Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tân thư và phong trào Duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kì cận đại_2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.86 KB, 4 trang )

Tân thư và phong trào Duy tân
ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt
Nam thời kì cận đại







Lịch sử phát triển của một số quốc gia châu Á thời kỳ cận đại (cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX) ghi nhận một hiện tượng khá phổ biến, đó là sự xâm nhập, ảnh hưởng của các
tư tưởng tự do, dân chủ, dân quyền từ các nước châu Âu và phương Tây vào quá trình vận
động, biến chuyển của lịch sử xã hội cũng như lịch sử tư tưởng-chính trị và học thuật của
các nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Dấu hiệu rõ
nhất cho thấy quá trình chuyển mình lịch sử này là phong trào Duy tân diễn ra gần như
cùng một thời điểm ở hàng loạt quốc gia Đông và Đông Nam châu Á, trong đó, Tân
thư có một vai trò hết sức quan trọng.

Nhật Bản là quốc gia đi đầu và đến đích sớm trong phong trào Duy tân. Từ 1868, vua
Minh Trị đã tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách dựa trên ý chí Nhật Bản cộng với mô
hình xã hội và thiết chế chính trị phương Tây. Trong cuộc cách mạng này, ngoài con đường
trực tiếp đưa người đi học tập, đào tạo ở nước ngoài, hoặc mời chuyên gia nước ngoài vào
giảng tại các trường đại học ở trong nước, thì Tân thư là nhịp cầu tư tưởng quan trọng kết
nối người Nhật với người phương Tây. Nhờ đó mà người Nhật sớm thoát khỏi ảnh hưởng
tư tưởng chính trị và học thuật Trung Hoa, khi ấy đã trở thành lạc hậu, bảo thủ, kìm hãm sự
phát triển của lịch sử; đồng thời, đó cũng là phương tiện quan trọng nhất để người Nhật tiếp
cận và tiếp thu một cách có bài bản, hệ thống không chỉ các tri thức, các thành tựu về khoa
học kỹ thuật, mà còn cả những tư tưởng mới về tự do, dân chủ, dân quyền; về các thiết chế
xã hội từ các nhà tư tưởng – triết học châu Âu như R. Descartes, Voltairre, J. Rousseau,
Motesquieu… Được sự ủng hộ của tầng lớp Samurai là tầng lớp tư sản đang lên, Thiên


hoàng – Minh Trị và các nhà Duy tân Nhật Bản nhanh chóng đưa nước Nhật trở thành một
quốc gia hùng cường ở châu Á có tiềm lực trí tuệ và tiềm lực vật chất kỹ thuật để đuổi kịp
và vượt các nước Âu-Mỹ chỉ trong vòng trên dưới 30 năm. Những tài liệu được coi là Tân
thư ở Nhật Bản thời kỳ này là những sách báo có xuất xứ từ Âu - Mỹ, bao gồm cả sách
khoa học kỹ thuật lẫn sách khoa học xã hội, văn hóa và văn học. Tính đến năm 1887 đã có
633 cuốn về triết học, chính trị kinh tế học, lịch sử văn hóa học và 120 cuốn về văn học
(tính đến 1890) được dịch và giới thiệu chủ yếu từ tiếng Anh và tiếng Pháp
(1)
. Những trí
thức lỗi lạc của Nhật Bản đương thời như Fukazawa Yukichi, Kato, Taguchi… đã góp phần
quan trọng vào việc mở rộng tầm mắt, mở mang tri thức cho người Nhật thông qua hoạt
động dịch thuật và biên khảo.

Cùng với những chuyển biến mau lẹ trong nhận thức tư tưởng và trong tư duy học
thuật, Tân thư còn làm thay đổi đáng kể ngôn ngữ văn chương, đặc trưng thể loại và hệ
thống khái niệm, thuật ngữ khoa học của người Nhật. Chữ Hán và chữ Kana vốn có vị trí
rất quan trọng và tồn tại rất lâu dài trong đời sống văn hóa Nhật Bản cũng từng bước được
cải biến, phát triển để chuyển tải những tư duy mới, diễn đạt những tư tưởng mới đang
xuất hiện và phát triển trong đời sống văn hóa, khoa học của đất nước.

