Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tìm hiểu loài chim cánh cụt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.96 KB, 3 trang )

Chim cánh cụt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chim cánh cụt
Thời điểm hóa thạch: Thế Paleocen-gần đây
Chim cánh cụt quai mũ (Pygoscelis antarctica)
Phân loại khoa học
Vực (domain) Eukaryota
Giới (regnum) Animalia
Ngành (phylum)
Chordata
(không phân hạng) Craniata
Phân ngành (subphylum) Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum) Gnathostomata
Liên lớp (superclass) Tetrapoda
Lớp (class) Aves
Phân lớp (subclass) Carinatae
Phân thứ lớp (infraclass) Neornithes
Tiểu lớp (parvclass) Neognathae
Bộ (ordo)
Sphenisciformes
SHARPE , 1891
Họ (familia)
Spheniscidae
BONAPARTE , 1831
Các chi còn tồn tại
• Aptenodytes
• Eudyptes
• Eudyptula
• Megadyptes
• Pygoscelis


• Spheniscus
• Các chi tuyệt chủng
Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae -
lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới
nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu. Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt
độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt
vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét.
Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành
bầy, đông tới hàng nghìn con. Chim này còn có một tên gọi khác là chim xí nga.
Mục lục

• 1 Các loài và nơi sống
• 2 Tiến hóa
Các loài và nơi sống
Số lượng loài hiện tồn tại vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Trong các loại văn bản khác
nhau người ta liệt kê từ 16 đến 19 loài. Một số tác giả còn cho rằng chim cánh cụt chân
chèo trắng là một loài chim lặn nhỏ (Eudyptula) riêng, mặc dù ngày nay nói chung nó
được coi là phân loài của chim cánh cụt nhỏ (chẳng hạn Williams, 1995; Davis &
Renner, 2003). Tương tự, người ta vẫn chưa rõ chim cánh cụt hoàng gia chỉ đơn thuần là
dạng biến đổi màu sắc của chim cánh cụt Macaroni hay không. Ngoài ra, cũng khá thích
hợp để coi như một loài riêng là quần thể miền bắc của chim cánh cụt Rockhopper (Davis
& Renner, 2003). Mặc dù tất cả các loài chim cánh cụt hiện còn đều có nguồn gốc ở nam
bán cầu, nhưng ngược lại với niềm tin phổ biến, chúng không chỉ tìm thấy tại các khu
vực có khí hậu lạnh, chẳng hạn châu Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có vài loài chim cánh
cụt thực sự sinh sống xa đến vậy về phía nam. Có ba loài sinh sống ở khu vực nhiệt đới;
một loài sinh sống xa về phía bắc tới quần đảo Galápagos (chim cánh cụt Galápagos) và
thỉnh thoảng chúng còn vượt qua cả đường xích đạo trong khi kiếm ăn.
Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri): chim trưởng thành trung
bình cao khoảng 1,1 m (3 ft 7 in) và cân nặng 35 kg (75 lb) hoặc hơn thế. Loài chim cánh
cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (còn gọi là chim cánh cụt tiên), chúng chỉ cao khoảng

40 cm (16 in) và cân nặng 1 kg (2,2 lb). Nói chung loài chim cánh cụt nào có kích thước
lớn hơn thì cũng có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, và vì thế sinh sống trong khu vực lạnh
hơn, trong khi các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn
đới hay thậm chí là nhiệt đới.
Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác
chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian
trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương.
Một trong những dạng hành vi gây trở ngại nhất của chim cánh cụt diễn ra khi chim mẹ
mất con của nó, hoặc là do chúng không chịu đựng được cơn bão đầu tiên trong đời, hoặc
là do các lý do khác như kẻ thù. Khi chim mẹ mất con, nó có ý đồ ăn trộm con của chim
mẹ khác- có lẽ là để giảm sự thương tiếc con. Hành vi này làm các nhà khoa học kinh
ngạc, do nó là một hành động bột phát về tình cảm ngược lại với hành vi bản năng; là
điều mà nhiều động vật hoang dã không bao giờ có khi chúng mất con. Nhiều người đã
sử dụng điều này như là chứng cứ cơ bản trong nhiều thập kỷ để cho rằng nhiều động vật
có tình cảm tương tự như con người, thông thường là dành cho mục đích về các quyền
của động vật. Một cách tự nhiên, những con chim mái khác trong nhóm không thích hành
vi này và sẽ giúp đỡ con chim mẹ thực thụ bảo vệ các con của nó. Tuy nhiên, hành vi này
có thể được giải thích một cách tốt hơn như là phương tiện cho chim mái, hoặc chim
trống, có thể nhớ được sự hợp tác toàn diện của các chim bố mẹ khác trong việc nuôi
nấng chim con, nếu cho rằng mối quan hệ là một vợ-một chồng; có lẽ ở đây có sự khác
biệt giữa chim trống và chim mái liên quan tới việc ăn trộm chim non (có thể thật này) và
giữa các loài trong sự liên hệ với đặc tính một vợ-một chồng là theo mùa hay vĩnh cửu.
Chim cánh cụt dường như không e ngại con người và các nhóm nhà thám hiểm có thể
đến gần chúng mà không làm cho chúng sợ.
Tiến hóa
Lịch sử tiến hóa của chim cánh cụt được tìm hiểu không kỹ, do các hóa thạch chim cánh
cụt là khá hiếm. Hóa thạch chim cánh cụt cổ nhất được biết là của chi Waimanu, chúng
đã sống trong giai đoạn đầu của thế Paleocen tại khu vực New Zealand, khoảng 62 triệu
năm trước. Trong khi chúng chưa thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước như chim cánh
cụt ngày nay (điều đó có lẽ diễn ra vào thời kỳ thế Eocen khoảng 40 triệu năm trước), thì

Waimanu đã không bay được và tương tự như chim lặn gavia, với các cánh ngắn thích
nghi cho việc lặn sâu.Các hóa thạch này cho thấy chim cánh cụt tiền sử đã không bay
được và có thể sống dưới nước được và nguồn gốc của chúng có lẽ đã bắt đầu khoảng 65
triệu năm trước, trước khi diễn ra sự tuyệt chủng của khủng long. Tổ tiên của chim cánh
cụt trước Waimanu hiện vẫn không rõ, mặc dù một số nhà khoa học (Mayr, 2005) cho
rằng họ Plotopteridae tương tự như chim cánh cụt (thông thường được coi là có họ với
chim cổ rắn và chim cốc)

×