Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án huấn luyện dân quân tự vệ( quân sự)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.3 KB, 10 trang )

Bài giảng: 5 kỹ thuật cấp cứu; người soạn giáo án Y sỹ: Vi Hồng Thức
TRẠM Y TẾ XÃ XUÂN THẮNG BÀI GIẢNG 5 KỸ THUẬT CẤP CỨU CƠ BẢN
Ngày soạn: 21 / 3 /2012
Xuân Thắng ngày 21 tháng 3 năm 2012
Ngày giảng:……./…… / 2012
Tiết 1: KỸ THUẬT GA RÔ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học viên nắm được
- Phân loại vết thương mạch máu.
- Nguyên tắc đặt dây ga rô.
2. Tư tưởng: bồi dưỡng học viên.
- Tầm trọng trong cấp cứu vết thương mạch máu.
- Nguyên nhân gay vết thương mạch máu.
3. Kỹ thuật: rèn luyện học viên nắm vững kỹ thuật và thao tác thành thạo.
- Cách sử dụng băng
- Thực hành tốt kỹ thuật ga rô.
B. CHUẨN BỊ:
+ Dây băng chun để ga rô
+ Băng cuộn
+ Gạc
+ Bông chèn
+ cây nẹp
+ Bệnh nhân
C. NỘI DUNG CỤ THỂ:
I. PHÂN LOẠI VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU:
- Gồm hai loại :
+ Vết thương động mạch: máu mầu đỏ tươi,chảy thành tia, theo nhịp đập của tim.
Dùng tay chặn ở gốc chi trên đường đi của động mạch, máu ngừng chảy.
+ Vết thương tĩnh mạch: Máu mầu đỏ thẫm, chảy loang trên mặt da, dung tay chặn ở
ngọn chi máu ngừng chảy.
II. NGUYÊN TẮC ĐẶT DÂY GA RÔ: ( Phải khẩn trương nhanh chóng )


1. Không đặt trực tiếp dây ga rô lên da mà phải lót băng cuộn cục gạc lên than động
mạch.
2. Để lộ ga rô cho mọi người nhìn rõ.
3. Đặt ga rô không quá xa mà cũng không quá gần vết thương: mà phải cách vết
thương 2 đến 5cm( 2cm ở chi trên, 5cm ở chi dưới )
4. Không quá chặt mà cũng không quá lỏng.
5. Tuyệt đối không để dây ga rô quá 6 giờ mà sau 1 giờ phải nới dây ga rô một lần.
6. Phải có phiếu ghi theo dõi: họ tên bệnh nhân, thời gian bắt đù đặt ga rô, nơi đặt ga
rô, tên người đật ga rô, tên người vậ chuyển.
( 1 )
+Ga rô áp dụng với các vết thương;
• Vết thương cắt cụt chi, vết thương dập nát nhiều.
• Vết thương động mạch và tĩnh mạch lớn không tự cầm máu được.
III. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT:
• Dùng dây băng chun hoặc dây vải, với dây vải phải nín chạt đảm bảo cầm
máu.
• Hướng dẫn ga rô động mạch cảnh.
• Chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất
Xin trân trọng cảm ơn!
( 2 )
Bài giảng: 5 kỹ thuật cấp cứu; người soạn giáo án Y sỹ: Vi Hồng Thức
TRẠM Y TẾ XÃ XUÂN THẮNG BÀI GIẢNG 5 KỸ THUẬT CẤP CỨU CƠ BẢN
Ngày soạn: 21 / 3 /2012
Xuân Thắng, ngày 21 tháng 3 năm
2012
Ngày giảng:……./…… / 2012
Tiết 2: KỸ THUẬT HÔ HẤP NHÂN TẠO
VÀ XOA BÓP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học viên nắm được.

