Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Luật điền kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 46 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Vụ công tác HSSV
Vụ công tác HSSV
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRỌNG TÀI ĐIỀN KINH
TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRỌNG TÀI ĐIỀN KINH
(Dùng tập huấn trọng tài điền kinh cho
(Dùng tập huấn trọng tài điền kinh cho
HKPĐ toàn quốc năm 2012)
HKPĐ toàn quốc năm 2012)

LUẬT THI ĐẤU MÔN NHẢY CAO
LUẬT THI ĐẤU MÔN NHẢY CAO
I. Những quy định về dụng cụ sân bãi.
1.Đệm.
- Nên dài 6m, rộng 4m và dày 0,7m. Nhưng cũng có thể sử
dụng đệm tối thiểu dài 5m, rộng 3m
- Chú ý: 2 cột chống xà và đệm phải được thiết kế sao cho
khoảng cách tối thiểu 10cm để tránh sự xê dịch của đệm
chạm vào cột chống xà làm rơi thanh xà
2. Cột chống xà.
- Có thể sử dụng bấtcứ cột chống xà nào, miễn là nó phải
cứng. Cột chống xà phải có giá đỡ để thanh xà đặt được
vững trên đó
-Cột chống xà phải cao hơn mức xà dự kiến tối thiểu 10cm
- Cột chống xà cao từ 4m đến 4m40.


3. Xà ngang.
3. Xà ngang.
- Xà ngang phải được làm bằng sợi thủy tinh hoặc vật liệu phù hợp
khác nhưng không phải làm bằng kim loại, có tiết diện hình tròn trừ
02 đầu xà. Độ dài toàn bộ xà ngang là 4.00m (± 2cm). Trọng lượng
tối đa của xà ngang là 2kg. Đường kính của phần tiết diện tròn là
30mm (± 1mm)
- Xà ngang gồm 3 phần: Phần xà tiết diện tròn và đoạn ở 2 đầu, mỗi
đoạn có chiều dài 15 – 20cm, chiều rộng 30 – 35mm được đặt lên
giá đỡ của cột chống xà.
- Hai đoạn ở 2 đầu xà có hình tròn hoặc hình bán nguyệt trong đó có 1
cạnh phẳng để đặt lên giá đỡ của cột chống xà. Bề mặt phẳng này
có thể cao hơn điểm giữa của xà ngang. Cạnh phẳng này phải
cứng và nhẵn. Không được dùng cao su, hay bất cứ vật liệu nào
khác bọc vào 2 đầu xà để làm tăng ma sát của thanh xà với giá đỡ.
- Thanh xà phải thẳng và khi đặt vào vị trí giá đỡ chỉ được võng xuống
tối đa 2cm

4. Giá đỡ xà ngang.
4. Giá đỡ xà ngang.
- Giá đỡ là một hình chữ nhật phẳng, rộng 4cm,
dài 6cm. Giá đỡ phải được gắn chắc vào cột
chống xà trong thời gian nhảy và phải hướng
vào nhau
- Giá đỡ xà không được phủ cao su hoặc chất liệu
nào khác làm tăng độ ma sát của thanh xà với
giá đỡ, hay có bất cứ sự đàn hồi nào khác.
- Giữa đầu xà ngang và cột chống xà phải có
khoảng cách tối thiểu 1cm


5. Khu vự chạy đà và giậm nhảy.
5. Khu vự chạy đà và giậm nhảy.
- Đường chạy đà tối thiểu dài 15m, các giải thi đấu lớn (vô
địch Đông Nam Á, Châu Á, thế giới, Olympíc) đường
chạy đà chiều dài tối thiểu là 20 - 25m
- Khu vực giậm nhảy bằng phẳng

II. Luật thi đấu nhảy cao.
II. Luật thi đấu nhảy cao.
1. Trước khi cuộc thi bắt đầu, các VĐV dược nhảy thử tại
khu vực thi đấu
2. Trước khi bắt đầu cuộc thi, tổ trưởng trọng tài giám định
phải thông báo cho các vận động viên ở mức xà khởi
điểm và các mức xà nâng tiếp theo ( lên sau mỗi vòng ),
cho tới khi chỉ còn một vận động viên còn lại thắng cuộc
thi, hoặc có sự bằng nhau ở vị trí đầu tiên.
3. Trừ trường hợp chỉ còn lại một vận động viên đã thắng
cuộc thi:
a) ở mỗi mức xà, xà ngang không bao giờ đươc nâng lên
dưới 2cm;
b) Mức tăng trong mỗi lần nâng xà ngang phải như nhau.
c) Không áp dụng điều này với các VĐV còn thi đấu cùng
đồng ý nâng xà trực tiếp tới độ cao kỷ lục thế giới.

