Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

tìm hiểu những công trình nghệ thuật tiêu biểu của thời trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa truyền thống Việt Nam là một dòng chảy xuyên suốt lịch sử hàng ngàn
năm của dân tộc, kết tinh qua bao thế kỷ. Được hình thành từ nền văn minh Văn Lang Âu
Lạc và phát triển qua nền văn minh Đại Việt, qua nhiều thời kì lịch sử với biết bao sóng
gió, biến cố của dân tộc, tồn tại đến ngày hôm nay trở thành những giá trị vô cùng quý
báu của dân tộc.
Quay ngược guồng xe của bánh thời gian, tìm về với cội nguồn dân tộc, dừng chân
ở thời Trần ta chợt nhận ra những giá trị văn hóa dân tộc rất đỗi quý giá và lâu đời. Nói
đến thời Trần lịch sử gọi ngay ra một triều đại hưng thịnh với những nét nổi bật, đặc sắc
về kinh tế - chính trị và không thể không nhắc đến văn hóa – nghệ thuật mà chủ thể là
nền mĩ thuật thời Trần.
Thời Trần là thời kỳ mà mĩ thuật Việt Nam phát triển đến đỉnh cao rực rỡ, là thời kì
hoàng kim của những thành tựu mĩ thuật. Nói đến nghệ thuật thời Trần là nói đến những
công trình, những thành tựu mĩ thuật coi đó là mẫu mực của mĩ thuật phong kiến Việt
Nam.
Lấy cảm hứng từ Phật giáo, mĩ thuật thời Trần mang đậm tinh thần tôn giáo, đó là
những công trình kiến trúc, điêu khắc với những đường nét chạm trổ tinh vi, điêu luyện
và tinh xảo.
Điểm lại những thành tựu mà văn hóa mĩ thuật thời Trần đạt được ta không thể
không kể đến tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn với kiểu kiến trúc đậm chất Phật Giáo, hay
hình tượng những con rồng tinh xảo, vừa uyển chuyển, nhẹ nhàng vừa khỏe khoắn uy
nghi.
Cùng với sự ảnh hưởng của Phật Giáo, thời Trần đạo nho cũng rất phát triển kéo
theo đó là sự phát triển của mĩ thuật với các công trình nghệ thuật như Hoàng Thành
Thăng Long hay cung Thiên Trường.
Nhìn lại tổng quan lịch sử các chặng đường phát triển của mĩ thuật Việt Nam, ta có
thể thấy mĩ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ mang đến những thành tựu rực rỡ cho văn
hóa Trần nói riêng và văn hóa Việt nam nói chung. Đó là vệt sáng kết tinh những tinh hoa
của một triều đại. Là cống hiến vô giá của giá trị tinh thần trong những đường nét chạm
trổ, điêu khắc.


Chính những thành công, những điểm sáng mà mĩ thuật thời Trần đóng góp cho mĩ
thuật nước nhà mà tôi quyết định chọn đề tài đặc điểm mĩ thuật thời Trần làm bài nghiên
cứu của mình. Qua đây tôi muốn giới thiệu để chúng ta thêm yêu nền văn hóa nước nhà
dù nó đã lùi xa.
2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói chung và mỹ thuật thời Trần nói riêng là đề tài được
nhiều nhà nghiên cứu để ý và có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau. Tuy
nhiên nghiên cứu về đặc điểm mỹ thuật thời Trần còn hạn chế. Nghiên cứu về mỹ thuật
thời Trần có các tác giả tiêu biểu như:
Trong cuốn Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam thì Nguyễn Văn Chung đã giới thiệu bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam và các hiện vật trưng bày đại diện cho mỹ thuật các thời kỳ: đồ
đá, đồ đồng, sơ kỳ đồ sắt, thời Lý, trần, Lê, Nguyễn, giai đoạn cuối thế kỷ 19 - 1945,
1945 - 1954, 1954 - 1985. Mỹ thuật dân gian và mỹ thuật thủ công.
Tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu có Mỹ thuật thời Trần của Nguyễn Đức
Nùng ông đã Giới thiệu những nét tiêu biểu về lịch sử, đặc điểm của mỹ thuật thời Trần
thể hiện qua các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, hội họa trang trí và đồ
gốm.
Ngoài ra còn có như Lược Sử Mỹ Thuật Việt Nam", của tác giả Trịnh Quang Vũ đã
đoạt giải A của Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2000. Cuốn sách này bao gồm 2 phần, nhiều
minh hoạ sinh động giúp bạn đọc hình dung một cách đầy đủ về diện mạo Mỹ thuật Việt
Nam gồm các loại hình: nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, trang trí
Những tác phẩm nghiên cứu trên phần nào đã tìm về cội nguồn mĩ thuật dân tộc, đã
phát ánh phần nào mĩ thuật việt nam nói chung và mĩ thuật Thời Trần nó riêng trên những
chặn đường lịch sử dân tộc. Đó là minh chứng cho một giai đoạn phát triển rực rỡ của mỹ
thuật nước nhà.
3.Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đặc điểm mỹ thuật thời Trần tôi muốn hiểu thêm về nền lịch sử
mỹ thuật nươc ta, qua đó tiếp thu thêm vốn hiểu biết của mình từ đó góp phần vào việc
giới thiệu cho bạn bè bốn phương về mỹ thuật nước ta. Việc tìm hiểu đặc điểm mỹ thuật
thời Trần là về với truyền thống cha ông để qua đây mình thêm niềm tự hào tự tôn dân

tộc. Với bài viết này cũng mong góp phần nhỏ bé hiểu biết của mình vào việc nghiên cứu,
tìm hiểu, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung đi nghiên cứu và tìm hiểu
những công trình nghệ thuật tiêu biểu của thời Trần qua đó tìm ra đặc điểm mỹ thuật nỗi
bật của thời kỳ này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp khảo sát điều tra. Việc sử dụng biện pháp này đã giúp tôi tìm hiểu
về thời Trần nơi mà những nét đẹp văn hóa được thể hiện qua các công trình điêu khắc,
hội họa, hay các nét chạm trổ.
+ Phương pháp thống kê phân tích. Từ những gì mà tôi khảo sát được tôi đã lựa
chọn lại sau đó dùng kiến thức hiểu biết của mình phân tích từ đó rút ra đặc điểm nổi bật
của mỹ thuật thời Trần.
+ Phương pháp so sánh lịch sử . Phương pháp này giúp tôi hiểu rõ hơn và có sự
phân biệt giũa triều đại này với triều đại khác.
Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp khác để bài viết của mình hoàn
chỉnh hơn.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài viết này tập trung vào hai chương chính:
Chương 1: Khái quát đất nước Việt Nam dưới triều đại nhà Trần
Chương 2: Một số đặc điểm mỹ thuật thời Trần
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN
1. Sự thành lập triều Trần và những nét khái quát về xã hội thời Trần .
1.1. Sự thành lập triều Trần:
Nhà Lý phát triển thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127), sau đó bắt
đầu đi vào con đường suy yếu. Các vua lên ngôi khi còn bé như vua Lý Anh Tông làm
vua khi 5 tuổi, Lý Cao Tông 2 tuổi… Quyền hành rơi vào tay những kẻ hại dân. Trước
tình hình ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, góp phần làm lung lay ngai vàng nhà Lý.

