Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

TÀI LIỆU BDTX SINH HỌC 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 57 trang )



TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI

TỔ BỘ MÔN SINH HỌC - KHOA TỰ NHIÊN
  




Chuyên đề:
SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM SINH HỌC THCS








Nhóm tác giả biên soạn tài liệu:
1. ThS. Lâm Thị Thu Cúc
2. ThS. Phan Thị Bích Hà
3. ThS. Thân Thị Phương



GIA LAI, THÁNG 06 NĂM 2013
 2



MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG
PHẦN 1. SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG
THCS
3
A. LÝ THUYẾT
3
I. PHÂN BIỆT CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 3
II. CÁCH BẢO QUẢN VÀ XÂY DỰNG THIẾT BỊ DẠY HỌC 4
III. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC 5
IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC (PTDH) VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC
CÓ THỂ ÁP DỤNG
5
B. THỰC HÀNH
9
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM SINH HOC
TRUNG HỌC CƠ SỞ
11
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN SINH HỌC
11
I. VAI TRÒ CỦA DẠY HỌC THỰC HÀNH ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THCS 11
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN SINH HỌC Ở THCS
VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN THỰC TRẠNG
11
III. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ DẠY THỰC HÀNH SINH HỌ
C CÓ HIỆU
QUẢ


13
B. MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN SINH Ở TRƯỜNG THCS 15
BÀI 1. KÍNH HIỂN VI KHẢO SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT 15
BÀI 2. SỰ QUANG HỢP 22
BÀI 3. HÔ HẤP Ở CÂY XANH 26
BÀI 4: THỰC HÀNH MỔ CÁ 30
BÀI 5: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ 34
BÀI 6. QUAN SÁT BỘ XƯƠNG, MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU 39
BÀI 7. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT 43
BÀI 8. QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ, SỰ PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM 48
BÀI 9. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH H
ƯỞNG CỦA MỘT SỐ
NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
50
PHỤ LỤC 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 3
PHẦN I. SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ

Tổng số tiết: 10 ( Lý thuyết: 5 tiết, Thực hành: 5 tiết)

A. LÝ THUYẾT
:

I. PHÂN BIỆT CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC

1. Các mẫu vật tự nhiên
a. Các loại mẫu vật sống

- Các mẫu vật sống: Là những cây lấy từ vườn trường, ngoài đồng ruộng, ngoài
tự nhiên (cây dại, cây hoa, cây ăn quả). Các động vật nuôi trong bể, trong chuồng (cá,
gà, thỏ, sâu bọ…).
b. Các loại mẫu vật đã được gia công
- Thực vật: Mẫu cây và cơ quan của thực vật dùng cho học sinh quan sát (mẫu
ép).
- Động vật: Có các bộ sưu tậ
p sâu bọ, các đại diện tiêu biểu cho động vật không
xương sống, các mẫu ngâm, các mẫu nhồi và bộ xương của các động vật có xương sống
thuộc các nhóm khác nhau.
- Cơ thể người và vệ sinh: Bộ xương người bằng thạch cao và từng bộ phận, cũng
như các mẫu ngâm các cơ quan (Tim, não, mắt…… ).

2. Các phương tiện dạy học tượng hình
a. Tranh vẽ, sơ đồ, đồ thị, biể
u bảng
Đây là những phương tiện, thiết bị dạy học dễ sử dụng, dễ bảo quản, rẻ tiền và
phù hợp với tất cả các trường trong nước. Những phương tiện thiết bị dạy học này được
sử dụng rất rộng rãi trong dạy học sinh học (DHSH), chúng đáp ứng được việc diễn tả
các loại kiến thức khác nhau: cấu t
ạo, hình thái, cơ chế quá trình Sinh học….Trong đó,
tranh vẽ, sơ đồ cho phép mô tả sinh vật, hiện tượng sống ở những mức độ phức tạp khác
nhau phù hợp với học sinh từng cấp, từng lớp học.
Các loại phương tiện thiết bị dạy học được trang bị từ 2 nguồn:
- Do cơ quan chuyên trách của Bộ GD – ĐT sản xuất và phát hành.
- Do giáo viên và học sinh tự làm.

b. Mô hình
Đ
ó là những mô hình không gian về cấu trúc, hình thái, giải phẫu các cơ quan bộ

phận cơ thể, các quá trình Sinh học (Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh, sinh tổng hợp
protêin …).
 4
Đặc biệt là những mô hình động rất có ý nghĩa trong việc giảng dạy các quá trình
Sinh học: Như mô hình phân tử ADN, phân bào, phiên mã, dịch mã.

c. Phim, đĩa mềm, bản trong
- Phim giáo khoa là một loại phương tiện thiết bị dạy học khá phổ biến trong dạy
học Sinh học ở các trường phổ thông cơ sở.
- Phim đèn chiếu, phim video cũng đã được sử dụng khá phổ biến trong các
trường phổ thông ở các thành phố, thị xã.
- Việc sử dụng máy vi tính trong dạy học Sinh học cũng đã được sử dụng ở m
ột
số trường phổ thông. Trên máy vi tính giáo viên có thể biểu diễn các cơ chế, quá trình
sinh lí, sinh hoá, mô tả các chi tiết, bộ phận cấu tạo của cơ thể sinh vật. Đặc biệt sử dụng
máy vi tính rất có hiệu quả đối với việc tổ chức cho học sinh tự học, tự kiểm tra kiến
thức của mình.
- Máy chiếu overhead và hình vẽ trên bản trong cũng đang được sử dụng khá
rông rãi ở
các trường phổ thông Việt Nam. Loại này dễ sử dụng, giáo viên có thể cung
cấp cho học sinh nhiều thông tin trong cùng một thời gian. Sử dụng máy chiếu
overhead, giáo viên có thể linh hoạt trong việc bổ sung, cải tiến sơ đồ, hình vẽ. Nếu biết
kết hợp sử dụng hình vẽ trên bản trong với trang in sẵn hoặc với mô hình, giáo viên sẽ
thực hiện được giờ dạy có chất lượng.

d. Dụng cụ quang học
- Kính hiển vi, kính lúp là dụng cụ quang học có tác dụng giúp học sinh nhận xét
các đối tượng sống có kích thước nhỏ và cực nhỏ. Trong trường hợp không có đủ kính
hiển vi, có thể cải tiến kính hiển vi thành máy chiếu phóng to hình ảnh tiêu bản trên trên
màn hình để cả lớp có thể quan sát được.


e. Ngoài các phương tiện thiết bị dạy học nêu trên
Các trường cần phải có các dụng cụ như đồ mổ, đồ thuỷ tinh, đồ điện, các dụng
cụ phục vụ tham quan: vợt, cuốc, xẻng, cặp giấy, ống nhòm …

II. CÁCH BẢO QUẢN VÀ XÂY DỰNG THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Các phương tiện trực quan khô, giòn (cả các mẫu sưu tập sâu bọ, cây
hiếm……) cần phải bỏ vào hộp kính hay túi nilon.
2. Các dụng cụ quang học không được để nơi ẩm hoặc gần các chai lọ đựng axít,
nhất là các vật kính, thị kính, dùng xong phải lau khô, để nơi khô ráo và luôn luôn chống
ẩm, chống mốc.
3. Các tranh cần được chống ẩm, mốc và sâu bọ, có nẹp treo trong tủ.
4. Giáo viên và học sinh tự vẽ tranh, làm các dụng cụ rẻ
tiền như: mô hình lồng
ngực, các mẫu cây, sưu tập động vật, các mẫu ngâm cơ quan động vật… để sử dụng
trong học tập. Các phương tiện dạy học do thầy và trò tự làm cần được bảo quản tốt để
sử dụng lâu dài.
 5

III. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.Lựa chọn TBDH:
Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức trong SGK, căn cứ vào điều
kiện thời gian cho phép, căn cứ vào điều kiện địa phương (cơ sở vật chất của nhà
trường) và đặc biệt phải căn cứ vào chính loại thiết bị định chọn:
- Tranh vẽ: ưu điểm là dễ sử dụng thuận tiên; nhược
điểm là không mô tả được
quá trình Sinh học…
- Mô hình: ưu điểm là giúp học sinh hình dung cụ thể các đối tượng nghiên cứu;

nhược điểm là không thể hiện được tính chất sống của sinh vật, đôi khi không phản ánh
đúng kích thước vật thật …
- Thí nghiệm: ưu điểm là giúp học sinh tư duy của nhà nghiên cứu, củng cố và
khắc sâu kiến thức; nhược điểm là đòi hỏi ph
ải chuẩn bị công phu, đôi khi mất nhiều
thời gian mới có kết quả…
- Vật thật: ưu điểm là cung cấp thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu;
nhược điểm là đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, có khi không để lâu được …
- TBDH tự làm: ưu điểm là phù hợp với bài lên lớp của giáo viên; nhược điểm là
đòi hỏi phải chuẩn bị công phu mà giáo viên không được trả thù lao vậ
t chất…

2. Lựa chọn phương pháp Sử dụng TBDH
- TBDH đóng vai trò là nguồn cung cấp tri thức mới: phương pháp trực quan hay
phương pháp thực hành.
- TBDH đóng vai trò minh hoạ nội dung kiến thức mới: Phương pháp giảng giải
minh hoạ trong nhóm phương pháp dùng lời.
- TBDH đóng vai trò kiểm tra kiến thức đã học: Giải thích tranh câm, mô tả hay
sủ dụng mô hình, làm thực hành thí nghiệm,…….

IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC (PTDH) VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH
CỰ
C CÓ THỂ ÁP DỤNG Ở TRƯỜNG THCS

1. Sử dụng tranh vẽ
- Nguyên tắc: Đảm bảo các nguyên tắc dạy học, phù hợp với nội dung kiến thức,
tranh được đưa ra đúng lúc, đúng cách; tranh được treo ở vị trí thuận lợi cho cả lớp quan
sát.
- Cách sử dụng:
* Bước 1:

GV giới thiệu tên tranh, nêu rõ mục tiêu của việc quan sát tranh, nêu yêu cầu đối
với học sinh (ra câu hỏi cho học sinh làm việc; làm sao để học sinh biết rõ họ phải làm
gì? Họ ph
ải làm như thế nào? …)
 6
* Bước 2:
Khai thác nội dung bức tranh. Đầu tiên nên yêu cầu HS mô tả bức tranh (nên có
câu hỏi định hướng cho HS mô tả, hoặc cho trước một số từ hay tập hợp từ để HS mô tả
theo đúng ý đồ của GV). Sau đó nhấn mạnh vào nội dung nào trên bức tranh thì có câu
hỏi tập trung chú ý của học sinh vào đó.
* Bước 3:
Rút ra kết luận từ việc quan sát tranh.

Chú ý: Các loại tranh vẽ dùng trong dạy học Sinh học khác nhau thì cách sử
dụng khác nhau tranh phân tích, tranh câm, tranh sơ đồ…

2. Sử dụng mô hình
- Nguyên tắc: Đảm bảo các nguyên tắc dạy học, phù hợp với nội dung kiến thức,
mô hình được dưa ra đúng lúc, đúng cách; mô hình được đặt ở vị trí thuận lợi cho cả lớp
quan sát.
- Cách sử dụng:
* Bước 1: GV giới thiệu tên mô hình, nêu rõ mục tiêu của việc quan sát hay thao tác
với mô hình.

* Bước 2: Khai thác nội dung mô hình. Đầu tiên nên yêu cầu học sinh quan sát kĩ mô
hình (ra câu hỏi cho học sinh làm việc; làm sao để học sinh biết rõ họ phải làm gì? Họ
phải làm như thế nào …) nên có câu hỏi định hướng cho HS mô tả, hoặc thao tác với
mô hình). Sau đó nhấn mạnh vào nội dung nào trên mô hình cần quan tâm để có câu hỏi
tập trung chú ý của học sinh vào đó. Nếu học sinh gặp khó khăn thì có thể gợi ý hay giải
thích cấu trúc mô hình; có thể yêu cầu học sinh tháo lắp t

ừng bộ phận của mô hình để
quan sát.

* Bước 3: Rút ra kết luận từ việc quan sát hay thao tác với mô hình
Chú ý: Các loại mô hình dùng trong dạy học Sinh học chỉ là mô phỏng lại
các cấu trúc sinh học nên không hoàn toàn tuyệt đối đúng với kích thước thật, khi
dạy học GV cần chỉ rõ để HS không hiểu sai kiến thức sinh học.

3. Sử dụng dụng cụ, hoá chất

- Sử dụng kính hiển vi:
* Bước 1: Lấy ánh sáng.
Lấy ánh sáng bằng gương phản chiếu ở độ phóng đại nhỏ (4 x 10 hay 10 x 10).
Khi ánh sáng mạnh thì dùng mặt gương phẳng (ánh sáng trực xạ ), khi ánh sáng yếu thì
dùng mặt gương lõm (ánh sáng tán xạ ).
Chú ý : Không để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào gương.

* Bước 2: Đưa tiêu bản lên mâm kính.
 7
Có thể quan sát tiêu bản cố định hay tiêu bản tạm thời. Kẹp tiêu bản sao cho vật
cần quan sát nằm chính giữa vật kính.

* Bước 3: Quan sát tiêu bản.
Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc chỉnh thô
theo kim đồng hồ (chỉnh xuống) cho tới khi gần sát tiêu bản (không được chạm tiêu
bản). Mắt nhìn thị kính, tay phải từ từ vặn ốc theo chiều ngược lại (chỉnh lên) cho tới khi
nhìn rõ vật thì dừng lại. Để quan sát rõ hơn, có thể dùng núm tinh chỉnh khi nào thấy vật
rõ nhất thì dừng l
ại. Nếu muốn phóng to vật cần quan sát thì vặn ốc chỉnh thô theo chiều
ngược kim đồng hồ (chỉnh lên) cách mẫu vật khoảng 4 cm, xoay đĩa quay các vật kính

đến độ phóng đại lớn và vào khớp là được. Sau đó tiến hành chỉnh thô và tinh chỉnh như
trên để quan sát mẫu.

