Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Báo cáo khoa học : Đánh giá hiệu quả của dụng cụ vệ sinh mũi cá nhân cải tiến trên bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 98 trang )


UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ








ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỤNG CỤ VỆ SINH
MŨI CÁ NHÂN CẢI TIẾN TRÊN BỆNH NHÂN
SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG




CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : PGS. TS. PHẠM KIÊN HỮU
CƠ QUAN QUẢN LÝ : SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ QUAN CHỦ TRÌ : ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
THỜI GIAN THỰC HIỆN : Từ tháng 10/2010 đến tháng 07/2012
(Quyết định xét duyệt số 194/HD – SKHCN ngày 9 tháng 11 năm 2010)



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 7 NĂM 2012

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ







BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỤNG CỤ VỆ SINH
MŨI CÁ NHÂN CẢI TIẾN TRÊN BỆNH NHÂN
SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
PGS. TS. PHẠM KIÊN HỮU







CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận)











THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 07/ 2012

IV
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt đề tài/dự án (gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh) I
Mục lục IV
Danh sách bảng VIII
Danh sách hình X
Danh sách sơ đồ XI

PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. BỆNH VIÊM MŨI XOANG 5
1.1.1. Sinh lý bệnh viêm xoang 5
1.1.2. Phân loại bệnh viêm mũi xoang 6
1.1.3. Chẩn đoán đánh giá độ lan rộng của bệnh viêm xoang 8
1.2. PHẪU THUẬT NỘI SOI XOANG VÀ DIỄN BIẾN QUÁ DIỄN BIẾN
QUÁ TRÌNH LÀNH THƢƠNG SAU MỔ NỘI SOI XOANG 9
1.2.1. Phẫu thuật nội soi xoang 9
1.2.2. Quá trình lành thƣơng sau mổ nội soi mũi xoang 11
1.2.3. Quy trình theo dõi, săn sóc sau mổ nội soi xoang 14
1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ VÀ ĐANG ĐƢỢC THỰC HIỆN NHẮM

GIẢM CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ CHỊU VÀ GIA TĂNG KẾT QUẢ
SAU MỔ NỘI SOI MŨI XOANG 14
1.3.1. Săn sóc làm sạch hố mổ 14
1.3.2. Dùng steroid toàn thân sau mổ 15
1.3.3. Xịt steroid vào hố mổ 15

1.3.4. Bơm rửa hố mổ 15

V
1.4. VAI TRÒ CỦA BƠM RỬA MŨI BẰNG NƢỚC MUỐI TRONG ĐIỀU
TRỊ BỆNH VIÊM MŨI XOANG 15
1.4.1. Sơ lƣợc về các dụng cụ tƣới rửa hốc mũi 15
1.4.2. Cơ chế tác động của việc rửa hốc mũi bằng dung dịch nƣớc muối sinh
lý 16
1.4.3. Ƣu, nhƣợc điểm của một số dụng cụ bơm rửa mũi hiện đang đƣợc dùng
17

CHƯƠNG II.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. MỤC TIÊU THỨ NHẤT: CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA DỤNG
CỤ VỆ SINH MŨI CẢI TIẾN 21
2.1.1. Đánh giá áp lực và lƣu lƣợng mỗi lần xịt 21
2.1.1.1. Đánh giá áp lực phun mỗi lần xịt 21
2.1.1.2. Đánh giá chỉ số áp lực mỗi lần xịt 21
2.1.2. Đánh giá độ an toàn bộ vệ sinh mũi 21
2.1.2.1. Đánh giá chỉ số an toàn sức khoẻ 21
2.1.2.2. Đánh giá độ an toàn về vi sinh và độ pH của dung dịch rửa mũi 21
2.2. MỤC TIÊU THỨ HAI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BỘ VỆ SINH
MŨI TRÊN QUÁ TRÌNH LÀNH THƢƠNG SAU MỔ NỘI SOI XOANG 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22

2.2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 22
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu 22
2.2.3.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu 22
2.2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2.4. Phƣơng tiện nghiên cứu 24
2.2.5. Các bƣớc tiến hành 24


VI
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ 36
3.1. MỤC TIÊU THỨ NHẤT: CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ ĐỘ AN
TOÀN CỦA BỘ VỆ SINH MŨI 36
3.1.1. Kiểm nghiệm về độ an toàn với vi khuẩn 36
3.1.2. Kiểm nghiệm độ pH của nƣớc pha dung dịch vệ sinh mũi 36
3.1.3. Kết quả kiểm nghiệm độ thôi nhiễm kim loại nặng của bình Nasarin 37
3.1.4 Đo áp suất trung bình của bình Neil Med và bình nasarin 37
3.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU THỨ 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BỘ
VỆ SINH MŨI TRÊN QUÁ TRÌNH LÀNH THƢƠNG SAU MỔ NỘI
SOI XOANG 38
3.2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 38
3.2.1.1. Đặc điểm dịch tể học 38
3.2.1.2. Đặc điểm lâm sàng 41
3.2.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT 44
3.2.2.1. Đặc điểm triệu chứng cơ năng sau phẫu thuật 44
3.2.2.2. Đánh giá tình trạng hố mổ sau mổ nội soi 48
3.2.2.3. Đánh giá tác tác dụng không mong muốn của việc bơm rửa mũi 52


CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 53
4.1. MỤC TIÊU THỨ NHẤT 53

4.1.1. Các cải tiến của bình xịt mũi Nasarin so với nguyên mẫu bình Neil Med
53
4.1.2. Về các thông số kỹ thuật và độ an toàn của bộ vệ sinh mũi 54

VII
4.2. MỤC TIÊU THỨ 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA BỘ VỆ SINH MŨI
LÊN QUÁ TRÌNH LÀNH THƢƠNG SAU MỔ NỘI SOI XOANG 54
4.2.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 54
4.2.1.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu trƣớc khi can thiệp 54
4.2.1.2. Đặc điểm lâm sàng 55
4.2.2. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật 58
4.2.3. So sánh diễn biến sự thay đổi điểm số đánh giá chất lƣợng cuộc sống
(theo bảng SNOT 20) của 2 nhóm 59
4.3. VỀ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG Ứ ĐỌNG CHẤT
NHÀY, MÁU ĐÔNG TRONG HỐ MỔ VỚI TÌNH TRẠNG NIÊM
MẠC HỐ MỔ CŨNG NHƢ TRIỆU CHỨNG KHÓ CHỊU SAU MỔ 60
4.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA BỘ DỤNG CỤ VỆ SINH MŨI CÁ NHÂN. 63
KẾT LUẬN 64
ĐỀ XUẤT 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 75








VIII


DANH SÁCH CÁC BẢNG

SỐ
TÊN BẢNG SỐ LIỆU
TRANG
3.1
Kết quả thử nghiệm vi sinh chai xịt mũi
36
3.2
Kết quả thử nghiệm độ pH dung dịch xịt mũi
36
3.3
Kết quả kiểm nghiệm độ thôi nhiễm kim loại nặng
của bình Nasarin
37
3.4
So sánh áp suất và lƣu lƣợng trung bình mỗi lần xịt
giữa 2 bình
37
3.5
Phân bố theo tuổi
38
3.6
Phân bố theo giới
39
3.7
Các yếu tố nguy cơ
39
3.8

Phân bố theo thời gian mắc bệnh
40
3.9
Tần suất xuất hiện các triệu chứng cơ năng chính
41
3.10
Hình ảnh niêm mạc qua nội soi
41
3.11
Tần xuất xuất hiện các bất thƣờng giải phẫu trong
hốc mũi
42
3.12
Đặc điểm CT scan trƣớc phẫu thuật
43
3.13
Các kỹ thuật mổ đã đƣợc thực hiện
43
3.14
tần xuất độ nặng của triệu chứng nhức đầu nhóm
bơm rửa mũi
44
3.15
Tần xuất độ nặng của triệu chứng nhức đầu nhóm
chứng
45
3.16
Tần xuất độ nặng của triệu chứng nghẹt mũi nhóm
bơm rửa mũi
45

3.17
Tần xuất độ nặng của triệu chứng nghẹt mũi nhóm
46

IX
chứng
3.18
Tần xuất độ nặng của triệu chứng chảy mũi sau
nhóm bơm rửa mũi
47
3.19
Tần xuất độ nặng của triệu chứng chảy mũi sau
nhóm bơm rửa mũi
47
3.20
So sánh chất lƣợng cuộc sống (qua so sánh điểm
trung bình theo thang điểm SNOT 20 của bệnh nhân)
sau mổ
48
3.21
Phân bố theo độ nặng của tình trạng vẩy máu đông
nhóm bơm rửa
48
3.22
phân bố theo độ nặng của tình trạng vẩy máu đông
nhóm chứng
49
3.23
Phân bố theo độ năng của tình trạng phù nề niêm
mạc nhóm bơm rửa

50
3.24
Phân bố theo độ nặng của tình trạng phù nề niêm
mạc nhóm chứng
50
3.25
Tỉ lệ xuất hiện biến chứng sẹo dính
51
3.26
Thống kê các tác dụng không mong muốn
52









X

DANH SÁCH CÁC HÌNH
SỐ
TÊN HÌNH ẢNH
TRANG
1.1
Sơ đồ quá trình thành lập cục máu đông và ảnh chụp
thực tế
11

