Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

hiện trạng hoạt động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.18 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT
NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CỬA HÀNG KINH DOANH CÁ CẢNH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA : 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HUỲNH THỊ THU TRANG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 8/2005
HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CỬA HÀNG KINH
DOANH CÁ CẢNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện bởi
Huỳnh Thò Thu Trang
Luận văn được đệ trình sẽ hoàng tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thuỷ Sản
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Cẩm Lương
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 - 2005
TÓM TẮT
Đề tài “ Hiện trạng hoạt động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở Thành
Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ tháng 3/2005 đến tháng 7/2005. Qua điều tra,
phỏng vấn trực tiếp theo bản điều tra soạn sẵn ở 27 cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở
Tp.HCM, kết quả điều tra thu được như sau:
- Có 64 loài cá cảnh nước ngọt được bày bán tại các cửa hàng được khảo sát,
trong đó 27 lồi có thể sản xuất giống nội địa, 19 lồi được khai thác trong tự nhiên, còn
lại là cá nhập ngoại. Các lồi cá nhóm một được đa số các cửa hàng bày bán (100%) với
số lượng phong phú, trong đó cá nhập ngoại được bán nhiều ở cửa hàng nhóm A.


- Ở những cửa hàng cá cảnh, ngoài bán cá cảnh còn kinh doanh nhiều mặt hàng
khác như: thức ăn tự nhiên, thức ăn công nghiệp, vật tư nuôi cá, vật tư trang trí, bể
kiếng, rong thủy sinh … Ngồi ra còn có các hoạt động sản xuất (ương ni, sản xuất
giống) hay dịch vụ (thiết kế, trang trí hồ cá).
- Hầu hết các cửa hàng có mặt bằng kinh doanh khá chật hẹp: 21,39m
2
/cửa
hàng nhóm B và 31,15m
2
/cửa hàng nhóm A.
- Đa số các cửa hàng có thời gian kinh doanh lâu năm, nên có kinh nghiệm quản
lý cũng như chăm sóc cá cảnh tốt.
- Nguồn nước sử dụng ở các cửa hàng là nước máy và nước giếng, trong đó tỉ lệ
cửa hàng sử dụng nước máy khá cao 77,78% cửa hàng.
- Tình hình dòch bệnh xảy ra 100% cửa hàng. Mặc dù có rất nhiều bệnh nhưng
do việc quản lý, chăm sóc cũng như phòng và trò bệnh được chú trọng ở các cửa hàng
nên ít gây thiệt hại lớn cho các cửa hàng.
- Nguồn hàng chủ yếu các cửa hàng lấy từ: Q8, Q12, Hóc Môn, Củ Chi, Đồng
Nai, các tỉnh Miền Tây, nhập từ nước ngoài với chủng loại, số lượng tương đối đầy đủ
và ổn đònh.
- Tình hình kinh doanh thuận lợi, đây là công việc mang lại lợi nhuận đáng kể,
nhưng cũng khá bấp bênh.
ii
ABSTRACT
This thesis was carried out from March to July 2005 by interviewing of 27
ornamental fish stores in Ho Chi Minh City. The main results are as follows:
- 64 ornamental fish species were investigated, including 27 species that are
produced in Viet Nam; 19 species that are harvested from natural water – bodies; and
the others are imported species. The first group was sold in all of stores (100%), while
the third group was sold in most of stores of group A.

- Besides ornamental fish, others activities were involded, including natural and
pellet fish feed, aquarium tanks, aquatic plants, etc. In the orther hand, breeding and
nursing the fish were also carried out in some stores.
- The area of stores is rather limited (21.39 m
2
for stores of group B, and 31.15
m
2
/group A).
- Experiens in management of business and techniques are rather well, thanks to
their long – term operation time.
- Tap water and well – water were used, in which 77.78% of stores using tap –
water.
- Disease happen in most stores, but not a serious problems, because of their
good management and taken – care.
- The fish were taken from Dist 8, 12, Hoc Mon, Cu Chi, Dong Nai Province,
Mekong Delta, and from importing.
- The business was practiced rather well, with high profit, but in unstable.
iii
LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Tp.HCM đã tạo điều kiện tốt cho em thực hiện đề tài này.
- Quý thầy cô cùng các cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm
Tp.HCM đã tận tình dạy bảo, truyền đạt và trang bò cho em kiến thức
trong suốt những năm tháng trên giảng đường đại học.
- Bộ môn Sinh học Thủy Sản cùng Thầy Cô trong khoa đã tận tình giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, em tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Vũ Cẩm Lương người đã quan
tâm hướng dẫn động viên - giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến đề xuất quý báu và thiết

thực giúp em hoàn thành đề tài này.
Cám ơn sự giúp đỡ, hợp tác, động viên nhiệt tình của các chủ hộ kinh doanh cá
cảnh cùng các anh chò em ở các cửa hàng kinh doanh cá cảnh.
Cảm ơn quý tác giả các tài liệu mà em đã sử dụng tham khảo trong suốt quá
trình học tập và thực hiện LVTN này.
Cảm ơn gia đình, anh chò tôi và tất cả các bạn lớp NTTS - 27 đã động viên,
đóng góp, chia sẽ, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Xin chia sẽ cùng các bạn đã cùng tôi
gắn bó, học tập và nghiên cứu trong những năm tháng học tại trường ĐHNL.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
iv
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
TÊN ĐỀ TÀI i
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ii
TÓM TẮT TIẾNG ANH iii
CẢM TA iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH BẢNG viii
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH x
I GIỚI THIỆU 1
I.1 Đặt Vấn Đề 1
I.2 Mục Tiêu Đề Tài 2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ Lược Tình Hình Phát Triển Cá Cảnh Trên Thế Giới 3
2.2 Hiện Trạng và Triển Vọng của Ngành Công Nghiệp Cá Cảnh Việt Nam 4
2.3 Hiện Trạng Nuôi và Sản Xuất Cá Cảnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh 5
2.4 Hiện Trạng Kinh Doanh Cá Cảnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh 6

