợi cho q trình ơ nhiễm xảy ra.
Chi số thứ 6 được xem xét là độ pH, độ dẫn điện và nồng độ sắt, mangan,
florua, clorua và nitrat. Nồng độ asen, selen và magiê sulfat do khơng thường xun
phân tích nên khơng được coi là chỉ số chất lượng này. Giá trị của chỉ số này là 74%.
Hướng nghiên cứu khá phù hợp với đề tài, tuy nhiên phương pháp tính tốn
khơng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nên đây chỉ là tài liệu tham khảo.
Tại Brazil: Bang Sao Paulo được cấu tạo bởi hai vùng ĐCTV gổm: i) vùng
ĐCTV các trầm tích sơng Volcano Parana, trong đó bao gồm các hệ tầng Bauru, Serra
Geral và Guarani và ii) vùng ĐCTV Tubarão Massif ở phía Đơng và Đơng Nam, trong


6
đó bao gồm các hệ tầng Shoreline, Taubaté, Sao Paulo và các tầng chứa nước Tiền
Cambri.
Bang Sao Paulo có diện tích 248.209 km2 có dân số đơng nhất Brazil (khoảng
37 triệu người). Trong 645 khu vực khác nhau đã được NDĐ đã cung cấp từ 70 100% nhu cầu sử dụng. Mặc dù tài nguyên NDĐ đảm nhiệm một vai trị quan trọng
như vậy nhưng lại rất ít được quan tâm để bảo vệ.
Do hạn chế hiểu biết về bổ cập của các tầng chứa nước, trữ lượng khai thác và
thực tế khai thác đã ngăn cản tiến trình xây dựng các chính sách phù hợp cho việc
quản lý bền vững nguồn tài nguyên này. Một số địa phương đang phát triển mạnh mẽ
nhưng lại bị han chế khai thác vì đã cho rằng lượng khai thác đã vượt mức cho phép.
Tương tự như vậy, một số trường hợp được biết ô nhiễm rất nhỏ nhung cũng bị hạn
chế khai thác.

Các chỉ số sẽ được trình bày theo thứ tự để vẽ một bức tranh về tình hình tài
nguyên nước NDĐ trong 22 đơn vị quản lý tài nguyên nước (liên quan đến lưu vực
chính của Bang Sao Paulo). Điều này nhằm mục đích xác định những vấn đề về tiềm
năng trong hiện tại và tương lai liên quan đến nguồn tài nguyên này. Bộ chỉ số NDĐ
được đề nghị nghiên cứu gồm 6 chỉ số:
Nhóm các chỉ số NDĐ quan trng:
- Ch s 1:

Số ngời sử dụng NDĐ
ì 100%
Tổng dân số

- Ch s 2:

Tổng lợng khai thác NDĐ
ì 100%
Tổng nhu cÇu n−íc

Nhóm chỉ số NDĐ liên quan đến khai thỏc:
- Ch s 3:

Tổng tài nguyên NDĐ có thể hồi phục
Tổng dân số

- Ch s 4:

Tổng lợng khai thác NDĐ
ì 100%
Trữ lợng NDĐ


Nhúm cỏc ch s v cht lng ND
- Ch s 5:

Tổng diện tích dễ bị tổn thơng do « nhiƠm
× 100%
Tỉng diƯn tÝch

- Chỉ số 6:

Tỉng diƯn tÝch có vấn đề chất lợng về chất lợng NDĐ
ì 100%
Tổng diÖn tÝch


7
NDĐ ở Bang Sao Paulo có tầm quan trọng rất đáng kể và có thể được đánh giá
bằng các chỉ số 1 và 2. Liên quan để cung cấp công cộng (chỉ số 1), người ta quan sát
thấy rằng 9 khu vực cao (hơn 50% dân số được cung cấp bởi nước ngầm), 6 khu vực
trung bình (49 đến 25% dân số được cung cấp bởi nước ngầm), và 7 khu vực thấp
(dưới 24% dân số được cung cấp bởi nước ngầm).

