Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tiếng hát con tàu của chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.48 KB, 2 trang )

VI- Những vấn đề hiện nay về các hành vi ở lời
-Trước hết số lượng các hành vi ở lời. Có bao nhiêu hành vi ở lời trong từng ngôn ngữ và trong các ngôn
ngữ ? con số do các nhà ngữ dụng học đưa ra rất khác nhau.
-Thứ hai là vấn đề phân loại các hành vi ở lời.
-Thứ ba là vấn đề quan hệ giữa các động từ ngữ vi và các hành vi ở lời.
-Thứ tư là vấn đề về tính phổ quát của các hành vi ở lời.
-Thứ năm là vấn đề ranh giới giữa các hành vi ở lời.
-Thứ sáu là vấn đề phối hợp giữa các hành vi trong cùng một phát ngôn và rộng ra là trong một sự kiện
lời nói.
-Cuối cùng là vấn đề tổ chức của các hành vi ở lời trong một sự kiện lời nói.
VII- Hành vi ở lời gián tiếp
Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một
hành vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp. Một hành vi được
sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm
cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra
hiệu lực ở lời của một hành vi khác.
-Các hành vi ngô ngữ gián tiếp là một trong những phương thức tạo ra tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói.
Tuy nhiên, không phải tùy tiện muốn dung hành vi ở lời trực tiếp nào để tạo ra hành vi ở lời gián tiếp
nào cũng được. Quy tắc sử dụng gián tiếp các hành vi ở lời hoặc vấn đề một hành vi ở lời trực tiếp có thể
được dung để tạo ra những hành vi gián tiếp nào là vấn đề chưa được giải quyết đên nơi đến chốn.
-Catherine Kerbrat Orecchioni đã dẫn làm thí dụ làm một số trường hợp sau đây:
1) Hiệu lực trực tiếp khảo nghiệm/ hiệu lực gián tiếp : cầu khiến.
2) Hiệu lực ở lời trực tiếp : khảo nghiệm/ hiệu lực ở lời gián tiếp: mong muốn.
3) Hiệu lực ở lời trực tiếp: khào nghiệm / hiệu lực ở lời gián tiếp: hỏi.
4) Hiệu lực ở lời trực tiếp : mong muốn/ hiệu lực ở lời gián tiếp: cầu khiến.
5) Hiệu lực ở lời trực tiếp : hỏi/ hiệu lực ở lời gián tiếp : cầu khiến.
6) Hiệu lực ở lời trực tiếp : hỏi/ hiệu lực ở lời gián tiếp : khẳng định.
7) Hiệu lực ở : khảo nghiệm/ hiệu lực ở lời gián tiếp.
-Searle đặc ra vấn đề là làm thế nào để sử dụng và nhận biết được các hành vi ở lời gian tiếp. Đã có
nhiều tác giả nghiên cứu để trả lời câu hỏi của Searle. Chúng ta không có điều kiện đi sâu vào các công
trình nghiên cứu, chỉ có thể nêu lên một số điều tổng quát sau đây :


a/ Hành vi ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh.
b/ Hành vi ngôn ngữ có một (hoặc một số) biểu thức ngữ vi đặc trưng cho nó.
c/ Một phát ngôn trực tiếp có thể thể hiện một số hành vi gián tiếp cách nói cùng một phát ngôn có thể
tiềm tàng nhiều hành động ngoài lời không có nghĩa là không có dấu hiệu phân biệt hành vi ở lời trực
tiếp và hành vi ở lời gián tiếp không có nghĩa là không có giới hạn nào do các hành vi gián tiếp do một
hành vi trực tiếp thực hiện trong cùng một phát ngôn trực tiếp.
-Nói đến phát ngôn là nói đến phát ngôn ngữ vi , có hiệu lực ở lời có một biểu thức ngữ vi làm cốt lỗi.
Bởi vậy qua phát ngôn mà nhận biết biểu thức ngữ vi và qua biểu thức ngữ vi mà nhận biết hành vi nào
là hành vi trực tiếp.
-Giới hạn các hành vi gián tiếp do chính hành vi trực tiếp quy định.
-Trong các hành vi ở lời, hành vi tái hiện có khả năng thực hiện khá nhiều hành vi ở lời gián tiếp.
d/ Không nên nghĩ rằng hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một hiện tượng riêng rẽ chỉ do hành vi ngôn ngữ
trực tiếp tạo ra. Trong thực tế nó còn quy định bởi lí thuyết lập luận, bởi các phương châm hội thoại, bởi
phép lịch sự, bởi các quy tắc liên kết, bởi các nguyên tắc hội thoại và bởi lôgic nữa.

×