Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở hai xã tân nhựt huyện bình chánh và nhơn đức huyện nhà bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 83 trang )


Y BAN NHN DN TP.HCM TT.KHUYN NễNG
S KHOA HC V CễNG NGH TP.HCM







BO CO NGHIM THU



NGHIấN CU XY DNG Mễ HèNH NễNG NGHIP BN VNG TRấN VNG PHẩN, PHẩN
NHIM MN HAI X TN NHT, HUYN BèNH CHNH


Chuỷ nhieọm ủe taứi: PGS. TS. Lờ Vn T



















THNH PH H CH MINH
THNG 2011


1
MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH 5
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Đặt vấn đề 8
2. Mục tiêu 9
3. Nội dung 9
3.1. Nội dung 1. Khảo sát 9
3.2. Nội dung 2. Nghiên cứu bố trí quy họach, thiết kế cụm sinh thái 10
3.3. Nội dung 3. Xây dựng mô hình mẫu 10
3.4. Nội dung 4. Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành
Cụm sinh thái 10
CHƢƠNG I – TỔNG QUAN 11
1. Sản xuất Nông nghiệp bền vững 11
2. Sản xuất nông nghiệp bền vững trên thế giới 12
3. Sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam 15
CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
1. Nội dung nghiên cứu 22

1.1. Khảo sát 22
1.1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi 22
1.1.2. Khảo sát phương thức sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương 22
1.1.3. Khảo sát đối tượng sản xuất 22
1.2 Nghiên cứu bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái 22
1.2.1. Về quy họach 22
1.2.2. Về thiết kế 22
1.3. Xây dựng mô hình mẫu 22
1.3.1.Trồng cây xanh 23
1.3.2.Phổ cập kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường nông thôn cho tòan
cộng đồng 24
1.3.3. Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp khép kín theo từng tiểu vùng
(phèn, phèn nhiễm mặn) 24
1.4. Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái 24
1.4.1. Giải pháp sạch 24
1.4.2. Giải pháp xanh 24
1.4.3. Giải pháp đẹp 24
1.4.4. Giải pháp kinh tế 24
2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.1. Khảo sát 25
2.2. Nghiên cứu bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái 25

2
2.3. Xây dựng mô hình mẫu 25
2.4. Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái 25
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
1. Khảo sát 26
1.1. Kết quả khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Tân Nhựt, huyện
Bình Chánh 26
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 26

1.1.1.1.Vị trí địa lý 26
1.1.1.2. Diện tích tự nhiên 26
1.1.1.3. Đặc điểm địa hình, khí hậu 26
1.1.1.4. Tài nguyên 27
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
1.1.2.1. Cơ sở hạ tầng 28
1.1.2.2. Nhân lực 29
1.1.2.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất 30
1.1.3. Định hướng phát triển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm
2015 32
1.2. Kết quả khảo sát khu vực ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh 33
1.2.1. Khảo sát 33
1.2.2. Nhận xét, đánh giá 34
1.3. Kết quả khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp xã Nhơn Đức,
huyện Nhà Bè 35
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 35
1.3.1.1. Vị trí địa lý 35
1.3.1.2. 36
1.3.1.3. 36
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37
1.3.2.1. Cơ sở hạ tầng 37
1.3.2.2. 38
1.3.2.3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất 39
1.3.3. Định hướng phát triển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm
2015 41
1.4. Kết quả khảo sát khu vực ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè 41
1.4.1. Kết quả khảo sát 33 hộ trong khu vực ấp 4 dự kiến xây dựng mô hình 41
1.4.2. Nhận xét, đánh giá 43
2. Bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái 44
2.1. Quy hoạch cụm sinh thái 44

2.2. Thiết kế bố trí khu nhà ở, công trình phụ, khu vực sản xuất cho 1 nông hộ
tiêu biểu 45
3. Xây dựng mô hình mẫu 48

3
3.1. Mô hình mẫu ở cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt 48
3.1.1. Mô hình nuôi cá ghép theo hướng VIETGAP 48
3.1.2. Mô hình nuôi cá kiểng 54
3.1.3. Mô hình chăn nuôi (heo) kết hợp thủy sản (cá) và trồng cây ăn trái (VAC)
có xây dựng hệ thống biogas 58
3.2. Mô hình mẫu ở cụm sinh thái ấp 4, xã Nhơn Đức 59
3.2.1. Mô hình nuôi tôm sú luân canh tôm càng xanh theo tiêu chuẩn
VIETGAP 59
3.2.2. . Mô hình chăn nuôi (heo) kết hợp thủy sản (cá) và trồng cây ăn trái (VAC)
có xây dựng hệ thống biogas 66
3.3. Đề xuất các mô hình cho cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt 67
3.3.1. Mô hình sản xuất 67
3.3.2. Mô hình nông nghiệp bền vững 68
3.3.3. Tiêu chí mô hình nông nghiệp bền vững 68
3.3.3.1. Những căn cứ để xây dựng tiêu chí 68
3.3.3.2. Bền vững về môi trường sinh thái 69
3.3.3.3. Bền vững về kinh tế 69
3.3.3.4. Bền vững về xã hội 69
3.4. Đề xuất các mô hình cho cụm sinh thái ấp 4 xã Nhơn Đức 70
3.4.1. Mô hình sản xuất 70
3.4.2. Mô hình nông nghiệp bền vững 70
3.4.3. Tiêu chí mô hình nông nghiệp bền vững 71
3.4.3.1. Những căn cứ để xây dựng tiêu chí 71
3.4.3.2. Bền vững về môi trường sinh thái 71
3.4.3.3. Bền vững về kinh tế 72

3.4.3.4. Bền vững về xã hội 72
4. Đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái 72
4.1. Các giải pháp nhân rộng mô hình mẫu 72
4.1.1. Duy trì, giữ gìn môi trường sản xuất đạt yêu cầu cả về số lượng và
chất lượng 72
4.1.2. Hình thành chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ 73
4.1.3. Xây dựng quy trình phối hợp và triển khai mạnh mẽ các hoạt động
khuyến nông 73
4.2. Các giải pháp hình thành cụm sinh thái 74
4.2.1. Giải pháp sạch 74
4.2.2. Giải pháp xanh 75
4.2.3. Giải pháp đẹp 76
4.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất 78
4.2.5. Giải pháp kinh tế, tài chính, hỗ trợ lãi vay 78
4.2.6. Giải pháp khác 79

4
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
4.1/ Kết luận 80
4.2/ Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- Bản đồ vị trí cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt
- Bản đồ vị trí cụm sinh thái ấp 4, xã Nhơn Đức
- Bản đồ quy hoạch cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt
- Bản đồ quy hoạch cụm sinh thái ấp 4, xã Nhơn Đức
- Biểu thống kê khảo sát xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh
- Biểu thống kê khảo sát xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè
- Biên bản hội thảo xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững hai xã: Tân
Nhựt, huyện Bình Chánh và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè.





























