Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tiểu luận: Hình tượng con người cô đơn trong tiểu thuyết Thiên Sứ - của Phạm Thị Hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.01 KB, 36 trang )

Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn xuôi Việt Nam thời đổi mới là một bộ phận văn học phong phú và đa
dạng. Nhắc đến nó, hầu như bạn đọc nghĩ ngay đến Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Huy Thiệp, Chu Lai, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Bảo Ninh và rất
nhiều tên tuổi khác. PGS.TS Nguyễn Thị Bỡnh đó đánh giá: "Trong lịch sử văn
học dân tộc, có lẽ chưa khi nào văn xuôi chiếm địa vị thống trị văn đàn như vậy.
Những hiện tượng mới lạ gây dư luận ồn ào và kéo dài, những diễn biến phức tạp
và bất ngờ của quá trình tiếp nhận văn học chủ yếu diễn ra ở văn xuụi".(Nguyễn
Thị Bình - Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975).
Một trong những vấn đề được văn xuôi Việt Nam thời đổi mới quan tõm
là tình trạng cô đơn của con người. Nằm trong mạch cảm hứng khám phá số
phận con người mỗi nhà văn có những nét riêng biệt, đào sõu theo một hướng
khác nhau khi cùng khai thác chủ đề cô đơn.
Cái cô đơn mà Nguyễn Huy Thiệp nói đến chủ yếu là cái cô đơn bản thể
luận. Trẻ con cô đơn là bởi không hiểu vì sao chỳng được sinh ra, cuộc đời
chúng sẽ như thế nào. Người lớn cô đơn bởi họ đã chọn cho mình một đích sinh
tồn mà họ biết rằng con đường đến đó thật đa đoan và họ phải bước đi một
mình, mất tất cả tự do khi tới đích.
Phan Thị Vàng Anh nói đến cả hai trạng thái tự cô đơn và bị cô đơn trong
sáng tác của chị. Họ là những người trẻ tuổi luôn ở trạng thái hẫng hụt, chơi vơi,
cô đơn vì không có điểm tựa tinh thần. Họ sống chông chênh, hờ hững. Đối với
họ cuộc sống lúc nào cũng toát ra mựi vị đơn điệu, buồn chán, nhạt nhẽo.
Cũn cái cô đơn của Phạm Thị Hoài nói đến là một kiểu lựa chọn hiện
sinh, theo đó cô đơn là điều kiện của sự sinh tồn. Cái cô đơn gắn liền với ấn
tượng về một thế giới khủng hoảng, con người tha hoá, vong bản, mất khả
năng giao tiếp. Ở đó khuôn mặt riêng của mỗi người bị xoá nhoà, đó là những
con người không có mặt.
Phạm Thị Hoài được đánh giá là kết tinh đầy ấn tượng của đổi mới văn


học. Ấn tượng về lối viết tỉnh táo, sắc lạnh nhưng thấm đẫm nỗi xót xa về một
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
kiếp người, về thế giới phõn rã, không hoàn nguyên. Ấn tượng về những triết lí
vừa có vẻ sõu sắc, vừa có vẻ cực đoan. Về những kết cấu độc đáo, những nhõn
vật không giống ai. Về ngôn ngữ vừa sắc lạnh, trần trụi, vừa man mác trữ tình và
giàu suy tư. Về một tinh thần cách tõn quyết liệt. Phạm Thị Hoài đã dọn ra "mún
ăn tinh thần" có sức hấp dẫn thực sự, khẳng định hành trình đầy bản lĩnh của
một nhà văn hiện đại.
Hình tượng con người cô đơn trong tiểu thuyết "Thiên sứ" trở thành hình
tượng độc đáo về thế giới hiện tại. Qua hình tượng này, tư tưởng nghệ thuật của
nhà văn bộc lộ khá tập trung và sắc nét, chủ đề cô đơn qua đó đã trở thành một giá
trị nhân văn mới mẻ làm giàu thêm hệ thẩm mĩ quen thuộc của văn học Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ rằng, dự cảm về sự cô đơn và nhu cầu biểu hiện nó xuất
hiện sớm ở thơ sau 1975 với Xuõn Quỳnh, Ý nhi, Chế Lan Viên là những trường
hợp tiêu biểu; càng ngày càng đậm lên thành cái nhìn phổ biến của những "cái
tôi" trữ tình ráo riết đi tỡm mình giữa sự đụng độ gay gắt của các hệ giá trị với
Nguyễn Quang Thiều, Đồng Đức Bốn, Vi Thuỳ Linh Cũn trong văn xuôi, nó
thấp thoáng sau những trăn trở của Nguyễn Minh Chõu về số phận người dõn,
về sự huỷ diệt của chiến tranh, sau bi kịch lạc thời của người trí thức mà Ma
Văn Kháng, Nguyễn Khải trình bày; rồi hiện diện thường xuyên như vị khách
quen trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Đố Hoàng Diệu sau này.
Do khuôn khổ của một chuyên đề nên chúng tôi chọn Phạm Thị Hoài như
một đại biểu của văn xuôi thời đại mới trong mạch tư tưởng về con người cô đơn.
Đó là những lí do chỳng tôi chọn đề tài: Hình tượng con người cô đơn
trong tiểu thuyết "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài như một bước khỏi đầu cho
nỗ lực chiếm lĩnh những kinh nghiệm nghệ thuật mới.
2. Lịch sử vấn đề
"Thiên sứ" - một tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài in lần đầu trên tạp chí
"Tác phẩm văn học" số 7, năm 1988 với chưa đầy 80 trang.

Tác phẩm có 20 chương, viết theo lối độc thoại bằng lời của một nhõn vật
29 tuổi nhưng mang vóc dáng trẻ con – là nhõn vật Hoài. Cô bé Hoài trình bày
những suy nghĩ, đúc kết của mình về thế giới xung quanh cô với đủ loại sự kiện,
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
biến cố của cuộc sống thường nhật trong một thời điểm giao thoa giữa cơ chế
bao cấp và cơ chế thi trường, các hệ giá trị văn hoá và đạo đức.
Tác giả Phạm Thị Hoài sinh năm 1960 tại Hải Dương trong một gai đình
nàh giáo. Từ 1977 đến 1983 học tại Đông Berlin, Đức; từ 1983 đến 1993 làm
việc tại Viện sử học và Viện nghiên cứu tôn giáo Việt Nam; từ 1993 đến nay
cùng gia đình định cư tại Berlin, Đức.
Phạm Thị Hoài thuộc thế hệ nhà văn cầm bút đứng vào cao trào đổi mới
của đất nước nói chung, của văn đàn nói riêng có các thuận lợi là "không vướng
bận" những thành kiến cũ. Tõm huyết với văn chương của bà được bộc bạch:
"Chỳng tôi đến với văn chương vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn. Chỳng tôi
được thừa hưởng một tài sản tinh thần rất lớn của dõn tộc và thế giới, nhưng
cũng hoang mang vì không thể làm cái mà người ta đã làm Vậy làm mỗi cõy
bút phải biết lựa chọn cái mà mình có thể kiểm soát và làm chủ được. Tôi không
có cách nào khác để kiểm soát hiện thực ngoài việc thiết lập các mô hình. Tác
phẩm của tôi là những mô hình".(Kỷ yếu hội thảo khoa học "Chung quanh một
số vấn đề thời sự văn học").
Có thể nói, trong giai đoạn đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975,
Phạm Thị Hoài nổi lên như một cõy bút có cá tớnh, cả trong tác phẩm và cả
trong những lập ngôn táo bạo, tạo ra không ít những tranh cói gay gắt và phức
tạp.
Với "Thiên sứ", nhà văn cũng gặp không ít những phiên toái, mặc dù như
Nguyễn Thanh Sơn nói: "Một trận đòn hội chợ đã không kịp xảy ra". Giá như có
"trận đòn" tập thể, công khai, "Thiên sứ" có thể tự hào là một trong những tác
phẩm hiếm hoi khuấy động được cái ao văn học nước nàh vốn "rất đỗi bình yên,
nhưng đẹp"(Nguyễn Văn Thọ).

