Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận môn quản trị kinh doanh quốc tế toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế việt nam tốt hay xấu đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.37 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN:
Chủ đề 2:
TOÀN CẦU HÓA SẼ LÀM CHO
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỐT HAY XẤU ĐI?
Môn : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD : TS.NGUYỄN HÙNG PHONG
Lớp : CH K20-ĐÊM 1
SVTH : NGUYỄN VIẾT QUỲNH ANH
Phân tích tài chính mã CK CSM giai đoạn 2009 - 2011
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Page 2
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
MỤC LỤC
I/ Giới thiệu chung về toàn cầu hoá: 2
II/ Những tác động của toàn cầu hóa đối với nền kinh tế của Việt Nam 2
2.1Xuất nhập khẩu 2
2.2Phân bổ các nguồn lực 3
FDI 3
FII 4
ODA 4
Lưu chuyển các nguồn lực 4
2.4Toàn cầu hoá sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế. 5
2.5 Toàn cầu hoá giúp cho Việt Nam tiếp cận được công nghệ sản xuất tiên tiến. 5
2.6 Hoàn thiện về thể chế và môi trường pháp lý ở Việt Nam 6
III/ Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá với Việt Nam: 6
3.1Thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, và sự bất ổn xã hội khi thất nghiệp gia tăng 6
3.2Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước khó có thể cạnh tranh với các tập đoàn 7
3.3Việt Nam phải chịu rất nhiều sự chèn ép từ các nước lớn có kinh nghiệm đi trước 8


3.4Việt Nam trở thành một bãi rác công nghệ 9
3.5Khủng hoảng về nguồn vốn 9
IV/ Kết luận 10
Tài liệu tham khảo: 11
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
YÊU CẦU PHÂN TÍCH:
Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt lên hay xấu đi?
Việt Nam từng là một nền kinh tế được bảo hộ cao khi hàng hóa và dịch vụ
nhập khẩu phải chịu rất nhiều loại rào cản thuế quan và phi thuế quan. Kể từ
thập niên 1990 Việt Nam đã thực hiện các chính sách mở cửa nền kinh tế, nhờ
vào đó giá trị xuất khẩu đã gia tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên hiệnnay
nhiều người Việt Nam vẫn tự hỏi rằng “quá trình tòan cầu hóa và sự mở cửa
thị trường của Việt Nam đã làm cho nền kinh tế Việt nam tốt lên hay xấu đi”.
Anh/chị hãy sử dụng lập luận của mình để trả lời câu hỏi này.
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
I/ Giới thiệu chung về toàn cầu hoá:
Thuật ngữ toàn cầu hoá ( Globalization) ngày nay không còn xa lạ gì với mọi
người và hầu như đang trờ thành chủ đề nóng hổi của thế giới trong nhiều thập niên
trở lại đây. Lần đầu tiên được sử dụng từ những năm 40 của thế kỉ trước, thuật ngữ và
khái niệm toàn cầu hoá ngày càng bùng nổ sau cuộc cách mạng về công nghệ thông
tin. Lúc này nhân loại đã xích lại gần nhau hơn bao giờ hết thông tin, vốn, khoa học
kĩ thuật, nhân lực,… không còn chỉ bị giới hạn trong biên giới của một quốc gia nào
cả. Do đó, dẫn đến sự phân bổ lại nguồn tài nguyên, định hình lại lợi thế so sánh, và
mở ra cơ hội hợp tác rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội.
Khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế ra với thế giới, nền kinh tế của Việt Nam là
một trong những nền kinh tế lạc hậu, nghèo đói và bị tàn phá nặng nề nhất của hàng
thập kỉ chiến tranh, cấm vận cũng như tư duy bao cấp. Trải qua quá trình cải cách, hội
nhập mạnh mẽ, với nguồn nội lực trong nước và đặc biệt là tiếp nhận nguồn vốn,
công nghệ và thị trường thế giới, Việt Nam có lẽ là một trong những nước cảm nhận
rõ ràng nhất sức mạnh của sự hội nhập và hợp tác trên quy mô toàn cầu.