* Bước 4: Vệ sinh kính.
Sau khi quan sát xong, không dùng kính nữa thì phải bỏ mẫu vật ra, lau kính
bằng vải mềm, xoay ốc chỉnh thô về vị trí ban đầu. Kính hiển vi nên được để trong hộp
gỗ hoặc bao bằng túi ni lông và bao quản ở nơi khô mát, tránh nơi có hơi axit hay kiềm.
+ Kỹ năng quan sát, nhận biết, gọi tên các thông tin trên tiêu bản.
+ Kỹ năng vẽ hình, mô tả trên cơ sở những thông tin quan sát được.
+ Kỹ năng sử dụng các d
ụng cụ thuỷ tinh và hoá chất: phải chú ý an toàn, không
để đổ vỡ, cháy nổ….(phải có phương án xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố).

- Sử dụng hoá chất
+ Khi làm việc với axit:
Phải làm việc trong tủ hút bất cứ khi nào đun nóng axit hoặc thực hiện phản ứng
với các hơi axit tự do.
Khi pha loãng, luôn phải cho axit vào nước trừ phi được dùng trực tiếp.
Giữ để axit không bắn vào da hoặc m
ắt bằng cách đeo khẩu trang, găng tay và
kính bảo vệ mắt. Nếu làm văng lên da, lập tức rửa ngay bằng một lượng nước lớn.
Luôn phải đọc kỹ nhãn của chai đựng và tính chất của chúng.
H
2
SO
4
: Luôn cho axit vào nước khi pha loãng, sử dụng khẩu trang và găng tay
để tránh phòng khi văng axit.
Các axit dạng hơi (HCl) thao tác trong tủ hút và mang găng tay, kính bảo hộ.
+ Khi làm việc với kiềm

Kiềm có thể làm cháy da, mắt gây hại nghiêm trọng cho hệ hô hấp.
Mang găng tay cao su, khẩu trang khi làm việc với dung dịch kiềm đậm đặc.
Thao tác trong tủ hút, mang mặt nạ chống độc để phòng ngừa bụi và hơi kiềm.
Amoniac: là một chất lỏng và khí rất ăn da, mang găng tay cao su, kh
ẩu trang,
thiết bị bảo vệ hệ thống hô hấp. Hơi amoniac dễ cháy, phản ứng mạnh với chất oxy hoá,
halogen, axit mạnh.
Amoni hydroxyt: chất lỏng ăn da, tạo hỗn hợp nỏ với nhiều kim loại nặng: Ag,
Pb, Zn và muối của chúng.
 8
Kim loại Na, K, Li, Ca: phản ứng cực mạnh với nước, ẩm, CO
2
, halogen, axit
mạnh, dẫn xuất clo của hydrocacbon. Tạo hơi ăn mòn khi cháy. Cần mang dụng cụ bảo
vệ da mắt. Chỉ sử dụng cồn khô khi tạo dung dịch natri alcoholate, cho vào từ từ.
Oxit canxi rất ăn da, phản ứng cực mạnh với nước, cần bảo vệ da mắt, đường hô
hấp do dễ nhiểm bụi oxit.
Natri và kali hydroxyt: rất ăn da, phản ứng cực mạnh với nước. Các biện pháp an
toàn nh
ư trên, cho từng viên hoặc ít bột vào nước chứ không được làm ngược lại.
+ Hoá chất thí nghiệm
Các hoá chất dùng để phân tích, làm tiêu bản, tiến hành phản ứng, trong phòng
thí nghiệm được gọi là hóa chất thí nghiệm. Hoá chất có thể ở dạng rắn (Na, MgO,
NaOH, KCl, (CH COO) ; lỏng (H
2
SO
4
, aceton, ethanon, chloroform, ) hoặc khí
(Cl
2

, NH
3
, N
2
, C
2
H
2
).

4. Làm thực hành thí nghiệm

- Chuẩn bị thí nghiệm :
GV phải có kế hoạch đảm bảo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hoá chất, mẫu vật và các điều
kiện cần thiết khác để TN thành công. Có thể giao cho HS chuẩn bị nhưng phải kiểm tra.

- Tiến hành thí nghiệm
* Bước 1: GV nêu mục tiêu TN, phải đảm bảo mỗi HS nhận thức rõ mục tiêu làm TN để
làm gì ?
* Bước 2: GV hướng d
ẫn HS cách tiến hành TN, phải đảm bảo mỗi HS nhận thức rõ
làm TN như thế nào ? Bằng cách nào ?
* Bước 3: Mô tả kết quả TN. HS viết ra (hoặc nói ra) các kết quả mà họ quan sát thấy
quá trình làm TN.
+ Giải thích các hiện tượng quan sát được: đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi để
tổ chức học sinh học theo phương pháp tích cực. GV có thể dùng hệ thống câu hỏi dẫn
dắt theo kiểu nêu vấn đề giúp HS t
ự giải thích các kết quả.
+ Rút ra kết luận cần thiết: GV yêu cầu HS căn cứ vào mục tiêu ban đầu trước
khi làm TN để đánh giá công việc đã làm.


- Kiểm tra đánh giá, viết bài thu hoạch:
Chú ý : Các thí nghiệm sinh học có thể là thí nghiệm định tính hay định
lượng. Các thí nghiệm định tính thì không nên quá tiết kiệm nguyên liệu, sẽ khó
quan sát kết quả. Các thí nghiệm định lượng thì cần chính xác hàm lượng các chất
làm thí nghiệm mới có kết quả. Để có kết quả thí nghiệm rõ, trong qúa trình tiến
hành thí nghiệm cần chú trọng từng thao tác, nhiều khi chỉ sai sót trong một khâu là
kết quả thí nghiệm đã không như mong muốn.


 9

B. THỰC HÀNH

BẠN HÃY ĐỌC DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 6, 7, 8, 9 VÀ
THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC SAU:

1. Liệt kê các tranh vẽ: Tên tranh, dùng cho bài nào? Cách sử dụng.
2. Các mô hình: Tên mô hình, dùng cho bài nào? Cách sử dụng.
3. Các mẫu vật : Các loại mẫu vật dùng cho từng bài ở chương trình Sinh học THCS.
3. Các thí nghiệm thực hành: Tên thí nghiệm, dụng cụ - hoá chất cần dùng, tiến trình
thực hiện.
4. Một số thí nghiệm cần chú ý.


TBDH môn
Sinh họ
c
Mức độ cần đạt Ghi chú
1.Tổng quan

về thiết bị dạy
học môn Sinh
học
- Phân loại được thiết bị dạy học môn Sinh
học.
- Nhận biết được các loại thí nghiệm Sinh học.
- Trình bày được nguyên tác cơ bản và quy
trình chung trong việc tiến hành thí nghiệm
Sinh học.
- Hiểu được các
thiết bị theo danh
mục.
- Phân loại thí
nghiệm
2.Mô hình Trình bày được:
- Cấu tạo các mô hình của môn Sinh
họcTHCS.
- Cách tháo, lắp mô hình.
- Những chú ý khi sử dụng, sắp xếp bảo quản
mô hình.
- Chú ý cách tháo
lắp, bảo quản mô
hình.
3. Mẫu vật Trình bày được:
- Các loại mẫu vật của môn Sinh học THCS.
- Sử dụng mẫu vật khi sử dụng với kính hiển
vi.
- Sử dụng các loại mẫu vật khác.
- Chú ý khi sử dụng, sắp xếp, bảo quản các
loại mẫu vật.

