Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CN 10 từ tuần 1 đến tuần 6 (4 cột 13-14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.72 KB, 21 trang )

Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Tuần : 01 Từ ngày 19/08/2013 đến ngày 24/08/2013
Tiết PPCT : 01
PHẦN I: NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS cần phải:
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
- Biết được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta hiện nay và phương hướng,
nhiệm vụ phát triển của nghành trong thời gian tới.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Sách giáo khoa , giáo án và các tài liệu có liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi
III. Phương pháp, phương tiện
- Bản đồ về cơ cấu sản phẩm ở nước ta
- Biểu đồ về cơ cấu lực lượng lao đông ở nước ta
- Biểu đồ về sản lượng lương thực.
IV. Tiến trình Dạy Học:
1. Ổn định lớp: (1p).
2. Giới thiệu về sản xuất nông, lâm ,ngư nghiệp của nước ta hiện nay.(2p).
3. Giảng bài mới:
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm mục đích cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ đời
sống của con người.
Em hãy liên hệ đến các đồ dùng trong gia đình, các nguyên liệu phục vụ ăn uống, sinh
hoạt và mọi hoạt động khác. Kể tên các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp phục vụ
cho mọi người trong xã hội và bản thân của mỗi người trong lớp ta hiên nay.
- Học sinh kể tên.
- Giáo viên: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu để biết tầm quan trọng và tình hình sản
xuất nông , lâm , ngư nghiệp của nước ta hiện nại và trong tương lai như thế nào? Chúng


ta cùng tìm hiểu ở nội dung sau.
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
14’
Gv: Căn cứ vào hinh 1.1
em hãy cho biết tổng sản
phẩm gồm có những
nhóm nghành nào chủ
yếu?
Hs: Xem sgk và dựa vào
ba khu vực trả lời.
I. Tầm quan trong của sản
xuất Nông, Lâm, Ngư trong
nền kinh tế quốc dân:
1. Sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp góp phần không nhỏ
vào các cơ cấu tổng sản phẩm
trong nước.
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 1 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
14’
Gv: Em hãy nêu một số
sản phẩm của nông lâm,
ngư nghiệp được sử dụng
làm nguyên liệu cho
nghành công nghiệp chế

biến.
Gv: Giải thích hướng dẫn
vẽ bảng 1 trang 6 vào tập.
Gv: Yêu cầu hs quan sát
sơ đồ sgk giải thích tình
hình lao động ở nước ta
hiện nay?
Hs: Dựa vào bài giảng
liên hệ trực tiếp trả lời
Hs: Quan sát, vẽ hình.
Hs: Thảo luận, trả lời
theo yêu cầu của gv
2. Nghành nông, lâm, ngư
nghiệp sản xuất và cung cấp
lương thực thực phẩm cho tiêu
dùng trong nước, cung cấp
nguyên liệu cho nghành chế
biến.
3. Nghành nông, lâm, ngư
nghiệp có vai trò trong sản
xuất hàng hóa xuất khẩu:
4. Hoạt động nông,lâm,ngư
nghiệp còn chiếm trên 50%
tổng số lao động tham gia vào
các nghành kinh tế khác.
II. Tình hình sản xuất Nông,
Lâm, Ngư nghiệp của nước
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 2 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời

gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
12’
Gv: Em hãy quan sát biễu
đồ và cho thầy biết sản
lượng lương thực tăng
liên tục từ năm 1995-
2000 tăng bao nhiêu %
mỗi năm?
Gv: Giải thích và yêu cầu
trả lời câu hỏi sau? Em
hãy cho biết về một số
sản phẩm của nông, lâm,
ngư nghiệp đã xuất khẩu
ra thị trường nước ngoài?
Gv: Nhắc lại những thành
tựu đã đạt được trong sư
phát triển của nông, lâm,
ngư nghiêp, ngoài ra con
một số hạn chế cần khắc
phục.
Gv: Trong thời gian tới
nghành nông, lâm, lâm,
ngư nghiêp của nước ta
cần thực hiện các nhiệm
vụ nào? yêu cầu hs thao
Hs: Thảo luân nhóm trả
lời(2p) theo yêu cầu gv.
Hs: Trả lời, bổ sung các
em khác.