1.2
Quá trình phản ứng viêm và hình ảnh thực tế
12
1.3
Quá trình tăng sinh niêm mạc và ảnh chụp thực tế
12
1.4
Quá trình sửa sẹo và ảnh chụp thực tế
13
1.5
Bình Netti pot
16
1.6
quả bóng cao su
17
1.7
Dụng cụ bơm rửa mũi với áp lực dƣơng liên tục
18
1.8
Bình NeilMed
19
2.1
Ảnh chụp bệnh nhân đang tự bơm rửa hố mổ với
chai vệ sinh mũi
25
2.2
Ảnh chụp máu đông chiếm hết khe mũi giữa, lan ra
ngoài khe mũi giữa (4 điểm)
28
2.3

Ảnh chụp máu đông chiếm gần hết khe mũi giữa,
chƣa lan ra bên ngoài khe mũi giữa (độ 3)
28
2.4
Ảnh chụp máu đông không lấp đầy quá ½ khe mũi
giữa (độ 2)
29
2.5
Ảnh chụp máu đông con rất ít, chỉ ở đáy hố mổ (độ
1)
29
2.6
Ảnh chụp niêm mạc phù nề, nhiều, không thấy đƣợc
đầu cuốn mũi giữa
30
2.7
Ảnh chụp phù nề niêm mạc vừa (thấy đầu cuốn mũi
giữa, không thấy đƣợc khe mũi giữa)
30



XI
2.8
Ảnh chụp niêm mạc phù nề ít (có thể thấy đƣợc khe
mũi giữa, khó quan sát đáy hố mổ)
31
2.9
Ảnh chụp niêm mạc gần nhƣ bình thƣờng
31

2.10
Ảnh chụp tình trạng xơ dính nhiều, không thể tách
dính tại phòng soi, cần phải tách dính tại phòng mổ
(độ 3)
32
2.11
Ảnh chụp nhiều chỗ dính chƣa ảnh hƣởng đến dẫn
lƣu dịch nhày, có thể tách dính ngay tuy khó thực
hiện, bệnh nhân đau nhiều lúc tách (độ 2)
33
2.12
Ảnh chụp a, b: Có một chỗ xơ dính, có thể tách dính
dễ dàng c: lúc tách dính không gây đau nhiều (độ 1)
34
2.13
Ảnh chụp không có chỗ xơ dính (độ 0)
35

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

SỐ
TÊN SƠ ĐỒ
TRANG
1.1
Bệnh sinh của bệnh viêm xoang
6







I
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA BỘ DỤNG CỤ VỆ
SINH MŨI CÁ NHÂN TRONG VIỆC LÀM GIA TĂNG
CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ RÚT NGẮN THỜI GIAN
LÀNH THƯƠNG SAU MỔ NỘI SOI MŨI XOANG
TÓM TẮT
Mục đích : Đánh giá có so sánh hiệu quả của bộ vệ sinh mũi cá nhân
(Nasarin) so với chai xịt mũi Sterimar trong việc làm giảm bớt các triệu
chứng cơ năng, gia tăng chất lượng sống sau mổ và rút ngắn thời gian lành
thương sau mổ nội soi mũi xoang.
Phương pháp nghiên cứu : tiến cứu can thiệp lâm sàng có so sánh trên 220
bệnh nhân viêm đa xoang mạn tính hoặc tái phát có chỉ đinh mổ, trong đó các
bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm : nhóm 1 (N1) gồm 110 bệnh
nhân sau phẫu thuật nội soi xoang thực hiện vệ sinh mũi bằng dụng cụ xịt rửa
mũi cá nhân (nhóm bơm mũi) và nhóm 2 (N2) gồm 110 bệnh nhân thực hiện
vệ sinh mũi bằng các bình xịt mũi dạng phun sương STERIMAR (nhóm
chứng) Các biến số cần theo dõi : sự thuyên giảm các triệu chứng cơ năng và
chất lượng sống (theo bảng SNOT 20), tình trạng ứ đọng máu trong hố mổ,
các triệu chứng, tác dụng ngoại ý, các biến chứng như viêm tai thanh dịch,
đau tai, chảy máu mũi…
Kết quả : Nhóm bơm rửa mũi có sự thuyên giảm triệu chứng cơ năng và có sự
cải thiệu chất lượng sống nhiều hơn so với nhóm chứng, tình trạng ứ đọng
nhày-máu đông, phù nề niêm mạc và tạo dính trong nhóm bơm rửa cũng thấp
hơn so với nhóm chứng. Không có tác dụng phụ, biến chứng có hại nào được
ghi nhận.
Kết luận : Các bệnh nhân trong nhóm được bơm rửa mũi có sự thuyên giảm
các triệu chứng nhanh chóng và có ý nghĩa trong 4 tuần đầu tiên sau mổ so


II
với các bệnh nhân được xịt mũi bằng dung dịch nước muối dạng phun sương,
thời gian lành thương cũng nhanh chóng hơn so với nhóm chứng, không ghi
nhận được có xảy ra các biến chứng sau bơm rửa mũi.

