Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

những cuộc ra đi trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.29 KB, 44 trang )

Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút xuất sắc nhất của giai
đoạn đổi mới văn học 1986- đầu những năm 90. Nếu như Nguyễn Minh
Châu được đánh giá là “Người mở đường tinh anh và tài hoa” [9; 248] trong
quá trình đổi mới thì Nguyễn Huy Thiệp lại được xem là “Hướng kết tinh
đầy ấn tượng của đổi mới văn học” [10;5]. Ngay từ truyện ngắn đầu
tay-“Tướng về hưu”- Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao cho làng văn bởi
cách viết và ý tưởng mới lạ.Người dọc chưa hết ngỡ ngàng thì hàng loạt
những tác phẩm khác của nhà văn lại được trình làng: Những ngọn gió Hua
Tát, Con gái thủy thần, Không có vua, Giọt máu, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm
tiết, Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn…Với sức viết dồi dào
và ý hướng cách tân triệt để trong cả nội dung và hình thức thể hiện, Nguyễn
Huy Thiệp đã góp phần làm phong phú văn đàn văn học Việt Nam hiện đại
cũng như đẩy nhanh tiến trình đổi mới của nó.
Ngay khi vừa ra đời những tuyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã
nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của đông đảo bạn đọc. Xung quanh các
sáng tác đó cũng diễn ra nhiều luồng dư luận trái chiều nhau. Người chê thì
chê hết mức, người khen thì khen không tiếc lời. Đã có hàng loạt những bài
viết, những công trình nghiên cứu từ nhỏ lẻ tới công phu tìm hiểu về giá trị
của các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhưng như một bông hoa đẹp dẫu có
bóc tách từng cánh vẫn không khám phá được bí quyết của mùi hương, các
sáng tác ấy cho đến nay vẫn còn đầy bí ẩn và mời gọi khám phá.
Từ lòng say mê, hứng thú đối với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp,
chúng tôi muốn chọn tác giả này làm đối tượng nghiên cứu để sự yêu thích
không chỉ là cảm tính mà còn trên cơ sở nhận thức của trí tuệ. Trong phạm vi
một bài tập niên luận, chúng tôi chỉ dám chọn khía cạnh nhỏ là “Những cuộc
ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” để hi vọng từ một “điểm” này có
thể mở rộng tầm nhìn ra một “diện” lớn hơn. Quá trình tiếp xúc với văn bản
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ


văn
1
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
chúng tôi thấy tác giả xây dựng rất nhiều cuộc ra đi khác nhau. Chính điều
này đã giúp người viết mạnh dạn lựa chọn và tiến hành đề tài.
II. Lịch sử vấn đề
Như chúng tôi đã nói, Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít nhà văn có
được nhiều bài viết nhất về các sáng tác của mình, trong một thời gian ngắn
và không có độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu
dài. Không chỉ trong nước mà cả ngoài nước; không chỉ của người Việt mà
còn của cả các nhà phê bình, độc giả ngoại quốc.Từ khi ra đời cho đến nay,
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã nhận được sự quan tâm của đông đảo
bạn đọc. Chúng trở thành đối tượng của hàng loạt bài viết, công trình của từ
các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chuyên nghiệp cho tới các luận văn
sau đại học, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên.
Về các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Năm 2001, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã dày công sưu tầm, chọn lọc
và biên soạn được 54 bài viết của các tác giả nghiên cứu văn học chuyên và
khong chuyên, trong nước và ngoài nước về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
để đưa vào cuốn “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”. Con số này kể cũng đã là lớn
song theo Phạm Xuân Nguyên thì nó “ước tính chỉ mới là một phần ba số bài
viết đã đăng trên các báo chí khắp nơi về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
gần mười lăm năm qua” [10; 7]. Cũng trong “Lời giới thiệu” cuốn sách,
người biên soạn đã có nhận xét khá chính xác về “hiện tượng Nguyễn Huy
Thiệp”: “ Nguyễn Huy Thiệp hai lần lạ: nội dung lạ, nghệ thuật là. Trên hết,
anh là nhà văn đúng nghĩa từ này- sử dụng tối đa các khả năng ngôn ngữ để
đạt được cao nhất điều mình muốn biểu đạt. Tức khắc, sáng tác của anh trở
thành một thứ “hóa chất” gây phản ứng, và sau phản ứng, bao giờ cũng có
chất mới tạo thành. Công lao của Nguyễn Huy Thiệp trong văn học Việt
Nam đương đại là ở “phản ứng” đó [10; 6].

Lê Huy Bắc trong nài viết: “Bậc hiền triết- Con hcó xồm hay kĩ thuật
nhại của Nguyễn Huy Thiệp” đánh giá: “Ở Việt Nam, hai nhà văn sử dụng
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
2
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
nhại như một biện pháp nghệ thuật hiệu quả nhất là Vũ Trọng Phụng (với Số
đỏ) và Nguyễn Huy Thiệp (với các truyện ngắn như Tướng về hưu, Sang
sông…)”[1; 318]. Sau khi liệt kê các đối tượng nhại trong truyện ngắn của
nhà văn này, tác giả Lê Huy Bắc kết luận: “Yếu tố nhại trong truyện ngắn
Nguyễn Huy thiệp thật phong phú. Quả thực, ông đã tạo ra được dấu ấn của
riêng mình ở lĩnh vực này” và đóng góp của yếu tố nhại trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp là ở chỗ: “Góp phần không nhỏ trong cuộc thịnh suy của
con người” [1; 319, 326]
Suy ngẫm về “Văn xuôi sau 1975” của nước ta, PGS Nguyễn Thị Bình
cho rằng: cùng với các tác giả Châu Diên, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Võ Thị
Hảo…, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần cho sự “xuất hiện hiện thực của ảo
giác, của tâm linh, hiện thực được tạo ra bằng trí tưởng tượng của người viết
trong “cuộc chơi” với người đọc” bên cạnh “kiểu hiện thực kiểm chứng
được”.Nguyễn Thị Bình cũng thấy “Cái kì ảo, cái nghịc dị xuất hiện khá đậm
đặc ở Giọt máu, Sói trả thù, Con thú lớn nhất” và điều này “đòi hỏi người
đọc phải thay đổi kinh nghiệm một chiều về hiện thực: nó nhằm chủ yếu
khơi gợi suy ngẫm và kích thích tưởng tượng, đối thoại nhiều hơn là để
người ta tin nó có tồn tại thật” [9; 269].
Thạc sĩ Châu Minh Hùng tìm đến cấu trúc của truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp với mong muốn qua đó thấy được “Cuộc tìm kiếm hình thức đa
thanh mới của văn xuôi hiện đại”. Châu Minh Hùng nhận ra: “Thế giới cuộc
sống trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một thế giới không có tôn ti
trật tự. Những quy tắc đạo đức, chuẩn mực văn hóa truyền thống coi như bị
phá vỡ từng mảng và thậm chí bị loại trừ ra khỏi diễn đàn của các quan