5


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Số
TÊN BẢNG SỐ LIỆU
TRANG
1
Hiện trạng sử dụng đất xã Tân Nhựt
27
2
Dân số và lao động xã Tân Nhựt
30
3
Cơ cấu giá trị đóng góp các ngành xã Tân Nhựt
31
4
Hiện trạng sử dụng đất xã Nhơn Đức
39
5
Dân số và lao động xã Nhơn Đức
41
6
Cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành Nhơn Đức
42
7
So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi cá ghép theo hướng
VIETGAP và mô hình cũ – Hộ : Nguyễn Văn Điệp
49
8
So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi cá ghép theo hướng
VIETGAP và mô hình cũ – Hộ : Trần Văn Lợi

52
9
So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi cá ghép theo hướng
VIETGAP và mô hình cũ – Hộ : Lê Văn Kim
53
10
Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá kiểng – Hộ : Nguyễn Thị Gấm
55
11
Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá kiểng – Hộ : Phạm Thị Gái
56
12
So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi tôm sú luân canh và
mô hình nuôi tôm sú quãng canh – Hộ : Nguyễn Văn Lễ
61
13
So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi tôm sú luân canh và
mô hình nuôi tôm sú quãng canh – Hộ : Võ Văn Năm
63
14
So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi tôm sú luân canh và
mô hình nuôi tôm sú quãng canh – Hộ : Nguyễn Văn Chí
65

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số
TÊN HÌNH ẢNH
TRANG
1
Hệ sinh thái vườn rừng

13
2
Nội dung cơ bản mô hình nông nghiệp bền vững
21
3
Sơ đồ cấu trúc mô hình nông nghiệp
23
4
Mô hình VAC
34
5
Mô hình chăn nuôi heo
43
6a
Thiết kế mẫu bố trí khu nhà ở, khu vực sản xuất của 1 hộ
46
6b
Thiết kế mẫu bố trí khu nhà ở, khu vực sản xuất của 1 hộ
47
7
Mô hình mẫu nuôi cá ghép hộ Nguyễn Văn Điệp
50
8
Mô hình mẫu nuôi cá kiểng (chép nhật) hộ Nguyễn Thị Gấm
57
9
Mô hình mẫu chăn nuôi (heo) kết hợp thủy sản (cá) và trồng cây
ăn trái (mãng cầu ghép), có xây dựng hệ thống biogas
59
10

Sử dụng thùng chứa rác trong sinh hoạt nông hộ
75

6



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AFTA: Hiệp hội thương mại Châu Á – Thái Bình Dương.
ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm
CN: Công nghiệp
CNH: Công nghiệp hóa
ĐTH: Đô thị hóa
GAP: Good Agricultural Practice (Thực hành nông nghiệp tốt)
HĐH: Hiện đại hóa
HTX: Hợp tác xã
KHKT: Khoa học kỹ thuật
NNBV: Nông nghiệp bền vững
RVAC: Rừng, vườn, ao, chuồng.
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
VAC: Vườn, ao, chuồng
WTO: Tổ chức thương mại thế giới













8
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
TP. Hồ Chí Minh có tổng diện tích tư nhiên 2.093,7 km
2
. Khu vực nôi thành
gồm 13 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Phú và
Tân Bình, với diện tích 140,3 km
2
(6,7% tổng diện tích tự nhiên thành phố). Khu
vực nội thành mở rộng, gồm 6 quận mới: 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân; với
diện tích 353,7 km
2
(16,9 % tổng diện tích tự nhiên thành phố và rộng gấp 2,5 lần
nội thành). Khu vực ngọai thành gồm 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh,
Nhà Bè và Cần Giờ; với diện tích 1.601,7 km
2
(76,4% tổng diện tích tự nhiên thành
phố) bao gồm 63 xã; trong đó, 3 huyện ven đô: Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè có
diện tích 462,3 km
2
.
TP. Hồ Chí Minh với địa bàn đa dạng, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa

miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình tổng quát có dạng
thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây; chia thành 3 tiểu vùng với quỹ
đất nông nghiệp hạn chế, độ phì nhiêu kém, trong đó trên 50% là đất nhiễm phèn,
mặn và 20 % là đất xám, đồi gò, bạc màu; là đầu mối giao thông lớn, nối liền với
các tỉnh trong vùng Nam Bộ, Nam Trung bộ và Tây nguyên; là cửa ngõ của cả
nước với quốc tế, có bờ biển ở phía Nam huyện Cần Giờ dài 15 km.
Vùng đất phèn (nặng, nhiễm mặn ) là nơi mà hệ sinh thái nông nghiệp thể
hiện sự nhạy cảm, kém bền vững. Điều đó có nghĩa, hệ sinh thái nông nghiệp trên
vùng đất này có mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ không chặt chẻ và khi có
những tác động tiêu cực từ bên ngoài vào thường làm rối loạn chức năng, cân bằng
trong hệ bị phá vỡ, dẫn đến suy thoái. Đây là vùng cư trú của cộng đồng nghèo, học
vấn tương đối thấp so với mặt bằng chung của địa phương, nguồn sống chủ yếu dựa
vào các giá trị phi thị trường của hệ sinh thái, thích nghi chậm với sự biến đổi kinh
tế.
Diện tích nhóm đất phèn và mặn phèn TP. Hồ chí Minh là 115.793 ha,
chiếm 60,4% diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bổ ở hầu hết các huyện ngoại
thành, là vùng đất mà trên đó, từ nhiều năm nay, liên tục có những sự cải tạo, tháu
chua rửa mặn, nhưng năng suất cây trồng, vật nuôi luôn ở mức thấp, dẫn đến đời
sống của cộng đồng cư dân địa phương còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó,
những tác hại về môi trường do việc triển khai hệ thống canh tác không phù hợp,
đào kênh lên liếp không đúng yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến những tác hại khó lường.
Đất đai bị thoái hóa, nhất là ở vùng đất phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông (chiếm
32% diện tích đất phèn). Cây trồng, vì thế khó phát triển, không đạt hiệu quả kinh
tế. Và, xét cả về khía cạnh môi trường, làm cho độ phủ xanh chung toàn TP có
những hạn chế trong việc góp phần chống gió bão, điều hòa khí hậu, ngăn ngừa ô
nhiễm mà một đô thị lớn như TP. Hồ chí Minh luôn phải đối mặt do tốc độ ĐTH,
CNH & HĐH tăng nhanh làm cho môi trường thành phố luôn ở tình trạng báo động

9
bởi nhiều tác nhân gây ra như sản xuất, giao thông, xây dựng, sinh hoạt con người

v.v
Trong giai đọan mới, nông nghiệp – nông thôn và vai trò của nông dân thành
phố đang đứng trước những khó khăn, thử thách và nhiệm vụ mới:
- Với 43.666,7 ha (2008) đất trồng trọt thì có tới 45,3% là trồng lúa năng suất
thấp, nên đời sống của hơn 25 ngàn hộ nông dân hiện tại rất khó khăn. Bộ mặt nông
thôn và đời sống nông dân đã được cải thiện nhưng so với công nghiệp – dịch vụ và
đô thị vẫn còn có khỏang cách chênh lệch khá xa; đặc biệt, là ở những vùng có hệ
sinh thái nhạy cảm, kém bền vững (phèn, phèn nhiễm mặn); đã tạo nên những mâu
thuẫn kinh tế, xã hội đe dọa quá trình phát triển bền vững của thành phố.
- Nông nghiệp bên cạnh thành phố cực lớn chính là phần “mềm” cần thiết
trong đô thị có cấu trúc “cứng” về tổ chức không gian kiến trúc với các công trình
vật chất rất nặng nề như bêtông, sắt thép ken nhau đông đặc. Vành đai xanh nông
nghiệp là tấm áo giáp bảo vệ cho người dân thành phố giảm bớt sự tổn thương do
quá trình công nghiệp hóa. Nông thôn là nơi cân bằng về đời sống tinh thần, tâm
linh và là môi trường có quan hệ xã hội tốt nhất để lưu trữ các giá trị văn hóa
truyền thống trong một thành phố hiện đại với người dân luôn bị cuốn hút vào
guồng máy sản xuất với tốc độ và cường độ cao, căng thẳng thần kinh và sức ép
tâm lý xã hội nặng nề.
Và, một trong những giải pháp cần thực hiện nhằm cải tạo các hệ sinh thái
nhạy cảm , kém bền vững trên vùng đất phèn nặng, phèn nhiễm mặn này thành các
hệ sinh thái bền vững hơn, giảm mức độ suy thoái môi trường, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho cộng đồng dân cư địa phương là, xây dựng các mô hình nông nghiệp
bền vững.
2. Mục tiêu:
1. Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và các phương thức
sản xuất của cộng đồng địa phương vùng dự án.
2. Đề xuất cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp cho hai (2) vùng sinh thái; phèn,
phèn nhiễm mặn tại hai xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh và xã Nhơn Đức, huyện
Nhà Bè.
3. Xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững trên vùng đất phèn, phèn nhiễm