Theo khảo sát, có 4 bài báo trực tiếp lấy "Thiên sứ" làm đối tượng nghiên
cứu chính: "Những đặc điểm của tiểu thuyết Thiên sứ" (Lại Nguyên Ân); "Thiên sứ
của Phạm Thị Hoài" (Nguyễn Thanh Sơn); "Phạm Thị Hoài, Thiên sứ" (Thuỵ
Khuê); "Đứa trẻ và thành phố trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài"(Đặng Thị
Hạnh).
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Ngoài ra, cũn có một số bài dùng "Thiên sứ" để minh hoạ cho những nhận
định về phong cách Phạm Thị Hoài, tiêu biểu là: "Hai tác giả trong một nền văn
xuôi đang đổi mới" (Hoàng Ngọc Hiến), "Những bước đi đầu của cõy bút Phạm
Thị Hoài" (Văn Giá), "Một vài nhõn xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi
nước ta từ sau 1975" (Nguyễn Thị Bình)
Trong cuộc hội thảo "Chung quanh một số vấn đề thời sự văn học" tổ
chức tại ĐHSPHN (8/12/1988), Phạm Thị Hoài là một trong nữhng tác giả được
dư luận chú ý với những ý kiến đánh giá khích lệ, trong đó nổi bật alf tham luận
của 2 nàh nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến và Văn Giá.
Anatoli A. Sokolov - một nhà nghiên cứu nước ngoài, trong bài viết về
văn hoá và văn học Việt Nam những năm đổi mới đã dẫn Phạm Thị Hoài như
một cõy bút tiên phong tự đổi mới mình: "thứ văn xuôi khác thường, mang tớnh
xấc xược xét về hình tượng và phong cách của Phạm Thị Hoài gõy ra ở bạn đọc
người Việt những dư luận trái ngược nhau: từ sự ca tụng tõng bốc quá đáng đến
hoàn toàn không chấp nhận và bác bỏ quyền tồn tại". Nhà nghiên cứu khắng
định tớnh mới mẻ của tác phẩm: "Trên thực tế tiểu thuyết Thiên sứ (mà ở nước
nào đó là truyện ngắn) là rất khác thường và không đặt vừa được vào truyền
thống tự sự của văn xuôi Việt Nam nửa sau thê kỉ XX khó mà nói một cách
xác định rằng thứ văn xuôi của Phạm Thị Hoài là thực nghiệm văn học, là văn
học đặc tuyển (Elite) hoặc cái gọi là văn học đi trước Văn xuôi Phạm Thị Hoài
như đã nói ở trên, đặc trưng ở cách chiếm lĩnh văn hoá học đối với thực tại".
Hình ảnh cô dơn trong văn xuôi đương đại là đề tài đã được nhiều người
đề cập đến, trong đó hình tượng con người cô đơn trong sáng tác của Phạm Thị

Hoài cũng được quan tõm đáng kể. Có thể dẫn ra một vài ý kiến như:
Tác giả Văn Giá trong "Bước đi ban đầu của cõy bút Phạm Thị Hoài" đã
nhận xét: "Thiên sứ" là thế giới nhõn vật của sự cô đơn. Các nhõn vật lao vào
hành động, sống quyết liệt để rồi cuối cùng rơi vào tình trạng cô đơn.
Về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm Phạm Thị Hoài, Lê Thị Hường
coi: "Cô đơn là ám ảnh thường xuyên của nhõn vật, trở thành chủ đề nổi bật.
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Phạm Thị Hoài thường sử dụng môtớp im lặng, ngôn ngữ bất đồng, nhõn vật
đắm chỡm trong những suy tư riêng".
Trần Thị Mai Nhi cũng cho rằng: "Văn của Phạm Thị Hoài quả thực là
một hỗn mang, ở đó chằng chịt kênh, nhiều chiều, nhiều dạng hình: lí trí, tư duy
khoa học, bản năng, trực giác, linh cảm, hiện thực, mơ tưởng ", ở đó "hạnh
phúc chỉ có cảm giác. Lấy gì bảo hiểm cho cảm giác".
Không chỉ giới nghiên cứu phê bình văn học mà có không ít luận văn tốt
nghiệp, báo cáo khoa học của sinh viên cũng lựa chọn sáng tác của Phạm Thị
Hoài làm đề tài để tập dượt nghiên cứu khoa học.
Báo cáo khoa học "Cái cô đơn trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị
Hoài", sinh viên Nguyễn Hải Hậu CLC-K52 viết: "Cuốn tiểu thuyết Thiên sứ
của Phạm Thi Hoài gõy cho ta ấn tượng về sự cô đơn, lạc lõng của con người
trong xã hội hỗn loạn, xô bồ, chạy theo đồng tiền, uy tín, danh dự, quyền lực và
những bậc thang giá trị xã hội ".
Đỗ Thị Mĩ Phương CLC-K50 trong bài tập niên luận "Ám ảnh cô đơn
trong truyện ngắn của Phạm Thị Hoài" cho rằng: truyện ngắn của Phạm Thị
Hoài "ám ảnh cô đơn như một sự phủ định tớnh lạc quan của quan hệ người với
người trong xã hội đương thời, đồng thời thể hiện sự thức tỉnh cá nhõn, khát
vọng tìm kiếm và vươn tới những gì tốt đẹp hơn".
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng con người cô đơn trong văn
xuôi thời đổi mới, được nhận diện qua "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài.

Phạm vi nghiên cứu được xác định trên yêu cầu: sự thể hiện hình tượng
con người cô đơn trong sáng tác của Phạm thị Hoài qua "Thiên sứ".
4. Các phương pháp nghiên cứu
Chỳng tôi sẽ tiến hành trên cơ sở vận dụng phối hợp chủ yếu các phương
pháp nghiên cứu:
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
- Phương pháp phõn tích tổng hợp
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN
TRONG VĂN HỌC
1. Khái niệm cô đơn
Theo tư điển Tiếng việt: "cô đơn" được hiểu là "chỉ có một mình, không
nương tựa được vào đõu".
Theo chiết tự Hán, chữ "cô" nghĩa gốc là "mồ côi cha sớm", sau chuyển là
"trơ trọi một mình", "không ai giúp đỡ" và cũng có nghĩa là sự "vượt khỏi vị trí
vốn có của vật này so với vật khác". Cao hơn hay thấp hơn đều khiến nó trở nên
trơ trọi. Chữ "đơn" có nghĩa là "lẻ", "riêng" và chỉ có "một". "Cô đơn" hợp nghĩa
chỉ sự lẻ loi, đơn chiếc, cô độc của con người.
Từ góc độ triết học "cô đơn" thuộc về vô thức. Tức "cô đơn" tồn tại như
bản năng của con người "tập trung những ý hướng, những động cơ, những ham
muốn vĩnh viễn và bất biến mà ý nghĩa của chúng được quyết định bởi bản năng
cũn ý thức thì không thể biết được". Con người ngay từ khi sinh ra đã mang sẵn
trong mình nỗi cô đơn. Tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh chứng tỏ điều đó. Nó là
nỗi cô đơn bản thể, cô đơn tiền định.
Theo C.Mác "Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội".

Khi sự tổng hoà bị phá vỡ, một quan hệ nào đó bị đứt góy, là có thể xuất hiện
trạng thái cô đơn. Về mặt tõm lí, cô đơn là trạng thái con người cảm thấy lẻ loi,
hụt hẫng khi bị cắt đứt khỏi sợi dõy liên hệ với cộng đồng.
Cô đơn như một trạng thái tõm lí bao gồm các cấp độ:
Thứ nhất, nó tồn tại dưới dạng những xúc cảm cô đơn, những rung động
rời rạc, riêng lẻ, thoáng qua.
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Thứ hai, nó tồn tại dưới dạng cảm giác cô đơn. Đõy là một quá trình tõm
lí, xuất hiện khi có các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh tác động trực
tiếp vào con người.
Thứ ba, nó tồn tại dưới dạng tõm trạng, được hiểu là những biểu hiện tõm
lí tồn tại trong khoảng một thời gian tương đối ổn định và trực tiếp chi phối
người mang tõm trạng đó về nhiều mặt.
Có thể qui về hai cơ chế điển hình của nỗi cô đơn:
Tự cô đơn tức là con người lớn lên đã thấy cô đơn mà không hề lí giải vì
sao, nó là "sự sai khiến của dòng chảy thần thánh trong từng huyết quản của con
người". Nó thuộc về cội nguồn bản thể.
Bị cô đơn là tình trạng được xem xét trong mối tương quan với hoàn cảnh,
với cộng đồng xã hội xung quanh. Nó không phụ thuộc vào ý thức và ý muốn
của con người. Ở đõy "cô đơn" là bị loại ra khỏi cộng đồng do sự chênh lệch. Cá
nhõn tự ý thức về mình và tự loại mình ra khỏi cái chuẩn chung, đứng lệch đi,
thấp hơn hoặc cao hơn.
Từ góc độ khoa học nhõn văn, "cô đơn" là một trạng thái đáng thương của
con người, đồng thời cũng là ý thức đặc biệt về giá trị của mỗi cá nhõn.
Có thể hiểu "cô đơn" vừa chỉ sự lẻ loi, đơn chiếc tự bản thể, vừa là trạng
thái tõm lí của con người cảm thấy lẻ loi, đơn chiếc khi rơi vào hoàn cảnh bị cắt
đứt sợi dõy liên hệ với cuộc đời.
2. Hình tượng con người cô đơn trong văn học Việt Nam
Hình tượng con người cô đơn trong văn học là sự kết tinh "ý đồ tư tưởng"

