Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Từ một hiện tượng không thể kết luận đúng một sự vật_vì sao nước ta hiện nay sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.65 KB, 10 trang )

ĐỀ BÀI:
1) Từ một hiện tượng không thể kết luận đúng một sự vật.
2) Vì sao nước ta hiện nay sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến
Họ và tên : Nguyễn Hoài Nam
Lớp : Quản trị kinh doanh - K38
Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân
BÀI KIỂM TRA
1) Từ một hiện tượng không thể kết luận đúng một sự vật.
Bởi vì:
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất
nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và
phát triển của sự vật đó. Còn hiện tượng là biểu hiện của những mặt,
những mối liên hệ ấy ra bên ngoài.
Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của
hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện
tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy. Còn hiện tượng là mặt
bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực khách quan.
Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.
Bản chất và hiện tượng không những tồn tại khách quan mà
còn ở trong mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau,
không tách rời nhau. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất
và hiện tượng. Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ bản chất
bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng
là sự biểu hiện của bản chất. Không có bản chất nào tồn tại một
cách thuần tuý, nghĩa là không cần có hiện tượng; ngược lại, cũng
1
không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của bản chất
đấy.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ
bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ ra qua những hiện tượng
tương ứng, và bất kỳ hiện tượng nào cũng là bộc lộ của bản chất ở


mức độ nào đó, hoặc nhiều hoặc ít. Nói cách khác, bản chất và hiện
tượng về căn bản phù hợp với nhau.
Như vậy, bản chất bao giờ cũng tự bộc lộ mình thông qua
những hiện tượng nhất định. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra thành
những hiện tượng khác nhau. Khi bản chất chất thay đổi thì hiện
tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì
hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất.
Bản chất và hiện tượng tuy thống nhất với nhau, nhưng đó là
sự thống nhất biện chứng, nghĩa là trong sự thống nhất ấy đã bao
hàm sự khác biệt : hiện tượng bản chất tuy thống nhất với nhau, về
căn bản phù hợp với nhau, nhưng chúng không bao giờ phù hợp với
nhau hoàn toàn. Vì bản chất của sự vật bao giờ cũng được biểu hiện
thông qua tương tác của sự vật ấy với các sự vật chung quanh. Các
sự vật chung quanh này trong quá trình tương tác đã ảnh hưởng đến
hiện tượng, đưa vào nội dung của hiện tượng những thay đổi nhất
định. Kết quả là hiện tượng tuy biểu hiện bản chất nhưng không còn
là sự biểu hiện y nguyên bản chất nữa.
Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, còn hiện tượng
không ổn định, nó luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản
chất. Có tình hình đó là do nội dung của hiện tượng được quyết định
không chỉ bởi bản chất của nó, bởi tác động qua lại của nó với các
2
sự vật chung tác động qua lại với các sự vật khác chung quanh lại
thường xuyên biến đổi. Vì vậy, hiện tượng cũng thường xuyên biến
đổi, trong khi đó bản chất là cái tương đối ổn định, là cái giữ
nguyên trong các biến đổi này của hiện tượng.
Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự
vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, còn hiện tượng là
sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài, là cái không ổn định và biến
đổi nhanh hơn so với bản chất nên: trong quá trình nhận thức, để

hiểu đầy đủ bà đúng đắn về sự vật, không nên dừng lại ở hiện tượng
mà phải đi sâu vào tìm hiểu bản chất của nó.
Vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã
cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất, nên quá trình nắm bắt bản
chất của sự vật là một quá trình hết sức khó khăn, lâu dài công phu
chứ không thể chỉ qua một hiện tượng
• Để phân tích một bộ phận nào đó của ý thức xã hội
trong giai đoạn nào đó phải dựa trên trên cở tồn tại xã
hội
Bởi vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hôi, ý thức xã hội
phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã
hội biến đổi, nhất là phương thức sản xuất biến đổi, thì những tư
tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị và pháp
quyền, triết học, đạo đức… sớm muộn gì cũng phải biến đổi theo.
Vì thế, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, người ta thấy có những lý
luận, tư tưởng, quan điểm khác nhau chính là do những điều kiện
khác nhau của đời sống vật chất xã hội, trước hết là điều kiện kinh
3
tế xã hội quyết định. Điều này thể hiện rất rõ qua các tư tưởng cơ
bản của mỗi thời đại
2) Vì sao nước ta hiện nay sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến
Phát triển kinh tế là vấn đề quan trọng nhất từ trước tới nay
của xã hội loai người. Kể từ khi con người xuất hiện, xã hội loài
người đã trải qua và hình thành xã hội: cuộc sống nguyên thuỷ,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao đang
huớng tới xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với mỗi tình thái xã hội
trong một hình thái kinh tế mang nét đặc trưng riêng. Tư bản chủ
nghĩa cũng vậy, đây là một giai đoạn mà của cải vật chất của xã hội
được sản xuất ra nhiều hơn tất cả các giai đoạn trước cộng lại. Một
giai đoạn chứng kiến bao sự biến đổi cả về mặt chất lẫn về mặt

