Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

giáo dục an toàn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.72 KB, 2 trang )

THỰC TRẠNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức
sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và
quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước.
Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là
vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ
giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường
nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ
này thì chỗ khác lại ùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ
được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Do sự lấn chiếm hành
lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân
và ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong
những năm gần đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp,
nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo hiệu trên
một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới
tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp
quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. .
Thời gian qua, tất cả các địa phương ra quân triển khai mạnh mẽ Tháng ATGT
nhưng tình hình TTATGT trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến rất phức tạp. Theo thống
kê của Cục CSGT đường bộ- đường sắt và Uỷ ban ATGT Quốc gia, tính đến hết tháng
9, cả nước đã xảy ra tới 10.518 vụ TNGT làm 9.510 người chết và 10.700 người bị
thương. Điều này dẫn đến hậu quả về kinh tế và gánh nặng cho xã hội là rất lớn.
Theo số liệu thống kê mới nhất, có tới 50% số người tham gia giao thông
không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70%
không dùng phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72%
không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc.
Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong
thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và rất khó kiểm soát.
II) BỐN GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TAI NẠN GIAO THÔNG


ĐƯỜNG BỘ
Để giải quyết vấn đề trên tôi tha thiết đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên
dành ra một cuộc họp với Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, Bộ giao thông vận tải, Bộ
công an, Sở giao thông công chính, Sở quy hoạch kiến trúc, Bộ văn hoá thông tin, Ngân
hàng, các phương tiện truyền thông, các hãng sản xuất xe, đại diện người dân…tham gia
vào bốn việc trọng điểm như sau:
Thứ nhất: Lập lại trật tự hành lang giao thông đường bộ bị lấn chiếm và mở thêm
các bãi đỗ xe công cộng
Thứ hai: Xây dựng thêm các chợ xanh quanh khu dân cư
Thứ ba: Tuyên truyền đến người dân về luật an toàn giao thông
Thứ tư: Thành lập đội cảnh sát mô tô giao thông cơ động nhằm xử lý đối với các
trường hợp vượt đèn đỏ, chở hàng cồng kềnh…
1) Lập lại trật tự hành lang giao thông đường bộ bị lấn chiếm và mở thêm các bãi
đỗ xe công cộng
2) Xây dựng thêm các chợ xanh
3) Tuyên truyền đến người dân về luật an toàn giao thông

Một số giải pháp trọng tâm nhằm kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao
thông
Để tiếp tục thực hiện việc kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có
hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, ngày 24/8/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 88/NQ-CP về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn
giao thông. Theo đó Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các
cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, Nghị
quyết số 16/2008/NQ-CP đồng thời thực hiện đồng bộ một số giải pháp trọng tâm sau:
1. Tăng cường phòng, chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường
bộ sử dụng rượu, bia.
2. Duy trì và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc đội mũ bảo hiểm; ngăn chặn học sinh,
sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
Lực lượng công an tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với người điều khiển, người

ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, trở trẻ em không đội mũ bảo
hiểm; học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô,
xe gắn máy.
3. Bộ giáo dục và đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các trường học phối hợp
với Ban cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp
hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không
điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; Hiệu
trưởng các trường phải kiên quyết xử lý kỉ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi;
không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
4. MTTQ Việt Nam đưa văn hóa giao thông vào nội dung cuộc vận động “ Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để tuyên truyền vận động nhân dân
thực hiện.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×