2.5 Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Cá Cảnh Thành Phố Hồ Chí Minh 7
2.6 Khái Quát về Các Điều Kiện của Tp.HCM để Phát Triển Ngành
Công Nghiệp Cá Cảnh 8
2.6.1 Điều kiện tự nhiên 8
2.6.2 Điều kiện kinh tế 9
2.6.3 Điều kiện xã hội 10
2.6.4 Cơ cấu dân cư 12
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài 14
v
3.2 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu 14
3.3 Số liệu thứ cấp 14
3.3.1 Số liệu sơ cấp 14
3.4 Phân Tích Kết Quả và Xử Lý Số Liệu 16
IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 17
4.1 Các Nhóm Cửa Hàng Kinh Doanh Cá Cảnh và Mặt Hàng Kinh Doanh Chính17
4.2 Tình Hình Kinh Doanh ở Các Cửa Hàng Cá Cảnh Tp.HCM 18
4.2.1 Hình thức kinh doanh 18
4.2.2 Đối tượng kinh doanh 20
4.3 Cách Thức Quản Lý ở Các Cửa Hàng Kinh Doanh Cá Cảnh ở Tp.Hcm 31
4.3.1 Trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh 31
4.3.2 Kinh nghiệm kinh doanh 32
4.3.3 Tình hình phân bố lao động 32
4.3.4 Nguồn tín dụng 33
4.3.5 Nguồn hàng 33
4.3.6 Hiệu quả kinh tế 35
4.3.7 Hiện trạng cơ sở vật chất của các cửa hàng 36
4.4 Kỹ Thuật Vận Hành được Các Cửa Hàng Cá Cảnh Tp.HCM Áp Dụng 41
4.4.1 Kỹ thuật giữ cá khoẻ mạnh 41
4.4.2 Kỹ thuật vận chuyển 44

4.4.3 Tình hình và quản lý dòch bệnh 45
4.5 Kênh Phân Phối của Các Cửa Hàng Kinh Doanh Cá Cảnh ở Tp.HCM 47
4.5.1 Đánh giá của các cửa hàng về tình hình cung cầu cá cảnh 47
4.5.2 Biến động giá cả và khách hàng 48
4.5.3 Kênh phân phối và tiêu thụ cá cảnh Tp.HCM 49
4.6 Đánh Giá Thuận Lợi, Khó Khăn và Tiềm Năng Phát Triển trong
Kinh Doanh Cá Cảnh ở Tp.HCM 49
4.6.1 Thuận lợi 49
4.6.2 Khó khăn 50
vi
4.6.3 Tiềm năng phát triển của nghề nuôi – kinh doanh cá cảnh 51
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1 Kết Luận 52
5.2 Đề Nghò 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu điều tra
Phụ lục 2 Tổng hợp số liệu điều tra
vii
DANH SÁCH BẢNG
BẢNG NỘI DUNG
TRANG
Bảng 2.1 Giá trò nhập khẩu cá cảnh qua các năm 4
Bảng 2.2 Tổng GDP qua các năm 9
Bảng 2.3 GDP bình quân/người/năm của người dân Thành Phố 9
Bảng 2.4 Tổng GDP trên đòa bàn Thành Phố phân theo ngành kinh tế 10
Bảng 2.5 Dân số trung bình ở Tp.HCM 10
Bảng 2.6 Dân số tại các quận huyện thuộc Tp.HCM 11
Bảng 2.7 Cơ cấu mức sống dân cư hàng năm 12
Bảng 4.1 Các nhóm cửa hàng bán sỉ và bán lẻ 17

Bảng 4.2 Hình thức kinh doanh của các cửa hàng cá cảnh 18
Bảng 4.3 Danh mục các loài cá cảnh được bày bán tại các cửa hàng 21
Bảng 4.4 Các loài cá cảnh nước ngọt phổ biến ở các cửa hàng kinh doanh
cá cảnh ở Tp.HCM 23
Bảng 4.5 Tình hình kinh doanh thức ăn tự nhiên ở các cửa hàng 26
Bảng 4.6 Các loại thức ăn chế biến và thức ăn viên được bày bán 27
Bảng 4.7 Các loại thuốc được bày bán tại các cửa hàng kinh doanh cá cảnh 28
Bảng 4.8 Hoạt động kinh doanh vật tư trang trí của các cửa hàng cá cảnh 30
Bảng 4.9 Trình độ học vấn của chủ hộ kinh doanh 31
Bảng 4.10 Kinh nghiệm kinh doanh của các cửa hàng 32
Bảng 4.11 Lực lượng lao động ở các cửa hàng 32
Bảng 4.12 Thông tin về nguồn hàng cung cấp cho các cửa hàng cá cảnh 34
Bảng 4.13 Tỉ lệ các nguồn hàng cung cấp đến các cửa hàng kinh doanh cá cảnh 35
Bảng 4.14 Ý kiến về hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng 35
Bảng 4.15 Tỉ lệ các loại bể được sử dụng ở các cửa hàng 36
Bảng 4.16 Thiết bò giữ cá ở hai nhóm cửa hàng 38
Bảng 4.17 Tình hình sử dụng máy lọc trong ở hai nhóm cửa hàng 39
viii
Bảng 4.18 Diện tích mặt bằng kinh doanh ở các cửa hàng 40
Bảng 4.19 Kỹ thuật giữ cá khoẻ mạnh được các cửa hàng áp dụng 42
Bảng 4.20 Các loại bệnh/triệu chứng thường gặp ở các cửa hàng 45
Bảng 4.21 Quan hệ cung cầu ở các cửa hàng 47
ix
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
ĐỒ THỊ NỘI DUNG
TRANG
Đồ thò 4.1 Các nhóm cửa hàng bán sỉ và bán lẻ 17
Đồ thò 4.2 Hình thức kinh doanh ở các cửa hàng cá cảnh 19
Đồ thò 4.3 Dòch vụ hậu cần ở các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở Tp.HCM 20
Đồ thò 4.4 Tỉ lệ cửa hàng bán một số loài cá cảnh sản xuất nội đòa 24

