Chào mừng thầy cô và các bạn đến với buổi thảo luận về chính sách giáo dục và đào tạo
của tổ 2 chúng tôi ngày hôm nay.
Như tất cả các bạn đã biết, nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nỗ lực bắt kịp và hòa nhập với sự phát triển chung của thế giới. Để đat được mục tiêu đó, chúng
ta cần có một nền kinh tế phát triển vững mạnh với những con người năng động, có khả năng
nắm giữ tri thức khoa học của nhân loại. Chính bởi thế, giáo dục và đào tạo vô cùng quan trọng.
Bạn có thể hài lòng với việc trở thành một người phục vụ quán ăn, công nhân vệ sinh hay nhân
viên tạp vụ bình thường, nếu vậy bạn có thể cầm lấy cây chổi và quét rác ngay lập tức. Còn nếu
bạn muốn trở thành một người quan trọng trong cộng đồng, thậm chí là trên toàn thế giới, sống
một cuộc sống tiện nghi đầy đủ, có nhà đẹp, xe đẹp, đi du lịch vòng quanh thế giới thì học tập là
con đường bền vững nhất. Bạn từng nghĩ việc học là vất vả, khó khăn, chúng tôi không phủ nhận
điều đó, vấn đề là bạn muốn khổ trước sướng sau hay ngược lại mà thôi.
Rộng ra hơn nữa, trên thế giới đang có sự tiến bộ đặc biệt về công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thông, bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức, với xu hướng toàn cầu hoá
đang diễn ra mạnh mẽ. Ở các nước phát triển như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, giáo dục
được coi là quốc sách, là mục tiêu phát triển hàng đầu. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước đó,
giáo dục đào tạo nước ta phải chuyển sang một giai đoạn mới, yêu cầu phải đổi mới 3 yếu tố:
mục tiêu GDĐT, nội dung chương trình và phương pháp dạy học. 3 yếu tố này đan xen, hoà quện
vào nhau. Mục tiêu chung là “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm
người” nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập.chú trọng tới việc:
- Tạo ra cho học sinh, sinh viên các tiềm năng để học tập, nghiên cứu dựa trên việc đào tạo
chuyên môn, hướng vào rèn luyện tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, có năng lực đổi
mới tư duy, làm chủ được công nghệ thông tin truyền thông và các công nghệ khác, học
thường xuyên, học suốt đời.
- Tạo ra các kỹ năng phát triển cá nhân gắn kết với xã hội, tự tin, quyết tâm cao, coi trọng
giá trị đạo đức, nâng cao hiểu biết về xã hội và thê giới
- Tạo ra các kỹ năng sáng nghiệp, kỹ năng lãnh đạo và làm việc đồng đội. Hiện nay GDĐT
của ta mới chú trọng để thực hiện được mục tiêu “học để biết”và đang phấn đấu mục tiêu
để học sinh, sinh viên “học để làm” được. Chúng ta cần tiếp tục phấn đấu cao hơn ở các
mục tiêu tạo cho học sinh, sinh viên (sản phẩm GDĐT) có óc sáng tạo, có khả năng giải
quyết vấn đề, tự tin, quyết tâm cao, có kỹ năng sáng nghiệp, làm việc đồng đội, tức là có
khả năng tạo việc làm mới cho mình và cả người khác
Để đạt được những mục đích đó, giáo dục và đào tạo cần thực hiện phát triển theo các
phương hướng cơ bản sau:
• Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống
cho học sinh, sinh viên. Tránh bỏ qua việc dạy nhân cách, dẫn đến những sai lệch về
nhân cách, đưa những con người làm nên tương lai của đất nước đến con đường lầm lỡ.
Không nên ép buộc ai phải học cái gì, nên hướng cho họ tới những thứ họ thích, tới
những ước mơ riêng của mỗi con người để từ đó có thể tận dụng tốt các tay nghề lao
động có trình độ cao. Đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch
sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng…Tránh tình trạng dân ta nhưng
không biết sử ta.
• Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo. Theo đó, chấn chỉnh,
sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng, cán bộ giảng dạy và đầu vào của sinh
viên. Tránh tình trạng thi hộ, gian lận điểm số, thi cử không nghiêm túc. cơ sở vật chất,
trang thiết bị cũng cần được nâng cao, không duy trì các trường đào tạo có chất lượng
kém. Thực hiện phân cấp, tạo động lực và tính chủ động của các cơ sở giáo dục. Tăng
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với các trường…
• Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu
về chất lượng. Từ đó khắc phục khó khăn về thiếu giáo viên trong các trường, hơn nữa lại
đảm bảo chất lượng giáo dục có hiệu quả, một người thầy tốt sẽ có thể hướng học sinh
của mình theo những cái tốt.
• Tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Theo
đó, rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình
trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng
tạo của người học. Tăng cường các buổi thực hành, tránh tình trạng học mà không biết
làm. Chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ
thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả…
• Tăng nguồn lực cho giáo dục. Theo đó, miễn học phí cho học sinh, sinh viên gia đình
chính sách, hộ nghèo; giảm học phí cho học sinh, sinh viên gia đình nghèo và hỗ trợ cho
HS,SV các hộ có thu nhập thấp… Tạo các học bổng để khích lệ các học sinh nghèo có nỗ
lực:
• Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó
khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát
triển giáo dục giữa các vùng, miền…
• Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc
tế càng cần phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát
huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước
tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới. Mở rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn với việc
tăng cường công tác quản lý nhà nước.
Phương hướng, mục tiêu đã rõ và mọi việc luôn cần có thời gian để thực hiện, hiện nay
chúng ta đang phân nào thực hiện được những mục tiêu trên nhưng vẫn còn đó những vẫn
đề chưa được giải quyết.
- Được nói đến nhiều trong thời gian gần đây là tình trạng bạo lực học đường và những thú
vui nguy hiểm: Chỉ cần 1 cái huých vai, dậm chân, liếc nhìn… họ - những thanh niên
ngông cuồng, ngựa non háu đá - có thể kéo bè phái đến để đánh nhau không thương tiếc,
đáng nói là hiện tượng đó không chỉ ở nam mà cả nữ, không còn hình ảnh của những tà
áo trắng hiền lành, yểu điệu, thay vào đó là những cái đấm, đá mà dường như chỉ có ở
con trai. Những cách thể hiện mình của các thanh niên này dường như đang trở thành
“mốt”, vui thú đó có thể cướp đi sinh mạng họ bất cứ lúc nào. Đó là kết quả của lối sống
buông thả, thiếu quan tâm của cha mẹ và gia đình dẫn đến sự sai lệch về nhân cách dẫn
đến những hành động bạo lực mà những thanh niên này không hiểu hết về tác hại của nó.
Hậu quả là tội phạm ở lứa tuổi học sinh ngày càng tăng cao.
- Cũng phải nói đến đó là tình trạng thi hộ, gian lận điểm số, thi cử không nghiêm túc. Dù
bộ giáo dục và các trường học đã tích cực thực hiện “ Nói không với tiêu cực trong thi cử
và bệnh thành tích trong giáo dục nhưng hiện tượng này vẫn còn phổ biến mà nguyên
nhân là áp lực về điểm số, thành tích. Hãy dũng cảm thừa nhận rằng, nhiều bạn học sinh
trong số chúng ta ngôi đây thỉnh thoảng vẫn lười học bài và sử dụng giải pháp quay cóp
trong giờ kiểm tra để “vượt qua lúc họa nạn”. Điều đó dẫn đến tình trạng kết quả học tập
không đúng với thực lực. Trong quy nhỏ hơn là lớp học, chắc hẳn nhiều bạn cũng sẽ cảm
thấy sự không công bằng với nỗ lực mình bỏ ra.
