Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng tại vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 25 trang )



LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NÔNG THÔN
DE






BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC




Tên đề tài:


“ Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng
tại vùng Đồng bằng Sông Hồng”.





Cơ quan chủ quản LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT VIỆT NAM
Cơ quan chủ trì VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NÔNG THÔN
Chủ nhiệm đề tài Ts. Đào Mạnh Hùng



8963

Hà Nội,2011

THÔNG TIN CHUNG ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng tại
vùng Đồng Bằng Sông Hồng“
2. Cơ quan quản lý: Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam
3. Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Nông thôn
4. Cơ quan phối hợp: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ (Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm)
5. Chủ nhiệm đề tài: Đào Mạnh Hùng
6. Mục tiêu xây dựng
đề tài: Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng đạt
năng suất cao theo quy mô hộ nông dân.
7. Nội dung chính của đề tài:
- Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây tại Quế Võ (Bắc Ninh) và Vụ Bản
(Nam Định).
- Xây dựng mô hình sản xuất giống khoai tây chịu nóng.
- Thí nghiệm một số biện pháp kỹ thuật khoai tây chịu nóng.
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây chịu nóng.
8. Sản phẩm của
đề tài:
-Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng được 03 mô hình sản xuất 03 giống khoai tây chịu nóng (KT2,
KT3 và VC 38.6)
- Bổ xung 03 quy trình sản xuất đối với 03 giống khoai tây chịu nóng.
- Thông qua xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật, nông dân tiếp thu được

kỹ thuật sản xuất, chọn lọc và bảo quản giống khoai tây.
9. Thời gian thực hiện đề tài: 2010-2011
10. Kinh phí thực hiện: 250.000.0000 VNĐ
11. Những ng
ười thực hiện:
* Viện nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Nông thôn
- TS Đào Mạnh Hùng - Chủ nhiệm đề tài
- CN Nguyễn Văn Phúc - CB thực hiện
- CN Bùi Trần Tuấn CB thực hiện
* Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ
- Th.S. Trịnh Văn Mỵ - Thư ký đề tài
- Th.S. Nguyễn Thiếu Hùng - CB thực hiện
- KS Trần Thị Thanh Hương – CB thực hiện

1

MỤC LỤC

Nội dung Trang
I. MỞ ĐẦU 1
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4
III. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1. Nội dung nghiên cứu: 5
2. Phương pháp nghiên cứu: 7
3. Vật liệu nghiên cứu: 7
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VẢ THẢO LUẬN 8
Nội dung 1: Kết quả điều tra, đánh giá hiện tr
ạng sản xuất khoai tây tại hai điểm xây
dựng mô hình (Quế Võ, Bắc Ninh và Vụ Bản, Nam Định) 8
Nội dung 2: Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất khoai tây chịu nóng 11

Nội dung 3: Tập huấn kỹ thuật sản xuất giống khoai tâysạch bệnh, chất lượng cao
cho cán bộ kỹ thuật và nông dân xây dựng mô hình sản xuất giống khoai tây chịu
nóng (KT2, KT3 va VC 38-6) 12
Nội dung 4: Chọn lọc quần thể trên đồng ru
ộng sản xuất khoai tây chịu nóng (KT2,
KT3 và VC 38-6) 13
Nội dung 5: Hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển năng suất và chất lượng của giống khoai tây chịu nóng (KT2, KT3
và VC 38-6) 13
Nội dung 6: Đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng: 17
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 18
1. Kết luận: 18
2. Đề nghị 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 20
2

I. MỞ ĐẦU:
* Tính cấp thiết – Mục tiêu – Yêu cầu:
Khoai tây (Solanacea tubero sum) có nguồn gốc từ vùng núi cao dãy Andes
thuộc Nam Mỹ. Cây khoai tây được đưa vào Châu Âu từ đầu thế kỷ 16. Từ đó đến
nay khoai tây được trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới (khoảng 160 nước). Sản
lượng khoảng 400 triệu tấn/năm. Năng suất chênh lệch rất lớn giữa các nước và giữa
các châu lục, do trình độ kỹ thu
ật sản xuất khác nhau.
Ở nước ta, khoai tây dược đưa từ Pháp vào trồng từ những năm cuối thế kỷ 19
. Nhưng chỉ từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, từ khi có sản xuất vụ đông thì cây
khoai tây mới được phát triển mở rộng diện tích trong sản xuất đại trà.
Diện tích khoai tây tăng nhanh từ năm 1971 và đạt đỉnh cao nhất vào vụ đông


m 1979 là 102.000ha. sau đó diện tích giảm dần; những năm gần đây chỉ còn dao
động khoảng 30.000-35.000ha.
Khoai tây ở nước ta được trồng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và
một số tỉnh Trung du (chiếm 90% diện tích), còn lại chỉ là một số tỉnh miền núi và
Đà Lạt.
Khoai tây là một trong những cây trồng thích hợp nhất trong sản xuất vụ Đông
ở nước ta.
Đặc điể
m sinh trưởng phát triển, điều kiện trồng trọt và nhu cầu của xã hội đối
với sản phẩm khoai tây đối chiếu với điều kiện tự nhiên và xã hội (khí hậu đất đai,
nhân tài vật lực ) của nước ta thì khoai tây là cây có nhiều tiềm năng chưa được
khai phá (đặc biệt là tiềm năng về năng suất, diện tích và sản lượng).
Hơn 40 năm qua, nhiều đơn v
ị nghiên cứu và các nhà khoa học trong nước đã
dày công nghiên cứu có những kết quả đối với cây khoai tây trong các lĩnh vực:
Giống, biện pháp kỹ thuật thâm canh, sản xuất – nhân giống và bảo quản giống đã
góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất khoai tây ở
nước ta.
Về giống khoai tây trong sản xuất, từ những năm đầu thập kỷ 80 trở về trước,
hầu hết sử dụng giống Thường tín (Ackersegen), sau đó giống này bị mất đi do
thoái hóa trầm trọng (bởi virus và nấm Phytophthora infestans) dẫn đến năng suất
quá thấp.
Từ đó đến nay, trong sản xuất được sử dụng một số giống mới có nhiều ưu
điểm: năng suất cao, phẩm chất khá, khả năng chống chịu tương đối tốt (Mariella,
Diamant, Solara, Atlantic ). Các gi
ống này đã góp phần nâng cao năng suất và đáp
ứng phần nào nhu cầu xuất khẩu và chế biến
3