Đồ thò 4.5 Tỉ lệ cửa hàng bán một số loài cá cảnh nhập ngoại 24
Đồ thò 4.6 Tỉ lệ cửa hàng bán các loài cá cảnh khai thác tự nhiên 25
Đồ thò 4.7 Các loại thuốc được bày bán ở hai nhóm cửa hàng 29
Đồ thò 4.8 Thời gian kinh doanh của các cửa hàng 32
Đồ thò 4.9 Tỉ lệ nam và nữ ở các cửa hàng điều tra 33
Đồ thò 4.10 Tỉ lệ nguồn hàng cung ứng ở hai nhóm cửa hàng 35
Đồ thò 4.11 Hiệu quả kinh doanhcủa các cửa hàng năm nay so với năm trước 36
Đồ thò 4.12 Tỉ lệ các nhóm bể được sử dụng 37
Đồ thò 4.13 Tỉ lệ nguồn nước sử dụng ở các cửa hàng 40
Đồ thò 4.14 Tỉ lệ cửa hàng áp dụng các biện pháp kỹ thuật 43
HÌNH NỘI DUNG TRANG
Hình 4.1 Sơ đồ kênh phân phối cá cảnh ở các cửa hàng được khảo sát 49
x
1
I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Thưởng thức và nuôi dưỡng cá cảnh là một hoạt động giải trí rất thú vò từ xưa
đến nay. Nó giúp chúng ta biết được những điều kỳ lạ của thế giới dưới nước. Từ
người Trung Quốc đến người Nhật Bản, người Việt Nam … việc nuôi cá cảnh làm cảnh
đã được làm phong phú thêm lên theo thời gian. Các loài cá từ ao hồ, sông suối, đại
dương đã được chuyển vào nuôi trong những lọ thủy tinh, bể kiếng, bể cạn đặt trong
nhà và trong các vườn cảnh.
Trước cảnh đẹp của bể cá nuôi trong nhà, chủ nhân có thể ngoài hằng giờ
ngắm cá, ngắm cây, buông mình theo những suy tư, thư giãn. Và cũng thông qua cái
đẹp con người sẽ tăng thêm nhạy cảm về thẩm mỹ, tu dưỡng tính tình. Nhiều người
thường nói: “Nuôi cây dưỡng trí, nuôi cá dưỡng tâm”.
Người dân Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đã hòa mình vào cuộc
sống mới bận rộn, tất bật hơn, cuộc sống vật chất khá đầy đủ và thỏa mái hơn. Đó là
lý do mà nghề nuôi cá cảnh Tp.HCM trong những năm gần đây rất khởi sắc.
Thành phố Hồ Chí Minh có nghề nuôi – sản xuất cá cảnh từ rất lâu đời. Trước

1975 đã từng có thời kỳ giữ một vai trò nhất đònh ở khu vực Đông Nam Á. Sau năm
1975 do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nghề nuôi – sản xuất – kinh doanh cá
cảnh dần dần giảm sút. Những năm trở lại đây việc vui chơi – sản xuất – kinh doanh
cá cảnh bắt đầu “nhộn nhòp trở lại”.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2004), điểm nổi bật là
Tp.HCM bước đầu đã khôi phục, phát triển nghề sản xuất cá cảnh với sản lượng 13
triệu con/năm và cũng sắp tới đây xây dựng dự án làng nghề nuôi cá kiểng tại xã Phú
Hòa Đông, huyện Củ Chi Tp.HCM.
Cá cảnh đã trở thành một ngành, một thò trường kinh doanh thật sự mang lại lợi
nhuận đáng kể cho khá nhiều gia đình và cho cả quốc gia. Như chúng ta đã biết nghề
sản xuất – kinh doanh không đòi hỏi mặt bằng diện tích đất nông nghiệp lớn, nhu cầu
vui chơi thưởng ngoạn cá cảnh ngày càng tăng của cư dân đô thò … Nhưng bên cạnh đó
cũng còn nhiều bất cập như: nguồn cá đã thoái hóa, lạc hậu, lỗi thời không đáp ứng thò
hiếu hiện nay, kỹ thuật sản xuất, vận chuyển cá xuất khẩu chưa cao. Chính điều đó
mang lại lợi nhuận thấp so vơi các nước trong khu vực. Mặc khác việc nuôi và sản
xuất cá cảnh vẫn còn mang tính tự phát, nặng tính “Cha truyền con nối”. Và cũng
chưa có tổ chức như Hội hay Hiệp Hội cá cảnh để bảo vệ quyền lợi cho họ và làm cầu
nối giới thiệu cá cảnh Việt Nam ra thế giới. Thông tin và cơ sở dữ liệu của ngành
công nghiệp cá cảnh ở Tp.HCM còn thiếu thốn tản mạn. Với thực trạng như trên,
2
bước đầu khảo sát hoạt động kinh doanh các cửa hàng kinh doanh cá cảnh Tp.HCM là
cần thiết nhằm nắm bắt xu hướng nuôi – sản xuất – kinh doanh và những khuynh
hướng trong ngành công nghiệp cá cảnh ở Tp.HCM.
Được sự phân công của khoa Thủy sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thầy Vũ Cẩm Lương, chúng tôi tiến hành thực
hiên đề tài “HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CỬA HÀNG KINH DOANH
CÁ CẢNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá “Hiện trạng hoạt động của các cửa
hàng kinh doanh cá cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh”, các mục tiêu cụ thể bao gồm:

− Khảo sát tình hình hoạt động và kinh doanh của các cửa hàng cá cảnh ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
− Đánh giá phương thức quản lý và các biện pháp kỹ thuật của các cửa hàng cá
cảnh ở Tp.HCM.
− Khảo sát kênh phân phối và tiêu thụ của các cửa hàng cá cảnh Thành phố Hồ
Chí Minh.
3
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ Lược Tình Hình Phát Triển Cá Cảnh trên Thế Giới
Thú chơi cá cảnh đã có lòch sử khoảng 2500 năm. Từ thế kỷ XVII cá cảnh mới
được đưa sang Châu Âu rồi Châu Mỹ. Lúc đầu là bình thuỷ tinh phát triển và đánh
dấu thực sự cho thú chơi cá cảnh là việc xây dựng hồ cá cảnh đầu tiên tại sở thú Luân
Đôn năm 1853 do công sáng tạo của Philips Goose. Những người kế tiếp ông tại
Hamburg, Berlin (Đức) và Paris (Pháp) đã thành lập những hồ cá tương tự cho công
chúng xem năm 1860 và việc nuôi cá cảnh đã trở thành một thú vui giải trí của nhiều
người trên thế giới (Vónh Khang, 1996).
Trong suốt 100 năm cá Vàng ở Trung Quốc, 2000 năm cá Koi (Cá Chép Nhật)
người ta nuôi và cho sinh sản chúng phổ biến. Còn cá cảnh biển ra đời sau cá nước
ngọt, việc nuôi cá cảnh biển rất khó. Những công trình nuôi cá cảnh biển chủ yếu
dành để tham quan trình bày, triển lãm, công viên, viện bảo tàng, du lòch hay dành
cho nghiên cứu.
Cá cảnh phát triển nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu, như ở Pháp
có viện bảo tàng Hải Dương Học nằm ở Paris, có 92 bể cá biển chứa 5000 loài khác
nhau. Tại Pháp thành lập công viên dưới nước như bể kiếng ở LaRochelle, Monaco,
Nancy Ở Mỹ, Tiệp Khắc, Nhật cũng làm công viên Hải Sinh Vật Học (Vónh Khang,
1996).
Theo Vietlinh (2004), sắp tới đây trung tâm triển lãm cá cảnh lớn nhất thế giới
tại Quảng Châu sẽ ra đời. Trung tâm này với diện tích 920.000 m
2
thuộc huyện

Phương Thôn của tỉnh Quảng Châu và dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm nay
nhằm chiếm giữ 5 tỷ USD lợi nhuận trong ngành kinh doanh đầy tiềm năng này. Nơi
đây, hằng năm đạt doanh số 1 tỷ NTD và chiếm 60 - 70% thò phần của thò trường cá
cảnh nước này.
Nhờ sự đột phá về kỹ thuật vào những năm 30 của thế kỷ XIX của nhiều nước,
các hiệp hội cá cảnh thu hút được nhiều người ưa thích, và cuối những năm 40, nhiều
cuộc triển lãm được tổ chức thu hút người xem và trao đổi tạo ra một công chúng rộng
lớn cho nghề nuôi cá cảnh trên thế giới.
Tổng cộng có 1600 loại cá cảnh trên thò trường, trong đó có 750 loài cá nước
ngọt. Khoảng 90% cá cảnh là từ nuôi, còn 10% là khai thác tự nhiên, 5 % là do sinh
sản nhân tạo mà có (Thông tin KHCN và KTTS, 5/2004).
4
Ngày nay, cá cảnh nước ngọt cũng như nước mặn đã được các nhà nuôi cá
cảnh trên thế giới thu thập, tìm tòi, thuần dưỡng, khoảng 600 loài thuộc nhiều họ khác
nhau.
Theo thống kê, tới năm 1977 trong số lượng cá cảnh được tiêu thụ hàng năm
trên thò trường thế giới, nguồn cá từ Đông Nam Á chiếm 60%, Nam Mỹ chiếm 30%
còn lại là Châu Phi và một số nước vùng Caribe (Mao, 1977).
Theo Thông tin Khoa Học Công Nghệ - Kinh Tế Thuỷ Sản (5/2004), tính trong
năm 2001 Châu Á là khu vực xuất khẩu cá cảnh lớn nhất trên thế giới, ước tính trò giá
107,96 triệu đôla. Châu Âu cũng là khu vực xuất khẩu cá cảnh đáng kể (20,6% tương
đương 37,68 triệu đôla), Nam Mỹ (10% tương đương 18,34 triệu đôla), Bắc Mỹ (3,9%
tương đương 7,06 triệu đôla) và Trung Đông (3,2% tương đương 5,81 triệu đôla).
Singapore là nước xuất khẩu cá cảnh lớn nhất thế giới, thứ hai là Malaysia
chiếm 7,9% doanh thu của toàn thế giới, tiếp đó là Indonesia với doanh thu13,72 triệu
đôla tương đương 7,5% doanh thu của toàn thế giới, tiếp theo là Cộng Hoà Séc, Peru,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Xrilanka (thông tin Khoa Học Công Nghệ – Kinh Tế
Thuỷ Sản, 5/2004).
Bảng 2.1 Giá trò nhập khẩu cá cảnh qua các năm
Năm Giá trò nhập khẩu (triệu đôla)

1991 216,327
1994 337,625
1999 244,097
2000 246,161
2001 244,618
Nguồn: Thông tin KHCN& KTTS 5/2004
Theo thông tin KHCN và KTTS (5/2004), Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Tây
Âu là nước nhập khẩu nhiều cá cảnh nhất. Nước nhập khẩu nhiều nhất Hoa Kỳ, nhập
khẩu tương đương giá 61,77 triệu đôla, chiếm 25,3% toàn thế giới sau đó là Nhật, tiếp
đó là Đức, Pháp, Xingapore, Bỉ, Italia, Hà Lan, Trung Quốc/Hồng Kông. Cả
Xingapore, Hồng Kông đều là những trung tâm kinh doanh cá cảnh lớn, đồng thời tái
xuất khẩu phần lớn số cá cảnh mà họ nhập về.
2.2 Hiện Trạng và Triển Vọng của Ngành Công Nghiệp Cá Cảnh Việt Nam
Ởû Việt Nam, trước kia việc chơi cá cảnh chủ yếu chỉ dành cho những nhà
quyền quý, văn nhân tao nhã thưởng ngoạn. Gần đây, cùng với nền kinh tế phát triển,
đời sống được nâng cao, cá cảnh đã thâm nhập rộng rãi vào cuộc sống của người dân
bình thường.
5
Theo số liệu chưa đầy đủ của TTXVN (16/8/2004), năm qua xuất khẩu cá cảnh
đạt khoảng 3 triệu USD trong đó có một phần là cá cảnh biển sang Châu Âu, Mỹ,
Nhật và cả các nước khu vực châu Á để tái xuất đi các thò trường khác. So với các
nước trong khu vực như : Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Philippines, Thái Lan,
Inđônêxia … ( chỉ riêng Singapore cá cảnh xuất khẩu đạt hằng trăm triệu USD ) thì
lãnh vực xuất khẩu cá cảnh Việt Nam còn rất nhỏ.
Trước năm 1975, Tp.HCM đã xuất khẩu một vài lô cá đi Châu Âu nhưng đã
thất bại hoàn toàn (từ trại cá anh Ba Hoá, Q8) và vài nơi khác vì kỹ thuật chưa đạt. Cá
đến nơi chết 50% có khi 100%. Đến cuối những năm 1980, một vài công ty của Đài
Loan sang Tp.HCM thành lập công ty mua và xuất khẩu cá cảnh, xong cũng chỉ một
thời gian ngắn họ đã về nước vì kinh doanh không hiệu quả (Nguyễn Văn Lãng,
2003).

