1
HỌC PHẦN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Câu 1:
a) Hãy cho biết chức năng của tiền trong nền kinh tế. Theo bạn, chức năng nào là chức năng chính?
b) Tiền có nhất thiết phải là tiền giấy không? Nếu không phải thì bạn hãy cho biết một số hình thức
khác của tiền.
c) Theo bạn, một thứ có thể được dùng làm tiền tệ hiệu quả thì nên có những đặc tính gì?
Trả lời:
a) Chức năng của tiền:
–Là trung gian trao đổi
–Đơn vị đo lường
–Công cụ lưu giữ giá trị
–Thanh toán kỳ hạn
Chức năng chính là trung gian trao đổi vì thiếu chức năng này thì một thứ không được gọi là tiền nữa
dù nó thực hiện được các chức năng còn lại.
b) Tiền không nhất thiết phải là tiền giấy mà có thể tồn tại ở những dạng khác, miễn là nó thực hiện
được các chức năng của tiền.
Một số hình thức khác của tiền có thể kể là : chi phiếu, tài khoản thanh toán, tiền điện tử, …
c) Có nhiều thứ có thể dùng làm tiền nhưng không phải thứ nào cũng có thể thực hiện chức năng
của tiền một cách hiệu quả. Một thứ dùng làm tiền hiệu quả thì cần một số đặc tính sau:
• Được chấp nhận rộng rãi
• Chất lượng chuẩn hó
• Thuận tiện cho lưu thông
• Khả năng chia nhỏ được
*Tồn tại lâu dài
• Khó làm giả
Câu 2:
a) Bạn hãy trình bày về hai cấp tạo tiền trong nền kinh tế.
b) Giả sử chính phủ liên tục thâm hụt ngân sách và tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu cho ngân
hàng trung ương. Bạn hãy cho biết điều này ảnh hưởng thế nào đến cung tiền?
c) Giả sử chính phủ liên tục thâm hụt ngân sách và phải tài trợ bằng cách bán trái phiếu cho khối tư
nhân. Bạn cho biết điều này sẽ ảnh hưởng ra sao đến cung tiền
Trả lời:
a) Có hai cấp tạo tiền trong nền kinh tế
tạo tiền căn bản (tạo tiền cấp 1): tiền được tạo ra từ các
giao dịch giữa khối nhà nước và khối tư nhân, bao gồm ba loại giao dịch :
- Giao dịch ngân sách của chính phủ
- Giao dịch ngoại hối của Ngân hàng trung ương
- Giao dịch trái phiếu chính phủ của Ngân hàng trung ương
Tạo tiền thứ cấp (tạo tiền cấp 2): tiền được tạo thông qua hoạt động tín dụng của hệ thống ngân
hàng. Qua chu trình nhận tiền gửi – cho vay – nhận tiền gửi, hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra vô số các
tài khoản và
các
tài
khoản này cũng được coi là tiền.
b) Khi chính phủ thâm hụt ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ cho Ngân hàng trung ương,
lượng ti
ền
đã
có trong nền kinh tế vẫn sẽ không thay đổi vì họ không giao dịch với khối tư nhân.
Chính phủ sẽ nhận được một khoản tiền tương ứng từ Ngân hàng trung ương để chi tiêu. Hoạt động
2
chi tiêu này sẽ bơm lượng tiền vừa huy động được vào nền kinh tế, khiến tổng lượng tiền tăng lên
tương ứng.
c) Khi chính phủ thâm hụt ngân sách và phát hành trái phiếu cho khối tư nhân, điều này sẽ không làm
thay đổi cung tiền do lượng tiền được rút ra từ nền kinh tế từ việc bán trái phiếu chính phủ cho tư
nhân lại được chính phủ bơm lại vào nền kinh tế dưới dạng chi tiêu chính phủ.
Câu 3:
a) Ngân hàng trung ương có những công cụ nào để thực hiện chính sách tiền tệ?
b) Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách tác động vào lãi suất ngắn hạn
thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Bạn hãy cho biết cách thức Ngân hàng trung ương có thể tăng
lãi suất ngắn hạn thông qua thị trường mở là như thế nào?
c) Theo bạn, nghiệp vụ thị trường mở có hạn chế là gì?
Trả lời:
a) Ngân hàng trung ương có hai loại công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ
Công cụ trực tiếp: Ngân hàng trung ương tác động trực tiếp để thay đổi hành vi của các thành viên thị
trường theo hướng mình mong muốn:
- Quota tín dụng.
- Trần lãi suất.
- Quota tái chiết khấu.
- Định hướng tư tưởng.
Công cụ gián tiếp: Ngân hàng trung ương dùng cơ chế thị trường để thay đổi hành vi của các thành
viên
t
ham
gia thị trường theo hướng mình mong muốn.
- Nghiệp vụ thị trường mở: ngân hàng trung ương mua bán trái phiếu chính phủ.
- Tái chiết khấu: cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng.
- Tỉ lệ dự trữ bắt buộc: thường ít sử dụng do ảnh hưởng mạnh và lên toàn bộ hệ thống.
b) Ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất ngắn hạn thông qua nghiệp vụ thị trường mở bằng
cách mua hoặc bán trái phiếu chính phủ để điều chỉnh lượng tiền mặt trên hệ thống thanh toán.
Khi ngân hàng trung ương muốn tăng lãi suất ngắn hạn, họ sẽ bán ra trái phiếu chính phủ để rút bớt
tiền ra khỏi hệ thống thanh toán. Khi một số ngân hàng thiếu tiền để thực hiện thanh toán, họ sẽ gia
tăng đi vay và sẽ làm tăng lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng.
Khi ngân hàng trung ương muốn giảm lãi suất ngắn hạn, họ sẽ mua lại trái phiếu chính phủ để bơm
thêm tiền vào khỏi hệ thống thanh toán. Khi một số ngân hàng thừa tiền để thực hiện thanh toán, họ
sẽ gia tăng đi cho
vay
và
sẽ làm giảm lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng.
c) Nghiệp vụ thị trường mở có hạn chế là ngân hàng trung ương phải duy trì được một thị trường trái
phiếu có tính thanh khoản cao. Thứ hai là nghiệp vụ thị trường mở sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản
toàn hệ thống
ngân
hàng
nên sẽ không phù hợp lắm khi Ngân hàng trung ương chỉ muốn can thiệp
vào thanh khoản của một vài ngân hàng riêng biệt.
3
Câu
4: Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm xác định, thi hành, và duy trì chính sách tiền tệ.
a) Các mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì và cho ví dụ về mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện tại của
chính phủ?
b) Bạn hãy trình bày ba khó khăn mà Ngân hàng trung ương có thể gặp phải khi thực hiện chính
sách tiền tệ?
c) Theo bạn, thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả có thể tách rời hoàn toàn với chính
sách tài khóa được không? Giải thích?
Trả lời:
a) Chính sách tiền tệ thường hướng tới 6 mục tiêu chính:
- Ổn định giá cả
- Tạo việc làm
- Tăng trưởng kinh tế
- Ổn định hệ thống tài chính
- Ổn định lãi suất
- Ổn định tỉ giá
Trong hiện tại, chính phủ đang theo đuổi mục tiêu ổn định lạm phát
b) Khi thực hiện chính sách tiền tê, ngân hàng trung ương thường gặp ba khó khăn sau
- Không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc. Trong 6 mục tiêu đã nêu, có một số mục
t
iêu
hầu
như không thể đi đôi với nhau, ví dụ: tăng trưởng kinh tế cao và kiềm chế lạm phát.
