Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi khảo sát đầu năm môn văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.04 KB, 2 trang )

ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM LỚP 9
Môn: Ngữ văn
Năm học 2013 – 2014
(Thời gian làm bài: 60 phút Không kể thờ gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm).
Đặt câu với các từ tượng thanh, tượng hình sau: Hô hố, tích tắc,
khúc khuỷu, lạch bạch.
Câu 2: (2đ)
Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:
“ Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu
sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám 1945”
Câu 3. (2đ)Nối một nội dung ở cột A với một nội dung phù hợp ở cột B.
Tác giả Văn bản.
1. Ngô Tất Tố. A.Sống chết mặc bay.
2.Thanh Tịnh. B. Trong lòng mẹ.
3. Nguyên Hồng . C.Tức nớc vỡ bờ.
4. Phạm Duy Tốn. D. Tôi đi học.
Câu 4. ( 4 điểm).
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái chết của Lão Hạc qua
văn bản “Lão Hạc” đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 8.
Đáp án – biểu điểm
Câu 1 (2 điểm)
Ví dụ :
- Cả bọn cùng cười hô hố hết sức vô duyên.
- Tiếng tích tắc của đồng hồ càng về đêm nghe càng rõ.
- Đường từ nhà đến trường em nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu.
- Con vịt bầu đi lạch bạch dưới bờ ao.
Câu 2 (2 điểm)
- Lão Hạc là tên tác phẩm, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố là tên tác
giả, không cùng phạm trù là sai. 1đ


- Cách sửa: Sửa Lão Hạc thành Nam Cao, hoặc thay Nguyễn Công
Hoan bằng Bước đường cùng và Ngô Tất Tố bằng Tắt đèn. 1đ
Câu 3 (điểm)
1 - C.
2 - D.
3 - B.
4 - A.
Câu 4. (4 điểm).
* Giới thiệu vắn tắt về cái chết của lão Hạc trong đoạn trích. 0.5đ
* Nêu rõ nguyên nhân, ý nghĩa cái chết của Lão Hạc. 3đ
+ Cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn ( Muốn sống phải tha hóa, biến chất
giống Binh Tư).
+ Muốn giữ được nhân cách lão phải tìm cái chết, lão chết bằng bả chó:
Một cái chết vật vã, đau đớn, nhưng chết nhanh.
+ Lão chọn cách chết đó vì muốn tự trừng phạt mình (Lão đã chót lừa
một con chó) và lão muốn để lại cuộc sống tốt đẹp cho con.
* Khái quát cái chết của lão Hạc là đáng thương đồng thời tố cáo xã
hội đương thời đẩy người nông dân vào bước đường cùng. 0.5đ

×