- Ngoài ra một vài vấn đề khác cũng nhanh chóng cần được giải quyết chẳng hạn như
trương trình sách giáo khoa quá nặng nề gây áp lực cho cả giáo viên và học sinh, nặng về
lý thuyết sách vở thiếu tính ứng dụng thực tế, thiếu các buổi học thực hành. Tài năng con
người chưa được đánh giá đúng mức dẫn tới việc chảy máu chất xám: du học sinh Việt
Nam sau khi học xong ở lại nước ngoài công tác, những người trở về nước cũng làm việc
cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam chứ không làm cho cơ quan nhà nước, đội ngũ
giáo viên chưa được trả công đúng với công sức họ bỏ ra. Sự phát triển cùa giáo dục ở
các nơi chưa đồng đều, cộng với nếp nghĩ phải cho con mình vào trường chuyên, trường
điểm, lớp chọn, dẫn tới tình trạng thức đêm, đặt chỗ xin học cho con hay ở vùng sâu vũng
xa vẫn còn rất nhiều lớp học chanh tre nứa lá… là các vấn đề cần được giải quyết.
Vậy phát triển giáo dục trách nhiệm của ai, bộ giáo dục, chính phủ? Không, đó là trách
nhiệm của toàn xã hội, của mỗi cá nhân mỗi chúng ta.
Sản phẩm cuối cùng của giáo dục vẫn là con người, phát triển giáo dục là phát triển con người,
tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của đất nước, vậy nên:
- Nhà nước cần phải có chính sách phù hợp để phát triển giáo dục. Chuẩn bị kỹ việc xây
dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện
đại, phù hợp và có hiệu quả…
- Nhà trường tích cực đổi mới phương pháp giáo dục chú trọng vào việc dạy thực chất, học
thực chất, học có tính ứng dụng cao để có thể lao động đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà còn là nơi hướng giới trẻ theo những
tư tưởng lành mạnh tích cực.
- Gia đình thường xuyên quan tâm trao đổi, trò chuyện với con em mình, không để con em
mình phát triển theo hướng không lành mạnh.
- Các bậc bố mẹ cũng nên theo dõi quá trình học tập của con, đề cao tính tự giác, nhưng
cũng không nên quá đặt nặng vấn đề thành tích, điểm số với con em mình tạo ra áp lực
không tốt cho các bạn.
- Toàn xã hội cũng cần quyết liệt chống lại tình trạng bệnh thành tích, gian lận trong thi cử,
thay đổi nếp nghĩ phải cho con mình vào trường chuyên lớp chọn, gây lãng phí
Còn với các bạn học sinh như chúng ta, các bạn muốn trở thành những Bill Gates, Ngô Bảo
Châu thứ 2 của thế giới vậy thì các bạn cần phải :
- Xác định một cách chính xác mục tiêu của việc học.
- Cần phải đánh giá đúng thực lực, khả năng của bản thân. Bạn và gia đình cần hiểu rằng
học đại học không phải là con đường duy nhất và bắt buộc để đưa bạn đến với thành
công. Vẫn có những người thành công không phải vì có 1, 2 bằng tiến sỹ mà vì họ có tay
nghề cao
- Xây dựng một lối sống năng động tích cực học hỏi
- Có một phương pháp học hiểu quả để có thể đạt kết quả cao nhất mà vẫn có thể cân bằng
cuộc sống giữa vui chơi và học tập
- Thường xuyên chia sẻ cùng bạn bè, gia đình, nhà trường khi gặp vấn đề giắc rối để tránh
phạm phải sai lầm. Xây dựng một môi trường lớp học, trường học đoàn kết thân thiện.
….
Trong cuốn sách “ Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” có một công thức sau: Hoàn cảnh + Phản ứng
= kết quả. Hoàn cảnh là những thứ đã có sẵn, ta không thể thay đổi nó được, nhưng phản ứng
thì khác, cách ta phản ứng sẽ thay đổi kết quả dù hoàn cảnh có ra sao, bạn có thành công hay
không vẫn phụ thuộc vào bạn vậy nên hãy đưa ra quyết định đúng đắn
Còn nhiều lắm những điều chúng tôi muốn chia sẻ nhưng thời gian có hạn, chúng tôi sẽ dừng
lại tại đây. Để kết thúc, chúng tôi xin đưa ra một câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi
đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em.”
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe