24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ NGÀNH: 304
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
SINH HỌC TRONG ƯƠNG CÁ LĂNG NHA
(Mystus wyckioides)
Cần Thơ, 2011
Sinh viên thực hiện:
LÊ THỊ XUÂN THANH
MSSV: 0753040081
LỚP: NTTS K2
25
TR
ƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ NGÀNH: 304
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
SINH HỌC TRONG ƯƠNG CÁ LĂNG NHA
(Mystus wyckioides)
Cần Thơ, 2011
Sinh viên thực hiện:
LÊ THỊ XUÂN THANH
MSSV: 0753040081
LỚP: NTTS K2
Cán bộ hướng dẫn:
ThS TẠ VĂN PHƯƠNG
26
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi cá Lăng
nha
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ XUÂN THANH (MSSV: 0073040081)
Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản K2
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng Khoa
Sinh Học Ứng Dụng- Đại Học Tây Đô.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. TẠ VĂN PHƯƠNG LÊ THỊ XUÂN THANH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
27
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian 4 tháng thực tập, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp
với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Tạ Văn Phương - Khoa Sinh
Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình chỉ dạy cho em suốt thời
gian làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong những năm học vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống
sau này.
Xin cảm ơn tất cả các bạn trong tập thể lớp NTTS K2 và gia đình đã tận tình
giúp đỡ và động viên, đóng góp ý kiến bổ ích giúp em hoàn thành thực tập tốt
nghiệp.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Tây Đô và cùng toàn thể các bạn dồi giàu sức khỏe và thành công.
Em xin chân thành cám ơn và ghi nhớ!
LÊ THỊ XUÂN THANH
28
TÓM TẮT
Cá Lăng nha (Mystus wyckioides) là loài cá nước ngọt đang được nuôi và phát
triển nhiều ở An Giang và Đồng Tháp. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp được áp
dụng để thay thế kháng sinh và tăng sản lượng trong nuôi trồng thủy sản, trong
đó chế phẩm sinh học có tác dụng lớn và đang có nhiều triển vọng. Nghiên cứu
“Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi cá Lăng nha”
được thực hiện với mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên
sự sinh trưởng và tỷ lệ sống trong ương cá Lăng nha nhằm cải thiện môi trường,
nâng cao chất lượng con giống, giảm tỷ lệ hao hụt và chi phí trong quá trình
ương. Nghiên cứu được bố trí tại khu nhà nằm trong Phòng kinh tế thị xã Hồng
Ngự và tiến hành thí nghiệm trong vòng 8 tuần.
Thí nghiệm 1 xác định liều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh
trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và có 4
lần lặp lại, liều lượng của chế phẩm sinh học bổ sung định kỳ 4 ngày/lần vào
các bể ương (g/100lít) lần lượt là: 0,1; 0,5; 1 và đối chứng (không sử dụng chế
phẩm sinh học).
Thí nghiệm 2 xác định nhịp sử dụng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh
trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức và có 4
lần lặp lại, chế phẩm sinh học được bổ sung lần lượt là: 1 ngày/lần, 3 ngày lần
và 5 ngày/lần.
Với liều lượng là 1 g/100lít sẽ có tỷ lệ sống cao nhất là 91.25% và tốc độ tăng
trưởng của cá là 8,18 mg/ngày, chiều dài là 0,52 mm/ngày.
Với nhịp sử dụng là 1 ngày/lần sẽ có tỷ lệ sống cao nhất 78.75% và tốc độ tăng
trưởng trọng lượng của cá là 5,26 mg/ngày, chiều dài là 0,61 mm/ngày.
Từ khóa: cá Lăng nha, Mystus wyckioides, chế phẩm sinh học.
29
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi trong khuôn khổ đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học
trong ương nuôi cá Lăng nha (Mystus wyckioides)”. Kết quả này chưa được
dùng cho bất cứ luận văn cung cấp nào khác.
Ngày 30 tháng 06 năm 2011
LÊ THỊ XUÂN THANH
30
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
LỜI CAM KẾT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Lăng nha 3
2.2 Tình hình nuôi thủy sản 5
2.3 Điều kiện tự nhiên 8
2.4 Biến động của các yếu tố môi trường 9
2.5 Vai trò của vi sinh vật 9
2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng
thủy sản 10
2.7 Qui trình sản xuất giống 13
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
3.2 Vật liệu nghiên cứu 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu 18
3.4 Phương pháp xử lý 22
3.5 Môi trường ban đầu trước khi thả cá 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Ảnh hưởng của liều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh
trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống 24
31
4.2 Ảnh hưởng của nhịp sử dụng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự
sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Lăng nha giống 33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 41
5.1 Kết luận 41
5.2 Đề xuất 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC a
32
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu chủ yếu của vùng thí nghiệm 8
Bảng 3.1: Liều lượng chế phẩm sinh học trong từng nghiệm thức 18
Bảng 3.2: Nhịp sử dụng chế phẩm sinh học trong từng nghiệm thức 19
Bảng 3.3: Phương thức cho ăn theo từng giai đoạn ương 20
Bảng 3.4: Điều kiện môi trường ban đầu của nước nuôi 23
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 1 23
Bảng 4.2: Biến động pH giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 1 25
Bảng 4.3: Biến động của hàm lượng TAN (ppm) ở thí nghiệm 1 26
Bảng 4.4: Biến động của hàm lượng NH
3
(ppm) ở thí nghiệm 1 27
Bảng 4.5: Biến động NO
2
-
(ppm) suốt thời gian thí nghiệm 1 27
Bảng 4.6: Biến động của hàm lượng COD (ppm) ở thí nghiệm 1 28
Bảng 4.7: Mật độ vi khuẩn tổng (CFU/ml) ở thí nghiệm 1 29
Bảng 4.8: Trọng lượng cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 1 31
Bảng 4.9: Kích thước cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 1 32
Bảng 4.10: Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 2 33
Bảng 4.11: Biến động pH giữa các nghiệm thức ở thí nghiệm 2 34
Bảng 4.12: Biến động của hàm lượng TAN (ppm) ở thí nghịêm 2 35
Bảng 4.13: Biến động của hàm lượng NH
3
(ppm) ở thí nghịêm 2 35
Bảng 4.14: Biến động NO
2
-
(ppm) suốt thời gian thí nghiệm 2 36
Bảng 4.15: Biến động của hàm lượng COD (ppm) ở thí nghịêm 2 36
Bảng 4.16: Mật độ vi khuẩn tổng (CFU/ml) ở thí nghiệm 2 37
Bảng 4.17: Trọng lượng cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 2 39
Bảng 4.18: Kích thước cá nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm 2 39
33
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cá Lăng nha đực-cái 5
Hình 2.2: Sơ đồ ảnh hưởng của chế phẩm sinh học 12
Hình 3.1: Nơi bố trí thí nghiệm 22
Hình 4.1: Biến động vi khuẩn tổng suốt thời gian thí nghiệm 1 29
Hình 4.2: Biến động vi khuẩn lactic suốt thời gian thí nghiệm 1 30
Hình 4.3: Tỉ lệ sống của các nghiệm thức thí nghiệm 1 33
Hình 4.4: Biến động vi khuẩn tổng suốt thời gian thí nghiệm 2 37
Hình 4.5: Biến động vi khuẩn lactic suốt thời gian thí nghiệm 2 38
Hình 4.6: Tỉ lệ sống của các nghiệm thức thí nghiệm 2 40
34
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của nước ta,
đem lại nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong và ngoài
nước. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,7 tỷ USD, diện tích
nuôi thủy sản cả nước đạt khoảng 1,1 triệu ha và sản lượng ước đạt 2,5 triệu tấn
(VIEF, 2010). Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng
kinh tế trọng điểm quan trọng trong cả nước, có khoảng 685.800 ha (2005) mặt
nước nuôi thủy với tổng sản lượng hằng năm lên đến hơn 1,5 triệu tấn, chiếm
hơn 70% sản lượng thủy sản nuôi của cả nước (Nguyễn Đặng Thùy, 2009).
Cá Tra là đối tượng được nuôi lâu đời ở các tỉnh ĐBSCL, năm 2006 nuôi cá Tra
đạt sản lượng 825.000 tấn và diện tích ao nuôi 5.200 ha. Bên cạnh cá Tra, cá
Lăng nha (Mystus wyckioides) có đặc tính tăng trọng nhanh, thịt trắng chắc, mùi
vị thơm, là đối tượng mới đang được nuôi tại một số tỉnh ĐBSCL, với đặc tính
này cá có giá trị thương phẩm cao.
Cá Lăng là loài cá sống và phát triển trong các thủy vực nước ngọt và nước lợ
nhẹ ở miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long (Ngô Văn Ngọc và
Lê Thị Bình, 2005). Trước đây, loài cá này chủ yếu được đánh bắt, khai thác từ
tự nhiên, nhưng với những đặc điểm nổi trội nên hiện nay cá Lăng nha được
ương nuôi khá nhiều tại An Giang, Đồng Tháp, vì vậy nguồn giống nuôi chủ
yếu hiện nay là sinh sản nhân tạo, cá có nhiều dinh dưỡng và có giá trị kinh tế
cao nên cá có khả năng sẽ xuất khẩu.
Bên cạnh những thuận lợi, nghề nuôi cá Lăng nha còn gặp nhiều hạn chế, vì đây
là đối tượng nuôi mới, kỹ thuật nuôi và qui trình sản xuất giống chưa hoàn
thiện, bên cạnh đó là vấn đề môi trường và dịch bệnh.
Để khắc phục tình trạng trên, tạo ra nhiều con giống đáp ứng cho nhu cầu ương
nuôi có chất lượng giống tốt, một trong những chương trình nghiên cứu công
nghệ sinh học đang được áp dụng trong thủy sản nhằm giải quyết vấn đề trên, là
sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh,
tăng sức đề kháng của đối tượng nuôi thủy sản và cải thiện môi trường. Chính vì
thế, đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi
cá Lăng nha được tiến hành nghiên cứu.
35
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống
trong ương cá Lăng nha tại Hồng Ngự-Đồng Tháp nhằm cải thiện môi trường,
nâng cao chất lượng con giống, giảm tỷ lệ hao hụt và chi phí trong quá trình
ương.
1.3 Nội dung của đề tài
Xác định liều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống
cũng như chất lượng cá Lăng nha giống.
Xác định nhịp sử dụng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỷ lệ
sống cũng như chất lượng cá Lăng nha giống.
36
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Lăng nha
2.1.1 Hệ thống phân loại
Theo Mai Đình Yên và csv., 1992 thì cá Lăng nha được phân loại như sau:
Bộ cá Nheo (Siluriformes)
Họ cá Lăng (Bagridae)
Giống Mystus
Loài Mystus wyckioides
(Chang và Faux, 1949 theo
Walter J. Rainboth, 1996).
Tên địa phương: cá Lăng đuôi đỏ, cá Lăng nha
Tên gọi khác: Hemibagrus wyckioides Chang và Faux, 1949. Mystus aubenton,
Mystus rubicauda, Mystus microphthalmus, Macrones wyckioides.
2.1.2 Đặc điểm hình thái của cá Lăng nha
Cá Lăng nha là loài cá da trơn có hình dạng giống cá trê, có thân tròn, thuôn dài
về hướng đuôi. Cá có 2 râu hàm trên màu trắng kéo dài đến vây hậu môn, 2 râu
hàm dưới cũng màu trắng, 2 râu trên mũi ngắn và 2 râu cằm (Nguyễn Trọng
Tài, 2010). Cá Lăng nha giống có màu xám tro đậm, đến giai đoạn trưởng thành
cá có màu xám tro nhạt, dưới bụng có màu trắng, ở vùng đuôi và phần đầu cá
vây ngực vây bụng, vây hậu môn có màu đỏ, vây đuôi đỏ đậm. Khi còn nhỏ
màu đỏ của vây cá chưa rõ rệt, đặc biệt là cá nuôi nhân tạo, lúc nhỏ dưới 20 gam
toàn thân cá màu đen sau khi nuôi một thời gian đuôi cá mới chuyển sang màu
đỏ. Cá nuôi trong lồng có màu sắc đậm hơn cá nuôi trong ao nhưng màu đỏ của
đuôi lại nhạt hơn cá trong ao. Màu sắc của đuôi là một trong những đặc điểm
quan trọng để phân biệt loài cá này với các loài cá Lăng khác (Bùi Thanh Loan,
2009)
.
37
2.1.3 Đặc điểm phân bố
Cá Lăng nha thường sống ở tầng đáy, thích trú ẩn trong các bụi cây, hốc đá. Có
nhiều ở những vùng nước chảy mạnh, thác, hoặc ở những vùng sông lớn. Ở
Châu Á loài cá này được tìm thấy ở Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia,
Việt Nam và một số nước khác. Người ta phát hiện thấy cá có nhiều ở những
vùng nước chảy mạnh đặc biệt là ở các vùng có thác chảy thuộc địa phận của
các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia (theo Mai Đình Yên,
1978, Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Ở Việt Nam, cá Lăng
nha có mặt ở các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ vùng gần cửa sông độ mặn dưới
6‰ thuộc lưu vực các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Đồng bằng sông Cửu
Long, hồ Trị An tỉnh Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh (Nguyễn Trọng
Tài, 2010). Tùy vào giai đoạn phát triển mà cá Lăng nha phân bố theo độ sâu
khác nhau (Bùi Thanh Loan, 2009).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Ngoài thiên nhiên hoang dã cá Lăng nha có thể có kích thước tối đa 130cm,
nặng 80kg, là loài cá có kích cỡ và trọng lượng lớn nhất trong họ cá Lăng. Cá
trưởng thành khoảng 1,5 năm tuổi nặng 2-2,5 kg/con, cá thành thục sinh sản trên
2 năm tuổi, cá có thể sống 14-15 năm (Nguyễn Trọng Tài, 2010). Cá giai đoạn
đầu tăng trưởng rất nhanh về chiều dài, giai đoạn về sau lại tăng trưởng nhanh
về khối lượng. Điều này tuân theo qui luật phát triển của cá xương ở vùng nhiệt
đới. Cá thuộc các nhóm tuổi khác nhau có tốc độ tăng trưởng chiều dài và trọng
lượng khác nhau. Trong cùng nhóm tuổi cá đực có sự tăng trưởng chiều dài và
trọng lượng chậm hơn so với cá cái. Ở cùng nhóm, cá cái chiếm tỉ lệ cá thể
trong quần thể cao hơn cá đực (Bùi Thanh Loan, 2009).
Cá sống và phát triển tốt ở vùng nước có độ pH 6-8.2, nhiệt độ 21-29
o
C và hàm
lượng DO từ 3 mg/l trở lên. Cá thích sống nơi nước trong, sạch có dòng chảy
nhẹ (Nguyễn Trọng Tài, 2010).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Thức ăn của loài cá này rất đa dạng thuộc nhiều ngành như: tảo, động vật
nguyên sinh, động vật không có xương sống, động vật có xương sống, các loại
thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như cám gạo, cám bắp và mùn bã hữu cơ và
thậm chí khi thiếu thức ăn chúng có thể ăn những cá khác. Cá Lăng nha là loài
ăn tạp thiên về thức ăn có nguồn gốc động vật hơn thức ăn có nguồn gốc thực
vật (Bùi Thanh Loan, 2009). Theo Ngô Vương Hiếu Tính (2001) phân tích thức
ăn trong dạ dày của cá Lăng bằng phương pháp tần số xuất hiện ghi nhận được:
mùn bã hữu cơ (72%); giáp xác (32%); cá con (28%); nhuyễn thể (4%); thức ăn
khác (68%).
38
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá Lăng nha khoảng 6-8 tháng tuổi rất dễ phân biệt đực cái. Cá đực có gai sinh
dục dài và đầu mút nhọn. Cá cái có lỗ sinh dục dạng tròn và hơi lồi. Buồng
trứng cá cái có hình quả nhót, tuyến sẹ cá đực có hình dài với nhiều tua lồi bên
(Nguyễn Trọng Tài, 2010).
Trong tự nhiên, mùa sinh sản của cá từ tháng 5-11, tập trung vào tháng 6-8 khi
thời tiết mát. Sau hơn một năm tuổi, khi thành thục cá bố mẹ tự bắt cặp sinh sản,
có chiều dài khoảng 50 mm tương ứng với trọng lượng trên 850 gam. Các giai
đoạn phát dục của cá theo nhóm tuổi không giống nhau. Hệ số thành thục của cá
đực thấp so với cá cái, hệ số hành thục cá Lăng nha thấp hơn so với cá loài cá
khác và dao động từ 3,5-8% (Nguyễn Trọng Tài, 2010).
Cá có kích thước lớn có số lượng trứng nhiều hơn cá có kích thước nhỏ. Sức
sinh sản của cá Lăng nha có thể đạt tới 100.000 trứng ở cá cái 3kg. Trứng cá
Lăng nha lớn so với nhiều trứng cá Lăng khác, trứng có đường kính 1.9-2.1
mm. Cá có thời gian tái phát dục nhanh, khoảng 2-3 tháng và có thể sinh sản
quanh năm (Nguyễn Trọng Tài, 2010).
Hinh 2.1: Cá Lăng nha đực-cái
2.2 Tình hình nuôi thủy sản
2.2.1 Tình hình nuôi thủy sản trên thế giới
Theo Nguyễn Đặng Thùy (2009) tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) thế
giới năm 2000 đạt 45,71 triệu tấn (tăng 6,3% so với năm 1999), trị giá 56,470 tỷ
USD (tăng 4,8% so với năm 1999). Trong số đó, hơn một nữa là sản lượng cá
nuôi (23,07 triệu tấn, đạt 50,4 %), tiếp theo là nhuyễn thể (10,73 triệu tấn, chiếm
23,5%), thực vật thủy sinh (10,13 triệu tấn, chiếm 22,2%), giáp xác (1,65 triệu
tấn, chiếm 3,6%), động vật lưỡng cư và rùa biển (100,271 tấn, chiếm 0,22%) và
động vật không xương sống nguyên sinh khác (36,965 tấn, chiếm 0,08%). Mặc
dù giáp xác chỉ chiếm 3,6% về sản lượng, nhưng chúng lại chiếm 16,6% về gia
39
trị. Các nhóm loài cá, giáp xác, nhiễm thể, rong biển, ba ba, đều tăng từ 6,1%
đến 12,1%, riêng các loài động vật thủy sinh không xương sống, bao gồm cả
tiếu biển (sea squirts) và nhím biển thì giảm tới 15,2% sản lượng. Mặc dù tỷ lệ
tăng trưởng chung của NTTS là khá bền vững chắc, từ 1990 đến 2000 đạt
10,5%/năm, sự tăng này không đồng đều giữa các nhóm loài và qua từng thời
kỳ. Tỷ lệ tăng của cá nuôi và giáp xác nuôi trong thập kỷ 90 chững lại và hơi
giảm so với thập kỷ 80. Cụ thể là giai đoạn 1980-1990, sản lượng cá nuôi đạt
mức tăng 12,1%, giáp xác nuôi đạt 23,5%, nhưng sang giai đoạn 1990-2000,
mức tăng của cá chỉ đạt 10,3% và giáp xác giảm xuống 10,5%. Điều này cho
thấy khi đã đạt mức sản lượng cao thì khó có thể tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng
trưởng cao được.
Theo Global Aquaculture, năm 2007 xuất khẩu thuỷ sản toàn thế giới đạt 93,52
tỷ USD, tăng 30,49% so với năm 2004. Trung bình giai đoạn 2004-2007 xuất
khẩu thủy sản toàn thế giới tăng bình quân 9,3%/năm. Trong khi đó, năm 2007
nhập khẩu thủy sản toàn thế giới ở mức 98,10 tỷ USD, tăng 29,57% so với năm
2004. Trung bình giai đoạn 2004-2007 nhập khẩu thuỷ sản toàn thế giới tăng
bình quân 9%/năm.
Như vậy, cán cân thương mại thuỷ sản thế giới luôn thâm hụt dao động từ 3,9
cho đến 4,58 tỷ đồng, trung bình giai đoạn 2004-2007 thâm hụt bình quân
4,3%/năm. Và theo dự báo cán cân thương mại thuỷ sản đến năm 2020 vẫn sẽ
thâm hụt rất lớn do nguồn cung thì có hạn trong khi đó nhu cầu lại rất cao
(VIEF, 2010).
2.2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam
Diện tích NTTS tăng đều đặn theo từng năm suốt từ 1981 tới nay, từ 230 nghìn
ha năm 1981 lên 384,6 nghìn ha năm 1986, đến 2006 đã đạt gần 2 triệu ha, kể từ
2006 thì Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 về sản lượng NTTS thế giới (năm
2005 Việt Nam chỉ đứng thứ 6). Kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD là nguồn thu
ngoại tệ lớn thứ 4 của Việt Nam (5,25% GDP Việt Nam) và đứng thứ 6 về kim
ngạch xuất khẩu thủy sản thế giới. (Tổng cục Thống kê, 2006 trích bởi Nguyễn
Đặng Thùy, 2009).
Theo Global Aquaculture, năm 2007 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 3,78
tỷ USD chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn thế giới và tăng
54,92% so với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2004. Trung
bình giai đoạn 2004-2007 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng bình quân
15,7%/năm, tăng gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản
toàn thế giới.
40
Trong khi đó, năm 2007 nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam ở mức 0,36 tỷ USD
chiếm 0,37% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản toàn thế giới và tăng 71,43% so
với tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản năm 2004 của Việt Nam. Trung bình giai
đoạn 2004-2007 nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng bình quân 19,7%/năm.
Theo báo cáo của các sở Nông nghiệp & PTNT sản lượng khai thác tháng
12/2010 ước đạt 255,8 ngàn tấn, đưa sản lượng khai thác 12 tháng năm nay lên
2.450,8 ngàn tấn, bằng 107,6 % so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 102,1% so với
kế hoạch (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010).
Như vậy, cán cân thương mại thuỷ sản của Việt Nam luôn thặng dư dao động
trong khoảng từ 2,23-3,42 tỷ đồng, trung bình giai đoạn 2004-2007 thặng dư
bình quân 15,3%/năm.Việt Nam hiện đang đứng vị trí thứ 6 về xuất khẩu thuỷ
sản trên thế giới (sau Trung Quốc) và đứng ở vị trí thứ 32 về nhập khẩu thuỷ sản
trên thế giới. (VIEF, 2010).
2.2.3 Tình hình nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã trở thành một thế
mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành một vùng trọng
điểm về NTTS cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. ĐBSCL nuôi thủy sản
lớn nhất cả nước, diện tích nuôi trồng khoảng 60% diện tích nuôi cả nước, sản
lượng nuôi trồng chiếm 65% sản lượng cả nước và giá trị xuất khẩu thủy sản
chiếm 51% của cả nước.
Từ những năm 1980, diện tích nuôi thủy sản không ngừng được mở rộng: năm
1998 diện tích nuôi cá nước ngọt là 335,9 ngàn ha đến 2001 đã tăng lên 408,7
ngàn ha. Việc đa dạng các mô hình và mở rộng diện tích đã góp phần đáng kể
vào việc gia tăng sản lượng, nhiều công trình khoa học tiến bộ đã được ứng
dụng vào sản xuất.
Năm 2009, diện tích nuôi thuỷ sản toàn vùng ĐBSCL đạt gần 824.000 ha, sản
lượng đạt trên 1,9 triệu tấn (Nguyễn Đặng Thùy, 2009). Theo ngành thủy sản
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2011 toàn vùng đưa 800.000 ha mặt
nước vào nuôi thủy sản, phấn đấu đạt sản lượng thủy sản nuôi là 2,4 triệu tấn,
tăng gần 160.000 tấn so năm 2010 (Vietnamplus, 2011).