Luật thi đấu nhảy cao.
Luật thi đấu nhảy cao.
d) Sau khi VĐV đã thắng cuộc, độ cao của 1 hoặc
nhiều lần nâng xà do VĐV đó quyết định, có
tham khảo ý kiến của trọng tài giám định hoặc
trọng tài giám sát có liên quan.


Ghi chú: Điều này không áp dụng đối với các
cuộc thi nhiều môn phối hợp
- Trong thi đấu nhiều môn phối hợp, mỗi lần nâng
tối thiểu phải là 3cm trong suốt cuộc thi.
- Các vận động viên phải giậm nhảy bằng 1 chân.

Luật thi đấu nhảy cao.
Luật thi đấu nhảy cao.
4.Khi một vận động viên đã bắt đầu, các vận động
viên khác không được phép sử dụng khu vực
chạy đà hoặc khu vực giậm nhảy để tập.
- Chỉ có 1 phút cho các VĐV thực hiện 1 lần nhảy,
tính từ khi gọi tên cho đến khi VĐV thực hiện
song lần nhảy.
5. Một vận động viên sẽ bị phạm quy nếu:
a) Sau lần nhảy do hành động của vận động viên
làm rơi xà

Luật thi đấu nhảy cao.
Luật thi đấu nhảy cao.
b) Vận động viên chạy đà giậm nhảy không vượt qua phía
trên xà ngang mà chạm đất ở khu vực phía sau mặt
phẳng tạo bởi hai cạnh gần của 2 cột xà, kể cả ở giữa
hoặc bên ngoài hai cột xà bằng bất kỳ bộ phận nào của
cơ thể.

Tuy nhiên, nếu khi nhảy, một vận động viên chạm bàn
chân vào khu vực rơi xuống (đệm) và theo ý kiến của
trọng tài giám định là không tạo nên lợi thế nào, thì lần

nhảy với lý do đó sẽ không bị coi là hỏng.

Ghi chú: Để giúp cho việc thực hiện điều luật này, sẽ kẻ
1 vạch trắng rộng 5cm (băng dính) từ chân mỗi cột
chống ra bên ngoài 3m sao cho mép gần của vạch này
nằm dọc theo mặt phẳng của cạnh gần hơn của cột
chống xà

Luật thi đấu nhảy cao.
Luật thi đấu nhảy cao.
6.Một vận động viên có thể bắt đầu nhảy tại bất cứ mức xà nào
cao hơn mức xà khởi điểm được tổ trưởng trọng tài giám định
tuyên bố trước đó. Ở mỗi mức xà vận động viên được nhảy
tối đa 3 lần. Ba lần nhảy hỏng liên tiếp bất kể ở mức xà mà tại
đó những lần nhảy hỏng như vậy xẩy ra sẽ bị loại khỏi những
lần nhảy sau đó, ngoại trừ trường hợp bằng nhau ở vị trí đầu
tiên mà cần tiến hành nhảy lại để xác định thứ hạng vô địch.
- Hiệu quả của điều luật này là việc một vận động viên có thể bỏ
lần nhảy thứ hai hoặc thứ ba của mình tại một độ cao nào đó
( sau khi đã nhảy hỏng lần đầu hoặc lần thứ hai ) và vẫn
được nhảy ở độ cao tiếp theo.
- Nếu một vận động viên bỏ 1 lần nhảy tại một độ cao nào đó thì
sẽ không được thực hiện lần nhảy tiếp theo tại độ cao này,
trừ trường hợp có sự bằng nhau ở vị trí đầu tiên.
- Thậm chí khi tất cả các VĐV khác đã bị loại, một VĐV còn lại
vẫn có quyền tiếp tục nhảy cho đến khi bị mất quyền thi đấu.

Luật thi đấu nhảy cao.
Luật thi đấu nhảy cao.