Do đó, việc gia nhập WTO trở nên cực kì bức thiết, nó mang lại cho Việt Nam
những cơ hội cực kì lớn lao nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro có thể tàn phá nền kinh
tế thị trường non trẻ. Như vậy, chúng ta hãy cùng phân tích xem liệu những lợi ích
của việc toàn cầu hoá có thể giúp một nước kém phát triển như Việt Nam cất cánh lên
như cái cách mà những nền kinh tế hướng xuất khẩu như các nước Đông Á đã từng
thực hiện rất thành công hay không? Đồng thời cũng nhìn nhận những khó khăn và
bất lợi khi phải mở cửa hội nhập và cạnh tranh sòng phẳng với những gã khổng lồ đã
đi trước chúng ta cả trăm năm công nghệ và tích luỹ vốn.
II/ Những tác động của toàn cầu hóa đối với nền kinh tế của Việt Nam
2.1 Xuất nhập khẩu
Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng toàn cầu hoá mang lại một cơ hội
khổng lồ cho Việt Nam trên nhiều phương diện. Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập cho
Việt Nam một cơ hội lớn để thâm nhập thị trường khổng lồ toàn cầu trên cả hai
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
phương diện xuất và nhập khẩu. Từ chỗ thị trường XNK chỉ bó gọn trong các nước
XHCN trước đây, hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá đã làm cho kim ngạch XNK của
Việt Nam tăng đột biến. Từ 5,1 tỷ USD năm 1990 đến 157 tỷ USD năm 2010 (gần
bằng 1,5 lần GDP). Điều này chứng minh nền kinh tế của chúng ta là một nền kinh tế
mở và hội nhập ở mức độ tương đối cao trong hệ thống thương mại quốc tế. Chính
sách thúc đẩy kinh tế tự do hội nhập và toàn cầu hoá đã giúp Việt Nam không phải
dàn trải sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp tất cả các mặt hàng mà có thể nhập các máy
móc cần thiết, thực hiện những khâu thế mạnh của Việt Nam để góp phần vào dây
chuyền sản xuất toàn cầu. Công tác xúc tiến tìm hiểu và phát triển thị trường xuất
khẩu cũng tăng mạnh giúp cho xuất khẩu Việt Nam vươn lên mạnh mẽ. Điều này có
thể dễ dàng thấy được qua sự chiếm lĩnh nhanh chóng các thị trường mà Việt Nam có
thế mạnh như Nông sản, Thuỷ sản, May mặc,…
2.2 Phân bổ các nguồn lực
Toàn cầu hoá giúp cho việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực nhất là vốn và
công nghệ trên quy mô toàn cầu. Với tình trạng khát vốn và yếu kém về công
nghệ cũng như tay nghề lao động chưa được đào tạo, Việt Nam rất cần đến sự

đầu tư từ nước ngoài. Do đó chính phủ đã cho các DN nước ngoài rất nhiều ưu
đãi, và kết quả có thể nhận thấy thông qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của các
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài:
FDI
Là loại hình đầu tư thực, dài hạn, không dễ bị rút đi ồ ạt, không gây nợ
mà còn giúp đổi mới căn bản về nguồn lực, công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Các
doanh nghiệp, dự án FDI thường tận dụng các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
như chi phí nhân công rẻ, ưu đãi thuế, mặt bằng, các tiêu chuẩn ô nhiễm còn
thấp, thị trường rộng lớn… Điều này giúp cho xã hội giải quyết được việc làm
cho lực lượng lao động dồi dào trong nước, giúp thúc đẩy sự phát triển của các
ngành công nghiệp phụ trợ cho hoạt động sản xuất của các DN này. Các DN FDI
cũng giúp nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động chưa qua đào tạo trong
nước, chuyển giao một số kỹ thuật sản xuất hiện đại. Ngoài ra, hoạt động sản
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
xuất của các doanh nghiệp này cũng đóng góp một nguồn thu lớn cho ngân sách
( dễ thấy qua nguồn thu từ hoạt động khai thác dầu khí). Kể từ năm 1988 đến
hết năm 2006 đã có 6000 dự án được cấp phép với tổng số vốn được đăng kí là 68
tỷ USD và thực hiện là hơn 35 tỷ USD. Và năm 2007 được xem là năm kỉ lục của
lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam nhân dịp Việt Nam được gia nhập vào WTO với
20,3 tỷ USD bao gồm nhiều dự án lớn.