2.2.4 Tình hình nuôi thủy sản ở Đồng Tháp
Theo Nguyễn Đặng Thùy (2009) Đồng Tháp có điều kiện thiên nhiên ưu đãi,
nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hệ thống
thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi cho NTTS. Diện
tích mặt nước có khả năng NTTS là 70.000 ha (chiếm khoảng 21% diện tích đất
tự nhiên), trong đó diện tích sông ngòi kênh rạch lớn là 20.000 ha là nơi thích
41
hợp cho nghề nuôi thủy sản (Nguyễn Thanh Phương và csv., 2004). Sản lượng
thủy sản toàn tỉnh năm 2005 đạt 133,622 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt
18,486 tấn (chiếm 13,83%), sản lượng NTTS đạt 115,136 tấn (chiếm 86,17%).
Năm 2007, Đồng Tháp có sản lượng NTTS đạt 230,008 tấn, tăng gấp đôi so với
năm 2005 đưa tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 246.000 tấn (Niên
giám thống kê, 2005 trích theo Nguyễn Đặng Thùy, 2009). Tổng diện tích mặt
nước nuôi trồng thủy sản năm 2007 đạt 5,002 ha, tăng 1,354 (37,11%) so với
năm 2005 (Sở NN&PTNT Đồng Tháp, 2007). Trong đó các đối tượng nuôi
chính là cá Tra, cá Basa, cá Lóc.
Với những thuận lợi về điều kiện hệ thống kênh rạch, nay huyện Hồng Ngự -
Đồng Tháp đang nuôi và phát triển cá Lăng nha. Hiện có khoảng 10 hộ nuôi cá
Lăng nha thương phẩm và 2 cơ sở cho cá Lăng nha sản xuất giống bằng phương
pháp sinh sản nhân tạo. Do đặc tính dễ nuôi, cá có thể nuôi trong ao hoặc ngoài
bè (Báo SITTO Việt Nam, 2008).
2.3 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện khí hậu của nơi triển khai thí nghiệm mang tính chất nhiệt đới gió cận
xích đạo, quanh năm nóng ấm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí tượng có
sự phân hoá rõ rệt theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với hướng
gió là gió mùa Tây - Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với
hướng gió mùa Đông - Bắc. Nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 27
0
C.
Nhìn chung không có sự khác biệt lớn so với nơi khác trong tỉnh và vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là
38
0
C, tháng 01 có nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20
0
C (phòng Tài nguyên và
Môi trường, 2011).
Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu chủ yếu của vùng thí nghiệm
Tây - Nam vào mùa hè (mùa mưa/nóng)
Tháng
5-11
Gió
Đông - Bắc vào mùa đông (mùa khô/lạnh)
Tháng 12-
4
Trung bình năm 27
0
C
Cao nhất 38
0
C Tháng 4
Nhiệt độ không khí
Thấp nhất 20
0
C Tháng 1
Độ ẩm không khí Trung bình năm 83%
Lượng mưa(mm/năm) Trung bình năm 1.378mm
Tháng
8-12
Lượng bốc hơi
trung bình (mm/năm)
Trung bình năm 1.165mm
42
2.4 Biến động của các yếu tố môi trường
Nhiệt độ khoảng nhiệt độ thích hợp cho các ao nuôi cá ở vùng nhiệt đới là từ
25-30
o
C (Dương Nhựt Long, 2002 được trích bởi Quách Sĩ Quý, 2006). Nhiệt
độ thích hợp với cá Lăng nha từ 21-29
o
C, pH thích hợp cho cá Lăng nha từ 6-
8.2 (Nguyễn Trọng Tài, 2010). Tiêu hao Oxy hóa học (COD) thích hợp cho ao
nuôi cá là 15-30 ppm, giới hạn cho phép là 15-40 ppm (Quách Sĩ Quý, 2006).
Theo Quách Sĩ Quý (2006), nồng độ N-NH
3
thích hợp cho ao nuôi cá dao động
trong khoảng 1 ppm. Hàm lượng N-NH
4
+
thích hợp cho ao nuôi cá thâm canh là
nhỏ hơn 4 ppm. Hàm lượng đạm nitrite (N-NO
2
-
) cho phép trong các ao nuôi cá
là từ 0.01-1 ppm, nhưng tốt nhất là không nên có dạng đạm này trong. COD
thích hợp cho ao nuôi cá là 15-30 ppm, giới hạn cho phép là 15-40 ppm.
2.5 Vai trò của vi sinh vật
Vi sinh vật trong tự nhiên
Theo Trần Công Bình (2002) thì vi sinh vật trong tự nhiên hiện diện ở tất cả các
môi trường như: không khí, đất và nước. Hệ sinh vật trong nước: phần lớn vi
sinh vật xâm nhập vào nước là từ đất trong thời gian mưa và từ bụi không khí
rơi xuống, ngoài ra nước còn bị nhiễm khuẩn từ các nguồn nước thải và phân
gia súc. Thành phần và số lượng Vi sinh vật của các thủy vực phụ thuộc vào
thành phần lý, hóa học của nước và hàm lượng các chất dinh dưỡng (vô cơ và
hữu cơ) trong nước, vi sinh vật này nói chung đóng vai trò quan trọng trong
chuyển hóa vật chất trong thủy vực. Số lượng vi sinh vật nhiều hơn ở những nơi
nước gần bờ các thủy vực mở, lớp nước trên mặt và lớp bùn đáy sau những cơn
mưa lớn hoặc lũ. Trong nước có số lượng vi khuẩn không bào tử chiếm ưu thế
(gần 87%), còn trong bùn thì số lượng vi khuẩn có bào tử lại chiếm ưu thế (gần
75%).
Trong nước biển thường có số lượng vi sinh vật nhỏ hơn nước ao hồ và nước
sông, ngoài ra thành phần vi sinh vật cũng khác biệt so với nước ngọt. Trong
nước biển thường có nhiều trực khuẩn có bào tử (Bacillus), nhiều trực khuẩn
không bào tử (Bacterium), một số lượng đáng kể phẩy khuẩn (Vibrio), ít cầu
khuẩn nấm men và nấm mốc. Các vi sinh vật sống trong môi trường nước mặn
có khả năng sử sụng chất dinh dưỡng ở nồng độ rất thấp ưa lạnh, chịu được áp
lực lớn nhất là ở các vùng biển sâu (Trần Công Bình, 2002).