Song việc mở rộng diện tích các giống này rất khó khăn nếu không được

thường xuyên nhập củ giống mới từ nước ngoài và củ giống sau khi sản xuất ra
không được bảo quàn lạnh thì tất yếu diện tích, năng suất và sản lượng không đảm
bảo phần lớn ở diện tích sản xuất đại trà không có đủ củ giống đảm bảo chất lượng
để trồng mà phả
i sử dụng củ khoai tây thịt có mầm (nhập từ Trung Quốc). Nên
năng suất và đặc biệt là chất lượng không đảm bảo, giá thành sản phẩm thấp.
Trong những giống mới được công nhận thông qua kết quả nhập nội chọn lọc
và khảo nghiệm đã xác định được một số giống khoai tây chịu nóng thích hợp với
sản xuất khoai tây ở nước ta (trong đó có KT2, Kt3 và VC 38.6, P3). Các giống này
có tiề
m năng năng suất cao, phẩm chất khá, chậm thoái hóa, thích hợp trong sản
xuất vụ Đông ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng.
Ba giống KT2, KT3 và VC 38.6 được nông dân ưa chuộng nên dã và đang
phát triển mạnh ở một số hợp tác xã thuộc tỉnh Bắc Ninh, Nam Định và Hà Nội
trong gần 20 năm qua. (Điển hình là xã Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh; Hạ Hồi,
Thường Tín, Hà Nội). Các giống này đượ
c nông dân tự để giống không hề nhập nội
củ giống mới hàng năm như các giống khác song sản lượng, chất lượng và hiệu
quả kinh tế vẫn được đảm bảo. Diện tích khoai tây vụ đông vẫn được duy trì ở mức
độ khiêm tốn! Việc mở rộng diện tích gặp khó khăn do tự để giống hơn chục năm
nay nên chất lượng củ giống giả
m, tỷ lệ bệnh virus tăng, năng suất giảm dần (tuy
mức độ giảm không nhanh như các giống khác).
Để duy trì và phát triển các giống có khả năng chịu nóng nói chung và 3
giống KT2, KT3 và VC 38.6 nói riêng, góp phần vào việc ổn định và phát triển sản
xuất khoai tây nước ta trong điều kiện nông dân còn nhiều khó khăn về tài chính (do
khâu đầu tư giống và kho lạnh) vẫn đảm bảo đượcnăng suất, sản lượng và hiệu qu

kinh tế. Chúng tôi tiến hành đề tài:


Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất khoai
tây chịu nóng tại vùng Đồng bằng Sông Hồng“.
Với mục tiêu: Xây dựng được mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng đạt năng
suất cao (theo quy mô hộ nông dân).
Những yêu cầu cần thực hiện:
- Điều tra hiện trạng sản xuát khoai tây chụi nóng.
- Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng
- Tập huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây chịu nóng
- Thí nghiệm về biện pháp kỹ
thuật để bổ xung quy trình sản xuất.
- Chọn lọc củ giống.
4

II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC:

Theo H.D Beukema vfa D.E Vanderzaag, trong sản xuất khoai tây, nếu giải
quyết tốt các yếu tố giống, kỹ thuật và điều kiện sinh thái sẽ cho năng suất cao. Điều
kiện sinh thái tốt cho khoai tây sinh trưởng phát triển ở nhiệt độ cao 20-25
o
C, cường
độ ánh sáng 50.000 Lux khoai tây có thêt đạt năng suất 30 tấn/ha.
Những kết quả nghiên cứu trên thế giới nói chung và Trung tâm khoai tây
quốc tế (CIP) nói riêng cho thấy để sản xuất khoai tây đạt năng suất cao, phẩm chất
tốt, không chỉ có ở các vùng khí hậu ôn đới mới có thể sản xuát khoai tây cho năng
suất cao mà các nước nhiệt đới thậm chí các nước thuộc vùng nóng xích đạo cũng
có thể sản xuất khoai tây và cho năng suất cao. Vấ
n đề khai thác về giống thích hợp,
khai thác tài nguyên, khí hậu, đất đai và các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến,
phù hợp để phát triển khoai tây là cần thiết.
Những nghiên cứu trong nước đã kết luận khoai tây là cây trồng thích hợp

trong sản xuất cây vụ đông của các tỉnh trồng lúa thuộc Đồng bằng Sông Hồng.
Khoai tây có nhiều tiềm năng chưa được khai thác triệt để.
Một số tỉnh có điều ki
ện đất đai cho phép có thể trồng 2 vụ khoai tây một
năm (Đông và Xuân); miền núi có thể trồng khoai tây Đông sớm và Xuân muộn.
Những năm đầu thập kỷ 80, Viện Cây lương thực đã trồng thử nghiệm một
số giống khoai tây (Mariella, VC 38.6) tại Lạng Sơn và vùng núi cao (Bản Nừng-
Văn Quan; Mẫu Sơn – Lộc Bình). Giống VC 38.6 trồng tháng 9 thu hoạch tháng 12
(vụ 1) sau thu hoạch 70 ngày củ giống đã nảy m
ầm, trồng tiếp vụ 2 vào đầu tháng 2,
thu hoạch cuối tháng 4 Cả 2 vụ cây khoai tây đề sinh trưởng phát triển tốt và cho
năng suất củ giống có thể đạt > 15 tấn/ha.
Cùng thời gian đó Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây có củ cũng tiến
hành khảo sát và chọn lọc các dòng giống và tổ hợp lai của Trung tâm khoai tây
quốc tế (CIP) tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có những kết quả nhận xét bước đầu.
Năm 1988 tạ
i Mộc Châu- Sơn la Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Có
Củ đã tiến hành thử nghiệm sản xuất một số dòng giống khoai tây chịu nóng của
CIP (trồng tháng 7, thu hoạch tháng 10).
Kết quả như sau: Giống VC 38.6 đạt 15,6 tấn/ha; dòng 46-5 đạt 14,5 tấn/ha;
dòng 378597-1 đạt 14,3 tấn/ha.
Kết quả nghiên cứu nhập nội khảo nghiệm và đề tài chọn tạo giống khoai tây
đã xác định được một số giống khoai tây chịu nóng thích hợp vớ
i sản xuất khoai tây
5

ở nước ta: KT2, KT3 và VC 38.6, P3 (được công nhận giống mới) và một số dòng
triển vọng cho năng suất cao, thoái hóa chậm, thích hợp cho sản xuất trong vụ đông
tại Đồng bằng Sông Hồng.
Một số giống khoai tây chịu nóng (KT2, KT3 và VC 38.6) được nông dân ưa

chuộng nên đã tồn tại và phát triển ở một số hợp tác xã thuộc tỉnh Bắc Ninh, Nam
Định và Hà Nội. Tuy thích hợp với điều kiện và trình độ canh tác củ
a địa phương,
nhưng hầu như không mở rộngđược, mà còn có nguy cơ mai một nếu không có các
giải pháp tích cực và kịp thời.

III. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1
: Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất một số giống khoai tây chịu nóng
(KT2, KT3 và VC 38.6) tại điểm xây dựng mô hình.
- Địa điểm điều tra: 3 xã thực hiện mô hình (Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh -
Trung Thành và Mỹ Trung Vụ Bản Nam Định).
- Số hộ điều tra: Mỗi xã 15-20 hộ đại diện;
- Thu thập số liệu: Số liệu đã công bố và số liệu mới;
- N
ội dung thu thập: Những thông tin có liên quan đến sản xuất khoai tây
(điều kiện đất đai, diện tích, năng suất, sản lượng, các biện pháp kỹ thuật canh tác,
những khó khăn – thuận lợi trong sản xuất; thị trường khoai tây của địa phương).
- Điều tra qui mô hộ: phỏng vấn, ghi chép những thông tin có liên quan đến
sản xuất khoai tây của hộ.

Nội dung 2: Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất khoai tây chịu nóng năng xuất
cao.
- Xây dựng mô hình: Với 3 giống KT2, KT3 và VC 38.6.
- Địa điểm nghiên cứu: Quế Võ (Bắc Ninh); Vụ Bản (Nam Định);
- Quy mô: Nông hộ với diện tích: 3,0 ha.
- Biện pháp canh tác áp dụng cho mô hình: Theo quy trình kỹ thuật sản xuất
khoai tây (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm).


Nội dung 3
: Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân tham gia mô hình.
Tổ chức tập huấn tại 3 địa điểm trồng mô hình (Nam Định và Bắc Ninh).
6

Nội dung tập huấn:
Kỹ thuật sản xuất khoai tây năng suất cao, chất lượng tốt.
- Phương pháp chọn lọc quần thể trên đồng ruộng và chọn lọc củ giống tốt
cho sản xuất.
- Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây.
- Thảo luận về sản xuất khoai tây chịu nóng đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Nội dung 4: Chọn lọc quần thể trên đồng ruộng (trong và ngoài mô hình sản xuất
các giống khoai tây chịu nóng.
- Hướng dẫn nông dân nhận biết cây khoai tây bị bệnh vius, cây khác giống,
cây dị dạng.
- Thời kỳ tiến hành chọn lọc: Vào lúc cây sau trồng 40-50 ngày và thời kỳ
trước khi thu hoạch.
- Phương pháp chọn lọc quần thể: Đánh dấu hoặc loại bỏ ngay những cây
khác giống, cây nhiễm bệnh, cây không đủ tiêu chuẩn làm giố
ng. Thu hoạch ruộng
chọn lọc trước (sớm hơn) 7 đến 10 ngày đối với ruộng đại trà. Củ giống ngay sau
khi thu hoạch sẽ được tuyển chọn lại trước khi bảo quản. Toàn bộ lượng củ giống
chọn lọc được sẽ sử dụng làm giống cho xây dựng mô hình năm sau.

Nội dung 5: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (thời vụ trồng và cỡ củ
giống) để bổ xung hoàn thiện quy trình sản xuất đối với giống khoai tây chịu nóng
KT2, KT3 và VC 38.6.
* Địa điểm thí nghiệm: Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh.
- Công việc 1: Thí nghiệm thời vụ với 3 giống: KT2, KT3 và VC 38.6.

+ Thời vụ 1: 10/10 + Thời vụ 2: 20/10
+ Thời vụ 3: 30/10 + Thời vụ 4: 10/11
- Công việc 2: Thí nghiệm c
ỡ củ giống: (thí nghiệm đối với giống VC 38.6)
+ Cỡ củ giống nhỏ: 20-25 gram/củ.
+ Cỡ củ giống vừa: 40-45 gram/củ.
+ Cỡ củ giống to: 70-80 gram/củ.

Nội dung 6: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng.

7

2. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp điều tra đánh giá hiện trạng:
- Phát phiếu điều tra với những yêu cầu cụ thể cần tìm hiểu.
- Trao đổi, phỏng vấn lãnh đạo hợp tác xã để thu thập thêm thông tin cần
thiết cho điều tra.
- Số phiếu điều tra cho một địa điểm hợp tác xã: 15 phiếu cho 15 hộ đại diện.
* Phương pháp nghiên cứu đối với các thí nghi
ệm về biện pháp kỹ thuật:
Áp dụng theo tiêu chuẩn ngành (10TCN 310-98).
+ Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh nhắc lại 3 lần, diện tích
ô 20 m
2
, luống rộng 1,2 m trồng hàng kép, khoảng cách hàng 35-40cm, khoảng cách
hốc 25-30cm; mật độ trồng 5vạn củ/ha.
Phân bón: 15 tấn PC + 120 kg NO
3
+ 120 kg P
2

O
5
+ 120 kg K
2
O cho 1ha.
Chỉ tiêu theo dõi: Theo các chỉ tiêu của Trung tâm khoai tây Quốc tế (CIP).
Đánh giá sinh trưởng phát triển:
- Tỷ lệ mọc (%), theo dõi sau 30 ngày sau trồng.
- Sức sống (1-9) điểm; Theo dõi sau 60 ngày sau trồng.
- Độ đồng đều (1-9) điểm; Theo dõi sau 60 ngày sau trồng.
- Diện tích tán lá che phủ đất (%); (Theo dõi sau 60 ngày sau trồng.
- Chiều cao cây (cm); Theo dõi sau 75 ngày sau trồng.
- Số thân/khóm; Theo dõi sau 75 ngày sau trồng.
(Điểm 9: tốt ; điểm 1 xấu nhất).
Đánh giá sâu bệnh hại chính: (Theo thang
điểm 1-9)
- Virus (%) theo dõi 45 ngày sau trồng
- Mốc sương (điểm 1-9) Rệp (điểm 1-9)
- Nhện (điểm 1-9) Bọ trĩ (điểm 1-9)
Điểm 1 hầu như không thấy; Điểm 3 Có ít (ít bị hại) Điểm 5 (bị hại ít)
Điểm 7: có nhiều (bị hại nặng) Điểm 9:Có rất nhiều (bị hại rất nặng)
3. Vật liệu nghiên cứu:
Giố
ng KT2: Được chọn từ tổ hợp lao (381064.10 x LT7) của Trung tâm khoai
tây quốc tế (CIP) chọn tạo giống cho vùng nhiệt đới. Trung tâm nghiên cứu và Phát
triển cây có củ nhập năm 1987, được công nhận giống Quốc gia, theo quyết định
(147NN-KHKT/QĐ ngày 9/3/1995) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
8

