KỊCH BẢN CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH TRUNG THU
"VUI HỘI TRĂNG RẰM"
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
A.Diễn viên chính
1. Cuội
2. Bờm
3. Chị Hằng (đóng vai trò là MC luôn)
Diễn viên quần chúng hô đồng thanh trong khán đài
B.Đồ chuẩn bị
1. Quạt mo, quạt pin
3. Chổi lông gà (1 gậy bé bé)
4. Mâm ngũ quả
5. Quần áo cho 3 diễn viên chính
6. Đồ chuẩn bị cho trò chơi
C.Nhạc cần chuẩn bị
1. Thằng Bờm
2. Chú Cuội chơi trăng
3. Cô gái xấu xí (“dù em ko đẹp nhiều… tin vui từ những ai mang đến”)
4. Nào mình cùng lên xe bus, nào mình cũng đi chơi nhé
5. Quạt giấy (điệp khúc, cắt ngắn khoảng 3 – 4 câu đầu)
6. Chiếc đèn ông sao
7. Đêm trung thu
D.Phân công công việc Vui Tết Trung Thu
1. Phụ trách văn nghệ, diễn kịch: Hạnh, Long, Phúc
2. Phụ trách trò chơi : Hùng
3. Phông( khánh tiết) : Đức
4. Hậu cần : Nguyệt Anh, Hà, Viễn
5. Các Đ/c còn lại cùng làm chương trình văn nghệ + trò chơi
E.Hạn cuối công việc :
1. Thứ 2 (24/9): xong chương trình, kịch bản, phân công cv, liên hệ…
2. Thứ 2 – thứ 6 (24.9 – 28.9) : tập văn nghệ + trò chơi
3. Thứ 6 (28.9) :
- Tổng kết, duyệt lần cuối
- Mua đồ cho chương trình
I. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. 18h30 – 19h: Chuẩn bị chương trình
2. 19h – 19h20: Kiểm tra lại lần cuối
3. 19h20 - 19h30: Ổn định tổ chức
4. 19h30 – 19h40 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
5. 19h40 – 21h00 Tổ chức chương trình
6 . Cảm ơn - Bế mạc
II.CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
1.Giới thiệu chương trình và đại biểu
- Hằng Nga: Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo
nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công,
Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước.
- Cuội: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu
thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào
Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.
- Hằng Nga:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”
Cuội: Vui tết Trung thu – đón trăng – nhớ Bác Hồ, những đoàn viên thanh niên
của Chi đoàn BVĐK Nông Cống tổ chức Đêm hội trăng rằm với biết bao điều lý
thú và bổ ích cho các em thiếu niên, nhi đồng là con em cán bộ đang công tác tại
bệnh viện cùng các em thiếu niên, nhi đồng là bệnh nhi đang điều trị tại bệnh
viện. Cùng vui tết Trung thu hôm nay, chúng ta rất vinh dự được đón tiếp các vị
đại biểu.
Xin được trân trọng giới thiệu:
1. Đồng chí: …………………………………
2. Đồng chí:…………………………………
- Cuội: Chúng ta cùng vui mừng chào đón các vị đại biểu đại diện cho các khoa
phòng, đoàn thể, các bậc phụ huynh, các anh chị đoàn viên thanh niên trong chi
đoàn BVĐK Nông Cống và hơn ……… em thiếu nhi là con em cán bộ đang
công tác tại tại bệnh viện cùng các em thiếu niên, nhi đồng là bệnh nhi đang điều
trị tại bệnh viện đã có mặt đông đủ, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
- Hằng Nga: Tiếp tục chương trình tôi xin trân trọng giới thiệu đồng chí
…………… ……… ………….lên phát biểu động viên các em thiếu niên nhi
đồng đang có mặt trong đêm Vui hội trăng rằm ngày hôm nay. Xin trân trọng
kính mời đồng chí.
- Cuội: Vừa rồi chúng ta đã được nghe bác……………………………. Phát biểu
động viên và thể hiện sự quan tâm của các bác, các cô các chú lãnh đạo Bệnh
viện tới các em thiếu niên, nhi đồng. Chúng mình sẽ cùng nhau xin hứa sẽ chăm
ngoan học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ các em có đồng ý không?