Vai trò của vi sinh vật trong các thủy vực
Các vi sinh vật sống trong thủy vực nước tự nhiên rất đa dạng về hình thái và
hoạt tính sinh học, chúng có mặt đầy đủ các nhóm vi sinh vật tham gia vào các
chu trình chuyển hóa các hợp chất carbon, nitơ và các chất khoáng khác, các vi
43
sinh vật này đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vật chất trong thủy
vực. Các hệ thống nuôi thủy sản là những hệ sinh thái nhân tạo, vì thế muốn
nuôi đạt hiệu quả thì phải cung cấp dinh dưỡng và oxy đầy đủ, bảo vệ sức khỏe
và môi trường sống của tôm cá (loại bỏ chất thải). Các vi sinh vật đóng vai trò
quan trọng trong các quá trình này như làm sạch môi trường, cung cấp dinh
dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa nhưng cũng có một số gây hại như gây bệnh.
Môi trường tôm cá trở nên xấu đi chủ yếu là do hàm lượng thức ăn cung cấp vào
quá nhiều làm cho thức ăn thừa hoặc tan rã và chất thải của vật nuôi, làm ô
nhiễm môi trường nước nếu vượt sức chứa của ao, sức chứa hay là khả năng tự
làm sạch của ao là khả năng đồng hóa các chất cặn bã này, sự đồng hóa này chủ
yếu là nhờ các vi sinh vật thông qua các quá trình phân hủy vật chất hữu cơ
(đạm, hydrocacbon), các quá trình lên men, quá trình chuyển hóa các chất đạm
(cố định đạm, nitrite hóa và phân nitrate hóa), quá trình chuyển hóa các nguyên
tố khác (lưu huỳnh, phophore, sắt) (Trần Công Bình, 2002).
Các vi sinh vật cũng đóng vai trò dinh dưỡng cho các loài thủy sản, sinh khối
của vi sinh vật cũng có thể cung cấp thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp, một số loài
cá có khả năng ăn các chất vẩn hữu cơ lơ lững và các màng sinh học, vi khuẩn
là thành phần thức ăn của nhiều loài động vật phù du nên các loài thủy sản có
thể ăn gián tiếp chúng qua động vật phù du. Ngoài ra, một số vi khuẩn sống
trong đường ruột của cá có khả năng tiết ra Vitamin B12 bổ sung nhu cầu của
cá. Vi sinh vật còn đóng vai trò hỗ trợ sức khỏe cho các loài thủy sản, hệ vi sinh
vật trong ruột giúp tiêu hóa và hấp thu hiệu quả hơn, bảo vệ thành ruột chống sự
xâm nhập của vi khuẩn lạ, có thể kích thích hệ miễn dịch của cá (Trần Công
Bình, 2002).
2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng
thủy sản
2.6.1 Tình hình nghiên cứu chế phẩm sinh học
Từ những vai trò có ích của vi sinh học, người ta đã có nhiều ứng dụng quan
trọng trong nuôi trồng thủy sản, như là tạo ra những chế phẩm sinh học dùng
trong thủy sản nhằm cải thiện môi trường, hạn chế dịch bệnh, tăng sức đề kháng
cho vật nuôi nhằm đem lại năng suất cao nhất.
Ý tưởng sử dụng vi khuẩn probiotic đã được Elie Metnhicoff đưa ra năm 1907
(Nguyễn Hữu Phúc, 2003 trích dẫn bởi Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1,
2005), khi kiểm tra việc tiêu thụ sữa chua, tác giả tìm thấy ảnh hưởng của vi
khuẩn Lactobacillus delbrueckii; Bulgaricus đến việc kéo dài tuổi thọ của người
Bungary.
44
Thuật ngữ “Probiotic” đã được biết đến lần đầu tiên do Lilley và Stilluell đề
nghị vào năm 1965 như là “Những chất do một loài vi sinh vật sản sinh ra, có
khả năng kích thích sự tăng trưởng của một loài khác” (Trần Công Bình và
Trương Trọng Nghĩa, 2002).
Theo Nguyễn Hữu Phước (2003, trích theo Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy
sản 1, 2005). Sau đó là các khái niệm lần lượt được đề xuất, vào năm 1974 bởi
nhà nghiên cứu Parker, ông đã định nghĩa “Probiotic là những sinh vật hoặc
những chất góp phần làm cân bằng hệ sinh vật đường ruột”. Fuller (1989) định
nghĩa “Probiotic là các vi sinh vật sống, được cho vào thức ăn, có ảnh hưởng tốt
với ký chủ bằng cách cải thiện hệ sinh vật đường ruột”. Tannock (1997) định
nghĩa “Probiotic là các tế bào vi sinh vật sống, được cho vào thức ăn nhằm mục
đích cải thiện sức khỏe” (Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2005).
Theo Verchuere và csv.,(2000, trích bởi Trần Công Bình và Trương Trọng
Nghĩa, 2002) đã đưa ra một định nghĩa được coi là hoàn chỉnh nhất về Probiotic
trong nuôi trồng thủy sản “ Probiotic là thành phần bổ sung có nguồn gốc vi
sinh vật sống, có ảnh hưởng có lợi đối với vật chủ bằng cách cải thiện quần thể
vi sinh vật sống xung quanh hay liên kết với vật chủ; khả năng sử dụng thức ăn
hay tăng chất dinh dưỡng của thức ăn; tăng cường khả năng chống lại mầm
bệnh hay cải thiện chất lượng của môi trường sống xung quanh vật chủ”.
2.6.2 Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Các chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay có thể chia
làm 3 loại. Các chế phẩm có tính chất Probiotic, gồm những vi sinh vật sống,
chủ yếu là các vi khuẩn thuộc giống Bacillus, lactobacillus, Saccharomyces,
thường được trộn vào thức ăn hoặc cho Artemia, rotifer ăn trước khi cho các
loại động vật thủy sản nuôi ăn. Loại thứ hai gồm các vi sinh vật có tính đối
kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus
licheniformis, Bacillus sp, Vibrio alginolyticus và nhóm thứ ba gồm các vi sinh
vật cải tạo môi trường nước như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actino-
myces, các loài Bacillus khác nhau, các loài tảo, các vi sinh khuẩn tía, không lưu
huỳnh như Rhodobacter sp., Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis, R.
palutris, Rhodomicrobium vanniell, các loại nấm Aspergillus oryzae, Aspergil-
lus niger, Rhizopus sp. Tuy nhiên, có nhiều chủng vi sinh vật thực hiện được
nhiều chức năng khác nhau, nên ranh giới của 3 nhóm này đôi khi phân chia
không rõ ràng (Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2005). Theo Viện
nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 (2005) trên thế giới đã có khá nhiều nghiên
cứu về việc sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản.