- Ngân hàng trung ương chỉ tác động gián tiếp lên nền kinh tế nên kết quả không đảm bảo như
mong muốn. Kết quả cuối cùng còn phụ thuộc vào phản ứng của các thành viên tham gia trong nền
kinh tế với chính sách của ngân hàng trung ương
- Thông tin thị trường có độ trễ nhất định khiến việc ra quyết định có thể không kịp thời. Ngoài ra,
chính sách ban hành cũng cần một thời gian mới phát huy tác dụng, tạo ra độ trễ chính sách, khiến
chính sách tiền t
ệ
có
thể tác động không đúng lúc.
c) Thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả đôi khi cần phải phối hợp với chính sách tài khóa vì hiện
trạng ngân sách của chính phủ cũng sẽ có tác động lên tổng cung tiền trong nền kinh tế. Nếu ngân
4
sách chính phủ bị
thâm
hụt,
nghĩa là chính phủ thu ít tiền hơn là chi ra cho nền kinh tế, một khối
lượng tiền tương ứng đã bị bơm vào nền kinh tế (và ngược lại đối với trường hợp thặng dư ngân
sách).
Câu 5:
a) Bạn hãy cho biết cơ chế tác động của thay đổi cung tiền lên lãi suất và điều này sẽ ảnh hưởng tới nền
kinh tế ra sao?
b) Theo lý luận ở câu (a), để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện
chính sách tiền tệ ra sao?
c) Lãi suất thay đổi sẽ tác động lên hoạt động của các khu vực khác nhau trong nền kinh tế với các
khung thời gian khác nhau. Bạn hãy giải thích câu nói trên?
Trả lời:
a) Khi cung tiền trên hệ thống thanh toán giảm, một số ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản sẽ tăng
đi vay, khiến lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng gia tăng. Nếu tình trạng này diễn ra
trong một thời gian, các ngân hàng phải điều chỉnh lại hoạt động của mình, khiến các lãi suất khác
trong hệ thống như lãi suất cho vay ngắn hạn, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, lãi suất huy
động,…, tăng theo. Khi lãi suất tăng thì các khu vực kinh tế nhạy cảm với lãi suất như bất động sản,
cho vay xây dựng nhà máy, tín dụng tiêu dùng,… sẽ giảm tăng trường. Khó khăn trong các khu vực
này sẽ dần dần lan truyền qua các khu vực khác trong nền kinh t
ế,
khiến
kinh tế tăng trưởng chậm
lại.
b) Nếu muốn tăng tốc nền kinh tế, ngân hàng trung ương sẽ bơm thêm tiền vào hệ thống thanh toán.
Các ngân hàng khi thừa tiền để thanh toán, sẽ tìm cách cho vay lượng tiền dôi dư này, khiến lãi suất
liên ngân hàng giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, các lãi suất khác trong hệ thống cũng sẽ dần dần
giảm theo. Các hoạt động kinh tế nhạy cảm với lãi suất sẽ tăng trưởng mạnh. Tác động này dần dần
lan ra các ngành khác trong nền kinh tế, khiến kinh tế tăng trưởng cao hơn.
c) Khi lãi suất thay đổi, các hoạt động ở các khu vực nhạy cảm với lãi suất như tín dụng mua nhà, bất
5
động sản, tín dụng xây dựng nhà máy mới,…, sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên. Các khu vục kinh
tế khác ít chịu ảnh hưởng của lãi suất sẽ bị ảnh hưởng sau và
có thể chịu hiệu ứng lan tỏa từ thay đổi trong các khu vực nhạy cảm với lãi suất
Câu 6:a) Theo bạn,
„chính
sách tiền t
ệ
‟
có nghĩa là gì?
b) Theo bạn, khu vực nào trong hệ thống tài chính có vai trò quyết định trong việc thực hiện chính
sách tiền tệ?
c) Bạn hãy cho biết quy trình thực hiện chính sách tiền tệ gồm những bước nào?
d) Theo bạn, đối tượng cụ thể mà các ngân hàng trung ương thường chọn để tác động phải thỏa mãn
những điều kiện gì? Ở Việt Nam, đối tượng cụ thể đó là gì?
Trả lời:
a) Chính sách tiền tệ là quy trình mà trong đó ngân hàng trung ương thay đổi cung tiền
để đạt tới một mục tiêu kinh tế nào đó.
b) Theo em, khu vực ngân hàng là khu vực có vai trò quyết định trong việc thực hiện chính sách
tiền tệ
v
ì
đây
chính là khu vực tạo cung tiền và tín dụng chính cho nền kinh tế.
c) Quy trình thực hiện chính sách tiền tệ thường có 4 bước.
• Xác định mục tiêu: ngân hàng trung ương có thể lựa chọn một trong sáu mục tiêu sau:
- Ổn định giá cả
- Tạo việc làm
6
- Tăng trưởng kinh tế
- Ổn định hệ thống tài chính
- Ổn định lãi suất
- Ổn định tỉ giá
• Xác định đối tượng mà ngân hàng trung ương tác động vào để đạt mục tiêu. Ngân hàng trung ương
phải chọn một trong hai đối tượng là quản lý lãi suất hoặc quản lý tổng cung tiền
• Xác định đối tượng cụ thể. Đối tượng tổng thể có thể quá rộng lớn hoặc có nhiều nhân tố ảnh
hưởng, ngân hàng trung ương sẽ phải chọn một đối tượng cụ thể để tác động vào để điều khiển đối
tượng tổng thể.
• Chọn công cụ. Ngân hàng trung ương có thể chọn công cụ để tác động vào đối tượng cụ thể: công cụ
hành chính trực tiếp (ví dụ quota tín dụng, trần lãi suất,…) hoặc công cụ thị trường (nghiệp vụ thị
trường mở, chính sách tái chiết khấu,…)
d) Đối tượng cụ thể được chọn phải thỏa mãn điều kiện : đo lường được, dự đoán được, quản lý được.
Ở Việt Nam, đối tượng cụ thể của chính sách tiền tệ là lãi suất liên ngân
hàng cực ngắn hạn
Câu
7: Giả sử bạn đang sống trong một nền kinh tế thị trường thông thường. Bạn hãy cho biết:
a) Cấu trúc của hệ thống tài chính gồm những thành phần nào?
b) Bạn hãy cho biết chức năng của hệ thống tài chính là gì? Theo bạn, chức năng nào là chức năng
chính của hệ thống tài chính?
c) Như thế nào là lưu thông vốn thông qua thị trường tài chính và lưu thông vốn thông qua tổ chức
trung gian? Cho ví dụ về mỗi loại?
d) “ Một hệ thống tài chính hiệu quả sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Em hãy bình luận về nhận
định trên.
Trả lời:
a) Cấu trúc hệ thống tài chính gồm ba phần:
• Các thị trường tài chính: nơi người thừa vốn và thiếu vốn tương tác trực tiếp để lưu thông vốn. Ví
dụ: thị trường chứng khoán.
7
• Các tổ chức tài chính trung gian: đứng ra huy động vốn từ người thừa vốn và cho người thiếu vốn
vay lại.Ví dụ: ngân hàng, công ty tài chính.
• Các tổ chức quản lý: quản lý và giám sát để bảo đảm hệ thống tài chính hoạtđộng hiệu quả. Ví dụ
NHNN giám sát hệ thống thương mại.
b) Chức năng của hệ thống tài chính là:
• Huy động và phân phối vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn.
• Giúp thành viên tham gia phân phối thu nhập hiện tại giữa tiêu dùng và tiết kiệm để đạt được các
mục tiêu tiêu dùng trong tương lai theo mong muốn.
• Giúp chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ.
Chức năng chính là huy động và phân phối vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn.
c) Lưu thông vốn qua thị trường tài chính nghĩa là lưu thông vốn bằng cách người thừa vốn tương tác
trực tiếp với người thiếu vốn để lưu chuyển vốn. Ví dụ: thị trường chứng khoán.