FII
Là nguồn vốn gián tiếp, cũng có vai trò quan trọng trong nhu cầu phát
triển của Việt Nam. Sự lớn mạnh của dòng vốn này gắn liền với sự phát triển
cùa thị trường chứng khoán, nơi doanh nghiệp có kênh quảng bá và nâng cao
khả năng thu hút vốn đầu tư mà không phải chỉ phụ thuộc vào hệ thống tín dụng
ngân hàng như trước. Việc toàn cầu hoá sẽ giúp cho các dòng vốn gián tiếp đến
được với các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển của Việt Nam, biến thị
trường chứng khoán của Việt Nam trở thành nơi đầu tư hấp dẫn so với nhiều thị
trường đã phát triển trên thế giới.
ODA

Việc toàn cầu hoá cũng giúp cho nguồn vốn ODA liên tục tăng mạnh, tạo điều
kiện phát triển cho cơ sở hạ tầng như: năng lượng công nghiệp, vận tải, viễn thông, y
tế, giáo dục, môi trường. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 3-4% trong GDP, ODA bổ sung
cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư và sản
xuất khác. Trong thời kỳ 1993-2008, tổng vốn ODA giải ngân đạt 22 tỷ USD.
Lưu chuyển các nguồn lực
Toàn cầu hoá giúp cho việc lưu chuyển các nguồn lực hợp lý hơn đặc biệt là lao
động. Lao động phổ thông dư thừa ở Việt Nam được đưa sang các nước khác làm
việc. Hoạt động này vừa giúp giảm áp lực lên việc làm trong nước, vừa biến lực
lượng lao động của ta trở thành lợi thế so sánh với các nước thiếu hụt lao động khác.
Việc xúc tiến xuất khẩu lao động có một ngoại tác tích cực lên nền kinh tế: nguồn
kiều hối của các lao động này giúp giảm căng thẳng lên tỷ giá ngoại tệ; lực lượng lao
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
động được đưa sang nước ngoài sẽ được đào tạo về tay nghề cũng như ngoại ngữ và
tác phong làm việc. Khi trở về, họ sẽ là nguồn lao động quý giá cho các doanh nghiệp
trong nước.
2.4 Toàn cầu hoá sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế.
Nền kinh tế sẽ trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu, phát triển gắn
bó với thị trường hơn. Lúc này lợi thế so sánh sẽ trở thành yếu tố quyết định đến sự
phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế sao cho phù hợp không chỉ trong nước mà
còn cả quốc tế. Chẳng hạn như việc toàn cầu hoá đã giúp cho Việt Nam phát triển các
ngành công nghiệp chế biến phục vụ cho xuất khẩu như may mặc, da giày,… hay như
lợi thế so sánh về nông thuỷ sản cũng giúp cho Việt Nam tập trung các nguồn lực hợp
lí và trở thành nước xuất khẩu gạo, cà phê, thuỷ sản chế biến… hàng đầu thế giới,…
Điều này cũng thúc đẩy cho sự tái cơ cấu lại các doanh nghiệp trong nước,
chuyển đổi lại cơ cấu kinh doanh sao cho hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên các lĩnh vực độc quyền không hiệu quả. Việc
thu hút được các dòng vốn nước ngoài sẽ giúp cho DNNN thoái vốn ra khỏi những
khu vực không cần thiết phải kiểm soát của nhà nước. Đồng thời sẽ nâng cao hiệu
suất hoạt động của các DN này như trong tiến trình cổ phần hoá các Tổng công ty vẫn

đang được thực hiện. Các loại hình doanh nghiệp khác cũng tăng sức cạnh tranh làm
nâng cao chất lượng của sản phẩm và dịch vụ nội địa của Việt Nam.
2.5 Toàn cầu hoá giúp cho Việt Nam tiếp cận được công nghệ sản xuất tiên tiến.
Việc chuyên môn hoá, toàn cầu hoá cũng sẽ giúp chuyển giao một số công
nghệ và công đoạn sản xuất trên dây chuyền sản phẩm toàn cầu vào Việt Nam. Việc
tận dụng ưu thế của người đi sau giúp rút ngắn quá trình tìm tòi nghiên cứu, trực tiếp
tiếp thu tri thức và công nghệ cao. Từ đó nâng cao tay nghề và tri thức của lao động
Việt Nam, dần dần đóng góp lớn hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việc này sẽ khiến
cho nguy cơ bị cô lập của Việt Nam giảm đi.