niệm, tư tưởng”.Bên cạnh đó, “lời kể trong văn ông lược bỏ mọi thứ trang
hoàng của giọng điệu, giảm thiểu tới mức tối đa những trạng từ, tính từ tô
điểm cho đối tượng. Câu văn dồn nén sự kiện để phơi bày sự thật” [3; 217]
Khái quát về văn học Việt Nam sau 1975, PGS Nguyễn Văn Long
cũng nhiều lần nhắc tới sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp như một minh
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
3
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
chứng sinh động và điển hình cho những điểm đổi mới của văn học Việt
Nam sau năm 75: “Nguyễn Huy Thiệp phơi bày sự khủng hoảng của xã hội
qua việc thay đổi các giá trị và lối sống” [9; 249]; nhà văn đã “nhấn mạnh
phương diện bản thể tự nhiên của con người” [9; 250]. So sánh với “thế hệ
nhà văn xuất hiện từ sau năm 1975 rất đông đảo và có nhiều tài năng”, PGS
Nguyễn Văn Long không ngại ngần khẳng định: “Nguyễn Huy Thiệp và
Phạm Thị Hoài là những đại diện xuất sắc nhất của thế hệ này” [9; 250].
Đặt vấn đề: “Nhà văn hiện đại Việt Nam-những giới hạn và sứ mệnh”,
tác giả Trần Văn Toàn chọn các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp làm tư liệu
khảo sát chủ yếu. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, Trần Văn Toàn thấy
rằng: “Nguyễn Huy Thiệp trong phần lớn những tác phẩm của mình hoàn
toàn gặt bỏ vai trò của miêu tả. Thay vào đó, lối kể theo kiểu liệt kê các sự
kiện, các cảm giác (thuần túy chỉ là những cảm giác) được nhà văn này đặc
biệt ưa thích. Miêu tả bao giờ cũng hàm trong nó một sự lí giải và cắt nghĩa-
mà thuộc tính của chúng là sự phiến diện và sai lạc. Trên văn bản chỉ là
những chuỗi sự kiện được tái hiện trần trụi với giọng điệu lạnh lùng” [11;
133].
Không chỉ thu hút các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp hay những
người trực tiếp giảng dạy, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiẹp còn trở thành đối
tượng tìm hiểu của nhiều luận văn sau đại học và khóa luận tốt nghiệp
Bùi Thị Nguyệt Hồng chọn “Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp” là đền tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Tác
giả đã tiến hành khảo sát tỉ mỉ, công phu và bước đầu phân loại được hệ
thống các biểu tượng nghệ thuật mà Nguyễn Huy Thiệp xây dựng [6].
Cũng trong luận văn sau đại học, Nguyễn Văn Hiếu thấy được trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang đậm bóng dáng của tư tưởng Nho-
Phật-Đạo [7]. Tác giả chỉ rõ, điều đáng quý là bên cạnh việc tiếp thu, vận
dụng những tư tưởng này, Nguyễn Huy Thiệp còn luôn có ý thức phản biện
và làm mới chúng trong các sáng tác của mình.
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
4
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Táo bạo và công phu, Ngô Thị Thu Giang đến với truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ tìm hiểu những “cái chết”. Khóa luận tốt
nghiệp cử nhân Ngữ văn này đã thành công trong việc phân loại những cái
chết: Những cái chết được báo trước, những cái chết bất đắc kì tử, chết vì
bệnh, chết vì già, chết vì tai nạn, chết vì bị giết hại vv…. Đồng thời qua đó,
Ngô Thị Thu Giang thấy được “cái chết” không chỉ có tính chất là sự kiện
được đề cập tới trong tác phẩm mà còn trở thành phương tiện nghệ thuật soi
chiếu nhân và thể hiện tư tưởng của tác giả [3]
Về đề tài mà bài tập niên luận này đang tiến hành
Có thể nói chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Đây đó
trong các bài viết hay các luận văn sau đại học và khóa luận tốt nghiệp cử
nhân các tác giả có nhắc đến song chúng chỉ có tính chất điểm qua ở những
hiện tượng riêng lẻ mà chưa được quan tâm nghiên cứu cụ thể.
Bùi Thị Nguyệt Hồng trong Luận văn sau đại học của mình cho rằng:
“Nhân vật lí tưởng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường đặt mình
trong hành trình đi tìm cái đẹp, đi tìm những hình mẫu chuẩn mự, định
hướng cho tâm hồn. Họ ra đi để gột rửa, thanh lọc những bụi bặm thô rắp
của tâm hồn, họ ra đi để tìm bản chất và ý nghĩa của cuộc sống” [6; 71].

Trong phần tìm hiểu về ảnh hưởng của Đạo gia ở truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, Nguyễn Văn Hiếu có một đoạn ngắn nói tới hình tượng những
con người ra đi. Theo tác giả của luận văn sau đại học này thì “Những người
ra đi là để trải nghiệm về cuộc đời, nhưng họ cũng biểu hiện một thái độ
chán chường, thất vọng đến bất lực và bế tắc trước cuộc đời. Chỉ có điều
người ra đi không bao giờ tuyệt vọng(…) Có thể họ chẳng để lại dấu vết gì
lớn lao cho cuộc đời. Nhưng ít nhất là trong hành trình đi tìm cái đẹp, họ đã
hướng thượng, đã làm sáng lên một chân lý nho nhỏ nào đó, hoặc đã có được
một vài giây đốn ngộ” [7; 81].
Những ý kiến trên có thể hợp lý hoặc chưa hợp lí nhưng đều ít nhiều
giúp cho chúng tôi định hướng để triển khai, tìm hiểu đề tài này.
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
5
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
III. Đối tượng, mục đích nghiên cứu và phạm vi tư liệu nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại và
tìm ra ý nghĩa của các cuộc ra đi của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp
-Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi có hai mục đích sau:
+ Không bỏ sót một loại tín hiệu thẩm mĩ mà tác giả dụng công xây dựng bởi
không phải ngẫu nhiên Nguyễn Huy Thiệp đặt vào tác phẩm của mình hàng
loạt các cuộc ra đi với tính chất và đặc điểm khác nhau
+ Thông qua các cuộc ra đi này, tiến hành khám phá các quan niệm, tư tưởng
nghệ thuật, các thông điệp của tác giả ẩn sâu trong các tầng hình tượng, ngữ
nghĩa.
-Phạm vi tư liệu nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các
văn bản truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã được tập hợp vào “Tuyển tập
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”.NXB Văn hóa- Thông tin. Hà Nội.2002.
Tuyển tập này gồm 717 trang với 46 truyện ngắn (Chùm “Những ngọn

gió Hua Tát” được tính riêng là 10 truyện).
IV. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
1.Khảo sát, thống kê, phân loại: Khảo sát, thống kê số truyện ngắn có
các cuộc ra đi và phân loại các loại hành trình theo các tiêu chí khác nhau
2.So sánh, đối chiếu: So sánh giữa các cuộc ra đi trong bản thân sáng
tác Nguyễn Huy Thiệp với nhau và so sánh với các cuộc ra đi trong truyện
cổ tích cũng như sáng tác của nhà văn khác
3.Phân tích văn bản
V. Cấu trúc của bài tập niên luận
Bài tập Niên luận này gồm tổng số 47 trang. Ngoài phần mở đầu và
kết luận, phần chính văn của chúng tôi gồm ba chương:
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
6
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Chương I. Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp:
Phần này chúng tôi dành để khảo sát và phân loại các cuộc ra đi theo những
tiêu chí khác nhau
Chương II. Đặc điểm những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp
Chương III. Những cuộc ra đi- phương tiện thể hiện tư tưởng và quan
niệm nghệ thuật của tác giả.
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
7
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I