Hình 1.1 - Bản đồ chỉ số thứ 1 (tỉ lệ cung cấp NDĐ cho cộng đồng ở Bang São Paulo)
Xem xét việc cung cấp nước ngầm cho bất kỳ mục đích nào (chỉ số 2), sự phụ
thuộc vào nước ngầm phản ánh nhỏ hơn. Chỉ có một khu vực (miền trung của
Parananema) rơi vào loại cao, còn lại có 3 khu vực trung bình và 18 khu vực thấp.
Vấn để khai thác NDĐ được đánh giá thông qua các chỉ số 3 và 4. Chỉ số 4 chỉ
ra rằng tài ngun NDĐ vẫn dồi dào và cịn có thể tiếp tục khai thác lớn tại hầu hết các
khu vực. Tuy nhiên ở khu vực Tietê Upper và các lưu vực Pardo cho thấy sẽ có sự
khai thác quá mức và cần được quan tâm đặc biệt do chỉ số 3 thấp.
Chỉ số 5 đã chỉ ra 6 chỉ ra các khu vực cần được xem xét một cách cẩn thận do

hiện diện nhiều bãi thải nằm gần các khu bổ cập của tầng chứa nước triển vọng
Guarani. Đối với chất lượng nước ngầm tự nhiên, chỉ số 6 chỉ ra chất lượng tuyệt vời
của nó nói chung, mặc dù nó cũng biểu thị rằng một số khu vực nhỏ (Sao Jose dos
Dourados, Turvo/Grande, và Piracicaba/Capivari Jundiai) cần xem xét đặc biệt.


8
Bảng 1.1 - Kết quả tính chỉ số NDĐ cho các khu cấp nước (HRMU)

Nghiên cứu các chỉ số NDĐ ở Bang Sao Paulo rất phù hợp với hướng nghiên
cứu của đề tài. Các chỉ số được áp dụng gần giống bộ chỉ số đã được đề tài chọn lựa.
Vì vậy, đây là tài liệu sẽ được tham khảo sử dụng, đặc biệt là thang phân chia đánh giá
các mức độ khác nhau của từng chỉ số.
Bảng 1.2 - Thang đánh giá các chỉ số NDĐ

Ở Nam Phi: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước và Lâm nghiệp đã yêu cầu tiến
hành phân loại tất cả các nguồn nước ý nghĩa. Phân loại này cho phép đề xuất được


9
các biện pháp phù hợp ngằm bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên và thiết lập các
hướng dẫn về mục tiêu chất lượng của từng nguồn nước. Bước đầu tiên trong việc thực
hiện biện pháp phát triển nguồn nước là thiết lập một hệ thống phân loại (Chương 3
Phần 1, mục 12 của Luật Nước Quốc gia).
Chỉ số NDĐ được coi là một cơng cụ hữu ích trong việc hình dung về nhiều
khía cạnh khác nhau của quản lý tài nguyên nước. Các chỉ số này đã nhấn mạnh tình
trạng phát triển, mức độ căng thẳng và các khía cạnh khác liên quan đến tình trạng của
hệ thống NDĐ và hỗ trợ đáng kể cho các giải pháp cung cấp nước bền vững. Chỉ số
NDĐ tại Nam Phi được nghiên cứu dựa trên cơ sở bộ bản đồ liên quan tài nguyên
NDĐ tỉ lệ 1:50.000, bao gồm:

- Chỉ số 1:

Tổng lợng NDĐ có thể hồi phục
Tổng dân số

- Ch s 2:

Tổng lợng khai thác NDĐ
ì 100%
Tổng lợng bổ cập NDĐ

- Ch s 3:

Tổng lợng khai thác NDĐ
ì 100%
Trữ lợng khai thác tiềm năng NDĐ

Kt qu tớnh toỏn cho thy chỉ số 1 có giá trị 261m3/ngày/người, điều này chỉ ra
rằng tiềm năng của NDĐ không cao. Tuy nhiên, do nhiều nơi một lượng đáng kể thốt
ra sơng suối để duy trì dịng chảy và thốt ra các quốc gia chung quanh.
Chỉ số 2 được xác định trung bình cho cả nước là 5,8%, điều này có nghĩa là so
tổng lượng bổ cập cho NDĐ thì lượng khai thác hiện nay cịn rất thấp. Như vậy, có thể
tiếp tục phát triển khai thác sử dụng ở nhiều nơi với mức độ cao hơn.
Chỉ số 3 được xác định trung bình cho cả nước là 17,1%, điều này có nghĩa là
so với trữ lượng tiềm năng của NDĐ thì tổng lượng khai thác NDĐ cịn rất thấp và có
thể phát triển khai thác thêm ở nhiều nơi.
Kết quả đã giúp các nhà quản lý, quy hoạch và khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên NDĐ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.