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
2.6 Hoàn thiện về thể chế và môi trường pháp lý ở Việt Nam
Toàn cầu hóa cũng là một sức ép lớn tới việc hoàn thiện thể chế cũng như môi
trường pháp lý của Việt Nam. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam được
làm quen và bắt đầu đi vào khuôn khổ của luật pháp hiện đại, giảm thiểu gian lận,
cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật cũng được hoàn thiện hơn nhờ vào việc tham
khảo các luật quốc tế và được thử thách qua những trường hợp thực tế xuất hiện càng
nhiều trong quá trình kinh doanh quốc tế. Do đó việc tận dụng những công nghệ và
thông lệ, hình thức giao dịch hiện đại làm cho các doanh nghiệp và cả cơ quan chính
phủ cũng phải thích nghi để hoạt động hiệu quả hơn. Các ví dụ điển hình là việc áp
dụng công nghệ thông tin trong việc kê khai thuế và thủ tục hải quan, cũng như là các
vụ kiện chống phá giá cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều bài học
kinh nghiệm để tránh những thiệt hại lớn hơn.
III/ Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá với Việt Nam:
Toàn cầu hoá dĩ nhiên là một sân chơi không chỉ hoàn toàn mang lại lợi ích,
không phải là một thế giới chỉ toàn thành công đang đón chờ các doanh nghiệp Việt
Nam nhưng cũng chính là một sự đe doạ khổng lồ tới nền kinh tế trong nước.
3.1 Thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, và sự bất ổn xã hội khi thất nghiệp gia
tăng
Đầu tiên, trên thực tế, do là một nước kém phát triển vừa mới hội nhận kinh tế
chưa lâu, nên khi phân tích lợi thế so sánh của Việt Nam, ta có thể dễ dàng nhận thấy

Việt Nam chủ yếu chỉ các lợi thế so sánh bậc thấp: lao động rẻ, nguyên vật liệu thô,
các nông sàn nhiệt đới,… Do đó, có thể thấy sự hấp dẫn của Việt Nam nằm ở chỗ các
nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang vốn, kĩ thuật tới để khai thác các nguồn lực của ta,
cung cấp chủ yếu cho thị trường quốc tế, rồi sau đó mới phục vụ cho nội địa. Như
vậy, trong quá trình này, chúng ta dễ dàng nhận thấy các lợi thế cạnh tranh này chỉ
mang lại cho chúng ta giá trị gia tăng thấp. Phần lớn là tập trung vào giải quyết công
ăn việc làm, thu thêm một lượng thuế không đáng kể ( trừ dầu khí) do luật pháp chưa
chặt chẽ và nhiều ưu đãi cắt giảm. Dần dần, khi nền kinh tế phát triển, các ngành
thâm dụng lao động cũng thu hẹp lại do giá nhân công tăng lên, thì Việt Nam cũng sẽ
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
mất đi lợi thế cạnh tranh này. Lúc này, sự thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, và sự
bất ổn xã hội khi thất nghiệp gia tăng là điều khó tránh khỏi.
3.2 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước khó có thể cạnh tranh với các tập
đoàn
Xét thêm về phương diện đầu tư, việc thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã góp phần nâng cao công nghệ, giải quyết công ăn
việc làm trong nước và đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Nhưng sau đó là
những hệ luỵ vô cùng lớn lao. Với những ưu đãi của nhận được từ chính phủ, các
doanh nghiệp FDI rõ ràng có ưu thế vô cùng lớn so với các doanh nghiệp trong nước,
như thuế, tiền sử dụng đất, … Đó là còn chưa xét đến quy mô của các tập đoàn khổng
lồ này, nếu xét về quy mô thì ngay cả các tổng công ty, tập đoàn quốc doanh cũng
còn khó có thể so sánh về quy mô tài chính, công nghệ, nhân lực và trình độ quản lý.