NHỮNG CUỘC RA ĐI TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
* Những cuộc ra đi và tiêu chí phân loại
Ra đi thực chất là quá trình thực hiện sự rời bỏ một không gian này để
tới một không gian khác nhằm thực hiện những mục đích nào đó.
Để phân loại, mỗi người sẽ có những cách khác nhau dựa vào quan
niệm và hệ giá trị riêng. Cách phân loại của chúng tôi trong bài tập niên luận
này ít nhiều có tính chất tư biện và cảm tính. Đặt các cuộc ra đi dưới nhiều
tiêu chí khác nhau, chủ đích của người viết là tạo sự đa dạng của các góc
nhìn. Từ đó sẽ thấy được các tấng ý nghĩa của vấn đề đang xét.
I. Theo thời gian
1. Có thời gian nhất định
STT Tên truyện Người ra đi Thời gian
1 Những người thợ xẻ Toán thợ xẻ xẻ xong cây gõ trò
chỉ
2 Những bài học nông
thôn
Hiếu Khoảng 3 ngày
3 Kiếm sắc Đặng Phú Lân (Ra
Bắc tìm sĩ phu)
Khoảng thời gian
từ khi Nguyễn Ánh
từ Gia Định ra đến
Thăng long
4 Vàng lửa Phăng (Đi đào
vàng)
Khoảng 3
5 Thương nhớ đồng quê Chú Phụng
Quyên
Hơn một năm

Ba ngày
6 Giọt máu Nguyễn Ngọc
Chiểu
Khoảng 25 năm
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
8
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Ngọc
Phong
Từ 16 tuổi đến lúc
chết
7 Sạ Sạ Từ năm 30 tuổi đến
khi Sạ thành ông
lão lụ khụ.
8 Chút thoáng XuânHương Nhà thơ đóng vai
Chiêu Hổ
một mùa hè
9 Sống dễ lắm Ông thanh tra Nửa tháng
2. Những cuộc ra đi vô thời hạn
STT Tên truyện Nhân vật ra đi
1 Chảy đi sông ơi Tôi
2 Tướng về hưu Ông tướng
3 Con gái thủy thấn Chương
4 Phẩm tiết Ngô Thị Vinh Hoa
5 Thiên văn Khách
6 Chăn trâu cắt cỏ Sư Diệu Thủy
7 Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt Thi sĩ
8 Truyện tình kể trong đêm mưa Bạc kỳ Sinh
9 Sống dễ lắm Mạ

10 Những người muôn năm cũ Xuân
11 Chú Hoạt tôi Chú Hoạt
Chị Nhã
Ở loại này những cuộc ra đi là hành trình vĩnh cửu của nhân vật. Tác
giả chỉ cho độc giả biết nhân vật đã ra đi như thế nào hay đã tới được những
đâu còn kết thúc hành trình ấy ra sao thì ta hoàn toàn không biết. Điều này
có nghĩa những sự kiện được đưa ra trong tác phẩm chỉ là một mảnh, một lát
cắt của cuộc sống. Sự dở dang của số phận nhân vật chính là sự dở dang của
bản thân cuộc đời. Người đọc do vậy luôn bị day dứt, ám ảnh về chặng
đường của nhân vật đã và sẽ đi. Những con người ấy sẽ đi về đâu? Họ gặp
những gì và hành xử ra sao với muôn vàn biến cố đang chờ đợi trước mắt?
Cứ thế, văn chương của Nguyễn Huy Thiệp tạo thành hàng loạt những vòng
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
9
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
tròn đồng sáng tạo. Điều này cũng thể hiện tinh thần dân chủ trong văn
chương. Nhà văn tung ra những khả năng và để người đọc tùy theo khả năng
mà tưởng tượng.
Chương đã đi qua bao thôn làng để tìm con gái thủy thần (Con gái
thủy thần) nhưng ở đâu chàng cũng chỉ gặp những “tín sứ mà nàng gửi đến
như cơn mưa kia bất chợt, như đêm trăng kí bất chợt, như chiếc hôn vội vàng
kia bất chợt xót xa tê tái tận đáy lòng”. Cô giáo Phượng, cô Phượng con ông
trùm đạo hay Mây “cũng chỉ là một mảnh của nàng, con gái thủy thần” mà
thôi. Bởi vậy, cứ mỗi lần gặp, chàng lạii thấy thì thầm bên tai lời nhắc nhở
và thôi thúc: “Chương này! Không phải thế, vẫn không phải thế”. Hành trình
của chàng trai đi tìm con gái thủy thần là hành trình bất tận, kết thúc của
chặng đường này lại là khởi đầu cho chặng đường tiếp theo. Đến cuối truyện
Chương vẫn “cứ đi, đi mãi”, vẫn khắc khoải: “Con gái thủy thần! Nàng ở
đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì? Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra

đi”. Phải chăng đó cũng chính là hành trình bất tận của khát khao kiếm tìm,
chiếm lĩnh cái đẹp trong cuộc đời con người?
Chị Nhã bỏ nhà đi sau đêm gánh hát chèo về làng. Chị đã nhận ra
những hứa hẹn của một cuộc sống mới đằng sau lớp áo đỏ, áo xanh. Chị có
thỏa mãn không? Có sung sướng, hạn phúc không? Tác giả không nói.
Chínhvì vậy cái dư âm mặn chát của cuộc ra đi có tính chất trốn chạy này để
lại bao nhiêu đắng chát. Trong cuộc đời đãcó và còn bao nhiêu cuộc ra đi
như thế?
Nhắc tới chị Nhã, ta không thể quên chú Hoạt- một nhân vật trong
cùng truyện. Hành trình của chú bắt đầu từ hình anht “Chú Hoạt gỡ tay mẹ
tôi ra, nước mắt lưng tròng rồi khập khiễng chạy vào trong đêm tối”. Qua
bao tháng bao năm, những tưởng con người ấy đã yên ổn ở Hà thành thế
nhưng khi bố con “tôi” tìm đến thì tất cả chỉ còn lại là mộtcái tên và lới chỉ
dẫn: “Người nhà của bác không còn ở đây nữa đâu. Chắc nó sợ công an nên
bỏ chạy xuống Nam Định cả tháng nay rồi”. Hình ảnh cuối cùng lưu lại
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
10
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
trong tâm trí bố con tôi về chú Hoạt là “một đoàn xe loang loáng chạy qua,bố
tôi reo lên khi thấy người ngồi trên ô tô thò đầu ra ngoài vẫy tay. Bố tôi bảo:
Chú Hoạt! Đúng là chú Hoạt kia rồi!”. Chiếc xe ấy phải chăng là biểu tượng
cho hành trình bị lưu đày vĩnh viễn của con người?
Cũng như thế, dù Bạc Kì Sinh dù có định cư trên đất Mỹ song thực
chất số phận anh mãi là hành trình của kẻ tha hương. Và như vậy, cuộc ra đi
của nhân vật là vô hạn định, là mãi mãi.
Sư Diệu Thủy ngay khi quyết đinh xuất gia là đã thực hiện một cuộc
ra đi để thoát khỏi cõi tục. Ni cô có thể dừng lại ở ở một ngôi chùa nào đó
song cả đời mình, nhân vật vẫn phải tiếp tục hành trình để có thể tới chốn
Niết bàn vô sinh vô diệt.