Giống KT2 có thời gian sinh trưởng ngắn (80-85 ngày), cây sinh trưởng khỏe,

khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, phẩm chất khá, củ giống có thể bảo
quản tán xạ.
Giống KT3: Được chọn từ tổ hợp lai (serrena x I1035) của Trung tâm khoai
tây quốc tế (CIP) chọn tạo giống cho vùng nhiệt đới. Trung tâm nghiên cứu và Phát
triển cây có củ nhập năm 1987, được công nhận giống Quốc gia, theo quyết định
(5218Q
Đ/BNN-KHCN ngày 16/3/1995) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn.
Giống KT3 có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn (85-90 ngày) cây sinh
trưởng khỏe, khả năng chống chịu bệnh tương đối tốt, năng suất cao, phẩm chất trung
bình, thời gian ngủ của củ giống dài (150-155 ngày), củ giống có thể bảo quản tán
xạ.
Giống VC 38.6: Được chọn lọc từ cá thể trong tổ hợp lai của Trung tâm khoai
tây quốc tế
(CIP) chọn tạo giống cho vùng nhiệt đới. Trung tâm nghiên cứu và Phát
triển cây có củ nhập năm 1983, được công nhận giống Quốc gia, theo quyết định
(5310QĐ/BNN-KHCN ngày 23/11/2002) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn.
Giống VC 38.6 có thời gian sinh trưởng dài (110-120 ngày), cây sinh trưởng
phát triển khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, phẩm chất tốt, thời
gian ngủ của củ giống ngắn (khoảng 65-70 ngày) củ giố
ng có thể bảo quản tán xạ

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VẢ THẢO LUẬN
Nội dung 1
: Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất khoai tây tại
hai điểm xây dựng mô hình (Quế Võ, Bắc Ninh và Vụ Bản, Nam Định)

* Về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Đất đai: Đa số diện tích đất đai tại Nam Định và Bắc Ninh màu mỡ, giầu

dinh dưỡng có có khả năng phát triển cây khoai tây. Các diện tích đất đang được sản
xuấ
t khoai tây đều có hệ thống tưới tiêu tốt nên đảm bảo cho cây khoai tây sinh
trưởng và phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, do các địa phương chưa quy hoạch vùng
sản xuất cụ thể nên việc mở rộng diện tích trồng khoai tây gặp nhiều khó khăn.
- Giao thông đã cơ bản được đầu tư nên thuận lợi cho vận chuyển và lưu thông
sản phẩm, kể cả việc vận chuyển phân bón, thuốc bảo vệ th
ực vật, giống để sản xuất.
9

Tại các phiếu điều tra cho thấy: Đa số các hộ có năng suất khoai tây cao đều là
những người có trình độ dân trí cao, họ biết tính toán hiệu quả kinh tế để đầu tư mua
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đầu tư công lao động vào sản xuất nên hiệu quả của
cây khoai tây mang lại là đáng kể.
* Về chính sách của địa phương hỗ trợ cho phát triển cây khoai tây:
Trong định hướng phát triể
n nông nghiệp huyện Quế Võ và Vụ Bản luôn chú
trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sử dựng đất. Chính vì vậy
huyện có chủ trương khuyến kích đầu tư phát triển diện tích loại cây này đó là việc
hỗ trợ về kỹ thuật trồng, chăm sóc và nguồn giống sạch bệnh để thúc đầy sản xuất
cây khoai tây.
Bên cạnh đó các loạ
i dịch vụ hỗ trợ cho phát triển chưa được quan tâm nhiều,
đó là các dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật. Hiện tại chưa có những lớp tập huấn
về kỹ thuật và phòng trị sâu bệnh cho khoai tây. Người dân vẫn sản xuất theo kinh
nghiệm cũ nên họ gặp nhiều khó khăn trong canh tác và bảo vệ thực vật cho khoai
tây. Do vậy năng suất khoai tây của địa phương còn thấ
p.
Cần tư vấn cho địa phương tăng cường các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác, bảo
vệ thực vật giúp cho năng suất và chất lượng củ khoai tây ngày càng tăng, người sản

xuất tăng thêm thu nhập từ cây khoai tây.
Bắc Ninh và Nam Định có tiềm năng lớn để sản xuất cây khoai tây (Tiềm
năng về đất đai, thị trường), đặc biệt là Quế Võ. Cây khoai tây là loại cây hàng hóa
góp ph
ần quan trọng trong thu nhập của các hộ nông dân.
Khoai tây có tập quán sản xuất tại Nam Định và Bắc Ninh từ lâu, người dân
sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm. Hiện nay họ gặp một số khó khăn như: Giống
thoái hóa, thiếu thông tin về tiến bộ kỹ thuật, thiếu kiến thức về canh tác, về bảo vệ
thực vật. Sản xuất khoai tây rất thiếu phân hữu cơ, phân hóa học. Nhữ
ng khó khăn
này làm cho năng suất, chất lượng củ khoai tây chưa cao.
* Về sản xuất khoai tây nói chung và khoai tây chịu nóng:
- Tại Vụ Bản (Nam Định): Khoai tây được trồng tập trung vào các hợp tác xã Cốc
Thành, Trung Thành và Mĩ Trung 50 đến 60% diện tích sản xuất đại trà trồng giống
Solara và Diamant còn lại 40% tổng diện tích trồng 2 giống VC 38-6 và KT3; Hợp
tác xã Mĩ Trung trồng 100 mẫu là giống VC 36-6 và 150 mẫu là giống KT3 năng suất
cả 2 giống trên đều đạt trung bình 4-5 tạ
/sào.
10