(Hằng Nga và Cuội cùng đưa mic xuống phía các em) (đồng thanh: Đồng ý)
III Chương trình Vui Tết Trung Thu
- Girl 1 : này Bờm, Bờm có biết hôm nay là ngày gì không mà chẳng đổi quạt mo
cho phú ông đi !
- Bờm : Ơ, ngày gì mà phải đổi ? Quạt mo vừa to vừa đẹp, mỗi lần quạt là như
“chém gió”, mát ơi là mát…( vừa đi vừa vênh mặt, phe phẩy các cô 1 lượt đổ
xiêu vẹo) quạt về phía các cô
- Girl 2 : Bờm vẫn đúng là Bờm ! Ngốc ơi là Ngốc…ccc (ấn 1 ngón tay vào giữa
trán Bờm rồi bước lên trên). Hôm nay là Rằm Trung Thu, ngày mà mặt trăng to,
tròn và sáng nhất (làm động tác vẽ vòng tròn). Ơi anh chị em
ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
- Đồng thanh hô : Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
- Girl 2 : Rằng thì là mà đêm nay ta đi phá cỗ nào….
(cả lũ kéo nhau chạy ra ngoài sân khấu, Bờm chạy với theo nhưng không kịp)
- Bờm : huhu…. Thế là các bạn bỏ Bờm đi phá cỗ rồi. Hôm nay Bờm chỉ có quạt
mo này để chơi thôi (nét mặt tỏ vẻ thích thú với cái quạt mo)
“Quạt trần to (chỉ lên trời)
Quạt máy nhỏ (chỉ dưới đất)
Cũng không bằng quạt mo nhà ta”
(Bờm vừa đi loanh quanh sân khấu, vừa phe phẩy quạt khoái chí)
- Đồng thanh hô: “Cũng không bằng quạt mo nhà taaaa…”
(Cuội từ cánh gà chạy ra, chống gậy, vuốt râu)
- Cuội: Ối, ối, ối! Ai làm gì mà gió to bão lớn thế này? (nghiêng ngả, nhìn nó
xung quanh). A! Tưởng Bà La Sát dùng quạt ba tiêu thổi gió, hóa ra lại là Bờm
nhà ta. Chào chú Bờm, lâu lắm không gặp chú.
- Bờm: Ô… anh là…? (cắn móng tay, ra điều vắt óc suy nghĩ)
- Cuội: ấy ấy, mới có một năm không gặp mà chú đã lớn phổng phao rồi nhỉ? (vỗ
vai ra vẻ thân quen)
- Bờm: đau đau em… mà nói thật, em cũng chẳng nhớ đại ca là ai đâu ạ (gãi đầu
gãi tai)
- Cuội: chẹp, chán chú quá! Nào ngồi đây, anh gợi ý.
(Bờm ngồi xuống sân khấu, 2 tay chống cằm, mắt chớp chớp.
Cuội rao bước quanh sân khấu, 2 tay chắp đằng sau. Cuội đi đến đâu, Bờm xoay
người theo đấy)
- Cuội: mấy nghìn năm trước, lâu ơi là lâu, xưa ơi là xưa. Anh đã từng là một cậu
nhóc như chú bây giờ (chỉ gậy vào người Bờm, Bờm tung chân gạt gậy). Rồi thì
một ngày đẹp giời, anh đi chăn trâu mà mải chơi, để trâu ăn lúa nhà người, về nhà
bị cô chú mắng (tủi thân khóc, lấy khăn thấm nước mắt, vắt nước chảy ròng ròng)
- Bờm: vâng, em hiểu nỗi lòng bác. Rồi sao nữa bác?
- Cuội: ừ đấy, rồi thì anh ra gốc cây đa ngồi, cũng bằng cái dáng chú đang ngồi ý
(cầm gậy chỉ Bờm đang ngồi). thế mà như nào ngủ quên mất, cây đa bay tuốt lên
trời.
- Bờm: oái oái, em nhớ ra anh rồi nhưng em sẽ đố các bạn thiếu nhi xem anh là ai
nhé…
“Các bạn ơiiiiiiiiiiiiiiii” tớ đố các bạn đây là ai nào?
(Gọi trả lời + trao quà)
- Bờm: đấy anh thấy em giỏi không?