II. Nguyên nhân của những cuộc ra đi
STT
Truyện Nguyên nhân ra đi
Mưu
sinh
Đi
chơi
Vỡ
mộng
hay
trốn
chạy
hoàn
cảnh
Khát
vọng
tiền
bạc,
công
danh,
chân
lý hay
cái
đẹp
Không

nguyên
nhân
1 Chảy đi sông ơi x
2 Tướng về hưu x

3 Con gái thủy thần x
4 Những người thợ xẻ x
5 Những bài học nông
thôn
x x
6 Kiếm sắc x
7 Phẩm tiết x
8 Vàng lửa x
8 Thương nhớ đồng quê x x
9 Đất quên x
10 Sạ x
11 Giọt máu x
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
11
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
12 Chút thoáng Xuân
Hương-truyện thứ 3
x
13 Thiên văn x
14 Chăn trâu cắt cỏ x
15 Hạc vừa bay vừa kêu
thảng thốt
x
16 Truyện tình kể trong
đêm mưa
x
17 Sống dễ lắm x
18 Những người muôn
năm cũ

x
19 Chú Hoạt tôi x
20 Muối của rừng x
21 Không khóc ở
California
x
1. Do cuộc sống đói nghèo
Số lượng truyện có cuộc ra đi thuộc loại này rất ít (2/21 truyện = 9, 5%)
Như vậy, có thể thấy truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có đề cập tới
vấn đề mưu sinh nhưng cái nhà văn quan tâm nhiều hơn lại không phải vấn đề
miếng cơm manh áo mà là những hệ giá trị thuộc về vấn đề đạo đức nhân sinh.
2. Đi để thỏa mãn khát vọng tiền bạc, công danh, chân lý hay cái đẹp
Thuộc loại này có 9/ 21 truyện = 43%
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy khi tiền bạc hay quyền lực
trở thành nguyên nhân của những cuộc ra đi thì nhân vật thường rơi vào kết
cục bi kịch. Ở cuối hành trình hoặc nhân vật không đạt được mục đích của
mình hoặc phải trả giá rất đắt.
Nguyễn Phúc Lân (Kiếm sắc) nghe theo lời trăng trối của cha trước
khi mất “tìm đường vào Gia Định theo Nguyễn Phúc Ánh” thực chất là để
thực hiện cuộc hành trình vươn tới khát vọng lập công danh và có được
quyền lực trong tay nhưng tất cả những điều đó chỉ dẫn lân đến cái chết đau
thương.Hành động “Lân không nói gì, vươn cổ ra chịu chém” là hình ảnh
của kẻ thất bại trước quyền lực và trò chơi đế vương.
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
12
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Trong vòng quay vàng- lửa, cuộc ra đi để kiếm tìm chất kim loại quý
của Phăng cũng phải chịu thất bại thảm khốc. Đoàn người ra đi có “bốn
người Bồ Đào Nha, một người Hà Lan, năm người Pháp và một người Việt”

nhưng trở vềchỉ còn lại Phăng và hai người bạn đồng hành. Chưa hết, sự hủy
diệt của vàng- lửa con lên tới tận cùng trong cái chết đau đớn của Phăng:
“Phăng ăn xong thì thấy bụng đau cồn cào dữ dội, mắt trợn ngược, máu ộc ra
đầy mồm miệng. Y chết ngay trên bàn ăn”.Như vậy, hành trình tìm kiếm sự
giàu sang của Phăng cũng chính là hành trình dẫn y tới nơi tận cùng của số
phận mình.
Truyện ngắn “Giọt máu” được kết cấu như một cuốn gia phả trong đó
các thế hệ của dòng họ Phạm Ngọc liên tục tiến hành những cuộc ra đi để
tìm kiếm công danh, tiền bạc hay địa vị. Phạm Ngọc Chiểu sang tận Kẻ Lủ
để học làm quan còn Phạm Ngọc Phong thì “ra Hà Nội” để bắt dấn thân vào
hàng loạt những cuộc sát phạt tranh dành. Cả Chiểu và Phong đều thỏa mãn
với những tham vọng cá nhân song ngay từ khi nhân vật bước chân ra đi
“dòng máu đỏ” đã thôi chảy trong dòng họ Phạm và thay vào đó là “dòng
máu đen” của những thủ đoạn tàn nhẫn, phi nhân tính.
Có thể nói, khi tiền bạc hay công danh, quyền lực trở thành động lực
thúc đẩy nhân vật ra đi thì kết cụ bao giờ cũng là tai họavà bi kịch. Con người
càng cố lao theo, càng cố để đạt được thì càng phải chịu nhiều đau đớn.
Những cuộc hành trình để tìm kiếm cái đẹp hay chân lý, tức những cái
thuộc về giá trị trường tồn, thuộc về phần tâm hồn, bên trong con người thì lại
khác. Nhân vật có thể tìm được hay chưa tìm được cái mình mong muốn nhưng
họ luôn đạt được trạng thái cân bằng về tâm hồn. Và trên con đường ấy nhân
vật của Nguyễn Huy Thiệp ít nhiều đã “ngộ” ra được chân lý, lẽ sống.
Con gái thủy thần trong tâm thức của Chương (Con gái thủy thần) là
“ảnh hình của một điều gì đó lớn hơn cả người con gái, hơn cả người đàn bà.
Nó là hình ảnh của một nửa thế giới bên trên hoặc bên dưới tôi, cảu thượng
giới và trần gian”, nó là cái đẹp, là cái thiện mà con người suốt đời tìm kiếm.
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
13
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Chương bỏ mẹ, bỏ em, “nhằm hướng mặt trời mọc mà đi’ bởi anh biết còn
một thế giới khác tươi đẹp, thánh thiện ngoài kia, anh không muốn “kéo mòn
kiếp sống” “sáng đi cày, chiều đào đá ong, tối lột giang đan” mòn mỏi, tù
túng, quẩn quanh. Những khát vọng cao đẹp nâng bước chân anh và nó cũng
“nhấc tôi lên khỏi mặt đất”, tiếp thêm sức mạnh để sau mỗi đớn đau, Chương
lại có thể tiếp tục cuộc hành trình. Đến cuối truyện nhân vật vẫn chưa tìm
được con gái thủy thần những chính trên con đường đi ấy, Chương đã được
khai sáng, được thức tỉnh: “Tôi đã thấy tinh thần gia trưởng hủy hoại bao
nhiêu số phận con người. tôi cũng thấy những ngộ nhận giới tính và đạo đức
giết chết vẻ diễm lệ trên các khuôn mặt thiếu nữ”.
“Sống dễ lắm! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống” là chân lý cô
giáo Mạ đã ngộ ra trong những năm tháng “bỏ quê lên vùng cao dạy học”.
Cuộc ra đi của cô không chỉ có ý nghĩa đem “ánh sáng văn hóa” đến những
bản làng xa xôi mà quan trọng hơn còn là sự trở về với bản nguyên, với
những vẻ đẹp thanh khiết, nguyên sơ của “hoa cúc nở vàng như mê như man
trong thung lũng” và của mật ông rừng “đặc sánh mà lại vàng như ánh nắng
ở dưới mặt trời”.
Có thể nói nếu những cuộc ra đi vì tiền bạc hay địa vị, quyền lực là lời
cảnh báo của tác giả với con người thì những cuộc ra đi đê kiếm tìm cái đẹp
hay chân lí này lại là sự thôi thúc, là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân trong
cuộc đời.
3. Ra đi vì vỡ mộng hay để trốn chạy hoàn cảnh
Tỉ lệ truyện có các cuộc ra đi do nguyên nhân này chiếm 30% (6/20
truyện). Đây không phải những cuộc ra đi có tính chất tự nguyện mà hầu như
đều bị cưỡng bức, bắt buộc. Con người bị đẩy vào tình thế không thể trụ lại
không gian quen thuộc của mình. Bởi vậy, dư vị của các truyện này nói
chung đều thấm thía nỗi xót xa, thể hiện sự thất bại của con người trước
hoàn cảnh nghiệt ngã.
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn

14
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Cái chết của ông tướng (Tướng về hưu) thực chất cũng là một cuộc ra
đi đặc biệt để trốn chạy thực tại. Sống cùng con cháu mà ông cảm thấy “cứ
như lạc loài” bởi vì lẽ sống bình quân chủ nghĩa và quan niệm: “cả tin chính
là sức mạnh để sống” của ông đã không còn phù hợp với thời đại cơ chế thị
trường tính toán lạnh lùng, rành mạch mà Thủy- con dâu ông là đại diện.
Ông tướng đã chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi của mình: “Vợ tôi chuẩn bị đồ
đạc cho vào cái sắc du lịch. Cha tôi không nghe, ông bảo: “Cho vào ba lô”.
Cha tôi đi chào làng nước một lượt, ra cả ngoài mộ mẹ tôi, lại bảo anh Thanh
bắn ba phát súng lên trời. Buổi tối cha tôi gọi ông Cơ đến cho hai nghìn, bảo
khắc một cái bia đá gửi về Thanh Hóa đánh dấu mộ vợ”. Đây là sự chuẩn bị
của con người đã thừa nhận sự thất bại của mình trước đời sống thực tại.
Cuộc ra đi của ông do vậy mang đầy bi kịch đớn đau của con người lạc nhịp,
mất vai trò.
Ngẫm về sự ra đi của ông tướng về hưu ta chợt nhớ tới nhân vật thi sĩ
trong “Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt”. Cuộc ra đi của chàng thi sĩ giã biệt
bến sông Vân cũng là giã biệt cuộc đời mang đậm màu sắc kì ảo: “Cô gái và
cậu con trai đi ra ngoài đê. Họ thoáng thấy có bóng người vừa phất tay áo
chấm một nét lẻ loi nghiêng lệch góc trời. Vừa chớp mắt lại đã chẳng thấy
bóng người ấy ở đâu nữa. Vừa chớp mắt đã lại thấy chỗ ấy có một cánh hạc
vừa bay lên trời”. Cô Xoan “tự vẫn” nơi bến sông sâu, lời hẹn thề xưa đã như
đàn ngang cung lỡ nhịp, “sẽ không có đám cưới nào qua bến đò Vân hôm
ấy” và chàng thi sĩ hóa thành một cánh hạc gửi bóng vào ngàn mây.Tiếng
kêu thảng thốt của cánh hạc kia là lời từ biệt cuộc đời hay là âm thanh đầy
đau đớn, tuyệt vọng của những khát khao không thành, của những mơ ước
đổ vỡ? Tôi chợt nhớ tới câu thơ của
Vấp phải đời phàm tục
Chiếc thuyền tình vỡ tan
Cuộc ra đi của chị Nhã (Chú Hoạt tôi) không phải do sự đổ vỡ niềm

tin mà có nguyên nhân từ hoàn cảnh quẫn bách. Nhã “bỏ nhà đi” để “nhường
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
15
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
lại chiếc áo len cộc tay màu xanh lá cây cho người chị cả” và hơn hết bởi chị
biết nếu ở lại nhà thì gia cảnh “còn khốn khó hơn nhiều”. Điều này gợi cho
ta nhớ đến những chàng trai cô gái con nhà nghèo trong truyện cổ tích. Bố
mẹ đã già lại nghèo túng nên họ phải ra đi để kiếm kế nuôi thân.
4. Đi chơi
Chúng tôi tạm đặt tên này cho những cuộc ra đi của các tác phẩm
như : Muối của rừng, Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê, Chút
thoáng Xuân Hương- truyện thứ ba bởi mục đích ban đầu của các nhân vật
khi ra đi chỉ là để thăm thú hay thỏa mãn những sở thích cá nhân.
Ông Diểu (Muối của rừng) đi vào rừng bởi: “thằng con học ở nước
ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng,
hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. Ở tuổi sáu
mươi, với khẩu súng mới, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng
sống”. Nguyên nhân xui khiến ông vào rừng là để thỏa mãn sở thích săn bắn.
Hiếu ( Những bài học nông thôn) rời thành phố về “xóm Nhài, thôn
Thạch Đào, tỉnh N” là để “nghỉ hè” “sau khi học xong trung học”.
Cũng giống như Hiếu, Quyên trong “Thương nhớ đồng quê” về ngôi
làng nhỏ cách vòng cung Đông Sơn “năm mươi cây số” chỉ là để “có một ấn
tượng đúng về làng quê” và thăm người thân (Dì Lưu).
Cùng trong nhóm này có cuộc ra đi của chàng thi sĩ đóng vai Chiêu
Hổ (Chút thoáng Xuân Hương). Mục đích “về nông thôn” của anh chỉ là để
nghỉ ngơi “chuẩn bị để quay chính thức”.
Đặc điểm chung của các cuộc ra đi do nguyên nhân này đều có hướng
là về nông thôn hay nơi tự nhiên hoang dã. Con người muốn tìm được sự
nghỉ ngơi, thanh thản cho tâm hồn thì chỉ có thể tìm tới những chốn xa rời