III
EVALUATION THE SAFETY AND EFFICACY OF
THE PORTABLE NASAL DOUCHING DEVICE
(NASARIN) IN IMPROVING THE QUALITY OF
LIVE AND REDUCING THE RECOVERING TIME IN
PATIENTS AFTER ENDOSCOPIC SINUS SURGERY
SUMMARY
Purpose: Evaluating the safety and efficacy of the portable nasal douching
device (NASARIN) in compare with STERIMAR nasal douching device in
improving post operation quality of live and reducing recovering time of
patients post endoscopic sinus surgery.
Method: 220 consecutive patients have been randomizing divided to two
groups: group one (G1) used NASARIN device and the other (G2) used
STERIMAR for nasal douching after endoscopic sinus surgery. These were
evaluated prospectively on the following factors: post op. symptoms and QOL
(SNOT 20), blood clot, nasal mucosal edema, synechya as well as side effects
such as otitis media with effusion, pain in the ear, epistaxis … also been
investigated.
Results: the patients in G1 have the post op. symptoms eased up and QOL
also better in compare with patients in G2, the blood clot, mucosal edema and
synechya also reduced correlatively faster in patients in G1 in compare with
patients in G2. There is no side affect or complication documented.
Conclusion: It is likely that NASARIN could eased up the post op. symptoms
and QOL also better in compare with STERIMAR, the blood clot, mucosal
edema and synechya also reduced faster as well. There is no side affect or

complication documented .

1
MỞ ĐẦU
Sau phẫu thuật mũi xoang, cho dù niêm mạc thoái hóa do bệnh trong xoang đã
đƣợc giải quyết triệt để, hiện tƣợng thông khí và dẫn lƣu của các xoang đã
đƣợc vãn hồi nhƣng phần đông ngƣời bệnh vẫn còn cảm giác nặng đầu, nghẹt
mũi, vƣớng họng nhiều trong một khoảng thời gian 4 tuần sau mổ [14], [32].
Các triệu chứng khó chịu là hậu quả của hiện tƣợng ứ đọng chất nhày - máu
đông trong hố mổ, đè ép lên các thụ thể thần kinh trong niêm mạc vùng mũi
xoang gây nên. Chất nhày – máu đông ứ đọng còn có thể gây nên biến chứng
nhiễm trùng sau mổ, kéo dài thời gian lành thƣơng và cũng là một nguyên
nhân quan trọng gây nên tình trạng xơ dính ảnh hƣởng xấu đến kết quả sau mổ
nội soi xoang.
Chính vì thế mà vấn đề làm sạch máu đông và dịch nhày ứ đọng trong hốc mũi
sau mổ có vai trò hết sức quan trong trong việc làm giảm bớt phản ứng viêm
cùng với các triệu chứng làm ngƣời bệnh thấy khó chịu nhƣ nghẹt mũi, nặng
đầu, chảy mũi, giảm nguy cơ xảy ra nhiễm khuẩn hố mổ và rút ngắn quá trình
lành thƣơng sau mổ. Hơn nữa, việc bơm rửa mũi ngoài tác dụng rửa sạch chất
nhày còn giúp loại bỏ bớt các yếu tố có hại thƣờng xuyên từ luồng không khí
hít vào bám dính vào niêm mạc mũi nhƣ : vi khuẩn, nấm mốc, bụi, các chất
kích thích niêm mạc mũi đang bị tổn thƣơng sau mổ giúp ngăn ngừa hiện
tƣợng bội nhiễm hố mổ và rút ngắn quá trình hồi phục của lớp niêm mạc mũi
sau mổ.
Trên thế giới, hiện nay các công trình nghiên cứu về vấn đề giảm bớt các triệu
chứng khó chịu sau mổ, gia tăng tỉ lệ kết quả tốt sau mổ, giảm các biến chứng
sau mổ nhƣ nhiễm trùng, xơ dính, tái phát viêm xoang… đang đƣợc triển khai
theo các hƣớng sau:
1. Chuẩn hóa quy trình săn sóc sau mổ và đánh giá hiệu quả [13], [31],
[34], [37], [38].