(các em nhỏ + Đoàn viên Thanh niên ở dưới đồng thanh hô giỏi)
- Cuội: ừ thì giỏi, thế các bạn có biết hát không???các bạn tặng anh một bài hát
đi nào
(Múa hát của các em thiếu niên nhi đồng sẽ bổ sung sau)
- Cuội: Các bạn hát hay quá đi!!!
. Ở dưới này chú có bao nhiêu là bạn. Trên kia anh chỉ có mỗi 1 mình, chị Hằng
Nga thì đi thẩm mỹ suốt. Anh nói nhỏ nhé (thì thầm): nhờ thế mà hôm trước
Thiên đình tổ chức thi Hoa hậu Thiên Cung, Hằng Nga nhà ta đoạt giải “Người
đẹp dao kéo” đấy
- Bờm: úi trời, bà đấy ngày xưa béo mũm mĩm, số đo 3 vòng như cái bánh mì,
mặt dài ngoằng như kẹo kéo. Ngày đấy
“Em có một ước ao
Em có một khát khao
Làn da em, làn da nâu, làn da em đẹp như da trâu”
Vậy mà cũng đoạt giải hả anh?
- Cuội: thời ấy xưa rồi, bây giờ cứ gọi là:
“Da trắng như tuyết
Môi đỏ như son
Tóc đen như gỗ mun”
Chị Hằng bỗng từ đâu xuất hiện, tay cầm chổi lông gà, cầm chổi đuổi:
- Hằng: áh àh, dám đứng đây mà túm năm tụm ba nói xấu chị ah? Này nhé
Nhạc Cô gái xấu xí: “Dù em không đẹp nhiều… tin vui từ những ai mang
đến”
Chị Hằng chống nạnh đi lượn vòng sân khấu trong khi đang play nhạc. Cuội +
Bờm ngả người theo hướng đi của Hằng, đến câu cuối cả 2 cùng xỉu
- Hằng: (lấy chổi vụt vụt) này này, tỉnh tỉnh!!! Đúng là mình có vẻ đẹp “nghiêng
nước nghiêng thành” (cười thẹn)
- Đồng thanh: ối giời ơi, chúng em công nhận ạ!!!!
- Hằng: mà hôm nay Trung Thu các em có biết gì về Sự tích Tết Trung thu
không?
- Bờm: À cái này thì em biết. Để em xem nào? (lục các túi áo túi quần lấy ra
mảnh giấy viết về Sự tích Tết Trung thu và đọc.
Nguồn gốc tết Trung thu
Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên
hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn
sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành
mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống
gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị
thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
- Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?
Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một
chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa
nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây
thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y
cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo
những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía.
Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông đưa nhà vua trở lại cung
điện. Về đến trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ
phút đầy thơ mộng nên để kỷ niệm ngày du Nguyệt điện, nhà vua đã đặt ra Tết
Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là
Tết Trông trăng.)
- Hằng: Oh em không Bờm như nhiều người nói đâu. Em thông minh đấy. Các
cụ có câu: Một mẩu bút chì hơn một trí nhớ tốt. Em biết ghi chép thế là thông
minh lắm đấy. Các bạn nhỏ ơi. Các bạn phải học tập theo Bờm nhé. Khi đi học
nhớ ghi chép cẩn thận.
- Dưới hô: Vâng ạ.
- Hằng: Hôm nay là Tết Thiếu nhi, cách đây mấy ngày Chị nhận được Giấy mời
do các anh chị trong BCH chi đoàn BVĐK Nông Cống gửi qua fax và email mời
chị em ta xuống đây vui Tết Trung Thu cùng bạn thiếu nhi đấy. Giấy mời ghi rõ
địa điểm là sân trước PK BVĐK Nông Cống các em có đi không?
- Cuội + Bờm: hay quá, Chị cho chúng em đi với.
- Cả ba đồng thanh: Chúng ta cùng đi nào!
Nhạc “nào mình cũng lên xe bus, nào mình cùng đi chơi nhé”
3 người nối đuôi nhau chạy 1 vòng quanh sân khấu
- Hằng: đến nơi rồi, chúng mình cùng chơi nào.
- Hằng, Cuội, Bờm: các bạn ơiiiiiiiiiiiiiiiii! Các bạn biết hôm nay là ngày gì
không?