10

Hình 1.2 - Bản đồ các khu vực lượng khai thác khác nhau so với tổng lượng bổ cập

Hình 1.3 - Bản đồ các khu vực có tỷ lệ khai thác NDĐ so với trữ lượng khai thác tiềm
năng khác nhau
Nghiên cứu đánh giá chỉ số NDĐ hiện đang được quan tâm nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt trong vùng bán khơ hạn. Các chỉ số này ngồi việc giúp cho việc định
lượng tiềm năng nguồn nước (các chỉ số quan trọng) mà cịn chỉ ra được tình trạng
khai thác sử dụng nguồn NDĐ (các chỉ số khai thác NDĐ) và các khu vực có đang bị
suy thối, cạn kiệt nguồn nước (các chỉ số chất lượng). Đây là những thông tin cần
thiết trong việc thiết lập quy hoạch khai thác sử dụng và đề ra những quyết định phù
hợp trong quản lý tổng hợp nguồn nước.


11
Tóm lại, qua các nghiên cứu trên cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài khá phù
hợp với một số nước trên thế giới đang áp dụng. Mặc dù bộ chỉ số NDĐ khơng hồn
tồn giống nhau đối với từng quốc gia nhưng có thể tham khảo thêm ở những nước
khác nhau. Cơ sở để xác định các thông số phục vụ cho tính tốn các chỉ số NDĐ là
các nghiên cứu ĐCTV và số liệu điều tra hiện có khá đầy đủ nên đảm bảo cho việc
thực hiện không khác các nước trên thế giới.
Phương pháp xác định các thơng số tính chỉ số NDĐ ở các nơi là các phương
pháp giải tích truyền thống. Việc tính tốn thường mất nhiều thời gian và sẽ khó khăn
khi cập nhật thêm dữ liệu mới. Để khắc phục, đề tài sẽ chọn phương pháp mơ hình để
xác định các thơng số như: tổng lượng tài nguyên NDĐ có thể hồi phục, tổng lượng bổ
cập,...
1.1.2 - Ở trong nước
Trước đây, nghiên cứu và đánh giá các chỉ số NDĐ mới chỉ thực hiện trong
phòng bằng việc nghiên cứu các tài liệu đã đăng trên các tạp chí, các sách hướng

dẫn… Gần đây, một dạng nghiên cứu đánh giá các chỉ số NDĐ được áp dụng phổ biến
là nghiên cứu đánh giá mức độ nhạy cảm ô nhiễm NDĐ thông qua bản đồ DRASTIC.
Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam, đã thực hiện các
bản đồ DRASTIC tỉ lệ 1:50.000 cho các địa phương: tỉnh Đồng Nai (2004), Bình
Dương (2007) và BR - VT (2010). Các bản đồ này được xây dựng theo quy định
chung trên thế giới. Bản đồ nhạy cảm nhiễm bẩn NDĐ được xây dựng trên cơ sở hệ
thống DRASTIC, sử dụng cho công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, phục
vụ như một công cụ bảo vệ và quan trắc NDĐ.
Liên quan đến việc tính tốn xác định các chỉ số NDĐ, cơng tác mơ hình số là
cơng cụ quan trọng có thể tính tốn được nhiều thơng số cần thiết như: tổng lượng bổ
cập cho NDĐ, tổng lượng NDĐ có thể hồi phục, lượng cung cấp cho NDĐ, tổng lượng
khai thác NDĐ,... đây là những thông số quan trọng và là phương pháp tính cho độ tin
cậy cao đối với điều kiện Việt Nam. Các tác giả Đặng Đình Phúc, Ngơ Đức Chân,
Phan Chu Nam, Bùi Trần Vượng... đã lần lượt thực hiện các mơ hình cho các tỉnh
Bình Dương, Đồng Nai và TPHCM cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Việc cập
nhật dữ liệu và nâng cấp các mơ hình này sẽ là một thế mạnh và cũng là công cụ hữu
hiệu trong quá trình thực hiện đề tài này.