2
2. Bơm rửa vệ sinh hố mổ bằng dung dịch nƣớc muối sinh lý [22], [23],
[36], [41], [42], [56].
3. Dùng steroid tại chỗ hoặc toàn thân [10], [11], [17], [18], [30, [52], [54].
4. Dùng kháng sinh sau mổ [8], [9], [25], [28], [45].
5. Hạn chế nhét bấc mũi đặt các vật liệu không gây kích thích niêm mạc
nhƣ spongel, merocel [4].
Công trình nghiên cứu phân tích gộp các nghiên cứu đánh giá hiệu quả các
biện pháp trên cho thấy có ba biện pháp nên đƣợc thực hiện sau mổ là săn sóc
sau mổ, dùng steroid xit mũi tại chỗ và bơm rửa hố mổ bằng dung dịch nƣớc
muối sinh lý.
Hiện nay, ở nƣớc ngoài, việc bơm rửa hốc mũi sau mổ đang đƣợc thực hiện
phổ biến với các dụng cụ sau:
1. Các dụng cụ rửa mũi bằng dòng nƣớc muối với áp lực dƣơng liên tục
(Neil Med).
2. Các dụng cụ rửa mũi bằng dòng nƣớc muối dƣới áp lực thủy tĩnh (Netti
Pot), dạng phun sƣơng (Sterimar, Xisat) .
Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng của các dụng cụ bơm rửa
mũi cá nhân sau mổ trong việc giảm bớt các triệu chứng khó chịu sau mổ, rút
ngắn thời gian lành thƣơng trong thời gian hậu phẫu [12], [15], [16], [26].
Trong nƣớc: Từ hơn mƣời năm trở lại đây phẫu thuật các xoang cạnh mũi dƣới
nội soi đã đƣợc áp dụng và nhanh chóng phát triển đƣợc triển khai rộng rãi tại
các cơ sở tai mũi họng lớn trong nƣớc, bƣớc đầu đã triển khai đƣợc các công
trình nghiên cứu làm giảm triệu chứng khó chịu và gia tăng kết quả tốt sau mổ
nhƣ:
1. Phẫu thuật xoang với các dụng cụ tinh tế (máy bào mô, thiết bị định vị
trong lúc mổ) [5].

3

2. Chống dính sau phẫu thuật bằng đặt mytomycin C vào khe mũi giữa,
gây dính chủ động cuốn giữa vào vách ngăn) [6].
3. Dùng Steroid tại chỗ (xịt vào hố mổ) [2], [3].
4. Sử dụng kháng sinh tại chỗ sau mổ nội soi xoang.
Các công trình đƣợc áp dụng đã góp phần làm tăng hiệu quả điều trị của phẫu
thuật nội soi trong điều trị các bệnh viêm xoang nói riêng và điều trị bệnh lý
mũi xoang nói chung.
Tuy thế, dù với kỹ thuật nội soi mũi xoang với ƣu điểm là nhẹ nhàng và hiệu
quả hơn so với phƣơng pháp kinh điển, nhƣng sau mổ ngƣời bệnh vẫn còn thấy
còn nhức đầu, nghẹt mũi, vƣớng họng, ho, mệt mỏi nhiều. Sau mổ, tuyệt đại
đa số bệnh nhân chỉ đƣợc rửa hố mổ bằng các dung dịch nƣớc muối dạng phun
sƣơng (Sterimar, Xisat, Sinoarin….) do áp lực phun của dòng nƣớc qua hốc
mũi không đủ mạnh nên tình trạng ứ đọng chất nhày và máu đông trong hố mổ
sẽ kéo dài hơn, điều này dẫn tới hiện tƣợng phù nề niêm mạc gây nên các triệu
chứng khó chịu nhƣ nghẹt mũi, nhức đầu, cũng nhƣ nguy cơ nhiễm trùng sau
mổ do bội nhiễm bởi các vi khuẩn qua đƣờng không khí hít vào nên các bệnh
nhân sau mổ vẫn còn cảm thấy khó chịu nhiều nhất là trong thời gian 3 tuần
đầu tiên sau mổ.
Cho đến nay, trong nƣớc vẫn chƣa có công trình nào báo cáo về hiệu quả của
các dung dịch nƣớc muối sinh lý xịt mũi trong trong giảm bớt các triệu chứng
khó chịu cũng nhƣ rút ngắn quá trình hồi phục sau mổ nội soi xoang.
Điều đó thúc đẩy chúng tôi đi sâu thử tạo ra một bộ dụng cụ vệ sinh mũi cá
nhân có cải tiến từ các sản phẩm đang đƣợc sử dụng tại các nƣớc Âu Mỹ với
đặc điểm : tiện lợi, dễ sử dụng, có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm cùng
loại, và đạt hiệu quả điều trị mong muốn.
- Đánh giá dụng cụ đã cải tiến dựa vào các thông số kỹ thuật nhƣ chỉ số
áp lực phun nƣớc, lƣu lƣợng nƣớc phóng thích, các chỉ số an toàn về
sức khỏe nhƣ độ phơi nhiễm kim loại nặng, tính chất lý hóa.

4

- Đánh giá hiệu quả tác động của việc sử dụng dụng cụ vệ sinh mũi cá
nhân cải tiến với các sản phẩm vệ sinh mũi đang đuợc sử dụng tại Việt
Nam trên bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang bao gồm cảm
giác đau sau mổ, tình trạng chảy máu hố mổ, tình trạng hồi phục niêm
mạc, thời gian lành thƣơng, sự cải thiện chất luợng sống của bệnh nhân
dựa trên thang điểm SNOT 20.





