lượng của xã hội loài người: kinh tế, khoa học kĩ thuật, chính trị,
văn hoá Tuy nhiên trong giai đoạn này cũng là một giai đoạn phát
triển còn nhiều thiếu sót như phân biệt giàu nghèo, khủng hoảng
kinh tế, chiến tranh bất công bằng trong xã hội Từ những khuyết
tật đó, con người muốn hướng tới một xã hội ở đó con người có
quyền bình đẳng , không còn đói nghèo và áp bức bóc lột , vật chất
sản xuất ra có thể đáp ứng mọi nhu cầu của con người đó chính là
chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để tiến lên xã hội chủ nghĩa thì cần phải trải qua hai giai đoạn:
đó là giai đoạn chủ nghĩa xã hội và giai đoạn chủ nghĩa cộng sản.
Hiện nay nước ta đang ở trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
một thời kì mang tính chất quá độ, cái mới thì chưa thành cái cũ thì
chưa hoàn toàn dứt bỏ, thời kí này có sự giao nhập của nhiều tư
4
tưởng. Nền kinh tế của chúng ta trong giai đoạn này vẫn ở trình độ
thấp, lực lượng sản xuất kém phát triển, với nhiều hình thức sở hữu
tương ứng với nhiều thành phần kinh tế đan xen. Vì vậy ở nước ta
sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu, mang tính chất manh mún.
Dưới ngọn cờ của Đảng là kim chỉ nam là Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh chúng ta cúng khong thể đốt cháy giai đoạn hay
phủ nhận hoàn toàn những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đạt được,
nhất là chủ nghĩa tư bản nhà nước . Theo Lênin thì trong giai đoạn
quá độ lên xã hội chủ nghĩa , chúng ta không thể vuứt bỏ hoàn toàn
chủ nghĩa tư bản nhà nước mà phải thấy được những điểm mạnh
của nó dể phát huy.
Sau sự sụp đổ của Liên xô và các nước Đông Âu , hệ thống các
nước theo chủ nghĩa xã hội bị ảnh hưởng rất lớn . Tuy nhiên Đảng
và nhân đân Việt Nam vẫn kiên định đi theo con đường đã chọn và
bảo vệ thành quả Cách mạng. Để tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam phải trải qua rất nhiều khó khăn do xuất phát điểm rất thấp ,

nền kinh tế lạc hậu, khoa học kĩ thuật thấp, trình độ quản lí còn yếu
kém Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất,
cả nước cùng quá độ lên CNXH trong điều kiện đất nước chịu đựng
những đảo lộn kinh tế và xã hộ`i với quy mô lớn sau cuộc chiến
tranh ác liệt, lâu dài, tình hình thế giới có những mặt diễn biến
không thuận lợi. Đây cũng là thời điểm mô hình kinh tế tập trung,
quan liêu bao cấp bộc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó mà
hậu quả của nó là xuất hiện cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc vào
cuối những năm 70 đầu những năm 80.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - bước ngoặt
5
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đại hội Đảng lần thứ VI thực sự là đại hội của những quyết
sách lớn nhằm xoay chuyển tình hình và tạo ra một bước ngoặt cho
sự phát triển của đất nước ta. Ý nghĩa bước ngoặt được thể hiện ở
mấy điểm sau đây:
- Thời kỳ tìm tòi, thử nghiệm từ năm 1979 đến năm 1986 đã
chuẩn bị tiền đề, điều kiện và những yếu tố cần thiết cho công cuộc
đổi mới cực kỳ to lớn này. Đây là thời kỳ vận động tiệm tiến với
những đột phá quan trọng để đi đến bước nhảy vọt tại Đại hội Đảng
lần thứ VI. Đại hội Đảng lần thứ VI là cột mốc mở ra cục diện mới
của nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Từ những quan điểm nêu trên của các Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, VIII, IX của Đảng và tư cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ta có thể rút ra một
số nhận xét về đặc trưng cơ bản và chủ yếu của mô hình kinh tế mới
này là:
- Chuyển nền kinh tế từ kinh tế hiện vật, bao cấp là chủ yếu
sang nền kinh tế hàng hoá, vận hành theo cơ chế thị trường, dưới sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là cách