Đo thành tích: Việc đo độ cao mức xà mới phải được
làm trước khi vận động viên thực hiện độ cao đó. Trong
tất cả các trường hợp có kỷ lục, trọng tài phải kiểm tra
việc đo đạc khi xà ngang được đặt ở độ cao kỷ lục và họ
sẽ kiểm tra lại việc đo trước mỗi lần nhảy phá kỷ lục tiếp
theo nếu như xà ngang bị chạm vào từ lần đo trước.
Chú giải: 0 = Qua xà X = Hỏng ( phạm quy)
( - ) = Không nhảy
7.Vật đánh dấu. Một vận động viên có thể sử dụng 1 hoặc
2 vật đánh dấu( được cung cấp hoặc được cho phép
của ban tổ chức) để trợ giúp mình trong chạy đà và giậm
nhảy. Nừu không có các dấu như vậy, vận động viên có
thể sử dụng băng dính song song không được vẽ phấn
hay những chất tương tự để tạo thành những dấu không
xoá được.

Luật thi đấu nhảy cao.
Luật thi đấu nhảy cao.
8. Trường hợp thành tích bằng nhau sẽ dược giải quyết như
sau:
a) VĐV nào nhảy ít lượt nhất đã qua mức xà có thành tích như
nhau (cao nhất) sẽ xếp hạng cao hơn.
b) Nếu vẫn bằng nhau, VĐV nào có số lần nhảy hỏng ít hơn
trong suốt cuộc thi, gồm cả mức xà cuối cùng đã vượt qua, sẽ
xếp hạng cao hơn.
c) Nếu vẫn bằng nhau: Trong trường hợp phân định vị trí thứ
nhất thì các VĐV có thành tích bằng nhau phải hảy thêm 01
lần nữa tại mức xà thấp nhất mà các VĐV có liên quan đã mất
quyền tiếp tục nhảy. Nếu lần đó vẫn không phan định được
thì:

- Nâng mức xà lên nếu các VĐV có liên quan đều nhảy qua.
- Hạ mức xà xuống nếu các VĐV có liên quan đều không nhảy
qua
Chú ý: Mức tăng hay giảm của mỗi lần chỉ là 02cm

Luật thi đấu nhảy cao.
Luật thi đấu nhảy cao.
- Ở mỗi mức xà các VĐV chỉ được nhảy 01 lần
cho tới khi phân định được thứ hạng. Khi đó các
VĐV phải nhảy theo lượt của mình.

Ghi chú: Nếu ở các vị trí khác trong bảng xếp
hạng thì các VĐV được xếp hạng ngang nhau.
- Các kỷ lục trong nội dung nhảy và ném đẩy phải
được đo bởi 3 trọng tài giám định sử dụng thước
chia đơn vị hoặc thước thẳng hay 1 thiết bị đo
chuyên dụng đã được cộng nhận.

LUẬT THI ĐẤU MÔN NHẢY XA
LUẬT THI ĐẤU MÔN NHẢY XA
I. Những quy định về dụng cụ sân bãi.
1. Đường chạy đà.
- Độ dài tối thiểu của đường chạy đà là 40m, đo từ ván giậm nhảy đến
cuối đường chạy đà. Đọ rộng của đường chạy đà là 1,22m ± 1cm
và được giới hạn bởi 2 đường kẻ trắng có độ rộng 5cm (các đường
chạy đà xây dựng trước tháng 01/2004, có thể rộng1,25m).
2. Ván giậm nhảy.
- Điểm giậm nhảy sẽ được đánh dấu bằng ván giậm được chôn ngang
mức với đường chạy và bè mặt hố cát. Cạnh của ván giậm nhảy
gần với hố cát gọi là vạch giậm nhảy. Ngay sau vạch giậm nhảy có

đặt một ván phủ chất dẻo để giúp trọng tài xác định phạm quy.
- Khoảng cách tối thiểu từ ván giậm đến mép xa của hố cát là 10m
-
Ván giậm nhảy phải đặt cách mép gần của hố cát từ 1 đến 3m
- Cấu trúc: Ván giậm nhảy là 1 khối hình hộp chữ nhật, làm bằng gỗ
hoặc vật liệu khác phù hợp có chiều dài 1,22m ± 1cm, chiều rộng
20cm ± 2cm và cao 10cm. Ván giậm nhảy phải được sơn màu
trắng.