- Ở dưới đồng thanh: Tết Trung Thu
- Hằng: Thế các em biết Tết Trung thu thường có món ăn hay đồ vật gì không?
Ai biết giơ tay trả lời nào?
Hằng: lúc này đóng vai MC
Cuội + Bờm: hoạt náo dưới sân khấu, đưa mic cho các em
- Hằng: vậy bây giờ các em có muốn tham gia hát các bài hát liên quan đến Tết
Trung Thu không?
- Duới đồng thanh: Có ạ
- Hằng: Mở đầu cho tiết mục văn nghệ đêm nay là sẽ gửi đến các quý
vị đại biểu bài hát:
- Cuội: Tiếp tục chương trình xin mời cháu
- Hằng: Xin mời
Hát xong.
- Bờm: Chị Hằng ơi em muốn chơi trò chơi cơ.
- Chị Hằng: Được rồi ngay bây giờ sẽ đến phần trò chơi. Thế em có trò chơi nào
vui nhộn để các bạn cùng tham gia hay không?
- Bờm: Em có, em có. Bạn nào muốn chơi trò chơi thì giơ tay. (lựa chọn 02 đội
mỗi đội khoảng 4 em đều nhau tổ chức chơi trò chơi Chuyền bóng: phố biến
luật, hướng dẫn chơi…Thi đấu 03 hiệp thắng 2)
Các bạn nhỏ chơi xong trao quà cho 02 đội.
- Cuội: Vậy là các bạn đã được chơi trò chơi rồi. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục
chương trình văn nghệ với bài hát qua sự trình bày của
cháu
- Hằng: Cháu sẽ gửi tặng các bác, các cô chú, các anh chị
cùng toàn thể các bạn bài hát
- Cuội: Tiếp tục chương trình là bài hát do
cháu trình bày.
- Hằng + Cuội: phù phù, các bạn ở đây giỏi thật. Nóng nóng!!! Cuội, quạt
- Bờm: Em chả thấy nóng gì cả. (ra vẻ quạt quạt vì có chiếc quạt mo)
Cuội lon ton chạy theo đòi mượn nhưng Bờm nhất quyết không cho.
- Hằng: thời buổi nào rồi còn dùng quạt mo, xem chị đây. (rút từ trong túi ra quạt
pin 10k, đảo 1 vòng trên sân khấu)
Nhạc “quạt giấy”, Cuội + Bờm lon ton chạy theo. Chị Hằng đột nhiên tắt phụp
- Hằng: zô zuyên! Gió chiều nào theo chiều nấy
- Bờm: chị chị, hay đổi cho em cái quạt mo lấy quạt xịn xịn này đi. Phú ông đổi 3
bò 9 trâu em cũng ko ưng, nhưng cái quạt của chị thì em ưng rồi đấy
- Cuội: ấy ấy, bà chị đừng nghe nó, quạt mo là động cơ tay, quạt chị là động cơ
pin con thỏ nhé, ko nên ko nên. Còn chị lấy tạm gốc đa của em về mà ngủ, êm
lắm êm lắm. Còn cái quạt của chị thì để em cầm cho đỡ nặng.
(Cuội định giật nhưng chị Hằng đã nhanh tay giơ lên. Cuội + Bờm nhao nhao
với)
- Hằng: Thôi thôi! Hai đứa nghe lời chị nào. Nghiêm! Đằng trước quay!
(Cuội + Bờm đừng nghiêm, quay mặt về phía khán giả)
- Hằng: này này, chị bảo cho mà nghe! Trung thu phá cỗ thật là vui ghê! Chiếc
quạt này sẽ để 3 chị em ta dùng chung tại gốc đa của Cuội trong Tết Trung Thu,
Cuội sẽ không phải 1 mình trong ngày Trung Thu nữa. Được không nào?
- Đồng thanh: dạ được ạ!
- Hằng: còn bây giờ, chúng ta cùng phá cỗ Trung thu nào! Các bạn nhỏ ơi, cùng
lên phá cỗ Trung thu với các anh chị nào.
Nhạc “Đêm trung thu” – tất cả các anh chị và các em hát đồng thanh trên sân
khấu.
HẾT