tổ chức sản xuất tối ưu để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội mà hiệu quả kinh tế cuối cung là năng suất lao
động cao, chất lượng tốt, tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư.
- Động viên mọi nhân tố tích cực của các htành phần kinh tế và
duy trì chúng trong một thời kỳ lịch sử laau dài theo quan điểm
không xoá bỏ vội vã một cách duy ý chí cơ cấu kinh tế khách quan,
mà phải chấn hưng thương nghiệp, công nghiệp nhỏ, sử dụng và
6
phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong mức độ cần thiết; đồng thời
xây dựng và củng cố thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác
dần dần trở thành nền tảng cuả nền kinh tế quốc dân.
- Thu hút mạnh mẽ đầu tư của tư bản bên ngoài và hướng sự
phát triển ấy theo con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới những
hình thức và trình độ khác nhau. Mô hình kinh tế mới không đối lập
chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội một cách trừu tượng như
trước, mà là sử dụng chủ nghĩa tư bản vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
- Tuỳ theo trình độ lực lượng sản xuất đạt được trong thực tế
mà xã hội hoá sản xuất dưới những hình thức phù hợp với trình độ
khác nhau của lực lượng sản xuất để mở đường cho lực lượng sản
xuất phát triển hơn nữa, tiến dần đến trình độ xã hội hoá nền kinh tế
trên cơ sở chế độ công hữu vê các tư liệu sản xuất chủ yếu dưới
những hình thức thích hợp, từ thấp đến cao.
- Thực hành nhiều chế độ phân phối khác nhau tuỳ theo sự
phát triển của các quan hệ sở hữu, tiến dần đến sự thống trị của chế
độ phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. Thực hiện
nguyên tắc chung khuyến khích bằng lợi ích vật chất đi đôi với giáo
dục và động viên tinh thần.
- Trong cơ chế mới, kế hoạch vẫn đóng vai trò quan trọng, là
công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước nhưng chủ yếu mang tính chất

định hướng, hướng dẫn sự phát triển của thị trường, thị trường trực
tiếp hướng dẫn các tổ chức sản xuất - kinh doanh.
- Nền kinh tế được quản lý bằng các phương pháp kinh tế là
chủ yếu, với động lực thúc đẩy là sự kết hợp hài hoà lợi ích của toàn
7
xã hội, lợi ích của tập thể và lợi ích riêng của từng cá nhân, lợi ích
lâu dài và lợi ích trước mắt
- Nền kinh tế mở hội nhập với nền kinh tế thế giới trên nguyên
tắc vừa hợp tác vừa cạnh tranh và đảm bảo tính độc lập, tự chủ theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thực tiễn kinh tế đất nước từ khi chuyển sang mô hình kinh
tế mới đã và đang chứng minh tính khách quan khoa học, tính hiệu
quả của mô hình kinh tế đó. Chỉ trong một thời gian ngắn, mô hình
kinh tế mới đã đem lại những thành tựu rất quan trọng, góp phần
tích cực đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội
gay gắt và tạo ra những tiền đề cho thời kỳ phát triển mới, thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Là một mô hình kinh tế hoàn toàn mới, thời gian đưa vào thực
hiện chưa được bao lâu nên chúng ta chưa thể xem đó là một mô
hình đã được thiết kế xong xuôi, hoàn chỉnh mà cần có thời gian và
kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung, phát triển và hoàn thiện mô hình
đó.
8
9
10

×