Những quy định về dụng cụ sân bãi.
Những quy định về dụng cụ sân bãi.
3. Ván xác định phạm quy.
- Ván xác định phạm quy là 1 thanh cứng, rộng 10cm ± 2mm và chiều
dài 1,22m ± 1cm được làm bằng gỗ hoặc vật liệu cứng khác phù
hợp, có màu tương phản với ván giậm nhảy. Nếu có thể phủ lên đó
chất dẻo có màu tương phản thứ 3.
- Ván xác định phạm quy được đặt sát với ván giậm nhảy về phía hố
cát. Mặt ván cao hơn ván giậm nhảy 7mm ± 1mm, hai cạnh bên của
ván có mặt vát nghiêng 45°. Mặt vát hướng về phía đường chạy đà
được phủ 1 lớp chất dẻo có độ dày 1mm, hoặc được cắt lõm, khi
phủ chất dẻo vẫn đảm bảo độ vát 45°.
- Khi lắp vào vị trí tàn bộ khối này phải đảm bảo độ chắc chắn để chịu
được toàn bộ lực giậm nhảy của VĐV.
- Phần trên của ván xác định phạm quy cũng phải được phủ 1 lớp chất
dẻo dày 10mm suốt chiều dài ván. Bề mặt của ván xác định phạm
quy luôn phải nhẵn không để dấu vết gì khi bắt đầu mỗi lần nhảy.

Chú ý: Sẽ rất tiện nếu có nhiều ván xác định phạm quy phủ chất
dẻo thay thế, tiến trình thi đấu sẽ không bị gián đoạn khi xóa vết
chân để lại trên bề mặt của ván xác định phạm quy.


Những quy định về dụng cụ sân bãi.
Những quy định về dụng cụ sân bãi.
4. Hố cát.
- Khu vực rơi xuống( hố cát) phải có chiều rộng tối thiểu 2.75m
và tối đa là 3.00m. Nếu điều kiện cho phép khu vực rơi nên
được bố trí cân đối giữa đường chạy đà kể cả lúc nó được
mở rộng.
- Khu vực rơi xuống phải đổ đầy cát ẩm và xốp. Mặt trên của khu
vực rơi phải bằng với mức ván giậm nhảy và đường chạy.
5. Vạch đánh dấu.
- Các vật đánh dấu phải đặt bên ngoài đường chạy đà. Mỗi VĐV
có thể sử dụng 1 hoặc 2 vật đánh dấu (được BTC chấp thuận
hoặc cung cấp) để giúp việc chạy đà. Nếu không có vật đánh
dấu các VĐV có thể sử dụng băng dính nhưng không được
vẽ bằng phấn hay chất lượng nào khác để lại dấu vết không
thể xóa

II. Luật thi đấu nhảy xa
II. Luật thi đấu nhảy xa
1. Khi có trên 8 vận động viên tham gia thi đấu, thì mỗi vận
động viên thực hiện 3 lần nhảy đấu loại. 8 vận động viên
có thành tích cao hơn sẽ được phép nhảy thêm 3 lần nữa
theo trình tự ngược lại với thứ tự xếp hạng thành tích của
họ được ghi lại ở 3 lần nhảy đầu ( VĐV nào thành tích đấu
loại thấp hơn sẽ nhảy lượt thứ 4 đầu tiên ).
2. Trong các cuộc thi có sự bằng nhau ở vị trí ( đủ tư cách
vào chung kết) thì giải quyết theo điều 146.3. khi có 8 vận
đông viên hoặc ít hơn thì mỗi vận động viên được nhảy 6
lần.

3. Khi một vận động viên đã bắt đầu, các vận động viên khác
không được phép sử dụng đường chạy với mục đích tập
luyện.
- Chỉ có 1 phút cho các VĐV thực hiện 1 lần nhảy, tính từ khi
gọi tên cho đến khi VĐV thực hiện song lần nhảy.

Luật thi đấu nhảy xa
Luật thi đấu nhảy xa
4. Vận động viên sẽ phạm lỗi nếu:
a) Chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất kỳ bộ phận nào
của cơ thể, dù chạy đà không giậm nhảy hoặc giậm nhảy.
b) Giậm nhảy phía bên ngoài phạm vi cả hai đầu ván, dù ở phía
sau hay phía trước đường kéo dài của vạch giậm nhảy.
c) Trong quá trình rơi xuống, điểm chạm đất phía bên ngoài khu
vực rơi gần với ván giậm hơn so với điểm chạm gần nhất
trong khu vực rơi (hố cát)
d) Sau khi hoàn thành lần nhảy đi ngược lại phía sau qua khu
vực rơi xuống,
thực hiện ( sử dụng ) bất cứ hình thức nhào lộn nào trong khi
chạy đà hoặc trong lúc nhảy.
e) Trừ trường hợp như đã nêu trong mục (b) ở trên, nếu 1 phần
giầy của VĐV chạm vào đất phía bên ngoài 2 đầu ván giậm
nhảy nhưng ở trước vạch giậm nhảy.

Luật thi đấu nhảy xa
Luật thi đấu nhảy xa
f) Tất cả các lần nhảy sẽ được đo từ điểm chạm gần nhất do bất
kỳ bộ phận nào của cơ thể hoặc chân tay trên khu vực rơi tới
vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của vạch giậm nhảy.
Việc đo phải được tiến hành vuông góc với vạch giậm nhảy

hoặc đường kéo dài của vạch này.

Mỗi vận động viên được tính thành tích tốt nhất trong các lần
nhảy bao gồm cả những lần nhảy để quyết định vị trí đầu tiên
khi có sự bằng nhau.
* Ghi chú:
- Sẽ không bị coi là phạm lỗi nếu vận động viên chạy ra bên
ngoài vạch trắng đánh dấu đường chạy đà ở bất cứ điểm nào.
- Sẽ không bị coi là phạm lỗi nếu vận động viên đi ngược lại
đường chạy đà qua hố cát sau khi đã rời hố cát đúng quy định

Luật thi đấu nhảy xa
Luật thi đấu nhảy xa
5. Trường hợp thành tích bằng nhau sẽ được giải
quyết như sau:
- Trong nhảy xa thành tích tốt thứ 2 của các VĐV sẽ được
dùng để phân định thứ hạng. Sau đó, nếu cần có thể sử
dụng thành tích tốt thứ 3 và tiếp theo nữa. Nếu thành
tích bằng nhau ở hạng nhất thì các VĐV có thành tích
bằng nhau đó sẽ thi đấu lại theo đúng thứ tự trong mỗi
lần cho đến khi phân định được thứ hạng.
- Mỗi VĐV sẽ được công nhận thành tích tốt nhất của
mình, gồm cả thành tích vòng loại cho đến thành tích ở
vòng chung kết và phân định hạng cao nhất.

LUẬT THI ĐẤU MÔN ĐẨY TẠ
LUẬT THI ĐẤU MÔN ĐẨY TẠ
I. Những quy định về dụng cụ sân bãi.
1. Vòng ném đẩy.
- Vành ngoài của vòng ném đẩy phải làm bằng sắt, thép hoặc chất

liệu khác phù hợp, mặt trên của vòng phỉa ngang bằng với bề
mặt bên ngoài. Bề mặt xung quanh vòng tròn có thể bằng bê
tông, chất nhựa tổng hợp, áp phan, gỗ hoặc bất cứ vật liệu gì.
- Phần bên trong của vòng tròn có thể xây bằng bê tông, áp phan,
hoặc vật liệu rắn chắc khác nhưng không được trơn. Bề mặt bên
trong vòng tròn phải thấp hơn mép trên từ 1,4 đến 2,6cm
-
Đường kính bên trong của vòng tròn ném đẩy là 2,135m ± 5mm.
- Vành ngoài của vòng tròn phải dày tối thiểu 6mm và sơn màu
trắng.
- Kẻ 01 vạch trắng rộng 5cm từ mặt trên của vòng tròn kim loại kéo
rộng ra 2 bên, mỗi bên tói thiểu dài 75cm. Vạch trắng này kéo
dài đi qua tâm vòng tròn và vuông góc với đường trung tâm khu
vực rơi.

Những quy định về dụng cụ sân bãi.
Những quy định về dụng cụ sân bãi.
2. Bục chắn.
- Bục chắn sơn màu trắng làm bằng gỗ hoặc chất liệu phù hợp
khác. Bục chắn có hình vòng cung sao cho cạnh trong của bục
chắn trùng với cạnh trong của vòng, Bục chắn được đặt cân ở
giữa vòng trung tâm và được gắn chặt xuống đất.
- Bục chắn chiều rộng từ 11,2cm đến 30cm, chiều dài của vòng
cung là 1,21m ± 1cm, cao hơn mặt vòng tròn 10cm ± 0,2cm.
3. Khu vực rơi.
- Khu vực rơi sẽ được phủ xỉ hoặc cỏ hay vật liệu phù hợp khác mà
khi rơi xuống để lại dấu vết.
- Khu vực rơi được giới hạn bởi 02 vạch trắng rộng 5cm, được vẽ
sao cho khi kéo dài, mép trong của 02 vạch này sẽ đi qua tâm
của vòng và tạo thành góc 34.92º