Hs: Nghe giảng và ghi
bài.
Hs: Thảo luận và dưa ra
trả lời.
ta hiện nay:
1. Thành tựu: trong những
năm gần đây nghành nông ,
lâm , ngư nghiệp nước ta đã
thu được những thành tựu
quan trọng.
a. Thành tựu nổi bật nhất là
sản xuất lương thực tăng liên
tục:
b. Thành tựu thứ hai của
nghành nông, lâm, ngư nghiệp
là bước đầu đã hình thành các
nghành sản xuất hàng hóa với
các nghành sản xuất với các
vùng sản xuất tập trung, đáp
ưng nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.
c. một số sản phẩm của
nghành nông, lâm, ngư nghiệp
đã được xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài.
2.Hạn chế:
- Năng suất và chất lượng sản
phẩm còn thấp.
- Hệ thống cây trồng vật nuôi,
cơ sở bảo quản và chế biến

nông, lâm, thủy sản còn lạc
hậu và chưa đáp ứng được
nhu cầu của nền hàng hóa chất
lượng cao.
III. Phương hướng, nhiệm
vụ phát triển của nền nông,
lâm, ngư nghiệp của nước
ta:
- Tăng cường sản xuất lương
thực.
- Đầu tư phát triển chăn nuôi
đưa nghành này thành nghành
phát triển chính.
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 3 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
luận (2p). - Xây dựng một nền tăng
trưởng nhanh bền vững và đáp
ứng đủ nhu cầu cho người tiêu
dùng.
- Áp dụng khoa học kĩ thuật
khoa hoc tiến bộ vào lĩnh vực
lai tạo giống cây trồng vật
nuôi.
- Đưa tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào khâu bảo quản chế
biến sao thu hoạch để giảm
bớt hao hụt sao thu hoạch và

nâng cao chất lượng nông,
lâm, thủy sản ngày càng chất
lượng hơn.
4. Nhắc lại trọng tâm:(2p).
? Em hãy nêu vai trò của nền nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
? Em hãy nêu những thành tựu và hạn chế của nghành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
? Em hãy nêu những nhiệm vụ nào trong thời gian tới.
5. Dặn dò.
6. Giao bài; Tự rút kinh nghiệm( Đánh giá, tổ chức, thực hiện).
V. RÚT KINH NGHIỆM



GV : Dư Ngọc Thúy Trang 4 Giáo án Công nghệ 10
Khánh Lâm, ngày … tháng … năm 2013
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Leâ Xoâ Gil
CHUYÊN MÔN KÝ
KIỂM TRA
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Tuần : 02 Từ ngày 26/08/2013 đến ngày 31/08/2013
Tiết PPCT : 02
CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG.

Bài 2 KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS cần phải:
1. Về kiến thức:
- Mục đích, ý nghĩa của cơng tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất quảng cáo

trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
- Có ý thức bảo vệ mơi trường và bảo vệ cây trồng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và so sánh.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa
- Tài liệu tham khảo
- Sưu tầm một số tài liệu về giống mới ở địa phương
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi
III. Phương pháp, phương tiện
Thuyết trình, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình Dạy Học:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Khơng
3. Các hoạt động
* Giới thiệu bài mới: 1’
Giống mới được đưa vào sản xuất đại trà khi đã qua khảo nghiệm bằng các thí nghiệm
do cơ quan nhà nước. Vậy để biết hoạt động khảo nghiệm được tiến hành như thế nào ta tìm
hiểu bài khảo nghiệm giống cây trồng.
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
14’
- Em hiểu thế nào là khảo
nghiệm?
- Nhận xét, bổ sung.
- Là khảo sát lại thí
nghiệm.
- Ghi nhận.

I. Mục đích, ý nghĩa
của cơng tác khảo
nghiệm giống cây trồng
1. Mục đích
- Đánh giá khách quan,
chính xác & cơng nhận
kịp thời giống cây trồng
mới phù hợp với từng
vùng & hệ thống ln
canh.
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 5 Giáo án Cơng nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
24’
- Nếu đưa giống mới vào sản
xuất không qua khảo nghiệm
kết quả sẽ như thế nào?
- Tại sao giống mới lại được
so sánh với giống đại trà?
- So sánh về chỉ tiêu gì?
-Gv:Diễn giảng về các chỉ
tiêu và đưa ra ví dụ.
-Chỉ tiêu năng suất không
phải là bao nhiêu tạ/ha mà
cịn về chỉ số hạt,kích thước
của hạt vv
-Mục đích của thí nghiệm
kiểm tra kĩ thuật là gì? Thí

nghiệm kiểm tra kĩ thuật
được tiến hành ở phạm vi
nào?
-Gv: yêu cầu học sinh quan
sát hình 2.2(sgk)
-Giải thích: trên ảnh là những
lô sản xuất với các chế độ
phân bón khác nhau nhằm
tìm ra quy trình bĩn phn thích
hợp nhất cho giống la mới.
- Hoặc tốt hoặc không
tốt, nhưng thường là
không tốt vì không thích
hợp với điều kiện tự
nhiên.
- Học sinh thảo luận &
trả lời.
- Học sinh thảo luận &
trả lời.
- Học sinh thảo luận &
trả lời.
Hs: quan sát.
2. Ý nghĩa
- Nắm vững đặc tính và
yêu cầu kĩ thuật của
giống mới
- Cung cấp những thông
tin về yêu cầu kỹ thuật
canh tác và hướng sử
dụng những giống mới