Khi nhà Lý suy yếu, nạn cát cứ lại xảy ra. Năm 1211, ba dòng họ phong kiến lớn đã nổi
dậy. Đó là họ Đoàn ở Hải Dương, Hải Phòng; họ Trần ở Thái Bình, Nam Định và Nam
Hưng Yên; họ Nguyễn ở Hà Tây. Triều đình nhà Lý chỉ còn kiểm soát được Thăng Long
và các vùng lân cận. Trong khi đó vua Lý Huệ Tông không có con trai. Năm 1225, ông
đã nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh, còn mình là Thái Thượng Hoàng. Lúc
này Lý Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi. Vì vậy, mọi quyền hành trong tay triều đình đều nằm
trong tay viên quan diện tiền Trần Thủ Độ. Dòng họ nhà Trần lúc này đã chiếm giữ một
vị trí trọng yếu trong triều đình. Cuối cùng ngày 12 tháng chạp năm ất Dậu (11/1/1226)
dưới sự chỉ đạo của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng tuyên bố nhường ngôi cho chồng là
Trần Cảnh, Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thánh Tông. Triều Trần chính thức được
thành lâp, thực sự thay thế nhà Lý trên vũ đài chính trị, nắm quyền điều hành đất nước từ
1226 đến 1400. Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng
cách về thời gian. Vì vậy có thể thấy rằng: nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hoá
của nhà Lý. Mặc dù vậy với thời gian 174 năm tồn tại xã hội thời Trần cũng có nhiều sự
thay đổi. Hơn nữa về mặt nghệ thuật, giữa thời Lý và thời Trần lại có khoảng cách về thời
gian. Theo một số tài liệu cho biết: "Sau di tích cuối cùng của thời Lý có niên đại cụ thể
là chùa Linh Xứng năm 1126, nếu chỉ bằng vào sử sách thì khoảng hơn một thế ký sau
mới thấy di tích có niên đại là chùa Phổ Minh 1262 và lăng Trần Thủ Độ năm 1264, mà
thật chắc chắn thì đến thế kỷ XIV mới thấy phổ biến các di tích thời Trần "
1.2. Những nét khái quát về xã hội thời Trần
Nhà Trần thay thế nhà Lý, ổn định trật tự trong nước, các phe phái đối kháng đã
thu phục chính quyền trung ương. Bộ máy chính quyền được xây dựng có hệ thống từ
trung ương tới các địa phương.
Nho giáo tuy chưa phát triển mạnh như Phật giáo, nhưng với cơ sở từ thời Lý sang
thời Trần, nhà nước cũng rất chú trọng đến việc học hành, thi cử chọn nho sỹ có tài.
Nhiều nhân tài được đào tạo trong thời Trần như Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Trương Hán
Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh vv Năm 1232, nhà nước cho mở khoa thi Thái
học sinh để chọn nhân tài. Chữ Nôm ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn. Bên cạnh
Nho giáo, Phật giáo vẫn được phát triển mạnh, kế tiếp truyền thống từ thời Lý. Mặt khác
ở thời Trần còn có phái thiền do người Việt Nam sáng lập ra. Đó là phái Trúc Lâm với 3

vị tổ: Trần Nhân Tông- Pháp Loa và Huyền Quang. Phật giáo ngày càng hoà hợp và gần
gũi với đời sống dân gian. Chùa tháp vẫn được xây dựng nhiều, trong các làng xã cũng có
nhiều ngôi chùa đẹp tuy quy mô không lớn như thời Lý.
Về kinh tế, nhà nước chú trọng khuyến khích nông nghiệp phát triển. Quân đội
nhà Trần vẫn được tổ chức theo chế độ " ngụ binh ư nông"để góp thêm lực lượng sản
xuất nông nghiệp. Kinh tế thành thị cũng song song phát triển kéo theo sự thịnh vượng
của kinh tế hàng hoá, giao thông… Tất cả những điều đó đã góp phần làm cho nhà nước
phong kiến thời Trần ngày một vững mạnh hơn. Cũng ở thời gian này, ở phương Bắc đế
quốc phong kiến Mông Cổ đang phát triển mạnh và tìm cách bành trướng thế lực ra nước
ngoài. ở Châu Âu, Mông Cổ đã chiếm từ bờ biển Thái Bình Dương tới Hắc Hải, thậm chí
đến cả Đại Tây Dương. Năm 1271 chúng chiếm được Trung Quốc lập ra triều đại nhà
Nguyên. Sau đó chúng có ý đồ chiếm Việt Nam và cả vùng Đông Nam á. Suốt từ 1258
đến 1285, 1287 chúng đã 3 lần đem quân đánh chiếm Đại Việt song cả 3 lần đều thất bại
nặng nề. Chiến thắng Mông Nguyên một lần nữa đã khẳng định truyền thống yêu nước và
ý chí của dân tộc ta. Đồng thời đưa uy tín và ảnh hưởng của nước ta lên cao hơn. Mặt
khác, trong xã hội Đại Việt thời đó cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Chế độ nông nô, nô tì
tan rã, dần dần biến các nông nô thành những người nông dân tự do. Nhà nước chú ý hơn
tới việc "nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".
Tất cả những điều kiện xã hội đó đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển mĩ thuật
của thời Trần và nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá nghệ thuật dân gian phát
triển, tạo nên đặc điểm riêng biệt cho mĩ thuật thời Trần.
1.2.1. Tổ chức quân đội
Quân chủ lực nhà Trần gồm cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ ở đồng bằng
gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh. Cấm quân được gọi là quân túc vệ.
Các đơn vị quân đội được gọi là quân. Đứng đầu mỗi quân là một đại tướng quân. Mỗi
quân có 30 đô, chỉ huy mỗi đô có chánh phó đại đội. Mỗi đô có 5 ngũ, đứng đầu mỗi ngũ
là đầu ngũ.
Cấm quân là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh chống ngoại xâm, có thể được điều
động đi các lộ để tác chiến.
Nhằm có lực lượng đông đảo cần thiết khi chống xâm lược, nhà Trần kế tục chính sách

ngụ binh ư nông (giữ quân lính ở nhà nông) của nhà Lý, vừa đảm bảo số quân cần thiết
phòng khi có chiến tranh xảy tới. Quân cấm vệ và các lộ có khoảng 10 vạn người.
1.2.2. Hành chính Đại Việt thời Trần
Hành chính Đại Việt thời Trần hoàn thiện hơn so với thời Lý. Sau khi giành được
chính quyền, nhà Trần đã phân chia lại Đại Việt thành 12 lộ thay vì 24 lộ như ở thời Lý.
Bộ máy hành chính được củng cố theo hướng tăng tính tập quyền quan liêu. Các quan
được cấp lương bổng theo ngạch, bậc; cứ 10 năm thăng tước một cấp, 15 thăng tước một
bậc.
Nền hành chính của Đại Việt thời Trần ở cấp trung ương có bộ phận trung khu
đứng đầu. Chức cao nhất ở trung khu là các chức quan hàng tướng quốc và tam thái: thái
sư, thái phó, thái bảo. Phần lớn suốt thời gian nhà Trần cầm quyền, các chức quan cao
hàng tam thái do các thân vương nắm giữ.
Tiếp đến là các chức quan hàng tam thiếu: thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo. Sau đó
đến tam tư: tư đồ, tư mã, tư không. Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải là những người được
các vua Trần bổ nhiệm là thái sư. Trần Nguyên Trác được bổ nhiệm làm tả tướng quốc.
Trần Văn Bích được bổ nhiệm làm thái bảo (phụ quốc thái bảo).
Giúp việc cho các quan đứng đầu trung khu là các ban hành khiển và khu mật viện. Hành
khiển lại chia làm tả hành khiển đóng ở Thăng Long và hữu hành khiển đóng ở hành
cung Tức Mặc (quê của họ Trần, thuộc thành phố Nam Định ngày nay). Ban hành khiển
sau được đổi tên thành môn hạ sảnh. Đứng đầu ban hành khiển là chức Nhập nội hành
khiển đồng trung thư môn hạ sảnh bình chương sự. Ban đầu, người của hành khiển chỉ
gồm hoạn quan. Sang thế kỷ 14, nhà Trần bắt đầu tuyển dùng các nhà nho như Nguyễn
Trung Ngạn, Lê Cư Nhân.
Việc chia trung khu gồm Tể tướng, quan chức ở Khu mật viện, Hành khiển môn
hạ sảnh tách khỏi và đứng trên cơ quan chức năng. Đây là bước phát triển trong kết cấu
và cơ chế bộ máy nhà nước thời Trần.
Thời Trần, có 6 thượng thư sảnh tương đương với lục bộ, quản lý các công việc
hành chính, tổ chức, ngoại giao, tín ngưỡng, tài chính ngân sách, quân sự, ty pháp. Đứng
đầu thượng thư sảnh là chức thượng thư hành khiển và thương thư hữu bật. Dưới các
chức này là chức thị lang, lang trung. Các thượng thư sảnh luôn được củng cố, càng về