Lưu thông vốn thông qua trung gian nghĩa là nguồn vốn được các tổ chức tài chính trung gian huy
động từ người thừa vốn rồi cho người thiếu vốn vay lại. Ví dụ: NHTM, công ty tài chính,…
d) Một hệ thống tài chính hiệu quả sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
• Thứ nhất, một hệ thống tài chính hiệu quả sẽ huy động và phân phối vốn tới nơi sử dụng vốn hiệu
quả nhất, giúp đầu tư và sản xuất hiệu quả hơn, kéo theo nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt hơn.
• Thứ hai, hệ thống tài chính hiệu quả sẽ giúp nhà đầu tư phân phối vốn giữa tiêu dùng và tiết kiệm
hiệu quả hơn, từ đó tăng lợi ích kinh tế, thúc đẩy niềm
tin, và gia tăng đầu tư vào nền kinh tế.
• Thứ ba, hệ thống tài chính hiệu quả giúp chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ dễ dàng hơn và góp
phần làm nền kinh tế ổn định hơn.
Câu 8: Giả sử bạn là giám đốc tài chính của một doanh nghiệp
a) Bạn hãy phân biệt thị trường vốn và thị trường tiền tệ? Cho ví dụ về mỗi loại thị trường.
b) Bạn hãy cho biết thị trường vốn và thị trường tiền tệ có thể đáp ứng những nhu cầu tài chính nào của
doanh nghiệp mình.
c) Một doanh nghiệp chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên để huy động vốn cho một dự án
đầu tư. Theo bạn, công ty đó đang tham gia thị trường vốn hay thị trường tiền tệ? Giải thích?
d) Nếu bạn đang kẹt tiền thanh toán đơn hàng trong vài ngày tới, bạn có thể vay ở thị trường nào?
8
Giải thích?
Trả lời:
a) Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch các loại tài sản tài chính có kỳ hạn dưới 12 tháng. Các tài sản tài
chính này còn có thanh khoản, chuẩn hóa rất cao và thường được đảm bảo bởi tài sản của người đi vay.
Ví dụ: thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường tiền tệ liên công ty, thị trường tín phiếu,…
Thị trường vốn là nơi giao dịch các tài sản tài chính có kỳ hạn trên 12 tháng. Ví dụ:
thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu.
b) Thị trường tiền tệ thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp và
chính phủ.
Thị trường vốn thường được dùng để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư dài hạn.
c) Theo em, công ty đang tham gia thị trường vốn vì thị trường vốn là nơi cung cấp vốn dài hạn cho
người đi vay.
d) Nếu doanh nghiệp đang kẹt tiền thanh toán đơn hàng trong vài ngày tới thì họ nên vay vốn trên thị
trường ti
ền
t
ệ
vì bản chất các khoản vay là rất ngắn hạn và để phục vụ nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp mà thôi.
Câu 9:
a) Bạn hãy phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp?
b) Bạn hãy cho biết chức năng của từng thị trường trên?Nếu bạn muốn vay tiền để thực hiện một dự
án đầu
tư
dài
hạn và chọn cách vay trên thị trường cổ phiếu, bạn sẽ vay trên thị trường sơ cấp hay thứ
cấp? Giải thích?
c) Theo bạn, thị trường sơ cấp hay thứ cấp sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến sự tăng trưởng của nền kinh
tế nói chung? Giải thích?
d) Tại sao sự tồn tại của một thị trường thứ cấp phát triển sẽ góp phần quan trọng vào sự
hiệu quả của
thị trường sơ cấp?
Trả lời:
a) Thị trường sơ cấp là nơi các doanh nghiệp thiếu vốn phát hành các tài sản tài chính lần đầu tiên
cho nhà đầu tư để huy động vốn.
Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi những tài sản tài chính đã có trên thị trường giữa những nhà đầu tư
với nhau.
b) Chức năng của thị trường sơ cấp là nơi các doanh nghiệp huy động vốn dành cho kinh doanh.Chức
nằng của thị trường thứ cấp là nơi các nhà đầu tư trao đổi những tài sản tài chính lẫn nhau để thỏa
mãn yêu cần cá nhân.
Nếu phải vay tiền thực hiện một dự án đầu tư dài hạn và chọn vay trên thị trường cổ phiếu, doanh
nghiệp sẽ tham gia vào thị trường sơ cấp vì đây là nơi doanh nghiệp phát hành các tài sản tài chính
lần đầu ra công chúng để huy động vốn.
c) Thị trường sơ cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tăng trưởng của nền kinh tế vì đây chính là nơi các
doanh nghiệp phát hành tài sản tài chính để huy động vốn cho đầu tư. Thị trường sơ cấp sẽ quyết
9
định các doanh nghiệp sẽ huy động được bao nhiêu vốn. Thị trường sơ cấp hiệu quả thì lượng vốn
doanh nghiệp huy động được
sẽ
nhiều
hơn và nguồn vốn sẽ được chuyển tới các doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả nhất, theo đó, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung.
d) Thị trường thứ cấp không tham gia vào quá trình huy động và phân phối vốn nên không ảnh hưởng
trực tiếp đến tăng trưởng nền kinh tế nhưng sự tồn tại của một thị trường thứ cấp hiệu quả sẽ mang lại
tiện ích cho các nhà đầu tư như nhu cầu thanh khoản, nhu cầu tránh rủi ro, nhu cầu thay đổi cấu trúc
thời gian của các khoản đầu tư,…, từ đó, tạo tâm lý lạc quan và an tâm cho nhà đầu tư, thúc đẩy nhà
đầu tư tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn vào thị trường sơ cấp.
Câu 10:
a) Lưu thông vốn thông qua tổ chức trung gian là gì? Cho vd về 3 tổ chức trung gian tc mà bạn biết?
b) Lưu chuyển vốn thông qua thị trường tài chính là gì? Cho vd về 2 thị trường tài chính mà bạn
biết?
c) Những lợi ích của lưu thông vốn gián tiếp là gì?
d) Bạn hãy cho biết những thuận lợi của hình thức lưu chuyển vốn thông qua thị trường tài chính
khiến hình thức này vẫn có thể tồn tại song song với các hình thức lưu chuyển vốn khác?
Trả lời:
a) Lưu chuyển vốn thông qua trung gian là hình thức lưu chuyển vốn mà ở đó, các tổ chức tài chính
đứng ra huy động vốn từ người thừa vốn và cho người thiếu vốn vay. Sự khác biệt giữa lưu chuyển
trực tiếp và lưu chuyển vốn qua trung gian nằm ở mối quan hệ giữa người tiết kiệm, người đi vay, và
trung gian. Tổ chức trung gian có
vai
trò tích cực trong quá trình lưu chuyển bằng việc cho người đi
vay vay tiền và thu lại các tài sản tài chính từ người vay. Người tiết kiệm nhận được tài sản tài chính
được phát hành bởi tổ chức trung gian. Do đó, có mối liên hệ hợp đồng tồn tại giữa người tiết kiệm
và tổ chức tài chính trung gian nhưng không phải
vớ
i
ngườ
i đi vay. Tổ chức trung gian sẽ thụ
hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro từ các tài sản tài chính này.
Ví dụ về tổ chức trung gian: ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng.
b) Lưu chuyển vốn thông qua thị trường là hình thức lưu chuyển vốn mà ở đó người thừa vốn và người
thiếu vốn tương tác trực tiếp với nhau để lưu thông vốn.