- Chú ý sử dụng,
bảo quản mẫu vật.
4.Dụng cụ Trình bày được:
- Các loại dụng cụ thí nghiệm của môn Sinh
- Chú ý cách bảo
quản kính hiển vi,
dụng cụ kim loại,
 10
học THCS.
- Sử dụng, tháo lắp các loại dụng cụ theo bài
thí nghiệm.
- Chú ý khi sử dụng, sắp xếp, bảo quản các
loại dụng cụ.
thuỷ tinh.
5.Hoá chất Trình bày được:
- Các loại hoá chất phục vụ thí nghiệm môn
Sinh học THCS.
- Sử dụng, tháo lắp các loại dụng cụ theo bài
thí nghiệm.
- Sử dụng các loại hoá chất khác.
- Chú ý khi sử dụng, sắp xếp, bảo quản các
loại hoá chất.
- Chú ý cách bảo
quản hoá chất dễ
bay hơi, dễ phân
huỷ, hoá chất độc
hại.
6.Tổ chức
quản lý thiết bị
dạy học.

- Biết tổ chức quản lý và hỗ trợ giáo viên và
học sinh sử dụng thiết bị dạy học Sinh học:
+ Sắp xếp được TBDH Sinh học trong phòng
kho.
+ Bố trí được thiết bị dạy học trong phòng
thực hành, phòng học bộ môn.
Chú ý tổ chức
quản lý và sử dụng
thiết bị dạy học
trong phòng học
bộ môn.













 11
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
SINH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Tổng số tiết: 20 ( Lý thuyết: 5 tiết, Thực hành: 15 tiết)


A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN SINH HỌC

I. VAI TRÒ CỦA DẠY HỌC THỰC HÀNH ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG
THCS

Quan sát và thí nghiệm là các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học tự
nhiên, của các môn khoa học thực nghiệm, trong đó có sinh học. Sinh học là một khoa
học đã và sẽ không thể phát triển được nếu không có quan sát, thí nghiệm.
Đối với quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm,
quan sát và thí nghiệm cũng là phương pháp làm việc của học sinh (HS), nhưng với HS
những bài tập quan sát hoặc các thí nghiệm được giáo viên (GV) trình bày hay do chính
các em tiến hành mộ
t cách độc lập (thực hành quan sát, thí nghiệm của HS) dưới sự tổ
chức, hướng dẫn của GV thường để giải quyết những vấn đề đã biết trong khoa học, rút
ra những kết luận cũng đã biết tuy vậy đối với các em HS vẫn là mới.
Thông qua thí nghiệm, bằng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, trừu tượng
hóa và khái quát hóa giúp các em xây dựng các khái niệm. Bằng cách đó các em nắm
kiến thức mộ
t cách vững chắc và giúp cho tư duy phát triển.
Nâng cao chất lượng các tiết thực hành ở chương trình Sinh học THCS, giáo viên
cần phải chuẩn bị chu đáo cho các tiết thực hành, kết hợp linh hoạt các phương pháp
thực hành và yêu cầu học sinh có thái độ nghiêm túc trong quá trình chuẩn bị đồ dùng
và thực hành. Từ đó góp phần nâng cao hiểu biết về môn Sinh học, yêu thích bộ môn và
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hành thí nghiệm không chỉ cho phép HS
lĩnh hội tri th
ức một cách sâu sắc, vững chắc mà còn tạo cho các em một động lực bên
trong, thúc đẩy các em thêm hăng say học tập.
Sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm trong tiết dạy đã tạo ra môi trường
học tập sinh động, sôi nổi, mỗi học sinh cùng xây dựng nhận thức qua quan sát thực tế.
Nó thúc đẩy học sinh linh hoạt, sáng tạo trong việc khám phá cái mới, biểu lộ khả năng

tích cực của trí tuệ và sự hi
ểu biết của học sinh.
Những phân tích trên đây không chỉ cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của thí
nghiệm thực hành mà còn nhấn mạnh đến phương pháp sử dụng các thí nghiệm thực
hành đó để có thể đạt được hiệu quả cao đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay của sự
nghiệp giáo dục.


II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM MÔN SINH HỌC Ở
THCS VÀ CÁC GIẢ
I PHÁP CẢI TIẾN THỰC TRẠNG
Hiện nay số lượng và chất lượng thí nghiệm thực hành sinh học chưa đáp ứng
được yêu cầu của việc dạy học nói chung và đặc biệt là yêu cầu việc đổi mới dạy học
 12
nói riêng. Tình trạng đó có thể có nhiều nguyên nhân, phần vì kinh phí cho khu vực này
còn hạn hẹp tuy đã có nhiều cố gắng, phần vì trách nhiệm của nhà sản xuất (còn mà
không dùng được, dùng được thì cũng chóng hỏng), phần vì thiếu một sự quản lí chỉ
đạo, động viên những người tốt, việc tốt trong sử dụng và cải tiến sáng tạo thí nghiệm
thực hành sinh học hiện có, phần còn do giáo viên không nhiệt tình trong công tác giảng
dạy. Như
đã phân tích, hiệu quả dạy học còn tùy thuộc vào phương pháp sử dụng các thí
nghiệm thực hành. Nếu một bức tranh, một thí nghiệm chỉ được sử dụng để minh họa và
củng cố những điều GV đã trình bày đầy đủ về phương diện lý thuyết sẽ hạn chế tư duy
sáng tạo của HS, HS hầu như không thu lượm được thêm gì về kiến thức, nếu không
phả
i chỉ để rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
Nhưng nếu được sử dụng theo con đường tìm tòi nghiên cứu (khám phá) để đi
đến kiến thức cần lĩnh hội (kiến thức mới) sẽ có ý nghĩa khác biệt cơ bản so với loại
hình thí nghiệm nêu trên, nó giúp HS có điều kiện, cơ hội phát triển tư duy sáng tạo –
một phẩm chất và năng lực cần có ở con người mớ

i mà nhà trường có trách nhiệm đào
tạo.
Đi theo con đường này, sau khi đã hiểu được nhiệm vụ cần làm sáng tỏ (mục đích
của thí nghiệm) bằng tư duy tích cực, HS sẽ hình thành được các giả định (trong nghiên
cứu khoa học đây chính là bước xây dựng giả thuyết về vấn đề nghiên cứu từ sự nảy
sinh câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”). Câu hỏi được hình thành từ những liên t
ưởng
dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có của HS.
Khi giả định được hình thành, trong đó hàm chứa con đường phải giải quyết, HS
xây dựng kế hoạch giải quyết để chứng minh cho giả định đã nêu. Hai bước nêu giả định
và xây dựng kế hoạch giải quyết chứng minh cho giả định là hai bước đòi hỏi tư duy tích
cực và sáng tạo. Đây là những cơ hội rèn luy
ện tư duy sáng tạo cho HS rất tốt, là giai
đoạn tiến hành thí nghiệm tưởng tượng (“thí nghiệm trong tư duy”) định hướng cho
hành động thí nghiệm tiếp theo dựa trên kế hoạch đã được HS thiết kế (kế hoạch dự
kiến). Cuối cùng, căn cứ vào kết quả của thí nghiệm, HS rút ra kết luận, nghĩa là HS lĩnh
hội được kiến thức từ thí nghiệm một cách chủ động (mà không ph
ải do thầy truyền đạt
và HS tiếp thu một cách thụ động).
Hiện nay hầu hết các bài thực hành thí nghiệm sinh học ở THCS trong chương
trình và SGK được bố trí ở cuối mỗi chương chỉ mang tính chất củng cố minh họa cho
các kiến thức lý thuyết đã được trình bày trong các bài học của chương trình dưới hình
thức phần lớn là “bày sẵn” từng bước cho HS. Hơn nữa số tiết thực hành quy định trong
chương trình và SGK cũng còn rất hạn chế. Rồi đây, chắc chắn số tiết này có thể sẽ
được nâng lên cho phù hợp với xu thế chung của giáo dục thế giới và tương ứng với tính
chất của các môn khoa học thực nghiệm.