của nhà văn. Mặc dù có chức năng bộc lộ quan điểm và tư tưởng của người ấy
hay không lại phụ thuộc vào tài năng của tác giả.
Hình tượng con người cô đơn trong văn học đã đi một quóng đường dài
từ Tõy sang Đông, từ cổ đến kim với vô số cách nhận thức và phản ánh khác
nhau, mang theo thông điệp của nhà văn về thế giới, về con người, trở thành một
giá trị nhõn văn độc đáo.
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Có thể khẳng định, hình tượng con người cô đơn xuất hiện ngay từ Văn
học Việt Nam trung đại. Chịu ảnh hưởng sõu sắc của ý thức hệ phong kiến, văn
học trung đại đề cao tớnh trật tự, đề cao chức năng xã hội "văn dĩ tải đạo", "thi
dĩ ngôn chí", nhưng những tài năng lớn như Nguyễn Trói, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Du, Hồ Xuõn Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Phạm Văn Thái,
Nguyễn Khuyến bao giờ cũng là những cá tớnh mạnh mẽ "vượt khung thời đại".
Cá tớnh đã khiến họ đứng ngoài trật tự chung để cuối cùng những lúc riêng tư
nhất, họ nhìn thấu sự cô đơn của mình. Người nhập thế như Nguyễn Trói cũng
có lúc phải đi ở ẩn. Người khao khát phò vua giúp nước như Nguyễn Du rồi phải
khóc thầm "Bất tri tam bách dư viên hậu – Thiên hạ hà nhõn khấp Tố Như?".
Người ngông như Nguyễn Công Chứ thì nói phẫn: "Kiếp sau xin chớ làm người
– Làm cõy thông dứng giữa đời mà reo".
Sự bừng tỉnh của ý thức cá nhõn đầu thế kỉ XX đã làm nên một cuộc cách
mạng lớn trong văn học Việt Nam. Xung quanh "cái tôi" cá nhõn, văn học đã
khám phá biết bao giá trị mới. Chủ đề về con người cô đơn vốn manh nha từ văn
học trung đại lúc này trở thành mối quan tõm lớn hơn, ám ảnh hơn.
Nam Cao được coi là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tõm lí, ông đã
thành công xuất sắc khi diễn tả những bị kịch cô đơn. Lóo Hạc, Chí Phèo phải
chăng đều là nạn nhõn của tình trạng cô đơn, bị bỏ rơi, bị khước từ. Họ là tiếng
kêu của nỗi cô độc hay là lời khích lệ hóy dám chấp nhận cô đơn để được là
mình? Dù hiểu theo cách nào thì với văn xuôi giai đoạn 30 – 45 , vấn đề cô đơn
cũng trở thành một nội dung thẩm mĩ đáng chú ý.

Đến giai đoạn 45 – 75, cô đơn hầu như là một chủ đề kiêng kị. Sự nghiệp
cách mạng và kháng chiến đòi hỏi văn học đề coa ý thức cộng đồng, khẳng định
con người đoàn thể tập thế. Thái độ khắt khe của dư luận với những tác phẩm có
õm hưởng buồn như "Màu tớm hoa sim" của Hữu Loan, "Vòng trắng" của Phạm
Tiến Duật giải thích vì sao chủ đề cô đơn không có chỗ trên sõn khấu văn học
thời đại.
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Sau 75, đất nước hoà bình và đi vào quĩ đạo đổi mới, ý thức cá nhõn xuất
hiện trở lại. Văn học được giải phóng khỏi chức năng tuyên truyền, cổ vũ để mở
rộng khả năng khám phá cuộc sống và con người, để trở về với chớnh nó - một
khao học về con người. Những biến động lớn lao, cảm quan bất an trước một
thời điểm nhiều xáo trộn, rạn vỡ đã là cơ số cho sự quan tõm đến trạng thái cô
đơn và hình tượng con người cô đơn, chứng tỏ văn học đang thực sự quan tõm
đến con người - đến đời sống tinh thần con người. Chủ đề cô đơn đã góp phần
làm mới diện mạo văn học. Người ta cảm nhận rừ quan niệm về con người và
văn chương đã thay đổi nhiều so với văn học ba mươi năm chiến tranh.
Ý vị cô đơn tấm đượm dòng thơ mang cảm hứng thế sự và đời tư, phảng
phất trong những bài thơ triết lí về bản thể người. Trong văn xuôi, đề tài chiến
tranh, đề tài nhìn lại cải cách ruộng đất, đề tài hôn nhõn, gia đình, đô thị, khi
hiện thực được phơi mở ở nhiều mặt khuất tối là bao giời cũng thấp thoáng hình
ảnh con người cô đơn. Nguyễn Khải với nhiều nhõt vật "lạc thời"; Chu Lai, Bảo
Ninh khắc hoạ những nhõn vật bị chấn thương tinh thần bởi chiến tranh, đánh
mất mối liên hệ với hiện tại, Tạ Duy Anh có những trang viết ám ảnh về hành
trình cô độc của những cá thể người trong cuộc xô dạt dữ dằn của thời cuộc.
Trong đề tài của chúng tôi tập trung khảo sát nỗi cô đơn của những con
người bất hoà với môi trường sống khi các giá trị truyền thống bị phá sản, khi các
quan hệ trong xã hội bị rời rạc, lỏng lẻo; những con người kiếm tìm hoặc chạy
trốn và một số phương thức nghệ thuật biểu hiện hình tượng con người cô đơn
trong "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài – ngòi bút tiêu biểu cho những thành công

của văn xuôi thời đổi mới và trong thế giới nghệ thuật nổi bật chủ đề cô đơn.
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Chương II
TỪ Ý THỨC ĐỔI MỚI VĂN HỌC ĐẾN QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI
CÔ ĐƠN CỦA PHẠM THỊ HOÀI QUA "THIÊN SỨ"
1. Từ ý thức đổi mới văn học
Những năm cuối thập niên 80, nhu cầu nội tại của văn học bắt gặp bầu
không khí dõn chủ của xã hội tạo thành cuộc chuyển biến mạnh mẽ trên văn
đàn. Tên tuổi nhiều nhà văn nối nhau xuất hiện đem lại cho sinh hoạt văn học
không khí sôi nổi, hấp dẫn. Đặc biệt là tinh thần dõn chủ, cởi mở trong tiếp nhận
đã tác động mạnh mẽ đến những đổi mới của văn học.
Phạm Thị Hoài chế giễu cay nghiệt công thức cũ: "Các nhà văn trước thế
kỉ XX không sợ lặp lại chính mình, như những đám tang không bao giờ sợ lặp
đi, lặp lại cùng một nghi lễ mà mọi người đều biết rừ". Bà đả phản không
thương tiếc tớnh bảo thủ trong truyền thống sáng tác và tiếp nhận văn chương ở
Việt Nam: "Cái đầu của nàh văn Việt thì hoan nghênh một sự hài hoà kết hợp
mà lòng thì nghiêng về truyền thống".
Là một nhà văn gai góc, đầy cá tớnh, Phạm Thị Hoài tuyên bố chối từ "bộ
đồng phục tinh thần" mà các thế hệ trước đã quen: "Tôi từ chối không đúng vào
bất kì thế hệ nào. Tôi từ chối bất kì bộ đòng phục quá chật, hoặc quá rộng
nào"(Thiờn sứ).
Khi cầm bút, giống như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đã không
chon con đường quen thuộc dễ dói mà trăn trở tỡm lối viết khác, tỡm một "cách
ứng xử" của riêng mình. Lúc mới xuất hiện, Phạm Thị Hoài như một "kẻ xa lạ"
trong văn học Việt Nam. Hành trình của bà "đơn độc". Nhưng chớnh cái cô đơn
đích thực ấy là phép ứng xử "lễ" nhất, văn hoá nhất của Phạm Thị Hoài với tư
cách một nhà văn, một tri thức khao khát can dự vào đời sống dõn tộc bằng nghệ
thuật ngôn từ.
Coi trọng yêu cầu "viết như thế nào" là sự lựa chọn có ý thức của người