mặn nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng, điều kiện sống của cộng đồng
dân cư; kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học.
3. Nội dung:
3.1. Nội dung 1: Khảo sát
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi: thổ nhưỡng, đất đai, môi
trường nước, tài nguyên sinh vật, xã hội, văn hóa, dân trí ở 02 cộng đồng (cụm) dân
cư ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè (phèn nhiễm mặn), và xã Tân Nhựt, huyện Bình
Chánh (phèn từ trung bình đến nặng).

10
- Khảo sát phương thức sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương tác động
lên hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo (nông nghiệp) trong quá trình sản
xuất, sinh hoạt và mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa cộng
đồng với các cộng đồng dân cư khác trong vùng.
- Khảo sát đối tượng sản xuất: các chủng loại vật nuôi cây trồng đang sản
xuất, kỹ thuật áp dụng, năng suất, giá trị sản xuất.
3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái
- Về quy họach: Thống nhất vị trí, địa điểm bố trí cụm sinh thái cho hai
cộng đồng.
- Về thiết kế: + Tiến hành đo đạc, thiết kế mặt bằng tổng thể cụm sinh
thái.
+ Sơ đồ bố trí khu nhà ở, vườn cho 1 nông hộ.
3.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình mẫu
Xây dựng 5- 6 hộ mẫu với qui mô diện tích 2,0 – 3,0 ha, bình quân 3.000 -
5000m
2
/ hộ, cho mỗi cụm sinh thái ( cụm dân cư), và diện tích mỗi cụm 6 – 10 ha.
Các hộ mẫu được chọn nằm liền kề nhau nhằm mục đích đánh giá tác động hỗ
tương và ảnh hưởng môi trường. Dung lượng mẫu 20%.
3.4. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm

sinh thái
Mở rộng các mô hình mẫu dựa trên các giải pháp:
- Giải pháp sạch: Hỗ trợ các công trình cung cấp nước sạch (nước sinh
hoạt); xử lý rác thải, chất thải… cho cư dân 2 cộng đồng. Xây dựng tổ tự quản bảo
vệ môi trường: thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chất thải; hỗ trợ xây dựng các bể
chứa rác chung cho cộng đồng (2 bể/cụm), xe rác đẩy tay phục vụ vận chuyển và
thu gom rác thải, vận động xây dựng 10 – 20 túi ủ biogas/cụm.
- Giải pháp xanh:Vận động trồng cây đạt ít nhất 30% độ phủ xanh toàn cộng
đồng, bao gồm cây xanh trồng cho bong mát và cây ăn trái các loại.
* Giải pháp đẹp: Phục hồi một số họat động văn hóa truyền thống cộng
đồng; bố trí hệ thống cây xanh, hoa kiểng phù hợp, nhiều tầng tán trên phạm vi
toàn cộng đồng và từng hộ.
- Giải pháp kinh tế:
+ Xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng.
+ Xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, nâng cấp hệ thống giao
thông chính kết nối cộng đồng với xã, thị trấn, thành phố.
+ Hỗ trợ vốn vay cho các nông hộ để mở rộng sản xuất (Hội Nông dân
TP, chương trình 105, chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá…).
+ Xây dựng tổ hợp tác liên kết sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ
sản phẩm.


11
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN


1. Sản xuất Nông nghiệp bền vững

Sản xuất bền vững là hướng phấn đấu của ngành nông nghiệp nhiều nước
tiên tiến trên thế giới hiện nay.

Tiêu chí của sản xuất nông nghiệp bền vững có nhiều vấn đề, nhưng tập
trung là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và bảo vệ môi trường; trong đó, có bảo vệ
nguồn nước và bảo tồn tài nguyên đất. Khai thác, sử dụng hữu cơ là một giải pháp
để bảo tồn tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Hiện có rất nhiều khái niệm về nông nghiệp bền vững. Sau đây là một số
khái niệm phổ biến :
Nông nghiệp bền vững ( NNBV) là một hệ thống thiết kế tạo nên môi trường
sống ổn định cho con người (B. Mollison)
Nông nghiệp bền vững là hệ thống canh tác sử dụng hệ sinh thái làm nền
tảng cho việc thiết lập một hệ thống tổng hợp sản xuất thực phẩm, khu cư trú, công
nghệ phù hợp, và phát triển cộng đồng. NNBV được xây dựng trên nền tảng bảo vệ
trái đất và sự tác động qua lại với môi trường qua các phương thức hoạt động kinh
tế tương hỗ ( Cathe Fish & Bill Steen)
Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế ổn định gắn với các mối
quan hệ liên kết của con người, cây trồng, vật nuôi, và trái đất (Lee Barnes)
Nông nghiệp bền vững là các hoạt động thiết kế hệ thống sử dụng sao cho
bền vững và sinh thái; là các hoạt động thiết kế các hệ thống văn hóa thích hợp dẫn
tới sự ổn định xã hội, một hệ thống thiết kế mang đặc điểm ứng dụng các nguyên
tắc sinh thái tổng hợp trong sử dụng đất; một sự dịch chuyển hợp lý của công tác
quy hoạch thiết kế sử dụng đất; một hệ thống hợp tác và năng động (Michael
Pilanski)
Nông nghiệp bền vững là một khái niệm thực tiển có thể áp dụng ở các vùng
đô thị, nông trại và cho toàn thế giới. Các nguyên tắc của NNBV nhấn mạnh đến sự
hình thành môi trường sản xuất cao, cung cấp thực phẩm, năng lượng, khu cư trú,
và thỏa mản các nhu cầu khác của con người. Các mô hình tự nhiên quan sát được
mang đặc điểm từng khu vực riêng biệt, các nhà thiết kế NNBV dần dần sử dụng
các phương pháp tối ưu qua việc gắn kết với các lưu vực, khu cư trú, hệ thống năng
lượng…. Với các vụ mùa, cây trồng đa niên hữu ích, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
động vật hoang dã, và thuần hóa (A Bay Area Permaculture Group Brochure).




12
2. Sản xuất nông nghiệp bền vững trên thế giới

Về lịch sử phát triển, từ Nông nghiệp bền vững được trình bày bởi Franklin
Hiram King trong cuốn sách được phát hành năm 1911, tựa đề: Farmer of Forty: or
Permanent Agriculture in China, Korea ang Japan . Trong cuốn sách này, nông
nghiệp bền vững được hiểu như là nông nghiệp ổn định một cách rõ ràng. Định
nghĩa này được hỗ trợ bởi một người Úc, P.A. Yeomans trong tác phẩm: Water for
Every Farm, 1973. Qua đó, ông đã giới thiệu một biện pháp đặt nền tảng trên sự
quan sát việc sử dụng đất trong thập niên 40, thế kỷ 20 tại Úc. Yeomans giới thiệu
thiết kế đường chủ đạo như là một cách quản lý việc cung cấp và phân phối nguồn
nước cho đất canh tác. Holmgren đã thiết kế làng sinh thái trên nền tảng các
nguyên tắc đường chủ đạo này. Các hoạt động của Howard T.Odum đã có những
tác động đầu tiên đến Holmgren. Odum tập trung vào hệ sinh thái, đặc biệt là
nguyên tắc năng lượng tối đa, và các hệ thống tự nhiên hướng đến việc tối ưu hóa
nguồn năng lượng trong hệ thống như thế nào. Thí dụ, tổng giá trị calo của lập địa
là rất cao với các loài cây trồng, vật nuôi trên đó. Đó chính là sự chuyển đổi hiệu
quả từ ánh nắng mặt trời thành sinh khối. Một tác động khác là các hoạt động của
Esther Deans, người đi tiên phong trong việc đưa ra các phương pháp làm vườn
không cần đào xới. Các tác động khác gần đây hơn chính là hệ thống V.A.C của
Việt Nam, được hỗ trợ từ chính phủ nhằm xây dựng hệ canh tác nông nghiệp bền
vững qua việc tái sử dụng các nguồn tài nguyên.
Giữa thập kỷ 70, thế kỷ 20, Bill Mollison và David Holmgren, 2 người Úc,
đã phát triển khái niệm NNBV và họ hy vọng có thể sáng tạo các hệ thống canh tác
nông nghiệp ổn định. Đây là kết quả của việc tiến hành nghiên cứu của họ về việc
áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp trên các lập địa đã bị tác động bởi
sản xuất công nghiệp. Họ nhận thấy rằng sản xuất nông nghiệp đã làm ô nhiễm
nguồn nước, đất, giảm tính đa dạng sinh học, và làm mất đi hàng tỷ tấn đất từ các

lập địa phì nhiêu ban đầu. Một biện pháp thiết kế được gọi là “Nông nghiệp bền
vững” được đề xuất thông qua tác phẩm “Permaculture One”, được xuầt bản năm
1978. Sau khi ấn bản trên được phát hành, Mollison và Holmgren đã phát triển ý
tưởng này qua việc thiết kế hàng trăm vùng sản xuất nông nghiệp bền vững và trình
bày nó trong các cuốn sách chi tiết hơn. Mollison đi dạy trên 80 nước và khóa huấn
luyện hai tuần có hàng trăm người theo học. Đầu thập kỷ 80, thế kỷ 20, khái niệm
được dịch chuyển từ việc thiết kế hệ thống canh tác nông nghiệp sang quá trình
thiết kế đầy đủ hơn đối với việc sáng tạo các khu cư trú ổn định cho con người.
Giữa thập kỷ 90, thế kỷ 20, nhiều người theo học các khóa huấn luyện hai tuần của
Mollison đã trở thành các nhà thực hành thành công, và chính họ chuyển giao các
kỹ thuật mà họ đã học được. Trong 1 thời gian ngắn, các tập đoàn, dự án, hội, viện
nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp bền vững đã được hình thành và phát triển ở
hàng trăm quốc gia. Nông nghiệp bền vững đã phát triển từ Australia thành “chiến

13
dịch mang tầm vóc quốc tế”. Patrick Whitefield, người Anh, tác giả cuốn “The
Earth Care Manual and Permaculture in a Nutshell” đề nghị rằng hiện có 2
khuynh hướng sản xuất nông nghiệp bền vững:
- Nông nghiệp bền vững nguyên bản; (origin permaculture)
- Nông nghiệp bền vững sao chép; (design permaculture).
Trong đó, Nông nghiệp bền vững nguyên bản cố gắng lặp lại thiên nhiên một
cách sát sao qua việc phát triển các hệ sinh thái tạo ra các sản phẩm phục vụ cho cái
ăn của con người. Nông nghiệp bền vững sao chép tạo ra sự kết nối các hoạt động
trong một hệ sinh thái và sử dụng chúng như là nền tảng. Kết quả cuối cùng trông
không giống “tự nhiên”, chẳng hạn như “vườn rừng”, nhưng vẫn một thiết kế
xuyên suốt trên cơ sở các nguyên tắc sinh thái, cụ thể có bảy tầng trong hệ sinh thái
vườn rừng, gồm: (từ trên xuống)
- Tầng tán
- Tầng cây thấp
- Cây bụi

- Cây thuốc
- Rể cây
- Thực vật che phủ mặt đất
- Dây leo
Và, nấm thường xem như là tầng thứ 8.






Hình 1: Hệ sinh thái vườn rừng

14
Trong hệ sinh thái trưởng thành, như các khu rừng nguyên sinh có một lượng
rất lớn các mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ: cây, tầng dưới tán, tầng che
phủ mặt đất, đất, nấm, côn trùng và động vật khác. Cây trồng phát triển ở các chiều
cao khác nhau. Điều này cho thấy một cộng đồng đa dạng của cuộc sống đang phát
triển trong một không gian tương đối nhỏ hẹp.
Về tính chất của nông nghiệp bền vững, Michael Pilanski (1994) đã nêu:
* Nông nghiệp bền vững là một trong những phương pháp luận về thiết kế và
phân tích hệ thống tổng hợp, hiệu quả nhất trên thế giới;
* Nông nghiệp bền vững có thể được áp dụng nhằm tạo ra các hệ sinh thái
năng suất từ quan điểm sử dụng lao động hoặc hỗ trợ phục hồi hệ sinh thái thoái
hóa. Nông nghiệp bền vững có thể áp dụng cho bất kỳ hệ sinh thái nào, thoái hóa ra
sao;
* Nông nghiệp bền vững định gía kiến thức truyền thống và kinh nghiệm;
đưa ra các chiến lược, các biện pháp canh tác nông nghiệp, kỹ thuật quản lý đất đai
ổn định; là cầu nối giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp trong điều kiện
khẩn cấp hiện nay của trái đất;

* Nông nghiệp bền vững khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, không
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm môi trường;
* Nông nghiệp bền vững nhằm mục đích tối đa hóa mối quan hệ cộng sinh,
hữu cơ của các thành phần trong cùng một lập địa;
* Nông nghiệp bền vững là qui hoạch đô thị và cũng là thiết kế đất đai nông
thôn;
* Thiết kế hệ thống nông nghiệp bền vững mang đặc điểm chuyên biệt cho
từng lập địa, đối tượng và biện pháp canh tác.

Về nguyên tắc thiết kế hệ thống nông nghiệp bền vững, David Holmgren đã
đưa ra 12 nguyên tắc trong cuốn sách “Permaculture Principles and Pathway
Beyond Sustainabilities” như sau:
* Quan sát và can thiệp, bằng việc dành thời gian gắn kết với thiên nhiên, có
thể thiết kế các giải pháp phù hợp với yêu cầu đặc biệt của chúng ta.
* Nắm bắt và tồn trữ năng lượng, qua việc phát triển các hệ thống có thể tập
trung nguồn lực khi chúng dồi dào, và có thể sử dụng chúng khi cần thiết.
* Tiếp nhận năng suất, nhằm đảm bảo bạn đang nhận tặng phẩm hữu ích thật
sự như là một phần việc bạn đang làm.
* Áp dụng các điều tự qui định và chấp nhận hiện trạng – không cần khuyến
khích các hoạt động không phù hợp nhằm đảm bảo hệ thống có thể thực hiện tốt
chức năng của nó.
* Không lãng phí, bằng việc đánh giá và sử dụng tất cả các nguồn tài nguyên
không thể tái tạo.

