Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

nghiên cứu và xây dựng chương trình quản lý vật tư tại công ty cổ phần than mông dương - tkv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.16 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay,cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước nói chung và ngành
Công nghệ thông tin nói riêng tin học đã trở thành chiếc chìa khoá thành công cho nhiều
cá nhân trong nhiều lĩnh vực, hoạt động. Với những ứng dụng của mình, ngành Công
nghệ thông Ngày nay cùng với sự phát triển tin đã góp phần không nhỏ mang lại lợi ích
mà không ai có thể phủ nhận được. Đặc biệt là trong lĩnh vực quản lí kinh tế, tin học đã
góp phần tạo ra sự thay đổi nhanh chóng cho bộ mặt xã hội. Nhất là khi việc tin học hoá
vào công tác quản lí là một yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Trước
sự phát triển của công nghệ thông tin và các ứng dụng thực rất thực tế của chúng trong
đời sống hiện nay, vì vậy không chỉ những người học công nghệ thông tin tìm hiểu những
kiến thức về công nghệ thông tin mà nó còn là xu hướng chung của tất cả mọi người ở
mọi lứa tuổi trong xã hội hiện nay.
Ngoài ra, vấn đề quản lý dữ liệu cũng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng hiện nay,
để quản lý dữ liệu được tốt thì ta cần phải xây dựng chương trình quản lý sao cho phù
hợp với mục đích của người sử dụng và có tính hệ thống hơn. Với yêu cầu đặt ra là hệ
thống mới phải khắc phục được những nhược điểm của hệ thống cũ, các bài toán khi đưa
vào máy tính xử lí phải đạt được kết quả ở mức tối ưu nhất mặt khác hệ thống này cần
phải tiết kiệm không gian lưu trữ.
Từ thực tế đó, được sự đồng ý và hướng dẫn tận tình của thầy và cô giáo em đã chọn
đề tài thực tập chuyên nghành : “ Nghiên cứu và xây dựng chương trình quản lý vật tư
tại Công ty cổ phần than Mông Dương - TKV”.
Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô và qua sự tìm hiểu bản thân, em đã hoàn thành bài
báo cáo thực tập chuyên ngành này. Do điều kiện thời gian, quá trình làm còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng và góp ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Tháng 1 Năm 2013
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI – TÍNH CẤP THIẾT CỦA HỆ THỐNG
I. Tín cấp thiêt của hệ thống
Trong xã hội ngày nay, việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong công việc
không còn là điều mới mẻ. Song để đưa Công nghệ thông tin sát nhập vào cuộc sống của
mỗi chúng ta nhiều hơn thì vẫn còn một khoảng cách. Em Sinh Viên khoa Công nghệ


thông tin vẫn mong sẽ giúp được một phần nào đó nối lại khoảng cách ấy.
- Hiện nay đã có nhiều chương trình quản lý được viết ra nhằm giúp cho nhà quản lý
và khách hàng thụân tiện hơn trong việc xuất nhập hàng hoá. Chương trình quản lý vật tư
là một trong những chương trình như vậy.
-Quản lý bằng máy tính có thể giúp các công ty quản lý được các nguyên vật liệu
nhập và xuất cả về loại lẫn số lượng.
-Ngoài ra còn giúp cho công ty có thể quản lý được cả nhân sự trong công ty.
Nhận thấy, mức độ công việc lớn mà làm bằng thủ công nên có thể gây ra sai sót
trong việc tính toán, thực hiện công việc một cách chậm chạm, khó nhọc trong việc tìm
kiếm và tra cứu thông tin. Nhằm để phục vụ tốt cho công việc cũng như rèn luyện kiến
thức vững chắc thì em đã chọn chủ đề “Quản lý vật tư” làm đề tài.
II. Phương pháp thực hiện đề tài
Em chọn đơn vị thực tập tại Công ty than Mông Dương – TKV tỉnh Quảng Ninh.
Khi được sự phân công của pòng đào tạo em về thực tập tai phòng vật tư của Công ty.
Trong quá trình thực tập em đã tìm hiểu và nghien cứu hệ thống quản lý vật tư.
Đối với Hệ thống cũ nơi em trực tiếp thực tập tại Công ty cổ phần tan Mông
Dương - TKV để tìm hiểu cơ cấu tổ chức, các tài liệu liên quan và các quy trình xử lý dữ
liệu của hệ thống hiện tại, bằng cách quan sát mọi hoạt động, phỏng vấn nhân viên quản
lý, nhân viên thủ kho, xem xét các tài liệu sổ sách, hoá đơn, danh mục … Sau đó nghiên
cứu và đưa ra các nhận xét và lập phương hướng xây dựng cho Hệ thống mới.
Đối với Hệ thống mới, phải dựa trên hệ thống cũ tiếp tục phát huy những ưu điểm,
khắc phục nhược điểm. Phác hoạ công việc của Hệ thống mới, xem xét tính khả thi và lựa
chọn công cụ cài đặt cho hệ thống.
III. Yêu cầu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu một số vấn đề và thực trạng của tình hình quản lý vật
tư để từ đó đưa ra các phương thức quản lý mới đạt hiệu quả hơn.
Xác định được các chức năng yêu cầu quản lý của hệ thống
Xây dựng chương trình quản lý vật tư dựa vào yêu cầu và chức năng của hệ thông,
ứng dụng công nghệ tin học vào hệ thống quản lý vật tư nhằm mục đích:


Khắc phục những hạn chế của hệ thống cũ

Tạo ra cơ chế tổ chức mới gọn nhẹ, chặt chẽ và hiệu quả

Tăng tốc độ tra cứu, tìm kiếm thông tin

Làm gọn nhẹ khối lượng công việc

Giám sát và chỉ đạo kiểm tra của lãnh đạo được dễ dàng

Thu hút được sự quan tâm của các chủ đầu tư xây dựng.

Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHÀN THAN
MÔNG DƯƠNG – VINACOMIN
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cp than Mông Dương -
Vinacomin
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty cp than Mông Dương – Vinacomin.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần than Mông Dương( viết tắt TMD)
- Tên giao dịch: Mong Duong Coal Company (viết tắt: MDC)
- Địa điểm trụ sở chính: Phướng Mông Dương – TP Cẩm Phả - Quảng Ninh.
- Điện thoại: 033.868.271, 033.868.272 - Fax: 033.868.276
- Email:
Chủ tịch HĐQT: Tiến sỹ Phùng Mạnh Đắc
Giám đốc ĐH : Kỹ sư Doón Văn Quang
1.1.2. Lịch sử ra đời sự phát triển và truyền thống của Công ty CP than Mông
dương- Vinacomin.
a. Lịch sử ra đời sự phát triển của Công ty từ khi thành lập đến nay:
Mỏ than Mông dương (Công ty cổ phần than Mông dương- Vinacomin) là mỏ
than hầm lò có công nghệ khai thác điển hình, mở vả bằng giếng đứng và khai thác ở độ

sâu nhất Việt Nam hiện nay (mức -250). Khoáng sàng của mỏ bị người Pháp khai thác từ
những năm1910; cũng chính nơi đây ngày 12/11/1936 thợ mỏ Mông dương đã sát cánh
cùng trên 2 vạn thợ mỏ Cẩm phả làm lên cuộc đình công đi vào lịch sử của đất nước; từ
đó ngày 20/11 hàng năm được lấy làm ngày truyền thống của công nhân ngành than.
Năm 1960 được sự giúp đỡ của Chuyên gia Liên xô mỏ đi vào khôi phục để sản
xuất, ngày 01/4/1982 (ngày thành lập mỏ) việc xây dựng cơ bản được hoàn thành (do
Công ty Xây lắp 4- Bộ mỏ và than thực hiện) và đã thành lập mỏ than Mông dương-Khe
chàm thuộc Liên hiệp than Hòn Gai- Bộ mỏ và than; ngày 28/2/1982 tấn than đầu tiên
được ra lò với sự giúp đỡ của Chuyên gia Liên xô và quyết tâm của CBCNVC trong mỏ;
nay là Công ty CP than Mông dương Vinacomin. Qui mô sản xuất của mỏ dần được mở
rộng.
TT Danh mục ĐVT
Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005
1
Than khai
thác
Tấn 346,512 430,344 520,450 759,645
1,335,25
1
1,727,901
2 Doanh thu Trđ 71,172 95,005 122,716 192,307 355,379 470,877
3
Số lao động
b/q
Người 2,080 2,230 2,452 2,634 3,129 3,410
4
Thu nhập
bình quân
đ/ng/thán

g
1,016,05
6
1,322,00
0
1,562,20
0
1,963,0
00
2,950,00
0
5,008,015
TT Danh mục ĐVT
Năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011
1
Than khai
thác
Tấn
1,725,66
8
1,660,73
2
1,665,92
5
1,505,9
25
1,505,70
0
1,548,419

2 Doanh thu Trđ 515,855 667,149 926,674 794,714
1,096,38
0
1,394,397
3
Số lao động
b/q
Người 3,546 3,976 3,802 4,197 4,154 4,265
4
Thu nhập
bình quân
đ/ng/thán
g
4,676,00
0
5,003,00
0
6,535,00
0
7,193,5
70
9,641,35
6
10,350,00
0
b. Truyền thống của Công ty CP than Mông dương- Vinacomin:
Kể từ khi thành lập Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ SX đối với Nhà nước, đời
sống của cán bộ, công nhân viên luôn luôn được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước,
các phong trào quyên góp, ủng hộ, công các xây dựng Địa phương, công tác xã hội luôn
được Công ty coi trọng và tham gia đầy đủ; chính sách thu hút nhân tài, người lao động

được quan tâm chính vì vậy trước những khó khăn do trao đảo về tài chính, việc làm trên
thế giới và trong nước nhưng SX của Công y vẫn phát triển và đời sống của CBCNV
trong Công ty vẫn ổn định.
Bằng những thành tích đã đạt được, Công ty đã được Nhà nước, và các Bộ ngành
tặng nhiều bằng khen, huân huy chương trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty:
Huân chương lao động hạng nhì của Hội đồng Nhà nước (Năm 1986); Bằng di tích lịch
sử văn hóa lò giếng đứng mỏ Mông dương- cấp Quốc gia (Năm 2007); Huân chương lao
động hạng nhất của Nhà nước (năm 2008) và nhiều bằng khen, cờ thi đua khác của Nhà
nước và các Bộ ngành.
Công ty cổ phần than Mông Dương đang áp dụng hình thức khai thác bằng công
nghệ giếng đứng, nên trong sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của
ban giám đốc cùng với sự cố gắng của tập thể CBCNV trong toàn công ty đã tìm nguồn
hàng, vay vốn đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị, Công ty đã không ngừng cải tiến quy
trình công nghệ, đổi mới bộ máy quản lý, luôn coi trọng biện pháp nâng cao chất lượng
sản phẩm, đặc biệt là than của công ty có chất lượng cao có uy tín trên thị trường nội địa
và tham gia xuất khẩu cùng với các doanh nghiệp trong tập đoàn khoáng sản than Việt
Nam.
Ngoài những đóng góp cho nền kinh tế kể trên Công ty cổ phần than Mông Dương
còn đóng góp rất nhiều cho sự phát triển tại khu vực, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho
các con em địa phương, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của khu vực và đất
nước.
1.2. Khái quát về cơ cấu tổ chức, vai trò chức năng của bộ máy quản lý, điều hành
và các tổ chức chính trị, xã hội trong Công ty.
1.2.1 Khái quát về cơ cấu tổ chức của Công ty:
1.2.1.1 Cơ cấu sản xuất
Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty được chia làm 02 khối: Khối gián tiếp gồm
23 các phòng, ban; Khối sản xuất gồm các Công trường phân xưởng sản xuất:
a. Khối gián tiếp:
* Ban lãnh đạo- Điều hành:
- Hội đồng quản trị: Quản lý Công ty là HĐQT, gồm 5 thành viên, do đại hội đồng

cổ đông bầu.
- Ban kiểm soát: Đại hôi đồng cổ đông bầu ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành
viên nhằm kiểm soát các hoạt động quản lý của HĐQT và điều hành của Giám đốc.
* Ban Giám đốc điều hành: Gồm 06 người và 01 kế toán trưởng.
- Giám đốc điều hành: Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc điều hành: Quản lý, điều
hành chung mọi hoạt động SXKD của Công ty, trực tiếp điều hành quản lý công tác cán
bộ, tài chính kinh tế.
- Phó Giám đốc An toàn: Giúp Giám đốc quản lý, điều hành công tác AT BHLĐ,
an ninh trật tự và công tác bảo vệ quân sự.
- Phó giám đốc sản xuất- tiêu thụ: Giúp Giám đốc quản lý, điều hành công tác sản
xuất và tiêu thụ, công tác đời sống của Công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc quản lý, điều hành công tác kỹ thuật,
công nghệ.
- Phó giám đốc Cơ điện vận tải: Giúp Giám đốc quản lý, điều hành công tác cơ
điện và vận tải mỏ.
- Phó gíam đốc đầu tư: Giúp Giám đốc quản lý, điều hành công tác đầu tư, công
tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
- Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc quản lý, điều hành các hoạt đồng về kế toán,
thống kê tài chính và nghiệp vụ kiểm toán nội bộ.
* Các phòng chức năng:
- Phòng An toàn (P.AT): Quản lý công tác an toàn bảo hộ lao động, đảm bảo an
toàn trong quá trình sản xuất- kinh doanh.
- Phòng Công nghệ- khai thác (P.CN-KT): Quản lý Công nghệ, kỹ thuật khai thác
(cả khai thác lộ thiên) và đào lò.
- Phòng Trắc địa (P.TĐ): Quản lý công tác trắc địa mỏ.
Phòng địa chất ( P.ĐC): Quản lý công tác địa chất mỏ.
Phòng Cơ điện- Vận tải (P.CĐ-VT): Quản lý kỹ thuật đối với hệ thống cơ điện-
vận tải mỏ và cung cấp năng lượng.
- Phòng Dự án (P.DA): Đại diện chủ đầu tư để quản lý, tổ chức thực hiện các dự
án đầu tư.

- Phòng Môi trường (P.MT): Quản lý các công tác môi trường, các công trình kiến
trúc và công tác địa chính.
- Phòng Thông gió- Thoát nước (P.TG-TN): Quản lý bầu không khí mỏ và công
tác thoát nước ra khỏi hầm lò.
- Phòng KSC ( P.KCS): Quản lý chất lượng than.
- Trung tâm điều hành an toàn- Sản xuất (TTĐHAT-SX): Tổ chức điều hành mọi
hoạt động sản xuất, tiêu thụ và điều hành, giám sát thực hiện công tác ATBHLĐ tại hiện
trường SX.
- Phòng Vật tư (P.VT): Quản lý, cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu phục vụ
quá trình SXKD của công ty.
Phòng Thanh tra- Bảo vệ (P. TT- BV): Quản lý và tổ chức thực hiện công tác
bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, trật tự trị an trong khai trường SX của Công ty và trên địa
bàn; công tác quân sự và công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ.
- Phòng Tổ chức và đào tạo (P TCĐT): Quản lý công tác cán bộ, tổ chức sản xuất
và đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ nhuyên môn cho Công nhân cán bộ, đào tạo
nguồn nhân lực.
- Phòng Lao động và tiền lương (P LĐ TL): Quản lý lao động, tiền lương và các
chế độ chính sách đối với người lao động, Quản trị đời sống của CBCNV.
- Phòng kế hoạch (P.KH): Quản lý công tác kế hoạch SX, tiêu thụ và quản trị chi
phí.
- Phòng kế toán thống kê tài chính (P KT-TK): Quản lý công tác kế toán, thống kê
và các hoạt động về tài chính .
- Phòng Kiểm toán nội bộ (P KT): Tổ chức thực hiện công tác K.Toán nội bộ.
- Phòng thi đua tuyên truyền (P TĐ-TTr): Quản lý và tổ chức thực hiện công tác
thi đua tuyên truyền và văn hóa thể thao.
- Trạm Y tế (YT): Quản lý, chăm sóc sức khỏe cho CNCB, thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
- Văn phòng (VP): Quản lý văn phòng, hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý nội vụ
và thực hiện nội qui của cơ quan, văn phòng.
b. Khối các đơn vị sản xuất: Gồm 28 công trường, phân xưởng- Đội như sau:

- Các công trường khai thác: Gồm 07 đơn vị,
Trong đó: 06 CT khai thác hầm lò (CT KT1; CT KT2; CT KT4; CT KT5; CTKT6;
CTKT7)- Thực hiện công tác khai thác than hầm lò ở 07 lò chợ chống giá TLDĐ XDY-
1T2-Hh-Lr, và 01 CT KT Lộ thiên thiên (CT KTLT)- Thực hiện công tác khai thác than
Lộ thiên.
- Các công trường đào lò: Gồm 06 đơn vị (CT ĐL1; CT ĐL2; CT ĐL3; CT ĐL4;
CT ĐL5; CT ĐL6 thực hiện nhiệm vụ đào lò phục vụ SX và duy trì mỏ.
- Các Phân xưởng vận tải: Gồm 06 phân xưởng.
Trong đó: 01 phân xưởng vận tải đường sắt (PX VT ĐS)- Thực hiện các công việc
vận tải bằng tàu điện trong hầm lò; 02 phân xưởng vận tải Giếng (Vận tải Giếng 1, Vận
tải Giếng 2; Phân xưởng vận tải Bắc mông dương) Thực hiện nhiệm vụ vận tải qua giếng
đứng, giếng nghiêng, lò nghiêng của Công ty và 02 phân xưởng vận tại ô tô (PX VT ô tô1
và PX VT ô tô2 )- Thực hiện nhiệm vụ vận tải than, đất đá, vật tư bằng ôtô để phục SX.
- Các đơn vị còn lại: Gồm 10 đơn vị, trong đó:
- 01 Phân xưởng năng lượng (PX NL)- Thực hiện nhiệm vụ cung cấp năng lượng
điện, khí nén phục vụ quá trình SX.
- 01 phân xưởng chế biến than (PX CBT)- Thực hiện nhiệm vụ gia công, chế biến
và tiêu thụ than của Công ty.
- 01 Phân xưởng cơ khí (PX CK)- Thực hiện nhiệm vụ gia công, sửa chữa cơ khí,
cơ điện để phục vụ SX.
- 01 Phân xưởng thông gió- thoát nước- Cấp cứu mỏ (PX TGTN-CCM)- Thực
hiện nhiệm vụ quản lý bầu không khí mỏ, thoát nước mỏ và thực hiện nhiệm vụ cứu hộ-
cứu nạn trong quá trình SX của Công ty.
- 02 Phân xưởng phục vụ, trong đó: 01 Phân phục vụ đời sống ( PX PVĐS )- Thực
hiện nhiệm vụ gia công, chế biến thức ăn để phục công nhân, cán bộ trong toàn Công ty
và 01 phân xưởng phục vụ sản xuất (PX PVSX)- Thực hiện nhiệm vụ gia công, vận
chuyển vật liệu, phục vụ quá trình SX của Công ty.
- 04 Đội trực thuộc Công ty trong đó:
+ 01 Đội kho vật tư- Thực hiện nhiệm vụ bảo quản và cấp phát vật tư, thiết bị để
phục vụ SX của Công ty:

+ 01 Đội Giám định- Thực hiện nhiệm vụ quản lý phẩm cấp than sản xuất- tiêu thụ
của Công ty.
+ 01 Đội Thống kê: Thực hiện công tác thống kê việc thực hiện công tác mỏ trong
quá trình SX của Công ty.
+ 01 Đội Bảo vệ: Thực hiện công tác bảo vệ tài sản, trật tự an ninh của Công ty.
1.2.1.2. Các tổ chức xã hội trong Công ty:
a. Đảng bộ Công ty: Gồm 01 bí thư, 01 phó bí thư, ban thường vụ 05 Đ/c; Ban chấp
hành 15 Đ/c và 648 Đảng viên, trong đó 104 Đảng viên nữ , 32 chi bộ,
Đảng viên. Đảng bộ lãnh đạo toàn diện trong các hoạt động SX kinh doanh của
Công ty, hoạt động theo Điều lệ của Đảng cộng sản Việt nam.
c.Công đoàn Công ty: Gồm 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch ban thường vụ 05 Đ/c; Ban
chấp hành 15 Đ/c và 4.058 đoàn viên Công đoàn được sinh hoạt ở 32 công đoàn bộ phận.
Công Đoàn là tổ chức thay mặt, bảo vệ các quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trong
Công ty; Tổ chức Công đoàn hoạt động theo Luật Công đoàn của nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam.
d. Đoàn Thanh niên Công ty: Gồm 01 Bí thư, 01 phó bí thư, Ban thường vụ 05
Đ/c; Ban chấp hành15 Đ/c; 1.725 đoàn viên được sinh hoạt ở 31 Chi đoàn. Tổ chức Đoàn
thanh niên là cánh tay phải của đảng, thực hiện các phong trào xung kích, tình nguyện,
đảm đương các công việc khó trong SXKD của Công ty. Đoàn hoạt động theo Điều lệ
của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh.
Ngoài ra còn các tổ chức Xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ (Ban nữ công)
hoạt động theo tôn chỉ và qui chế riêng của Hội nhằm phục vụ các lợi ích và tinh thần cho
người lao động trong Công ty.