sau càng dùng nhiều nhân sỹ nho giáo.
Bên cạnh 6 thượng thư sảnh là hàn lâm viện phụ trách các công việc văn phòng
của triều đình. Người của hàn lâm viện gọi là học sĩ với nhiều cấp (chức) khác nhau.
Các ban, ngành khác là Ngự sử đài, Đăng văn kiểm sát viện là các cơ quan thanh tra,
giám sát. Có Quốc sử viện phụ trách công việc biên soạn quốc sử mà người đầu tiên phụ
trách Quốc sử viện là Lê Văn Hưu. Có Quốc tử viện là nơi giáo dục các vương tử nhà
Trần. Có Thái y viện chăm sóc sức khỏe cho hoàng tộc.
1.2.3. Luật pháp
Vua Thái Tông cho sửa lại luật pháp rất nghiêm minh. Đại Việt sử ký toàn thư có
chép lại như sau:
Canh Dần, Kiến Trung năm thứ 5 1230: Mùa xuân, tháng 3, khảo xét các luật lệ
của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20
quyển.
Định bị đồ có mức độ khác nhau:
Loại bị đồ làm Cảo điền hoành thì thích vào mặt 6 chữ, cho ở Cảo xã (nay là xã
Nhật Cảo), cày ruộng côn, mỗi người 3 mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc.
Loại bị đồ làm Lao thành binh thì thích vào cổ 4 chữ, bắt dọn cỏ ở Phượng Thành,
thành Thăng Long, lệ vào quân Tứ sương.
Đặt ty bình bạc là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó với
chức quan kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Năm 1265 đổi thành
Đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn.
1.2.4. Kinh tế
Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ
sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều
đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Đại Việt sử ký
toàn thư có chép:
Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231: Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự
Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh
Hào (là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ
phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu. Triều đình cũng cho phép các vương,

hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở
mang thêm ruộng nương.
Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng
bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế.
Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt
tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà
vua.
1.2.5. Giáo dục và khoa cử thời Trần
Trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước
Đại Việt từ năm 1226 đến năm 1400.
Khi Phật giáo được nhà Trần coi trọng và thịnh hành, Nho giáo đóng vai trò thứ
yếu. Tuy nhiên Nho học cũng từng bước thâm nhập vào xã hội qua hệ thống giáo dục.
Sách học chính được quy định gồm có Ngũ Kinh, Tứ Thư, Bắc sử.
Ban đầu chỉ có nhà chùa là nơi dạy chữ Nho và các sách sử. Sau này, nhiều nhà
nho và thái học sinh không làm quan, về nhà dạy học. Hệ thống trường lớp tại các địa
phương được hình thành. Một trong những người thày xuất sắc nhất là Chu Văn An.
Sau khi thành lập không lâu, nhà Trần bắt đầu thực hiện chế độ khoa cử để chọn người tài
giúp nước. Năm 1232, nhà Trần mở khoa thi đầu tiên. Năm 1247, triều đình đặt lệ thi lấy
Tam khôi gồm 3 người đỗ đầu là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và quy định cứ 7
năm mở 1 khoa thi.
Năm 1255, nhà Trần đặt lệ lấy 2 trạng nguyên: 1 kinh trạng nguyên dành cho các
lộ phía bắc và 1 trại trạng nguyên dành cho Thanh Hóa và Nghệ An để khuyến khích việc
học của phương nam. Năm 1275 lệ này bãi bỏ vì không cần thiết nữa.
Năm 1396, Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương, thi Hội
bằng thể văn 4 kỳ, và định rõ: "Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thì
vua ra một bài văn sách để xếp bục". Lệ thi 4 trường được quy định lại như sau:
Những người đỗ đạt được bổ nhiệm vào chức vụ ở viện Hàn lâm, các cơ quan
hành khiển, sung vào các phái bộ sứ thần hoặc tiếp sứ phương Bắc. Họ trở thành bộ phận
quan trọng trong bộ máy nhà nước, có những đóng góp quan trọng trọng lĩnh vực chính
trị, ngoại giao như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh,

Lê Quát…
1.2.6. Tôn giáo
Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều sùng
đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. Đại Việt sử toàn thư
chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải
đắp tượng phật để thờ.
Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật,
và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo
bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng
được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như
đời nhà Lý.
1.2.7. Văn hóa nghệ thuật
Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn
bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một
ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên
phải kính phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, cương trực. Các
vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi
văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm
giá trị như Hịch tướng sĩ.
Hàn Thuyên tức Nguyễn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt ra luật thơ
Nôm. Vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của Hàn Thuyên mà làm những
bài thơ Nôm rất giá trị. Đại Việt sử kí toàn thư chép:
Bấy giờ (năm 1282) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai hình bộ thượng thư Nguyễn
Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho việc này giống như việc của
Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ. Thơ phú
nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy.
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so
với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách
Chiêm Thành. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng Âm nhạc Đại Việt thời
Trần chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Chiêm Thành và Trung Quốc. Một số nhạc công bị bắt

từ Chiêm Thành và Trung Quốc trong các cuộc chiến đã truyền nghề ca hát cho dân Đại
Việt, càng ngày càng phổ biến.
1.3. Thời kỳ suy tàn
Nhà Trần đã có một thời đại rất hưng thịnh, đã từng đại phá quân Nguyên cũng
như bình phục được Chiêm Thành, nhưng kể từ khi thái thượng hoàng Trần Minh Tông
qua đời (1357), vua Trần Dụ Tông ham mê tửu sắc, phó mặc mọi việc triều chính để cho
nhà Trần bước vào giai đoạn suy vi và sau cùng bị mất ngôi.
Vua Trần Dụ Tông chẳng những bỏ bê triều chính mà còn ra lệnh cho xây cung
điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước,
giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè kết đảng
và trở nên lộng hành vô cùng.
Chu Văn An, một vị quan thanh liêm, trung thần tại triều đình, đã dâng thất trảm
sớ đề nghị trị tội những tên tham quan ô lại. Vua Trần Dụ Tông đã không nghe theo nên
Chu Văn An đã từ quan về nhà dạy học.
Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, một người con là Nhật Lễ lên thay. Theo sử sách,
Nhật Lễ không phải là con Dụ Tông mà mẹ Lễ vốn là cô đào, vợ của kép hát Dương
Khương, đã mang thai Lễ trước khi làm vợ Dụ Tông. Vì vậy sử vẫn gọi tên người con là
Dương Nhật Lễ. Nhật Lễ ở ngôi bỏ bễ chính sự, ham tửu sắc, hằng ngày chỉ rong chơi,
thích các trò hát xướng, muốn đổi lại họ là Dương. Sau Lễ lại giết Hiến Từ Tuyên Thánh
Thái hoàng thái hậu vì bà đã hối hận việc lập Nhật Lễ. Người tôn thất và các quan đều
thất vọng. Tháng 10 năm 1370, các tôn thất nhà Trần hợp mưu lật đổ và bắt giết Nhật Lễ,
đưa con thứ 3 của vua Minh Tông là Phủ lên ngôi, tức là Trần Nghệ Tông.
Nghệ Tông làm vua được 2 năm, lên làm thái thượng hoàng và nhường ngôi cho
em là Kính lên thay, tức là Duệ Tông. Năm 1377, Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành,
thượng hoàng Nghệ Tông lập con Duệ Tông là Phế Đế lên thay. Thượng hoàng Nghệ
Tông nắm quyền bính trong tay quyết định mọi việc nhưng lại quá tin dùng một mình Lê
Quý Ly (tức Hồ Quý Ly). Do đó, Quý Ly xúi giục Nghệ Tông giết hại các trung thần, các
hoàng tử, các thân vương và ngay cả vua Phế Đế cũng bị sự gièm pha của Quý Ly mà bị
Nghệ Tông phế bỏ. Con Nghệ Tông là Thuận Tông (đồng thời là con rể Quý Ly) được
lập lên ngôi nhưng cũng không có thực quyền.