15
* Sử dụng và định giá các dịch vụ và tài nguyên có thể tái tạo, bằng cách sử
dụng tốt nhất sự giàu có của thiên nhiên nhằm giảm bớt cung cách tiêu thụ và phụ
thuốc vào các nguồn tài nguyên không thể tái tạo.
* Thiết kế từ các mô hình đến chi tiết, qua việc quan sát các mô hình trong tự
nhiên và xã hội. Các mô hình này có thể hình thành nên các trục xương sống trong

thiết kế, với các chi tiết được lấp đầy khi triển khai.
* Kết hợp hơn là chia rẽ, qua việc đặt các hoạt động đúng vào đúng chỗ, phát
triển các mối quan hệ và chúng sẽ cùng hoạt động để hỗ trợ nhau.
* Sử dụng các giải pháp chậm và nhỏ; vì, hệ thống chậm và nhỏ dễ duy trì
hơn hệ thống nhanh và lớn, sử dụng nguồn lực tại chỗ tốt hơn và tạo ra kết quả ổn
định hơn.
* Sử dụng và đánh giá sự đa dạng – Sự đa dạng làm giảm thiểu rủi ro đối với
các loài đang ở cấp độ báo động và tạo ra các thuận lợi trong một môi trường đồng
nhất nơi mà các loài đang sống.
* Sử dụng điểm giới hạn và đánh giá tính hiệu quả - Can thiệp vào các nơi
mà các sự kiện thú vị nhất thường xảy ra, đây thường là các yếu tố sinh động, đa
dạng và có giá trị nhất trong hệ thống.
* Sử dụng sáng tạo và phản hồi đối với các thay đổi – Có thể tác động tích
cực vào các thay đổi không thể thấy được bằng việc quan sát hết sức cẩn trọng và
can thiệp đúng lúc.

3. Sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
Việt Nam với 75% dân cư sống ở nông thôn, đóng góp của nền nông nghiệp
vào tổng thu nhập của đất nước chiếm một tỷ lệ khá cao, khoảng trên 40%, đặc biệt
sản phẩm nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, vai trò lớn nhất của nền nông nghiệp chính là duy trì sự phát triển
bền vững nền kinh tế đất nước; đóng vai trò quan trọng trong chính sách an ninh
lương thực quốc gia
Từ lâu, nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh của đất nước. Những năm gần
đây, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch dần chiếm một tỷ trọng tương đối
trong nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ đó khiến cho rất nhiều người nhầm tưởng
rằng vai trò của công nghiệp đã dần thay thế nông nghiệp trong nền kinh tế bởi tốc
độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nhìn sâu vào bản chất của vấn đề, chúng ta mới
thấy rằng nền sản xuất nông nghiệp sẽ mãi mãi đóng một vai trò quan trọng, tiên
phong để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, nhất là trong bối cảnh suy thoái

kinh tế toàn cầu như hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặc dù lợi nhuận của sản xuất
công nghiệp những năm qua luôn đem lại cho đất nước tốc độ tăng trưởng GDP

16
cao. Nhưng trên thực tế, chỉ số phát triển của nông nghiệp mới thật sự mạnh. Giá trị
kim ngạch xuất khẩu của nông nghiệp nước ta luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với
công nghiệp; tính bền vững cũng cao hơn công nghiệp. Thực tế đó càng được
chứng minh rõ ràng hơn khi các chuyên gia kinh tế đưa ra phác đồ phân tích mức
độ tác động bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo phác đồ này, trong
3 lần nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu thì cả 3
lần nền nông nghiệp nước ta không những không bị ảnh hưởng suy giảm mà còn
đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Mặc cho nền công nghiệp, thương mại - dịch vụ bị
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi suy giảm kinh tế, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp phá sản,
lao động khốn đốn vì thất nghiệp thì nông nghiệp vẫn vững bước đi lên. Trong khó
khăn, nông nghiệp lại chính là điểm trở về của lao động nông thôn, 80% lao động
của cả nước có việc làm ổn định mặc dù thu nhập không cao.
Đi sâu phân tích, chúng ta sẽ thấy trong sản xuất nông nghiệp, vai trò của cây
lúa đối với an ninh lương thực là cực kỳ quan trọng. Quay trở lại thời điểm sốt giá
gạo hồi đầu năm 2008, chúng ta mới thấy hết được tầm quan trọng của sản xuất
nông nghiệp nói chung, vai trò của cây lúa nói riêng. Thử tưởng tượng nếu không
có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, chỉ cần một vài lần sốt ảo giá gạo như
vậy thì nền kinh tế đất nước sẽ đi đến đâu, thị trường sẽ hỗn loạn như thế nào?
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp - nông dân, đầu
năm 2009, Chính phủ đã cho thực hiện gói kích cầu kinh tế, trong đó ưu tiên hàng
đầu cho phát triển nông nghiệp. Trung ương Đảng cũng đã xây dựng hẳn một nghị
quyết về vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn nhằm thúc đẩy nền nông
nghiệp phát triển mạnh, duy trì và ổn định nền kinh tế đất nước. Chính những chính
sách đúng đắn đó đã góp phần rất lớn vào sự phát triển bền vững, không đẩy nền
kinh tế nước ta lún sâu vào đại suy thoái. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế

đất nước, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu là cực kỳ quan trọng.
Kinh tế nông nghiệp giúp nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững
so với thế giới.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số nơi, một số người ngộ nhận kinh tế công
nghiệp, thương mại - dịch vụ đã hoàn toàn thay thế vai trò của nông nghiệp trong
nền kinh tế đất nước. Có lẽ chính từ sự ngộ nhận này mà nhiều địa phương đã lấy
đất sản xuất nông nghiệp để làm sân golf, làm khu công nghiệp. Để rồi mới có tình
trạng quy hoạch “treo”, trong khi nông dân không có đất sản xuất. Và, cho dù có đi
vào hoạt động thì chính những sân golf này sẽ làm lãng phí tài nguyên của quốc gia
và làm nghèo đất nước. Do vậy, cần phải nhìn nhận một cách thực tiễn vai trò, tầm
quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế đất nước. Nếu
không, Việt Nam sẽ khó vượt qua khi có thêm một cơn “địa chấn” kinh tế toàn cầu
trong thời gian tới.

