Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài thu hoạch chính trị hè 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.76 KB, 3 trang )

PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÚK
TRƯNG THCS L T TRNG
Họ tên:Phan Quang Thuận
Chức vụ: Phó hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng.
B!I THU HO%CH LỚP CH'NH TR* H+ NĂM HỌC 2013 – 2014
  !"
#$%&'()*+#*, /01/23$)45/6/,457)-484-,
9:;</6&=/6-8/& 4-/*%/6%/> !?
->!1@AB/C)B/DEF

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: Đổi mới tư duy; đổi mới
mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương
pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở
vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ. Đây là những vấn đề hết sức
lớn lao, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên
cứu, tổng kết thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để Ban Chấp hành Trung
ương ban hành Nghị quyết vào thời gian thích hợp.
Trước mắt, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện
nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Kết luận Trung ương 6 khóa IX và
Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15-4-2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục
và đào tạo đến năm 2020. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
1 Quán triệt đầy đủ và thể hiện bằng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể
quan điểm giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, phải đi trước và được đầu tư
trước.
 2 Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 và quy hoạch phát triển nhân lực của các tỉnh, thành và bộ, ngành để thực hiện
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, làm
cho nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài, nhất là từ các nước có nền khoa học công nghệ và giáo dục hiện đại. Triển khai
mạnh mẽ quy hoạch nhân lực ngành giáo dục của mỗi địa phương.


3 Các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành giáo dục triển khai đợt sinh hoạt, hiến
kế và xây dựng chương trình hành động, khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm,
học thêm, việc lạm thu và sử dụng không đúng mục đích, tiêu cực trong thi cử.
4 Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong
cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập các trường đại học, cao đẳng mới,
bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy
định của pháp luật. Đánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm hiệu quả,
khách quan việc xây dựng các đại học trọng điểm, trường đại học và dạy nghề đạt
1
trình độ khu vực và quốc tế. Xử lý kiên quyết các trường đại học, cao đẳng và dạy
nghề không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
5 Kiểm tra, chấn chỉnh việc đào tạo tại chức, đào tạo liên kết với nước ngoài bảo
đảm chất lượng, hiệu quả.
6 Tích cực triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5-12-2011 của Bộ Chính trị về
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả giáo dục tiểu học và trung
học cơ sở; tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho
người lớn; tăng cường dạy và học ngoại ngữ, tin học trong hệ thống giáo dục quốc
dân; chuẩn bị đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm
2015.
G Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng trường học xuống cấp và quá tạm bợ ở
vùng sâu, vùng xa; thực hiện tích cực việc luân chuyển giáo viên để giải quyết chính
sách đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên đây là những nhiệm vụ trọng tâm của kết luận số 51/KLTW ngày 29/10/2012
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đề án đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
 HIJ(KHLM(N
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục
do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của

người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện
quyền khiếu nại.
3. Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
4. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị
vũ trang nhân dân.
5. Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức bị khiếu nại.
6. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại.
7. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà không phải là
người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu nại có liên quan đến
2
quyền, nghĩa vụ của họ.
8. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề
cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với
một hoặc một số đối tượng cụ thể.
9. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện
nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
10. Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc
quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

11. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết
khiếu nại.
O HIPQRN
1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc
công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định
pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
4. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.
5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố
cáo.
7. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc
xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Người viết bản thu hoạch
ST
3

×