ánh sáng phố thị.
5. Không rõ nguyên nhân
Thuộc loại này có hai truyện:
- Chảy đi sông ơi
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
16
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- Thiên văn
Khi không rõ nguyên nhân thì những cuộc ra đi này hoặc là không quan
trọng, chỉ là cái cớ để tác giả đề cập đến vấn đề khác (Chảy đi sông ơi) hoặc là
tác giả chỉ tập trung vào miêu tả đặc điểm của hành trình (Thiên văn).
III. Căn cứ vào đích đến
Chúng tôi nghĩ rằng đích đến cũng là một tiêu chí quan trọng để phân
loại, tìm hiểu các cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Hướng đi
của các nhân vật có liên quan mật thiết tới mục đích và tính chất của hành
trình cũng như ý tưởng nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm. Khảo sát, thống
kê và phân loại các cuộc ra đi trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp,
chúng tôi chia làm bốn hướng đi như sau:
-Từ thành phố về nông thôn, từ trật tự xã hội về với cuộc sống tự nhiên
-Từ nông thôn ra thành phố
-Đích đến trưù tượng, không xác định được rõ
-Đích đến chỉ có ý nghĩa là một không gian khác xa xôi, cách trở so
với không gian cũ mà không bao hàm ý so sánh
STT Tên truyện Đích đến
Từ thành
phố về
nông thôn,
từ trật tự
xã hội về

với cuộc
sống tự
nhiên
Từ nông
thôn ra
thành
phố
Trừu
tượng,
không rõ
Không
gian khác
chỉ bao
hàm ý
khác biệt,
xa xôi,
cách trở so
với không
gian cũ
1 Chảy đi sông ơi x
2 Tướng về hưu x
3 Muối của rừng x
4 Con gái thủy thần x
5 Những người thợ xẻ x
6 Những bài học nông
thôn
x
7 Kiếm sắc x
8 Vàng lửa x
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ

văn
17
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
9 Phẩm tiết x
10 Thương nhớ đồng
quê
x x
11 Đất quên x
12 Sạ x
13 Giọt máu x
14 Chút thoáng Xuân
Hương
x
15 Thiên văn x
16 Chăn trâu cắt cỏ x
17 Hạc vừa bay vừa
kêu thảng thốt
x
18 Truyện tình kể
trong đêm mưa
x
19 Sống dễ lắm x
20 Nhữngngười muôn
năm cũ
x
21 Chú Hoạt tôi x x
1. Từ thành phố về nông thôn, từ trật tự xã hội về với cuộc sống tự nhiên
Trừ trường hợp của Quyên (Thương nhớ đồng quê), hành trình của các
nhân vật còn lại khi đi theo hướng này đều đạt được một điều gì đó thuộc về
chân lí, cái đẹp. Con người khi về neo đậu tại đây luôn tìm được sự bình ổn,

thanh thản cho tâm hồn. Và như vậy, hành trình về nông thôn, về với tự
nhiên chính là quá trình hướng thượng của mỗi con người.
Sau một chuyến đò chốn thôn quê, chàng thi sĩ đóng vai Chiêu Hổ
(Chút thoáng Xuân Hương) tưởng như “vừa thu được và vừa đánh mất một
buổi chiều rồi”. Chuyến đi này đã giúp anh nhận ra biết bao điều để “ngày
mai anh về thành phố và sẽ bước vào trường quay trong vai Chiêu Hổ”.
Không phải đi về chốn còn hoang sơ để nghỉ ngơi nhưng “những
người thợ xẻ” ngay trong chuyến “lên miền ngược kiếm ăn” đã được con
người và thiên nhiên nơi đây dạy cho rằng : “Nghĩa tình lại chuộc nghĩa
tình.Vô sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
18
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
không xứng là người”. Giấc mơ về “ cổng Trời”, “cổng Thiên đường” hay
cũng chính là sự thăng hoa của “những hạt thiện” khi được trở về với cội
nguồn sự sống của mình.
Chính ở nơi chúng ta vẫn nghĩ là lạc hậu, thiếu văn minh ấy lại dạy
cho Hiếu “Những bài học nông thôn” quý báu một cách lặng lẽ, giản dị mà
cao cả. Chỉ cần nhìn lên bầu trời đêm với “sao giăng chi chít” Hiếu “nhận ra
thế giới bao la vô cùng tận, bản thân tôi, sự sống và ngay cái chết đều là bé
nhỏ và không có ý nghĩa gì”.
Không chịu chấp nhận “sống quanh quẩn ở thung lũng Hua Tát”, ông
Pành dù đã tám mươi tuổi nhưng vẫn quyết tâm thực hiện cuộc ra đi của
mình về đất Mường Lưm. Chúng tôi xếp cuộc ra đi này vào loại từ bỏ trật tự
xã hội để trở về với cuộc sống tự nhiên vì “Mường Lưm là vùng đất xa xôi
hẻo lánh tận cuối Châu Yên. Tiếng Thái Mường Lưm nghĩa là Đất quên. Ở
đây có những khu rừng nguyên sinh từ thời thượng cổ, cây cối bạt ngàn,
chim thú nhiều vô kể”. Đây là cuộc trở về với cội nguồn bởi mảnh đất này
“là nơi thời trẻ ông Pành ở đó”. Hơn cả mục đích mua trâu, chính tại vùng

Đất quên ông đã tìm được thứ ông hằng khao khát: Hạnh phúc (Đất quên)
2. Từ nông thôn ra thành phố, từ môi trường sống tự nhiên tới cuộc
sống xô bồ đầy tính toán
Tất cả những cuộc ra đi theo hướng này đều không mang lại kết quả
tốt đẹp. Nếu hành trình về nông thôn mang ý nghĩa của sự hồi sinh như tìm
về với cội nguồn của lẽ phải và sự sống thì ngược lại, ở đây, những cuộc ra
đi của nhân vật đồng nghĩa với cái chết, sự hủy diệt.
Trong nỗi niềm khắc khoải “Thương nhớ đồng quê”, nhân vật “tôi”
thấy: “Đàn ông quê tôi phưu lưu, lại nhiều ảo tưởng, họ ôm ấp ước mơ làm
giàu nên hay bỏ ra ngoài thành phố tìm việc, đi buôn bán. Cũng có người lặn
lội vào tận miền trong đào vàng, đào hồng ngọc. Khi về tính tình họ đổi
khác, họ trở nên những con thú dữ độc”. Chú Phụng là một trong số đó.
“Vào miền trong đào vàng” tức là Phụng xa rời môi trường sống bình ổn, hài
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
19
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
hòa để nhập vào cái xã hội đầy bon chen, xô bồ. Phụng không những không
thực hiện được những mong muốn của mình mà còn bị mất đi thiên tính
đáng quý của người nông dân thuần phác: “Người ngợm gầy như xác ve, mặt
phù như cái lệnh (…), tính tình đổi khác, có lần chém người bị htương, dân
làng ai cũng sợ”.
Tuy không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm nhưng việc Xuân “học
đại học ở tận dưới xuôi” (Những người muôn năm cũ) thực chất là cô từng
bước rời bỏ “xóm núi khỉ ho cò gáy” để đến với cuộc sống hiện đại đầy hấp
dẫn “dưới xuôi”. Trong cuộc ra đi này, Doanh- nhân vật trong truyện- đã
nhận ra: “Nó càng ngày có vẻ khiêu dâm hơn thì có. Đấy là kết quả của việc
tiếp thu văn minh đô thị. Bà mẹ tội nghiệp ạ, bà đang mất dần con gái bà
đấy! Học vấn và tiện nghi sẽ làm móng vuốt của nó sắc nhọn ra, nước bọt
của nó biến thành thuốc độc, tâm hồn của nó giăng như lưới nhện”.