Trước mắt trong khi chờ đợi, đòi hỏi lòng nhiệt tâm vì sự nghiệp giáo dục của các
thầy cô đang tiến hành các bài thực hành hiện có theo phương thức mới ở
những nội

dung phù hợp và cũng có thể bổ sung thêm các thí nghiệm thực hành sinh học vào các
tiết dạy khi có thể và có điều kiện thích hợp.


 13
III. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ DẠY THỰC HÀNH SINH HỌC CÓ
HIỆU QUẢ
Dạy thực hành, mục đích chính là rèn các kỹ năng thao tác chân tay, các đức tính
kiên nhẫn, biết chấp nhận thử thách và tự tìm cách vượt qua các thách thức để đạt được
mục tiêu của mình. Vì vậy học sinh phải tự mình làm thí nghiệm cho dù các thao tác ban
đầu còn vụng về và có thể thất bại. Như vậy, nếu quan niệm thực hành chỉ là minh họa,
trình diễn để học sinh xem thì việc tổ chức cho cả lớp học sinh vào một phòng thí
nghiệm làm cùng lúc là được nhưng học sinh không thể hình thành được kỹ năng cũng
như rèn luyện được những đức tính cần thiết của người làm khoa học. Còn nếu để học
sinh tự làm thì lại phải chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (tối đa khoảng 10 em) thì các em
mới có thể tự làm thí nghiệm được và học sinh chỉ hình thành
được kỹ năng khi được
làm đi làm lại nhiều lần một kỹ năng nhất định.
Một quan niệm không đúng về dạy thực hành là giáo viên thường không đưa ra
các tình huống khác thường để dạy học sinh cách phân tích rút ra các kết luận phù hợp
cũng như không biết cách tìm ra nguyên nhân khi thí nghiệm không ủng hộ giả thiết ban
đầu. Có thể lấy ví dụ cụ thể: Khi làm bài thực hành chứng minh ảnh h
ưởng của ánh sáng
lên quá trình quang hợp ở cây thủy sinh là rong đuôi chó. Trong bài học này ngoài thí
nghiệm trên, giáo viên có thể tạo ra tình huống trong đó cùng một cây rong đuôi chó ở
thí nghiệm trước tạo ra rất nhiều O
2
thì trong thí nghiệm khác lại không nhả ra một bọt
khí O
2

nào cho dù có cho đèn vào gần hơn hoặc công suất bóng đèn tăng lên nhiều lần.
Học sinh được yêu cầu phải tìm ra nguyên nhân (đưa ra giả thuyết) và làm thí nghiệm
ủng hộ giả thuyết của mình là đúng. Như vậy mục đích cốt lõi của dạy thực hành là rèn
các kỹ năng khéo léo trong các thao tác tay chân, các kỹ năng bố trí thí nghiệm, thu
thập kết quả, giải thích kết quả thực nghiệm, lý giải đưa ra các giả thuy
ết và tự tiến
hành các thí nghiệm ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết của mình chứ không đơn thuần là
minh họa cho các bài lý thuyết.
Như vậy dạy thực hành phát triển các kỹ năng tổng hợp và do vậy tất cả các học
sinh cần được dạy thực hành.
Qui trình cho một bài thí nghiệm có thể gồm các bước như sau:
- Chuẩn bị thí nghiệm: GV phải có kế hoạch đảm bảo chuẩ
n bị đầy đủ dụng cụ,
hóa chất, mẫu vật và các điều kiện cần thiết khác để thí nghiệm thành công. Có thể giao
cho HS chuẩn bị nhưng phải kiểm tra.
- Phổ biến nội qui an toàn phòng thí nghiệm: Ngay khi bắt đầu một bài thực hành,
giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh về qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
Điều này là hết sức cần thiết và phải làm ngay mỗi lần học sinh vào phòng thí nghiệ
m.
Bên cạnh đó cũng cần phổ biến cách cấp cứu trong những trường hợp cần thiết như
bỏng hóa chất, băng bó khi bị thương vv…
- Bước 1: GV nêu mục tiêu thí nghiệm (hoặc hướng dẫn học sinh phát biểu mục
tiêu thực hành), phải đảm bảo mỗi HS nhận thức rõ mục tiêu làm thí nghiệm để làm gì?
- Bước 2: GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm, phải đảm bảo mỗi HS
nh
ận thức rõ làm thí nghiệm như thế nào? Bằng cách nào?
Giáo viên giới thiệu qui trình thí nghiệm: Học sinh có thể tự đọc qui trình thí
nghiệm (nếu có sẵn trong bài thực hành) hoặc giáo viên giới thiệu cho học sinh. Sau đó
 14
học sinh tự kiểm tra các loại hóa chất thiết bị, mẫu vật xem có đáp ứng được với yêu cầu

bài thực hành hay không.
Tiến hành thí nghiệm: Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo qui trình đã cho để thu
thập số liệu.
- Bước 3: Mô tả kết quả thí nghiệm. HS viết ra (hoặc nói ra) các kết quả mà họ
quan sát thấy trong quá trình làm thí nghiệm.
Xử lý số liệu thực nghiệm: Học sinh xử lý số li
ệu và viết báo cáo thí nghiệm nộp
cho giáo viên. Cuối buổi giáo viên có thể đưa ra các tình huống khác với thí nghiệm để
học sinh suy ngẫm và tìm cách lý giải. Phần này GV có thể tham khảo sách Sinh học của
Campbell & Reece ở mục “Điều gì nếu?” sau mỗi thí nghiệm mà sách đưa ra.
- Giải thích các hiện tượng quan sát được: đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi để
tổ chức HS học theo phương pháp tích cực. GV có thể dùng hệ thống câu hỏ
i dẫn dắt
theo kiểu nêu vấn đề giúp HS tự giải thích các kết quả.
- Rút ra kết luận cần thiết: GV yêu cầu HS căn cứ vào mục tiêu ban đầu trước khi
làm thí nghiệm để đánh giá công việc đã làm.
* Phương pháp tổ chức
Trong giờ thực hành học sinh phải thực hiện những công việc cơ bản, giáo viên
chỉ hướng dẫn và làm mẫu, học sinh có được trực tiếp làm việc thì mới
đảm bảo mục
tiêu là học sinh được tự mình tìm tòi, phát hiện kiến thức trên sản phẩm thực hành, trên
cơ sở đó giúp học sinh phát huy tính tích cực, tư duy, tự lực, chủ động học sinh tìm ra
kiến thức, từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy tư duy tích cực cho học sinh,
tạo hứng thú học tập cho học sinh yêu thích bộ môn.
* Phương pháp đánh giá
- Giáo viên có thể đánh giá dưới nhiều hình thứ
c khác nhau: mức độ hoàn thành
bài thực hành, ý thức thực hành của học sinh và kết quả bài thu hoạch. Phần đánh giá
cần tỉ mỉ cụ thể cho từng học sinh để từ đó các em tìm ra ưu điểm và nhược điểm, có
biện pháp khắc phục các nhược điểm đó nhằm nâng cao chất lượng các bài thực hành

Sinh học.

