Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bai 4: Su dung bien trong chuong trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.21 KB, 3 trang )

Tuần: 06 Ngày soạn:
Tiết: 11 Ngày dạy:
Lớp: 8…
Bài 04 – 01
SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
A. MỤC TIÊU:
– Kiến thức:
+ Hiểu được biến là gì,
+ Hiểu được vai trò của biến,
+ Biết cách khai báo biến.
– Kĩ năng:
+ Khai báo được biến trong chương trình,
+ Rèn được kĩ năng phát biểu trước lớp,
+ Rèn được kĩ năng tự lập nghiên cứu sách giáo khoa.
– Thái độ:
+ Thái độ học tập nghiêm túc,
+ Yêu thích bộ môn,
+ Thích tìm tòi cái mới.
B. CHUẨN BỊ:
I. Đối với giáo viên:
– Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt câu hỏi tích cực,
– Chuẩn bị: SGK Tin học 8 (có bài 4: Sử dụng biến trong chương trình), bảng phụ, …
II. Đối với học sinh:
– SGK Tin học 8 (có bài 4: Sử dụng biến trong chương trình), vở, viết, …
– Chuẩn bị cho bài mới (đã nghiên cứu trước bài 4: Sử dụng biến trong chương trình, tìm câu hỏi
giải đáp: Biến là gì? Biến dùng để làm gì? Khai báo biến gồm những khai báo nào?)
C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: (nếu có) (3 phút)
- Những phép toán cơ bản trong Pascal là gì? (+, -, *, /, mod, div)
- Nêu và trình bày các lệnh tạm dừng chương trình trong Pascal.


(- delay(x): tạm ngừng chương trình trong vòng x phần nghìn giây, sau đó tự động tiếp tục chạy.
- read hoặc readln: tạm ngừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím Enter .)
III. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Giới thiệu bài mới (1 phút)
SỬ DỤNG BIẾN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH
Hoạt động 1: Nêu vấn đề vào bài (9 phút)
GV: (Treo bảng phụ chứa hình chữ
nhật) Viết câu lệnh in ra màn hình chu
vi và diện tích của HCN trên.
GV nhận xét và cho HS tính diện tích
và chu vi của HCN khác có chiều dài
là 8, chiều rộng là 5.
GV: Đó là cách tính với các số liệu đã
biết trước. Giả sử chiều dài và chiều
rộng được nhập ngẫu nhiên từ bàn
phím thì ta có biết trước được các giá
trị chiều dài và chiều rộng đó không?
GV: Như chúng ta đã biết mọi dữ liệu
nhập vào đều được lưu trong bộ nhớ
của máy tính. Vậy làm sao chúng ta
HS:
write(‘DT HCN : ’,4*2);
write(‘CV HCN: ’, (4+2)*2);
HS nghe GV nhận xét và thực
hiện theo yêu cầu.
HS lắng nghe và trả lời:
Không biết.
HS lắng nghe.

(Bảng phụ chứa hình chữ nhật)
writeln(‘DT HCN : ’,4*2);
writeln(‘CV HCN : ’,(4+2)*2);
(*) Writeln(‘Dien tich HCN la:
’, x*y);
Writeln(‘Chu vi HCN la: ’,
biết các giá trị đó được lưu ở đâu để
xử lý? Giờ chúng ta quay lại vấn đề
HCN trên, nếu ta dùng một đại lượng
trung gian là x để lưu giá trị của chiều
dài và y lưu giá trị của chiều rộng
HCN được nhập từ bàn phím, ta sẽ
được các câu lệnh (*). Ví dụ ta nhập
chiều dài là 15, chiều rộng là 5 thì ta
sẽ được (**). Vậy chương trình máy
tính lấy giá trị của x, y như thế nào ta
xem hình (GV treo bảng phụ chứa
hình minh họa và giải thích).
GV: Do đó để chương trình luôn biết
chính xác dữ liệu cần xử lý được lưu
trữ ở vị trí nào trong bộ nhớ, các ngôn
ngữ lập trình cung cấp một công cụ
lập trình rất quan trọng đó là biến.
Vậy biến là gì? Chúng ta qua phần 1.
HS lắng nghe.
(x+y)*2);
(**)writeln(‘Dien tich HCN
la:’, 15*5);
Writeln(‘Dien tich HCN
la:’,(15+5)*2);