5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH VIÊM MŨI XOANG

Viêm xoang là thuật ngữ dùng chỉ tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc lót
bên trong các xoang cạnh mũi [10]. Bệnh viêm mũi xoang chiếm tỉ lệ cao trong
dân số, theo một thống kê ở Hoa Kỳ, viêm xoang là bệnh đứng hàng thứ năm
về tỉ lệ mắc phải trong dân số đến khám tại các cơ sở Y tế. Bệnh viêm xoang là
chẩn đoán thƣờng gặp trong các phòng khám đa khoa, phòng khám nhi, phòng
khám về dị ứng miễn dịch và cả phòng khám tai mũi họng [17].
1.1.1. Sinh lý bệnh viêm xoang
Tổn thƣơng đầu tiên và quan trọng nhất là tình trạng phù nề ở lớp niêm mạc
trong các xoang. Niêm mạc phù nề làm tắc nghẽn sự dẩn lƣu và thông khí của
các xoang, làm chất nhầy ứ đọng. Khi đó áp lực trong xoang sẽ giảm xuống kết
hợp với áp lực trong hốc mũi tăng lên do các động tác xì mũi, nhảy mũi sẽ làm
vi khuẩn thƣờng trú trong hốc mũi xâm nhập vào trong các xoang gây nên tình
trạng viêm xoang nhiễm trùng; tình trạng nhiểm trùng ngày càng nặng hơn dẫn
đến vòng xoắn bệnh lý.


“TẮC NGHẼN Ứ ĐỌNG NHIỄM TRÙNG PHÙ NỀ HƠN TẮC
NGHẼN HƠN”





6

Tắc nghẽn phức hợp lỗ thông khe

Tình trạng thiếu Oxy

Giãn mạch Lông chuyển bất động Giảm nƣớc/dịch mũi


Tăng tiết dịch Chất nhầy ứ đọng Chất nhầy đặc lại

Hỗn hợp dịch nhầy đặc trong các xoang
Sơ đồ 1.1 Bệnh sinh của bệnh viêm xoang
Sơ đồ cho thấy quá trình hình thành dịch ứ đọng sau tắc nghẽn phức hợp lỗ
thông khe vốn là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm xoang phát sinh và phát triển.
1.1.2. Phân loại bệnh viêm mũi xoang
Bệnh viêm xoang đƣợc phân thành các thể bệnh để từ đó có hƣớng điều trị
thích hợp cho từng trƣờng hợp bệnh. Cho đến nay, đã có nhiều phƣơng pháp
phân loại bệnh viêm xoang
1. Phân loại theo diển biến của bệnh.
2. Phân loại theo vị trí viêm (xoang sàng, hàm, trán, bƣớm).
3. Phân loại theo mức độ lan rộng và gây biến chứng.
4. Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh (dị ứng, nhiễm trùng, cấu trúc).
5. Phân loại theo tác nhân gây bệnh (siêu vi, vi khuẩn, nấm…).
Trong đó, phƣơng pháp phân loại theo diển biến thƣờng đƣợc sử dụng. theo
Lund và Kennedy, bệnh viêm xoang đƣợc phân làm:

7
- Viêm xoang cấp: (diển biến trong khoảng thời gian là 4 tuần). Bệnh
viêm xoang cấp thƣờng đƣợc điều trị nội khoa là chủ yếu. phẫu thuật chỉ
đƣợc chỉ định trong những trƣờng hợp viêm xoang cấp nếu có biến
chứng hoặc đe dọa có biến chứng.
- Viêm xoang bán cấp: bệnh viêm xoang diển biến trong khoảng thời
gian 1 tháng đến 3 tháng. Bệnh viêm xoang bán cấp thƣờng là bệnh
viêm xoang cấp không đƣợc điều trị thích hợp hoặc không điều trị.
Những trƣờng hợp viêm xoang bán cấp cần phải đƣợc điều trị nội khoa
tích cực hoặc chỉ định điều trị phẫu thuật để lấy sạch mô bệnh và dịch
nhày ứ đọng trong các xoang, tái tạo sự thông khí và dẫn lƣu các xoang.

- Viêm xoang mạn: bệnh viêm xoang diễn biến trong khoảng thời gian
hơn 3 tháng. Bệnh viêm xoang mạn đƣợc phân thành các thể sau:
1. Phân loại theo diển biến lâm sàng: theo đó bệnh viêm xoang đƣợc
phân làm các nhóm
Viêm xoang mạn tính tái phát: có ít nhất 4 đợt viêm xoang mỗi năm,
giữa các đợt viêm xoang bệnh nhân hết hẵn các triệu chứng .
Viêm xoang mạn dai dẳng: có ít nhất 4 đợt viêm xoang mỗi năm,
giữa các đợt viêm xoang các triệu chứng có giảm bớt nhƣng không
hoàn toàn trở về bình thƣờng.
Viêm xoang mạn: các triệu chứng hoàn toàn không giảm.
2. Phân loại theo biểu hiện niêm mạc (có hoặc không có polyp).
3. Phân loại theo tế bào bạch cầu ƣu thế bên trong lớp niêm mạc các
xoang viêm.
Viêm xoang tăng bạch cầu đa nhân trung tính: thƣờng do nguyên
nhân nhiễm trùng với các interleukin (IL): IL6, IL3, IL8.
Viêm xoang tăng bạch cầu ái toan: thƣờng liên quan đến tình trạng
dị ứng, nhiễm vi nấm có sự gia tăng IL5, IL 3.