được công nhận.
II. Các loại thí nghiệm
khảo nghiệm giống
cây trồng
1. Thí nghiệm so sánh
giống
- So sánh giữa giống
mới với giống sản xuất
đại trà.
- Nếu giống mới tốt hơn
thì được gửi đến Trung
tâm khảo nghiệm giống
Quốc gia.
- So sánh về: Sinh
trưởng, phát triển, năng
suất, chất lượng & tính
chống chịu với điều kiện
ngoại cảnh.
2. Thí nghiệm kiểm tra
kĩ thuật
- Kiểm tra những đề xuất
của cơ quan chọn tạo
giống về qui trình kĩ
thuật gieo trồng.
- Xác định thời vụ, mật
độ gieo trồng, chế độ
phân bón của giống
xây dựng quy trình kỹ
thuật gieo trồng.
- Nếu giống nào đáp ứng

GV : Dư Ngọc Thúy Trang 6 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
- Giống mới vối những điều
kiện gì sẽ được tổ chức thí
nghiệm sản xuất quảng cáo?
?- Thí nghiệm sản xuất
quảng cáo nhằm mục đích
gì?
- làm thế nào để giống mới
được tuyên truyền rộng rải và
được đưa vào sản xuất đại trà
- Thế nào là hội nghị đầu bờ?
* kết luận:
- giống mới được đưa vào
sản xuất đại trà là phải đạt
được các yêu cầu như: năng
suất chất lượng sản phẩm
phải phù hợp với canh tác
từng vùng muốn vậy trước
khi sử dụng phải khảo
nghiệm giống cây trồng
- Học sinh thảo luận &
trả lời.
- Là hội nghị tổ chức
báo cáo kết quả việc
gieo trồng mới trên diện
rộng, kết hợp với khảo

sát thực tế trên đồng
ruộng của các đại biểu.
được yêu cầu thì được
cấp giấy chứng nhận
giống quốc gia & được
phép phổ biến sản xuất.
3. Thí nghiệm sản xuất
quảng cáo
Tuyên truyền đưa giống
mới vào sản xuất đại trà.
- Triển khai trên diện tích
rộng lớn, kết hợp hội
nghị đầu bờ để khảo sát,
đánh giá kết quả.
- Phổ biến quảng cáo
bằng phương tiện thông
tin đại chúng.
4. Củng cố: 4’
- Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng?
- Giống mới được so sánh với giống nào?
- Hội nghị đầu bờ là gì?
5. Dặn dò: 1’
Đánh giá tiết học, dặn học sinh về học bài và xem trước bài mới.
6. Giao bài: Tự rút kinh nghiệm (đánh giá, tổ chức, thực hiện)
V. RÚT KINH NGHIỆM



GV : Dư Ngọc Thúy Trang 7 Giáo án Công nghệ 10
Khánh Lâm, ngày … tháng … năm 2013

TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Leâ Xoâ Gil
CHUYÊN MÔN KÝ
KIỂM TRA
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Tuần : 03 Từ ngày 02/09/2013 đến ngày 07/09/2013
Tiết PPCT : 03
Bài 3, 4: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục Tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.
- Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sau bài học này.
II. Chuẩn Bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu sách giáo khoa
- Tài liệu tham khảo
- phóng to hình 2.2 v 2.3
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi
III. Phương pháp, phương tiện
Thuyết trình, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình Dạy Học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà? Thí
nghiệm so sánh nhằm mục đích gì?
- Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì? Hội nghị đầu bờ là gì?
3. Hoạt động dạy học.

* Giới thiệu bài: Bón phân là cung cấp dinh dưỡng cho cây. Để sử dụng phân bón có hiệu
quả, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm, tính chất và kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón.
* Bài mới :
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
06’
10’
- Yêu cầu học sinh đọc
mục 1 và nêu lên mục
đích của công tác sản xuất
giống cây trông?
- Yêu cầu học sinh quan
sát sơ đồ, trả lời Hệ thống
sản xuất giống cây trồng
- Học sinh đọc, trả lời.
Các học sinh khác theo
dõi, nhân xét.
- Gồm 3 giai đoạn.
I. Mục đích của công tác
sản xuất giông cây trồng:
1. Duy trì, củng cố độ thuần
chủng, sức sống & tính trạng
điển hình của giống.
2. Tạo ra số lượng giống cần
thiết để cung cấp cho sản
xuất đại trà.
3. Đưa giống tốt phổ biến
nhanh vào sản xuất.
II. Hệ thống sản xuất giống