Ví dụ: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ.
c) Những lợi ích của lưu thông vốn qua tổ chức tài chính trung gian là:
• Chuyển đổi tài sản
• Chuyển đổi kỳ hạn
• Phân tán rủi ro tín dụng
• Cung ứng thanh khoản
• Giảm chi phí phân phối vốn
d) Lợi ích của lưu thông vốn thông qua thị trường:
• Không phải chịu phí trung gian.
10
• Cho phép tiếp cận nhiều thị trường khác nhau, tạo điều kiện phân tán nguồn thu hút vốn, làm giảm rủi
ro phải dựa vào một nguồn cấp vốn duy nhất.
Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về các dạng tài sản tài chính phát hành để huy động vốn.
Câu 11:
Giả sử bạn đọc mẩu tin sau trên báo:
[…] Theo NHNN (NHNN), để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu do Quốc hội đề ra, trên cơ sở kết
quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, NHNN xác định định hướng, mục tiêu và các giải pháp
lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 như sau:
Thứ nhất, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt để ưu tiên kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp; thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn
định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; hoạt động hệ thống tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo
quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, tổng phương tiện thanh toán (tức là tổng cung tiền M2) tăng khoảng
14-16%, tín dụng tăng khoảng 15-17%; lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức hợp lý phù hợp với
các cân đối kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối. […]
Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo lý thuyết, bạn hãy nêu ra 6 mục tiêu cụ thể mà chính sách tiền tệ có khả năng hướng tới.
b) Theo bài báo, chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2012 sẽ hướng tới những mục tiêu nào
trong
những
mục tiêu bạn đã nêu ở câu (a).
c) Về lý thuyết, một số mục tiêu cụ thể của chính sách tiền tệ có thể thực hiện cùng lúc trong khi một
số mục tiêu lại khó thực hiện được cùng lúc. Em hãy giải thích ngắn gọn về khó khăn này? Em tiên
liệu Việt Nam
có
gặp
phải khó khăn này khi thực hiện chính sách tiền tệ của mình không? Giải thích?
d) Theo lý thuyết, để thực hiện chính sách tiền tệ, đối tượng tổng thể mà NHNN có thể tác động là
gì? Dựa trên bài báo, theo em NHNN đang chọn đối tượng (hoặc những đối tượng) tác động nào?
Trả lời
a) Sáu mục tiêu của chính sách tiền tệ là:
• Ổn định giá cả
• Tạo việc làm
• Tăng trưởng kinh tế
• Ổn định hệ thống tài chính
• Ổn định lãi suất
• Ổn định tỉ giá
b) Các mục tiêu của chính sách tiền tệ như trong bài báo là:
• Ổn định lạm phát
• Ổn định hệ thống tài chính
• tăng trưởng hợp lý
• Ổn định tỉ giá
c) Trong số các mục tiêu của chính sách tiền tệ, có một số chính sách có thể thực hiện cùng nhau (ví
dụ: ổn định hệ thống tài chính và ổn định lãi suất), nhưng cũng có một số mục tiêu khó đi cùng nhau
(ví dụ: ổn định lạm phát và tăng trưởng kinh tế). Trong trường hợp của Việt Nam, chúng ta sẽ gặp
11
khó khăn trong việc thực hiện cả bốn mục tiêu của chính sách tiền tệ vì hai mục tiêu kiềm chế lạm
phát và tăng trưởng kinh tế thường khó đi chung với nhau. Lý do là vì khi muốn giảm lạm phát,
NHNN phải giảm cung tiền, dẫn tới giảm t
ổng
cầu.
Tuy nhiên, khi tổng cầu giảm thì tình hình sản
xuất chung của nền kinh tế sẽ bị định trệ, dẫn tới ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
d) Theo lý thuyết, để thực hiện chính sách tiền tệ, NHNN có thể tác động vào tổng cung tiền hoặc lãi
suất. Tuy nhiên, theo như bài báo thì NHNN sẽ tác động đến cả hai đối tượng; điều tiết tổng cung tiền
tăng trưởng ở mức 14 – 16% và
điều tiết lãi suất phù hợp.
Câu 12:
Giả sử bạn đọc mẩu tin sau trên báo:
Trong tuần đến ngày 23.12, NHNN quay trở lại hút ròng trên thị trường mở (OMO) với tổng lượng
tiền theo một con số thống kê xấp xỉ 10.000 tỉ đồng. Việc hút ròng được NHNN thực hiện trong cả
5
phiên
giao
dịch trong tuần. Bơm hay hút trên thị trường OMO là động thái bình thường của
NHNN, ngay
cả
động
thái hút ròng sau những tuần bơm ròng vừa qua cũng là thể hiện sự linh hoạt
trong việc điều hành cung tiền qua thị trường mở nhằm giảm bớt khó khăn về thanh khoản cho hệ
thống NH cũng như giảm áp
lực
l
ên
lạm phát trong năm 2012.
Song cũng trong tuần này, một tổ chức đầu tư đưa ra nhận định, nhìn chung các ngân hàng cũng không
có nhu cầu hấp thụ hết số tiền mà NHNN chào ra do bản thân những ngân hàng tham gia này thanh
khoản khá tốt. Bên cạnh đó, số ngân hàng này (có đủ điều kiện tham gia thị trường mở với NHNN)
cũng hạn chế
cho
vay
nhiều đối tượng trên thị trường liên ngân hàng.
Không giống như các ngân hàng được tham gia thị trường mở, thời điểm từ nay đến Tết Nguyên đán
được cho sẽ là giai đoạn rất khó khăn trong thanh khoản tiền đồng của các ngân hàng nhỏ. Khó khăn
càng l
ớn
hơn
khi mà theo thông lệ hằng năm, nhu cầu rút tiền trong dân cư tăng mạnh dịp tết trong khi
các ngân hàng này lại bị hạn chế vay liên ngân hàng và không đủ giấy tờ có giá để tham gia thị
trường mở. Chưa nói đến
các
điều kiện vay tái cấp vốn ngặt nghèo hơn và các ngân hàng cũng bị kiểm
soát chặt về trần lãi suất huy động từ dân cư.
Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo bạn, tại sao NHNN thực hiện bơm, rút tiền trên thị trường liên ngân hàng hằng ngày.
b) Để thực hiện hút ròng 10000 tỉ trên thị trường liên ngân hàng bằng nghiệp vụ thị trường mở,
NHNN phải thực hiện ra sao?
c) Khi gặp khó khăn trong thanh khoản hằng ngày, các ngân hàng có thể bù đắp bằng các nguồn nào?
Với
các
ngân
hàng nhỏ, theo bài báo thì họ sẽ có những lựa chọn nào nếu gặp khó khăn thanh
khoản?
d) Với điều kiện thị trường như đã nêu, em hãy dự báo tình hình lãi suất liên ngân hàng trong các
tháng tới
và
t
ình
hình thanh khoản của các ngân hàng nhỏ.
e) Nếu các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, NHNN có thể giúp đỡ bằng cách nào? Trong
12
trường hợp này, NHNN nên sử dụng biện pháp hỗ trợ nào là hiệu quả nhất?