17
Nhận rõ tính phức tạp của phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hội
nhập, Hội nghị Trung ương 7 khoá X đã ban hành nghị quyết về việc phát triển
nông nghiệp - nông dân - nông thôn, tạo tiền đề, cơ sở để các cơ quan nhà nước có
những chính sách phù hợp giúp nông nghiệp VN phát triển, nâng cao đời sống
nông dân, cải thiện bộ mặt nông thôn.
Để thực hiện được chủ trương, nội dung của nghị quyết phải phân tích, chỉ rõ
những hạn chế trong cơ chế chính sách, quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm
nông nghiệp.
- Quy hoạch sản xuất tổng thể trên toàn quốc và cung cấp đầy đủ thông tin
cho nông dân.
- Sản xuất nông nghiệp luôn xảy ra tình trạng tự phát, làm theo phong trào
như cá ba sa; chưa giải quyết xong hậu quả dư thừa do phát triển quá mức lại lo
thiếu nguyên liệu vào vụ tới; phá cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long để trồng
lúa, cà phê, hồ tiêu Nguyên nhân là do nông dân thiếu thông tin.
Hiện nay, cách tiếp cận thông tin chính của nông dân là qua đài, báo, truyền

hình, mạng lưới khuyến nông. Tuy nhiên, các thông tin này thường chỉ tập trung
vào kỹ thuật sản xuất, trong khi đó câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nhà sản xuất phải
là sản xuất cho ai, bao nhiêu? Sau đó mới là sản xuất như thế nào?
Các thông tin bà con nông dân tiếp cận được rất chung chung về cầu và giá
các sản phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đại loại như “tới đây sẽ thiếu
nguyên liệu cá ba sa”, “nhu cầu của thị trường rất lớn”, “sẽ xuất khẩu sang thị
trường EU” Nhận được thông tin kiểu này, người nông dân sẽ ào ạt phát triển tự
phát là điều không tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng này, cần:
- Lập một cơ quan nghiên cứu, tổng hợp đủ mạnh để dự báo nhu cầu, giá cả
sản phẩm trong và ngoài nước theo từng thời điểm cụ thể. Các thông tin này phải
được cập nhật liên tục và thường xuyên cung cấp cho nông dân.
- Cần có quy hoạch tổng thể quy mô quốc gia về mỗi loại hàng nông, lâm,
thuỷ sản phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu , chỉ rõ loại cây trồng,
vật nuôi, số lượng, quy mô diện tích ở từng khu vực cụ thể. Đặc biệt đối với một
số cây trồng có thế mạnh như lúa, cà phê phải chỉ rõ đến tận cánh đồng của từng
xã. Các thông tin này phải được công khai đến cơ quan chức năng của từng địa
phương và bà con nông dân.
- Các địa phương thường xuyên tổng hợp số liệu hiện trạng về quy mô sản
xuất, thông báo công khai để nông dân tự xem xét nhu cầu thị trường và năng lực
sản xuất của mình để ra quyết định. Hiện nay, việc quy hoạch đang được thực hiện
theo mục tiêu của từng tỉnh; quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia chỉ mang tính
định hướng.

18
- Diện tích đã được quy hoạch để canh tác các loại cây trồng nông nghiệp
quan trọng phục vụ an ninh lương thực (như lúa ) phải được giao cho Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Với cách làm này sẽ tránh được tình
trạng diện tích nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích tuỳ tiện. Chiến lược phải được
giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và chịu trách nhiệm trước
Chính phủ, nhân dân.

- Lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp thấp, vì vậy nông dân cần được hỗ trợ
nhiều hơn nữa để sản xuất các mặt hàng chiến lược như lúa, nuôi trồng thuỷ sản
trên nguyên tắc phải làm đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, bảo vệ môi trường.
- Xây dựng cơ chế, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các “nhà”, đặc biệt là nhà
nông và doanh nghiệp, các thương lái.
Trong những năm gần đây, tình trạng doanh nghiệp, nông dân phá hợp đồng
xảy ra thường xuyên. Khi giá cả thị trường xuống, doanh nghiệp bỏ nông dân; khi
giá thị trường lên, nông dân giữ hàng không bán Nguyên nhân là do doanh nghiệp
và nông dân có lợi ích ngược nhau. Nông dân luôn muốn bán đắt, doanh nghiệp
luôn muốn mua rẻ. Hậu quả là nông dân luôn bị thiệt thòi, doanh nghiệp cũng bị
ảnh hưởng không nhỏ. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự hợp tác chặt chẽ của
nông dân và doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp đi trao đổi, thống nhất với từng hộ nông dân là điều không
thể. Vì vậy các nông hộ sản xuất trong khu vực phải xây dựng tổ hợp tác tự
nguyện, cử ra ban đại diện để làm việc với doanh nghiệp. Trước mỗi vụ thu hoạch,
ban quản lý tổ hợp tác cùng với nông dân tính toán chi phí, giá thành sản xuất để
làm việc với doanh nghiệp thu mua trên địa bàn. Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ
tính toán chi phí, giá thành để cùng thống nhất với nông dân, cùng phân chia lợi
nhuận.
Kinh tế VN hiện nay đã chịu sự chi phối của thị trường thế giới, nếu các nhà
sản xuất làm ăn nhỏ lẻ theo kiểu tiểu nông chi phí sẽ cao, không đủ sức cạnh tranh.
Với phương thức sản xuất cá thể như hiện nay, các tiểu nông lại tự cạnh tranh với
nhau, thực chất là đã tự kiềm chế nhau.
Ổn định sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, thay đổi bộ mặt
nông thôn là nền tảng phát triển kinh tế, ổn định xã hội, chính trị của một nước có tỉ
trọng nông nghiệp cao như nước ta. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây
dựng cơ chế, văn bản pháp quy nhằm hỗ trợ nông dân có cơ sở pháp lý tự nguyện
hợp tác với nhau.
Phương thức sản xuất quá nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay không phù hợp

với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá được, đồng thời
với những hạn chế về quy hoạch, thiếu thông tin về quy mô, sản lượng, giá thị
trường đã dẫn đến tình trạng nông dân sản xuất theo phong trào, có năm quá dư

19
thừa, có năm quá thiếu. Để khắc phục tình trạng này, vai trò và trách nhiệm chính
thuộc các cơ quan quản lý nhà nước.
Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo đó, nông dân phải là nhân vật trung tâm, người được hưởng lợi trước tiên từ
những thành quả của quá trình phát triển.
Nội dung của phát triển nông thôn bền vững bao gồm 4 quá trình: Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; đô thị hóa; kiểm soát dân số; bảo vệ môi trường sinh thái.
Có thể nói về thực chất của công cuộc chấn hưng đất nước trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế là phát triển nông thôn bền vững với 4 quá trình đó. Xét riêng
quá trình phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng
rừng, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản), yếu tố đầu tiên và căn bản là nông sản phải
đảm bảo 4 yêu cầu:
- Chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường,
trước hết là đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời
sản phẩm nông nghiệp phải đa dạng, có hàm lượng công nghệ cao.
- Giá cả nông sản hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
- Khối lượng nông sản phải có quy mô đủ lớn theo yêu cầu thị trường, cụ thể
là theo từng yêu cầu của nhà phân phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt
Nam.
- Thời gian cung ứng nông sản phải đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhà phân
phối, nhất là của nhà nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.
Muốn đáp ứng 4 yêu cầu trên, nền nông nghiệp phải được phát triển trên các
cơ sở: thực hiện một nền nông nghiệp đa chức năng, vừa sản xuất nông phẩm hàng
hóa vừa kết hợp phát triển du lịch sinh thái và tạo cảnh quan môi trường sống tốt

đẹp cho con người; nông sản phải được sản xuất theo tiêu chuẩn và quy trình GAP
(good agriculture practice/ thực hành nông nghiệp tốt), ISO.1.4000 và HCACCP;
và áp dụng công nghệ cao trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp,
từ chọn, tạo, sản xuất giống đến sản xuất và chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản.
Muốn vậy cần triển khai các mô hình sản xuất:
- Các trang trại có quy mô lớn về diện tích đất, đầu con gia súc, gia cầm, chủ
yếu tồn tại dưới hình thức trang trại gia đình hay trang trại cá nhân, trang trại hợp
doanh có 1 cấp quản trị, phải trở thành lực lượng sản xuất nông sản hàng hóa chủ
yếu kết hợp với du lịch nông thôn trên các vùng nông nghiệp sinh thái.
- Các HTX làm dịch vụ đầu vào-đầu ra cho các trang trại phải trước hết và
chủ yếu là của các chủ trang trại này, được thành lập và phát triển do nhu cầu và
khả năng quản lý của chính các chủ trang trại sản xuất hàng hóa nông sản có quy
mô lớn. Đồng thời, việc điều hành hoạt động kinh tế của các HTX phải do những