cây trồng.
- Bắt đầu từ khi nhận được
hạt giống do cơ sở chọn tạo
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 8 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
gồm mấy giai đoạn?
- hệ thống sản xuất giống
cây trồng bắt đầu từ đâu
và khi nào kết thúc?
- Thế nào là hạt SNC, NC,
XN? Được tiến hành ở
đâu?
- Tại sao ở giai đoạn 1 và
giai đoạn 2 cần được sản
xuất tại các Trung tâm
Khuyến nông ?
- GV giải thích hình 3.2
cho hoc sinh hiểu.
- GV giải thích cây tự thụ
phấn: là trên cùng một hoa
có cả nhị đực và nhụy cái.
-trả lời và bổ sung
- Dựa vào SGK trả lời.
- Đòi hỏi phải có dụng
cụ kĩ thuật và tay nghề
cao.
- Học sinh chú ý lắng

nghe.
- Học sinh chú ý lắng
nghe.
giống nhà nước cấp đến khi
nhân ra với số lượng lớn để
sản xuất đại trà.
Giai đoạn 1: Sản xuất hạt
giống siêu nguyên chủng.
- Hạt giống siêu nguyên
chủng là hạt giống có chất
lượng và độ thuần khiết cao.
- Có nhiệm vụ duy trì, phục
tráng và sản xuất hạt giống
siêu nguyên chủng.
- Được thực hiện ở các
Trung tâm Khuyến nông các
tỉnh.
Giai đoạn 2: Sản xuất hạt
giống nguyên chủng từ siêu
nguyên chủng
- Có nhiệm vụ duy trì, phục
tráng và sản xuất hạt giống
siêu nguyên chủng.
- Được thực hiện ở các Trung
tâm Khuyến nông các tỉnh.
Giai đoạn 3: Sản xuất hạt
giống xác nhận
- Được nhân ra từ hạt giống
nguyên chủng để cung cấp
cho nông dân sản xuất đại trà.

- Được thực hiện bởi các
nông dân tiên tiến.
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 9 Giáo án Công nghệ 10
Hạt tác
giả
Hạt SNC
Hạt NC
Hạt XN
Viện, trường
đại học
Trung tâm
Khuyến nông
Nông dân tiên
tiến
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
20’
- Dựa vào sơ đồ hãy trình
bày toàn bộ quy trình sản
xuất giống ở cây tự thụ
phấn.
- Vẽ sơ đồ lên bảng
- Trình bày toàn bộ quy
trình sản xuất giống ở
cây tự thụ phấn.
- Học sinh vẽ vào tập.
III. Quy trình sản xuất
giống cây trồng

1. Sản xuất giống cây trồng
nông nghiệp
a. Sản xuất giống ở cây
trồng tự thụ phấn.
- Nguyên liệu: giống cây
trồng do tác giả cung cấp
hoặc có hạt giống siêu
nguyên chủng thì quy trình
sảnxuất theo sơ đồ duy trì.
+ Năm thứ nhất: Gieo hạt tác
giả(SNC), chọn ra cây ưu tú.
+ Năm thứ hai: Hạt của cây
ưu tú gieo thành từng dòng,
chọn các cây tốt nhất lấy hạt,
hạt đó là hạt siêu nguyên
chủng.
+ Năm thứ ba: Nhân giống
nguyên chủng từ giống siêu
nguyên chủng.
+ Năm thứ tư: Sản xuất hạt
giống xác nhận từ giống
nguyên chủng
- Nguyên liệu: Các hạt giống
nhập nội hoặc các hạt giống
bị thoái hóa thì sx theo sơ đồ
phục tráng
+ Năm thứ nhất: Gieo hạt của
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 10 Giáo án Công nghệ 10
Hạt tác giả
SNC

NC
XN
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
- Dựa vào hình 3.2 và 3.3
em hãy so sánh 2 quy
trình có gì giống và khác
nhau?
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu hs nghiên cứu
SKG.
- GV diễn giảng cho HS
hiểu.
- Học sinh trả lời.
- Ghi nhận.
- Nghiên cứu skg.
- Ghi nhận.
vật liệu khởi đầu cần phục
tráng, chọn ra cây ưu tú
+ Năm thứ hai: Hạt của cây
ưu tú gieo thành từng dòng,
chọn các cây tốt nhất lấy hạt
gieo ở năm thứ ba.
+ Năm thứ ba: Lấy những
hạt tốt nhất chia làm hai để
nhân giống sơ bộ và so sánh
giống. Hạt thu được là hạt
SNC đã phục tráng.