+ Nguyên tắc hô hấp nhân tạo
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng học viên.
+ Tầm quan trọng trong cấp cứu hô hấp nhân tạo.
+ Nguyên nhân gây ngừng tim, ngừng thở.
3. Kỹ thuật: Rèn luyện học viên kỹ thuật.
+ Hô hấp nhân tạo
+ Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
II. CHUẨN BỊ:
+ Mặt bằng cứng ( miếng gỗ hoặc mặt bàn, mặt đất tương đối phẳng ).
+ Miếng gạc.
+ Bệnh nhân.
III. NỘI DUNG CỤ THỂ:
1. Nguyên tắc hô hấp nhân tạo:
+ Để bệnh nhân nằm ngửa hoặc xấp trên mặt phẳng cứng.
+ Moi móc đầm dãi hoặc dị vật trong mũi và miệng ra ngoài ( nếu có ).
+ Cứ 4 lần ép tim một lần thổi ngạt vì nhịp thở từ 18 đến 25 lần một phút trong khi
đó nhịp tim từ 60 đến 80 lần / phút.
2. Nguyên nhân gây ngừng tim, ngừng thở.
+ Đuối nước.
+ Điện giật.
+ Ngã từ trên cao xuống.
+ Chấn thương mạnh vùng ngực.
+ Các bệnh tim mạch, sốc chấn thương.v.v.
3. Kỹ thuật thực hành: ( Phải khẩn trương nhanh chóng )
Ép tim kết hợp với hô hấp nhân tạo trong trường hợp ngừng tim ngừng thở, hay tim
đập yếu, nếu ngừng thở mà tim còn đập mạnh thì chỉ cần hà hơi thổi ngạt ( có thể bắt
mạch giúp xác định ).
a) Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực:
• Để bệnh nhân nằm ngửa đầu nghiêng sang một bên, móc hết đầm dãi dị vật
trong miệng và mũi.

( 3 )
• Người cấp cứu quỳ bên nạn nhân, tay phải đặt song song với xương sườn vị
trí cạnh ức trái, khoang lien sườn V,VI, tay phải đặt chồng lên tay trái theo
hình dấu cộng, ấn mạnh theo nhịp đập của tim 60 đến 70 lần trên 1 phút, cứ 5
đến 6 lần ép tim một lần thổi ngạt.
b) Kỹ thuật hà hơi thổi ngạt:
• Người cấp cứu một tay nâng cằm nạn nhân lên sao cho đầu ngửa tối đa có thể
sử dụng phương pháp miệng – miệng hoặc miệng – mũi. Miệng – miệng, một
tay bịt mũi bệnh nhân hai tay kết hợp sao cho miệng nạn nhân mở để thổi hơi
vào, dung một miếng gạc mỏng để che miệng nạn nhân, người cấp cứu lấy
hơi thổi một hơi dài đủ mạnh vào miệng nạn nhân, phương pháp miệng – mũi
thì thổi hơi vào mũi nạn nhân, tốc độ từ 16 đến 20 lần trên 1 phút.
• Nếu hai người thì 2 người cùng phối kết hợp, nếu chỉ có một người thì cũng
phải hết sức nhanh chóng cấp cứu nạn nhân
• Sau khi cấp cứu chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất
Xin trân trọng cảm ơn!
( 4 )
Bài giảng: 5 kỹ thuật cấp cứu; người soạn giáo án Y sỹ: Vi Hồng Thức
TRẠM Y TẾ XÃ XUÂN THẮNG BÀI GIẢNG 5 KỸ THUẬT CẤP CỨU CƠ BẢN
Ngày soạn: 21 / 3 /2012
Xuân Thắng ngày 21 tháng 3 năm 2012
Ngày giảng:……./…… / 2012
Tiết 3:
KỸ THUẬT CẤP CỨU GẪY XƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học viên nắm được.
- Triệu chứng lâm sang của gẫy xương.
- Nguyên tắc cố định gẫy xương.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng học viên.
- Tầm quan trọng trong cấp cứu gẫy xương

- Nguyên nhân gây gẫy xương.
3. Kỹ thuật: Rèn luyện học viên kỹ thuật.
- Cách cố định với từng xương gẫy.
- Thực hành tốt kỹ thuật cố định gẫy xương.
II. CHUẨN BỊ:
- Băng cuộn.
- Gạc.
- Bông chèn.
- Cây nẹp.
- Bệnh nhân.
III. NỘI DUNG CỤ THỂ:
1. Triệu chứng lâm sang – Cận lâm sang:
• Giảm vận động cơ năng hoàn toàn.
• Sưng nhanh, biến dạng chi thường gấp góc hoặc làm gồ chỗ gẫy lên.
• Nắn vào chỗ xương gẫy có điểm đau nhói, có tiếng lạo xạo hoặc di động bất thường.
• Dấu hiệu bầm tím tại ổ gẫy xuất hiện sớm từ 1 đến 2 ngày sau.
• Gẫy xương lớn như xương đùi có thể có sốc.
• XQuang chẩn đoán: Trên phim XQuang cho biết chính xác vị trí ổ gẫy, kiểu gẫy.
2. Kỹ thuật cấp cứu gẫy xương:
a) Nguyên tắc cấp cứu gẫy xương:
• Bất động sớm ngay sau khi gẫy.
• Bất động nguyên tư thế, tuyệt đối không kéo nắn vì có thể gây đứt mạch máu và dây
thần kinh làm nạn nhân nguy hiểm hơn.
• Phải bất động được trên ổ gẫy và dưới ổ gẫy.
b) Kỹ thuật cấp cứu gẫy xương:
• Cố định gẫy xương cẳng tay:
- Dùng nẹp:
+ 1 nẹp đặt mặt trước cẳng tay, 1 nẹp đặt mặt sau cẳng tay.
- Buộc 3 dây 1 dây trên ổ gẫy, 1 dây dưới ổ gẫy, 1 dây bàn tay.
( 5 )