cầm bút - Phạm Thị Hoài đã đề cập đến cái tôi cô đơn nghệ sĩ trong tư cách
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
người sáng tạo qua "Thiên sứ". Đấy là tinh thần phổ biến của văn chương hiện
đại mà các bậc thầy của thế kỉ XX đã chứng minh.
2. Từ cảm quan về tính phi lí, bất ổn trong đời sống hiện đại
Văn học trước cái nhìn hiên thực bằng cái nhìn lí tưởng hoá nên hiện thực
được trình bày như một tiến trình hợp lí tuyệt đối. Sau 1975, xu hướng dõn chủ
hoá xuất hiện định vị lại giá trị cá nhõn. Hiện thực trong văn chương trở thành
hiện thực của những trải nghiệm riêng, nó mang tớnh phức tạp đa dạng. Trong
hiện thực xã hội, trước tình thế đáng buồn của cuộc sống: cơ chế bất ổn, nhiều
bất công, tình trạng văn minh thấp kém, không có điểm tựa tinh thần, con người
luôn cảm thấy bất an nên nhiều giá trị mất thiêng, người có ý thức sẽ cô đơn.
Đọc Phạm Thị Hoài thấy những cảm giác bất an trước hiện thực hỗn độn,
nhiều đổ vỡ, nhiều hoài nghi. Sự "lệch pha" giữa cá nhõn với cộng đồng đẩy con
người vào trạng thái hoang mang.
Trong "Thiên sứ" sự đói khổ, căn bệnh duy ý chí, những dục vọng thấp
kém giết chết tình người, giết chết cái đẹp. Tình nhõn ái, sự thơm thảo, sự tin
cậy cũng bị khước từ một thế giới phủ thảm qui định cung cách ứng xử của con
người. Bạo lực, lưu manh, bài bạc, buôn lậu lên ngôi Xã hội trong "Thiên sứ"
là một xã hôi lộn xộn, cái đẹp bị bao võy xõu xé, trôi nổi và bị tha hoá. Chị
Hằng, bé Hon là thõn phận cái đẹp bị lạc lõng giữa cuộc đời xô bồ, hỗn loạn, phi
nhõn tớnh. "Thiên sứ" là "sự chết yểu của tình yêu trong bối cảnh xã hội vội vã
chạy theo đồng tiền, với những nguỵ trang của con người trong cử chỉ, trong
ngôn ngữ đến lợm giọng".
Nhõn vật của Phạm Thị Hoài phản ánh cảm quan về tớnh phi lí, bất ổn
của thực tại, một thực tại giải dối đến khó tin. Sự nổi loạn của nhõn vật Hoài là
phản ứng mạnh mẽ trước cái "giả", trước "những cỗ máy rò rỉ", những mô hình
người cứng nhắc
Cảm quan về hiện thực phi lí khiến nhà văn chọn những chi tiết phi lí để

trình bày tư tưởng của mình về đời sống. Hình ảnh "người không mặt", những
"mô hình I", "mô hình II" không phải để người đọc tin là có thật những con
người như thế mà là một sự cảnh báo về lối sống nhạt nhẽo, vô nghĩa, tầm
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
thường. Ẩn đằng sau những con người "không mặt", những mô hình được đánh
số là sự phê phán quyết liệt lối ống "giả". Những giá trị thiêng liêng như tình
yêu, bạn bè, cuộc sống, vốn là điểm tựa vững chói để con người tỡm đến cũng
vẫn chất chứa bao điều bất trắc.
3. Đến quan niệm về trạng thái cô đơn của con người
Có thể thấy, cô đơn là một biểu hiện quan trọng tiểu thuyết về con người nhỏ
bé, hữu hạn. Trong "Thiên sứ" con người có thể "được sinh ra" mà cũng có thể "bị
sinh ra", có thể vừa sinh ra đã tuyệt vọng "bỏ đi" như "con chim trốn tuyết": "nụ
cười và mụi hụn của bé Hon lạc lõng giữa trần gian "u xám, lạnh lùng".
Phạm Thị Hoài cắt nghĩa cô đơn là kết quả của tớnh phi lí trong cuộc sống
nhõn gian đầy ngẫu nhiên, may rủi. Đó là cái cô đơn của Hoài khi thấy "người
ta tranh giành, chửi rủa, bới nó, mạt sát nhau để trở nên sạch sẽ", và nhất là khi
khao khát tình yêu nhưng người yêu - một công dõn mẫu mực, bí thư đoàn
phường, luôn đúng giờ, luôn lịch sự, lại chưa bao giờ nhận ra "màu mắt Hoài
biến ảo", "mười ngón tay mỗi ngón một giọng thì thầm". Cuộc sống quẫn quá
khiến cho người mẹ trở nên bẳn gắt, người bố co mình trong mặc cảm kém cỏi,
cũn Hoài mói thổn thức: "Tôi lớn lên chưa từng biết mùi vị cỏi hụn của mẹ".
Cho đến mói sau này cô gái nhạy cảm ấy vẫn chỉ biết "bát canh nhạt, nước mưa
mặn". Chị Hằng có đến 599 ke săn đón, cầu cạnh nhung không một ai trong số
họ hiểu chị mong ước điều gì. Trong trường hợp này, con người không muốn
nhưng "bị cô đơn" vì rơi vào hoàn cảnh không như ý muốn.
Bên cạnh đó, con người trong sáng tác của Phạm Thị Hoài luôn có cảm
giác bị tù túng, nó luôn cố vùng vẫy để thoát khỏi những định kiến, những ràng
buộc của cuộc đời, những hành trình sắp sẵn, vì chống trả nên đơn độc. Đó là cái
cô đơn của sự lựa chọn. Để tồn tại trong xã hôi đầy phi lí, con người phải chấp

nhận cô đơn để được là mình, để không chịu ảnh hưởng, chi phối của ai như
Hoài, nhà thơ Ph. Các nhõn vật của Phạm Thị Hoài chấp nhận cô đơn, coi cô
đơn như một gái trị sống. Như vậy. dù rơi vào trường hợp nào đi nữa thì cô đơn
cũng là điểm phổ biến trong cuộc sống nhõn loại. Cô đơn vì nó có ý thức.
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Chương II
NHỮNG DẠNG THỨC CHỦ YẾU CỦA CON NGƯỜI CÔ ĐƠN
TRONG "THIÊN SỨ"
1. Những con người bất hoà với môi trường sống
1.1 Khi các giá trị truyền thống bị phá sản
1.1.1 Các giá trị gia đình
Gia đình là mái ấm bình yên của con người trên hành trình sống nhọc
nhằn vất vả, nhiều vấp ngã, thăng trầm. Nhưng gia đình hiện đại lại có phần
khác. Ta bắt gặp trong "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài là một gia đình đã trở nên
liên kết lỏng lẻo, mỗi thành viên là một tiểu vũ trụ khép kín.
Cô bé Hoài sống trong một gia đình điển hình cho sự lỏng lẻo đó. Từ nhỏ
Hoài đã cảm thấy xa lạ với người thõn. Giấc mơ ở tuổi dậy thì về một gia đình
hạnh phúc với "Người vợ dịu dàng, chẳng bao giờ hỏi tại sao, người chồng âu
yếm chẳng bao giờ phàn nàn" nảy sinh do cô bé sớm phải chững kiến không khí
ngột ngạt gia đình. Hoài biết rừ vị "bát canh nhạt", vị "nước mưa mặn", biết quá
nhiều trận cói vã của bố mẹ, chỉ "chưa từng biết mùi vị cỏi hụn của mẹ". Gia
đỡnh cô không được xõy dựng bằng tình yêu thương, sự õu yếm mà từ những
thứ rất giả dối mang tên "uy tín", "danh dự". Hoài thấy người bố giống như một
cỗ máy: "Cố máy của bố đơn điệu, hình như càng đơn điệu, càng khó hỏng".
Trong gia đỡnh Hoài tất cả người lớn đều là những "cỗ máy bị tuột xích", chẳng
ai giống ai, chẳng ai hiểu ai: "Mỗi người một phong độ".
Chị Hằng (chị sinh đôi của Hoài) xinh đẹp, thông minh, lấy chồng giàu
có, sang trọng. Nhưng đọc những dòng nhật kí chị Hằng viết về chồng mình,
người đọc có cảm giác như chị đang viết về một ai đó xa lạ. không kiên quan gì