12
Kết quả quan trắc Quốc gia tài nguyên NDĐ đã thu thập được những dữ liệu
cần thiết để đánh giá mức độ cạn kiệt nguồn NDĐ thông qua diễn biến hạ thấp mực
nước theo thời gian tại các tầng chứa nước đang được khai thác. Đây chính là nguồn
dữ liệu thích hợp sẽ được sử dụng cho đánh giá Chỉ số cạn kiệt NDĐ. Tuy nhiên, do
mật độ cơng trình quan trắc quá thưa nên việc liên kết và khoanh vùng sẽ gặp những
khó khăn nhất định. Để khắc phục, cần phải kết hợp thêm thông tin từ các nghiên cứu
khác. Cụ thể, sẽ kết hợp lời giải bài toán mực nước của mơ hình NDĐ để xác định
phạm vi hạ thấp mực nước.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác về ĐCTV (lập bản đồ, đánh giá trữ lượng khai
thác NDĐ, đánh giá chất lượng nước...) cũng là những nghiên cứu cơ bản theo hướng

các chỉ số NDĐ nên là những thông tin tốt đảm bảo cho việc thực hiện đề tài này.
Dự án Đánh giá ngành nước Việt Nam là dự án được Chính phủ Việt Nam chỉ
đạo với sự hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, do ADB đứng đầu với sự đồng
tài trợ của Chính phủ Hà Lan, Đan Mạch và Úc. Dự án được triển khai dưới sự điều
phối của Văn phòng Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước (Cục Quản lý tài nguyên
nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) được thực hiện năm 2008. Đã thực hiện
đánh giá các chỉ số cơ bản về tài nguyên nước, trong đó riêng NDĐ được thực hiện 3
chỉ số:
1- Khả năng nguồn nước (Chỉ số NDĐ toàn quốc): phần trăm trữ lượng động
các vùng khác nhau ở Việt Nam.
2- Đánh giá NDĐ: chỉ số xác định tỉ lệ diện tích trữ lượng các cấp đã được đánh
giá trong từng khu vực.
3- Sử dụng nước: tỉ lệ sử dụng NDĐ so tiềm năng từng vùng và tỉ lệ sử dụng
NDĐ so cả nước.
Đây là những chỉ số NDĐ có ý nghĩa trong đánh giá tổng hợp tài nguyên nước
trong phạm vi quốc gia. Trong đó, chỉ có chỉ số thứ 3 là thuộc bộ chỉ số NDĐ được
UNESCO đề xuất (theo [34]). Báo cáo đã chỉ ra được mức độ sử dụng NDĐ so với
tiềm năng của từng vùng và mức độ sử dụng NDĐ so với cả nước. Đây là thông tin
cần thiết cho việc hoạch định chính sách khai thác nguồn NDĐ trong từng vùng.
Tóm lại, cho đến nay các nghiên cứu chưa quan tâm đến bộ chỉ số NDĐ, nhưng
các đề tài, dự án đã thực hiện điều có những nghiên cứu và xác định được các thông


13
tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, đề tài sẽ tận dụng các thông tin từ các
nghiên cứu đã có, bổ sung thêm dữ liệu và thực hiện các tinh toán phù hợp theo yêu
cầu của từng chỉ số.
1.2 - MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 - Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tính bền vững của tài nguyên NDĐ dựa theo tiêu chí các chỉ số NDĐ

ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
1.2.2 - Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu ứng dụng bộ chỉ số NDĐ đang áp dụng phổ biến trên thế giới.
- Đánh giá tính bền vững tài nguyên NDĐ cho TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương
và Đồng Nai theo các chỉ số NDĐ liên quan hoạt động khai thác sử dụng NDĐ.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình thực hiện và quy chế thành lập các bản đồ chỉ
số đánh giá tài nguyên nước.
1.3 - CÁCH TIẾP CẬN
Nghiên cứu xác định các chỉ số NDĐ đã được UNESCO đưa ra trong Bước 6
của IHP có chủ đề là: hội nhập lưu vực sông và động lực học NDĐ. Vấn đề này đã thu
hút được sự quan tâm của các nhà chuyên mơn. Dưới sự hỗ trợ của IAEA và IAH, một
nhóm nghiên cứu đã được thành lập để xây dựng một bộ chỉ số NDĐ. Đến nay,
UNESCO đã có danh mục rất nhiều chỉ số NDĐ, trong đó đề tài đã chọn ra được 6 chỉ
số thích hợp phù hợp điều kiện tự nhiên và xã hội vùng nghiên cứu cũng như nguồn tài
liệu hiện có trong vùng.
Các chỉ số NDĐ để đánh giá tính bền vững khai thác tài nguyên NDĐ hiện
đang được áp dụng nhiều nơi trên thế giới. Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu mà các
chỉ số này được đánh giá theo các phạm vi khác nhau:
- Cấp độ thế giới: thường được các tổ chức Quốc tế như UNESCO, IHA... thực
hiện trên quy mơ tồn thế giới hoặc châu lục nhằm xác định tình trạng nguồn NDĐ,
xây dựng các chương trình hành động, xác định các nơi có áp lực đối với nguồn NDĐ
và đề xuất các giải phảp khắc phục.


14
- Cấp độ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, lưu vực sông: được các quốc gia thực
hiện riêng lẻ như ở Nam Phi, Tây Ban Nha, Brazil... Tùy mục tiêu nghiên cứu và mức
độ đầu tư, người ta sẽ chọn lựa phạm vi đánh giá các chỉ số NDĐ. Một số nơi vùng
nghiên cứu nhỏ (Tây Ban Nha) hoặc quan tâm mức độ quốc gia (Nam Phi) người ta
chỉ tính tốn chỉ số NDĐ cho tồn vùng. Riêng Bang Sao Paulo đã thực hiện nghiên

cứu này khá toàn diện với bộ chỉ số gồm 6 các chỉ số NDĐ được đánh giá theo 22 khu
vực liên quan đến các đơn vị quản lý NDĐ (HRMU).
Đề tài sẽ tiếp cận hướng nghiên cứu như đã thực hiện tại Bang Sao Paulo, cụ
thể:
- Các chỉ số được chọn lựa là:
i) Tài nguyên NDĐ có thể phục hồi/đầu người (sẽ được gọi tắt là Chỉ số tổng
lượng NDĐ trên đầu người).
ii) Tổng lượng khai thác tài nguyên NDĐ/lượng cung cấp cho NDĐ (sẽ được
gọi tắt là Chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập).
iii) Tổng lượng khai thác tài nguyên NDĐ/tổng tài nguyên NDĐ có khả năng
khai thác (sẽ được gọi tắt là Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng).
iv) Tổng lượng nước NDĐ cho sinh hoạt/tổng lượng sinh hoạt (sẽ được gọi tắt
là Chỉ số nước cho sinh hoạt),
v) Chỉ số cạn kiệt NDĐ
vi) Chỉ số khả năng tổn thương NDĐ.
- Các chỉ số NDĐ được đánh giá theo đơn vị cấp quận/huyện/thị xã (Riêng đối
với TPHCM sẽ gộp các quận nội thành thành một vùng tính tốn).
- Phương pháp tính tốn chủ đạo: mơ hình NDĐ, lập bản đồ và tính tốn chun
mơn.


15
Chương 2

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 - PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 - Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tầng chứa nước, đặc biệt là các tầng
chứa nước có tiềm năng khai thác NDĐ phân bố nơng, thường xuyên nhận bổ cập từ

nước mưa và hệ thống nước mặt (ao hồ, sông suối, rạch...).
2.1.2 - Địa điểm nghiên cứu
Vùng nghiên cứu của đề tài ở TPHCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.

Hình 2.1 - Bản đồ hành chính vùng nghiên cứu


×