+ Năm thứ tư: Nhân giống
nguyên chủng từ giống siêu
nguyên chủng
+ Năm thứ năm: Sản xuất
hạt giống xác nhận từ giống
nguyên chủng
b. Sản xuất giống ở cây
trồng thụ phấn chéo

- Vụ thứ nhất: chọn ruộng
sản xuất giống ở khu vực
cách ly. Gieo hạt SNC vào
các ô khác nhau. Mỗi ô chọn
một cây đúng giống, thu lấy
hạt và gieo thành một hàng ở
vụ sau trong khu cách ly.
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 11 Giáo án Công nghệ 10
Hạt SNC
SNC
NC
XN
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
- Những cây nào có thể
sản xuất bằng phương
pháp vô tính.
- Gọi HS nêu lên quy trình
sản xuất giống cây rừng?

- Kể ra: Mía, Sắn, Khoai
ngọt……
- Nêu lên quy trình sản
xuất giống cây rừng.
- Vụ thứ hai: loại bỏ các
hàng không đạt yêu cầu và
các cây xấu ở hàng tốt trước
khi tung phấn. Thu hạt của
các cây tốt ta có hỗn hợp hạt
SNC.
- Vụ thứ ba: Nhân giống
nguyên chủng từ giống siêu
nguyên chủng ở trong khu
vực cách ly.
- Vụ thứ tư: Sản xuất hạt
giống xác nhận từ giống
nguyên chủng ở trong khu
vực cách ly.
c. Sản xuất giống ở cây
trồng nhân giống vô tính:
- Chọn lọc duy trì thế hệ vô
tính đạt tiêu chuẩn cấp SNC
(củ giống, hom giống).
- Sản xuất củ giống, hom
giống nguyên chủng từ siêu
nguyên chủng.
- Sản xuất củ giống, hom
giống đạt tiêu chuẩn thương
phẩm từ giống nguyên chủng.
2. Sản xuất giống cây rừng:

Do cây rừng có thời gian sinh
trưởng dài nên công tác sản
xuất giống có nhiều khó
khăn.
- Chọn những cây trội, khảo
nghiệm và chọn các cây đạt
tiêu chuẩn để xây dựng rừng
giống hoặc vườn giống.
- Lấy hạt giống từ rừng
giống hoặc vườn giống sản
xuất cây con
Giống cây rừng có thể nhân
ra bằng hạt hoặc bằng công
nghệ nuôi cấy mô và giâm
cành.
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 12 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
4. Củng cố: 3’
- So sánh giữa hai quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn và thụ phấn chéo?
- So sánh giữa hai quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì và phục tráng ở cây tự thụ
phấn?
- Khi nào thì sản xuất theo sơ đồ duy trì?
- Khi nào thì sản xuất theo sơ đồ phục tráng?
5. Dặn dò: 1’
Đánh giá tiết học, dặn học sinh về học bài và xem trước bài mới.
6. Giao bài: tự rút kinh nghiệm ( đánh giá, tổ chức, thực hiện)
V. RÚT KINH NGHIỆM




GV : Dư Ngọc Thúy Trang 13 Giáo án Công nghệ 10
Khánh Lâm, ngày … tháng … năm 2013
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Leâ Xoâ Gil
CHUYÊN MÔN KÝ
KIỂM TRA
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Tuần : 04 Từ ngày 09/90/2013 đến ngày 14/09/2013
Tiết PPCT : 04
Bài 5: Thực hành XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh (HS) phải:
- Xác định được sức sống của hạt một số cây trồng nông nghiệp.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự.
- Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực
hành.
II. Đồ dùng dạy học :
1.Giáo viên :
Hạt giống (lúa, ngô, đậu đỗ…): từ 100 – 200 hạt
Hộp petri: 2
Panh (kẹp): 4
Lam kính: 4
Dao cắt hạt:
Giấy thấm: từ 4 đến 5 tờ
Thuốc thử : 1 lọ
2. Học sinh: Sách giáo khoa CN 10, vở ghi, kiến thức đã học
III. Phương pháp, tình huống :
- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi, kết hợp công tác độc lập của học sinh với SGK
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp, sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (10’)
(?) Trình bày quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng?
(?) Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo?
3. Giảng bài mới
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
30’
GV: Giới thiệu bài thực
hành.
- Hướng dẫn sơ qua cách
tiến hành và cách xác
định tỉ lệ hạt sống. Giới
thiệu quy trình thực
hành.
- Hướng dẫn HS ghi kết
quả và nhận xét kết quả
thực hành.
- Kiểm tra nếu HS đã
nắm quy trình thực hành.
HS: Lắng nghe và
nắm đựơc mục tiêu
của bài học.
Và quy trình thực
hành.
HS: Làm theo chỉ
dẫn của GV, chia
nhóm và nhận dụng
cụ , mẫu vật thực
hành