3. Đích đến trừu tượng hoặc không xác định rõ
Khi đích đến trừu tượng hoặc không xác định rõ thì cái mà nhà văn
muốn nhấn mạnh không phải nơi đến mà lại chính là nhằm vào việc phủ
nhận nơi vừa rời bỏ hay tập trung vào bản thân tính chất cuộc ra đi.
Kể từ khi bước lên đò cho tới lúc “Khách xách tay nải nhảy xuống đò
vuốt mặt, loay hoay đẩy mũi đò ghếch lên bờ cát” rồi “đi hút vào đêm tối”
(Thiên văn) ta vẫn không hay người Khách ấy đi đâu về đâu. Chính sự mơ hồ
này đã tạo cho câu chuyện không khí bảng lảng của khói sương huyền thoại.
Người đọc cứ băn khoăn tự hỏi người khách ấy chính là một thiên thần qua
sông hay là một thi sĩ “đuổi theo những vẻ đẹp kì ảo, những vẻ đẹp huyền bí”?
Dẫu là ai đi chăng nữa thì hành trình của họ cũng là hành trình cô đơn và đầy
bất trắc, như con đò đưa khách chênh chao trên dòng sông sóng cả.
Chương đi tìm “Con gái thủy thần” nhưng chính anh cũng không biết
“Nàng ở đâu”. Đích đến của Chương mơ hồ tựa như bóng dáng Mẹ Cả thoắt
ẩn thoắt hiện mỗi miền đất anh qua.Hành trình của Chương là hành trình đi
tìm “Vẻ đẹp hoàn hảo, vẻ đẹp thiên kim” của đời người bởi vậy thật khó để
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
20
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
định danh cụ thể vẻ đẹp ấy ở đâu, ở chỗ nào. Mỗi cá nhân muốn có được nó
thì đòi hỏi phải dấn thân, phải trải nghiệm.
4. Đích đến là một không gian khác chỉ bao hàm ý nghĩa xa xôi,
cách trở so với không gian cũ
Chúng tôi nhận thấy ở trường hợp này bản thân đích đến không có
nhiều vai trò trong việc thể hiện tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của tác giả. Chúng
chỉ có tác dụng như môi trường để qua đó nói lên tình cảnh, số phận của
nhân vật
Các địa danh Gia Định hay Bắc Hà chỉ có ý nghĩa thể hiện chặng
đường đi hay nói lên các việc đã làm trong cuộc đời Nguyễn Phúc Lân

(Kiếm sắc)
Không gian trên đất Mỹ là phông nền để làm bật lên thân phận cô đơn,
đầy mât mát của Bạc Kỳ Sinh. Đó không chỉ là nơi Sinh chạy trốn pháp luật
mà còn là để anh vùi chôn đi mối tình cay đắng với Muôn (Truyện tình kể
trong đêm mưa).
Bất cứ sự phân loại nào cũng chỉ có tính chất tương đối bởi vậy chúng
tôi chỉ hi vọng qua việc đặt các cuộc ra đi dưới những khía cạnh khác nhau
để từ đó có sự đánh giá, xem xét toàn diện nhất
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
21
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC RA ĐI
Phần khảo sát của Chương I chúng tôi đã chỉ rõ có rất nhiều cuộc ra đi
được xây dựng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Mỗi cuộc ra đi lại
được tác giả thể hiện theo cách riêng độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên, nằm
trong sự thống nhất của phong cách và quan điểm của tác giả, các cuộc ra đi
này vẫn có nhiều điểm chung. Do bị hạn chế về thời gian và dung lượng một
bài tập niên luận nên tạm thời chúng tôi chỉ xem xét hai đặc điểm có tính
chất nổi trội của các cuộc ra đi này. Đó là Chủ thể ra đi và Hành trang ra đi.
Những đặc điểm khác như mục đích ra đi, hướng ra đi …do không thống
nhất trong toàn bộ các truyện mà có sự phân loại riêng theo ý đò nghệ thuật
của tác giả nên chúng tôi xem xét ngay trong phần khảo sát.
I. Chủ thể ra đi.
Có thể nói đây là linh hồn của các cuộc ra đi, là nhân tố quan trọng
thực hiện hành động rời bỏ và di chuyển. Tất cả chủ thể ra đi đều là con
người. trường hợp cánh hạc bay về trời trong truyện “Hạc vừa bay vừa kêu
thảng thốt” thực chất là hóa thân của nhân vật thi sĩ bên bến đò Vân. Về chủ
thể ra đi, chúng tôi cũng đặt ra ba tiêu chí để xem xét, tìm hiểu: Ngoại hình,

giới tính và độ tuổi.
1. Ngoại hình.
Nguyễn Huy Thiệp dường như cố tình bỏ qua những chi tiết về ngoại
hình. Hầu như ta không thể nhận dạng được chủ thể ra đi. Họ cao hay thấp,
béo hay gầy…hoàn toàn không được miêu tả cụ thể. Nhà văn chỉ đơn thuần
kể hành động cùng những suy nghĩ của nhân vật. Nếu có miêu tả dáng nét
bên ngoài thì cũng chỉ thoáng qua vài cảm nhận hoặc phác những nét sơ sài
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
22
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
để lí giải hành động hay thông báo về cuộc đời, tính cách. Đó là trường của
truyện “Đất quên”, “Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt”:
Ông Pành (Đất quên) được tác giả phác họa qua hai chi tiết ngoại
hình: “hàm răng của ông vẫn còn đều tăm tắp như hàm răng của của chàng
trai mười bảy tuổi” và “bộ ngực trần vạm vỡ”. Đó là những nét dáng của con
người muốn chống lại sự băng hoại nghiệt ngã của thời gian, của những khát
khao, mơ ước không chịu già đi cùng năm tháng.
Ngược lại, nhân vật thi sĩ trong “Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt” lại
hiện lên với vẻ nhàu nát: “Hắn đội chiếc mũ cát trắng rộng vành, chiếc mũ
đã cũ, ngả màu cháo lòng (…) Hắn đã nếm trải bao nhiêu phong trần, bao
nhiêu thay đổi trên đời(…), nỗi u hoài tê tái trong đáy mắt hắn”. Chân dung
ấy thể hiện một con người đã từng nếm trải nhiều đau đớn và mất mát.
Bỏ quên các nét dáng ngoại hình, Nguyễn Huy Thiệp dường như
không muốn dựng nên chân dung những nhân vật “thật hơn con người thật”
như các nhà văn hiện thực chủ nghĩa vẫn tâm niệm. Cũng giống như các nhà
văn cùng thế hệ, ông coi văn chương chỉ là một trò chơi và ông chơi với
nhân vật của mình. Trong trò chơi ấy, nhà văn không cố thuyết phục mọi
người phải tin những gì ông xây dựng là chân thực mà quan trọng hơn,
những nhân vật ấy sẽ giúp ông thể hiện được điều gì. Không đi vào nét dáng