Trải qua những năm tháng lận đận và thăng trầm, ngành cá cảnh ngày càng có
những bước tiến mới. Năm 1995 xuất khẩu cá cảnh nước ngọt (Cá Dóa) có cơ sở phát
triển mạnh. Ngày nay, giống loài cá cảnh xuất ngày càng đa dạng: Cá Dóa, cá Bảy
Màu, cá Ông Tiên, cá Nàng Hai, cá Chép Nhật, … và một vài loài cá cảnh biển.
Về nguồn giống chỉ có cá Dóa là tương đối đầy đủ để có thể nhân giống ra
nhiều. Còn hầu hết các loại cá khác không được nhập khẩu nên sẽ thua xa các nước
trong khu vực. Thời gian vừa qua các nhà buôn cá cảnh chỉ đem vào các loại cá theo
thò hiếu của người Việt Nam chứ không nhập vào Việt Nam giống để xuất cho khách
hàng Châu Âu, Châu Mỹ, … Từ đó dẫn đến Việt Nam lẫn quẩng vài chục loại cá đã
lỗi thời không còn đáp ứng được thò hiếu hiện nay.
2.3 Hiện Trạng Nuôi và Sản Xuất Cá Cảnh ở Tp.HCM
Nhìn chung, nghề nuôi cá cảnh Tp.HCM đã có từ lâu và đã từng giữ vai trò
quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
Theo Sở NN & PTNT (2003), trên đòa bàn Thành Phố có khoảng 100 - 150 hộ
làm nghề nuôi và sản xuất cá cảnh. Qua khảo sát thực tế 100 hộ thì có 300 lao động,
trong đó có 260 lao động gia đình và 40 lao động thuê mướn, tập trung nhiều nhất ở
Quận 8, Quận 12 và rải rác ở một số quận ven khác như : Quận 9, Gò Vấp, Bình
Thạnh, huyện Bình Chánh, 100% các hộ sản xuất cá cảnh nước ngọt, với diện tích 15 -
20 ha mặt nước ao nuôi, 25 - 30 ngàn m
2
bể xi măng và khoảng 3000m
2
bể kiếng.
Hằng năm số lượng sản xuất và tiêu thụ khoảng 15-17 triệu con. Doanh số bình quân
hằng năm mỗi hộ 80 - 100 triệu, thấp nhất là 20 triệu đồng, cao nhất là 300 triệu
đồng.
Đối Tượng Sản Xuất Loài Cá
6
1. Cá Đá Cá Xiêm, Cá Lia Thia, Cá Phướng, …
2. Cá làm cảnh

- Nhóm cá đại trà có nhiều hộ
sản xuất
- Nhóm cá ít hộ sản xuất
- Nhóm mới khai thác tự nhiên
dùng làm cảnh
- Bảy Màu, Hồng Kim, Hắc Kim, Ông Tiên, Ba
Đuôi, Chép Nhật, Tai Tượng Phi Châu, …
- Cá Đóa, cá La Hán, …
- Cá Nàng Hai, cá Nâu, cá Lòng Tong, cá Sặc, …
Đa số các hộ nuôi – sản xuất cá cảnh theo kiểu “ Cha truyền Con nối” và
chưa có đònh hướng rõ nét tập trung ở quận 8, quận 12, … người dân tự nghiên cứu và
học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Chưa có một cơ quan, đơn vò nào ở Thành Phố
nghiên cứu chuyên sâu về lónh vực cá cảnh.
Ngày 28/06/2003, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học và Khuyến
Nông Tp.HCM đã ra quyết đònh số 22/QD - TT về việc thành lập câu lạc bộ cá cảnh
Tp.HCM. Ban chủ nhiệm gồm 7 thành viên chủ nhiệm câu lạc bộ là ông Nguyễn Văn
Lãng - nghệ nhân cá cảnh. Nhằm mục đích tạo điều kiện gặp gỡ giao lưu các nghệ
nhân, các cơ sở sản xuất và người yêu thích cá cảnh, trao đổi kinh nghiệm từ thực tiễn
cũng như cập nhật thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm giúp đở lẫn nhau trong
việc sản xuất kinh doanh. Xây dựng các tổ, nhóm ngành nghề, giúp hội viên sinh hoạt
theo sở thích, những nguyện vọng vướng mắt trong sản xuất, xuất nhập khẩu sẽ được
trao đổi hoặc phản ánh lên các cấp theo ngành quản lý … nó sẽ là cầu nối giữa cung và
cầu tạo sự thuận lợi trong sản xuất kinh doanh nghề cá cảnh của Tp.HCM.
2.4 Hiện Trạng Kinh Doanh Cá Cảnh ở Tp.HCM
Theo Sở NN & PTNT (2003), trên đòa bàn Thành Phố có 100 - 120 cửa hàng
kinh doanh cá cảnh (bán dọc theo các con đường hoặc trong các hẻm có đông dân cư,
chủ yếu là cá cảnh có giá trò thấp, cả những đối tượng ngoại nhập và bán thức ăn cho
cá). Qua khảo sát trực tiếp 60 cửa hàng kinh doanh cá cảnh và vật tư trang thiết bò cho
hồ nuôi cá cảnh trên đòa bàn Thành phố, có đăng ký hoặc không đăng ký kinh doanh
tùy quy mô đầu tư của cửa hàng với 160 lao động, trong đó: 120 lao động gia đình, 40