Trả lời:
NHNN thực hiện bơm và rút tiền trên thị trường liên ngân hàng hằng ngày nhằm quản
lý
thanh
khoản của hệ thống ngân hàng.
b) Để thực hiện hút ròng 10000 tỉ trên thị trường liên ngân hàng bằng nghiệp vụ thị trường mở,
NHNN phải bán ra một lượng tương đương các giấy tờ có giá (vd: trái phiếu chính phủ, tín phiếu)
cho các ngân hàng thương mại. Các NHTM khi mua các giấy tờ có giá trị giá 10000 tỉ này phải
thanh toán lại cho NHNN khoản tiền tương đương. Số tiền này sẽ được NHNN lưu giữ và không còn
phục vụ hoạt động thanh toán giữa các NHTM.
c) Khi gặp khó khăn trong thanh toán hằng ngày, các NHTM có thể vay từ các ngân hàng khác đang
thừa thanh khoản, chiết khấu các giấy tờ có giá cho NHNN, hoặc vay có thế chấp từ NHNN. Với
các ngân hàng nhỏ, theo bài báo thì họ không thể vay liên ngân hàng hay tham gia tái chiết khấu các
giấy tờ có giá với NHNN. Họ chỉ còn cách xin vay từ NHNN.
d) Theo em, tình hình thanh khoản của các ngân hàng lớn là không đáng lo ngại nên hoạt động vay liên
ngân hàng và lãi suất liên ngân hàng sẽ không bị thay đổi nhiều. Với các ngân hàng nhỏ, họ không
thể vay liên ngân hàng và tham gia hoạt động tái chiết khấu với NHNN, tình hình thanh khoản sẽ rất
khó khăn vào dịp Tết khi nhu cầu rút tiền tăng cao.
e) Khi các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản, Ngân hàng trung ương có thể giúp đỡ bằng cách
thực
hiện
bơm
thêm tiền vào hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, hoặc thực
hiện tái chiết khấu các giấy tờ có giá, hoặc cho vay trực tiếp tới các ngân hàng gặp khó khăn. Trong
trường hợp này, chỉ có các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn nên NHNN giúp đỡ bằng cách cho vay trực
tiếp các ngân hàng gặp khó khăn có thể là thích hợp nhất.
Câu 13:
Tập đoàn AVN vay 20 000 tỉ với lãi suất 10% mỗi năm, gộp lãi hàng năm và phải trả trong
6 năm kế tiếp. Cuối mỗi năm, tập đoàn phải trả một khoản tiền cố định cho đến cuối năm thứ 6.
Một yêu cầu là các khoản trả góp này cộng lại phải đủ trả nợ gốc là 100 000 tỉ và trả lãi 10% mỗi
năm cho chủ nợ.
a) Bạn hãy tính số tiền AVN phải trả hằng năm.
b) Hãy lập bảng chi tiết trả nợ của AVN trong đó thể hiện phần lãi và gốc mà tập đoàn
phải trả mỗi năm và phần gốc còn lại vào cuối mỗi năm.
c) Tới kì trả nợ thứ 4, lãi suất được ngân hàng điều chỉnh lên 15%. Bạn hãy tính số tiền mà tập
đoàn phải trả góp trong những năm còn lại.
d) AVN gặp khó khăn tài chính và đàm phán xin giãn nợ để trả khoản nợ còn lại trong
10 năm kế tiếp. Các ngân hàng đồng ý với điều kiện lãi suất áp dụng cho phần nợ còn lại là 17%.
Em hãy tính khoản tiền tập đoàn phải trả trong các năm kế tiếp.
13
Trả lời:
1
−
(1
+
i)
−
n
1
−
1.1
−
6
a)
PVA
=
R
=
R
=
20000
=> R = 4592.148 tỉ/năm
i
b)
Bảng trả nợ
0.1
năm trả góp trả lãi trả gốc dư nợ
0 20000
1 4592.148 2000 2592.148 17407.85
2 4592.148 1740.785 2851.363 14556.49
3 4592.148 1455.649 3136.499 11419.99
4 4592.148 1141.999 3450.149 7969.841
5 4592.148 796.9841 3795.164 4174.677
6 4592.148 417.4677 4174.68 0
Cách tính:
Phần trả lãi cho năm 1 = (dư nợ năm 0) x 0.1 = 20000 x 0.1 = 2000 tỉ
Phần trả gốc cho năm 1 = trả góp – trả lãi = 4592.148 – 2000 = 2592.148 tỉ
Dư nợ còn lại tại cuối năm 1 = (dư nợ năm 0) – (trả gốc cho năm 1 ) = 20000– 2592.148 = 17407.85 tỉ
Các năm sau tính toán theo cách tương tự.
c) Tới hết kỳ thứ ba, đầu kỳ thứ 4, dư nợ còn lại của AVN là 11419.99 tỉ. Nếu lãi suất tăng lên 15%,
số tiền mà AVN phải trả góp trong 3 năm còn lại là:
1
−
(1
+
i
)
−
n
1
−
1.15
−
3
PVA
=
R
=
R
=
11419.99 => R = 5001.693 tỉ/năm
i
0.15
d) AVN xin trả khoản 11419.99 tỉ trong vòng 10 năm với lãi suất 17%, mỗi năm họ phải
trả:
1
−
(1
+
i)
−
n
1
−
1.17
−
10
PVA
=
R
=
R
=
11419.99 => R = 2451.376 tỉ/năm
i
0.17
Câu 14: Có hai dự án có kỳ vọng thu nhập như sau:
Năm Dự án A Dự án B
0 - 10000 - 15000
1 5000
5000
2 5000
5000
3 2000
5000
4 1000 10000
5
5000
a) Với lãi suất 12%, theo em dự án nào là khả thi?
b) Khi lãi suất trên thị trường tăng lên 17%, dự án nào là khả thi?
c) Trong tình hình thắt chặt tiền tệ và hạn chế tín dụng ngân hàng, bạn cân nhắc huy động vốn
thông qua thị trường tài chính. Em hãy cho biết một số thị trường mà em có thể thực hiện được
việc này.
d) Em hãy phân biệt thị trường sơ cấp và thứ cấp. Em dùng thị trường nào để thực hiện kế hoạch
trong câu (c)?
Trả lời:
a) Khi lãi suất là 12% thì:
NPV
(
A) = −10000
+
5000
(1
+
0.12)
1
+
5000
(1
+
0.12)
2
+
2000
(1
+
0.12)
3
+
1000
(1
+
0.12)
4
=
509.33
NPV
(B) =
−15000
+
5000
(1
+
0.12)
1
+
5000
(1
+
0.12)
2
+
5000
(1
+
0.12)
3
+
10000
(1
+
0.12)
4
+
5000
(1
+
0.12)
5
=
6201.471
Vì NPV(A) > 0 và NPV(B) > 0 nên cả hai dự án đều khả thi
b) Khi lãi suất tăng lên 17% thì:
NPV
(
A) = −10000
+
5000
(1
+
0.17)
1
+
5000
(1
+
0.17)
2
+
2000
(1
+
0.17)
3
+
1000
(1
+
0.17)
4
=
−291.537
NPV (B) = −15000
+
5000
(1
+
0.17)
1
+
5000
(1
+
0.17)
2
+
5000
(1
+
0.17)
3
+
10000
(1
+
0.17)
4
+
5000
(1
+
0.17)
5
=
3664.981
Vì NPV(A) < 0 nên dự án A không khả thi trong điều kiện lãi suất mới
NPV(B) > 0 nên dự án B vẫn khả thi trong điều kiện lãi suất mới.
c) Nếu chọn huy động vốn qua thị trường tài chính, em có thể chọn huy động qua thị trường cổ
phiếu hoặc/và thị trường trái phiếu.
d) Thị trường sơ cấp là nơi các doanh nghiệp thiếu vốn phát hành các tài sản tài chính lần đầu
tiên cho nhà đầu tư để huy động vốn.
Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi những tài sản tài chính đã có trên thị trường giữa những
nhà đầu tư với nhau.
Do đó, em chọn huy động vốn trên thị trường sơ cấp.