I. Mục tiêu: SGK
II. Chuẩn bị: SGK
III. Quy trình thực hành:
- Bước 1. Lấy một mẫu
khoảng 50 hạt giống, dùng
giấy thấm lau sạch sau đó xếp
vào hộp Petri.
- Bước 2. Đổ thuốc thử vào
hạt Petri sao cho thuốc thử
ngập hạt. Ngâm hạt từ 10 đến
15 phút.
- Bước 3. Sau khi ngâm, lấy
hạt ra, dùng giấy thấm lau
sạch thuốc thử ở vỏ hạt.
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 14 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
- Phân nhóm HS thực
hành (4 nhóm).a HS.
- Kiểm tra sự chuẩn bị
của HS
GV: Cho HS tiến hành
thực hành
GV: Theo d và
- Đánh giá về việc thực
hiện quy trình và kết quả
xác định tỉ lệ hạt sống.
HS: Tiến hành thực

hành
- Tự đánh giá và
đánh giá chéo từng
bước thực hiện quy
trình; kết quả.
- Bước 4. Dùng panh kẹp
chặt hạt, sau đó đặt lên tấm
kính và quan sát nội nhũ.
+ Nếu nội nhũ nhuộm
màu là hạt chết.
+ Nếu nội nhũ không
nhuộm màu là hạt sống.
- Bước 5. Tính tỉ lệ hạt sống
Tỉ lệ hạt sống:
A% =
B
C
x100
Trong đó B: số hạt sống
C: Tổng số hạt TN
Kết quả TN ghi theo mẫu
bảng sau:
TSHTN
H.chết
H. sống
TL% h.sống
4. Củng cố:
- Nhận xét, đánh giá tình hình thực hiện quy trình thực hành của HS.
- Yêu cầu HS dọn dẹp PTN sau khi đã thực hành xong.
5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn thành bảng tường trình kết quả thực hành và nộp lại vào tiết học sau.
- Đọc trước bài 6.
V. RÚT KINH NGHIỆM



GV : Dư Ngọc Thúy Trang 15 Giáo án Công nghệ 10
Khánh Lâm, ngày … tháng … năm 2013
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Leâ Xoâ Gil
CHUYÊN MÔN KÝ
KIỂM TRA
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Tuần : 05 Từ ngày 16/09/2013 đến ngày 21/09/2013
Tiết PPCT : 05
Bài 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY
MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG
NÔNG, LÂM NGHIỆP
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS cần phải:
- Biết được thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp này.
- Biết được quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu sách giáo khoa
- Tài liệu tham khảo.
- Phóng to hình 6.6 (sgk)
2. Học sinh:
Sách giáo khoa CN 10, vở ghi, kiến thức đã học
III. Phương pháp, tình huống :

- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi, kết hợp công tác độc lập của học sinh với SGK
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp, KTSS: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 0’
3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu: 1’
Các phương pháp chọn và nhân giống cây trồng truyền thống thường kéo dài và tốn
nhiều vật liệu giống, tốn nhiều diện tích. Ngày nay nhờ ứng dụng khoa học kĩ thuật mới,
các nhà tạo giống đã tạo ra phương pháp tạo và nhân giống mới vừa nhanh, tốn ít vật liệu,
diện tích. Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu về phương pháp đó.
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
07’
- Yêu cầu học sinh đọc to
phần khái niệm SGK.
- Theo em nuôi cây mô
tế bào là gì?
- Môi trường: Đa lượng:
N, P, K, Ca, S… + Vi
lượng Fe, b, Mo, Cu…+
Glucose, Saccarose, Chất
điều hòa sinh trưởng
(Auxin) + Cytokinin.
- Đọc SGK.
- Là phương pháp
tách rời tế bào, mô
đem nuôi cấy trong
môi trường thích
hợp.

I. Khái niệm về phương
pháp nuôi cây mô tế bào:
Là phương pháp tách rời tế
bào, mô đem nuôi cây trong
môi trường thích hợp để
chúng sống. Qua nhiều nhiều
lần phân bào, rồi biệt hóa
thành mô, cơ quan và phát
triển thành cây mới.
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 16 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
12’
20’
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh đọc
SGK.
- Thế nào là tế bào cá
tính toàn năng, sự phân
hóa và phản phân hóa?
Gọi hs lần lượt trả lời.
- Nhân xét bổ sung.
* Kết luận: Tế bào thực
vật có tính toàn năng, có
khả năng phân hóa và
phản phân hóa. Dựa trên
những đặc điểm đó,
người ta có thể điều