Vì có mưu đồ soán đoạt ngôi vua mà lại được sự tin dùng của Nghệ Tông nên Hồ
Quý Ly đã tạo được khá nhiều phe cánh và bè đảng ở triều đình và khắp mọi nơi. Rồi từ
đó Quý Ly càng ngày càng lộng quyền không coi ai ra gì. Năm 1394, Nghệ Tông mất, Hồ
Quý Ly nắm lấy cả quyền hành rồi sai người vào đất Thanh Hoá xây thành Tây Đô. Sau
khi công việc xong xuôi, Hồ Quý Ly bắt Trần Thuận Tông dời kinh về Tây Đô rồi lập
mưu ép Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thiếu Đế khi đó mới có 3 tuổi lên ngôi. Quý
Ly lên làm phụ chính sai người giết Thuận Tông và chuẩn bị cướp ngôi.
Nhìn thấy âm mưu của Hồ Quý Ly, nhiều tướng lĩnh nhà Trần như Trần Khát
Chân lập hội với mưu đồ tiễu trừ Quý Ly, nhưng cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị
giết vào khoảng hơn 370 người. Năm 1400, Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm
vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ. Nhà Trần chấm dứt,kéo dài 175 năm với
13 đời vua.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MĨ THUẬT THỜI TRẦN
2.1. Khái quát đặc điểm của mĩ thuật thời Trần
Mĩ thuật thời Trần (thế kỉ 13 - 14): với các chất liệu gỗ, đá, đồng, đất nung và
gốm. Công trình kiến trúc tôn giáo còn tồn tại giữ được nhiều dấu ấn nghệ thuật thời
Trần như chùa Thái Lạc (Hải Dương); chùa Bối Khê (Hà Tây), một phần chùa Phổ Minh
(Nam Định) với những mảng chạm khắc gỗ trang trí, kiến trúc với bệ đá chạm rồng và
garuda và các con vật như cá sấu, rồng thành bậc - khu lăng các vua Trần ở An Sinh
(Đông Triều, Quảng Ninh), lăng Trần Thủ Độ ở Tam Đường (Thái Bình) có một số
tượng thú. Đồ đồng có chuông chùa Vân Bản (Đồ Sơn, Hải Phòng), vòng cáng, bàn đạp,
yên ngựa (chùa An Sinh) chạm khắc hình rồng. Đồ gốm Trần với nhiều vật phẩm kích
thước tương đối lớn như chậu, thạp. Gốm hoa nâu là dạng điển hình của thời Trần.
Đặc điểm phong cách nghệ thuật thời Trần: đường nét phóng khoáng, khoẻ
khoắn. Bố cục có phần thưa thoáng đơn giản. Đề tài phong phú hơn thời Lý, đặc biệt là
trên đồ gốm xuất hiện nhiều hình ảnh các con thú. Rồng còn nhiều nét của thời Lý
nhưng đầu đã có sừng, chân 4 móng, khúc cuộn ở thân doãng hơn
2.1.1. Sự thừa kế những tinh hoa văn hoá thời Lý
Nhà Trần kế tiếp ngay sau thời Lý. Vì vậy khi bắt đầu được thành lập, nhà Trần

thừa hưởng toàn bộ gia sản văn hoá thời Lý nhất là về mặt kiến trúc. Mãi đến sau kháng
chiến chống quân Nguyên Mông, kinh thành Thăng Long bị tàn phá nặng nề đến năm
1289 nhà Trần mới cho xây dựng lại kinh đô. Các công trình kiến trúc từ thời Lý như
tháp Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Phật Tích… vẫn còn tồn tại sừng sững và đẹp đẽ.
Những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc từ thời Lý là cơ sở, nền
móng cho mĩ thuật thời Trần phát triển. Mĩ thuật có sự thay đổi về phong cách phù hợp
với diều kiện, hoàn cảnh xã hội mới. Tuy vậy cũng không thể có ngay một phong cách
khác, mà cần có thời gian. Sự chuyển biến về phong cách sẽ diễn ra từ từ trên cơ sở thừa
kế những tinh hoa của văn hoá nghệ thuật thời Lý. Điều này có thể thấy rõ qua một số tác
phẩm và hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, nhất là trong nghệ thuật chạm khắc trang trí.
Những đề tài, hình tượng nghệ thuật ít có sự thay đổi. Trong chạm khắc ta lại gặp những
nội dung đề tài quen thuộc. Đó là sóng nước, rồng, hoa sen, hoa văn tay mướp, phượng,
người chim, mây, mặt trời…. Về hình thức thể hiện cũng có nhiều sự đồng nhất. Hoa văn
sóng nước vẫn mang tinh thần hoa văn hình nấm, cao tầng như thời Lý.
Hình rồng trên viên gạch thuộc hoa chùa Hoa Yên – Yên Tử – Quảng Ninh, vẫn mang
những nét điển hình của rồng thời Lý như sự đều đặn, uốn lượn nhịp nhàng và sự mềm
mại của đường nét. Đề tài rồng được thể hiện trong các mô típ đã được sử dụng nhiều
trong mĩ thuật thời Lý như rồng châu vông sáng. Một số hao văn lá vẫn mang tính cách
điệu cao như hình lá dương xỉ trang trí trên bệ đá chùa tháp Phổ Minh (Nam Định).
Nhìn chung những chạm khắc trang trí thời Trần vẫn mang phong cách mềm mại, nhẹ
nhàng, bộc lộ trí tưởng tượng phong phú và tài năng sáng tạo của ông cha ta. Những nét
tinh hoa của văn hoá tạo hình thời Lý vẫn trở lại trên các tác phẩm mĩ thuật thời Trần.
Phải chăng đó không phải là đặc điểm của mĩ thuật thời Lý mà còn chính là đặc điểm
mang tính dân tộc đậm đà của người Việt, mặc dù thời gian có thay đổi. Nói như vậy
cũng không có nghĩa là đồng nhất mỹ thuật thời Lý và thời Trần, mà trên cở sở tinh hoa
văn hoá Lý, mỹ thuật Trần lại phát triển trong điều kiện xã hội hội có nhiều biến thiên
khác với thời Lý. Do đó bên cạnh việc kế thưà về văn hoá, nghệ thuật các nghệ nhân thời
trần còn sáng tạo nhiều công trình tác phẩm mỹ thuậtđặc sắc và mang một phong cách
riêng của thời Trần. Mặc dù vậy, những nét dân tộc vẫn được thể hiện rõ trong mỹ thuật
thời Trần.

2.1.2. Những thay đổi và sáng tạo trong mỹ thuật thời Trần
2.1.2.1 Nghệ thuật kiến trúc
Kiến trúc thời Trần lúc đầu được thừa kế thành tựu kiến trúc thời Lý do đó có
nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý. Tuy vậy từ 1262 trở đi, với kiến trúc chùa, tháp Phổ
Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc… cùng với các tác phẩm chạm khắc trang trí trên
các công trình đó đã bắt đầu bộc lộ phong cách mỹ thuật của thời Trần. Sự thay đổi về
quan niệm đã dẫn đến sự thay đổi về vị trí, kiểu dáng các công trình kiến trúc, cách thể
hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực phóng khoáng và thoáng đạt hơn.
Qua dấu vết còn lại của một số ngôi chùa thời Lý cho thấy các chùa thời Lý
thường được xây dựng ở những nơi đất cao và có cảnh đẹp như ở chân núi, trên núi…Vì
vậy mặt bằng các chùa thời Lý thường được trải dài trên ba bốn bậc cấp và cao dần. Sang
thời Trần, các chùa tháp được phân bố rộng rãi trên cả nước, tuy vậy nhiều hơn cả là
những công trình được dựng lên ở ven triền sông của vùng đồng bằng như Hà Tây, Hải
Dương, Nam Định, Quảng Ninh… Vì lẽ đó, bố cục mặt bằng chùa thời Trần cũng có thể
có nhiều kiểu. Chùa Yên Tử, trung tâm của phái Trúc Lâm tam tổ được xây dựng trên
núi, do đó phải bạt núi để xây dựng thành cụm chùa riêng theo từng cấp bậc. Lối kiến
trúc này gần giống với lối kiến trúc của chùa Phật Tích, chùa Dạm thời Lý. Tuy vậy, còn
có thể có bố cục theo kiểu " nội công ngoại quốc" có nghĩa là 3 toà Tiền Đường,Thiên
Hương, Thượng Điện được sắp xếp theo kiểu chữ công ( ) hành lang bao quanh giống
như chữ quốc ( ). Kiểu bố cục mặt bằng này sẽ gặp hiều hơn trong kiến trúc các thời kỳ
sau. Qua đó cho thấy có những thừa kế và sự sáng tạo trong phong cách mỹ thuật thời
Trần. Cùng với kiến trúc thời Lý, kiến túc thời Trần đã làm phongphú thêm, hoàn chỉnh
thêm kiến trúc Phật giáo nói riêng và đóng góp cho kho tàng kiến trúc dân tộc nhiều công
trình có giá trị cao.
Tháp thời Trần được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, có nhiều tầng, nhỏ dần
về phía ngọn. Tầng dưới cùng thường cao nhất có thể từ 2 đến 2,2 m. Bề ngoài thường
được trang trí bằng nhiều hình tượng. Tháp có hai loại thờ Phật, thờ Tổ và tháp có đặt xá
lị của các sư tổ ( tháp mộ). Đứng ở dưới đất ngước nhìn lên, ngọn tháp như vươn tới trời
cao. Cây tháp như nét nối giữa trời và đất. Từ đó, những điều cầu nguyện, những mong
muốn sự tốt lành cho con người sẽ đến được với Đức Phật. Có thể vì lẽ đó, mà tháp

