Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tuần 29: Người trong bao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.71 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 GVHD: NGUYỄN THỊ KIM NGA
Tuần :29
Tiết PPCT : 101
Ngày soạn :16/03/2012
Ngày dạy : 19/03/2012
NGƯỜI TRONG BAO
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp
- Nhận biết được bút pháp hiện thực sắc sảo trong việ xây dựng hình tượng điển
hình của Sê-Khốp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Bi kịch “người trong bao” Bê-li-cốp, tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình
tượng này.
- Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, thảo luận, bình giảng, phân tích, lien hệ so sánh.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tôi yêu em”.
-Phân tích câu thơ cuối cùng.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DÙN CẦN ĐẠT
Tìm hiểu chung:
-HS đọc phần Tiểu dẫn SGK:
(?) Nêu những nét chính về tác giả Sê-
khốp?
GV:-Là người giàu nghị lực, tham gia


nhiều vào các hoạt động Văn hóa, Xã hội,
giáo dục.
-1904:ông qua đời tại trại an dưỡng do bị
bệnh lao phổi.
A.GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
An-tôn Pap-lô-vich Sê-Khốp ( 1860-1904).
-Xuất thân trong một gia đình buôn bán
nhỏ.
-1884 tốt nghiệp Đại học tổng hợp Mát-
xcơ-va.
-1887 Nhận giải thưởng Pus-kin về văn
học.
1900 làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm
khoa học Nga.
-Nhà văn Nga kiệt xuất, đại diện cuối cùng
của nền văn học chủ nghĩa hiện thực Nga.
TRẦN THỊ THU NHÀN
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 GVHD: NGUYỄN THỊ KIM NGA
(?) Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
GV:-Người trong bao thuộc ba truyện
ngắn: Khóm phúc bồn tử, một truyện tình
yêu; người trong bao)
-Nói thêm về đặc điểm thể loại truyện
ngắn.
-Về bối cảnh XH nước Nga ->sinh ra kiểu
người quái dị “Bê-li-cốp”
Giới thiệu một số tác phẩm của Sê-khốp:
Anh béo anh gầy,…
Tìm hiểu văn bản:

(?)Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
(?)Chân dung Bê-li-cốp được khắc họa
như thế nào?
(?) Những đồ dùng của Bê-li-cốp có gì
đặc biệt? Nó hé mở ra điều gì về tính cách
và con người Bê-li-cốp?
2. Tác phẩm:
-Hoàn cảnh sáng tác: 1898 khi ông đang
dưỡng bệnh tại thành phố I-an-ta.
B. Đọc-Hiểu văn bản
I.Đọc giải nghĩa từ khó:
II. Đọc hiểu tác phẩm:
1.Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
+Nghĩa gốc: Vật hình túi hoặc hình hộp
dùng để đựng, bọc, gói đồ vật hàng hóa.
+Nghĩa chuyển: Lối sống và tính cách của
Bê-li-cốp.
+Nghĩa biểu trưng: Kiểu người, lối sống
thu mình trong bao->Cuộc sống trói buộc,
tù hãm đối với nhân dân và trí thức Nga thế
kỉ XIX.
2.Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp:
a. Chân dung sinh hoạt:
*Bộ mặt: Nhợt nhạt, bé choắt như mặt
chồn->kì dị, lạ lung và yếu ớt.
*Thói quen sinh hoạt:
-Đi giày cao su -Cầm ô
-Đeo kính dâm -Mặc áo bành tô
-Lỗ tai nút bông -Kéo kín mui xe ngựa
->Được bao bọc kín mít. Tạo được vỏ bọc