Vì vậy việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước khó có thể cạnh tranh với các
tập đoàn này và thua trên sân nhà là điều đương nhiên. Như trường hợp của thị trường
nước giải khát có gas, các tập đoàn nước ngoài, với thương hiệu mạnh, nền tảng tài
chính vững chắc, có thể triển khai chiến dịch giảm giá thậm chí có thể gọi là phá giá
hàng năm trời để đẩy các doanh nghiệp trong nước đến chỗ ngưng sản xuất hay rời bỏ
thị trường, để bây giờ chỉ còn các tập đoàn quốc tế cạnh tranh với nhau. Điều này
không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà đây là chiêu thức mà các tập đoàn đa quốc gia vẫn
áp dụng trên quy mô toàn cầu, chúng ta có thể nói rằng như vậy người tiêu dùng được

hưởng lợi. Nhưng ai có thể đem đo đếm và lượng hoá được cái lợi ấy và so sánh với
cái được khi mà cái mất là thị trường nước giải khát với 80 triệu dân. Nghiêm trọng
hơn là khi thị phần khống chế thị trường rơi vào tay các nhà sản xuất nước ngoài, lúc
này, nếu có vấn đề khủng hoảng quốc tế, thì thị trường trong nước sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Thậm chí còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, như việc tập đoàn cổ
phần khống chế thị phần áp đảo trong lĩnh vực chăn nuôi. Rõ ràng, cái lợi về công ăn
việc làm, vốn đầu tư cần được cân đong đo đếm kĩ lưỡng.
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
3.3 Việt Nam phải chịu rất nhiều sự chèn ép từ các nước lớn có kinh nghiệm đi
trước
Bên cạnh đó, do mang vị thế của một nước đến sau, Việt Nam phải chịu rất
nhiều sự chèn ép từ các nước lớn có kinh nghiệm đi trước. Để được đàm phán gia
nhập WTO chúng ta đã phải loại bỏ rất nhiều hàng rào bảo hộ với các sản phẩm trong
nước, điều này khiến các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập, công ăn việc làm của người Việt. Chẳng hạn như, VN đã buộc
phải cam kết: bãi bỏ ngay mọi trợ cấp trong xuất khẩu nông sản (các nước thành viên
khác đến năm 2013 mới cắt giảm); từ bỏ quyền sử dụng biện pháp tự vệ trong nông
nghiệp (các nước thành viên khác vẫn giữ quyền đó). Thậm chí, ở các nước lớn, do đã
có kinh nghiệm và hiểu rõ cặn kẽ về các điều luật WTO, chính phủ các nước này đã
đặt ra thêm nhiều rào cản kỹ thuật, kinh tế để ngăn cản sự xâm nhập của hàng Việt.
Như việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam hay
là Châu Âu đánh thuế lên sản phẩm da giày của Việt Nam là những ví dụ điển hình.
Lúc này chi phí để theo đuổi những vụ kiện này là quá lớn so với ngân sách của các
DN trong nước mà hy vọng thắng kiện thì lại không mấy sáng sủa.
Bất lợi của nước đi sau còn biểu hiện rõ hơn khi chúng ta, với nhu cầu phát
triển nhanh, vốn ít, phải chấp nhận nhập khẩu những công nghệ rẻ tiền, lạc hậu, gây ô
nhiễm, lãng phí từ nước ngoài. Do chưa có những quy định cụ thể và phải hạ thấp tiêu
chuẩn để tăng tốc độ phát triển, nên môi trường sống của Việt Nam ngày càng trở nên
ô nhiễm. Với các lợi thế cạnh tranh bậc thấp, chủ yếu tập trung vào khai thác tài
nguyên thô, khoáng sản, nếu áp dụng các công nghệ khai thác lạc hậu thì sự lãng phí,

ô nhiễm và hậu quả cho con người sẽ vô cùng lớn. Hơn nữa, với quá trình toàn cầu
hoá, lượng nguyên liệu thô sẽ được khai thác ồ ạt để bán cho thị trường thế giới rộng
lớn chứ không chỉ riêng cho trong nước. Điều này sẽ dẫn đến việc khai thác quá mức
nếu chi phí ngoại tác không được tính toán đầy đủ, giá rẻ thực chất là do đánh đổi về
môi trường. Lúc này tài nguyên, của cải vật chất sẽ được xuất khẩu để phục vụ nước
ngoài. Trong khi đó, người lao động với mức lương thấp phải gánh chịu chi phí ngoại
tác lớn, thiệt hại về môi trường, sức khoẻ không thể phục hồi và sự cạn kiệt tài
nguyên cho thế hệ mai sau.