thường đứng với kiến trúc chùa và có chiều cao hơn ngôi chùa rất nhiều. Căn cứ trên các
ngôi tháp còn lại ở thời Trần như tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn… thì chiều cao của tháp
thường gần bằng hoặc bằng chu vi chân tháp ( có nghĩa là tỷ lệ giữa các cạnh đáy và
chiều cao xấp xỉ tỉ lệ 1/4 ). Cùng với kiến trúc Phật giáo, trong thời Trần hai loại kiến trúc
cung đình và kiến trúc lăng mộ cũng rất khá triển.
Năm 1289, nhà Trần cho xây dựng lại kinh thành Thăng Long. So với thời Lý,
kinh thành Thăng Long thời kỳ này đựơc mở mang thêm nhiều đường phố, xây dựng
thêm nhiều cung điện, lầu gác. Trước đó,( năm 1253) nhà Trần cho mở Quốc Học Viện
đẩy mạnh việc thi cử, học hành. Ngoài ra, ở vùng quê hương Nam Định còn xây dựng
phủ Thiên Trường với quy mô tương đối lớn trong thời gian từ 1262 đến 1264. Ngày nay
các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều dấu vết của khu cung điện đó. ở đây có khu Trùng
Quang được to lớn và đẹp đẽ được Trần Nguyên Đán ví như cung điện nhà Hán, ngoài ra
còn có nhiều cung điện làm chỗ nghỉ và làm việc cho các vua, các Thái Thượng Hoàng.
Nơi đây có trường học, chùa Tháp Phổ Minh… Tất cả các công trình đó làm cho phủ
Thiên Trường trở thành nơi đô hội sầm uất, thịnh vượng của nhà Trần. Cuối thời Trần, lợi
dụng sự suy yếu của giai cấp thống trị của nhà Trần, Hồ Quý Ly đã nuôi âm mưu cướp
ngôi của nhà Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã ép vua Trần Thuận Tông dời đô về Vĩnh
Lộc – Thanh Hoá và xây dựng ở đây một kinh đô mới, đó là thành Tây Đô. Năm 1400,
khi đã lên ngôi, Hồ Quý Ly vẫn coi đây là kinh đô cho nước Đại Ngu của mình.
Kiến trúc cung đình thời Trần có 3 công trình lớn như kinh thành Thăng Long, Phủ Tây
Đô và Phủ Thiên Trường( Nam Định). Ngoài hai thể loại kiến trúc cung đình và kiến trúc
Phật giáo, thời kỳ này đã bắt đầu có những kiến trúc lăng mộ của các vua hoặc quan lớn
như: Trần Thủ Độ cũng được xây lăng ở Hưng Nhân ( Thái Bình ) . Mặc dù vậy về kiểu
dáng cũng chưa có gì đáng kể. Phần lớn các lăng ngày nay đã bị tàn phá, không còn được
nguyên vẹn và việc xác định vị trí lăng rất khó. Tài liệu thì không còn nhiều, tuy vậy
cũng có một số tài liệu nhắc đến khu lăng mộ của Trần Thủ Độ ở Thái Bình, lăng vua
Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông ở An Sinh - Đông Triều – Quảng
Ninh…
2.1.2.2. Nghệ thuật điêu khắc
Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn liền với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và mang đặc

điểm phong cách phù hợp với kiến trúc. Đi với kiến trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng
sấu, tượng rồng. Với lăng mộ có tượng quan hầu, tượng thú vừa mang tính chất trang trí
cho lăng mộ vừa là người canh gác, hậu cần giữ cho trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ
tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất. Nếu các bức tượng phù điêu còn lại của thời
Lý tập trung nhiều ở chùa Phật Tích,
chùa Dạm…thì ở thời Trần các tác
phẩm tìm được lại tập trung ở các
khu lăng mộ là chính.
Trong số những tác phẩm điêu
khắc còn lại của thời Trần có rất
nhiều tượng đá. Tượng Phật thì hầu
như chưa tìm được tác phẩm nào,
nhưng bệ đá hoa sen thì lại tìm được
khá nhiều như bệ đá chùa Ngọc Đình (1374), chùa Bối Khê (1382)…
Theo nhiều nhà nghiên cứu mĩ thuật thì những bệ đá hoa sen có thể là bệ tượng
Phật hoặc để bày đồ lễ và thường được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong chùa. Bệ đá hoa
sen thường được thể hiện là một khối chữ nhật, phần trên cùng chạm hai lớp cánh sen,
phần tiếp theo thu nhỏ lại, bốn góc
tạo hình bốn con chim thần. Các
mặt chia ô chạm rồng, mây, hoa,
lá… Dưới cùng là bế đệ
Trong một số lăng mộ của
vua quan thời Trần có những con
vật gần gũi với đời sống người dân
như con trâu, con chó… bên cạnh những đề tài chính thống khác như tứ linh… Mặc dù
vậy ngay cả trong những pho tượng thể hiện đề tài chính thống vẫn bắt gặp những nét dân
gian, chất hiện thực sinh động và biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ. Trên các pho tượng thời
Trần, trang trí hoa văn đơn giản và bớt đi nhiều so với thời Lý. Các tác phẩm chạm khắc,
trang trí vẫn thể hiện những đề tài quen thuộc như : rồng, mây, sông nước, hoa lá… Tuy
vậy cũng có một số thay đổi như đề tài thể hiện tổng hợp: đầu rồng, sừng tê, ngọc báu…