20
nhà quản trị chuyên nghiệp (được đào tạo và trả công xứng đáng theo giá cả sức lao
động trên thị trường) đảm trách.
- Sản xuất theo hợp đồng (Contract Farming) giữa các trang trại và doanh
nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản, trên thị trường trong và ngoài nước, cũng như
các doanh nghiệp du lịch sinh thái, phải trở thành hình thức giao dịch buôn bán
nông sản phổ biến và chủ yếu. Doanh nghiệp kinh doanh chế biến, tiêu thụ nông
sản và du lịch nông thôn phải là lực lượng nòng cốt tổ chức lại nền nông nghiệp
hàng hóa của đất nước.
Những mô hình sản xuất kể trên là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp - cơ sở của sự phát triển bền vững
đối với một nước có mức bình quân diện tích trên nhân khẩu thấp như nước ta.
Muốn thực hiện được mô hình sản xuất nói trên, thể chế quản lý vĩ mô của
Nhà nước phải đảm bảo:
- Tạo khung pháp lý cho thị trường đất nông nghiệp hoạt động lành mạnh để
quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra thuận lợi, hình thành các trang trại quy mô lớn.

- Đào tạo miễn phí cho con em nông dân, từ bậc tiểu học đến phổ thông
trung học cơ sở và trung học cao đẳng nghề nông nghiệp, để tạo ra một đội ngũ chủ
trang trại “thanh nông tri điền” và các kỹ thuật viên nông nghiệp trên tất cả các
vùng nông nghiệp sinh thái.
- Đầu tư cho hoạt động khuyến nông để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nông
dân hiện hữu theo nhu cầu của nông dân và thị trường nông sản, không phân biệt
chủ thể (tổ chức) hoạt động khuyến nông.
- Tài trợ 100% kinh phí cho các đề tài khoa học kỹ thuật và kinh tế-xã hội
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, không phân biệt chủ thể (tổ chức và cá
nhân) thực hiện các đề tài khoa học này.
Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn phải theo mô hình nhiều trung
tâm trên các vùng sinh thái tự nhiên và nhân văn; mỗi trung tâm lại có nhiều “vệ
tinh”, kết nối chặt chẽ với nhau về kinh tế-văn hóa, xã hội, lịch sử và sinh thái. Mô
hình này cho phép tiến tới xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn xét về
mức sống vật chất và tinh thần. Điều khác biệt chỉ còn là ở chỗ, mật độ dân số và
các công trình xây dựng ở đô thị cao hơn nông thôn, còn môi trường sinh thái tự
nhiên ở nông thôn tốt hơn thành thị; Nông thôn có cảnh quan thiên nhiên thỏa mãn
nhu cầu du lịch nông thôn của dân cư thành thị
Muốn vậy, thể chế quản lý vi mô của Nhà nước cần:
- Không được hy sinh lợi ích của bất kỳ nhóm dân cư nào trong quá trình
phát triển nông thôn, nhất là trong việc xây dựng các khu công nghiệp - đô thị mới,
phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

21
- Quy hoạch hệ thống các đô thị trung tâm và vệ tinh trên cả nước và ở mỗi
vùng kinh tế-sinh thái; có chính sách tài trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp,
dịch vụ ở các đô thị vệ tinh, phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp và sử dụng lực
lượng lao động nông nghiệp dôi dư. Nhà nước phải đứng ra tổ chức thực hiện đền
bù giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp - đô thị, kết cấu hạ tầng, rồi
đấu thầu cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện quy hoạch (không để các doanh

nghiệp- chủ đầu tư, trực tiếp thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng như hiện
nay). Tiền lời thu được qua bán đấu giá phải ưu tiên chi cho việc “an cư, lạc
nghiệp” của người dân bị giải tỏa đất đai, nhà cửa, di dời đến chỗ ở mới với công
ăn việc làm tốt hơn nơi ở cũ.
- Đào tạo nghề phi nông nghiệp miễn phí cho nông dân theo yêu cầu phát
triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị, trước hết là cho các đô thị vệ tinh.
- Miễn, giảm tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các cơ sở công
nghiệp, dịch vụ đóng tại nông thôn và các khu đô thị vệ tinh.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: giao thông (kể cả đường sông),
cơ sở giáo dục phổ thông và dạy nghề, chăm sóc sức khỏe con người, cung cấp
nước sạch, khu nhà ở cho người thu nhập thấp ở các khu công nghiệp - đô thị vệ
tinh. Không dùng ngân sách Nhà nước để đầu tư mà chỉ tài trợ lãi suất hay cho vay
ưu đãi đối với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật để kinh doanh, như hệ
thống sản xuất, truyền tải điện, bưu chính - viễn thông, cầu - đường giao thông có
thể thu phí dưới hình thức BOT.



Hình 2. Nội dung cơ bản của mô hình nông nghiệp bền vững


INPUT
OUPUT (BỀN VỮNG)
1. Tài nguyên

2. Lao động

3. Vốn

4. KHKT &

Công nghệ

5. Chính sách
1. Phân vùng
sinh thái

2. Lựa chọn
cây trồng vật
nuôi
3. Lựa chọn
mô hình

4. Các ngành
hỗ trợ
=> Tăng trƣởng
kinh tế:
1. Bảo vệ môi
trường (hệ sinh
thái)
2. Nâng cao thu
nhập cho nông
dân, xóa đói
giảm nghèo
3. Nâng cao chất
lượng cuộc sống

22
CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nội dung nghiên cứu

1.1. Khảo sát
1.1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi: thổ nhưỡng, đất đai, môi
trường nước, tài nguyên sinh vật, xã hội, văn hóa, dân trí ở 02 cộng đồng (cụm) dân
cư, mỗi cộng đồng khoảng 30 -35 hộ ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè (phèn nhiễm
mặn), và xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh (phèn từ trung bình đến nặng). Hai (2)
cụm dân cư này được xác định dựa vào các đặc điểm tự nhiên, thổ nhưỡng, hệ
thống canh tác…Hai khu vực này về quy hoạch tổng thể của thành phố đến năm
2020 vẫn là vùng sản xuất nông nghiệp.
1.1.2. Khảo sát phƣơng thức sản xuất của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng: tác
động lên hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo (nông nghiệp) trong quá trình
sản xuất, sinh hoạt và mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa cộng
đồng với các cộng đồng dân cư khác trong vùng.
1.1.3. Khảo sát đối tƣợng sản xuất: các chủng loại vật nuôi cây trồng đang sản
xuất, kỹ thuật áp dụng, năng suất, giá trị sản xuất. Trên cơ sở đó làm mốc so sánh
việc xây dựng mô hình.
1.2. Nghiên cứu bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái
1.2.1. Về quy họach: Thống nhất vị trí, địa điểm bố trí cụm sinh thái cho hai cộng
đồng.
1.2.2. Về thiết kế: + Tiến hành đo đạc, thiết kế mặt bằng tổng thể cụm sinh thái.
+ Sơ đồ bố trí khu nhà ở, vườn cho 1 nông hộ.