Nghiên cứu, lý giải hơn 100 năm phát triển của đất nước Nhật Bản kể từ Thiên
hoàng – Minh Trị (1868) đến nay, không thể phủ nhận được ảnh hưởng mọi mặt từ các
nước Âu – Mỹ, trong đó, Tân thư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khai mở tinh
thần, kích thích ý chí cải cách, duy tân, đưa Nhật Bản sớm đạt được vị thế mong muốn
trong khu vực và trên thế giới.

Ở Trung Quốc, chiến tranh nha phiến năm 1840 được coi là mốc mở đầu thời kỳ
Cận đại và kết thúc bằng cuộc vận động Ngũ Tứ (1919). Trong thời gian gần 80 năm này,
Trung Quốc vừa phải đối mặt với các thế lực tư bản ngoại bang, vừa phải đối mặt với thể
chế chính trị phong kiến nhà Thanh đang trên đà suy thoái, phản động, cản trở bước tiến

của lịch sử. Sau chiến tranh nha phiến là cuộc cách mạng nông dân Thái bình thiên quốc
(1851-1864); là chiến tranh Trung – Pháp (1884-1885); chiến tranh Trung – Nhật (1885-
1995); là Mậu Tuất chính biến (1898); là Nghĩa Hòa Đoàn (1900); là Cách mạng Tân Hợi
(1911) và phong trào Ngũ Tứ (1919). Tất cả các sự kiện đó, hoặc ít hoặc nhiều đều chịu
sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình tiếp xúc, đụng độ với phương Tây trên các
phương diện: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học và tư tưởng. Nếu
như về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao, sự thất bại liên tiếp của Trung Quốc trước
các thế lực ngoại bang là một bài học lịch sử đánh thức lòng tự trọng dân tộc của người
Trung Quốc, thì về mặt văn hóa, khoa học và tư tưởng, quá trình tiếp xúc với phương Tây
lại mang đến cho Trung Quốc một làn gió mới, một luồng sinh khí mới, một vận hội lịch
sử mới để cải cách và duy tân.

Tương tự như ở Nhật Bản, trong quá trình vận động cải cách và duy tân, Tân
thư đóng một vai trò quan trọng. Đến lúc này, các nhà duy tân Trung Quốc không cần
phải tìm đâu xa, chỉ cần hướng sang nước láng giềng Nhật Bản, vốn là một nước nhỏ,
từng nằm trong vòng cương tỏa của tư tưởng học thuật và văn hóa Trung Hoa, đã có thể
cảm nhận được những gì cần cho đất nước mình. Trừ số ít những người được học ở nước
ngoài, biết ngoại ngữ như Nghiêm Phục (1853-1921), học ở Anh về, tự dịch cuốn Thiên
diễn luận của Hussley để giới thiệu thuyết tiến hóa, hay Vương Quốc Duy (1877-1927)
biên soạn những công trình nghiên cứu, khảo cứu về triết học của Kant, Shopenhauer…
còn phần lớn các nhà cải cách và duy tân Trung Quốc như: Củng Tự Trân (1792-1841),
Ngụy Nguyên (1794-1856), Phùng Quế Phân (1809-1874), Vương Thao (1827-1879),
Khang Hữu Vi (1858-1927), Lương Khải Siêu (1873-1929), Đàm Tự Đồng (1865-1898),
Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Hoàng Tôn Hiến, Tôn Trung Sơn, v.v… đều tiếp xúc và tiếp
thu tư tưởng duy tân qua Tân thư chủ yếu là những sách bằng chữ Hán được phổ biến ở
Nhật Bản.

Thấm nhuần những tư tưởng từ Tân thư, người thì đề xuất cải cách chính phủ;
người thì chủ trương nghiên cứu, truyền bá các học thuyết kinh tế và khoa học của
phương Tây, lên tiếng đòi cải cách xã hội; người thì đòi cải cách văn hóa, văn chương và

học thuật; người thì công kích vào dường mối đạo đức phong kiến; người thì chủ trương
tiến hành cách mạng tư sản, đề cao chủ nghĩa Tam dân; người thì ủng hộ đường lối cải
lương, người thì theo đường lối bạo động, v.v…

×