Hình tượng các cô tiên dâng hương, dâng hoa đều thể hiện trong hình thức nửa người,
nửa chim rất phong phú và sinh động. Hình tượng này gặp nhiều trong các trang trí ở
chùa Lạc Thái – Hải Hưng. Mật độ các hoa văn trang trí thoáng hơn, đường nét bớt sự
đều đặn và phóng khóang hơn. ở một số nơi còn
trang trí các đề tài mang đậm chất dân gian như tác
phẩm: " Dê, hoa, lá" ở bệ tượng phật chùa Bối Khê
(1382) – Hà Tây. Hình tượng rồng mặc dù về cơ bản
vẫn giữ nhiều nét kế thừa rồng thời Lý song trong
cách thể hiện lại có nhiều sự thay đổi. Các uốn khúc
không còn đều đặn, thoăn thoắt mà khúc doãng,
khúc mau tạo sự sống động và hiện thực cho con
rồng thời Trần. Những nét mềm mại trong con rồng
thời Lý bớt đi nhiều, thay vào đó là nét mập mạp,
khoẻ khoắn và cứng cáp hơn. Một vài chi tiết như chân, đầu móng rõ ràng khúc chiết
hơn. Có thể so sánh ở nhiều tác phẩm, nhiều thể loại nghệ thuật để thấy rõ sự thay đổi
trong phong cách sáng tạo của thời Trần dựa trên những cơ sở tinh hoa nghệ thuật được
tiếp thu của thời Lý. Đặc điểm này bộc lộ rất rõ trong mỹ thuật thời Trần.
2.1.2.3. Nghệ thuật hội hoạ
Bên cạnh những tác phẩm chân dung
mang tính chất lý tưởng như bức tranh chân
dung 72 người học trò vủa Khổng Tử, thời
Trần còn có bộ tranh chân dung của những
người có công trongcuộc kháng chiến chống
quan Nguyên Mông. Những bức tranh đó
được tập trung trong bộ " Trung hưng thực
lục". Trong đó có ghi rõ tiểu sử, chép truyện
và vẻ hình. Đây là một bộ sách có giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật cao. Song rất tiếc là
đến nay vẫn chưa tìm thấy được tranh, mà chỉ lưu truyền những câu thơ vua ban khi tặng
tranh. Qua đó chúng ta biết được một di sản văn hoá của dân tộc rất quý giá mặc dù
không thể thưởng thức trực tiếp được. Những bài thơ đó chứng tỏ một điều rất rõ ràng là

cùng với sự phát triển của kiến trúc và điêu khắc thời Trần cũng có nhiều tác phẩm đánh
dấu sự phát triển của hội hoạ.
Cuối thế kỷ XIV, tình hình suy yếu của nhà Trần làm nảy sinh mưu đồ phản loạn,
vì thế vua Trần cho vẽ tranh "tứ phụ" nêu gương bốn người có công giúp vua dựng
nghiệp lớn như: Tô Hiến Thành, Chu Công Hoắc Quang và Gia Cát Lượng . Năm 1394,
vua ban tặng cho Hồ Quý Ly và mong Hồ Quý Ly sẽ noi theo tấm gương của những
trung quân này. Bộ tranh chân dung này có lẽ cũng được vẻ theo lối tượng trương, mang
tính lý tưởng hoá.
Năm 1396, nhà nước cho ban hành tiền giấy. Trên các đồng tiền giấy đầu tiên có
vẽ hình công, sóng nước, mây, phượng, rồng, tuỳ theo giá trị tiền từ 10 đồng đến 1 quan
tiền. Điều này cũng phần nào cho biết rõ thêm về hình vẽ thời Trần. Ngoài ra qua thơ còn
cho biết số tranh vẽ của thời kỳ này như bài: " Đề Đường Minh Hoàng dục mã đồ " trong
Hoàng Việt thi văn tuyển ( Hà Nội- 1957 trang 75). Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được
nội dung đề tài của bức tranh và sự thông cảm của tác giả trước nổi khổ của nhân dân.
Bài thơ vịnh tranh vẽ con Hạc vừa bay vừa quay đầu lại cũng gồm bốn câu. Hai câu đầu
nhà thơ cho thấy hình vẽ trong tranh đó là: " Phất phơ rặng trúc, đá một toà - Thung thăng
vỗ cánh biếng bay xa". Hai câu thơ sau bộc lộ sự triết lý, sự suy tư của nhà thơ trước hình
tượng trong tranh vẽ, liên hệ với cuộc sống cách ứng xử trong cuộc đời: " Ngoảnh cổ
quay đầu không phòng nạn – E khi trước mắt lưới giăng ra"
Thời Trần đã trôi quakhá lâu, sốlượng tác phẩm
không còn nhiều. Tuy vậy, qua nhiều nguồn tư liệu và
sự dày công nghiên cứu của nhiều nhà lý luận mỹ thuật
cũng làm rõ những thành tựu về các mặt kiến trúc, điêu
khắc, hội hoạ thơì Trần. Qua đó thế hệ cháu con cảm
nhận được giá trị và phong cách nghệ thuật của ông cha qua các thời kỳ lịch sử. Thời kỳ
sau tiếp thu, kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước. Đồng thời trên cơ sở đó phát triển phù
hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời. Nếu phong cách mỹ thuật thời Lý bộc lộ rõ tính tư
tưởng hoá, mẫu mực, đường nét mềm mại, nhịp nhàng, chau chuốt thì mỹ thuật thời kỳ
Trần mang đậm nét hiện thực, sống động, khoẻ khoắn, đơn giản. Mặc dù vậy, cả hai thời
kỳ Lý và Trần mĩ thuật Phật giáo đều tiêu biểu. Do đó, dù có sự khác nhau

về phong cách mỹ thụât của hai thời kỳ này cũng có nhiều nét tương đồng, biểu hiện nét
mỹ thuật dân tộc
2.1.2.4. Gốm thời Trần
Gốm thời Trần tìm được khá nhiều trong các hố khai quật và thường được tìm thấy cùng
với những đồ gốm trang trí kiến trúc cùng thời. Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm
các dòng gốm: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam.
Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản có
phong cách giống với gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Cũng
chính vì đặc thù này nên việc phân tách giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều không
phải dễ dàng. Tuy nhiên, dựa vào một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo chân đế, hiện
nay chúng tôi bước đầu đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần.
Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường không được làm kỹ như gốm
thời Lý. Về hoa văn trang trí cũng vậy, mặc dù có cách bố cục hoa văn như thời Lý,
nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc biệt đối
với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ
biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Dường như đây là loại hoa văn rất phát triển ở
thời Trần và nó có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so với gốm thời Lý. Tại
hố đào ở khu D cũng đã tìm thấy mảnh khuôn in gốm thời kỳ này cùng nhiều mảnh bao
nung, con kê và đồ gốm phế thải.
Bên cạnh sự phong phú các loại hình đồ gốm độc sắc (men
trắng, men ngọc, men nâu) tại khu vực khai quật đã tìm
được khá nhiều đồ gốm hoa nâu có chất lượng cao. Trong
đó, đáng chú ý nhất là chiếc thạp lớn có nắp trang trí hoa
sen và những chiếc vò, chậu trang trí hoa văn dây lá. Đặc
biệt, tại hố D5 còn tìm thấy một chiếc chậu trang trí hình
bốn con chim đang đi kiếm mồi trong bốn tư thế khác
nhau, xen giữa là cành lá sen và hoa sen nhỏ. Theo tư liệu
Chậu hoa nâu
hiện vật có trong tay thì đây là một trong những tiêu bản gốm hoa nâu thời Trần đặc sắc ở
Việt Nam.

Nét mới riêng biệt và rất đáng lưu ý về gốm thời Trần là sự xuất
hiện dòng gốm hoa lam. Loại gốm này được tìm thấy khá nhièu
trong các hố khai quật và phổ biến là bát, đĩa vẽ cành hoa cúc
màu nâu sắt và xanh cobalt giống như những đồ gốm đã được
xuất khẩu sang Đông Nam Á, Trung Đông và Nhật Bản vào
khoảng giữa thế kỷ XIV. Đáng lưu ý là tại các hố ở khu D đã tìm
thấy chồng đĩa lớn vẽ cành hoa cúc cùng nhiều chồng dính của
loại gốm men độc sắc trang trí văn mây hình khánh, chim
phượng và hoa lá. Tư liệu này góp phần khẳng định thêm rằng, ngoài những dấu hiệu vè
lò gốm thời Lý nói trên khả năng ở đây còn có những lò gốm thời Trần
2.2. Những tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu của thời Trần
2 .2.1. Chùa, tháp Phổ Minh (Lộc Vượng – Nam Định )
Chùa Phổ Minh là một trong nhữmg công trình kiến
trúc tiêu biểu của thời Trần. Chùa được xây dựng từ thời Lý,
sang thời Trần chùa được xây dựng mở mang hơn. Chùa
Phổ Minh nằm trong vùng đất của Phủ Thiên Trường. Năm
1262, khi bắt đầu xây dựng chùa có quy mô khá lớn. Ngày
nay, trải qua hơn 700 năm chùa đã được tu sửa nhiều lần. Di
tích còn lại là tháp Phổ Minh, một số thành bậc cửa bằng đá
chạm rồng, sấu, bộ cánh cửa nhà tiền đường có chạm rồng.
Chùa Phổ Minh được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Hai bên chùa có
hai dãy hành lang, mỗi dãy dài 12 gian . Phía sau chùa còn có một số công trình nối tiếp
nhau thành dãy nhà Tổ, điện mẫu và nhà Tăng. Lối kiến trúc này trở nên quen thuộc và
hoàn thiện vào các thời kỳ sau. Trước điện thờ Phật là cây tháp cao 21,20m, đáy hình
vuông có cạnh là 5,20m. Chùa Phổ Minh có 14 tầng, tầng dưới cùng cao nhất, các tầng
trên thu nhỏ dần lên về phía ngọn. Nhiều viên gạch xây tháp có khắc dòng chữ: " Hưng
long thập tam niên" tức năm 1305. Như vậy, cây tháp được xây dựng chừng sau chùa rất
Tước gốm men nâu
nhiều năm. Đặc biệt, ở các tầng trên được xây dựng bằng gạch. Mặt ngoài của viên gạch
được chạm hình rồng. Cây tháp vươn cao, màu gạch đỏ nổi bật trên nền cây xanh và in