45
Hình 2.2: Sơ đồ ảnh hưởng của chế phẩm sinh học (Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy
sản 1, 2005)
Theo Trần Công Bình và Trương Trọng Nghĩa (2002) trên thị trường thuốc và
hóa chất cho thủy sản hiện nay, các chế phẩm từ “vi sinh vật hữu ích” rất dạng
với nhiều tên thương mại khác nhau. Thành phần các chế phẩm này cũng rất
khác nhau, có thể chứa một loài hay rất nhiều loài vi khuẩn, có thể có bổ sung
thêm các men phân giải hữu cơ, các vitamin hay các chất chiết xuất sinh
học, Về công dụng có thể phân loại một cách đơn giản các sản phẩm này chia
thành hai nhóm: Nhóm xử lý ao nuôi và nhóm hỗ trợ tiêu hóa. Đối với nhóm xử
lý ao nuôi gồm một dòng hay một tập đoàn vi khuẩn, các men phân hủy hữu cơ
và có thể có cả chất chiết xuất sinh học. Các chế phẩm này giúp giảm ô nhiễm
đáy ao do thức ăn thừa và các bài tiết của tôm cá, cải thiện chất lượng nước, có
thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong ao.
Thành phần chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản gồm những sản phẩm
chính là dùng vi sinh vật sống. Những nhóm thường sử dụng như Bacillus sp,
lactobacillus, Pseudomonas, Nitrosomonas, Nitrobacter, Saccharomyces, Và
sản phẩm có chứa acid hữu cơ, vitamin, các chất vi lượng và enzym (Protease,
amylase, cellulase, ) (Nguyễn Thanh Phương, 2005).
Kiểm soát sinh học
Probiotic
Cải thiện sinh học
CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC
Đối kháng với
vi sinh vật gây bệnh
Cải thiện chất lượng
môi trường
Có mặt nhất thời hoặc cư trú thường
xuyên trong đường ruột
Không nhất thiết
cư trú trong ruột
Nhất thiết cư trú thường
xuyên trong ruột
46
Theo Nguyễn Đình Trung (2004), các enzym phân hủy các hợp chất hữu cơ
phức tạp thành các hợp chất hữu cơ đơn giản. Sau đó các chủng vi sinh vật phát
huy tác dụng như sau:
• Vi sinh vật dị dưỡng chuyển hóa các hợp chất hữu cơ đơn giản thành các
chất vô cơ. NH
3
được làm giảm do hai loài vi sinh vật tự dưỡng theo chu
trình, Nitrosomonas sử dụng ammonia NH
4
+
làm chất dinh dưỡng. Nhóm
vi sinh vật này khi sử dụng Ammonia sẽ sinh ra Nitrit (NO
2
-
) cũng gây
sốc cho tôm. Nitrobacter sẽ chuyển Nitrite (NO
2
-
) thành dạng Nitrate
(NO
3
-
) là chất không độc đối với tôm cá.
• Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus vừa sử dụng trực tiếp chất hữu cơ trong
ao, vừa khử Nitrate (NO
3
-
) thành Nitơ (N
2
) dạng khí thoát ra ngoài, làm
giảm muối dinh dưỡng trong ao, từ đó làm hạn chế sự gia tăng mật độ
tảo, duy trì độ trong trong ao nuôi tôm cá.
• Vi sinh vật thuộc nhóm Bacillus sẽ phát triển số lượng lớn, cạnh tranh sử
dụng hết thức ăn của nguyên sinh động vật, các vi sinh vật và nhóm vi
khuẩn Vibrio có hại, ngăn ngừa sự phát triển của chúng. Từ đó làm giảm
các tác nhân gây bệnh cho tôm cá nuôi. Nhờ đó, hạn chế được việc sử
dụng các hóa chất, thuốc kháng sinh, giảm thay nước trong quá trình
nuôi, góp phần cải thiện chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.
2.7 Qui trình sản xuất giống
2.7.1 Kích thích cá Lăng nha sinh sản nhân tạo
Chọn cá Lăng nha bố mẹ cho sinh sản nhân tạo
+ Cá cái: khỏe mạnh, có bụng to mềm đều, lỗ sinh dục có màu hồng
+ Cá đực: khỏe mạnh, có gai sinh dục dài và ửng hồng
Cá cái sau khi được chọn cho sinh sản nhân tạo sẽ được chích liều sơ bộ bằng
HCG. Cá đực không chích liều sơ bộ và được nhốt riêng với cá cái trong bể
composite có sục khí mạnh.
Sau 5 – 6 giờ chích liều sơ bộ cá cái, sẽ được tiến hành chích liều quyết định với
liều lượng là 100µg LHR-Ha + 5mg Motilium/kg cá cái và liều lượng hormone
dùng cho cá đực bằng 1/3 liều dùng cho cá cái.
Cá cái sau khi chích liều quyết định sẽ được thăm trứng thường xuyên để kiểm
tra mức độ rụng trứng của cá để tiến hành vuốt trứng. Trứng cá sau khi vuốt ra
sẽ bám vào giá thể là khung lưới và cho vào thau có sục khí mạnh để ấp. Sau
khi thu hoạch cá bột được 3 ngày tuổi, tiến hành ương cá trong ao đất.
