Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Luận văn : Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mủ cây cao su tại công ty tnhh mtv cao su quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.44 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LÊ MINH AN
Đề tài:
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM MỦ CÂY CAO SU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU
QUẢNG NAM
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH KẾ TOÁN - TIN HỌC
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2013
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LÊ MINH AN
Đề tài:
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM MỦ CÂY CAO SU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU
QUẢNG NAM
Mã ngành: C93
Lớp: 11A1
GVHD: ThS. Nguyễn Linh Giang
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Cao đẳng Công Nghệ Thông Tin,
được sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô giáo trong khoa Hệ thống Thông tin
Kinh tế, em được đi thực tập 2 tháng tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam.
Qua quá trình thực tập em có cơ hội tiếp xúc với thực tế, vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tế tại công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam. Kết thúc thời gian thực
tập em đã học hỏi được nhiều điều.


Để hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo của trường Cao đẳng Công Nghệ Thông Tin nói chung, khoa Hệ thống Thông
tin Kinh tế nói riêng, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn
Linh Giang đã hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp
này. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng tập thể công nhân viên tại Công ty
TNHH MTV Cao su Quảng Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em để em có thế cân đối
được thời gian thực tập và có thời gian viết bài báo cáo này, giúp em có sự hiểu biết về
thực tế ở công ty. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các anh chị trong
phòng kế toán tại công ty đã chỉ bảo nhiệt tình, giúp em tìm kiếm, thu thập số liệu,
chứng từ để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân của em
đã giúp em rất nhiều về mặt tinh thần trong thời gian qua.
Đà Năng, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tác giả
Lê Minh An
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
STT TÊN VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2 UBND Ủy ban nhân dân
3 CSVN Cộng sản Việt Nam
4 KH-VT-XDCB Kế hoạch-Vật tư-Xây dựng cơ bản
5 TC-HC Tổ chức – Hành chính
6 KT Kế toán
7 TSCĐ Tài sản cố định
8 GTGT Giá trị gia tăng
9 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
10 TNCN Thu nhập cá nhân
11 CP Chi phí
12 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
13 KPCĐ Kinh phí công đoàn

14 BHXH Bảo hiểm xã hội
15 BHYT Bảo hiểm y tế
16 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
17 SCSPH Sửa chữa sản phẩm hỏng
18 GVHB Giá vốn hàng bán
19 CPSX Chi phí sản xuất
20 CPSXDDĐK Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
21 CPSXDDCK Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
22 SXC Sản xuất chung
23 PV Phục vụ
24 QLDN Quản lý doanh nghiệp
25 SP Sản phẩm
26 NCTT Nhân công trực tiếp
27 TK Tài khoản
28 NT Nông trường
29 TCKT Tài chính kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, xu hướng toàn cầu hóa đã đặt các quốc gia vào vòng
quay của sự cạnh tranh khốc liệt về mọi mặt, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế. Việt
Nam cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp ở
nước ta phải có sự nổ lực hết mình để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đối
với doanh nghiệp thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm luôn là yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tái sản xuất và tìm
kiếm lợi nhuận, đó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm
quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên
qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Cao Su Quảng Nam em quyết định
chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mủ cây cao
su tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.
 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu là trên cơ sở những kiến thức đã được học tại trường và

tự tìm hiểu, làm rõ thực trạng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mủ cây
cao su tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, qua đó đề ra những giải pháp
nhằm giúp công ty hoàn thiện công tác kế toán hơn, giúp công ty hoạt động hiệu
quả để đạt được lợi nhuận cao hơn trong những năm tới.
 Phạm vi của đề tài
Thực trạng tình hình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mủ
cây cao su tại công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam.
 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của đề tài gồm có 3 phần:
• Phần I: Đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh và công tác kế toán của
Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam
• Phần II: Thực trạngcông tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm mủ cây cao su tại công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam.
• Phần III: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện về kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mủ cây cao su tại Công ty
TNHH MTV Cao su Quảng Nam
0. PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU
QUẢNG NAM
0.1. Quá trình hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty
TNHH MTV Cao su Quảng Nam
0.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Cao su
Quảng Nam
a. Hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam
 Tên Công ty: Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam.
 Địa chỉ trụ sở: Quốc lộ 1A- Bình Nguyên- Thăng Bình- Quảng Nam.
 Điện thoại: 05103.667.396
 Fax: 05103.667.129
 Email:
Tiền thân của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam là xí nghiệp Lâm

nghiệp được thành lập theo quyết định 545/QĐ-UB ngày 04/03/1986 của UBND
tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ với nhiệm vụ trồng rừng, khai thác và chế biến
Lâm sản.
Sau đó thành lập lại doanh nghiệp theo quyết định 298/QĐ-UB ngày
13/10/1992 của UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng với tên gọi Lâm trường Hiệp
Đức.
Sau hội nghị Cao su được tổ chức tại Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Nam rất
quan tâm và quyết tâm đưa cây Cao su vào phát triển tại tỉnh nhà với mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, giải quyết giảm
nghèo trên các vùng cao, vùng sâu đang gặp khó khăn về đời sống kinh tế. Trên cơ
sở đó UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo rõ ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh Quảng Nam tiến hành lại quỹ đất hoang trong toàn tỉnh Quảng Nam.
Qua thực tiễn cây Cao su đã có mặt trên 02 huyện Phước Sơn và Hiệp Đức của
tỉnh Quảng Nam với diện tích 14 ha sinh trưởng và phát triển rất thuận lợi.
Đến ngày 9/5/1998 UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định số 793/1998/QĐ-
UB về việc đổi tên Lâm trường Hiệp Đức thành Công ty Cao su Quảng Nam là
doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng.
Để Công ty đủ mạnh về cơ sở vật chất cũng như các nguồn lực khác UBND
tỉnh Quảng Nam đề nghị chính phủ chuyển Công ty làm thành viên của Tổng
Công ty Cao su Việt Nam. Ngày 17/10/1998 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số
203/1998/QĐ-TT về việc chuyển Công ty Cao su Quảng Nam thuộc UBND tỉnh
Quảng Nam trở thành thành viên của Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập
Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam)
Ngày 1/7/2010, do Luật doanh nghiệp ra đời nên Công ty Cao su Quảng Nam
đã chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam theo quyết định số
93/QĐ-CSVN ngày 04/5/2010 của Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về
việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Cao su Quảng Nam thành Công ty
TNHH MTV Cao su Quảng Nam
Công ty có các nông trường trực thuộc:

Tên Nông trường Địa chỉ
- Nông trường cao su Hiệp Đức Thị Trấn Tân An, huyện Hiệp Đức
- Nông trường cao su Phước Đức Xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức
- Nông trường cao su Trà Nô Xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức
- Nông trường cao su Đức Phú Xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành
- Nông trường cao su Phước Sơn Xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn
- Nông trường cao su Nông Sơn Xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn
- Nông trường cao su Bắc Trà My Xã Trà Nú, huyện Bắc Trà My
- Xí nghiệp chế biến, dịch cụ Xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức
* Hình thức sở hữu vốn: Vốn Nhà nước 100%
Vốn điều lệ của Công ty: 288.374.660.191 đồng
Tổng số công nhân viên của Công ty là: 1.802 người trong đó cán bộ công
nhân viên là: 980 người, còn lại là hộ nhận khoán chăm sóc vườn cây.
b. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam
Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Nhà Nước số:
3306000003 ngày 03 tháng 06 năm 1998 và đăng ký cấp lại lần thứ nhất, đăng ký
thay đổi lần thứ hai ngày 10 tháng 03 năm 2006 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Quảng Nam cấp, với các chức năng và nhiệm vụ sau. Ngày 16/7/2010 sở Kế
hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số: 4000292825 và cũng là giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế do Công ty
chuyển đổi doanh nghiệp sang Công ty TNHH MTV.
b.1. Chức năng
Công ty thực hiện chức năng đầu tư phát triển vùng Cao su đại điền, tiểu điền.
Chủ yếu trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mủ Cao su.
b.2. Nhiệm vụ
 Đầu tư trồng cây Cao su
 Chăm sóc, quản lý và bảo vệ vườn cây Cao su
 Khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Cao su
 Làm dịch vụ xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, nhà cửa) phục vụ cho nội
bộ Công ty.

0.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Cao su Quảng
Nam
a. Đặc điểm sản phẩm và thị trường
a.1. Đặc điểm sản phẩm
Đặc điểm của cây cao su là cây lâu năm. Cho sản phẩm trong thời gian dài.
Do là cây lâu năm nên được tính là tài sản cố định nên được chiết khấu hao để tính
vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Thời gian tính giá thành mủ sơ chế: Sản xuất mang tính chất thời vụ, phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên việc tính giá thành sẽ bắt đầu vào ngày
01/01/2012 đến ngày 31/12/2012
Sản phẩm của Công ty là các loại mủ như: mủ nước, mủ sơ chế. Nhưng sản
phẩm chính của Công ty là mủ cao su đông nguyên liệu. Sau khi khai thác mủ trực
tiếp từ cây cao su, và thực hiện các thủ tục nhập xuất mủ cao su đông nguyên liệu
đi gia công chế biến thì mủ cao su đông được gia công thành mủ cốm thành phẩm:
SVR5; SVR10; SVR20
a.2. Sơ đồ quy trình công nghệ:
Xác định loại rừng ( phân hạng đất rừng) → Thiết kế khai hoang → Thiết kế
phóng nọc, đào hố bón phân → Trồng mới → Chăm sóc (năm 1 đến năm 7) →
Khai thác mủ → gia công chế biến → Tiêu thụ.
a.3. Đặc điểm thị trường
Thị trường chính của công ty là các doanh nghiệp chuyên sản xuất lốp xe,
nệm cao su…trên cả nước và nước ngoài.
b. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo sản xuất trực tiếp.
c. Phương hướng phát triển
Nhằm phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam trong những năm đến. Công ty đã
giao kế hoạch hoạt động cho từng đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đó các đơn vị xây
dựng kế hoạch chi tiết sản xuất và phương hướng phát triển cho đơn vị mình nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ của Công ty giao:
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Khai hoang trồng mới 1000 ha 1000 ha 500 ha
Chăm sóc 4200 ha 5200 ha 5700 ha
Sản lượng mủ khai thác 2000 tấn 2500 tấn 3000 tấn
d. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý tại công ty TNHH MTV Cao su Quảng
Nam
d.1. Sơ đố tổ chức bộ máy quản lý
Nông trường
Tổ sản xuất
Công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Tổ
SX
số
1
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN KIÊM
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng Giám Đốc phụ
trách kỹ thuật
Phó Tổng Giám Đốc phụ
trách kinh doanh
Phòng
KH-VT
XDCB
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
TC-HC
lao động

tiền lương
Phòng
khám
Y tế
Phòng
quản
lý kỹ
thuật
Phòng
kinh
doanh
Phòng
thanh tra
bảo vệ
nhân sự
Nông
trường
Cao Su
Hiệp Đức
Nông
trường
Cao Su
Phước
Sơn 1
Nông
trường
Cao Su
Nông
Sơn
Nông

trường Cao
Su Trà Nô
Nông trường
Cao Su
Phước Đức
Nông
trường
Cao Su
Đức Phú
Tổ
SX
số1
Tổ
SX
số

Tổ
SX
số
15
Tổ
SX
số1
Tổ
SX
số

Tổ
SX
số

15
Tổ
SX
số
1
Tổ
SX
số

Tổ
SX
số
15
Tổ
SX
số
1
Tổ
SX
số
15
Tổ
SX
số

Tổ
SX
số
1
Tổ

SX
số

Tổ
SX
số
15
Tổ
SX
số
15
Tổ
SX
số

Nông
trường
Cao Su
Bắc Trà
My
Tổ
SX
số
1
Tổ
SX
số

Tổ
SX

số
15
Nhà
máy
chế
biến
Tổ
SX
số

Nông
trường
Cao Su
Phước
Sơn 2
Phòng kiểm
nghiệm
chất lượng
Phòng
kiểm
soát
Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám đốc
Nông trường Cao su Phước Sơn 2
d.2. Chức năng – nhiệm vụ các bộ phận
 Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc: là người đại diện hợp
pháp của công ty trước Pháp luật, người chỉ huy cao nhất công ty, Lãnh đạo công ty,
chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống cán bộ công
nhân viên trong công ty.
 Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: là người giúp việc cho Tổng giám
đốc về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và kế hoạch, chịu trách nhiệm

báo cáo về mọi hoạt động liên quan đến tài chính và kế hoạch của Công ty. Khi Tổng
Giám đốc đi công tác hoặc vắng mặt tại Công ty thì Phó Tổng giám đốc có quyền giải
quyết mọi vấn đề đã được Tổng giám đốc uỷ quyền.
 Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giúp việc cho Tổng giám đốc
và có nhiệm vụ tổ chức điều hành, chỉ đạo, kiểm tra về mặt kỹ thuật.
 Phó giám đốc kiêm Giám đốc nông trường Phước Sơn 2: là người giúp việc
cho Tổng giám đốc và có nhiệm vụ lãnh đạo nông trường cao su Phước Sơn 2 về mọi
mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
 Phòng tài chính kế toán:
- Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực hoạt động tài chính của
Công ty, phối hợp với các phòng khác để lập kế hoạch tài chính theo định kỳ.
- Xây dựng, quản lý hệ thống sổ sách, hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định Nhà
nước. Chi tài chính đúng chế độ, trả lương cho cán bộ công nhân viên đúng theo quy
định. Quản lý tài chính về giá trị tài sản của Công ty.
 Phòng Kế hoạch - xây dựng cơ bản:
- Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, tham mưu cho Tổng
giám đốc giao cho chỉ tiêu định mức cho các đội, phân xưởng, giúp Công ty tìm kiếm
thị trường phối hợp cùng với các phòng chức năng lập kế hoạch mua sắm các loại vật
tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch với tình hình thực tế, phát
hiện các dự tính không chính xác của kế hoạch và có biện pháp sửa chữa, điều chỉnh,
đồng thời cùng các phòng ban liên quan nghiên cứu năng lực của Công ty để đề xuất
với Tổng giám đốc biện pháp kinh doanh tốt hơn.
 Phòng Kinh doanh:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh như soạn thảo
và ký kết các hợp đồng thương mại, hợp đồng gia công chế biến mủ Cao su, hợp đồng
mua bán mủ Cao su, vật tư phân bón, máy móc thiết bị, CCDC và các dịch vụ khác.
- Thường xuyên nghiên cứu thị trường nắm bắt tình hình giá cả, khách hàng, để
tham mưu cho Tổng giám đốc để có chiến lược kinh doanh đạt kết quả cao.
 Phòng tổ chức hành chính- lao động tiền lương:

- Có chức năng tham mưu với Tổng giám đốc thành lập các bộ phận điều động,
bố trí thuyên chuyển cán bộ trong quyền hạn quản lý của đơn vị. Đề ra các chương
trình đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
- Xây dựng phương án trả lương cho công bằng và kích thích được năng suất lao
động trong đơn vị.
- Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ về văn thư, đời sống .
 Phòng quản lý kỹ thuật:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về các quy định, các biện pháp về chỉ tiêu kinh
tế, kỹ thuật về trồng trọt, chế biến và kiểm tra, nghiêm thu việc thực hiện các công
trình lâm sinh. Chịu toàn bộ về mặt kỹ thuật lâm sinh, lập ra kế hoạch và biện pháp kỹ
thuật hàng năm đúng theo mùa vụ. Theo thời gian quy định của ngành Cao su.
 Phòng thanh tra bảo vệ-Quân sự:
- Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc về các việc làm của Công ty cũng
như các phòng ban, nông trường, phân xưởng không rõ ràng về định mức, tiền lương
cũng như các chế độ khác của cán bộ công nhân viên, các đoàn thể của Công ty xin ý
kiến để thanh tra làm rõ các vấn đề này.
 Phòng khám đa khoa:
- Chăm sóc sức khoẻ ban đầu phát hiện và phòng chống dịch bệnh cho cán bộ
công nhân viên trong Công ty.
- Thực hiện các chương trình mục tiêu y tế dự phòng chống sốt rét, lao,…
- Tuyên truyền và giáo dục sức khoẻ, vận động phối hợp với các tổ chức đoàn thể
tham gia công tác chăm sóc bảo vệ cho người lao động.
 Phòng kiểm soát:
- Trực tiếp kiểm soát các công việc tại Công ty và các nông trường Cao su trực
thuộc
 Phòng Kiểm nghiệm chất lượng:
- Chức năng kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng và mủ thành phẩm.
 Các Nông trường Cao su trực thuộc và các tổ sản xuất:
 Tổ chức gieo ươm, nhân giống đảm bảo cho kế hoạch trồng hằng năm của Công
ty, trồng và quản lý chăm sóc vườn bảo vệ vườn cây và theo dõi sự sinh trưởng và phát

triển của cây, phòng chống sâu bệnh hại, trâu bò và người phá hoại cây Cao su. Có
nhiệm vụ tổ chức đảm bảo công việc chăm sóc, bón phân, khai thác mủ Cao su theo
thời vụ của Công ty, đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo đời sống của công nhân, có
nhiệm vụ triển khai nghiệm thu thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động có
kế hoạch chủ động về sản xuất cho các năm sau.
0.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam
0.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam
a. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
b. Chức năng của kế toán phần hành
 Kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp của bộ máy kế toán, theo dõi tham
mưu cho Ban lãnh đạo về khâu tài chính, giúp cho lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, là người
tổ chức và hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty, nắm bắt số
liệu, phân tích hoạt động sản xuất và các khoản chi phí để ổn định giá thành sản phẩm,
sản xuất có hiệu quả cao.
 Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng
ngày để tham mưu cho kế toán trưởng, chỉ đạo kịp thời các thông tin về sản xuất. Cuối
kỳ kế toán tổng hợp tập hợp toàn bộ số liệu từng phần kế toán, lên tất cả các biểu mẫu,
báo cáo quyết toán, cung cấp và báo cáo mọi chỉ tiêu tài chính cho lãnh đạo.
 Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi thu, chi, tình hình công nợ, vào sổ
sách chi tiết hằng ngày để phản ánh kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế toán trưởng
Kế toán NVL,
TSCĐ
Kế toán thanh
toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán
NT Trà

Kế toán

NT P. Sơn
Kế toán
NT
H.Đức
Kế toán NT
Đức Phú
Kế toán
NT P.Đức
Kế toán
NT N.Sơn
Thủ quỹ kiêm thủ
kho
thủ kho
Kế toán
XDCB, KT
thuế
 Kế toán xây dựng cơ bản (kiêm kế toán thuế): Kế toán theo dõi các hạn mục
công trình xây dựng cơ bản. Lập các tờ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN hằng tháng,
hằng quý, và Quyết toán thuế cuối năm.
 Kế toán NVL, TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi nhập xuất NVL để phản ánh nhập
xuất tồn biết cả số lượng NVL để báo cáo cho lãnh đạo kịp thời. Theo dõi tình hình
tăng, giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ, theo dõi nguồn vốn hình thành TSCĐ để sửa
chữa TSCĐ.
 Thủ quỹ (kiêm thủ kho): Có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, thiết bị
sản phẩm nhập, xuất kho. Theo dõi vấn đề thu, chi, ghi chép sổ sách, phản ánh được
tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng để cung cấp thông tin cho lãnh đạo kịp thời.
 Kế toán các Nông trường trực thuộc: Đều có nhiệm vụ tập hợp số liệu chứng từ
lên bảng kê thanh toán khối lượng công việc của công nhân và người lao động từng
tháng để cấp tiền lương, tiền công kịp thời, và tập hợp chứng từ về phòng kế toán để
thanh toán trừ tạm ứng.

c. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số
1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày
25/10/2000, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các Chuẩn mực kế toán
Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực
hiện kèm theo.
Để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp chứng từ, Công ty áp dụng
hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo
phương pháp này Công ty có thể nắm bắt được số liệu nhanh và tiện lợi, đề ra được kế
hoạch để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Do quá trình tập hợp khối lượng công việc tương đối nhiều, Công ty yêu cầu phải
tính tốn ghi chép hàng ngày, cơng tác kế tốn phải chính xác đầy đủ. Xuất phát u
cầu phân cấp quản lý đồng thời để giảm nhẹ được các khâu trong cơng tác kế tốn
Cơng ty đã tổ chức nhiệm vụ kế tốn theo dõi hệ thống sổ sách bao gồm các loại sổ:
 Sổ chi tiết các loại tài khoản
 Sổ quỹ
 Sổ tổng hợp (sổ cái)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế tốn theo hình thức chứng từ ghi sổ:
Chú thích:
d. Chính sách kế tốn áp dụng tại cơng ty
Cơng ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam chỉ có một phòng kế tốn duy nhất cho
nên các khâu cơng việc đều được hạch tốn tại phòng kế tốn còn các đơn vị trực thuộc
chỉ báo sổ chứng từ phát sinh để về Cơng ty hạch tốn. Như vậy Cơng ty tổ chức bộ
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Chứng từ gốc
Sổ quỹ

Sổ chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ đăng ký
CTGS
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
máy kế toán theo kiểu tập trung.
* Chế độ Báo cáo tài chính:
- Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam là một doanh nghiệp nhà nước có đầy
đủ tư cách pháp nhân và hoạt động theo chế độ tài chính do nhà nước ban hành, do đó
cuối kỳ kế toán lập các Báo cáo tài chính theo mẫu, ngoài ra công ty còn lập một số
báo cáo nội bộ để phục vụ công tác quản lý của công ty.
- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ kế toán công ty áp dụng là kỳ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc
ngày 31/12

1. PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MỦ CÂY CAO SU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU
QUẢNG NAM
1.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mủ cao su tại công ty
TNHH MTV Cao su Quảng Nam
1.1.1. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của
công ty
Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam là một đơn vị hoạt động sản xuất nông
nghiệp và nhiệm vụ chính là trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

mủ Cao su. Sản phẩm mủ cao su của công ty gồm các sản phẩm mủ nước đế bán cho
bên ngoài hoặc các loại mủ SVR 10, SVR 20, RSS 3,…SVR 10 là lọai sản phẩm được
chế tạo từ mủ đông đặc. Thành phẩm được sử dụng trong sản xuất lốp xe, săm, ống
nước và các mặt hàng giày dép chất lượng. SVR 20 là loại sản phẩm chế tạo từ mủ
đông đặc được sử dụng cho nhiều mục đích, thành phẩm được sử dụng trong sản xuất
lốp xe và các ứng dụng quan trọng khác như ống nước, thảm cao su, băng tải, giày dép,
hàng hoá đúc. RSS 3 là thành phẩm được chế tạo từ mủ nước, RSS 3 là một thay thế
cho SVR 10 cho một số sản phẩm. RSS 3 chủ yếu được sử dụng trong sản xuất lốp xe.
Tuy nhiên do RSS 3 có độ bền hơn ngấp nhiều lần do công thức chế tạo nên rất hữu ích
cho nhiều ứng dụng yêu cầu có độ dai.
1.1.2. Tổ chức quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty
Chi phí sản xuất của công ty được tập hợp bởi kế toán tại văn phòng công ty. Khi
có chi phí phát sinh, các nông trường gửi chứng từ về để kế toán tập hợp chi phí theo
chi phí thực tế. Cuối năm, kế toán tổng hợp dựa trên các chi phí sản xuất phát sinh tiến
hành tính giá thành sản phẩm mủ cây cao su và gửi bảng tính giá thành cho kế toán
trưởng ký, đóng dấu, sau đó gửi lên cho Tổng giám đốc công ty và gửi về Tập đoàn.
1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Hiện nay để thuận lợi cho việc hạch toán và quản lý công ty áp dụng phân loại chi
phí theo khoản mục, mỗi chi phí được tập hợp vào từng khoản mục có cùng tính chất
và mục đích. Cụ thể:
• Khoản mục chi phí sản xuất chung là khoản mục tập trung những chi phí phục
vụ cho việc quản lý sản xuất tại các tổ sản xuất, nông trường cao su,…
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các nguyên vật liệu trực tiếp tham
gia sản xuất: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng, dầu,…
• Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp,…
• Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trên dựa vào đặc điểm tổ chức
sản xuất của công ty và tách biệt ở từng bộ phận sản xuất, quy trình sản xuất liên
tục và không có sản phẩm dở dang.
b. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Tại công ty đối tượng tính giá thành là sản phẩm mủ nước hoặc sản phẩm mủ đã
qua chế biến bao gồm nhiều loại như: mủ cao su Crep, mủ cao su RSS 3, mủ cao su
SVR 10, SVR 20…Tính giá thành sản phẩm mủ đã qua sơ chế của công ty gồm 2 bước
riêng biệt. Đầu tiên phải tính giá thành mủ nước, sau đó tính giá thành sơ chế rồi cộng
lại mới ra giá thành sản phẩm. Ở công ty sản phẩm mủ nước là sản phẩm được tạo ra
nhiều nhất, việc tính giá thành sản phẩm mủ nước là bước cơ bản và quan trọng nhất.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, bài khóa luận này chỉ để cập đến cách tính giá thành
sản phẩm mủ nước, là sản phẩm chủ lực và đại diện cho quy trình tạo ra sản phẩm của
công ty.
1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam
1.2.1. Tổ chức khai báo ban đầu
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc ứng dụng phần
mềm kế toán Fast, kế toán mở cho mỗi loại sản phẩm một tiểu khoản tương ứng từng
tài khoản tập hợp chi phí (TK621, TK622, TK627) và tài khoản chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang (TK154)
1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Nội dung khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam là một đơn vị hoạt động sản xuất nông
nghiệp và nhiệm vụ chính là trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
mủ Cao su. Do vậy mà nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt
động sản xuất, nó trực tiếp tạo ra sản phẩm mủ Cao su. Nguyên vật liệu ở công ty bao
gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào vai trò và tác dụng của từng loại nguyên vật liệu
trong sản xuất thì nguyên vật liệu ở Công ty được chia thành 3 loại:
- Nguyên vật liệu chính: Bao gồm các loại phân bón chính như các phân Urê, Kali,
phân Lân Văn Điển, phân vi sinh, phân hữu cơ, cây giống (tum trần, bầu 2 tầng lá).
- Nguyên vật liệu phụ bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc phòng
chống mối, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỡ vazơlin, túi bầu pe,…
 Nhiên liệu bao gồm: điện, xăng, dầu,…
Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu kế toán sử dụng TK 152-

nguyên liệu, vật liệu và được mở chi tiết theo 3 tiểu khoản:
• TK 1521 : Nguyên vật liệu chính
• TK 1522 : Vật liệu phụ
• TK 1523 : Nhiên liệu
Trong đó với từng tiểu khoản, kế toán mở các mã hàng chi tiết theo dõi đến từng
loại nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng trong sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu vật liệu
cho sản xuất, hàng quý căn cứ vào kế hoạch sản xuất phòng kế hoạch lên các kế hoạch
sử dụng nguyên vật liệu để trình lên Giám đốc công ty. Sau khi được phê duyệt, phòng
kế hoạch sẽ làm việc với các bộ phận có liên quan để tiến hành nhập hàng phục vụ cho
sản xuất.
Trong quá trình sản xuất nếu phát sinh nhu cầu vật liệu ngoài kế hoạch thì các bộ
phận lập báo cáo gửi lên phòng kế hoạch để lên phương án trình Giám đốc Công ty phê
duyệt và triển khai thực hiện
 Định mức nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất
Công ty áp dụng định mức nguyên vật liệu sản xuất do tập đoàn Cao su Việt Nam
đề ra (định mức phân bón, định mức nguyên vật liệu mủ nước,…) dựa vào định mức
này công ty lên kế hoạch mua nguyên vật liệu để sử dụng.
Ví dụ: định mức phân bón của công ty
 Bón phân vô cơ: theo định mức của Tổng Công ty Cao su (áp dụng tạm thời khi
chưa có kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng trong lá và đất)
Năm cạo Hạng
đất
Đạm Lân Kali
N
(kg/ha)
Urê
(kg/ha)
P
2
O

5
(kg/ha)
Lân *
(kg/ha)
K
2
O
(kg/ha)
KCl
(kg/ha)
1-10 Ia và Ib
IIa và Iib
III
70
80
90
152
174
196
60
68
75
400
450
500
70
80
90
117
133

150
11-20 Chung 100 217 75 500 100 167
Ghi chú: (*)Phân lân nung chảy
 Bón phân hữu cơ:
- Đối với cây cao su khai thác nhóm I, phân lân nóng chảy và phân lân hữu cơ vi
sinh được dùng luân phiên cách nhau một năm với khối lượng như nhau; phân lân hữu
cơ vi sinh phải có đủ hàm lượng theo quy định của cả 3 chủng loại vi sinh (vi sinh vật
phân giải xenlulo, vi sinh vật phân giải lân và vi sinh vật cố định đạm), với hàm lượng
P
2
O
5
dễ tiêu >= 3%.
- Đối với cây cao su khai thác nhóm II, phân lân hữu cơ vi sinh được sử dụng để
bón hàng năm.
 Tài khoản sử dụng:
TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất mủ nước
 Chứng từ sử dụng:
 Phiếu xuất kho
 Giấy đề nghị xuất kho
 Bảng tổng hợp xuất kho vật tư
 Biên bản giao nhận vật tư
 Trình tự luân chuyển chứng từ:
Khi có nhu cầu nhận vật tư, bộ phận có nhu cầu lập giấy đề nghị cấp vật tư. Căn cứ
vào giấy đề nghị cấp vật tư được duyệt, Phòng kế toán lập phiếu xuất vật tư thành 03
liên. Căn cứ vào chứng từ này thủ kho xuất kho và ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho
rồi cùng với người nhận ký vào 03 liên phiếu xuất. Một bản người nhận giữ, một bản
chuyển cho bộ phận cung ứng và một bản thủ kho giữ làm căn cứ ghi thẻ kho, khi giao
vật tư đồng thời lập giấy giao nhận vật tư. Sau đó chuyển chứng từ cho kế toán làm
căn cứ ghi sổ.

 Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Từ các nông trường, đội sản xuất đưa lên phòng kế hoạch vật tư nhu cầu nguyên
liệu, vật liệu của mình. Phòng kế hoạch vật tư lập giấy đề nghị xuất nguyên liệu, vật
liệu. Căn cứ vào giấy đề nghị này kế toán gửi lệnh xuất kho cho thủ kho, sau đó tiến
hành lập phiếu xuất kho (Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên)
• 1 liên do thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó gửi lên phòng tài vụ
• 1 liên do người lĩnh vật tư giữ
• 1 liên phòng cung tư giữ
Giấy đề nghị xuất
vật tư
Lệnh xuất kho Phiếu xuất kho Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết vật tư Sổ cái
Phiếu xuất kho có mẫu: (Phụ lục 1)
Như vậy phiếu xuất kho là một căn cứ để thủ kho xuất vật liệu theo chủng loại, quy
cách, khối lượng đồng thời đó cũng là cơ sở để kế toán tiến hành tập hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
- Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ chi tiết vật liệu
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam
Địachỉ: QL1A- Bình Nguyên- Thăng Bình- Quảng Nam
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU
Mở sổ ngày: 01/11/2012
Tên vật liệu: Phân Urê Phú Mỹ
Đơn vị tính: Kg
Chứng từ Diễn giải TK đối
ứng
Đơn giá Nhập Xuất Tồn
Số Ngày SL TT SL TT SL TT
Mang sang 51.339 464.515.272
01/X 11/12/2012 Xuất kho
phân Urê

Phú Mỹ
6211
241
26.800
20.019
242.486.400
181.131.912
24.539
4.520
222.028.872
40.896.960
Tổng cộng 46.819 423.619.312 4.520 40.896.960
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã kí) (Đã kí) (Đã kí)

×