bóng xuống mặt ao phía trước. Tất cả hoà hợp tạo nên một tổng thể hài hoà, cân đối giữa
kiến trúc do con người tạo nên và cảnh quan môi trường xung quanh. Tháp Phổ Minh
( Nam Định)
Tháp Phổ Minh không những đẹp về tổng thể kiến trúc mà đi sâu vào chi tiết càng
thể hiện tài năng kết hợp trang trí với kiến trúc của ông cha ta. Tầng dưới cùng được bắt
đầu trang trí bằng hai lớp cánh sen ngửa và úp gợi cho ta cảm giác cây tháp được xây
dựng tren một đoá sen. Quanh cửa tháp ở 4 hường, các chân cột góc của tầng dưới cùng
được trang trí bằng mô típ hoa, lá, mây cách điệu rất sinh động. ở đây còn kết hợp vẻ đẹp
của kiến trúc đá (tầng dưới cùng) và kiến trúc gạch ở 13 tầng trên Tháp Phổ Minh được
xây dựng trên một sân nhỏ hình vuông có cạnh 8,7m, xung quanh có xây tường bao, mỗi
hướng đều có cửa, thành bậc cửa đều có chạm hình tượng rồng bằng đá hoặc dằp hình
tượng sấu bằng vôi vữa. Tất cả các hình trang trí két hợp với màu gạch đỏ nhân ánh sáng
mặt trời, phản chiếu toả sáng tạo cho tháp có một vẻ đẹp riêng biệt. Đến ngày nay chùa
tháp Phổ Minh vẫn còn tồn tại, và trở thành một di tích nghệ thuật tiêu biểu cho thời
Trần.
2.2.2. Tháp Bình Sơn (chùa Vĩnh Khánh, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Phú
Thọ)
Tháp Bình Sơn là một cây tháp đất nung có giá trị nghệ thuật cao, niên đại xây
dựng tháp chưa xác định được. Các học giả phương Tây thời Pháp thuộc (tài liệu của
Viễn Đông bác cổ ) cho rằng tháp Bình Sơn thuộc nghệ thuật thời Đường thế kỷ IX, X.
Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng xếp tháp Bình Sơn vào thời Lý (XI,XII). Theo
Giáo sư Chu Quang Trứ khi so sánh tháp Bình Sơn với tháp thời Lý về các yếu tố ngôn
ngữ tạo hình thể hiện qua các hình trang trí, hệ thống con sơn… đã cho rằng phong cách
nghệ thuật tháp Bình Sơn xa lạ vời thời Lý, nhưng lại rất quen thuộc với nghệ thuật cuối
thời Trần, có cả những nét nghệ thuật thời Lê. Do đó Giáo sư đã kết luận rằng niên đại
sớm nhất của tháp cũng phải từ thời Trần và muôn hơn tháp Phổ Minh.
Tháp Bình Sơn ( Lập Thạch - Phú Thọ ) Về hình dáng, tháp
Bình Sơn gần với tháp Phổ Minh. Cũng là kiểu tháp cao
nhiều tầng, bốn đáy, mặt vuông. Đến nay tháp không còn
nguyên vẹn, đỉnh tháp bị gãy, chỉ còn 11 tầng, cao 15 m.

Cạnh chân tháp là 4,45m. như vậy, nếu ta tính chiều cao theo
tỉ lệ tháp Phổ Minh thì tháp Bình Sơn phải cao trên 17m.
Tháp Bình Sơn có kết cấu, cách xây dựng khá độc đáo. Lòng
tháp rỗng, vách tháp gồm 2 lớp. Bên trong gồm 2 loại gạch:
vuông 22 x 22cm và dại 45 x 22cm. bên ngoài có sự khác
nhau giữa phần bệ được xây dựng 6 hàng gạch trơn, các hàng trên có hình trang trí hoa
dây, con giống, ô trám. Các tầng tháp đều được ốp bằng gạch nung có trang trí kích thước
không đều nhau. Mỗi cạnh đều có lỗ mộng hình thang. Hai lỗ của viên gạch cạnh nhau
tạo thành mộng cá. Cách xây dựng với kĩ thuật mộng cá chì là một phương pháp khá độc
đáo của ông cha ta. Điều đáng chú ý ở tháp Bình Sơn là vẻ đẹp về màu sắc và hình trang
trí. Toàn bộ cây tháp được trang trí kín mặt ngoài bằng hệ thống hoa văn phong phú như
hình rồng, sư tử , hình vòng sáng nhọn đầu, cánh hoa sen, hoa cúc bố cục thành dây….
Ngoài ra còn nhiều hình vẽ tay trên gạch ốp ngoài tháp rất hồn nhiên, tạo hình đơn giản
như mặt người, hình voi… thể hiện thẩm mỹ dân gian rõ nét. Nét vẽ rất phóng khoáng,
thoải mái. ở cửa ra vào tầng một có trang trí hình rồng rất gần với rồng thời Lý. Tuy vậy
uốn khúc tự nhiên hơn. Đầu rồng không có đầy đủ chi tiết mà rồng Lý đã có. Tháp có
màu đỏ của gạch nung già. Trong đất làm gạch có nhiều thành phần, do đó tạo cho tháp
có nhiều màu phong phú. Ngày nay cây tháp Bình Sơn vẫn đứng một mình giữa vùng đồi
càng làm tăng thêm vẻ đẹp trong các kiến trúc nhiều tầng của người Việt Cổ.
Trong thời Trần còn có nhiều ngôi chùa khác cũng nổi tiếng: đó là chùa Dâu
(Thuận Thành – Bắc Ninh), chùa Bối Khê (Tam Ưng – Thanh Oai – Hà Tây) chùa Thái
Lạc (Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên). Ngoài ra trong kiến trúc tôn giáo thời Trần còn
có hệt hống chùa là trung tâm phái Trúc Lâm Tam Tổ ở vùng Yên Tử – Quảng Ninh. Nơi
đây ngày nay đã trở thành một di tích văn hoá nổi tiếng thu hút nhiều khách tới tham
quan, chiêm ngưỡng tài năng kiến trúc cổ của ông cha ta. Các chùa kể trên đều có bố cục
mặt bằng theo kiểu nội công ngoại quốc và đến nay di tích còn lại của thời Trần rất ít.
Trong số các ngôi chùa này có hai ngôi chùa thờ Pháp Vân, một trong cụm chùa tứ pháp,
một trong thứ tôn giáo thờ các lực lượng thiên nhiên của các cơ dân nông nghiệp trồng
lúa nước. Hai cụm chùa còn lại thờ các tổ của phái thiền Trúc Lâm. Như vậy, bên cạnh
tôn giáo đạo phật từ nước ngoài truyền vào, ở thời Trần có một hệ thống Phật giáo mang