đến chị. Là cái đẹp bị săn đuổi, Hằng không có cảm giác hạnh phúc vì không am
hiểu khát khao thầm kín của chị. Chị chỉ có một nơi duy nhất để chia sẻ là đứa
em mói mói tuổi mười bốn.
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Phạm Thị Hoài đã dành những dòng rưng rưng, thương xót, giàu chất thơ
nhất để viết về bé Hon – Thiên sứ pha lê, tinh khiết, nồng nàn. Lọt lòng mẹ với
nụ cười hài nhi thánh thiện, nụ cười cầu thõn với tất cả, thiến sứ pha lê ấy rơi
vào một thế giới chỉ là những gầm ghè, cỏu bẩn. Nụ cười và những cái hôn là
thứ "xa xỉ" trong thế giới ấy. Bé Hon ra đi giữa những vô tõm đáng sợ của người
cha: "Thụi thì của thiên trả địa". Bé Hon là sự lạc lõng của khát vọng thõn ái,
thương yêu trong cái không gian chật hẹp, thiếu vắng tình người. Như "con
chim trốn tuyết", Thiên sứ phải ra đi, khép lại hành trình lóng du miên viễn vào
thế giới loài người để yêu thương, để cho thơm thảo mà chỉ nhận về sự ghẻ lạnh,
tục tằn. Cái chết của bé Hon "nhiều hơn nỗi mất mát", là "sự cảnh tỉnh" về tình
trạng xói mũn, nhõn tớnh. Những trang viết về bé Hon toả thứ ánh sáng dịu
dàng, đọng lại dư vị xót xa, man mác về thõn phận cô đơn của cái đẹp nguyên
sơ.
1.1.2 Các giá trị chốn học đường
Cô bé Hoài là một sản phẩm của môi trường nông thôn nghèo nàn. Người
đọc biết Hoài chủ động khước từ lối sống bầy đàn. Hoài không tham dự vào
chuyển động của đám đông. Hoài đã không có được sự thanh thản, vô tư như
bạn bè cùng tuổi ở độ tuổi đến trường. Ngay từ đầu cô bé đã nhận ra sự "khác
dấu" của mình trong tập thể. Những cô bé, cậu bé lớp năm đã biết "tẩy chay",
"chế nhạo" Hoài.
Hoài nhận ra tính man rợ, bầy đàn, định kiến chết người với những gì
vượt trội. Hoài phản kháng bằng cách: "ngày càng lầm lì, ngày càng chiếm
điểm tuyệt đối trong mọi môn học, ngày càng khao khát cảm thông". Biến cố
đầu tiên trong đời khi trời mưa vào lớp khiến Hoài bị kết án "có lẽ đầu óc
em khụng bỡnh thường".

Thực ra không phải Hoài không có nhu cầu hoà đồng với tập thể. Hoài đã
thừa nhận "ngày càng khao khát cảm thông". Nhưng chọn lối đi đơn độc là tình
thế bất đắc dĩ, cô bé sớm nếm mựi cô đơn khi cũn chưa thật ý thức được tính
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
chất bi đát của một xã hội đang khủng hoảng, đổ vỡ. Không phải chỉ ở thế giới
người lớn mà nó len lỏi cả vào những tõm hồn "thần tiên".
Hoài dũng cảm khước từ trật tự chung "tôi khước từ các loại bậc thang
dẫn qua hệ thống các trường đại học và kim thỏp cỏc địa vị xã hội". Đấy là lựa
chọn mang tính bi kịch bởi để được là mình, cô bé đành chịu cô đơn!
Ta giật mình khi nhận ra rằng hoá ra trong cái xã hội hiện đại, cùng với sự
phát triển kinh tế, con người đang có những khủng hoảng khôn lường. Sự khủng
hoảng ấy không loại trừ "tuổi học đường". Những băn khoăn, trăn trở của học
trò về cách hành xử, đáng buồn thay lại chỉ rơi vào số ít. Thực chất những mặc
cảm, thất vọng của chúng là biểu hiện của nhõn cách. Các em cô đơn chính vì
các em khao khát được khẳng định mình, khẳng định cái đẹp, khẳng định chân
lí. Cô đơn trở thành nỗi ám ảnh với những tõm hồn trong trắng trên bước đi ban
đầu của trẻ thơ.
1.2 Các quan hệ xã hội
Có lẽ ấn tượng nhất khi đọc tiểu thuyết "Thiên sứ" là nỗi ám ảnh về thế
giới của những con người lẻ loi, lạc lõng như cô bé Hoài, bé Hon, chị Hằng, nhà
thơ Ph Tất cả, đều hoặc lựa chọn cho mình lối sống cô đơn, hoặc bị đẩy vào
trạng thái cô đơn.
Cô bé Hoài – nhõn vật chớnh của "Thiên sứ" - tự chọn một ngoại hình "dị
dạng" khác thường, một rào cản trong việc hoà nhập với thế giới bình thường
của chị Hằng, anh Hạc, anh Hùng. Nhưng vẻ "dị dạng" của Hoài không phải để
nói lên cái bất toàn của con người, mà là sự thực hiện triệt để ý thức khước từ
gia nhập vào thế giới người lớn đầy giả dối, vô cảm.
Nhón quan hay triết lí hành động của Hoài có thể túm gọn trong hai từ
"khước từ" và "phủ nhận". Trong tác phẩm ta gặp không ít tuyên ngôn xử thế

của Hoài, chẳng hạn như "tôi khước từ đám đông cuồng tín, phản ứng thuần
sinh vật", hay "tôi khước từ quan hệ họ hàng với các nhân vật xa lạ kia, khước
từ những sản phẩm confection may hàng loạt". Trong mắt mọi người Hoài là kẻ
xa lạ. Bởi lẽ những con người được coi là bình thường ấy không hiểu nỗi khát
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
vọng về tình yêu, về lòng cảm thông, sự õu yếm, hơn hết là sự chõn thành trong
tõm hồn Hoài. Hoài vĩnh viễn mang trong mình một vết thương đặt tên là "nỗi
buồn", nói đúng hơn là "nỗi cô đơn". Nhưng cái cô đơn của Hoài không gõy xót
xa, thương cảm. Bởi lẽ chính Hoài đã chọn cho mình lối sống ấy – "khước từ",
thậm chí "phủ nhận" trạng thái sống bầy đàn xung quanh.
Hình tượng Hoài - kẻ lạc lõng trong thế giới bày đàn, nơi mỗi người một
bản sao, mang những "bộ đồng phục" tinh thần của xã hội, là một cá tớnh, một
bản lĩnh, không chịu bào mũn. Chớnh sự cô đơn, lạc điệu đã làm nên ý nghĩa tồn
tại của nhõn vật. Qua đõy, Phạm Thị Hoài gửi gắm quan niệm cô đơn là điều
kiện tồn tại trong xã hội hiện đại.
Cũng như Hoài, chị Hằng là hiện thõn của cái đẹp. Cái đẹp của nhành hoa
Cẩm chướng không gai sớm bị vấy đục bởi dục vọng đê tiện của một kẻ giả
danh cao thượng. Gã thầy giáo bán đứng V.Huygô đã cướp sự trinh trắng của
Hằng để chị không có thể nhìn đời bằng con mắt tin cậy được nữa. "Lễ cầu hôn"
là sự săn đuổi cái đẹp. "Đám cưới" là lễ hội ồn ào, hỗn loạn "không phải dành
cho chị". Hằng không tỡm thấy "chuyển động của vectơ cùng hướng", bởi chị
cần thứ ngôn ngữ tình yêu, õu yếm, cảm thông – thứ ngôn ngữ bản năng trong
trái tim con người mà ngôn ngữ của những kẻ cầu hôn thì sặc mựi tiền bạc. "Chị
không phản đối, cũng không tham dự tấn trò lố bịch diễn ra quanh mình, như
thế ấy là cô dâu khác, một số phận khác chẳng liên quan". Đám cưới kết thúc
bằng những giọt nước mắt "ướt đầm mái tóc đuôi sam của bé Hoài" và những
tiếng khóc thảng thốt "chị sợ chị sơ ". Chi Hằng là nỗi bất an của con người
trong xã hội vụ lợi, tha hoá đức tin. Tõm trạng lẻ loi, cô đơn của chị Hằng không
chỉ được cảm nhận qua cái nhìn của Hoài mà cũn là sự tự cảm nhận, tự ý thức