+ Băng lại kiểu rắn cuốn, cheo tay lên cổ nạn nhân soa cho cẳng tay vuông góc với cánh
tay
• Cố định gẫy xương cánh tay:
+ Dùng 2 nẹp: 1 nẹp mặt trong cánh tay, 1 nẹp mặt ngoài cánh tay.
- Buộc một dây ở trên ổ gẫy, một dây buộc ở dưới ổ gẫy, băng lại theo
kiểu rắn cuốn.
- Treo tay lên cổ nạn nhân sao cho cẳng tay vuông góc với cánh tay.
• Cố định gẫy xương cẳng chân:
+ Dùng 3 nẹp:
- 1 nẹp đặt phía sau cẳng chân.
- 1 nép đặt phía trong cẳng chân.
- 1 nẹp đặt phía ngoài cẳng chân.
• Buộc 4 dây:
- 1 dây buộc trên ổ gẫy.
- 1 dây buộc dưới ổ gẫy.
- 1 dây khớp trên gối.
- 1 dây tăng số 8 bàn chân, kéo bàn chân vuông góc với cẳng chân.
• Cố định gẫy xương đùi:
+ Dùng 3 nẹp:
- 1 nẹp phía sau dài từ gót qua hông.
- 1 nẹp mặt trong đùi từ gót chân đến bẹn.
- 1 nẹp mặt ngoài đùi từ gót chân đến nách.
+ Buộc 7 dây:
- 1 dây buộc trên ổ gẫy.
- 1 dây buộc dưới ổ gẫy.
- 1 dây buộc dưới khớp gối.
- 1 dây buộc sát hang nạn nhân.
- 1 dây buộc qua cánh chậu.
- 1 dây buộc dưới nách.
- 1 dây tăng số 8 bàn chân.

+ Có băng vải cuộng thì băng lại theo kiểu rắn cuốn, vận chuyển nạn nhân bằng ô tô
đến cơ sở y tế gần nhất.
• Với chấn thương cột sống, chấn thương sọ não. Chấn thương cột sống cố định bất
động theo nguyên tắc cấp cứu gẫy xương, cần cố định nạn nhân trên mặt phẳng
cứng.
• Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Xin trân trọng cảm ơn!
( 6 )
Bài giảng: 5 kỹ thuật cấp cứu; người soạn giáo án Y sỹ: Vi Hồng Thức
TRẠM Y TẾ XÃ XUÂN THẮNG BÀI GIẢNG 5 KỸ THUẬT CẤP CỨU CƠ BẢN
Ngày soạn: 21 / 3 /2012
Xuân Thắng ngày 21 tháng 3 năm
2012
Ngày giảng:……./…… / 2012
Tiết 4:
KỸ THUẬT BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học viên nắm được:
- Phân loại vết thương.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng học viên.
- Tầm quan trọng trong cấp cứu vết thương chiến tranh, vết thương mạch máu.
- Nguyên gây vết thương mạch máu.
3. Kỹ thuật: Rèn luyện kỹ thuật cho học viên.
- Cách sử dụng băng
- Thực hành tốt kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ:
- Băng cuộn.
- Gạc.
- Bông chèn.
- Bệnh nhân.