lao động thuê mướn.
Cá cảnh nước ngọt là đối tượng kinh doanh chính, chiếm tỷ lệ 95% vì dễ nuôi,
dễ chăm sóc; cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển chiếm 5% vì cần phải có nguồn nước
mặn để thay và bổ sung, chăm sóc phức tạp nên người chơi cá cảnh biển cũng rất hạn
chế. Cá cảnh biển được đầu tư nhiều cho các khu du lòch dạng thủy cung như : Đầm
Sen, Suối Tiên, Kỳ Hoà, …
Những năm trước đây, các cơ sở kinh doanh này chủ yếu là cung cấp cá cảnh
cho cư dân đô thò và cá Đá cho học sinh tiểu học.
7
2.5 Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Cá Cảnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh
2.5.1 Xuất Khẩu
Theo Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tp.HCM (2004), cho biết
trong năm 2001 và sáu tháng đầu năm 2003, Thành Phố đã xuất khẩu hơn 10 triệu con
cá cảnh tương đương 8 - 10 triệu USD, bình quân 3 - 4 triệu USD. Từ đầu năm 2004
đến tháng 8/2004 các thành viên của câu lạc bộ cá cảnh Thành Phố đã xuất khẩu được
trên 2 triệu con cá cảnh các loại với tổng kim nghạch ước đạt gần 3 triệu USD.
Theo các nghệ nhân nuôi cá, xuất khẩu cá cảnh có thể cho hiệu quả kinh tế
cao hơn nếu người nuôi ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp đến người tiêu dùng.
Hiện nay, hầu hết các hộ nuôi cá cảnh đều xuất khẩu qua trung gian và luôn bò ép giá.
Cá xuất khẩu được chia làm hai nhóm chính: như nhóm cá nước ngọt chiếm
90% tỉ trọng xuất khẩu, nhóm sinh vật biển chiếm 10% tập trung một số loại như : cá
Nóc, cá Khoang Cổ, Hải Quỳ, San Hô, Ốc Biển các loại, … (Sở NN & PTNT, 2003).
Thò trường xuất khẩu đa dạng, phong phú nhưng rải rác ở các châu lục như :
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á và thực tế số lượng xuất khẩu đi mỗi nước không lớn ,
không tập trung, nhiều chủng loại, nhiều kích cỡ và cũng mang tính cá thể riêng lẻ
chưa có tính quy mô.
Những năm gần đây, một số nước trong khu vực Châu Á như: Hồng Kông,
Singapore, … và một số nước Châu Âu như: Pháp, Đức, … và cả thò trường Mỹ, Canada
lại ưa chuộng một số loài cá nước ngọt trong tự nhiên của Việt Nam dùng làm cảnh
như: Cá Thái Hổ, cá Nàng Hai, cá Sơn Xiêm, cá Mang Rổ, cá Cẩm Thạch Xanh…

Tại hội chợ cá cảnh Aquarama năm 2005 cho thấy sự thay đổi xu hướng nuôi
và kinh doanh cá cảnh (nhiệt đới) được trưng bày nhiều nhất là cá xiêm (30 hồ) và cá
Phướng, tiếp theo là cá Dóa (60 hồ), cá Rồng (20 hồ), cá Ba Đuôi(10 hồ) … và cá cảnh
biển (20 hồ), (Công Phiên, 2005).

2.5.2 Nhập khẩu
Hằng năm, Thành Phố Hồ Chí Minh nhập khẩu một số loài cá cảnh làm phong
phú thêm cho thò trường cá cảnh, kể cả cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt. Nguồn
nhập chủ yếu từ Xingapore, Đài Loan, Hồng Kông thông qua một vài cá nhân có thân
nhân bạn bè nước ngoài gởi về theo yêu cầu, tập trung một số loài cá như: Chuột Ba
Sọc, Ali, Thành Cát Tư Hãn, Hoàng Tử Châu Phi, Neon đỏ, cá Rồng và công ty
Fishland Asia (100% vốn nước ngoài). Nhìn chung số lượng cá nhập khẩu không
nhiều, có ít cửa hàng chuyên kinh doanh cá cảnh ở Quận 5, Quận 3 có bán những đối
tượng này.
8
Mặc dù vậy, nhưng cá cảnh được xếp vào mặt hàng xa xí phẩm với mức thuế
55% đã làm nản lòng những người nuôi muốn nhập khẩu con giống.
2.6 Khái Quát về Các Điều Kiện của Thành Phố Hồ Chí Minh để Phát Triển
Ngành Công Nghiệp Cá Cảnh
2.6.1 Điều kiện tự nhiên
Thành Phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam bộ, là vùng trọng điểm của các
khu công nghiệp các tỉnh phía Nam, là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam. Phía
Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
tây Nam giáp tỉnh Long An – Tiền Giang, phía Nam giáp Biển Đông, Đông Nam giáp
tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu. Với đường bờ biển dài khoảng 20 km chạy theo hướng Đông
Nam. Đây là một điều kiện, một tiền đề cho ngành cá cảnh phát triển, mạng lưới giao
thông – vò trí thuận lợi, và một thò trường rộng lớn.
Diện tích tự nhiên của toàn Thành Phố là 2.095,01 km
2
, trong đó diện tích nội

thành là 442,13 km
2
chiếm 21,1% diện tích toàn Thành Phố, diện tích ngoại thành là
1652,88 km
2
chiếm 78,89% (Cục thống kê Tp.HCM, 2002).
Độ cao trung bình của Thành Phố Hồ Chí Minh từ 5 – 10m so với mặt nước
biển, thấp dần ở Phía Bắc (Củ Chi) xuống đông Nam (Cần Giờ).
Về mặt thời tiết và khí hậu, Thành Phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực Đông
Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 lượng mưa trung bình là 1.829,3 mm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với số
giờ nắng trung bình là 2.066,5 giờ, nhiệt độ trung bình là 28,2
o
C (Niên giám thống kê
2002). Điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới đã tạo ra một môi trường sống cá cảnh dễ
thích nghi vì hầu hết các loài cá cảnh đều có nguồn gốc nhiệt đới. Lượng mưa cũng
như số giờ nắng tương đối hài hòa, bên cạnh đó nhiệt độ trung bình là 28,2
o
C thích hợp
cho hầu hết các loài cá cảnh nhiệt đới.
Về tổ chức hành chánh, hiện nay thành phố có 20 quận nội thành gồm quận 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú,
Phú Nhuận, Thủ Đức và 5 huyện ngoại thành gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh,
Nhà Bè, Cần Giờ, với 238 phường và 65 xã. Có rất nhiều quận, huyện ngoại thành, ở
nơi đây quá trình công nghiệp hóa xảy ra còn chậm. Vì thế mà rất thuận lợi cho nghề
sản xuất cũng như ương nuôi cá cảnh. Do nguồn nước ít bò nhiễm bẩn cũng như hệ
thống sông, rạch ở ngoại thành tương đối dày đặt.
2.6.2 Điều kiện kinh tế
9
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học kỹ thuật thương mại lớn nhất cả