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành công ty
1.3. Giới thiệu dây truyền sản xuất, các công nghệ, các trang thiết bị chính của Công
ty đang áp dụng, dây truyền phục vụ sản xuất.
1.3.1. Giới thiệu phương pháp mở vỉa khai thác than hầm lò của Công ty
Với cấu tạo của các vỉa than của mỏ than Mông Dương thuộc nhóm vỉa có chiều
dày từ mỏng đến trung bình; khoáng sàng khu Trung Tâm Mông Dương đã được thiết kế

khai thác bằng phương pháp hầm lò từ nhiều năm nay. Khai thông phần trữ lượng hầm lò
bằng hai giếng đứng trung tâm từ mức +6,5 (giếng phụ), +18 (giếng chính) đến mức
-97,5. Giếng chính trang bị thùng Skíp được khôi phục từ giếng chính của Pháp để vận tải
than. Giếng phụ trang bị thùng cũi để vận tải người, thiết bị, vật liệu. Mức vận tải chính
là -97,5 đã được xây dựng hệ thống sân ga vận tải 2 phía với các lò dọc vỉa vận tải chính
cho 2 cánh Đông và Tây. Năng lực vận tải của hệ thống các giếng và sân ga hiện nay đáp
ứng thông qua sản lượng khoảng 1 000 000÷1 270 000 tấn than/năm.
- Về cụng nghệ khai thỏc hầm lũ: Cụng ty cổ phần than Mụng dương khai thỏc
than chủ yếu bằng phương pháp hầm lũ với cụng nghệ khai thỏc than tiờn tiến là khoan,
nổ mỡn phỏ gương kết hợp một phần thủ công, chống bằng giá thuỷ lực di động
XDY1T2-Hh-Lr , vận tải bằng máng trượt và máng cào trong lũ chợ.
- Về Công nghệ đào chống lũ
+Đối với các đưũng lũ đào trong đá: Chống bằng thép lũng mỏng SPV - 22 phá vỡ
đất đá bằng khoan nổ mỡn.
+Đối với các đường lũ đào trong than: Dùng máy khoan điện hoặc khoan cầm
tay ,khoan sử dụng năng lượng khí nén và xe khoan thuỷ lực Tamrock, CMJ để khoan
các lỗ khoan, xúc bốc thủ công và máy xúc lật hông XCY-60 để phục vụ công tác xúc
bốc.
1.3.2.Về vận tải mỏ
Vận tải ở các đường lũ CBSX: Sau khi nổ mỡn được xúc tải nên máng cào và đổ
nên băng tải đổ nên cỏc goũng 3 tấn chuyển ra ngoài bằng tàu điện ắc quy, qua quang lật
đổ xuống thùng Skíp đưa nên mặt bằng qua hệ thống băng tải đưa xuống bãi ( đối với
than). Với đá đưa qua trục tải đưa nên mặt bằng qua quang lật hông đổ nên ôtô chuyển ra
bãi thải đổ.
+Vận tải ở các các đường lũ XDCB: Sau khi nổ mỡn đất đá được xúc tải nên cỏc
goũng 3 tấn bằng máy xúc thuỷ lực chuyển ra ngoài bằng tàu điện ắc quy, chuyển qua
trục tải đưa nên mặt bằng qua quang lật hông đổ nên ôtô chuyển ra bãi thải đổ.
+ Vận tải ở trong khai thỏc than lũ chợ: Than được vận chuyển bằng máng cào qua
họng sáo rót xuống goũng chuyển ra ngoài quang lật bằng tàu điện ắc quy, đổ xuống
thùng S.Kíp qua trục tải (giếng chính) chuyển nên mặt bằng, qua hệ thống băng tải xuống