ngoại hình song hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
không những không bị mất đi bản sắc riêng mà con lên tầm khái quát để nói
chung tới thế giới loài người. Những cuộc ra đi kia, do vậy, có thể là của tôi,
của anh, của chị hay là của tất cả chúng ta.
2. Giới tính
Chúng tôi nhận thấy đa phần chủ thể thực hiện các cuộc ra đi trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang giới tính nam.Chỉ có ba cuộc ra đi
mang giới tính nữ. Đó là cuộc ra đi của Ngô Thị Vinh Hoa (Phẩm tiết), Chị
Nhã (Chú Hoạt tôi) và Xuân (Những người muôn năm cũ). Các cuộc ra đi có
chủ thể là nữ này thường chỉ được đề cập tới như một thông báo, một chi tiết
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
23
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
hoặc cùng lắm là một sự kiện phụ bên cạnh dòng sự kiện chính của câu
chuyện. Cuộc ra đi của Xuân chỉ được nhận diện gián tiếp qua lời thông báo:
“Vợ chồng ông An có cô con gái tên là Xuân đang học Đại học ở tận dưới
xuôi” (Những người muôn năm cũ). Ngô Thị Vinh Hoa (Phẩm tiết) trốn chạy
ý muốn “sở hữu nàng như nuôi con gà, con vịt trong nhà” của cua Gia Long
cũng chỉ được nhắc tới như một chi tiết nhỏ trong toàn bộ diễn biến của
truyện với những thịnh suy, hưng vong giữa hai triều đại: Tây Sơn và Gia
Long: “Nhà vua nghe tiếng đàn, mơ màng, gục đầu xuống bàn ngủ thiếp đi.
Khi tỉnh dậy, nhà vua không thấy Vinh Hoa đâu nữa, chỉ thấy trên bàn có ghi
mấy chữ:
Thời lai phong tống tạ Đà Giang
(Thời vận đến, gió đưa lại phía sông Đà)
Cũng giống như cuộc ra đi của Vinh Hoa và Xuân, sự kiện chị Nhã bỏ
nhà đi theo gánh hát chèo ta chỉ được biết một cách ngắn gọn: “Sau đêm xem
hát chèo ấy, chị Nhã tôi bỏ nhà đi” (Chú Hoạt tôi). Người đọc chưa kịp băn
khoăn, tưởng tượng xem sau lần ra đi ấy cuộc đời chị Nhã sẽ trôi dạt về đâu,

sẽ sung sướng hay bất hạnh thì đã lại bị cuốn đi trong mạch truyện về “chú
Hoạt tôi”.
Ngược lại, khi chủ thể thực hiện cuộc ra đi mang giới tính nam thì bao
giờ cũng được tác giả tập trung thể hiện chi tiết, cụ thể. Những cuộc ra đi sẽ
trở thành tuyến chính, thành cốt truyện (Chương- Con gái thủy thần, anh
Bường, Ngọc, Biên, Biền- Những người thợ xẻ, Sạ- Sạ, ông Pành- Đất
quên…)
Lí giải điều này, chúng tôi dựa vào quan niệm và niềm tin của Nguyễn
Huy Thiệp. Ông tin rằng “thiên tính nữ lớn hơn nhân loại, có khi còn cổ xưa
hơn nhân loại”, và nó “sẽ cứu vãn thế giới” [10; 19]. Để thực hiện được thiên
chức thiêng liêng, cao cả ấy, thiên tình nữ phải có sự bình ổn, bất biến,bất
dịch. Đó phải là một điểm tựa vững chắc để những số phận lưu chuyển trong
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
24
Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
cuộc đời bám vào mà tồn tại. Bởi vậy rất ít nhân vật nữ trở thành chủ thể
thực hiện các cuộc ra đi. Nếu có thì cũng chỉ là vì cùng bất đắc dĩ.
3. Độ tuổi
Độ tuổi của chủ thể những cuộc ra đi cũng là đặc điểm đáng quan tâm
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Quá trình nghiên cứu, khảo sát
cho chúng tôi thấy:Một số ít truyện chủ thể không được xác định rõ về tuổi
tác (Thiên văn, Chú Hoạt tôi, Phẩm tiết, Chút thoáng Xuân Hương- truyện
thứ ba, Vàng lửa) , chỉ có duy nhất truyện “Đất quên” nhân vật ra đi là ông
Pành đã 80 tuổi còn lại đa phần là người ra đi ở độ tuổi thanh thiếu niên đến
ngoài 30 tuổi:
Chảy đi sông ơi: Nhân vật “tôi” không được nói chính xác độ tuổi,
nhưng chúng tôi phỏng đoán là phải rời bỏ bến Cốc để tới thành phố từ khi
còn “tuổi thơ” và “lớn dần lên” giữa chốn thị thành cho tới khi “đã trưởng
thành” mới trở lại bến Cốc.

Những người thợ xẻ: Ngọc: Mới học xong đại học (khoảng 22-23
tuổi), Biên, Biền: 17 tuổi, Cu Dĩnh: 4 tuổi
Những bài học nông thôn:Hiếu: 17 tuổi, Thày giáo Triệu: trên 30 tuổi
Kiếm sắc: Đặng Phú Lân vào Gia Định khi mới 28 tuổi
Thương nhớ đồng quê:Sư Thiều ra đi học đạo khi 15 tuổi, Phụng bỏ
làng đi khoảng 26 tuổi, Quyên độ tuổi học đại học
Sạ : Sạ bỏ Hua Tát đi năm 30 tuổi
Giọt máu: Phạm Ngọc Chiểu ra đi học làm quan năm 8 tuổi
Chăn trâu cắt cỏ: Sư Diệu Thủy từ giã đình đến chốn cửa Thiền năm
17 tuổi
vv…
Có thể nói đây là độ tuổi con người sung mãn nhất về cả thể lực và trí
lực, cũng là độ tuổi con người dễ mắc những sai lầm hay ảo vọng. Bởi vậy
xây dựng những chủ thể ra đi nằm trong độ tuổi này Nguyễn Huy Thiệp sẽ
Nguyễn Thị Hường Líp CLC - K54 - Ngữ
văn
25

×