khiển các định hướng
bằng nuôi cấy mô tế bào
trong môi trường đặc
biệt để tạo thành cây
hoàn chỉnh. Đó là kĩ
thuật nuôi cấy mô tế bào
- Giải thích rõ từng ý
nghĩa và kèm theo thí dụ
cho học sinh hiểu.
- Gọi hoc sinh đọc quy
trình.
- Giải thích cho hoc sinh
biết chọn mô tế báo ở
phần nào của cây.
- Dùng thuốc khử trùng:
- Ghi nhận.
- Đọc SGK.
- Dựa vào SGK trả
lời.
- Ghi nhận.
- Theo dõi ghi nhận.
- Đọc quy trình lên
cho cả lớp nghe
- Theo dõi.
- Ghi nhận.
II. Cơ sở khoa học của
phương pháp nuôi cây mô tế
bào
Tế bào thực vật có tính toàn
năng. Có khả năng phân hóa

và phản phân hóa. Dựa trên
đặc điểm dó người ta có thể
điều khiển có định hướng
bằng nuôi cấy mô tế bào trong
môi trường đặc biệt để tạo cây
hoàn chỉnh.
III. Quy trình nhân giống
bằng nuôi cấy mô tế bào:
1. Ý nghĩa:
- Có thể nhân giống cây trồng
ở quy mô công nghiệp, kể cả
trên đối tượng khó nhân giống
bằng phương pháp thông
thường
- Có hệ số nhân giống cao.
- Cho ra sản phẩm đồng nhất
về mặt di truyền.
-nếu nguyên liêu nuôi cây
sạch bệnh thì sản phẩm nhân
giống sẽ hoàn toàn sạch bệnh.
2. Quy trình công nghệ nhân
giống:
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 17 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
C
2
H

5
OH, HgCl
2
, H
2
O
2
.
- MT tạo chồi: Agar,
đường, muối. Vitamim.
- MT tạo rễ: Naphtalen
axetic acid, và Indole
butyric aicd.
- MT thích ứng: Sơ dừa.
tro trấu, đất phù sa…
4. Củng cố: 3’
Hệ thống lại kiến thức bằng cánh đặt câu hỏi goi hs trả lời.
?- em hy cho biết cơ sỡ khoa học của phương pháp ni cấy mơ tế bào.
?- trình by quy trình cơng nghệ nhn giống cy trồng bằng nuơi cấy mơ tế bo.
5. Dặn dò: 1’
Đánh giá tiết học, dặn học sinh về học bài và xem trước bài mới.
6. giao bài: tự rút kinh nghiệm( đánh giá, tổ chức , thực hiện)
V. RÚT KINH NGHIỆM



GV : Dư Ngọc Thúy Trang 18 Giáo án Cơng nghệ 10
Chọn vật liệu nuôi
cấy
Khử trùng

Trồng cây trong
vườn ươm
Tạo chồi
Tạo rễ
Cấy cây vào MT
thích ứng
Khánh Lâm, ngày … tháng … năm 2013
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Lê Xô Gil
CHUN MƠN KÝ
KIỂM TRA
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Tuần : 06 Từ ngày 23/09/2013 đến ngày 28/09/2013
Tiết PPCT : 06
Bài 7 : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS cần phải:
- Biết được keo đất là gì
- Thế nào là khả năng hấp phụ của đất
- Thế nào là phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- sơ đồ.
- chuẩn bị vật liệu thí nghiệm:
+ đất thịt phơi khô 2 – 3 cm3.
+ hai cốc thủy tinh 500ml.
+ đũa thủy tinh.
+ 600 ml nước sạch.
+ đường trắng 10g.
2. Học sinh:

Sách giáo khoa CN 10, vở ghi, kiến thức đã học
III. Phương pháp, tình huống :
- Vấn đáp tái hiện, tìm tòi, kết hợp công tác độc lập của học sinh với SGK
IV. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 6’
* Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào? Thế nào là tính toàn năng của thực vật?
* Trình bày quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. Ưu và khuyết điểm
của phương pháp này
3. giảng bài mới :
+ giới thiệu:
Muốn cây trồng đạt năng suất cao, ngồi việc chọn giống tốt, cịn cĩ đất trồng phù hợp.
vì vậy chng ta phải tìm hiểu tính chất của đất trồng.
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
12’
- Hoà đất vào nước để
cho học sinh quan sát
keo đất, và yêu cầu hs
nhận xét so sánh với cốc
nước đừơng được hòa
với nước.
- Kích thước của keo đất
- Học sinh lắng nghe
và quan sát.
- so sánh với hai cốc
nước và trả lời.
I. KEO ĐẤT VÀ KHẢ
NĂNG HẤP PHỤ CỦA