nước, mức sống của người dân Thành Phố ngày càng cải thiện theo sự phát triển kinh
tế của Thành Phố nói riêng cũng như cả nước nói chung. Giá trò tổng sản phẩm (GDP)
trên đòa bàn Thành Phố tăng liên tục qua các năm từ 36.975 tỷ đồng (1995) lên 96.530
tỷ đồng (2002). Điều này đã tăng nhu cầu vui chơi, thưởng ngoạn của người dân
Thành Phố. Và người chơi cá cảnh cũng không ngừng tăng lên.
Bảng 2.2 Tổng GDP qua các năm
Năm GDP (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
36.975
47.243
55.140
63.557
70.208
76.130
83.725
-
27,8
16,7
15,3
10,5
8,4
9,9
Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM, 2001
Cũng như tổng của sản phẩm của Tp.HCM, GDP bình quân/người/năm cũng

tăng liên tục từ 8.070.711 đồng (1995) lên 15.840.645 đồng (2001) và tốc độ giảm dần
qua các năm từ 23,2% (1995) xuống còn 8,75% (2001). Cuộc sống ngày càng ổn và
khá giả, thu nhập không ngừng tăng lên.
Bảng 2.3 GDP bình quân/người/năm của người dân Tp.HCM
Năm GDP (đồng) Tốc độ tăng (%)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
7.968.549
9.948.835
11.363941
12.819.194
13.864.492
14.579.156
15.840.645
-
24,9
14,2
12,8
7,3
5,2
8,7
Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM năm 2001
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thò trường có sự quản lý của nhà nước nhưng vẫn đảm bảo thành phần kinh
tế quốc dân đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tổng GDP phân theo ngành kinh

tế thay đổi theo các năm, trong đó ngành công ngiệp – xây dựng và dòch vụ chiếm ưu
thế, dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế của Thành Phố.
Bảng 2.4 Tổng GDP trên đòa bàn Thành Phố phân theo ngành kinh tế
10
Khoảng mục 1995 2000 2001 2002
Giá trò % Giá trò % Giá trò % Giá trò %
1. NLTS
- Nông lâm
nghiệp
- Thủy sản
1. CN – XD
2. Dòch vụ
Tổng
1.207
1.076
131
1.4401
21.367
32.569
3,3
2,9
0,4
38,9
57,8
100,0
1.487
1.352
135
34.448
39.51

52.228
2,0
1,8
0,2
45,6
52,4
100,0
1.520
1.345
175
39.053
43.152
57.185
1,8
1,6
0,2
46,6
51,6
100,0
1.632
1.370
262
45.045
49.853
96.530
1,7
1,4
0,3
46,7
51,6

100,
0
Nguồn: Niên giám thống kê Tp.HCM 2002
2.6.3 Điều kiện xã hội
Theo điều tra của cục thống kê Tp.HCM năm 2002 dân số Tp.HCM là
5.449.217 người, với mật độ dân số là 2.601 người/km
2
trong đó tỉ lệ nam chiếm
48,2%, nữ chiếm 51,8%. Tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều giữa các quận nội
thành và ngoại thành, trong đó nội thành chiếm 66,1% tổng dân số toàn thành phố,
ngoại thành chiếm 33,9%.
Bảng 2.5 Dân số trung bình ở Tp.HCM
Khoảng mục 2000 2001 2002
Số người % Số người % Số người %
Tổng số
Nam
Nữ
Nội thành
Ngoại thành
5.175.785
2.493.425
2.681.360
3.471.036
1.703.749
100,0
48,2
51,8
67,1
32,9
5.285.454

2.546.514
2.738.940
3.527.334
1.758.120
100,0
48,2
51,8
66,7
33,3
5.449.217
2.625.433
2.823.784
3.604.557
1.884.660
100,0
48,2
51,8
66,15
33,85
Nguồn: Niên giám thống kê, 2002
Từ số liệu Bảng 2.5 ta thấy dân số Tp.HCM rất cao 5.449.217 người (2002)
điều này cho chúng ta thấy rõ Tp.HCM sẽ là một thò trường lớn cho nghề kinh doanh
cá cảnh. Ở nội thành mức sống cũng như thu nhập khá cao so với ngoại thành. Nội
thành chiếm 66,15% dân số, điều này sẽ một phần thúc đẩy cho việc kinh doanh cá
cảnh ngày càng khởi sắc vì hầu hết các cửa hàng lớn, kinh doanh cá ngoại nhập, cá
nội đòa hình dáng đẹp tập trung các quận nội thành.
Bảng 2.6 Dân số tại các quận huyện thuộc Tp.HCM
Quận Số phường

Diện tích (km

2
) Dân số
(người)
Mật độ
(người/km
2
)
11
TOÀN THÀNH
Các quận
Quận 1
Quận 2
Quận 3
Quận 4
Quận 5
Quận 6
Quận 7
Quận 8
Quận 9
Quận 10
Quận 11
Quận 12
Gò Vấp
Tân Bình-Tân
Phú
Bình Thạnh
Phú Nhuận
Thủ Đức
Các Huyện
Củ Chi

Hóc Môn
Bình Chánh
Nhà Bè
Cần giờ
303
238
10
11
14
15
15
14
10
16
13
15
16
10
12
20
20
15
12
65
21
10
20
7
7
2.095,01

442,13
7,73
49,74
4,92
4,18
4,27
7,19
35,69
19,18
114,00
5,72
5,14
52,78
19,74
38,45
20,76
4,88
47,76
1.652,88
434,5
109,18
304,57
100,41
704,22
5.449.217
4.454.695
230.544
108.141
224.579
199.925