bãi than.
1.3.3.Giới thiệu các trang thiết bị chính trong Công ty:
Là một mỏ có đặc thù khai thác ở mức sâu nhiều so với mức thủy chuẩn do đó
việc đầu tư các thiết bị để cơ gới hóa tất cả các khâu trong quá trinh SX của mỏ được
quan tâm hàng đầu.
- Các thiết bị thoát nước
Việc thoát nước dưới mỏ được thực hiện bằng một trạm bơm trung tâm gồm có
bốn bơm công suất lớn (Bơm
1
= 1022m
3
/h ; Bơm
2
= 1145m
3
/h; Bơm
3
= 490m
3
/h; Bơm
4
=
1062m
3
/h), ngày bình chỉ huy động 02 bơm và hoạt động luân phiên để làm công tác dự
phòng, về mùa mưa có những ngày phải huy động 3 đén 4 bơm cùng hoạt động. Ngoài ra
còn trang bị nhiều trạm bơm trung chuyển để thoát nước từ mức -250 lên mức -97,5 hoặc
lên mặt bằng.
- Các thiết bị thông gió: Mỏ thực hiện biện pháp thông gió đẩy để cung cấp gió
sạch vào trong mỏ. Luồng gió sạch được quạt gió đẩy qua giếng phụ xuống các đường

lò. luồng gió bẩn thoát lên mặt đất qua các thượng thông gió và một phần qua giếng
chính. Trạm gió chính sử dụng hai quạt BOKÄ-2,4, đường kính cánh công tác 2,4m,
một quạt làm việc, một quạt dự phòng. Động cơ mã hiệu A3-13-52 10T, công suất P =
630 kW, điện áp định mức Uđm= 6kV, tốc độ vòng quay n=600vòng/phút, lưu lượng
Q=94,2 m3/giây.Khi có sự cố hoặc cháy bầu không khí mỏ, việc thay đổi chiều gió từ
thông gió đẩy thành thông gió hút, được thực hiện nhờ tời điện đóng mở các cửa gió,
trong khi vẫn giữ nguyên chiều quay của quạt gió. Đối với các gương lò độc đạo sử
dụng thông gió cục bộ bằng quạt gió phòng nổ có mã hiệu CBM-6, BM-6,
WE500… với cấp điện áp 380V,660V.
- Các thiết bị thác và đào lò: Tất cả các lò chợ đều được trang bị giàn chống
thủy lựcdi động XDY; đào lò được cơ giới hóa tối đa trong khâu khoan nổ, bốc xúc và
vận tải bởi hệ thống các thiết bị tời trục, máy khoan, máy xúc và máy đào lò ( Giá
thủy lực XDY1T2-Hh-LR ; máy khoan đá MZ-76/65; máy khoan thăm dò DK-150;
máy xúc ZCY-60, máy khoan Tamrok )

H1. Văn Phòng Công ty H2. Tháp Giến phụ
H.4. Giàn chống thủy lực H3. Tổng quan kho than
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THAN MÔNG DƯƠNG – TKV
2.1. Vấn đề quản lý vật tư tại Công ty than Mông Dương - TKV
Khái quát chung về vật tư sử dụng ở Công ty:
- Đặc điểm về vật liệu sử dụng
Vật liệu mà mỗi doanh nghiệp sử dụng rất phong phú và đa dạng, là một trong ba
yếu tố quan trọng và cơ bản của quá trình sản xuất. Chủng loại vật liệu đơn giản hay phức
tạp, chất lương vật liệu cao hay thấp đèu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm sản
xuất ra của doanh nghiệp. Cụ thể đặc điểm của vật liệu ảnh hưởng tới việc bố trí các bước
công việc. tiếp. Trong ngành khai thác than trên toàn địa bàn yêu cầu sự an toàn cao nên
nguyên liệu nhập vào cần kiểm tra kĩ càng về chất lượng.