tinh thần dân gian, dân tộc nghệ thuật rất phát triển. Bên cạnh những ngôi chùa do nhà
nước xây dựng như chùa tháp Phổ Minh còn có một hệ thống chùa làng xã hội do dân
chúng bỏ tiền ra xây dựng. Những công trình kiến trúc với quy mô vừa phải đã gắn bó
với đời sống cộng đồng dân cư, giúp dân chống giặc ngoại xâm, cầu mưa thuận gió hoà
cho đời sống nhân dân dễ, dàng thuận lợi.
2.2.3. Tượng hổ lăng Trần Thủ Độ ( Hưng Nhân – Thái Bình)
Ở thời Trần bên cạnh các lăng vua, còn có lăng một số viên quan đóng góp nhiều
cho triều đình, Trần Thủ Độ là một trong số đó. Ông là người mưu lược cao sâu, khi nói
về thời Trần mà không nhắc đến Trần Thủ Độ là một thiếu sót lớn. Lăng của ông được
xây dựng từ năm 1264. Theo nhiều tư liệu, ở lăng Trần Thủ Độ có tượng tứ linh cuả trời.
Đó là tứ linh chỉ phương hướng, hay nói cách khác đó là bốn vị thần chỉ phương hướng:
Bạch Hổ ở Tây; Thanh Long ở phía Đông; Chu Tước ở phía Nam và Huyền Vũ ở phía Bắ
Trong Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn trong đã xác nhận ở đây có tượng hổ, tượng chim,
dơi và bình phong bằng đá. Tượng hổ
là một trong những pho tượng còn
nguyên vẹn tới nay.
Tượng hổ có kích thước dài
1,43m cao 0,75m rộng 0,64m và được
diễn tả trong tư thế nằm nghỉ ngơi,
chân thu về phía trước, đầu ngẩng
cao.Các nghệ sỹ thời Trần đã sáng tạo
hổvới hình khối đơn giản, chọn lọc,
đường nét khoẻ, dứt khoát. Khối đuôi được thể hiện thành khối chữ nhật, đường nét
thẳng, sắc đã tạo thế vững chải cho hình tượng hổ. Tựơng không lớn, tuy vậy bằng sự kết
hợp tài tình các yếu tố khối, đường nét, dáng…đã tạo vẻ ung dung, đường bệ và hoành
tráng cho bức tượng. Cách thể hiện mang đậm tính chất dân tộc và tính cách của con
người Việt Nam. Tượng hổ thể hiện sức mạnh, song đó là một sức mạnh tiềm ẩn dưới vẻ
ngoài trầm lặng, hiền lành. Bằng dáng vẻ ung dung thư thái, sức mạnh dường như được
tăng lên rất nhiều. Điều này càng cho thấy tài năng ông cha ta khi tìm một hình thức phù
hợp để biểu hiện ý tưởng sáng tạo một cách sâu sắc nhất. " Ngoài ra cùng với sự trau

chuốt, nuột nà của hình khối và đường nét, những đường chải mượt tinh tế của bờm tóc,
những đường vằn đều đặn trên ức đóng vai trò của những hoa văn trang trí càng khiến
cho cái dũng mãnh của nó trở nên ung dung, đường bệ".
Lăng Trần Hiến Tông được xây dựng vào giữa thế kỷ XIV, ở đây tìm được một số
tượng thú như: tượng trâu, tượng chó bằng đá và hai pho tượng quan hầu. Tượng trâu,
tượng chó đều được diễn tả trong tư thế nằm, đầu cúi. Toàn thân đặt trên bệ đá gắn thành
một khối. Khối và đường nét đều thu gọn trong bố cục hình e – líp hoặc hình chữ nhật
( tượng trâu). Cả hai pho tượgn kích thước đều nhỏ, tượng chó dài 0,54m tượng trâu dài
khoảng 1m, hai pho tượng đều thể hiện con vật trong trạng thái tĩnh lặng. Song sự phong
phú về đường nét, hình khối đã tăng hình ảnh động cho pho tượng. Hai pho tượng hai
cách tạo khối khác nhau nhưng đều chungmột phong cách một tinh thần biểu cảm, đó là
sự đơn giản, chân thực, chặt chẽ. Ngay cả việc chọn con trâu, con chó đặt trong lăng vua
cũng thể hiện tinh thần và phong cách mỹ thuật thời Trần. Nghệ thuật tạo hình mang theo
quan niệm thẩm mỹ dân gian, bộc lộ ngay ở việc chọn nội dung đề tài sáng tác. Đề tài ở
lăng Trần thủ Độ mang nặng tính chính thống , tuy cách thể hiện sống động chân thực
đơn giản. Còn ở lăng Trần Hiến Tông tính chất dân gian bộc lộ cả nội dung và hình thức
thể hiện, ở đây ta bắt gặp cái đẹp khoẻ mạnh, thực thàchats phác, khác hẳn vẻ đẹp mang
tính khái quát cao như tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ. Cùng với tượng trâu, tượng chó còn
có hai tượng quan hầu, lúc bắt đầu tìm được cả hai pho tượng đều mất đầu. Một trong hai
pho tượng hiện còn ( trừ đầu) cao 1,3m. Tượng được tạo ra từ một khối đá hình chữ nhật,
tay bó vào thân tạo khối khoẻ, chắc chắn. Nói chung các tượng đều được thể hiện với
khối tròn đóng kín, đường nét thẳng, dứt khoát, tượngtrong dáng đứng cân đối vững
vàng, bố cục hướng vào điểm trung tâm. Những nếp áo sóng chạy dọc theo tay, thân đã
phá vỡ ấn tượng về bề mặt rộng của mảng khối lớn và đó cũng là những nét trang trí
chobức tượng. Toàn bộ pho tượng trong thế tĩnh lặng, trang nghiêm rất phù hợp với
không khí tĩnh mịch của ngôi mộ.
2.2.4. Một số bức chạm khắc tiêu biểu
Những bức chạm khắc nổi tiêu biểu của thời
Trần tập trung ở chùa Thái Lạc (Lạc Hồng – Văn Lâm
– Hưng Yên), chùa Bối Khê, chùa Dâu, chùa Hoa

Yên…. Đề tại tập trung diễn tả là rồng, phượng, mây,
sóng nước, hoa lá, chim muông, tiên dâng hương hoa.
Nhạc công cưỡi phượng chạm trên cốn ở toà thượng
điện chùa Thái Lạc
Đây là một trong những bức chạm trên gỗ tiêu biểu của
thời Trần. Tác phẩm thể hiện các nhạc công đang biểu diễn trên
nhiều nhạc cụ như sáo, nhị…. Toàn bộ bức chạm sử dụng những
đường nét cong mềm mại. Khối nổi thay đổi phong phú giữa
mảng người, chim và nền toạ hiểu quả ánh sáng rất sinh động.
Hình tượng chim phượng được thể hiện rất to. khoẻ và đơn giản.
Hình mây nấm linh chi xen kẽ làm nền cho các nhân vật tạo sự
bay bổng cho các hình tượng. Sự thay đổi về mảng to, nhỏ rất
phong phú. Các nghệ nhân đã rất chú ý đến tương quan giữa
mảng và khoảng trống trên nền một cách cân đối. Đường nét phóng khoáng, thoáng hơn
so với chạm nổi thời Lý. Độ nổi của hình tượng không cao, song các nghiệ nhân đã tạo
nhiều mảng vênh. Khi ánh sáng chiếu và, các hình tượng sẽ động hơn và nổi khối hơn.
Tất cả toát lên vẻ đẹp cân đối, hài hoà của mảng, nét và khối hình. Bố cục hiện hình
tượng con người thường không chú ý đến tạo dáng sống động cho hình tượng.
2.2.5. Bia chùa Hàn ( Xã Nhật Tân – Tứ Lộc – Hải Dương)
Bia được làm bằng đá và có chiều cao là 1,50m, rộng 0,80m, được đặt trên lưng
một tường rùa đá. Một mặt bia được khắc một bài văn dài, mặt kia có khắc chữ Phật lớn.
Đây chính là một tác phẩm nghệ thuật, Chữ được quy trong khung chữ nhật, xung quanh

×