- Việc tổng kết đánh giá công việc của học sinh h
ết sức cần thiết và có ý nghĩa rất
quan trọng khi tự mình làm việc và học sinh cần được đánh giá nhìn nhận đầy đủ khách
quan tạo hứng thú trong quá trình tiếp thu kiến thức. Vậy mà hiện nay các sản phẩm
hoạt động thực hành của học sinh ít được kiểm tra đánh giá, phần nhiều vì lý do thời
gian. Đa số các giáo viên chỉ quan tâm làm thế nào để truyền tải hết kiến thức mà không
để ý đến việ
c học sinh tiếp thu như thế nào, lĩnh hội được những gì và đã làm được
những gì qua tiếp thu kiến thức lý thuyết.





 15




B. MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN SINH Ở TRƯỜNG THCS


BÀI 1. KÍNH HIỂN VI KHẢO SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT


1. Mục tiêu

- Biết được các bộ phận cấu tạo của kính hiển vi. Biết cách sử dụng kính hiển vi.

Thành thạo dần các thao tác khi lên kính và quan sát với các vật kính nhỏ, lớn.
- Tập làm tiêu bản tạm thời, đơn giản.
- Qua các kỹ thuật tiến hành thí nghiệm sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh tác
phong tỉ mỉ, chính xác, gọn gàng và trung thực của người làm công tác khoa học.

2. Nội dung

- Tìm hiểu các bộ phận cấu tạo của kính hiển vi, cách sử dụng kính hiển vi.
- Quan sát tế bào vảy hành tây, hạt tinh bột (khoai tây, đậu xanh), dòng nguyên sinh
chất (lá rong Elodea), tế bào thịt quả cà chua chín.

3. Chuẩn bị

3.1. Chuẩn bị của người học:
- Đọc kĩ phần cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi ở sách giáo khoa.
- Xem trước nội dung bài học để biết công việc sẽ phải làm.
3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm
a, Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, kim mũi mác, lưỡi dao cạo mỏng, phiến kính,
lá kính, giấy thấm, đĩa đồng hồ.
b, Hóa chất: Nước cất, glicerin, kali iođua.
c, Mẫu v
ật: Củ hành tây, khoai tây, đậu xanh, rong Elodea, tế bào thịt quả cà chua
chín (có thể học sinh tự chuẩn bị).

4. Tiến hành



I. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI
 16




1.1. Nguyên tắc và cấu tạo
GV: Yêu
câu học
sinh đọc
nội dung
thực hành,
quan sát
KHV và
tranh vẽ để
nhận biết
các bộ phận
của kính.

HS: nhận
biết các bộ
phận của
KHV.
HS: HS lên
bảng chỉ
trên tranh
và trên kính
các bộ phận
đó.
Kính hiển vi là một dụng cụ quang học để quan sát những vật nhỏ bé
mà mắt thường không nhìn thấy được. Độ phóng đại của kính hiển vi là tích
số
của độ phóng đại vật và thị kính.

Một kính hiển vi gồm có hai phần:
 Các bộ phận quang học: Thị kính, vật kính, tụ quang, đèn (nguồn
sáng) hay gương.
- Vật kính: là phần quan trọng nhất trong hệ thống quang học của
kính hiển vi, nó quyết định khả năng nhìn rõ của kính. Bên ngoài mỗi vật
kính có khắc độ phóng đại của vật kính và các tính chất khác của vật kính
như sau:
+ V
ật kính khô: 40/0,65 - 100/0,27/0,5 tương ứng các giá trị của: độ
phóng đại to/ trị số mở/chiều dài giữa thân và ống kính (mm)/độ dày của
lamen (mm)/khoảng cách giữa vật kính và lamen (mm).
+ Vật kính dầu: HI 100/125 - 100/0,17 tương ứng với các giá trị của:
độ phóng to/trị số mở/chiều dài thân ống kính (mm)/độ dày của lamen
(mm).
- Thị kính: Gắn ở đầu trên của ống kính. Thị kính có cấu tạo đơn giản
hơn v
ật kính, chỉ gồm 2 thấu kính và một cái chắn sáng ở giữa. Trên mỗi thị
kính đều ghi độ phóng đại của nó. Ví dụ: 5, 10, 15.
Độ phóng đại của kính hiển vi (ký hiệu L) sẽ bằng độ phóng đại của
vật kính (ký hiệu L
v
) nhân với độ phóng đại của thị kính (ký hiệu L
t
).
L = L
v
L
t

 Các bộ phận cơ học: Ốc thứ cấp và vi cấp, thân kính, bàn kính

cùng với thước kẹp tiêu bản, ống kính, đầu xoay, ốc chỉnh tụ quang.

1.2. Sử dụng

GV: Cho
HS đọc
phần cách
sử dụng
KHV trong
tài liệu.
GV: Cho
HS tiến
hành quan
sát một số
tiêu bản cố
định.
Để bảo vệ kính hiển vi và tiêu bản, khi sử dụng kính phải thận trọng,
vặn ốc phải từ từ, nhẹ nhàng và tiến hành theo các thứ tự sau:
a. Cắm điện, bật công tắc. Nhìn vào thị kính, điều chỉnh nguồn sáng
điện chiếu để ánh sáng đề
u thị trường (Đối với kính dùng ánh sáng quang
học thì điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu quay ra phía có ánh
sáng).
b. Bao giờ cũng xem mẫu vật ở vật kính nhỏ (10) trước.
c. Đặt tiêu bản lên bàn kính và kẹp vào thước kẹp tiêu bản, điều chỉnh
mẫu vật vào đúng tâm nguồn sáng.

d. Nhìn dưới kính mang vật (lamen), vặn nhẹ ốc thứ cấp xuống đến khi
đầu vật kính 10 sắp sửa chạm lame (hảy ngừng lại khi kính hiển vi có cản
 17

an toàn).
e. Sau đó nhìn thấy rõ hình ảnh mẫu vật. Nếu chưa rõ chi tiết thì vặn
nhẹ ốc vi cấp để thấy rõ.
f. Muốn xem ở độ phòng đại lớn hơn, thì đưa phần muốn xem vào
giữa thị trường. Nhìn bên ngoài lame, vặn đầu xoay chuyển sang vật kính
lớn (X40) nếu không làm di chuyển lame là được khoảng cách giữa vật kính
lớn với lame rất nhỏ, do đó chỉ vặn nhích nhẹ ốc thứ c
ấp lên hoặc chỉ dùng
ốc vi cấp để chỉnh thấy hình ảnh.
Học sinh cần kiên nhẫn, tự điều chỉnh để xem, tránh làm vỡ lame.
Không tự ý mở tháo kính, bật tắt làm cháy bóng đèn. Sau buổi học phải lau
kính sạch sẽ, tắt điện, sắp xếp kính hiển vi ngay ngắn.