của chớnh nhõn vật. Chi Hằng là nhõn vật bi kịch. Số phận của chị để lại bao dư
vị chua xót!
Các nhân vật khác của tác phẩm như Quang lùn, anh Hạc, anh Hùng, thầy
Hoàng, anh chàng bơm xe, đều gợi ra cảm quan về một thế giới tan rã, nơi
mỗi người đều vùng vẫy theo một cách khác nhau, vô nghĩa theo những cách
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
khác nhau. Kết thúc "Thiên sứ" là ấn tượng về nỗi cô đơn: "Anh ta ngúng mói,
ngúng mói vô vọng rồi bỏ đi, hoà làm một với cô đơn". Phải chăng dấu hết cho
tác phẩm, một dấu chấm hư vô là dự báo của nhà văn về kết cục của trạng thái
sống vô hồn, vô cảm?.
2. Những con người kiếm tìm hoặc trốn chạy
Khác với nhõn vật cô đơn của Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Viện - những
con người đánh mất hiện tại vì quá khứ chiến tranh đeo bám, phải "ăn mày dĩ
vóng", phải lang thang "tỡm lại thời gian đã mất" do chiến tranh, nhõn vật cô
đơn của Phạm Thị Hoài đi tìm ý nghĩa cuộc sống ở hiện tại. Kiếm tỡm cái đẹp
giữa cuộc đời phàm tục, dù ảo tưởng hay tỉnh táo cũng cô đơn. Dường như cô
đơn đối với họ là sự chấp nhận. Nó là một sự lựa chọn có ý thức, gắn với niềm
kiêu hónh cá nhõn. Những người này coi cô đơn là giá trị nhõn cách. Những con
người theo đuổi cái đẹp "thanh cao, hoang tưởng" giữa cừi "dung tục" như chị
Hằng mơ một tình yêu lớn, như bé Hon mơ một thế giới chỉ có "mụi hôn thơm
ngậy mùi sữa" và những nụ cười thõn thiện, như Hoài mơ con người đều là
Hocmo A
Ở "Thiên sứ", nhà thơ Ph: "đam mê, lạnh lùng, cách biệt", anh nói: "Hành
trình của tôi đơn độc, tôi không cần khán giả"; "Ph. nhà thơ chỉ biết lặng lẽ
giữa đám gà trống xoè tiếng gáy tung toé mãn nguyện trên nắp cống siêu thực
của đời thường nuốt chửng nào áo cơm, nào kỳ tích mộng mơ, chàng trai cứ trò
chuyện tay đôi với tầng cao để chịu thua cả đứa trẻ lên ba nạt nộ". "299 phò mã
tương lai – Ph không tham dự, như anh vẫn lánh xa các cuộc thi thố, hội hè,
trưng bày và đánh giá ".

Ph xuất hiện trong tác phẩm không tuổi tác, không dáng hình, không xuất
xứ, mà ám ảnh khôn nguôi. Ngay cả cái tên cũng không đầy đủ, bị kí hiệu như
một cách đánh số. Ph như một bản ngã khác của bé Hoài, một người dám khước
từ tất cả, chỉ sống với cái "ego" của chính mình. Anh là hiện thõn của cô đơn
sống với "số phận âm thầm tủi nhục của kẻ mộng mơ cuối cùng còn sót lại giữa
thế kỉ này".
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Hằng – Ph là cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ và cái đẹp. Chỉ có nhà thơ mới
hiểu những khát khao sáng tạo của Hằng. "Họ sinh ra là thuộc về nhau" nhưng
lại không thể đi đến tận cùng. Mỗi người là một đường thẳng – hai đường thẳng
cứ song song không có chỗ gặp nhau. Hằng đã đốt 300 lần lá bùa có tên Ph, đã
khước từ chia sẻ số phận õm thầm của Ph. để mói mói có được vì tiếc nuối. Nhà
thơ Ph. đã không tỡm đến Hằng bởi anh "không tham dự, lánh xa các cuộc thi
thố, hội hè, trưng bày và định giá các phụ tùng đời sống, món nấu không thể
thiếu trong bữa tiệc trung lưu". Họ mất nhau để rồi trở thành ám ảnh trong suốt
cuộc đời nhau. Phạm Thị Hoài đã miêu tả nỗi cô đơn của Ph. bằng chính những
vần thơ Ph. làm - những õm hưởng dịu dàng, miên man, mơ hồ, vô định.
Chương 15 mang tên "Thơ Ph." là hiện diện của Ph. "anh đã vấp ngã vào
bán kính lớn của hành trình elip dẫn tới cơn sáng hỗn độn, chữ nghĩa cuồn cuộn
trút từng mảng niagra xuống bình minh rung động nơi em đã đi qua không một
lần ngoảnh lại đó vựi trí nhớ vào đống mật mạ ròng rã con nước apocaluptic
qua ý nghĩ không đầu, không cuối thật ra chỉ là một trí thức trong ngày tàn bạo
này không chỉ riêng em " một thứ văn xuôi chảy tràn trên trang giấy không
tuõn theo lôgic thông thường. Ph. đã chơi một cuộc chơi bất tận của những con
chữ. Chữ trong thơ Ph. là sự hoà trộn giữa thơ và phi thơ. Cõu thơ của Ph. không
"dẹt như bãi bể buổi sáng thuỷ triều đã chết trong yên tĩnh", mà là thứ văn xuôi
"thậm phồn", siêu thơ, siêu văn xuôi. Thơ Ph. có phải là nỗi đau vô tận, là khát
khao tình yêu với người con gái đẹp đến cháy bỏng, da diết? Cõu thơ dài, dài
"như thể anh yêu em", như dũng chảy bất tận của tình yêu lặng thầm mà mónh

liệt trong Ph. Thơ Ph. cũng cô đơn như chớnh thõm phận Ph. vì nó không được
đón chờ.
Ph. là người "không chung hành trình với bất cứ ai", chỉ có ba việc ở trên
đời "làm thơ, yêu đương và mơ mộng". Tác giả đã gửi gắm trong lời tự bạch của
Ph. quan niệm về người nghệ sĩ: "Tôi không thể núi gỡ khỏc hơn ngoài vũ trụ
duy nhất, vũ trụ con người tôi, diễn giải tương quan của nó với các ông gọi là
chế độ làm việc của người khác", "Tôi không đọc thơ cho ai nghe thử, cho ai
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
nghe vui. Tôi không quan tâm đến công chúng, dù đó là một công chúng có tự
thói quen đọc nhật báo và đủ thứ tạp chí từng đăng tải thơ ông, hay công chúng
có tự hạn hẹp mình ở mức từ chối nhật báo và các phương tiện truyền thông
hiện đại". Quan niệm văn chương của Ph. mang tớnh cách nổi loạn, phản truyền
thống. Theo đó hành trình sáng tạo là hành trình đơn độc. Nhà thơ chỉ sáng tạo
bằng nhu cầu tự thõn, không phụ thuộc vào độc giả. Sáng tạo như thế là hành
động tự do tuyệt đối và cũng là hnàh trình cô độc tuyệt đối. Ph. là mẫu nhà văn
hiện đại. Tất nhiên cái cô độc của Ph. là sự lựa chọn, là kết quả của hành động
khước từ gia nhập chiều chuyển động của số đông. Nó là cái cô đơn đích thực.
Qua mấy dạng thức tiêu biểu của con người cô đơn, có thể thấy, từ ý thức
sõu sắc về trách nhiệm của người cầm bút, trách nhiệm của một nhà văn đương
đại, Phạm Thị Hoài đã đem đến cho người đọc những quan niệm rất độc đáo về
con người và về văn chương. Chớnh bà đã chối bỏ "bài hát đồng người" chấp
nhận trở thành môt "người khác", để có được một cách ứng xử riêng với văn
chương. Phạm Thị Hoài đi sõu vào chủ đề cô đơn, nỗi cô đơn bản thể, nỗi cô
đơn của những con người vừa bị cộng đồng chối bỏ, vừa chủ động tách khỏi
cộng đồng để được là người "có mặt".
"Thiên sứ" đã là đậm nét nhu cầu tự vấn của người trí thức và ít ra với
hình tượng con người cô đơn, văn học đã trở về với chớnh nó: là khoa học về
con người, là sự tự biểu hiện của con người. Với những gì vốn có của con người,
cô đơn, sợ cô đơn, bị cô đơn vẫn là một ám ảnh. Hình tượng con người cô đơn