III. NỘI DUNG CỤ THỂ:
1. Phân loại vết thương:
- Vết thương phần mềm.
- Vết thương mạch máu.
- Vết thương sọ não.
- Vết thương ngực hở.
2. Nguyên tắc:
- Băng sớm tránh mất máu.
- Băng đúng cách.
- Không làm ô nhiễm them khi băng
+) Lưu ý:
- Với vết thương thấu bụng lòi ruột ra ngoài, tuyệt đối không cố đưa các
tạng vào trong ổ bụng mà chỉ được dung bát sạch úp vào rồi băng lại.
- Vết thương sọ não hở không cắt lọc não.
- Vết thương ngực hở khi băng phải đặt van một chiều tránh tràn khí
màng phổi, có thể băng nhồi băng nhét đảm bảo vết thương kín.
( 7 )
3. Kỹ thuật băng:
a. Nguyên tắc:
- Tay phải cầm cuộn băng.
- Cuộn băng luôn nằm ngửa.
- Băng vừa tay không chặt quá, không lỏng quá, băng vừa mức cầm
được máu.
• Kiểu băng, có băng rắn cuốn, vòng nọ chồng lên vòng kia ½ chiều ngang
cuộn băng, áp dụng băng phần chi tương đối đều nhau như cổ tay, cổ chân,
đùi.
Băng số 8, băng dấu X ( dấu nhân ), vòng nọ chồng lên vòng kia 1/3 chiều
ngang dây băng, áp dụng cho băng những vùng chi không đều nhau như khuỷu
tay, khuỷu chân. Băng chữ Y áp dụng với vết thương vùng bẹn.
• Băng đúng vết thương

• Băng kín vết thươnh.
• Băng chặt tay vừa phải đủ để cầm máu.
4. Các kiểu băng cơ bản:
a. Băng vòng tròn
b. Băng vong xoắn ( rắn cuốn )
c. Băng hình số 8 ứng dụng cho chi tròn không đều gấp khúc.
d. Hướng dẫn băng đầu.
e. Hướng dẫn băng vết thương bụng.
f. Hướng dân băng vết thương ngực hở.
g. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Xin trân trọng cảm ơn!
( 8 )
Bài giảng: 5 kỹ thuật cấp cứu; người soạn giáo án Y sỹ: Vi Hồng Thức
TRẠM Y TẾ XÃ XUÂN THẮNG BÀI GIẢNG 5 KỸ THUẬT CẤP CỨU CƠ BẢN
Ngày soạn: 21 / 3 /2012
Xuân Thắng ngày 21 tháng 3 năm 2012
Ngày giảng:……./…… / 2012
Tiết 5
KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học viên nắm được:
- Phân loại thương binh trước khi chuyển ở tuyến I.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng học viên.
- Tầm quan trọng trong kỹ thuật vận chuyển thương binh.
3. Kỹ thuật: Rèn luyện kỹ thuật cho học viên.
I. CHUẨN BỊ:
- Cáng.
- Võng.
- Cáng tự tạo
- Bệnh nhân.

III. NỘI DUNG CỤ THỂ:
1. Phân tuyến:
• Tuyến I hỏa tuyến.
• Tuyến II trạm quân y, trạm y tế.
• Tuyến III bệnh viện huyện, bệnh viện sư đoàn.
• Tuyến IV bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương, viện 108.
+ Chọn lọc phân loại thương binh tại tuyến I ( hỏa tuyến ), nơi xẩy ra tai nạn trong thời
bình
• Loại 1: Cần chuyển về tuyến sau ngay sau khi sơ cứu để được can thiệp sớm.
+ Vết thương cổ ngực gay khó thở
+ Vết thương ngi tổn thương mạch máu lớn, tạm thời có đặt ga rô để cầm máu.
+ Vết thương bụng có khả năng thấu bụng.
+ Vết thương sọ não nặng nhưng còn vận chuyển được, không chuyển ngay tất cả cùng
một lúc được, số người nào có toàn than khá sẽ chuyển trước,số đang sốc nặng vận
chuyển ngay có thể nguy hiểm sẽ chuyển ngay sau khi nạn nhân khá hơn.
• Loại 2: Trung bình và nhẹ.
+ Số có thể tự đi được bị thương phần mềm hay bị thương nhẹ ở chi trên hoặc gẫy
xương nhỏ.
+ Số không thể tự đi được sẽ chuyển lên tuyến trên sau khi đã chuyển hết những trường
hợp thuộc loại 1
• Loại 3: Loại hấp hối do vết thương quá nặng, để nơi yên tĩnh tiếp tục chăm sóc, nếu
hồi phục sẽ chuyển về tuyến sau để tiếp tục điều trị
( 9 )
2. Hướng dẫn kỹ thuật vận chuyển nạn nhân:
• Mang vác nạn nhân.
• Bò.
• Toài. ( Khi sát địch )
• Dìu.
• Cõng
Vận chuyển nạn nhân:

• Vận chuyển bằng cáng.
• Vận chuyển bằng võng.
• Hướng dẫn làm cáng tự tạo( vận chuyển nạn nhân bằng cáng tự tạo ).
Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Xin trân trọng cảm ơn!
Xuân Thắng, ngày……….tháng……… năm 2012
Người soạn giáo án Duyệt BCHQS huyện UBND xã
( 10 )

×