Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

phân tích quan điểm hồ chí minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.84 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… 1
NỘI DUNG…………………………………………………………………………… 1
I. Quan điểm của C.Mác và V.L.Lênin về tính tất yếu của thời kỳ quá độ… 1
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…. 2
1. Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam………………………… 2
a. Về hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam……………………… 2
b. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…………… 2
c. Mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam… ……… 3
d. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam …… 3
e. Những nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam… 4
2. Về bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…………… 4
a. Nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam………………………… 4
b. Bước đi của thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ………………. 5
c. Phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam ……………………………………………………………………… 5
3. Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ …………………. 6
III. Sự vận dụng phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta vào
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay……………………………. 7
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………… 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………. 9
1
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một hệ thống
bao gồm các luận điểm về tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ và các hình thức,
biện pháp, bước đi trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ngày nay,
chúng ta đang xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh, điều kiện trong
nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi so với sinh thời Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những
luận điểm của người về xây dựng chủ nghĩa xã hội đã và đang được Đảng ta vận dụng
một cách sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới đất nước. Với
mong muốn tìm hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, em


đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam” để làm đề tài cho bài tập lớn học kỳ của mình.
NỘI DUNG
I. Quan điểm của C.Mác và V.L.Lênin về tính tất yếu của thời kỳ quá độ
Quan điểm của C.Mác về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đề cập đến tính tất yếu của thời kỳ quá độ, trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh
Gôta, C.Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là
một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn
là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.
Quan điểm của Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
V.I.Lênin viết: “Nếu phân tích tình hình chính trị hiện nay, chúng ta có thể nói rằng
chúng ta đang ở vào một thời kỳ quá độ trong thời kỳ quá độ” và “Với sự giúp đỡ của
giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – Viết và
2
qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”
Như vậy theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, có hai
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội: một là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ
các nước tư bản phát triển cao; hai là, quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ các
nước tiền tư bản, bỏ qua chế độ tư bản với những điều kiện nhất định.
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a. Về hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế ở
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành
giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ
nghĩa xã hội. Như vậy, quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam là quan niệm về hình thái quá độ gián tiếp, cụ thể là quá độ từ một xã hội

thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Chính ở nội dung cụ thể này, Hồ Chí
Minh đã cụ thể hóa và làm phong phú thêm lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
b. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thứ nhất, Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm bao trùm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam là “…từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đặc điểm này thâu
tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp, chi phối toàn bộ tiến trình quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể làm nhanh được
mà phải làm dần dần và là một quá trình vô cùng khó khăn, phức tạp.
3
Thứ hai, Xuất phát điểm lên chủ nghĩa xã hội còn quá thấp.
Về kinh tế: nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chính với lực sản xuất thấp
kém, quan hệ sản xuất manh mún, đại đa số là nông dân mang nặng tư tưởng nho giáo,
phong kiến, tiểu nông. Công nghiệp, thủ công nghiệp chậm phát triển.
Về chính trị: Miền Bắc vừa mới giành được độc lập, hậu quả chiến tranh còn nặng
nề, vừa khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phát triển kinh tế, vừa thực
hiện chính sách xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam còn non yếu, kinh nghiệm xây dựng
chủ nghĩa xã hội còn chưa có
Về văn hóa: 95% dân số Việt Nam mù chữ.
Thứ ba, Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam tạm
thời chia thành hai miền: Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân; miền
Bắc vừa bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa làm hậu phương lớn cho
cách mạng miền Nam.
c. Mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh chỉ rõ mâu thuẫn chủ yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ xã hội mới có
kinh tế phát triển và đảm bảo công bằng xã hội với tình trạng lạc hậu, kém phát triển
và những cản trở, phá hoại của của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Người

nói: “ Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc
nhất, bởi vì, “Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, xưa nay chưa từng có
trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý
nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ
sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới… phải dần dần
biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp”. Do vậy,
thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài, gian khổ và đầy khó khăn phức tạp.
4
d. Nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ là: “… phải xây dựng nền
tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã
hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong
quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây
dựng nền kinh tế mới, xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.
e. Những nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Về những nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ
Chí Minh chỉ rõ phải:
- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.
- Phát huy tính tích cực, chủ động của của các tổ chức chính trị - xã hội.
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Về bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a. Nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Có hai nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đó là:
Thứ nhất, quán triệt những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội có mục tiêu, nguyên lý chung giống nhau,
song mỗi nước lại có đặc điểm lịch sử khác nhau, nên phương thức, biện pháp, bước
đi, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau. Vì vậy theo Người, trước hết, cần
phải học tập những kinh nghiệm dồi dào của các nước, nhưng không được máy móc,