KEO ĐẤT
1. Keo đất
a. Khái niệm về keo đất: Là
những phân tử có kích thước
khoảng dưới 1 ìm, không hòa
tan trong nước mà ở trạng thái
huyền phù.
b. Cấu tạo keo đất:
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 19 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
12’
từ 1 nm đến 200 nm
- Vẽ cấu tạo của keo đất.
- Có mấy loại keo đất?
- Khi nào là keo âm và
keo dương ?
- Lớp ion nào sẽ trao đổi
với ion của dung dịch đất
- GV diễn giải cho học
sinh hiểu.
- Khi nào thì đất chua,
kiềm và trung tính ?
- Độ chua hoạt tính là gì?
- Độ chua tiềm tàng?
- Tại sao đất hóa kiềm?
- Học sinh vẽ sơ đồ
cấu tạo của keo đất

vào tập
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
Ghi nhận
- Học sinh trả lời
- Do H
+
có trong
dung dịch
- Do H
+
và Al
3+
trên
bề mặt HK.
- Đất chứa Na
2
CO
3,
- Bên trong là 1 nhân
- Ngoài nhân là lớp ion quyết
định điện.
+ Nếu mang dt (-)  keo âm.
+ Nếu mang dt (+) keo
dương.
- Bên ngoài của lớp ion quyết
định điện là lớp ion bù( ion
bất động và ion khuếch tán)
mang điện tích trái dấu vơi lớp

bất dộng.
c. Chức năng: Trao đổi ion
của mình với các ion của dung
dịch đất.
2. Khả năng hấp phụ của
đất
- Là khả năng giữ lại các chất
dinh dưỡng, các phân tử nhỏ
như hạt limon, hạt sét… hạn
chế sự rửa trôi của chúng do
nước tưới hoặc mưa.
II. PHẢN ỨNG CỦA DUNG
DỊCH ĐẤT.
Là chỉ tính chua, tính kiềm và
trung tính của đất, phụ thuộc
vào H
+
và OH
-
+ [H
+
} > [OH
-
]  đất chua
+ [H
+
} = [OH
-
]  đất trung
tính

+ [H
+
} < [OH
-
]  đất kiềm
1. Phản ứng chua của đất.
a. Độ chua hoạt tính: Là độ
chua do H
+
trong dung dịch
đất gây nên. Độ chua hoạt tính
được biểu thị bằng pH
(H2O)

b. Độ chua tiềm tàng: Là độ
chua do H
+
và Al
3+
trên bề mặt
keo đất gây nên.
2. Phản ứng kiềm của đất
a. Khái niệm: - Là phản ứng
thủy phân của các muối
GV : Dư Ngọc Thúy Trang 20 Giáo án Công nghệ 10
Trường THPT Khánh Lâm Tổ Sinh – Hóa – CNNN
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
10’

CaCO
3
+2H
2
O= Ca(OH)
2

+H
2
CO
3
- Hãy cho một số ví dụ
về các cây trồng thích
hợp ở vùng đất phèn
VD: cây tràm, sú, vẹt,
bần, mắm… thích hợp ở
vùng đất phèn
- Những yếu tố nào
quyết định đến độ phì
nhiêu của đất?
- Cần phải làm gì để làm
tăng độ phì nhiêu của
đất?
- Trong sản xuất ngoài
độ phì nhiêu của đất cần
có các điều kiện khác:
giống tốt, thời điểm
thuận lợi & đặc biệt có
chế độ chăm sóc hợp lí.
CaCO

3
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe
(Na
2
CO
3
, CaCO
3
) trong đất
tạo thành NaOH và Ca(OH)
2

làm đất bị kiềm hoá.
b. ý nghĩa: dựa vào phản ứng
của đất người ta sẽ bố trí các
cây trồng cho phù hợp
III. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA
ĐẤT
1. Khái niệm: là khả năng của
đất cung cấp đồng thời và
không ngừng :nước, chất dinh
dưỡng, không chứa các chất
độc hại cho cây, đảm bảo cho
cây đạt năng suất cao.
2. Phân loại
- Độ phì nhiêu tự nhiên: được
hình thành dưới thảm thực vật

tự nhiên.
- Độ phì nhiêu nhân tạo: được
hình thành dưới tác động trực
tiếp của con người.
4. Củng cố: 3’
Có mấy loại keo đất? Keo đất có tan được trong nước không?
Thế nào là độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng?
Độ phì nhiêu của đất được chia làm mấy loại?
5. Dặn dò: 1’
Đánh giá tiết học, dặn học sinh về học bài và chuẩn bị vật dụng cho bài thục hành.
6. giao bi: tự rút kinh nghiệm (đánh giá, tổ chức, thực hiện).
V. RÚT KINH NGHIỆM



GV : Dư Ngọc Thúy Trang 21 Giáo án Công nghệ 10
Khánh Lâm, ngày … tháng … năm 2013
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Leâ Xoâ Gil
CHUYÊN MÔN KÝ
KIỂM TRA

×