Câu 15:
Bạn muốn có thu nhập đều đặn cho những ngày về hưu và đang cân nhắc hợp đồng với Công ty
Bảo Hiểm ABC. Hợp đồng này sẽ cung cấp một khoản tiền cố định hằng năm cho tới khi chết và
đổi lại, bạn phải trả cho công t
y
mộ
t khoản tiền khi kí kết hợp đồng. Theo tính toán của công ty,
bạn được kỳ vọng sẽ sống thêm 15 năm.
a) Nếu Công ty ABC dùng lãi suất gộp 10% mỗi năm và kỳ vọng tuổi thọ như trên để tính toán, bạn
phải trả bao nhiêu để mua hợp đồng này để nhận mỗi năm 10,000 USD (giả sử chi trả diễn ra vào
cuối năm)?
b) Bạn vừa ký hợp đồng thì lãi suất thị trường giảm xuống còn 5%. Bạn hãy tính giá của hợp đồng
theo lãi suất mới? Giả sử tất cả các điều khoản trong hợp đồng bạn đã ký đều
không thay đổi, theo bạn là bạn đã lời hay lỗ và bao nhiêu?
c) Nếu nam về hưu vào năm 60 tuổi, nữ về
hưu năm 55 tuổi và bạn có 10,000 USD trong hiện tại và bạn 30 tuổi. Bạn bỏ vào tài khoản tiết kiệm
với lãi suất 10% mỗi năm thì đến năm về hưu, bạn sẽ có bao nhiêu tiền? Nếu bạn quyết định mua hợp
đồng bảo hiểm với các điều khoản như trong câu (a) với giá mà bạn đã tính ra, bạn sẽ còn dư (hoặc
thiếu) bao nhiêu tiền?
Trả lời:
a) Trị giá của hợp đồng trên là:
1
−
(1
+
i
)
−
n
1
−
1.1
−
15
PVA
=
R
=
10000
=
76060.8
i
0.1
b) Trị giá của hợp đồng khi lãi suất giảm xuống 5%
là:
1
−
(1
+
i
)
−
n
1
−
1.05
−
15
PVA
=
R
=
10000
=
103796.6
i
0.05
Vì lúc trước em mua hợp đồng với giá 76060.8 và lúc sau giá tăng lên 103796.6 nên em đã lời
103796.6
–
76060.8
= 27735.8 (USD)
c) Với nam, đến khi về hưu, ta sẽ có 10000(1+0.1)
30
= 174494 USD và sau khi mua hợp
đồng ở câu (a), ta sẽ dư ra 174494 – 76060.8 = 98433.22 (USD).
Với nữ, đến khi về hưu, ta sẽ có 10000(1+0.1)
25
= 108347.1 (USD) và sau khi mua hợp
đồng ở câu (a), ta còn dư 108347.1 – 76060.8 = 32286.26 (USD).
TÀI LIỆU HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC VI
MÔ
Câu 1. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến
cầu
(Nêu được các yếu tố ảnh hưởng; nêu được mối quan hệ giữa các yếu tố với cầu)
o Giá cả của bản thân hàng hoá: mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu là nghịch biến.
o Giá cả của những hàng hoá có liên quan:
Hàng hoá có tính chất bổ sung: quan hệ giữa giá hàng hoá này với cầu hàng hoá kia là nghịch
biến.
Hàng hoá thay thế nhau/hàng hoá có tính chất cạnh tranh nhau: quan hệ giữa giá hàng hoá này với
cầu hàng hoá kia là đồng biến.
o Thu nhập của người tiêu dùng:
Hàng hoá thông thường: mối quan hệ giữa thu nhập và cầu là đồng biến.
Hàng hoá thứ cấp: mối quan hệ giữa thu nhập và cầu là nghịch biến.
o Số người tiêu dùng/quy mô thị trường: quan hệ giữa quy mô thị trường và cầu là đồng biến
o Sở thích/thị hiếu của người tiêu dùng: có tính chất định tính; khi thị hiếu thay đổi có ảnh hưởng
đến cầu của hàng hoá; mức độ ảnh hưởng của thị hiếu đến cầu hàng hoá phụ thuộc vào loại hàng
hoá.
o Kỳ vọng của người tiêu dùng: nếu người tiêu dùng/người mua kỳ vọng giá hàng hoá sẽ tăng, cầu
hàng hoá hiện tại sẽ tăng; nếu người tiêu dùng/người mua kỳ vọng giá hàng hoá sẽ giảm, cầu hàng
hoá hiện tại sẽ giảm.
Câu 2. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến
cung
(Nêu được các yếu tố ảnh hưởng; nêu được mối quan hệ giữa các yếu tố với cung)
o Giá cả của bản thân hàng hoá: quan hệ giữa giá và lượng cung là đồng biến.
o Giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào: quan hệ giữa giá yếu tố đầu vào và cung sản phẩm đầu ra
là nghịch biến.
o Công nghệ: công nghệ thay đổi tác động đến năng suất và làm cung thay đổi.
o Các chính sách của chính phủ: một số chính sách tác động làm tăng cung như trợ giá, trợ cấp, bù
lỗ, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp,…; một số chính sách tác động làm cung giảm như chính sách
thuế, các quy định về bảo vệ môi trường, về an toàn lao động,…
o Số nhà sản xuất/số doanh nghiệp/số người bán trong ngành: quan hệ giữa số lượng nhà sản xuất
trong ngành với cung hàng hoá đang xét là đồng biến.
o Khả năng tìm kiếm lợi nhuận từ việc sản xuất hàng hoá khác so với hàng hoá đang xét: nếu khả
năng sinh lời của những hàng hoá khác càng cao thì cung hàng hoá
đang xét càng giảm và ngược lại.
o Kỳ vọng của nhà sản xuất: nếu người bán kỳ vọng giá hàng hoá sẽ tăng, cung hàng hoá hiện tại sẽ
giảm; nếu người bán kỳ vọng giá hàng hoá sẽ giảm, cầu hàng hoá hiện tại sẽ tăng.
Câu 3. Phân biệt sự thay đổi của lượng cầu và sự thay đổi của cầu?
Nêu được hàm cầu Q
d
= f(P, P
r
, I, N
d
, T, E
d
)
Sự thay đổi của lượng cầu: khi giá cả của bản thân hàng hoá (biến P trong hàm cầu) thay đổi sẽ
dẫn đến sự thay đổi của lượng cầu dọc theo đường cầu còn cầu không thay đổi (đường cầu
không dịch chuyển).
Sự thay đổi của cầu: khi các yếu tố khác (các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hoá đang xét,
tức là các biến còn lại trong hàm cầu) thay đổi, cầu sẽ thay đổi (tức đường cầu dịch chuyển);
cầu dịch chuyển sang phải: cầu tăng, cầu dịch chuyển sang trái: cầu giảm.
Câu 4. Phân biệt sự thay đổi của lượng cung và sự thay đổi của cung?
Nêu được hàm cung Q
s
= f(P, P
i
, Te, Ta, N
s
, C
o
, E
s
)
Sự thay đổi của lượng cung: khi giá cả của bản thân hàng hoá (biến P trong hàm cung) thay
đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của lượng cung dọc theo đường cung, còn cung không thay đổi
(đường cung không dịch chuyển).
Sự thay đổi của cung: khi các yếu tố khác (các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hoá đang
xét, tức là các yếu tố còn lại trong hàm cung) thay đổi, cung sẽ thay đổi (tức đường cung dịch
chuyển); cung dịch
chuyển
sang
phải: cung tăng, cung dịch chuyển sang trái: cung giảm.
Câu 5. Các yếu tố tác động đến hệ số co dãn của cầu theo giá cả? Cho ví dụ giải thích?