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
3.4 Việt Nam trở thành một bãi rác công nghệ
Không chỉ như vậy, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, do là nước có thu nhập
thấp, những sản phẩm điện tử, công nghệ, tiêu dùng mà Việt Nam nhập khẩu có giá rẻ
( và doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh được với mức giá này) thực ra là
những loại sản phẩm thế nào? Tất nhiên là những sản phẩm mà nước ngoài không còn
ưa chuộng, thậm chí cấm sản xuất và tiêu thụ. Điều này biến Việt Nam trở thành một
bãi rác công nghệ. Nơi mà dân chúng tiêu thụ những sản phẩm kém chất lượng với
giá rẻ từ nước ngoài, trong khi sản xuất trong nước bị phá sản vì không cạnh tranh nổi
về giá, người lao động mất việc làm, thu nhập giảm,… Đây là một cái vòng luẩn quẩn
mà nhiều nước đã rơi vào. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu đầu
tiên là sự xâm nhập của sản phẩm giá rẻ, chất lượng kém từ TQ cạnh tranh với hàng
nội địa. Và kết quả là sự thiệt hại về mặt kinh tế của DN Việt, về mặt sức khoẻ của
người tiêu dùng, về mặt thu nhập của lao động trong nước.
3.5 Khủng hoảng về nguồn vốn
Khi đất nước đang phát triển sẽ rất cần vốn đề đầu tư vào các lĩnh vực có tính
lan toả cao, phục vụ cho sự tăng trưởng. Nhưng nguồn vốn nào cũng có ưu nhược của
nó. Chẳng hạn như nguồn vốn FII, không đầu tư trực tiếp vào sản xuất mà chỉ đầu tư
gián tiếp vào các doanh nghiệp đang sản xuất, hay là đầu tư vào thị trường chứng
khoán giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Nhưng hệ quả
kèm theo là khi nguồn vốn này quá lớn thì sẽ xảy ra bong bóng, đầu cơ, để rồi khi
khủng hoảng xảy ra, nguồn tiền này đột ngột hay âm thầm rút đi thì sự sụp đổ của thị

trường là điều đương nhiên. Điều này dễ nhận ra ở Thị trường chứng khoán Việt
Nam. Với một nền kinh tế với GDP chỉ khoàng 100 tỷ USD thì việc tiếp nhận nguồn
vốn FII lớn đổ vào lượng ít các công ty niêm yết trong thời gian ngắn thì việc xảy ra
bong bóng là chuyện tất yếu do cung cầu. Để rồi sau đó khi lương vốn này rút đi thì
với nguồn lực ít ỏi của các nhà đầu tư trong nước, không tín dụng, không đòn bẩy thị
trường triền miên đi xuống, đỗ vỡ hàng loạt. Lúc bong bóng tài chính nổ thì cũng
kèm theo khủng hoảng lan rộng ra xã hội và gây ra nhiều hệ luỵ, bất ổn lâu dài.
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
IV/ Kết luận
Toàn cầu hoá đang là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Bất chấp sự phản đối của
nhiều thành phần, bộ phận trên thế giới, các nền kinh tế đang tiến gần đến nhau hơn
nhờ vào sự phát triển của công nghệ, sự hợp tác cũng trở nên rộng rãi và với quy mô
lớn hơn. Nhìn chung, toàn cầu hóa đã làm cho nền kinh kế Việt Nam biến đổi mạnh
mẽ so sánh với thời kỳ trước khi mở cửa. Toàn cầu hóa đã mở ra những cơ hội lớn để
phát triển và cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, thay vì cố gắng tránh
né, đi lùi và tự cô lập mình như xưa, chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn, nghiên cứu về toàn
cầu hoá để tận dụng được cơ hội lớn lao cũng như lường trước và hạn chế tác hại tiêu
cực của nó.
Chủ đề 2: Toàn cầu hóa sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam tốt hay xấu đi?
Tài liệu tham khảo:
Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam. – TG: Nguyễn Xuân Thắng.
Những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá tới sự phát triển bền vững ở
Việt Nam. TG: Nguyễn Minh Tuấn.

×