Lưu ý:
* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng kính hiển vi
- Khi quan sát, cần thường xuyên nhấp nháy ốc vi cấp để thấy được
đầy đủ các mặt phẳng khác nhau của vi phẫu.
- Ốc vi cấp chuyển động được cả hai chiều, một chiều ít nhất được hai
vòng. Nếu đang vặn mà thấy bị kẹt cứng thì phải dừng ngay và quay theo
chiều ngược lại. Tuy
ệt đối không dùng sức mạnh để vặn tiếp, vì sẽ làm
hỏng bộ phận này. Trong trường hợp đó, phải dùng ốc thứ cấp để nâng hay
hạ mâm kính cho phù hợp rồi mới điều chỉnh ốc vi cấp cho rõ nét.
- Ảnh thấy trong kính hiển vi luôn ngược chiều với vật quan sát. Vì
vậy, để cho hình ảnh trong kính luôn thuận chiều dễ quan sát thì khi đặt tiêu
bản lên mâm kính phải để tiêu bản ngược với chi
ều muốn quan sát, khi di
chuyển tiêu bản trên mâm kính cũng phải di chuyển theo chiều ngược chiều
với chiều mình mong muốn.

- Nên mở cả hai mắt khi quan sát (kể cả dùng kính 1 mắt). Mắt trái
nhìn vào kính, mắt phải nhìn vào giấy vẽ đặt bên phải kính (ngược lại nếu
thuận tay trái). Như thế ta có thể vừa quan sát vừa vẽ mà không cần di
chuyển thân mình. Không nên nhắm một mắt vì nhìn lâu sẽ mỏi.
- Người ta qui ước chia vị trí trên kính trường nh
ư trên mặt đồng hồ
(cũng từ 1-12 giờ) để dễ dàng trao đổi ý kiến với nhau.
- Ở độ phóng đại càng lớn thì cần ánh sáng càng nhiều.





GV : Giảng


2. QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT

Tế bào là đơn vị căn bản về cấu tạo và nhiệm vụ của cơ thể sinh vật.
Muốn hiểu biết cấu tạo và nhiệm vụ của thực vật, động vật cần phải khảo
sát tế bào.

 18
GV: HD
HS tiến
hành thực
hành: lên
tiêu bản,
quan sát tế
bào vảy

hành dưới
KHV.
HS: đọc
cách tiến
hành thực
hành
(SGK) thảo
luận và tiến
hành thực
hành.

HS: Vẽ
hình đã
quan sát và
chú thích
hình vẽ.


2.1. Tế bào vảy hành tây (Allium cepa)

Thực hành
Dùng dao cạo rạch một ô vuông độ 1/2cm/cạnh, ở mặt trong vảy hành
củ hành còn tươi. Dùng kim mũi giáo, lột nhẹ một lớp mỏng biểu bì rồi cho
vào vài giọt nước sẵn trên lamen. Đậy lamelle bằng cách nghiêng 45
0
, hạ từ
từ xuống để tránh có bọt khí trong kính.
Quan sát ở số bội giác nhỏ các tế bào dài, vách mỏng. Chuyển sang số
bội giác lớn, vẽ hình 1-2 tế bào với màng tế bào, tế bào chất và nhân.
Dùng lại miếng tế bào trên, hoặc bóc một miếng biểu bì củ hành khác.

Cho vào một giọt Iod. Các thành phần của tế bào sẽ được nhìn thấy rõ hơn.
Quan sát và vẽ hình.


GV: HD
HS tiến
hành thực
hành: lên
tiêu bản,
quan sát hạt
tinh bột
dưới KHV.
HS: đọc
cách tiến
hành thực
hành và
tiến hành
thực hành.

HS: Vẽ

2.2. Hạt tinh bột

Thực hành
Cạo nhẹ lên miếng khoai tây, hạt đậu xanh. Cho phần bột vừa cạo vào
một giọt nước sẵn trên lame, đậy lamelle. Quan sát ở số bội giác nhỏ thấy
các hạt tinh bột như các bọt nước chuyển động. Chuyển sang số bội giác lớn
để thấy rõ hơn các vân tăng trưởng và tâm.
Màng TB
Tế bào chất

Hình 1.1. Tế bào vảy hành dưới kính hiển vi
Nhân TB
 19
quan sát và
chú thích
hình vẽ.










Hình 1.2. Các loại hạt tinh bột
A. Ở lúa mì; B. Ở khoai tây
(1. Hạt đơn; 2. Hạt kép; 3. Hạt nửa kép)
C. Ở đậu (có tễ phân nhánh); D. Ở ngô;
E. Ở lúa mạch; G. Ở gạo


GV: HD
HS tiến
hành thực
hành: lên
tiêu bản,
quan sát tế
bào là rong

Elodea
dưới KHV.
HS: đọc
cách tiến
hành thực
hành và
tiến hành
thực hành.
HS: Vẽ
hình đã
quan sát và
chú thích
hình vẽ.

2.3. Dòng nguyên sinh chất
Nguyên sinh chất trong tế bào luân chuyển để giúp việc chuyên chở
các chất hòa tan được mau lẹ hơn, tạo thành dòng nguyên sinh chất. Sự luân
chuyển của dòng nguyên sinh chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Hiện tượng
chuy
ển động này được quan sát rõ ở lá rong đuôi chó Elodea.
Thực hành
Đặt một lá rong đuôi chó Elodea đã được phơi nắng đặt trong một giọt
nước trên lame. Quan sát dưới kính hiển vi, tìm các tế bào có chứa rất nhiều
hạt màu xanh lục, hình bầu dục, đang tạo thành một dòng chuyển động
chậm.

Hình 1.3. Dòng nguyên sinh chất trong lá rong đuôi chó Elodea

GV: HD
HS tiến

hành th

c

2.3. Quan sát tế bào thịt quả cà chua

 20
hành: lên
tiêu bản,
quan sát tế
bào thịt quả
cà chua
dưới KHV.
HS: đọc
cách tiến
hành thực
hành
(SGK) và
tiến hành
thực hành.
HS: Vẽ
hình đã
quan sát và
chú thích
hình vẽ.
Thc hành
- Cắt đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác cạo một ít thịt quả cà chua (lưu ý
lấy càng ít càng tốt, nếu lấy nhiều sẽ khó quan sát vì các tế bào chồng chất
lên nhau).
- Lấy một lame kính đã nhỏ sẵn giọt nước, đưa đầu kim mũi mác vào sao

cho các tế bào cà chua tan đều trong giọt nước rồi nhẹ nhàng đậy lamen lại.
Tiến hành quan sát trên kính hiển vi như trên.
- Chọn tế bào xem rõ nhất, vẽ hình.



5. Thu hoạch:

GV hướng dẫn học sinh viết bản tường trình:
- Chú thích đầy đủ các bộ phận của kính hiển vi theo hình vẽ.
- Vẽ hình một tế bào biểu bì củ hành trong Iod ở số bội giác lớn.
- Vẽ hình hạt tinh bột khoai tây, đậu xanh.
- Vẽ hình chuyển động của lục lạp của vài tế bào kế cận nhau.
- Vẽ hình tế bào thịt quả cà chua.




Hình 1.4. Tế bào thịt quả cà chua chín dưới kính hiển vi
 21

Hình 1.5. Kính hiển vi một mắt Hình 1.6. Kính hiển vi hai mắt
















 22
BÀI 2. SỰ QUANG HỢP

1. Mục tiêu

- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Khi có ánh sáng lá có
thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi.
- Ghi nhận hiện tượng giải phóng oxy trong quang hợp, sự tạo thành tinh bột trong
quang hợp.
- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế như: vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh
sáng? Vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?

2. Nội dụng

- Làm thí nghiệm chứng minh sự tạo thành tinh bột trong quang hợp.
- Làm thí nghiệm chứng minh sự thải oxy trong quá trình quang hợp.

3. Chuẩn bị:

3.1. Chuẩn bị của học sinh

- Xem kĩ phần lý thuyết những nội dung liên quan.


3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm

a, Dụng cụ: Giấy thấm, đèn cồn, diêm, băng keo, kẹp, bình hút ẩm, ống nghiệm,
phễu, cốc thủy tinh, đĩa petri.
b, Hóa chất: cồn 70
0
, Lugol.
c, Mẫu vật: 3 loại lá cây tươi đang trên cành, rong đuôi chó.

4. Tiến hành


GV: Đặt vấn đề: Nhà bác học người Nga vỹ đại M. V. Lômônosôp (1711 –
1765), trong luận văn của mình về “những hiện tượng không khí” đã kết
luận rằng: cây cối nhờ sự giúp đỡ của lá và cây xanh dựng nên cơ thể của
mình từ không khí, khí quyển bao quanh nó…
Phải chăng cây xanh có khả năng hấp thụ, chuyển hoá năng lượng. Quá
trình này diễn ra như thế nào?


Thí nghiệm 1 Sự tạo thành tinh bột trong quang hợ
p

 23
- Trước khi cho HS làm thí nghiệm 1, GV có thể biểu diển cách thử tinh
bột, để học sinh thấy được sự chuyển màu của tinh bột khi nhỏ dung
dịch iốt vào.
- GV đặt vấn đề cho HS là chúng ta tìm hiểu thí nghiệm 1 để xác định lá
cây chế tạo được chất gì trong điều kiện nào?
- Mỗi HS tìm thông tin bằng cách đọc phần mô tả thí nghiệm 1 và quan

sát các hình chi tiết trong H.2.1 sau để hiểu được thí nghiệm.


Hình 2.1. Bố trí thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp
Lá cây đã được che tối một phần (trong 02 ngày). Đặt các lá này vào
cốc thủy tinh nước đang sôi trong vòng 5phút. Sau đó, dùng kẹp chuyển
mỗi lá vào 1 ống nghiệm có chứa cồn 70
0
, đặt ống nghiệm vào cốc thủy tinh
nước đang sôi, đun cho đến khi lá mất màu xanh. Rửa lá bằng nước và trải
lá trên đĩa petri. Cho dung dịch Lugol (I ốt) vào đĩa petri và lắc để lá nhuộm
màu đều. Trãi lá trên tờ giấy thấm. Ghi nhận hiện tượng và giải thích.
- Sau đó HS suy nghĩ để trả lời 3 câu hỏi thảo luận sau:
+ Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đ
ích gì?
+ Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao?
+ Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gi?
- Để giúp học sinh trả lời đúng, nên cho học sinh thảo luận toàn lớp về
câu trả lời của các nhóm.
- GV sửa chữa, bổ sung và nêu đáp án đúng.
- GV có thể cho HS xem kết quả thí nghiệm do GV tự làm, giúp HS có
cơ sở thực tế để khẳng định kết luận c
ủa thí nghiệm:

+ Bịt lá thí nghiệm bằng một băng giấy đen làm một phần lá không
nhận được ánh sáng. Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá đối
chứng vẫn được chiếu sáng.
 24
+ Chỉ có phần lá không bị bịt đã chế tạo tinh bột (chỉ có phần này bị
nhuộm thành màu xanh tím với thuốc thử tinh bột).


Tiểu kết: Tinh bột được tạo thành trong lá xanh được chiếu sáng.

Thí nghiệm 2. Sự thải O
2
trong quang hợp
Cách thực hiện:
- HS tự làm thí nghiệm 2 bằng cách đọc thông tin phần mô tả thí nghiệm và
quan sát các H.2.2.
Đặt một số cành rong đuôi chó vào hai cốc thủy tinh A và B chứa đầy
nước. Đổ nước vào đầy hai ống nghiệm, úp mỗi ống nghiệm chứa đầy nước
vào một cành rong trong mỗi cốc, sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc
A vào chỗ tối hoặc bọc ngoài bằng một túi giấy đen. Đưa cốc B ra chỗ có
nắng hoặc để dưới đèn sáng có chụp.


Hình 2.2. Kết quả thí nghiệm sau 6 giờ
A. Cốc thí nghiệm bịt giấy đen
B. Cốc thí nghiệm để ngoài ánh sáng
C. Thử chất khí tạo thành trong thí nghiệm ở cốc B

Khoảng sau 6 giờ lấy ra, cũng dùng que diêm gần tắt đưa vào miệng
ống nghiệm. Ghi nhận hiện tượng, giải thích.

+ Khoảng sau 6 giờ, quan sát 2 cốc, ta thấy: t
ừ cành rong trong cốc B
có những bọt khí thoát ra rồi nổi lên và chiếm một khoảng dưới đáy ống
nghiệm, còn cành rong trong cốc A không có hiện tượng đó (H. 2.2).
+ Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc B, lật lại để xác định chất khí do cây
rong đã thải ra bằng cách: đưa nhanh que diêm vừa tắt (chỉ còn tàn đỏ) vào

miệng ống nghiệm, ta thấy que diêm bùng cháy.
- Sau đó, mỗi HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi thảo luậ
n về thí nghiệm 2
và ghi vào vở bài tập.
+ Cành rong trong cốc nào đã chế tạo được tinh bột? Vì sao?
+ Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra
 25
chất khí? Đó là khí gì?
+ Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm?

- Câu trả lời của các nhóm cần được trao đổi trong toàn lớp để có thể
tìm được câu trả lời đúng.
- Sau khi lớp thảo luận, GV chốt lại đáp án:
+ Chỉ có cành trong cốc B chế tạo được tinh bột vì được chiếu sáng.
+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong trong cốc B đã tạo ra chất khí là có
bọt khí thoát ra từ cành rong và có chất khí tạo thành ở
đáy ống nghiệm
trong cốc B. Đó là khí ôxi vì đã làm que diêm gần tắt lại bùng cháy.

Tiểu kết: Lá đã thải ra khí ôxi ở ngoài ánh sáng.

* Kết luận:
Sự quang hợp:
Ngoài ánh sáng, cây xanh thực hiện sự quang hợp, quang hợp là sự
tổng hợp chất hữu cơ (glucid) từ các chất vô cơ (cacbonic

và nước) theo
công thức tổng quát như sau:
Cacbonic + Nư
ớc → Glucose + oxi


Các thí nghiệm trên đã chứng minh sự giải phóng oxi và tạo tính bột
trong quá trình quang hợp.



5. Hướng dẫn học sinh viết bản thu hoạch:
- Ghi nhận hiện tượng, giải thích sự tạo thành tinh bột trong quang hợp.
- Ghi nhận hiện tượng, giải thích quá trình giải phóng oxy trong quang hợp.
Có thể sử dụng 2 câu hỏi cuối bài để kiểm tra, hoặc có thể hỏi thêm nhiều câu hỏi vận
dụng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×