47
2.7.2 Nội dung quy trình ương cá bột thành cá hương
Lựa chọn ao ương
Trước khi ương phải lựa chọn những ao tốt, đạt những tiêu chuẩn sau:
Nguồn nước phải chủ động dẫn và tiêu dễ dàng: Theo qui trình ương thì thời
gian đầu dẫn nước vào từ từ và nâng cao dần mực nước. Cá bột thích sống ở
những vùng nước nông. Sau một thời gian cho thêm nước vào ao để làm cho
môi trường sống của cá rộng hơn, đồng thời cải thiện trạng thái hoá học của
nước
Chất đáy phải thích hợp: Chất đáy có tác dụng điều chỉnh độ béo của nước, nếu
chất đáy tốt có độ pH trung bình 6,5-7,5 thì dễ dàng tạo ra nguồn nước tốt. Nếu
chất đáy kém độ pH thấp hoặc rất cao thì khó gây được màu nước và phân bón
cũng lãng phí. Theo kinh nghiệm thực tế thì đất bùn là tốt nhất. Độ dày của bùn
từ 20-25cm là vừa, nếu quá dày thì dễ gây ra chất độc và trở ngại chi việc kéo
lưới.
Diện tích và độ sâu vừa phải: Ao ương cá bột vừa nhất là có diện tích khoảng
500-1000m
2
. Ao rộng quá khó chăm sóc, điều chỉnh màu nước chậm, khi có gió
dễ có sóng đánh dạt cá bột vào bờ. Ngược lại ao quá nhỏ thì ương cá bột được
ít, chất nước sẽ thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của những điều kiện ngoại cảnh
sẽ không tốt cho sức khoẻ của cá. Độ sâu của ao chỉ từ 1-1,2m, cá bột thích sống
ở vùng nước nông, gần bờ nên không cần ao sâu.
Bờ ao chắc chắn không bị rò rỉ: Bờ ao sẽ hình thành dòng nước chảy, cá tập
trung nhiều vào đó không kiếm được mồi sẽ gây yếu, đồng thời cá dữ cũng theo
nước chảy mà lọt vào ao. Những ao bị rò rỉ không chủ động điều tiết mực nước,
mất chất màu mỡ, cá sinh trưởng kém và tỷ lệ hao hụt cao.
Ánh sáng đầy đủ: Thức ăn của cá bột là sinh vật phù du, sinh vật phù du cần ánh
sáng để sinh trưởng và phát triển. Do đó bờ ao không nên có nhiều bụi rậm và
cây cao, ao thoáng khí nhiều ánh sáng, thức ăn cho cá phong phú hơn.
Thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc: Để gây thức ăn cho cá ương, thường hay
dùng nhiều đến phân chuồng vì vậy ao ương nên ở gần nhà để dễ chăm sóc quản
lý. Tuy nhiên, trong thực tế ít có ao đủ các tiêu chuẩn trên, các gia đình nên chú
trọng 2 tiêu chuẩn chính là nguồn nước và chất đáy tốt, còn những yêu cầu khác
có thể khắc phục dần thông qua những biện pháp tích cực của con người.
48
Chuẩn bị ao ương
Tu bổ ao: Đắp lại những bờ thấp và rò rỉ, chú ý đến mực nước cao nhất để hàng
năm đắp thêm những quáng bờ thấp hoặc bị sạt lở, lấp những hang hốc quanh
bờ và san phẳng đáy ao.
Tẩy ao: Sau khi tu bổ, tiến hành việc tẩy ao nhằm tiêu diệt các loài địch hại cá,
có các phương pháp tẩy ao như:
+ Tẩy bằng vôi : Nếu dùng vôi cục để tẩy ao thì tháo nước vào khoảng 7-10 cm
để vôi phân bố đều (khoảng 6-10 kg vôi cho 100m
2
ao). Cách làm: Đào 1 vài hồ
ở xung quanh bờ, cho vôi vào tôi rồi dùng gáo vảy đều khắp ao, ngày hôm sau
dùng cào, vồ đảo bùn với nước vôi để nước vôi ngầm sâu, tăng hiệu quả của vôi
(tuỳ loại nhiều bùn hay ít bùn mà điều chỉnh lượng vôi). Nếu tẩy ao bằng vôi
bột cũng có hiệu quả tốt. Ao sau khi tát dọn, dùng vôi bột (10kg/100m
2
ao) rải
đều khắp đáy ao và xung quanh ao. Sau đó cũng dùng cào sục cho vôi ngấm
đều. Tẩy vôi nên làm vào ngày nắng, khi làm nên tập trung nhiều vôi vào những
nơi nước đọng, các mạch nước rỉ màu vàng hoặc nâu đỏ.
+ Tẩy vôi ao có tác dụng: Diệt trừ cá dữ, trứng ếch nhái hoặc nòng nọc, một số
loại côn trùng có hại, các ký sinh trùng gây bệnh; giải phòng một số chất
khoáng bị giữ lại trong bùn; giảm độ chua của ao; giữ độ pH trong ao ổn định.
Bón lót gây màu: Bón phân trước nhằm mục đích tăng cường các chất dinh
dưỡng cho đáy ao, gây nuôi các loại sinh vật nổi có kích thước nhỏ bé phát triển
làm thức ăn cho cá để sau khi thả là cá đã có sẵn thức ăn ngay. Cá mau lớn, ít
hao hụt. Thời gian bón lót thích hợp nhất là 6-7 ngày trước khi thả cá. Bón sớm
quá các loại địch hại có thời gian sinh sản phảttiển. Phân bón thường dùng là
phân chuồng. Một sào Bắc bộ dùng 80-100kg phân (khoảng 30-50kg/100m
2
).
Nếu dùng phân bắc thì sử dụng 15-20kg/100m
2
ao.
Đối với những ao ở miền rừng núi, trung du khó gaya màu thì số lượng phân
nhiều hơn số lượng nêu trên. Phân vẩy đều khắp ao. Nếu có điều kiện thì bừa
hoặc cào để trộn đều phân với bùn.
Tháo nước: Sau khi đã bón lót thì tháo nướcvào ao. Lúc đầu chỉ giữ mức nước
50-60cm. Chỉ tháo nước trước khi thả cá 1-2 ngày. Khi tháo nước vào phải kiểm
tra, lọc sạch sinh vật địch hại của cá không cho chúng theo vào.
Những công việc trên cần tiến hành tuần tự và kỹ lưỡng. Công việc chuẩn bị ao
làm sao chi sát ngày thả cá bột. Nếu chuẩn bị ao quá sớm, ngoài 10 ngày trở ra
thì các loài sinh vật địch hại phát triển trở lại, khi đó phải chuẩn bị lại lần nữa
thì rất tốn công và lãng phí phân.