Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bao cao sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.81 KB, 7 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG
DANH HIỆU “CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ ” NĂM HỌC 2012-2013
I. Sơ yếu lý lịch bản thân và chức năng, nhiệm vụ được giao
- Họ và tên : TÔ HỮU HẠNH
- Năm sinh : 20/06/1982
- Quê quán: Xã Trinh phú - Huyện Kế Sách - Tỉnh Sóc Trăng
- Chức danh: giáo viên
- Đơn vị: Trường THCS Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới
1. Tên sáng kiến: “Phương tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy
học vật lý ở cấp THCS”
a. Mục tiêu:
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm mục đích để tất
cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi
trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Bên cạnh đó các em nhận thức
được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để
sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách nhiệm,
có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.
Về mục tiêu:
- Nhận thức:
+ Có ý thức cao trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ thiên nhiên, giữ
gìn cảnh quan sử dụng nguồn năng lượng.
+ Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và các tác động
của vấn đề môi trường và các tác động của vấn đề môi trường đối với bản thân,
gia đình và địa phương.
- Kỹ năng:
+ Có kỹ năng sống phát hiện vấn đề môi trường và xử lý kịp thời,


dự đoán và cảnh báo các vấn đề môi trường.
- Thái độ:
+ Bảo vệ, cải tạo và phát triển môi trường.
+ Tham gia, hành động vì môi trường vận động những người xung
quanh cùng hành động.

Trang : 1
b. Nội dung nhiệm vụ:
Qua đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học
môn Vật lí ở cấp THCS” sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm,
có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề môi trường
nảy sinh. Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận
động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng
đồng.
Nhiêm vụ:
- Xác định mục tiêu giáo dục môi trường.
- Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học
.
- Thu thập thông tin và hình ảnh trên mạng internet.
- Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp.
-
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục môi trường trong Vật lí.
c. Phạm vi triển khai: Đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc
điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 THCS Lai Hòa và dựa
vào hoạt động dạy của thầy và của học sinh, nội dung chương trình môn học.
d. Thời gian thực hiện sáng kiến:
Đề tài được tiến hành trong năm học: 2012- 2013
*Giai đoạn 1: Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn và triển
khai thực hiện thí điểm; công tác xây dựng đề tài sáng kiến và đề xuất, xin ý kiến tập

thể Ban Giám Hiệu và Hội Đồng sư phạm nhà trường cho phép được triển khai áp
dụng đề tài sáng kiến.
* Giai đoạn 2: Sau một thời gian triển khai áp dụng thử nghiệm, đánh giá chất
lượng, hiệu quả bước đầu của đề tài sáng kiến; rút ra kinh nghiệm những mặt làm được
và chưa làm được để bổ sung, hoàn chỉnh và trình lên Ban Giám Hiệu, Hội Đồng sư
phạm nhà trướng đóng góp ý kiến và được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu, Hội Đồng sư
phạm nhà trường cho phép triển khai mở rộng phạm vi áp ra toàn phạm vi mà đề tài
sáng kiến đã xác định và đến thời điểm báo cáo kết quả đề tài sáng kiến.
3. Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Cơ sở lí luận: Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế- xã hội trong những năm
qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên
sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, những hiểm
họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo
vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia. Việc tích hợp nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí là việc làm cần thiết giúp học
sinh hiểu biết được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và vai trò
của con người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với môi trường, yêu quý, tôn
trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được hành động trước vấn đề môi
trường nảy sinh.

Trang : 2
b. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không
hợp lí các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô
nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí,
hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lỡ, lũ lụt, hạn hán….
Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ
thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí
lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường.

c. Khái quát phạm vi nghiên cứu:
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi và trình độ nhận thức kiến thức bộ
môn Vật lí của học sinh THCS. Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi các đồng
nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở
địa phương. Nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn
Vật lí là một biện pháp tốt nhất nhằm giúp các em có ý thức, trách nhiệm giữ gìn môi
trường xung quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp.
d. Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp,
thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi
trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng
hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ
của đồng nghiệp và BGH nhà trường để triển khai nhân rộng ra các phạm vi khác. Tổ
chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề tái sáng kiến.

e. Những việc làm cụ thể:

- Tôi chỉ tích hợp những bài thực sự có liên quan đến môi trường, không
gượng ép, không tích hợp tràn lan, …, đảm bảo khai thác nội dung giáo dục
môi trường một cách tự nhiên, hợp lí để đạt hiệu quả cao.