giấu mình không tiếp xúc với cuộc sống
bên ngoài.
b.Lối sống:
+Đồ dùng:
-Đồng hồ + Để trong bao
-Dao gọt bút chì
- Ô
->Tạo ra vỏ ốc để chui mình vào,sống thu
mình khép kín. Lối sống lập dị, trốn tránh
đời sống thực tại.
+Nơi ở:
-Buồng ngủ như cái hộp
-Đóng cửa, cài then
-Trùm chăn kín đầu
TRẦN THỊ THU NHÀN
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 GVHD: NGUYỄN THỊ KIM NGA
(?)Câu nói cửa miệng của Bê-li-cốp là gì?
(?) Khát vọng mãnh liệt của Bê-li-cốp là
gì?
(?)Lối sống của Bê-li-cốp có ảnh hưởng
thế nào tới mọi người?
(?) Vì sao Bê-li-cốp chết ?Có ý nghĩa gì?
(?) Thái độ của mọi người trước cái chết
của Bê-li-cốp?
->Lối sống chật hẹp, luôn lo lắng sợ hãi.
Chui sâu vào bao.
c. Suy nghĩ, tư tưởng:
-“Sợ nhỡ xảy ra chuyện gì”
-“Sợ ông hiệu trưởng, sợ ngài thanh tra”
-Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc

sách, sợ bị chế giễu
-Cách duy trì mối quan hệ với mọi người là
đến nhà ngôi cả tiếng đồng hô không nói
không năng gì rồi về.
-Đi xe đạp, mặc áo thêu ra ngoài đường la
buông thả.
-Con gái đi xe đạp là điều kinh khủng.
-Sống theo chỉ thị, thông tư.
->Suy nghĩ máy móc, rập khuôn, giáo điều.
Lối sống hèn nhát, cô độc.
d. Tính cách Bê-li-cốp:
-Thu mình, khép kín, lập dị, cô độc.
-Bảo thủ, máy móc.
-Yếu đuối, bạc nhược, hèn nhát
=>Nhân vật điển hình cho kiểu người trong
bao- con đẻ của Xã hội của chuyên chế Nga
Hoàng.
3. Ảnh hưởng lối sống của Bê-li-cốp đến
mọi người:
-Đồng nghiệp
-Những người trong Thành phố
->Bị ám ảnh triền mien. Chẳng ai biết y
muốn gì và phải nói gì với y. Tất cả mọi
người đều sợ y, ghét y và tránh xa y.
4. Cái chết của Bê-li-cốp:
a. Nguyên nhân:
-Va chạm với Cô-va-ren-cô->bị sốc, bị tổn
thương
-Xấu hổ và sợ hãi vì Va-ren-ca nhìn thấy.
b. Ý nghĩa:

-Với kiểu người và lối sống “Bê-li-cốp” thì
cái chết là một điều tất yếu.Cuối cùng Bê-
li-cốp đã tìm được cho mình cái bao tốt
nhất- đó cũng là mong muốn của đời y.
c. Thái độ của mọi người trước cái chết của
Bê-li-cốp:
-Lúc đầu: Nhẹ nhàng, thoải mái.
TRẦN THỊ THU NHÀN
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11 GVHD: NGUYỄN THỊ KIM NGA
(?) Qua nhân vật Bê-li-cốp tác giả muốn
gửi gắm điều gì?
Em học được gì qua tác phẩm?
(?)Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm?
- Sau đó: lại nặng nề như cũ.
=>- Tác động nặng nề dai dẳng của lối
sống, kiểu người Bê-li-cốp.
-Vẫn còn hiện tượng “người trong bao” “
lối sống trong bao” trong Xã hội-> Mang
tính phổ biến và quy luật trong sự phát triển
của loài người
Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người
, một hiện tượng xã hội đã đang tồn tại
trong cuộc sống của một bộ phận trí thức
Nga đương thời.
III. TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật:
-Xây dựng nhân vật điển hình, mang tính
biểu tưởng cho một giai tầng Xã Hội.
-Giọng điệu chậm rãi, u buồn, giễu cợt một

cách sâu cay.
2. Ý nghĩa văn bản:
-Thể hiện cuộc đấu tranh giữa con người
với “cái bao” chuyên chế và khát vọng và
khát vọng là mình, loại bỏ lối sống “ trong
bao” thức tỉnh con người không thể IV.
IV.DẶN DÒ-CỦNG CỐ:
- Thái độ phê phán sâu sắc của nhà văn với
lối sống “ thu mình vao trong bài”
-Tóm tắt lại tác phẩm.
-Về nhà soạn bài thao tác lập luận bình
luận”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRẦN THỊ THU NHÀN

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×