8
1.1.3. Chẩn đoán đánh giá độ lan rộng của bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang đƣợc chẩn đoán dựa trên việc hỏi bệnh sử, đánh giá hốc mũi
dƣới nội soi, và hình ảnh trên phim CT scan các xoang cạnh mũi của bệnh
nhân [48].
1. Theo triệu chứng lâm sàng
Bệnh viêm xoang đƣợc hỏi xem có hoặc không các triệu chứng viêm xoang
nhƣ sau
Triệu chứng chính
Triệu chứng phụ
Tắc (nghẹt mũi)

Nhức đầu
Chảy mũi
Ho dai dẳng
Giảm (mất) khứu
Đau, nặng tai, hoặc cảm giác đầy trong tai
Đau nhức giữa mặt
Nhức răng

Hơi thở hôi

Mệt mỏi, giảm tập trung, giảm năng suất lao động

Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán sơ bộ là viêm xoang khi có ít nhất 2 tiêu chuẩn
chính hoặc 1 triệu chứng chính và ít nhất 2 triệu chứng phụ trong bảng trên.
Để xác định chẩn đoán, bác sĩ cần phải có thêm thông tin từ kết quả nội soi
và hình ảnh học (phim CT scan) vùng mũi xoang.
2. Đánh giá tình trạng niêm mạc
Niêm mạc đƣợc đánh giá và phân độ nặng (theo mức độ tăng dần) theo
thang điểm của Kastenbauer
Độ 1
không phù nề nhiều
Độ 2
Phù nề khe mũi giữa
Độ 3
Polyp khe mũi giữa hay khe mũi trên
Độ 3
Polyp lấp đầy khe mũi giữa (hay khe mũi trên)
Độ 4
Polyp khắp hốc mũi


9
3. Đánh giá độ lan rộng bệnh tích trên phim CT scan
Việc nghiên cứu kỹ lƣỡng hình ảnh các xoang cạnh mũi giúp các thầy thuốc
đánh giá đƣợc tình trạng niêm mạc trong các xoang, vị trí các xoang bị
viêm, các cấu trúc giải phẫu gây nên tình trạng tắc nghẽn sự dẫn lƣu và
thông khí là nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang qua đó có đƣợc các câu
trả lời:
- Có bệnh viêm xoang hay không?
- Các xoang nào bị ảnh hƣởng?
- Cấu trúc giải phẫu nào chèn ép và đƣờng dẫn lƣu và thông khí của các
xoang hay không?
- Bệnh có cần phải mổ không?
- Kỹ thuật mổ nào là thích hợp nhất (mở khe giữa, nạo sàng, mở xoang
bƣớm, mở xoang trán…)?
Để đánh giá tình trạng tái phát sau phẫu thuật và mức độ tổn thƣơng sau
mổ, làm cơ sở cho đánh giá kết quả sau mổ.
Cho đến nay, hình ảnh bệnh lý niêm mạc viêm của các xoang cạnh mũi
đƣợc phân độ nặng theo thang điểm của Lund Mackey
Độ
Vị trí tổn thƣơng
1
Phễu sàng
2
Phức hợp lỗ thông khe
3
Lan tới ngách sàng bƣớm
4
Thoái hóa Polyp
5
Tổn thƣơng rải rác trong mê đạo sàng