Trang : 3
- Đảm bảo được đặc trưng bộ môn, không biến giờ học thành giờ trình
bày về giáo dục môi trường.
- Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương tiện về
môi trường cần nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận gia công về cách thức dẫn dắt
liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng
thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tuyên

truyền cho người khác.
- Chia nhỏ rãi đều vấn đề môi trường vào bài một cách hợp lí.
- Đảm bảo tính hấp dẫn các hoạt động thực tiễn về môi trường
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
* Kết quả đạt được: Kết quả xác định dựa trên việc đánh giá các câu hỏi có tích
hợp giáo dục môi trường trong các bài kiểm tra ở môn vật lý như sau:
Khảo sát chất lượng đầu năm học 2012-2013:
Giỏi Khá T bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
Lí K6 141 17 12,1% 16 11,3% 91 64,5% 17 12,1%
Lí K7 120 11 9,2% 12 10% 72 60% 25 20,8%
Lí K8 80 6 7,5% 7 8,8% 34 42,5% 33 41,2%
Lí K9 70 8 11,4% 14 20% 46 65,7% 2 2.9%
Lí tổng 411 42 10,2% 49 11,9% 243 59,1% 77 18,8%
Sau khi tiến hành áp dụng phương pháp trên với đối tượng học sinh THCS Lai
Hòa, khi kiểm tra kết thúc học kì I môn vật lý tôi đã thu được kết quả như sau:
(Khá+Giỏi vượt k/h: 8,8% ; Yếu giảm: 14%)
Giỏi Khá T bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
Lí K6 138 17 7,3% 16 18,1% 95 68,8% 8 5,8%

Trang : 4
Lí K7 115 11 7,8% 12 14,8% 85 73,9% 4 3,5%
Lí K8 74 6 10,8% 7 13,5% 51 68,9% 5 6,8%
Lí K9 68 8 25% 14 38,2% 23 33,8% 2 2.9%
Lí tổng 395 42 11,1% 49 19,8% 254 64,3% 19 4,8%
* Nhận thức:
Trong 1 năm tiến hành dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rằng nhận thức của học
sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào bảo vệ
môi trường như: phong trào giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở

trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không xã rác nơi
công cộng,…… Ngoài ra các em còn tổ chức các buổi hội diễn văn nghệ, thảo luận về
vấn đề bảo vệ môi trường nhân diệp lễ 26- 03, các em còn là các tuyên truyền viên tích
cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường
sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình, cộng
đồng.
Nhận thức của các em về môn Vật lí không còn đơn giản là môn học thực
nghiệm nữa, mà còn là môn học giúp các em gần gủi hơn với môi trường sống, biết
làm gì để BVMT, bảo vệ trường học, bảo vệ gia đình…, song song đó các em còn hăng
hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp BVMT các em rất hăng hái thảo luận,
đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa ra ý kiến về việc BVMT, khiến cho các buổi học
thường đạt hiệu quả cao.
5. Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng sáng kiến:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đã được hội đồng xét duyệt sáng kiến của
trường THCS Lai Hòa và của Phòng Giáo Dục và Đào tạo thị xã Vĩnh Châu, tỉnh
Sóc Trăng nghiệm thu, đồng ý cho bổ sung, hoàn chỉnh để triển khai áp dụng
trong phạm vi trường THCS Lai Hòa và tất cả các trường THCS trên địa bàn thị
xã Vĩnh châu, tỉnh Sóc Trăng.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về “Phương tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường trong dạy học vật lý ở cấp THCS” thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng. Rất mong được hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp thị xã vĩnh Châu xem xét và
ghi nhận kết quả đề tài sáng kiến của tôi; đồng thời đề nghị đến hội đồng thi đua khen
thưởng thị xã xem xét công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2012-
2013.

Trang : 5
Từ những kết quả trong quá trình thực hiện sáng kiến năm học 2012- 2013, bản
thân tôi được tập thể giáo viên, viên chức của trường bình bầu và đề nghị đến chủ tịch
Ủy Ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở năm học
2012- 2013.

Vĩnh Châu, ngày 28 tháng 05 năm 2013

Xác Nhận Người viết thành tích
Thủ trưởng đơn vị
Tô Hữu Hạnh



Xác nhận
Của Phòng Gi áo Dục và Đào Tạo




Trang : 6


Trang : 7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×