- Tại Quế Võ (Bắc Ninh) sản xuất khoai tây được chú ý phát triển từ năm 1982 đến
1993 sản xuất khoai tây được sử dụng giống Thường tín (Ackersegen) và giống VĐ2
(Mariella).
Từ đó đến nay một số giống khoai tây mới được đưa vào trồng trong sản xuất
(Diamant và Solara ) trong đó có KT2 và KT3.
Trong sản xuất đại trà do không đủ lượng giống đảm bảo chất lượng nên phần
lớn diện tích phải trồng b
ằng củ khoai tây thịt có mầm (nhập tiểu ngạch từ Trung
Quốc).
Từ 2001 đến nay có một số cơ sở sản xuất và tư nhân đã áp dụng kho lạnh để

bảo quản củ giống. Những năm gần đây mỗi năm chỉ bảo quản được 30-50 tấn, 4
năm gần đây mỗi năm bảo quản dược 100-130 tấn. Hiện nay cả huyệ
n Quế Võ đã có
14 kho lạnh mỗi năm bảo quản 600-650 tấn củ giống (kho lớn nhất 70 tấn, kho nhỏ
nhất 30 tấn).
Việt Hùng là hợp tác xã đi đầu trong sản xuất khoai tây của huyện. Tổng diện
tích canh tác nông nghiệp có 402 mẫu, hàng năm khoai tây được trồng 250-300 mẫu
(><100 ha). Hợp tác xã có 800 hộ trồng khoai tây (100% số hộ), hộ trồng nhiều nhất
01 mẫu hộ trồng ít nhất 03 sào. Diện tích khoai tây trong 20 nă
m qua chủ yếu là
giống khoai tây chịu nhiệt (năm 2010: diện tích trồng giống khoai tây KT2 chiếm
50%, KT3 chiếm 20%) còn lại Solara 30%. Năng suất bình quân KT2 trên ruộng
trồng củ giống bình thường (củ giống do dân tự để giống) năng suât đạt 5 tạ/sào,
trong khi đó ruộng trồng củ giống phục tráng đạt 6,5 tạ/sào, giống KT3 đạt 7 tạ/sào,
giống Solara cũng đạt 6,5-7 tạ/sào
Để giúp tỉnh Nam Định và Bắc Ninh thời gian tớ
i phát triển sản xuất khoai
tây nhiều hơn nữa cần quan tâm giải quyết một số vấn đề sau:
Nghiên cứu đưa giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt và khả năng
chống chịu tốt hơn vào sản xuất (nên sử dụng giống khoai tây chịu nóng).
Tập huấn, cung cấp thông tin và nâng cao kỹ năng cho người dân về kỹ thuật
canh tác, bảo vệ thực vật, chọn lọ
c và bảo quản củ giống.
Triển khai một số mô hình trình diễn về thâm canh, sản xuất cây khoai tây để
bà con tham quan, trao đổi kinh nghiệm sản xuất.
11

Nội dung 2: Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất khoai tây chịu nóng
Bảng 1: Kết quả mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng KT2
(Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh)

Mô hình Chênh lệch
TT Họ tên
Diện tích
(m
2
)
NS
(tấn/ha)
SX đại
trà (NS
tấn/ha)
NS
(tấn/ha)
%
1 Nguyễn Thị Chay 800 28,23 15,55 12,68
2 Nguyễn Thị Hợi 1300 29,21 16,22 12,99
3 Nguyễn Văn Bằng 1000 25,44 15,13 10,31
4 Nguyễn Thị Trình 900 23,33 15,98 7,35
5 Nguyễn Thị Cổn 500 27,54 15,96 11,58
6 Nguyễn Thị Năm 500 22,36 14,39 7,97
5000 26,02

15,54 10,48 40,28

Do sử dụng củ giống đã được chọn lọc và phục tráng đã áp dụng quy trình sản
xuất thâm canh nên kết quả mô hình sản xuất giống khoai tây KT2 tại hợp tác xã Việt
Hùng (Quế Võ- Bắc Ninh) cho kết quả năng suất bình quân đạt 26,02 tấn/ha. Năng
suất hộ cao nhất đạt 29,21 tấn/ha, năng suất hộ thấp nhất đạt 22,36 tấn/ha. So với
năng suất đại trà năng suấ
t giống này (KT2) chỉ đạt được 15,54 tấn/ha. Như vậy năng

suất trong mô hình vượt năng suất đại trà 10,48 tấn/ha (tức vượt 40,28%).

Bảng 2: Kết quả mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng KT3
(Trung Thành, Vụ Bản, Nam Định)
Mô hình Chênh lệch
TT Họ tên
Diện tích
(m
2
)
NS
(tấn/ha)
SX đại
trà (NS
tấn/ha)
NS
(tấn/ha)
%
1 Nguyễn Thị Thảo 600 22,11 16,18 5,93
2 Phạm Thị Phượng 500 21,00 13,44 7,56
3 Nguyễn Thị Thông 500 18,55 14,55 4,00
4 Phạm Thị Tuyến 700 19,22 16,86 2,36
5 Nguyễn Thị Hảo 400 21.40 18,22 3,18
6 Nguyễn Thị Đông 300 18,35 14,97 3,38

3000 20,10 15,70 4,40 21,89
12

Mô hình sản xuất giống khoai tây chịu nóng KT3 tại hợp tác xã Trung Thành
(Vụ Bản, Nam Định) cho kết quả: năng suất bình quân đạt 20,10 tấn/ha; năng suất hộ

cao nhất đạt 22,10 tấn/ha; năng suất hộ thấp nhất đạt 18,35 tấn/ha.
So với sản xuất đại trà năng suất giống này (KT3) chỉ đạt được bình quân
15,70 tấn/ha. Như vậy năng suất trong mô hình vượt năng suất đại trà 4,40 tấn/ha (t
ức
vượt 21,89%).
Bảng 3: Kết quả mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng VC 38.6
(Trung Thành,Vụ Bản, Nam Định)
Mô hình Chênh lệch
TT Họ tên
Diện tích
(m
2
)
NS
(tấn/ha)
SX đại trà
(NS
tấn/ha)
NS
(tấn/ha)
%
1 Vũ Duy Hoạt 250 22,39 14,55 7,84
2 Vũ Thị Thu 250 20,15 14,88 5,27
3 Phạm Thị Hồng 350 19,13 14,22 4,91
4 Vũ Duy Phi 350 21,35 15,21 6,14
5 Đoàn văn Hải 500 19,23 15,22 4,01
6 Vũ Công Bằng 300 22,31 16,11 6,20