Hoạt động 2: Tìm hiểu về biến trong ngôn ngữ lập trình (12 phút)
1. Biến là công cụ trong lập
trình:
GV: Trong ví dụ trên ta đã thấy hai
biến là x và y, ngoài ra ta còn có thể
đặt các tên biến khác như a, b hoặc z,
t. Từ đây ta có nội dung đầu tiên trong
bài: Biến là đại lượng được đặt tên.
Các em cho thầy biết biến dùng để
làm gì?
GV nhận xét và hỏi: Dữ liệu do biến
lưu trữ được gọi là gì?
GV nhận xét và hỏi: Giá trị của biến
có thay đổi trong khi thực hiện
chương trình không?
GV nhận xét và cho HS ghi bài.
GV cho HS nhắc lại kiến thức trước
khi qua phần mới.
GV: Để dùng được biến trong chương
trình cần phải làm gì ta qua phần tiếp
theo.
HS lắng nghe, ghi bài và trả lời
theo yêu cầu của giáo viên
(dùng để lưu trữ dữ liệu).
HS lắng nghe và trả lời (Được
gọi là giá trị của biến).
HS lắng nghe, trả lời câu hỏi:
Giá trị của biến có thể thay đổi
trong khi thực hiện chương
trình.

HS nghe giảng và ghi bài.
HS nhắc lại kiến thức vừa học.
– Biến là đại lượng được đặt
tên, biến dùng để lưu trữ dữ
liệu, dữ liệu do biến lưu trữ
được gọi là giá trị của biến.
– Giá trị của biến có thể thay
đổi trong khi thực hiện chương
trình.
Hoạt động 3: Khai báo (12 phút) 2. Khai báo biến:
GV: Ở phần trước ta đã hiểu được thế
nào là biến, để sử dụng được biến
trong chương trình thì việc đầu tiên ta
cần làm là khai báo biến. Để biết ta
cần khai báo những gì thì ta bắt đầu
tìm hiểu ví dụ 3 SGK/30 (GV treo
bảng phụ hình 26).
GV yêu cầu HS xác định các thành
phần trong hình 26.
VD3:
Var m,n:integer;
S,dientich:real;
thong_bao:string;
HS lắng nghe, quan sát VD,
hình 26.
HS thực hiện theo yêu cầu của
GV.
Việc khai báo biến gồm:
– Khai báo tên biến;
– Khai báo kiểu dữ liệu của

biến.
Trong đó:
– Var là từ khóa khai báo biến.
– m, n là các biến kiểu số nguyên.
– S, dientich là các biến kiểu số thực.
– thong_bao là biến kiểu xâu.
GV: Quan sát VD3 các em hãy cho
biết việc khai báo biến gồm những
khai báo nào?
GV nhận xét và yêu cầu: Quan sát
hình 26 em nào có thể nêu ra cấu trúc
chung của việc khai báo biến trong
Pascal không?
GV: Thầy có lưu ý: Tên biến phải
tuân thủ theo quy tắc đặt tên của ngôn
ngữ lập trình (Trong Pascal:
- Tên biến không được bắt đầu bằng
chữ số,
- Tên biến không được chứa khoảng
trắng,
- Tên biến không được trùng với từ
khóa,
- Tên biến không được đặt trùng
nhau.).
GV yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc
chung của việc khai báo biến.
GV: Qua những gì đã học được các
em hãy khai báo lại các biến có trong
bài toán tìm diện tích và chu vi HCN
đầu bài của chúng ta theo kiểu dữ liệu

là số nguyên.
GV sửa bài.
HS: Khai báo tên biến và kiểu
dữ liệu của biến.
HS quan sát, lắng nghe.
HS: Từ khóa Var  ds biến 
:  kiểu của biến  ;
HS nhắc lại kiến thức vừa học.
HS: Lên bảng khai báo biến
(var x,y:integer;)
HS quan sát.
Cấu trúc chung khai báo biến
trong Pascal:
var <danh sách biến> : <kiểu
dữ liệu>;
Trong đó:
– Danh sách biến: một hoặc
nhiều tên biến và được cách
nhau bởi dấu phẩy (,);
– Kiểu dữ liệu là một trong
các kiểu dữ liệu của Pascal
(integer, real, string, boolean,
…).
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
1. Củng cố: (05 phút)
– Trả lời cá nhân (bảng phụ chứa nội dung các câu hỏi).
Câu 1: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng? (D)
A. Var x=real; B. Var x:=real; C. Var 4x:integer; D. Var x:integer;
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng: (C)
A. Giá trị của biến là không đổi. B. Tên biến được đặt tùy ý.

C. Có thể khai báo một kiểu dữ liệu cho nhiều biến.
D. Tên biến có thể đặt trùng nhau trong một chương trình.
2. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
– Xem lại bài và học bài. BTVN: 1, 4/33
– Xem trước phần tiếp theo (phần 3 và phần 4) và tìm hiểu:
+ Cách sử biến trong chương trình (phần 3).
+ Hằng là gì? Khai báo hằng như thế nào?
+ Phân biệt hằng và biến.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

×