Tính sẵn có của hàng hoá thay thế: khi tính sẵn có của hàng hoá thay thế đối với hàng
hoá đang xét càng cao thì cầu càng co dãn nhiều và ngược lại. Ví dụ:
- Xét trường hợp cà phê Trung Nguyên: khi giá cà phê Trung Nguyên tăng lên (các yếu tố
khác
không
đổi), người tiêu dùng sẽ dễ dàng chuyển sang dùng các nhãn hiệu cà phê khác, lượng cầu cà
phê Trung Nguyên sẽ giảm đi nhanh chóng (tức cầu co dãn nhiều).
- Xét trường hợp cà phê nói chung: khi giá cà phê tăng lên (các yếu tố khác không đổi), người tiêu
dùng khó tìm ra hàng hoá để thay thế cho cà phê, do đó lượng tiêu dùng cà phê giảm đi ít (tức cầu
co dãn ít).
Giá trị của hàng hoá so với thu nhập của người tiêu dùng: hàng hoá càng có giá trị cao so với thu
nhập của người tiêu dùng thì cầu càng co dãn nhiều và ngược lại. Ví dụ:- Cà phê hiện đang có giá
20.000đ/ly. Nếu giá cà phê tăng 20%, giá cà phê sẽ là 24.000đ/ly. Mức tăng giá là 20% nhưng số tiền
chỉ là 4.000 đồng nên mức độ ảnh hưởng làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng là ít (tức cầu co dãn
ít).
- Chiếc xe hơi có giá 900 triệu đồng. Nếu giá xe hơi tăng 20% thì giá xe hơi là 1.080 triệu đồng.
Mức tăng giá cũng là 20% nhưng số tiền tăng thêm là 180 triệu đồng sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến
quyết định của người tiêu dùng so với 4.000 đồng (tức cầu co dãn nhiều).
Thời gian: trong dài hạn cầu sẽ co dãn nhiều hơn trong ngắn hạn vì trong dài hạn người tiêu
dùng có nhiều phương án tiêu dùng thay thế hơn trong ngắn hạn.
Câu 6. Nêu mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá cả và tổng doanh thu? Cho ví dụ thực
tế minh hoạ?
Nêu công thức tính doanh thu: TR = P x Q.
Nêu công thức tính hệ số co dãn của cầu theo giá cả: E
d
= % thay đổi của lượng cầu /
% thay đổi của giá cả.
Nếu cầu co dãn nhiều │E
d
│> 1: mối quan hệ giữa giá và doanh thu là đồng biến.
Nếu cầu co dãn ít │E
d
│< 1: mối quan hệ giữa giá và doanh thu là nghịch biến.
Nếu cầu co dãn đơn vị │E
d
│= 1: tổng doanh thu là tối đa.
Xăng, điện,… khi tăng giá doanh thu sẽ tăng lên do cầu về xăng là ít co dãn; cá tươi, ăn trong nhà
hàng,… khi tăng giá doanh thu sẽ giảm do cầu của những hàng hoá này theo giá cả là co dãn nhiều.
Câu 7. Trình bày và giải thích các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
Các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
o Có rất nhiều người bán và rất nhiều người mua: mỗi một người bán/nhà sản xuất/doanh
nghiệp và người mua/người tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là rất nhỏ bé so với
toàn thị trường, do đó mỗi một người bán/nhà sản xuất/doanh nghiệp và mỗi một người mua/người
tiêu dùng
không
thể
tác động đến giá cả thị trường.
o Sản phẩm trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là đồng nhất: sản phẩm do các doanh nghiệp/nhà
sản
xuấ
t khác nhau làm ra là hoàn toàn giống nhau, không có bất kỳ sự khác biệt nào.
o Thông tin thị trường là hoàn hảo: người bán và người mua đều hiểu biết rất rõ ràng, chính xác về
chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, giá cả thị trường của sản phẩm.
o Rào cản gia nhập rất thấp: các doanh nghiệp rất dễ dàng gia nhập ngành khi ngành có lợi nhuận
cao
và
cũng
rất dễ dàng rời khỏi ngành khi lợi nhuận của ngành xuống thấp.
Với 4 đặc điểm nêu trên, mỗi một người bán/doanh nghiệp trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo là “người chấp nhận giá”.
Câu 8. Trình bày các đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn? Nguyên tắc tối đa hoá lợi
nhuận của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn? Các kỹ thuật định giá của doanh nghiệp độc
quyền hoàn toàn?
Các đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn
o Có duy nhất một doanh nghiệp/người bán trong thị trường.
o Sản lượng của doanh nghiệp là sản lượng của toàn ngành.
o Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn chính là đường cầu thị trường.
o Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn rất ít co dãn vì không có hàng hoá thay
thế tương tự trong thị trường này.
o Doanh thu biên nhỏ hơn giá bán.
o Không tồn tại đường cung trong thị trường độc quyền hoàn toàn vì không có mối quan hệ
“giá cao bán nhiều, giá thấp bán ít” (P↑↓ ⇒ Q
s
↑↓)
Với các đặc điểm trên, doanh nghiệp trong thị trường độc quyền hoàn toàn là “người
định giá”.
Nguyên tắc tối hoá lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn: doanh nghiệp ấn định
sản lượng sao cho tại mức sản lượng đó doanh thu biên bằng chi phí biên (MR = MC).
Các kỹ thuật định giá của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn: tuỳ thuộc vào mục tiêu của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ:
o Tối đa hoá lợi nhuận: MR = MC
o Tối đa hoá doanh thu: MR = 0
o Tối đa hoá sản lượng mà không thua lỗ: max{P = ATC}
o Đạt tỷ lệ sinh lời α (%) trên chi phí sản xuất trung bình: P = α.ATC
Câu 9. Trình bày các đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền
nhóm? Cho
ví
dụ
thực tế ở Việt Nam về các thị trường có cấu trúc cạnh tranh độc quyền và độc
quyền nhóm?
Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền:
o Có nhiều doanh nghiệp trong ngành.
o Sản phẩm trong thị trường phân biệt hoá: sản phẩm do các doanh nghiệp khác nhau làm ra là
khác nhau (về kiểu dáng, bao bì, mẫu mã, màu sắc, mùi vị, nhãn hiệu,…).
o Cầu của doanh nghiệp co dãn nhiều vì có nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng
o Rào cản gia nhập thấp hoặc trung bình.
o Doanh nghiệp là người định giá nhưng khả năng định giá/quyền lực độc quyền thấp vì cầu co dãn
nhiều.
Đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm:
o Có ít doanh nghiệp trong ngành, hoặc một số ít doanh nghiệp trong ngành kiểm soát phần lớn sản
lượng của ngành.
o Quy mô doanh nghiệp lớn
o Rào cản gia nhập cao (rào cản quy mô vốn và rào cản kỹ thuật).
o Các doanh nghiệp có ảnh hưởng lẫn nhau một cách mạnh mẽ: các doanh nghiệp trong ngành rất
dễ có hành vi “trả đũa” lẫn nhau.
o Đường cầu của doanh nghiệp “gẫy khúc” tại mức giá hiện hành.
Ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền: thị trường các loại hàng hoá tiêu dùng phổ thông như
dầu ăn, dầu gội đầu, kem đánh răng, quần áo, giầy dép,…
Ví dụ về thị trường độc quyền nhóm: thị trường xe hơi, thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ,
thị trường dịch vụ viễn thông, thị trường dịch vụ hàng không,…
Câu 10. Trình bày nguyên tắc tối thiểu hoá thua lỗ của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
trong ngắn hạn?
Trình bày khái niệm ngắn hạn: ngắn hạn là khoảng thời gian doanh nghiệp có một số yếu tố sản
xuất cố định (nhà xưởng, máy móc thiết bị, đất đai,…) và một số yếu tố sản xuất biến đổi (lao động,
nguyên nhiên vật liệu, bao bì đóng gói,…).