1.3. Xây dựng mô hình mẫu
Xây dựng 5 - 6 hộ mẫu với qui mô diện tích 2,0 – 3,0 ha, bình quân 3.000 -
5000m
2
/ hộ, cho mỗi cụm sinh thái ( cụm dân cư), và diện tích mỗi cụm 6 – 10 ha.
Các hộ mẫu được chọn nằm liền kề nhau nhằm mục đích đánh giá tác động hỗ
tương và ảnh hưởng môi trường. Dung lượng mẫu 20%; Trong đó:
- Hộ nông dân tham gia đóng góp kinh phí vào việc thực hiện các mô hình
canh tác nông nghiệp, trồng cây xanh.

- Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện các mô hình.

Mô hình nông nghiệp bền vững căn bản dựa trên hệ canh tác tổng hợp
(VAC), (RVAC), hoặc mô hình chuyên canh, sản xuất sinh học thân thiện với môi
trường; trong đó, chú ý đến việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả ở cả hai (
2) khía cạnh kinh tế và môi trường như kết hợp các biện pháp thu gom, phân lọai,
xử lý, chế biến rác thải thành phân hữu cơ.

23
Mô hình VAC, RVAC, hoặc mô hình chuyên canh sẽ được lựa chọn làm mô
hình mẫu cho từng vùng dựa trên nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên nông hộ để
sản xuất hướng đến thị trường nhằm đạt mục đích phát triển nông nghiệp bền
vững, ở các tiêu chí sau:
* Bền vững về môi trường: Sự cân bằng hệ sinh thái.
* Bền vững về kinh tế: Tăng thu nhập cho người nông dân.
* Bền vững về xã hội: Nâng cao chất lượng cuộc sống;
Giải quyết việc làm; Xóa đói giảm nghèo.








1.3.1. Trồng cây xanh
Căn cứ vào điều kiện thỗ nhưỡng, đất đai, khí hậu, thủy văn và môi trường
đề xuất những lọai cây trồng phù hợp theo từng quy mô vườn và diện tích hộ, gồm
hai lọai cây trồng chính:
+ Cây lâm nghiệp: Tràm nước, Tre, Tràm, Sao xanh, Sao nước….

Tài
nguyên

A
Lao
Động
V

C
R

Tiền
N
Ô
N
G

D
Â
N
MÔI TRƢỜNG
XÃ HỘI
Hình 3: Sơ đồ cấu trúc mô hình nông nghiệp bền vững

24
+ Cây ăn trái: Me thái, xòai, bình bát ghép mãng cầu…
+ Và, một số lọai hoa kiểng nhằm làm tăng vẽ mỹ quan cho khu vườn
1.3.2. Phổ cập kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trƣờng nông thôn cho tòan
cộng đồng
Nhằm nâng cao nhận thức cho cư dân 2 cộng đồng, và trang bị kiến thức

kinh tế kỹ thuật, môi trường về canh tác nông nghiệp bền vững.
+ Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, đặc biệt là cho lực lượng lao động
nông nghiệp trẻ.
+ Tổ chức các họat động tham quan về các điển hình liên quan ở các địa
bàn khác.
+ Thành lập tủ sách khuyến nông ở mỗi cụm dân cư.
1.3.3. Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp khép kín theo từng tiểu vùng (phèn
nhiễm mặn và phèn )
Bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng hầm ủ biogas, sử dụng các
chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ từ rác thải người và gia súc; đầu tư máy móc,
trang thiết bị phục vụ sản xuất, bảo vệ môi trường qui mô hộ gia đình.

1.4. Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái
Mở rộng các mô hình mẫu dựa trên các giải pháp:
1.4.1. Giải pháp sạch: Hỗ trợ các công trình cung cấp nước sạch (nước sinh hoạt);
xử lý rác thải, chất thải… cho cư dân 2 cộng đồng. Xây dựng tổ tự quản bảo vệ môi
trường: thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chất thải; hỗ trợ xây dựng các bể chứa
rác chung cho cộng đồng (2 bể/cụm), xe rác đẩy tay phục vụ vận chuyển và thu
gom rác thải, vận động xây dựng 10 – 20 túi ủ biogas/cụm.
1.4.2. Giải pháp xanh: Vận động trồng cây đạt ít nhất 30% độ phủ xanh toàn cộng
đồng, bao gồm cây xanh trồng cho bong mát và cây ăn trái các loại.
1.4.3. Giải pháp đẹp: Phục hồi một số họat động văn hóa truyền thống cộng đồng;
bố trí hệ thống cây xanh, hoa kiểng phù hợp, nhiều tầng tán trên phạm vi toàn cộng
đồng và từng hộ.
1.4.4. Giải pháp kinh tế:
- Xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng.
- Xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, nâng cấp hệ thống giao thông
chính kết nối cộng đồng với xã, thị trấn, thành phố.
- Hỗ trợ vốn vay cho các nông hộ để mở rộng sản xuất (Hội Nông dân TP,
chương trình 105, chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá…).

- Xây dựng tổ hợp tác liên kết sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản
phẩm.


25
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Khảo sát
- Điều tra khảo sát theo mẫu phiếu in sẵn (điều tra toàn diện các hộ sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn cụm dân cư ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh và ấp
4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè; khảo sát 41 hộ thuộc ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện
Bình Chánh; 33 hộ thuộc ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè).
- Điều tra thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội cấp xã của hai
huyện Bình Chánh và Nhà Bè):
- Điều tra thực địa: Khảo sát phương thức sản xuất và đối tượng sản xuất của
cộng đồng dân cư địa phương, thổ nhưỡng, đất đai, môi trường nước, tài nguyên
sinh vật.
- Điều tra taị bàn: Bằng phiếu hỏi kết hợp phỏng vấn, khảo sát điều kiện
kinh tế - xã hội, văn hóa, dân trí ở 02 cộng đồng.
- Phân tích, xử lý, tổng hợp; trao đổi với cộng đồng qua hai cuộc hội thảo tại
địa bàn, từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn sản xuất nhằm kết hợp kiến thức của
cộng đồng với kiến thức KHKT mới về hệ thống canh tác, đưa ra mô hình phù hợp
cho từng vùng.
2.2. Nghiên cứu bố trí quy hoạch, thiết kế cụm sinh thái
- Làm việc và thống nhất với UBND hai xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh và
Nhơn Đức, huyện Nhà Bè về vị trí, địa điểm bố trí cụm sinh thái cho hai cộng đồng
trên cơ sở khảo sát thực địa và góp ý về nội dung bố trí quy họach của chuyên gia.
- Bố trí quy họach, thiết kế mẫu vị trí xây dựng nhà ở và khu vực sản xuất ở
hai cụm sinh thái sử dụng phương pháp chuyên gia.
2.3. Xây dựng mô hình mẫu
- Các chuyên gia đề xuất một số mô hình mẫu cho từng vùng sinh thái và cây

xanh phù hợp ở 2 địa bàn ấp 3, xã Tân Nhựt và ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của cư dân ở 2 cụm sinh thái ấp 3, xã Tân Nhựt
và ấp 4 xã Nhơn Đức về các mô hình mẫu đã được đề xuất và mô hình trồng cây
xanh của các chuyên gia.
2.4. Đề xuất các giải pháp mở rộng mô hình mẫu, hình thành cụm sinh thái
Tổ chức hội thảo chuyên gia về các gỉai pháp mở rộng mô hình mẫu, hình
thành cụm sinh thaí.







×