Các nguyên liệu chính của công ty gồm các loại như kẻ các loại gỗ, thuốc nổ, bình
ắc quy, nhiên liệu. Hiện nay công ty chủ yếu khai thác than đá. Hầu hết các vật liệu,
nhiên liệu đều mua ngoài Công ty cổ phần than Mông Dương đang áp dụng hình thức
khai thác bằng công nghệ giếng đứng, nên trong sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nhưng
dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc cùng với sự cố gắng của tập thể CBCNV trong toàn
công ty đã tìm nguồn hàng, vay vốn đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị, Công ty đã không
ngừng cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới bộ máy quản lý, luôn coi trọng biện pháp
nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là than của công ty có chất lượng cao có uy tín
trên thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu cùng với các doanh nghiệp trong tập đoàn
khoáng sản than Việt Nam.
Ngoài những đóng góp cho nền kinh tế kể trên Công ty cổ phần than Mông Dương
còn đóng góp rất nhiều cho sự phát triển tại khu vực, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho
các con em địa phương, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của khu vực và đất
nước.
Bảng tên một số vật tư công ty sử dụng
STT Tên vật tư Đơn vị tính Đơn giá
(1000d)
I Vật liệu
1 Vật liệu nổ
a Thuốc nổ
- Thuốc nổ khai thác lộ thiên Kg 1.781.117
- Thuốc nổ khai thác hâm lò Kg 2.792.062
b Phụ kiện nổ

2 Gỗ lò M khối
- Gỗ cột chống M khối 580.810
- Gỗ chèn M khối 591.479
- Gỗ thìu M khối 560.553
- Gỗ cũi lợn M khối 615.567
- Gỗ văng M khối 597.376

3 Gỗ tà vẹt, gỗ khác M khối 420.339
4 Thép chống lò Kg 13
- Thép SVP22 Kg -
- Thép SVP 27 Kg -
- Vỉ chống lò Kg 14
5 Thép ray các loại Kg 17
6 Cột & xà thủy lực Cái 43.425.814
7 Cột & xà thủy lợi đơn Cái 45.674.231
8 Mũi khoan đá Cái 55
9 Choong khoan đá Cái 2.651.091
10 Choong khoan than Cái 191.525
11 Lưỡi thép B50 Kg
12 Cầu máng cào Cái 2.105.844
13 Xích máng cào M 260.732
14 Đèn ắc quy thợ lò Cái -
15 Mũi khoan KZ 20 Cái -
16 Ty khoan KZ 20 Cái -
17 Răng gấu xúc thủy lợi Cái 771
18 Cáp thép Kg 38
- Cáp thép cho máy xúc Kg 32
- Cáp thép cho máy khoan Kg 35
- Cáp điện cao su Kg 33
- Cáp điện cao su phòng nổ Kg 40
19 Cáp điện cao su thương Cái 215
20 Bình ác quy Cái 2.378
- Bình ác quy 180ah Cái 1.891
- Bình ác quy tàu điện lò Cái -
21 Dàu nhờn Lit 42
…… ………. ………


Nguồn : Phòng tài vụ
- Thông qua bảng trích dẫn lượng nguyên phụ liệu sử dụng trong một tháng ở công
ty có thể thấy rằng công ty đã huy động vào sản xuất lượng vật tư lớn và rất đa dạng. Sự
đa dạng này đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của vật liệu trong sản xuất như sau:
2.2. Quy trình quản lý vật tư tại Công ty than Mông Dương - TKV
2.2.1. Lập kế hoạch nhu cầu vật tư, phụ tùng
2.2.1.1 Quy định về việc lập Kế hoạch vật tư:
Các phòng kỹ thuật lập kế hoạch vật tư cùng với việc lập kế hoạch sản xuất
(năm, quý, tháng, tuần).
2.2.1.2 Quy định về việc lập Kế hoạch chuẩn bị vật tư:
a, Kế hoạch chuẩn bị vật tư năm:

×