2000 20,76 15,03 5,73 27,60


Mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng VC 38.6 tại hợp tác xã Trung Thành
(Vụ Bản, Nam Định) cho kết quả: Năng suất bình quân đạt 20,76 tấn/ha; năng suất hộ
cao nhất 22,39 tấn/ha; năng suất hộ thấp nhất đạt 19,13 tấn/ha.
So với sản xuất đại trà, năng suất giống này (VC 38.6) chỉ đạt được bình quân
15,03 tấn/ha. Như vậy năng suất trong mô hình vượt năng suất đại trà 5,73 tấn/ha (tức
v
ượt 27,60%).
Nội dung 3
: Tập huấn kỹ thuật sản xuất giống khoai tâysạch bệnh, chất
lượng cao cho cán bộ kỹ thuật và nông dân xây dựng mô hình sản xuất giống
khoai tây chịu nóng (KT2, KT3 va VC 38-6)
Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Nông thôn cùng Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển cây có củphối hợp với UBND Việt Hùng, UBND xã Trung Thành
và UBND xã Mỹ Trung đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho 3 địa điểm, mỗi lớp 40 học
viên, lớp học đã đượ
c bố trí tài liệu tập huấn đầy đủ cho học viên, kết quả tất cả các
học viên đã tiếp thu kiến thức đầy đủ và học hỏi được rất nhiều kiến thức từ tập thể
cùng cán bộ giảng dạy, 3 lớp học đã được tổ chức và thành công tốt đẹp. Tất cả các
cán bộ khuyến nông cùng các nông dân đã được học tập kiến thứ
c về kỹ thuật trồng
13

và sản xuất giống khoai tây chịu nóng, sạch bệnh, chất lượng cao; kết quả tập huấn
đã được áp dụng vào mô mô hình sản xuất giống khoai tây chịu nóng của gia đình và
địa phương đạt suất cao, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân vùng
sản xuất khoai tây chịu nóng.
Nội dung 4
: Chọn lọc quần thể trên đồng ruộng sản xuất khoai tây chịu
nóng (KT2, KT3 và VC 38-6):
Được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và sau khi tham dự các lớp tập huấn nông

dân áp dụng kiến thức thu hoạch được vào việc chọn lọc quần thể cây trồng trên đồng
ruộng của gia đình mình. Khi thu hoạch từng gia đình chọn lọc đủ lượng củ giống
đưa vào bảo quản để trồng trong v
ụ sau.
Nội dung 5
: Hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển năng suất và chất lượng của giống khoai tây chịu
nóng (KT2, KT3 và VC 38-6)
1. Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ trông đến sinh trưởng phát triểnvà
năng suất của các giống khoai tây chịu nóng(KT2, KT3 và VC 38-6).
Bảng 4: Tình hình sinh trưởng của các giống khoai tây chịu nóng
(Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh)
Thời vụ
trồng
Giống
Tỷ lệ
m
ọc
(%)
Sức
sống
(1-9)
Độ
đồng
đều
(1-9)
Diện
tích tán
lá (%)
Chiều

cao cây
(cm)
Số
Thân/
khóm
VC 38.6 98,9 7,0 7,0 100,0 78,4 4,0
KT3 94,4 5,0 5,0 85,0 69,4 4,6
Thời vụ 1
(10/10)
KT2 97,8 5,7 5,0 90,0 69,2 5,3
VC 38.6 100,0 7,0 7,0 100,0 82,0 4,9
KT3 97,8 7,0 7,0 90,0 64,7 4,9
Thời vụ 2
(20/10)
KT2 96,7 7,0 7,0 91,7 72,4 4,7
VC 38.6 100,0 7,0 7,0 100,0 79,8 5,8
KT3 100,0 7,0 7,0 91,7 65,6 3,6
Thời vụ 3
(30/10)
KT2 98,9 7,0 7,0 90,0 74,9 6,6
VC 38.6 100,0 7,0 7,0 100,0 75,1 5,8
KT3 97,8 7,0 7,0 93,3 71,9 4,6
Thời vụ 4
(10/11)
KT2 100,0 7,0 7,0 91,7 88,6 5,0
TB 98,5 6,7 6,7 93,6 74,3 5,0
14

Qua kết quả nghiên cứu bảng 5 cho thấy: Nhìn chung cả 4 thời vụ 3 giống đều
sinh trưởng phát triển tốt; giống VC 38.6 có phần sinh trưởng tốt hơn (biểu hiện rõ ở

độ che phủ đất ); Giống KT2 và KT3 ở thời vụ sớm (10/10) sinh trưởng phát triển
có phần kém hơn.

Bảng 5: Đánh giá một số bệnh và côn trùng hại chủ yếu
trên các giống KT2, KT3, VC 38.6
(Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh)
Thời v
ụ Giống
Virus
(%)
Héo
xanh
Mốc
sương
(1-9)
Rệp
(1-9)
Nhện
(1-9)

Bọ trĩ
(1-9)
VC 38-6 13,3 0 4,3 3,0 4,3 3,0
KT3 4,4 0 5,7 3,0 6,3 3,0
Thời vụ 1
KT2 21,1 0 5,0 3,0 5,7 5,0
VC 38-6 8,9 0 5,0 3,0 5,0 5,0
KT3 6,7 0 5,0 3,7 5,7 5,0
Thời vụ 2
KT2 17,8 0 5,0 3,0 5,7 6,3

VC 38-6 13,3 0 4,3 4,3 5,0 5,0
KT3 4,4 0 4,3 3,0 5,0 5,0
Thời vụ 3
KT2 11,8 0 5,0 4,3 6,3 5,0
VC 38-6 13,3 0 5,0 4,3 5,7 5,0
KT3 8,9 0 5,0 3,0 7,0 5,0
Thời vụ 4
KT2 13,3 0 5,0 3,7 6,3 4,3
TB 10,6 0 4,9 3,4 5,7 4,7

Nhìn chung 4 thời vụ, trên cả 3 giống đều xuất hiện một số sâu bệnh hại chủ
yếu của cây khoai tây với tỷ lệ và mức độ không nhỏ.
- Bệnh Vius xuất hiện 2 giống KT2 và VC 38.6 khá cao
- Bệnh mốc sương giữa các giống và các thời vụ sai khác không nhiều.
- Các loại côn trùng khác (rệp, nhện, bọ trĩ) không có sự sai khác nhiều giữa
các giống và giữa các thời vụ.

15

Qua kết quả bảng 6 cho thấy ở thời vụ trồng 20/10 và 30/10 dương lịch cả 3
giống cho năng suất cao nhất. Đặc biệt là giống KT2 năng suất cao nhất là thời vụ 2:
25,08 tấn/ha tiếp đến năng suất giống KT2 ở thời vụ ba 24,66 tấn/ha, giống cho năng
suất thấp nhất là giống VC 38-6 ở thời vụ 4: 18,94 tấn/ha.
- Giống KT2 và giống KT3 nên trồng vào hạ tuần tháng 10 d
ương lịch là thích
hợp nhất.
- Giống VC 38.6 nên trồng trong tháng 10 dương lịch.

Bảng 6: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
khoai tây chịu nóng ở các thời vụ

(Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh)
Tỷ lệ trọng luợng củ %
Thời vụ Giống
Số củ
/khóm
(củ)
TL củ
/khóm
(g)
Năng
suất
(tấn/h
a)
Rất to
>200
(g/củ)
To
100-200
(g/củ)
Trung
bình
50-100
(g/củ)
Nhỏ
<50
(g/củ)
VC 38-6 8,5 392,5 19,63 3,90 51,50 33,60 11,00
KT3 10,5 397,4 19,87 2,30 31,20 41,60 24,90
Thời vụ 1
(10/10)

KT2 12,0 435,8 21,79 4,30 30,90 50,50 14,30
VC 38-6 10,4 402,3 20,11 2,20 33,30 40,20 24,30
KT3 9,7 443,6 22,18 3,80 50,60 34,70 10,90
Thời vụ 2
(20/10)
KT2 12,6 501,6 25,08 3,20 50,80 24,30 21,70
VC 38-6 10,6 394,8 19,74 0,70 27,20 41,50 30,60
KT3 8,3 404,8 20,24 9,30 32,30 40,60 17,80
Thời vụ 3
(30/10)
KT2 12,6 493,2 24,66 3,20 50,80 24,30 21,70
VC 38-6 11,7 378,7 18,94 2,40 38,30 31,30 28,00
KT3 10,7 428,0 21,40 3,40 32,20 39,80 24,60
Thời vụ 4
(10/11)
KT2 10,3 389,6 19,48 2,80 21,90 33,40 41,90
TB 10,6 421,8 21,09 3,46 37,58 36,32 22,64
LSD5% 2,7 153,9 7,7

CV% 14,8 21,6 21,6
16

2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các cỡ củ giống đến sinh trưởng phát triển
và năng suất của giống khoai tây VC 38-6
Bảng 7: Ảnh hưởng của cỡ củ giống đến sinh trưởng phát triển của
giống khoai tây VC 38-6.
(Việt Hùng, Quế võ, Bắc Ninh)
TT
Cỡ củ giống
(gram/củ)

Tỷ lệ
mọc
Sức
sống
(1-9)
Độ
đồng
đều
(1-9)
Cao cây
(cm)
Số thân/
khóm
(thân)
Điện
tích tán
lá (%)
1 To (70-80g/củ) 93,33 7,00 7,00 95,56 6,22 100,00
2 Nhỡ (40-45g/củ) 95,56 5,67 5,67 83,78 5,22 100,00
3 Nhỏ (20-25g/củ) 93,33 5,00 5,00 79,00 3,89 100,00

TB
94,07 5,89 5,89 86,11 5,11 100,00

Qua kết quả nghiên cứu bảng 9 cho thấy tỷ lệ mọc của cỡ củ giống 40-45
gram/củ cao nhất 95,56%. Tình hình sinh trưởng của các cỡ củ giống khác nhau rất
rõ rệt cỡ củ giống 70-80gram sinh trưởng phát triển tốt hơn cả.

Bảng 8: Liên quan giữa cỡ củ giống với một số sâu bệnh hại chủ yếu trên giống
khoai tây VC 38.6

(Việt Hùng, Quế võ, Bắc Ninh)
TT Cỡ c
ủ giống
Virus
(%)
Rệp
(1-9)
Nhện
(1-9)
Bọ trĩ
(1-9)
Mốc
sương
Héo
xanh
1 To (70-80g/củ) 12,22 3,00 4,33 5,67 5,00 0
2 Nhỡ (40-45g/củ) 12,22 3,00 5,67 5,00 5,00 0
3 Nhỏ (20-25g/củ) 14,44 3,00 5,00 5,67 5,00 0

TB 12,96 3,00 5,00 5,44 5,00 0

Qua số liệu bảng 8 cho thấy: Sâu bệnh hại không có sự sai khác lớn giữa các
cỡ củ giống



17

Bảng 9: Ảnh hưởng các cỡ củ giống đến các yếu tố cấu thành năng suất
giống khoai tây 38-6

(Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh)
Tỷ lệ % trọng luợng củ
Giống
Số củ
/khóm
(củ)
Trọng
lượng
củ
/khóm
(g)
Năng
suất
(tấn/ha)
Rất to
>200
(g/củ)
To
100-200
(g/củ)
Trung
bình
50-100
(g/củ)
Nhỏ
<50
(g/củ)
To (70-80g/củ) 12,17 578,00 29,09 9,39 53,96 24,23 12,42
Nhỡ (40-45g/củ) 10,37 488,85 23,25 9,23 33,78 30,33 26,66
Nhỏ (20-25g/củ) 9,74 446,94 22,35 7,68 33,81 39,75 18,77

TB 10,76 504,60 24,90 8,77 40,52 31,44 19,28
LSD5% 4,04 34,53 3,91 2,10 4,51 8,46 7,29
CV% 16,6 13,3 17,0 10,6 14,9 11,9 16,7

Qua số liệu kết quả nghiên cứu ở bảng 9 cho thấy: Công thức cỡ củ giống loại
to (70-80 gram/củ)có các yếu tố cấu thành năng suất và cho năng suất cao nhất, công
thức cỡ củ vừa (40-50gram/củ) có các yếu tố cấu thành năng suất và cho năng suất
hơn công thức cỡ củ loại nhỏ (20-25 gram/củ) không đáng kể. Năng suât cả 2 công
thức đều đạ
t năng suất > 20 tấn/ha. Vì thế trong sản xuất đối với giống VC 38.6 nên
trồng loại củ giống vừa và nhỏ sẽ giảm được đáng kể tiền đầu tư cho khâu giống.
Nội dung 6: Đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng:
Trên cơ sở thực tế sản xuất giống khoai tây chịu nóng KT2 tại xã Việt Hùng
(Quế Võ, Bắc Ninh) là nơi áp dụng mô hình sơ bộ tính hi
ệu quả kinh tế cho thấy:
Ruộng sản xuất đại trà (củ giống do nông dân tự để), năng suất bình quân đạt
khoảng 500kg/sào; bán được 6 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng/sào
Tổng chi phí 2 triệu/sào, lãi 4,5 triệu đồng/sào
Ruộng trồng giống phục tráng (mô hình), năng suất bình quân đạt 650 kg/sào,
bán được 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng/sào.
Tổng chi phí 2,5 triệu đồng/sào; lãi 4,5 – 5,5 triệu đồng/sào
18

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:
Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đưa ra nhận xét và kết luận cụ
thể như sau:
1.1. Điều tra khảo sát: Đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát đầy đủ, chi tiết
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của 2 huyện có truyền thống phát triển cây khoai
tây. Đó là Quế Võ (Bắc Ninh) và Vụ Bả

n (Nam Định). Đây cũng là nơi đã sớm tiếp
thu, phát triển và có công gìn giữ được các giống khoai tây chịu nóng trong gần 20
năm qua.

1.2. Tập huấn kỹ thuật: Đã tổ chức được 3 lớp ở 3 địa điểm cho hơn 100 hộ
nông dân và cán bộ khuyến nooing của những nơi xây dựng mô hình (hợp tác xã Việt
Hùng (Quế Võ – Bắc Ninh) và hợp tác xã Mỹ Trung và Trung Thành (Vụ Bản – Nam
Định).

1.3 Đã tiế
n hành thí nghiệm: Thời vụ và cỡ củ giống để bổ xung cho việc
hoàn thiện quy trình sản xuất các giống khoai tây chịu nóng.
- Giống KT2 và giống KT3 nên trồng vào hạ tuần tháng 10 dương lịch là thích
hợp nhất.
- Giống VC 38.6 nên trồng trong tháng 10 dương lịch.

1.4 Xây dựng được 03 mô hình sản xuất các giống khoai tây chịu
nóng:chonăng suất cao: Giống KT2 đạt năng suất 26,00 tấn/ha, giống KT3 20,10
tấn/ha và VC 38.6 20,80 tấn/ha.

1.5. Đánh giá hi
ệu quả kinh tế của mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng:
đã sơ bộ tính hiệu quả sản xuất khoai tây chịu nóng tại Việt Hùng (Quế Võ, Bắc
Ninh) như sau:
- Ruộng trồng KT2 đã được chọn lọc phục tráng lãi mỗi sào 4,5 - 5,5 triệu đồng so
với củ giống trồng đại trà chỉ lãi 4 -4,5 triệu đồng/sào.
- Được nhân rộng mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng đạt năng suất cao ở
các h
ợp tác xã có truyền thống trồng khoai tây tại vùng Đồng bằng và miền núi.
19


- Để phát triển các giống khoai tây chịu nóng được nhanh chóng và ổn định,
cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng nhà nước ở địa phương (thông qua dự án,
chương trình …), lấy hộ xã viên làm cơ sở thực hiện và mở rộng mô hình.

2. Đề nghị:
2.1. Được nhân rộng mô hình sản xuất khoai tây chịu nóng năng suất cao ở
các hợp tác xã có truyền thống trồng khoai tại vùng Đồng Bằng Sông Hồng và m

rộng mô hình ở miền núi.
2.2. Để phát triển các giống khoai tây chịu nóng được nhanh chóng và ổn định
cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng nhà nước và địa phương (thông qua dự
án, chương trình…), lấy hộ xã viên làm cơ sở thực hiện và mở rộng mô hình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Người viết báo cáo



















20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Keith O. Fuglie. Supply anđemand for Quality Potato seed in Indonesa 2005.
ISBN 971-614-033-9 (CIP-ESEAP)
2. Ir.Jan. Morrenhof . The Road to seed Potato Production. NIVAA. The
nertherlands Potato Consultative Institute.
3. Eufemio T. Rasco, Jr. The Potato in Tropical Asia. Asian Sweetpotato and potato
Reseach and Development. ISBN 971-9020-04-0
4. Eufemio T.Rasco, Jr. The potato in Tropical Asia. Asian Sweetpotato and potato
Reseach and Development. JISBN 971- 9020-04-0
5. Chien, Dao Huy, Zenaida Nispero Ganaga. Breeding potato for adapatation and
Late blighst resistance in the Highland tropics through recurrent selection.
Benguet Universiyy, Philippin No 1,6 -1990- Asia Potato journal vol I, june 1990,
n01.
6. Đào Huy Chiên, Trịnh Văn Mỵ: Kết quả bước đầu nghiên cứu và phát triển khoai
tây ở Sapa- Lào Cai, 1990- Nhà xuất bản Nông nghiệp.
7. Đào Huy Chiên, Trịnh Văn Mỵ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ của Hàn Quốc
về nhân giống khoai tây. 2000 – Thực hiện Dự án theo nghị định thư Việt Nam -
Hàn Qu
ốc năm 1999-2000.
8. Đỗ Kim Chung: Thị trường khoai tây ở Việt Nam – 2006- PN97.2191.100. Nhà
xuất bản Thanh Hóa.
9. Trịnh Mạnh Dũng, Trần Như Nguyện, Châu Hoàng Triết, Trương Văn Hộ:
Nghiên cứu sản xuất củ giống khoai tây trồng lượng nhỏ. Nhà Xuất bản nông

nghiệp 1990.
10. Đỗ Bích Nga, Trương Văn Hộ: “Kết quả nghiên cứu vật liệu chọn tạo giống
khoai tây 1982-1989”. Nhà xuất bản Nông nghiệp 1995.
11. Nguyễn Quang Thạ
ch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Lý Anh: “Ứng dụng
Công nghệ cao sản xuất khoai tây giống sạch bện”. Thông tin chuyên đề - Viện
Sinh học Nông nghiệp, Đại Học Nông nghiệp Hà Nội 2004.
12. Nguyễn Văn Viết: “Sản xuất giống khoai tay sạch bệnh bằng phương pháp trồng
và chọn lọc giống theo vùng tập trung và cách ly” 1990 Viện Cây Lương thực và
Cây thực phẩm – Nhà xuất bản Nông nghiệp 1995.
21

MỘT SỐ HÌNH ẢNH































22

































23

































×