Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thuyết minh về cây hồ tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.01 KB, 2 trang )

Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam vốn được biết đến với việc sản xuất lúa gạo rất phát triển.
Nhưng bên cạnh đó, ít ai biết được rằng, không những là đất nước xuất khẩu gạo đứng thứ
hai thế giới thì Việt Nam còn là nước rất mạnh về trồng trọt cây hồ tiêu trong những năm
gần đây. Hạt tiêu – tuy nhỏ bé nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn, cũng như ý chí và bản
lĩnh của những con người đang sống và lao động trên mảnh đất hình chữ S này.
Hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh pháp hoa học: là một loài
cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu,trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị
dưới dạng khô hoặc tươi.
Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ.
Rễ cây tiêu có 3 loại: rễ cái, rễ phụ và rễ bám giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như
bám chặt vào mặt đất. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Vì là loài cây leo nên cây tiêu có
thể cao đến 10m. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại
nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá.
Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Loại hoa tự hình gié, dài từ 7 – 12 cm, 20 -
60 hoa xếp thành hình xoắn ốc. Hoa thụ phấn nhờ vào ẩm độ cao của môi trường. Khi chín,
rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục,
sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ
tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cẩn thận thì
cây có thể chết. Quả chỉ có một hạt duy nhất, dạng hình cầu, đường kính 4 – 8 mm. Trái
non có màu xanh và chuyển sang đỏ lúc chín. Từ khi ra hoa đến khi chín 7 – 10 tháng.
Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm hai lần. Muốn có hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất
hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá
chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu
đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó
bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh
dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín).
Bên cạnh hai sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây
hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ
màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại
huyện Chư Sê ( Gia Lai ) và Bà Rịa - Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau
khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen.


Tiêu là sản phẩm được ưa thích tại Ấn Độ thời xa xưa và là loại gia vị đưa đến châu Âu
trong thời Hi Lap và Rome cổ. Những nhà triết học phương Tây thời bấy giờ thỉnh thoảng
còn gọi nó là “cha của những loài thực vật.
Bản quyền bài viết thuộc về Admin Khoa Xuân Nguyễn của Hội văn học FB
/>Tiêu được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn những sản phẩm gia vị khác. Nó được dung
một cách rộng rãi nhất như là một loại gia vị, hương thơm và vị cay hòa quyện tuyệt vời
trong một món ăn khai vị cay nóng và thơm ngon.
Tiêu có tác dụng kích thích những hoạt động của cơ quan tiêu hóa, tiết ra nhiều nước bọt và
dịch vị hơn. Tiêu được dung rất nhiều trong công việc bếp núc, nó được trộn trong thịt, hoặc
tiêu cũng được dung trong xúp, cá, nước mắm, dưa muối, nước sốt cà chua hay mắm,…
Tiêu cũng được dung trong y học để điều chế các loại thuốc để điều trị một số bệnh. Tuy
nhiên, hiện nay ít thấy được sử dụng trong các loại thuốc Tây.
Tiêu là một loại gia vị đắt giá, có giá trị thương mại và xuất khẩu cao. Ngày xưa, tiêu còn
được dung để làm lễ vật triều cống và bồi thường chiến tranh. Ngày nay là một mặt hàng
thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế.
Hạt tiêu Việt Nam hiện đã có mặt trên thị trường 30 nước trên thế giới, trong đó châu Âu là
thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm đến 38% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, tiếp
đến là các nước ASEAN với 30% sản lượng, Mỹ khoảng 19% và các nước Trung Đông
khoảng 7,7%.
Hiện nay diện tích cây hồ tiêu trong cả nước có khoảng gần 50.000ha, hàng năm cho sản
lượng trên dưới 100.000 tấn hạt tiêu, trong đó 95% dành cho xuất khẩu. Diện tích hạt tiêu
tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ (chiếm đến 54% tổng diện tích hồ tiêu cả
nước), tiếp đến là các tỉnh Tây Nguyên với 23,7% tổng diện tích, còn lại là các vùng Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ%.
Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk cũng có nhiều điểm triển khai trồng cây hồ tiêu như: Krông Buk, Đrây
Hling. Là một con dân của tỉnh nhà, em tự ý thức được giá trị của cây hồ tiêu trong đời sống
của mảnh đất nơi em sinh ra. Nếu có thể, em sẽ trở thành một kĩ sư nông nghiệp để tìm tòi
và nhân rộng mô hình trồng cây hồ tiêu. Có như thế thì quê hương mới giàu đẹp, mọi người
mới có được cuộc sống ấm no, không còn lo đói nghèo nữa.
Nói tóm lại, cây hồ tiêu là một loài cây rất có giá trị trong nền nông nghiệp của Việt Nam nói

chung và Đắk Lắk nói riêng. Vì thế, mỗi người trong chúng ta nên hiểu thêm về giá trị của
loài cây này cũng như quảng bá hình ảnh cây hồ tiêu của nước ta cho du khách thập
phương và bạn bè trên trường quốc tế.
Bản quyền bài viết thuộc về Admin Khoa Xuân Nguyễn của Hội văn học FB
/>

×