trong "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài thực sự là một hình tượng nghệ thuật có
sức ám ảnh.
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Chương IV
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT KHẮC HOẠ HÌNH TƯỢNG
CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG "THIÊN SỨ" CỦA PHẠM THỊ HOÀI
1. Lời độc thoại nội tâm như lời tự bạch, tự vấn
Để bộc lộ đời sống tinh thần, làm hiện rừ con người bên trong nhõn vật
nhà văn hiện đại ưa dùng độc thoại nội tõm. Với chủ đề cô đơn, kỹ thuật này
cũng trở nên đắc dụng. Có thể nói với Phạm Thị Hoài độc thoại nội tõm là một
trong những thủ pháp hữu hiệu nhất giúp nhà văn mô tả mặt từ bên trong, thõm
nhập vào ý thức tự vấn của nhõn vật. Qua độc thoại nội tõm, nhõn vật xác lập
một cái nhìn riêng về thế giới.
Phạm Thị Hoài giúp chỳng ta nhận ra con người thường xuyên có nhu cầu
tự vấn, nghĩa là con người trong khát vọng vượt thoát những khuôn khổ cũ để
định giá lại mọi giá trị, mọi thứ quan hệ để tỡm điểm tựa cho mình; xác lập nhõn
cách, nhõn vị riêng của mình.
Những đoạn tự luận chính là dòng độc thoại nội tõm của bé Hoài, bàn về
tác phẩm "Ruồi Trâu" và "Thép đã tôi thế đấy" và chương mang tên "Đám
tang". Độc thoại của nhõn vật Hoài khiến người đọc có cảm giác như tiểu thuyết
Phạm Thị Hoài là sự nối dài các tiểu luận của bà. Hoài muốn lật tung mọi giá trị,
muốn bóc trần các thứ vỏ bọc bên ngoài để làm lộ ra cái giá trị tầm thường của
bao nhiêu huyền thoại. Hoài trở nên cô đơn cũng vì sự khác người trong cách
đánh giá này.
Chỗ gần gũi giữa Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài là đều dùng độc
thoại nội tõm để triết lí và tự vấn về cuộc sống, về vật chất, bắt người đọc cùng
với nhõn vật phải soi mình lại. Nhưng từ điểm nhìn của nhõn vật, những tư
tưởng của nhà văn không mang tớnh áp đặt, khiên cưỡng mà nó vang lên như
tiếng lòng thành thực, tin cậy và bức xúc, đau đớn của chớnh nhõn vật.

Phạm Thị Hoài có khi dùng hình thức tự luận, lại có khi dùng hình thức
nhật kí để khắc hoạ dòng độc thoại nội tõm. Nhật kí chị Hằng thực ra không
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
phải viết cho chị hay giói bày với đứa em sinh đôi mà là lời chất vấn dành cho
tất cả những ai quan tõm đến tình trạng hiện tồn của dõn tộc: "Hai cuộc chiến
tranh lớn đã qua, những huân chương trong các ngày lễ; những biến cố phi
thường đã được thu nhỏ, khổ 19x21 trong các thư viện công cộng. Người ta bắt
đầu tìm được các khoảng cách cần thiết nhìn lại các kỳ tích và khát vọng tạo
dựng kỡ tớch, hoặc suy giảm nghiêm trọng bởi hoài nghi, hoặc rơi tõm vào môi
trường buồn tẻ, chỉ còn đôi khi ngúc ngoắc bất lực trong những cố gắng tội
nghiệp, nào là hét, nào là đấm đá, nào bắc thang lên hỏi ông giời và làm duyên
với chớnh cỏi búng ê chề của mình trong mắt đồng loại". Nhật kí ấy mà cũng lại
là tự luận!
Nhà thơ Ph. đối thoại với công chúng giả định bằng độc thoại. Nỗi cô đơn
phản ánh trạng thai buồn tẻ, vô nghĩa của tình yêu, hôn nhõn. Nhõn vật đang
quan sát và tả lại dòng suy tư không thể chia sẻ của mình.
2. Những đối thoại rời rạc, lệch hướng, không có sự song hành
Độc thoại và đối thoại là hai thủ pháp, hai thao tác hết sức quan trọng tạo
ra một hiệu quả thống nhất và xác lập giọng điệu cho tác phẩm. Những lời đối
thoại như tự vấn, tra vấn, những đối thoại lạc hướng, lệch kênh, không hồi đáp
đều in đậm dấu ấn của con người cô đơn.
Hình ảnh con người cô đơn trong sáng tác của Phạm Thị Hoài được chuyển
tải khá thành công qua kĩ thuật tổ chức đối thoại. Phổ biến là những đối thoại rời
rạc, lẻ loi, không song hành từ hai phía. Qua đối thoại của nhân vật mà người đọc
hình dung ra khá đầy đủ mối quan hệ hết sức lỏng lẻo giữa mọi người, qua đối
thoại mà người đọc nhận ra tính cách, tõm lớ, lứa tuổi của nhân vật.
Ở "Thiên sứ" tuy dung lượng dành cho đối thoại không nhiều, nhưng
trong số ít đoạn đối thoại ta vẫn nhận ra trạng thớa khước từ giao tiếp giữa
những người đối thoại.

Ở chương 19- Hành trình Magellan
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
"Thầy Hoàng: - Thằng bé giả câm, giả điếc kia cứ việc giả câm,
giả điếc, xứ việc dán mũi vào vệt nắng trên tường ( ), cũn ụng, thi sĩ quèn, mời
ông xơi suất cơm tù của tôi ( )
Nhà thơ: - Cám ơn
Thầy Hoàng: - Cậu bé tội nghiệp! Hay làm một tợp Vodka? Uống
rượu một mình, quả là vô duyên!
Anh Hạc: - Xin ông để tụi yờn!
Thầy Hoàng: - ( ) Cậu thỡ quỏ câm điếc. Việc quỏi gỡ phải hành
hạ mình theo kiểu đó?
Anh Hạc: - Ông im đi, không khéo tôi vặn cổ
( )
Nhà thơ: - Tôi chẳng chung hành trình với ai"
Đối thoại trong "Thiên sứ" cho người đọc cảm giác về một thế giới ngổn
ngang sự vật, sự kiện nhưng rất ít liên hệ. Trong thế giới đó, con người tồn tại
bên nhau như những cá thể xa lạ. Đối thoại rời rạc, cộc lốc, một chiều, hạn chế
bộc lộ cảm xúc giúp tác giả tạo nên hình ảnh một thế giới lạnh lùng vô cảm. Đó
là một thực trạng rạn vỡ cô đơn.
3. Giọng dửng dưng, vô cảm và giọng tê tái buồn
Giọng điệu là nơi thể hiện thái độ lập trường tư tưởng, đạo dức của nhà
văn với hiện thực được miêu tả. Giọng của nhân vật và giọng của người trần
thuật: "Trong bất cứ tác phẩm tự sự nào cũng đều khắc in kiểu cách cảm thụ
hiện thực vốn có của người trần thuật, cái nhìn thế giới cũng như phương thức tư
duy của anh ta", lời nói của người trần thuật không chỉ có ý nghĩa tạo hình mà
cũn có tớnh biểu hiện.
Người trần thuật - một loại người môi giới giữa các hiện tượng được miêu
tả vè người nghe (người đọc) là người chứng kiến và cắt nghĩa sự việc xảy ra.
Giọng điệu của tiểu thuyết "Thiên sứ" nói riêng và các sáng tác của Phạm