212.410
265.806
132.319
347.262
160.012
247.465
246.217
215.476
370.814
664.149
410.305
185.081
234.190
994.522
260.702
214.952
389.075
67.688
62.105
2.601
10.076
29.852
2.174
45.646
47.829
49.745
36.969
3.707
18.105
1.404

43.263
47.902
4.083
18.785
17.273
19.764
37.926
4.903
602
600
1.969
1.277
674
88
Nguồn: Niên giám thống kê Tp. HCM
Cùng với sự gia tăng GDP bình quân/người/năm của người dân Tp.HCM thì cơ
cấu mức sống dân cư cũng thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là cơ cấu mức sống
còn khó khăn qua các năm giảm dần từ 10,6% (năm 1995) xuống còn 9,9% (năm
2001), đồng thời mức sống cao có chiều hướng tăng dần từ 6,3% (năm 1995) lên
29,9% (2002).
Mật độ dân số ở các vùng ngoại thành rất thấp so với vùng nội thành điều này
góp phần làm môi trường trong sạch nhờ ít bò sức của dân số, nguồn nước ít ô nhiễm
hơn.
Bảng 2.7 Cơ cấu mức sống dân cư hàng năm
Mức sống 1995 1997 2000 2001 2002
Mức sống còn khó khăn 10,6 10,7 9,8 9,9 10,2
12
Mức sống tạm ổn
Mức sống trung bình
Mức sống khá

Mức sống cao
Tổng
27,9
36,2
19,0
6,3
100,0
28,1
35,9
18,9
6,4
100,0
16,0
21,0
23,9
29,3
100,0
15,0
21,5
24,7
28,9
100,0
15,8
20,0
24,2
29,8
100,0
Nguồn: Niên giám thống kê, 2002
Bảng 2.7 cũng cho thấy mức sống khá và cao không ngừng tăng lên từ năm
1997 – 2002. Điều này cho ta thấy cuộc sống người dân Thành Phố ngày càng đầy đủ,

công suất làm việc tăng lên. Chính vì thế họ muốn giảm bớt căng thẳng do áp lực
công việc thông qua thưởng thức và nuôi dưỡng cá cảnh.
2.6.4 Cơ cấu dân cư
Mức sống của người dân Thành Phố ngày càng được cải thiện theo sự phát
triển kinh tế của Thành Phố nói riêng và cả nước nói chung, chỉ số GDP bình quân
trên đầu người của Thành Phố Hồ Chí Minh là 1350/USD/người (1999),
1365/USD/người (2000), 1460/ USD/người (2001) ,(Cục thống kê Thành Phố Hồ Chí
Minh, 2001).
Trong giai đọan từ năm 1996 đến năm 2000 tổng sản phẩm trên đầu người
(GDP) tăng bình quân gần 10,2%/năm. Trong đó 5,4% là do lónh vực xây dựng công
nghiệp đóng góp, 4,8% là thuộc sự đóng góp của lónh vực dòch vụ. Sự đóng góp của
nông nghiệp vào tốc độ phát triển GDP hầu như không đáng kể.
Chi tiêu bình quân hàng tháng cho một người của thành phố cho việc ăn uống
là 246.350 đồng, tăng 650 đồng so với cùng kỳ năm trước, chiếm 45,7% thu nhập.
Trong đó khu vực thành thò là 268.230 đồng chiếm 45% thu nhập và khu vực nông
thôn là 174.223 đồng chiếm 49,5% thu nhập của người dân thuộc khu vực này.
Cũng theo điều tra của Cục thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2000, cơ
cấu mức sống dân cư được ghi nhận như sau : Tỷ lệ người dân có mức sống còn khó
khăn chiếm 8,7%, mức sống tương đối ổn đònh chiếm 27%, tỷ lệ người dân có mức
sống trung bình chiếm 37,8%, khá chiếm 20,2% và số người dân có mức sống cao
chiếm khoảng 6,3%.
Số người dân sống ở mức nghèo khổ của Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn còn khá
cao, số người thất nghiệp chiếm 8,9% tổng số người trong độ tuổi lao động. Đây là
một thách thức rất lớn cho chính quyền Thành Phố trong vấn đề giải quyết việc làm
và thu bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân chúng.
13
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đề tài được thực hiện từ ngày 30/3/2005 đến ngày 25/7/2005.
14

Đòa điểm: Tại các quận, huyện thuộc đòa bàn Tp.HCM, chủ yếu là đường Lưu
Xuân Tín – Q5; đường Nguyễn Thông – đường Lý Chính Thắng – Q3, đường Trường
Chinh – Q.Tân Bình; đường CMT8 – Q10, … đây là những nơi tập trung nhiều cửa
hàng kinh doanh cá cảnh và trang thiết bò, vật tư, … cung cấp trong nuôi cá cảnh.
Ngoài ra còn có một số cửa hàng kinh doanh khác nằm rải rác ở các quận như: Quận
8, Quận 2, Q.Thủ Đức, Q.Bình Chánh.
3.2 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
3.2.1 Số liệu thứ cấp
Các thông tin, tài liệu chủ yếu được thu thập từ cơ quan chức năng: Sở Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tp.HCM. Ngoài ra còn thu thập lấy thông tin từ
Intenet, sách báo, tạp chí.
3.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua quan sát trực tiếp thực tế hiện trạng kinh
doanh của các cửa hàng, đồng thời thu thập lấy thông tin thực đòa bằng cách sử dụng
phương pháp lập bảng câu hỏi điều tra, chọn mẫu ngẫu nhiên. Tổng công( 27 hộ kinh
doanh cá cảnh ở các quận, huyện thuộc Tp. Hồ Chí Minh đã được điều tra khảo sát.
Các cửa hàng được chia ra làm hai nhóm: Nhóm A (có bán sỉ), nhóm B (không
bán sỉ). Các cơ sở phân tích, đánh giá được dựa trên các kết quả so sánh, đối chiếu
của hai nhóm cửa hàng trên.
Nội dung điều tra gồm:

(1) Thông tin chung:
- Tên cửa hàng.
- Đòa chỉ, điện thoại cửa hàng.

- Trình độ học vấn chủ hộ kinh doanh.
- Lực lượng lao động của cửa hàng.
- Kinh nghiệm kinh doanh.
(2) Tình hình kinh doanh.

×