1.2. PHẪU THUẬT NỘI SOI XOANG VÀ DIỄN BIẾN QUÁ
TRÌNH LÀNH THƢƠNG SAU MỔ NỘI SOI XOANG
1.2.1. Phẫu thuật nội soi xoang

10
Phẫu thuật nội soi các xoang ra đời từ thập niên 70 của thế kỷ trƣớc, với các ƣu
điểm là tiếp cận, chiếu sáng và trình bày rõ ràng các cấu trúc nằm sâu trong
hốc mũi cũng nhƣ các xoang, giúp phẫu thuật viên xử lý chính xác các mô
bệnh, bảo tồn mô lành theo phƣơng châm “kết quả tối đa, sang thƣơng tối
thiểu”. Phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý vùng mũi-xoang đã nhanh chóng
đƣợc công nhận và lan truyền ra khắp thế giới cho đến nay đã đƣợc xem nhƣ
kỹ thuật đƣợc chọn trong đại đa số trƣờng hợp viêm mũi xoang cần điều trị
phẫu thuật trên khắp thế giới.
Phẫu thuật nội soi xoang chức năng:
Là phẫu thuật đƣợc thực hiện với mục đích lấy đi mô bệnh và xóa bỏ nguyên
nhân khiến bệnh viêm xoang xuất hiện và phát triển, đó là sự tắc nghẽn hiện
tƣợng dẫn lƣu và thông khí ở các xoang, tạo điều kiện cho sự tái tạo một lớp
niêm mạc mới với các chức năng của nó. Theo nguyên lý chủ đạo này, tính
chất và quy mô của phẫu thuật xoang thay đổi ở từng trƣờng hợp, đƣợc qui
định bởi vị trí và mức độ lan rộng của thƣơng tổn niêm mạc ở các xoang.
Kỹ thuật mổ nội soi xoang thƣờng đƣợc sử dụng nhất là kỹ thuật mổ nội soi
xoang theo hƣớng trƣớc-sau của Messerklinger.
Theo kỹ thuật này, đầu tiên mỏm móc đƣợc lấy đi để mở rộng lỗ thông xoang
hàm, phễu sàng và phức hợp lỗ thông khe. Sau đó các xoang sàng trƣớc đƣợc
mở rộng dần theo hƣớng từ trƣớc ra sau nếu có tình trạng thoái hóa niêm mạc
không hồi phục bên trong các xoang liên quan. Xoang bƣớm và phễu trán cũng
có thể đƣợc mở rộng nếu có các tổn thƣơng gây tắc nghẽn và thoái hóa niêm
mạc. Các bất thƣờng cấu trúc giải phẫu gây tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách nhƣ
vẹo vách ngăn, phồng cuốn mũi giữa, Tế bào Haller…. Cũng đƣợc lấy đi trong

phẫu thuật. cuối cùng, Hố mổ đƣợc quan sát cẩn thận để xem có vị trí còn chảy
máu hay không và đặt một miếng Merocel để cầm máu (nếu cần).



11
1.2.2. Quá trình lành thƣơng sau mổ nội soi mũi xoang
Diễn biến quá trình lành thƣơng xảy ra ở lớp niêm mạc xoang sau phẫu thuật
Quá trình lành thƣơng sau phẫu thuật nội soi xoang diển biến qua 4 quá trình
[26]. Bốn quá trình này không xuất hiện lần lƣợt, quá trình này tiếp nối quá
trình kia mà cùng xuất hiện, đan xen với nhau tuy ở từng thời điểm một quá
trình hoạt động mạnh hơn, chiếm ƣu thế so với các quá trình còn lại, đó là:
- Quá trình thành lập cục máu đông.
- Quá trình viêm.
- Quá trình tăng sinh niêm mạc.
- Quá trình biệt hóa tế bào.
Quá trình thành lập cục máu đông

Hình 1.1 : Sơ đồ quá trình thành lập cục máu đông và ảnh chụp thực tế
Khi niêm mạc mũi bị tổn thƣơng thì có sự giải phóng các hóa chất trung gian
nhƣ PDGF, TGF-α, TGF-β và dƣỡng bào… là các thành phần gây viêm. Đồng
thời, tiểu cầu thoát ra khỏi thành mạch, tiếp xúc với các tổ chức bị tổn thƣơng
bị hoạt hóa và phóng thích các hóa chất trung gian nhƣ serotonin, bradykinin,
histamine giúp hình thành các nút chặn tiểu cầu và hình thành các cục máu
đông.




12

Quá trình phản ứng viêm

Hình 1.2 Quá trình phản ứng viêm và hình ảnh thực tế
Phản ứng viêm xảy ra trong lớp mô liên kết của niêm mạc mũi gần nhƣ đồng
thời với quá trình hình thành cục máu đông. Tại đây, trong 24 – 48 giờ đầu,
các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính kích thích giải phóng các collagenase,
elastase tạo điều kiện tốt cho các tế bào viêm khác xâm nhập vào trong lớp mô
để dọn dẹp, làm sạch mô hoại tử, xác tế bào, tơ huyết, mô vụn… sau 3-5 ngày,
các tế bào bạch cầu đơn nhân thay thế dần các tế bào bạch cầu đa nhân trung
tính làm nhiệm vụ thực bào và bài tiết ra các hóa chất trung gian nhƣ GFs,
TGF, FGF, EGF, PDGF…quá trình này thƣờng kéo dài khoảng 1 tuần.
Trong trƣờng hợp hố mổ mất chất rộng, phản ứng viêm sẽ kéo dài hơn nhiều
tuần và mảnh liệt hơn dẫn đến sự hình thành mô xơ sẹo trong hố mổ.
Quá trình tăng sinh niêm mạc

Hình 1.3: Quá trình tăng sinh niêm mạc và ảnh chụp thực tế

×