Thị Hoài thường mang trong nó những đối õm và nghịch õm, vừa dịu dàng, vừa
thẳng băng, sắc nhọn, ừa bay bổng chất thơ; vừa giễu cợt, khinh bạc.
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
Tuy nhiên từ điểm nhìn định giá của Hoài - kiểu nhõn vật tự vấn có thể
thấy một trong những đặc sắc ngôn từ là sự xuất hiện đậm đặc các biểu thức
định danh.
Chẳng hạn: "phòng độc một cửa sổ, lỗ thủng hình chữ nhật lúc thì màu
xanh, lúc thì vàng óng, lắm khi xám xịt", "một khuôn hình chữ nhật biến ảo,
xoay như rubic", "nước mưa sao nhiều và mặn, vào tháng bảy và tháng tám.
Bốn đại dương trên địa cầu hùa nhau ập xuống mái nhà bao giờ cũng dột của
gia đình tôi", "những cỏi hụn, thứ xa xỉ phẩm gia đình tụi khụng kham nổi", "từ
5 giờ sáng, tất cả những gì có thể tiếp xúc với nước mà không nguy hại đều theo
nhau ra máy nước công cộng: chăn chiếu, nồi, niêu, bát đĩa, quốc dộp, túc tai,
da thịt, 400 ô vuông nâu, hàng chục ý nghĩ dồn nén tích tụ sau ngày khô nẻ. Lễ
rửa tội vĩ đại hàng tuần".
Thành phần miêu tả trong lời văn nghệ thuật của Phạm Thị Hoài rất ít mà
chủ yếu là các biểu thức định danh như thế. Kết cấu thường gặp là hai phần:
phần thứ nhất nêu ra sự vật, hiện tượng; phần thứ hai là định danh các sự vật,
hiện tượng ấy. Các định danh phổ biến là dùng ẩn dụ.
Các biểu thức định danh trong tiểu thuyết "Thiên sứ" trước hết tạo ra tiếng
cười giễu nhại cho tác phẩm. Chẳng hạn chi tiết miêu tả Quang lùn "khuôn mặt
anh ta khuất tối, chỉ cặp mắt sáng rực và đốm lửa thuốc là chốc chốc bừng lên,
ba góc lân tinh của tam giác đều, siêu thực". Biểu thức định danh bao giờ cũng
thể hiện thái độ, cách đánh giá của tác giả về hiện tượng đang được kể. Nó mang
tớnh chất những lời nhận xét, bình luận ngắn gọn, nhiều khi lạnh lùng, nhiều khi
giễu cợt, cay nghiệt.
Nhưng có nhiều biểu thức định danh giàu tớnh biểu cảm, thể hiện rừ rệt
cô đơn của người kể chuyện. Cô bé Hoài thường tự hạo chõn dung của mình như
"ốc nhỏ", "giấc ngủ bào thai". Chi tiết "giấc ngủ bào thai" xuất hiện bốn lần

trong tác phẩm, là ẩn dụ về nỗi cô đơn bản thể của Hoài. Con người chỉ cảm
thõy an toàn trong bụng mẹ. Khi được sinh ra nó đã là một kinh nghiệm cô đơn
vì nó bị chặt đứt sợi dõy bảo hiểm an toàn mà người mẹ dành cho nó. Nó bắt
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
đầu cho một hành trình đơn độc, không nơi nương tựa. Rồi cái chết là một cú
dấn thõn khác rơi vào lóng quên. Cả Sinh và Tử con người đều đơn côi. Có lẽ vì
thế mà "giấc ngủ bào thai" trở thành nỗi ám ảnh của Hoài.
Những biểu thức định danh dùng khi nói về bé Hon mang đậm chất thơ,
và sựu tiếc nuối xót xa: "Sứ giả của tình yêu đã đến, đã kiên nhẫn và đã bỏ đi,
con chim trốn tuyết", "lúc mở ra, quan tài trống không, thơm tho, sạch sẽ, đọng
duy nhất nụ cười làm thân với muôn vật của Thiên sứ pha lê trục xuất" Tình
yêu thương, nụ cười trong trẻo lạc lối giữa xa mạc khô cằn, lạnh lẽo của tình
người. Nhà văn gửi gắm niềm tin cứu rỗi thế giới này vào tuổi thơ, vào cái thiên,
sẽ "chỉ còn biết hi vọng một ngày ấm áp đón chim về".
Bên cạnh việc tạo giọng bằng những đối õm và nghịch õm, những biểu
thức định danh, ta cũn gặp giọng vô õm sắc. Chẳng hạn lời kể về thái độc của
mẹ trước cái chết của bé Hon "mẹ cấm khẩu mất một tuần". Người đọc chỉ biết
có thế, không biết gì hơn về tình cảm của người trần thuật. Chị Hằng: "lớn trước
tuổi, buồn trước tuổi", chị "đẹp, buồn, khó hiểu". Hình như cô bé Hoài và những
gì diễn ra trong gai đình cô bé, cũng như ngoài xã hội đều xa lạ. Người đọc buộc
đặt cõu hỏi về thái độ có vẻ dửng dưng của nhõn vật.
4. Những không gian gợi ám ảnh trôi dạt, bế tắc
Không gian nghệ thuật trong sáng tác của mỗi nhà văn là một dạng mã
hoá tư tưởng nghệ thuật của họ. Ở tác phẩm của Phạm Thị Hoài ta thấy không
gian tù đọng xuất hiện nhiều lần, có tác dụng làm phông nền cho những suy
nghĩ, cảm nhận của nhõn vật. Nó mang đậm sắc thái chủ quan của người kể
chuyện. Nó gõy cho người đọc cảm giác bức bối, khó chịu như là con người
đang bị cầm tù, ngột ngạt trong những chiếc lồng chật chội, xa lạ.
Đọc "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài, người đọc không thể không ấn tượng

về một kiểu không gian đô thị đặc trưng: "Nhà độc một phòng, 16 mét vuông
gạch men nõu, phũng độc một cửa sổ, lỗ hình chữ nhật lúc thì màu xanh, lúc thì
amự vàng óng, lắm khi xám xịt, đóng khung trên thế giới men mâu của tôi, 400
ô vuông màu nâu và khuôn hình chữ nhật biến ảo, xoay như xoay rubic". Tất cả
Bài tiểu luận Lê Minh Huệ – K54B Ngữ
văn
đều gợi ả cảm giác tù túng, ngột ngạt. Không gian ấy có thể làm cho người đọc
phát điên, dường như tất cả những gì có trong không gian ấy đều bị đóng khung,
không lối thoát: "độc một phòng", "16 mét vuông", "độc một cửa sổ", "đóng
khung", "400 ô vuông", "một khuôn chữ nhật".
Không gian ngột ngạt cũng là nơi cô bé Hoài và chị Hằng đi tỡm kiếm bí
ẩn về duyên phận. Họ gặp một người "không rõ trai hay gái" trong "một gác xép
tranh tối, tranh sáng, chật hẹp, mù mịt hương khói và sặc sụa đủ thứ mùi mà
khứu giác tôi đành đầu hàng không định nghĩa nổi".
Không gian trong "Thiên sứ" bao giờ cũng gợi cảm giác ngột ngạt. Tuy
mở đầu "Bờ Hồ bao giờ cũng đẹp", nhưng ngay lập tức cõu văn ấy dẫn người
đọc vào nỗi cảm thông, ngậm ngựi trước cuộc sống cư dõn phố phường ngày
ngày diễn ra quanh tõm điểm của bờ Hồ: "Tôi chỉ còn là hai cuống phổi, uống
khôn cùng vùng thiên nhiên lạc giữa thành phố triệu dân, con mắt trong xanh
cứ đêm ngày mở lớn chứng kiến hết thảy: pháo hoa, đèn lồng ngày hội, những
tàu điện nhởn nha đón đưa khách ngoại ô lỉnh kỉnh quai gỏnh, thỳng mẹt lần hồi
kiếm sống ngày thường, dòng xe đạp không lúc nào dứt công chức đi về, đội
quân ngày càng hùng mạnh, ngày càng lăm le lấn chiếm, đội quân tủ kính Hàng
Đào, sạp chợ Đồng Xuân, nhịp thời gian được túa ra từ loa phóng thanh, được
khẳng định một lần nữa trên mặt chiếc đồng hồ lớn nhất thành phố trên nhà bưu
điện". Cái không gian phố phường ấy hoá ra giống như căn phòng chật hẹp của
gia đình Hoài được phúng to. Ở đó mọi chuyển động đều hối hả gấp gáp và
không liên quan gì đến nhau, tất cả hỗn độn, xô bồ, quẩn quanh, bế tắc, tất cả
đều rời rạc.
Không gian trong "Thiên sứ" thường được Phạm Thị Hoài đặc tả bằng cái

nhìn hài hước vừa buồn rầu: "Chỗ ấy, lưới cửa sổ tôi, nhiều người đứng, lớp vôi
tường bong nhan nhở, trưng ra lõi gạch xây ẩu, nền đất trũng xuống như một
dấu chấm quá vậy; mai ngày khi tất cả hiện quanh tôi chỉ còn là một di chỉ khảo
cổ học, một trong hàng trăm tầng văn hoá vẫn thường trồi lên rồi mãi mãi tụt
xuống yên nghỉ trong lòng đất, khi những kẻ đến sau không còn mang các chuỗi

×