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp luôn phải gánh chịu các chi phí cố định bất kể sản lượng sản
xuất của doanh nghiệp là bao nhiêu.
Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là “người chấp nhận giá”.
Khi giá của sản phẩm trên thị trường giảm xuống dưới tổng chi phí trung bình (P < ATC),
doanh nghiệp sẽ ở vào trạng thái thua lỗ, nhưng nếu giá sản phẩm vẫn còn lớn hơn chi phí biến đổi
trung bình (P > AVC) thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất để tối thiểu hoá thua lỗ.
Giải thích: khi P < ATC, doanh nghiệp sẽ thua lỗ, nếu doanh nghiệp ngưng sản xuất (“đóng
cửa”), nó vẫn phải gánh chịu toàn bộ chi phí cố định và khoản lỗ chính là toàn bộ chi phí cố định. Nếu
nó tiếp tục sản xuất, phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi trung bình (P – AVC) sẽ được
dùng để bù đắp vào chi phí cố định, điều này làm cho khoản lỗ sẽ giảm xuống.
Câu 11. Trình bày các nguyên nhân hình thành trạng thái độc quyền trên thị trường?
Do quy định của pháp luật: luật pháp của một quốc gia quy định trong một ngành nào đó chỉ được
tồn tại một hãng duy nhất và doanh nghiệp đó trở thành doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn. Trong
hầu hết mọi trường hợp doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước nên độc quyền do nguyên nhân này
được gọi là độc quyền nhà nước.
Do tính kinh tế theo quy mô: một số ngành có tính kinh tế theo quy mô (như ngành xi măng, ngành
hàng không, ngành sản xuất máy bay,…), tức là khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, chi phí sản
xuất trung bình đơn vị sản phẩm giảm đi một cách nhanh chóng. Khi quy mô doanh nghiệp rất lớn, chi
phí sản xuất trung bình trở nên thấp hơn nhiều so với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vì vậy,
doanh nghiệp có quy mô lớn có thể loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ hơn ra khỏi ngành, trong ngành
sẽ còn lại
một (thường là một số) doanh nghiệp có quy mô lớn và chi phối thị trường.
Do sở hữu bằng sáng chế: người sở hữu bằng sáng chế được luật pháp bảo vệ quyền lợi và trở
thành người duy nhất được quyền sản xuất sản phẩm dựa trên bằng sáng chế. Độc quyền dạng này
là độc quyền có thời hạn.
Do kiểm soát hầu hết các tài nguyên chiến lược: một hoặc một số doanh nghiệp có khả năng
kiểm soát phần lớn các tài nguyên chiến lược và có thể trở thành các doanh nghiệp có quy mô lớn và
chi phối thị trường.
Do sự cách biệt về mặt địa lý: khoảng cách về mặt địa lý có thể tạo ra độc quyền cục bộ tại một số
khu vực.
Câu 12. Những hạn chế của thị trường độc quyền và những giải pháp điều tiết độc quyền của
chính phủ?
Những hạn chế của độc quyền:
o Độc quyền bán giá cao hơn, sản lượng ít hơn so với thị trường cạnh tranh.
o Độc quyền gây ra tổn thất ròng thặng dư xã hội (mất không của xã hội).
o Độc quyền dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực của xã hội.
o Độc quyền dẫn đến sự phân hoá xã hội.
o Độc quyền hạn chế sự phát triển của khoa học – kỹ thuật nói riêng, kìm hãm sự phát triển của xã hội
nói chung (trì trệ, kém năng động do không có áp lực cạnh tranh).
Các giải pháp điều tiết độc quyền của chính phủ:
o Điều tiết bằng chính sách giá trần: chính phủ đặt ra giá trần và không cho phép doanh nghiệp độc
quyền định giá bán cao hơn giá trần.
o Điều tiết sản lượng tối thiểu: chính phủ buộc doanh nghiệp độc quyền không được hạn chế sản lượng
để đẩy giá lên; doanh nghiệp độc quyền sẽ phải sản xuất ở mức sản lượng do chính phủ quy định (hoặc
nhiều hơn).
o Điều tiết bằng chính sách thuế: đánh thuế cao đối với doanh nghiệp độc quyền.
o Ban hành luật chống độc quyền/luật canh tranh để hạn chế tình trạng độc quyền, duy trì sự cạnh
tranh trên thị trường để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
o Phá vỡ doanh nghiệp độc quyền thành các doanh nghiệp cạnh tranh độc lập. Xác lập quyền sở
hữu/kiểm soát của chính phủ.
Câu 13. Thị trường sản phẩm X là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả và sản lượng cân bằng
là: P
0
=
20,
Q
0
= 200. Hệ số co dãn của cầu và cung tại điểm cân bằng là: E
d
= -
3; E
s
= 0,8.
a. Xác định phương trình đường cầu và phương trình đường cung (giả thiết đường cầu và cung là
đường thẳng).
b. Nếu chính phủ đánh thuế sản lượng thì ai chịu thuế nhiều hơn? Tại
sao?
c. Nếu cung giảm thì doanh thu của các nhà sản xuất tăng lên hay giảm đi? Tại sao?
Phương trình đường cầu có dạng: Q
d
= a + bP
Câu 14. Thị trường sản phẩm X là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hàm số cầu và hàm số cung thị
trường như sau:
P = 1350 – 6Q
d
P = 350 + 4Q
s
a. Xác định sản lượng và giá cả cân bằng. Tính hệ số co dãn của cầu và cung tại điểm cân bằng.
b. Chính phủ đánh thuế sản lượng là 50. Xác định hàm số cung mới. Tính sản lượng và giá cả cân
bằng trong trường hợp này. Người tiêu dùng gánh bao nhiêu thuế, nhà sản xuất gánh bao nhiêu,
chính phủ thu được tổng thuế là bao nhiêu?
Câu 15. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí:
TC
=
3q
2
+
20
q
+
3500
a. Xác định các hàm số: TFC, TVC, AFC, AVC, ATC, MC
b. Nếu giá thị trường là P
0
= 320 thì doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận?
Tính lợi nhuận của doanh nghiệp.
c. Nếu giá thị trường giảm xuống còn P
1
= 200 thì doanh nghiệp có tiếp tục sản xuất hay sẽ “đóng
cửa”
(
t
rong
ngắn hạn). Tại sao? Nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất thì lời (lỗ) bao nhiêu?
TFC = 3500; TVC = 3q
2
+ 20q; AFC = 3500/q;
AVC = 3q + 20; ATC = 3q + 20 + 3500/q; MC = 6q + 20
Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
P = MC ⇒ 320 = 6q + 20 ⇒ q
0
= 50
Pr = TR – TC = Pq – (3q
2
+ 20q + 3500) = 320*50 – (3*50
2
+ 20*50 + 3500) = 4000
P = MC ⇒ 200 = 6q + 20 ⇒ q
1
= 30
Pr = TR – TC = Pq – (3q
2
+ 20q + 3500) = 200*30 – (3*30
2
+ 20*30 + 3500) = -800
Doanh nghiệp thua lỗ, nhưng vẫn tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn để tối thiểu hoá thua lỗ, vì nếu
doanh nghiệp ngưng sản xuất (q = 0) nó vẫn phải gánh chịu chi phí cố định (TFC = 3500) và sẽ
lỗ đúng bằng chi phí cố định Pr = -3500
(hoặc có thể tính ATC = 3q + 20 + 3500/q = 3*30 + 20 + 3500/30 = 227 > P = 200 tức doanh
nghiệp thua lỗ; nhưng do AVC = 3q + 20 = 3 * 30 + 20 = 110 < P = 200 nên
trong ngắn hạn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hoá thua lỗ).