- Ghi chú: Khu vực rơi có góc 34.92º có thể vẽ chính xác bằng cách
xác định khoảng cách giữa 02 điểm trên đường giới hạn khu vực
rơi, cách tâm vòng tròn 20m sao cho chúng cách nhau 12m (20 x
0,60). Như vậy, cứ cách tâm vòng tròn ném 1m thì khu vực rơi có
độ rộng 60cm.

Những quy định về dụng cụ sân bãi.
Những quy định về dụng cụ sân bãi.
4. Tạ.
- Tạ phải làm bằng sắt, đồng hoặc vật liệu kim loại khác không
mềm hơn đồng hoặc bằng vỏ kim loại bên trong đổ đầy chì
hoặc vật liệu khác. Tạ phải có hình cầu, không xù xì và phải
nhẵn.
- Tạ phải đáp ứng những yêu cầu sau
+ Nữ, Nam trẻ, Nam TN, Nam T. Thành:
Trọng lượng tối thiểu để được phép thi đấu và công nhận kỷ lục:
4.000g, 5.000g, 6.000g, 7.260g
Thông tin cho nhà sản xuất, yêu cầu kỹ thuật cho tạ trong thi đấu
tôi thiểu: 4.005g, 5.005g, 6.005g, 7.265g. Tối đa: 4.0025g,
5.025g, 6.025g, 7.285g.
+ Đường kính tối thiểu: 95mm,100mm,
105mm, 110mm.
+ Đường kính tối đa: 110mm, 120mm, 125mm, 130mm

II. Luật thi đấu đẩy tạ.
II. Luật thi đấu đẩy tạ.
1. Khi số lượng vận động viên tham gia thi là trên 8 người thì
mỗi vận động viên được phép đẩy tạ 3 lần và sau đó 8 vận
động viên có thành tích cao hơn sẽ được phép đẩy thêm 3
lần nữa theo trình tự ngược lại với thứ tự xếp hạng thành

tíchcủa họ được ghi lại ở 3 lần nhảy đẩy tạ đầu tiên
- Trong các cuộc thi có sự bằng nhau ở vị trí thứ 8 ( đủ tư cách
vào đẩy tiếp 3 lần nữa) thì giải quyêt theo điều 146.3. Khi có
số lượng vận động viên là 8 người hoặc ít hơn thì mỗi vận
động viên được đẩy 6 lần.
2. Tại khu vực thi đấu và trước khi bắt đầu môn thi, mỗi vận
động viên có các lần nhảy thử theo trình tự rút thăm và luôn
đặt dưới sự giám sát của trọng tài giám định.
3. Khi một vận động viên đã bắt đầu, các vận động viên khác
không được phép sử dụng tạ với mục đích tập luyện.

Luật thi đấu đẩy tạ.
Luật thi đấu đẩy tạ.
4. Đẩy tạ phải được thực hiện từ trong vòng đẩy. Vận động viên
phải bắt đầu lần đẩy từ tư thế tĩnh. Vận động viên được phép
chạm cả vào phía trong vòng sắt và bục chắn.
5. Tạ phải được đẩy khỏi vai bằng 1 tay. Lúc vận động viên ở tư
thế trong vòng( bắt đầu đẩy ), tạ phải chạm hoặc tương đối
sát cổ hoặc cằm và bàn tay( cầm tạ) không dược hạ thấp
xuống dướivị trí này trong khi thực hiện động tác.Tạ không
được hạ xuống dưới vai.
6. a) Không được phép cho thêm bất kỳ trang bị nào ( thí dụ như
quấn băng 2 hay nhiều ngón tay lại với nhau ) để trợ giúp cho
vận động viên khi thực hiện lần đẩy. Việc sử dụng băng tay là
không được phép trừ trường hợp cần thiết để bọc vết cắt hay
vết thương hở.
b) Không được phép sử dụng găng tay.
c) Để giữ tạ được tốt hơn, các vận động viên được phép sử
dụng chất phù hợp xoa lên tay của mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×