giáo điều.
Thứ hai, nước ta có những đặc điểm riêng, nên cần phải độc lập suy nghĩ, điều
tra nghiên cứu. Từ đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Ta không thể giống Liên Xô… ta
có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
5
b. Bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Do vấn đề còn quá mới, Hồ Chí Minh chưa có điều kiện làm rõ nó sẽ gồm mấy
chặng đường với những nội dung cho từng chặng, nhưng qua thực tế một số năm
người đã chỉ rõ: “Ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn
còn nhiều và lâu dài”, “phải làm dần dần”, “không thể một sớm một chiều”, ai nói dễ
là chủ quan và sẽ thất bại.
Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là
phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh” nhưng “chớ ham làm
mau, làm rầm rộ… Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần”. Nghĩa là phải
kiên trì bắc những nhịp cầu nhỏ, vừa tầm, lựa chọn những giải pháp trung gian, quá
độ. Ví dụ, người nói về bước đi trong cải tạo nông nghiệp: … lúc đầu là cải tạo ruộng
đất, sau tiến lên một bước là tổ chức đổi công sao cho tốt, cho khắp, lại tiến lên hình
thức hợp tác xã dễ dàng, rồi tiến lên hợp tác xã cao hơn. Về bước đi trong phát triển
công nghiệp, Người căn dặn không được nóng vội,chủ quan…Ta cho nông nghiệp là
quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau đó mới
đến công nghiệp nặng.
c. Phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, chống
giáo điều, rập khuôn, duy ý chí. Tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều
kiện có chiến tranh được coi là sự sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh bổ sung vào học
thuyết xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cụ thể:
+ Theo Hồ Chí Minh, trong bước đi và cách làm chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc phải
thể hiện được sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam;
6

+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn
phá…phải kết hợp cải tạo với xây dựng trên tất cả các lĩnh vực, mà xây dựng là chủ
chốt và lâu dài;
+ Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân,
vì vậy cách làm là đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”, đó là “chủ nghĩa
xã hội nhân dân”, không phải là chủ nghĩa xã hội Nhà nước” được ban phát từ trên
xuống .
+ Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò quyết định của biện pháp tổ chức thực
hiện, Người nhắc nhở: chỉ tiêu một,biện pháp mười,quyết tâm hai mươi ,…mới hoàn
thành được kết quả đặt ra.
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
đang được Đảng ta kế thừa, vận dụng và phát triển trong công cuộc đổi mới hiện nay.
3. Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
Về chính trị: Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Cần chỉnh đốn
nâng cao sức chiến đấu và xây dựng cơ cấu tổ chức Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
mới của cách mạng. Đảng phải gắn bó với dân, được nhân dân tin yêu, ủng hộ; củng
cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, lấy nòng cốt là liên minh công nhân, nông
dân và trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước,
củng cố và tăng cường sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị.
Về kinh tế: Xây dựng cơ cấu kinh tế ngành, thành phần kinh tế và vùng. Xây dựng
cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp, củng cố hệ thống thương nghiệp. Đối với kinh tế
vùng, kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn cần được phát triển đồng đều, chú trọng phát
triển kinh tế vùng và hải đảo. Người chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần trong suốt thời kỳ quá độ, trong đó kinh tế quốc doanh cần được ưu tiên phát
triển, kinh tế hợp tác xã cần được khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ phát triển. Đối
7
với thợ thủ công, những người lao động khác và các nhà tư sản công thương cần
hướng dẫn họ hoạt động kinh tế. Về quản lý kinh tế, cần dựa trên cơ sở hạch toán, hiệu
quả cao. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, không làm không hưởng.

Về văn hóa – xã hội: Coi trọng việc xây dựng con người mới có đủ đức và tài.
Người đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học-kĩ thuật, coi trọng việc nâng
cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
cần phải học cả văn hóa, chính trị, xã hội.
III. Sự vận dụng phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta vào
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Tình hình thế giới, Ngày nay, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, thay đổi khó
lường. Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng xung đột vũ trang, tranh
chấp lãnh thổ, khủng bố quốc tế, xung đột dân tộc, tôn giáo vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các nước phát triển,
nhưng cạnh tranh, tranh giành thị trường, các nguồn nguyên liệu, năng lượng, nguồn
lực khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế diễn ra quyết liệt, đặt
các quốc gia, nhất là các nước đang và kém phát trển trước những thách thức gay gắt.
Tình hình trong nước, bên cạnh thững thuận lợi cơ bản do những thành tựu to lớn
và có ý nghĩa lịch sử mà Đảng và nhân dân ta đã giành được trong sự nghiệp đổi mới
làm tăng thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước, chúng ta cũng đang đứng trước những
khó khăn, thách thức to lớn. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Một số lĩnh vực xã hội còn có những mặt yếu kém
như giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, quản lý các hoạt
động văn hóa, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; tệ tham nhũng, lãng
phí chậm được khắc phục, gây bức xúc trong nhân dân. Các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hết sức quyết liệt, bằng
8
nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc: tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc, đẩy mạnh hoạt động
“diễn biến hòa bình”, âm mưu gây bạo loạn, bất ổn chính trị. Thêm vào đó, mặt trái
của cơ chế thị trường tác động làm suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống của không ít
cán bộ, đảng viên làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong
hoàn cảnh mới, Đảng ta tiếp tục tìm tòi, ngày càng làm sáng tỏ hơn về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân

dân ta xây dựng, được khẳng định trong Cương lĩnh và văn kiện các đại hội của Đảng:
là xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; do
nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; con nguời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân
vì dân, do Đảng cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các
nước trên thế giới. Đảng ta luôn xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một
quá trình cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, một cuộc đấu tranh phức tạp giữa cái cũ
và cái mới để tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; vì
vậy, nhất định phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, nhiều bước phát triển, không
thể đơn giản, chủ quan, nóng vội.
KẾT LUẬN
Tóm lại, tư Tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong đường lối của
Đảng, và là kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới của chúng ta ở giai đoạn cách mạng
hiện nay.
9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Cán bộ môn khoa
học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị Quốc Gia, 2003
2. TS. Nguyễn Mạnh Tường, Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nhận thức cơ bản,
Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc
Gia, 2005
4.
10

×