Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư sinh thái tại tp. hồ chí minh. nghiên cứu điển hình cho khu đô thị mới thủ thiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 191 trang )



ỦY BAN NHÂN DÂN TPHCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TPHCM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
Đề tài
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng
Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Thành phố Hồ Chí Minh
1/2009
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Chủ nhiệm đề tài: ThS.KTS. Lý Khánh Tâm Thảo


ỦY BAN NHÂN DÂN TPHCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TPHCM
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng
Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Thành phố Hồ Chí Minh
1/2009
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)
Chủ nhiệm đề tài:


ThS.KTS. Lý Khánh Tâm Thảo
Cơ quan quản lý:



Cơ quan chủ trì:


BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
i
Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh, trong suốt lịch sử hơn 300 năm của mình, đã trải qua nhiều giai
đoạn phát triển đô thị hóa để đạt tới quy mô của một đô thị cực lớn. Tuy nhiên, trong sự phát
triển và bành trướng không gian cũng như phạm vi ảnh hưởng của TP.HCM trong mấy thập
niên gần đây, bên cạnh việc thể hiện một sự tăng trưởng mạnh mẽ, cũng đã xuất hiện các hệ
quả tiêu cực ở nhiều mặt với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó các vấn đề liên quan môi
trường ở đô thị và tác động của việc phát triển các khu ở đến không gian đô thị luôn là vấn đề
bức thiết nhất: tình trạng ngập lụt khắp nơi, giao thông tắt nghẽn, rác thải đô thị gây quá tải,
điện năng bị tiêu tốn cho việc chiếu sáng và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, v.v.
Những nghiên cứu và ứng dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới thời gian gần đây đã cho ta
một giải pháp giải quyết những tồn tại bất cập trên: mô hình Khu dân cư Sinh thái (KDCST).
Trong ứng dụng thực tiễn, ở các khu dân cư sinh thái khác nhau, các giải pháp được lựa chọn
áp dụng phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương về tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật-công
nghệ, văn hóa, xã hội, cơ chế quản lý và chính sách. Như vậy, rà soát lại những nguyên tắc
xây dựng khu dân cư sinh thái đã được đúc kết, học hỏi kinh nghiệm xây dựng phát triển các
khu dân cư sinh thái ở các nước trên thế giới, đề tài “Nghiên cứu Cơ sở khoa học Xây dựng
Khu dân cư Sinh thái tại TP.HCM: Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ
Thiêm” rà soát các điều kiện hiện có của TP.HCM về cơ sở pháp lý, các sáng kiến và thị
trường, mức độ sẵn lòng của người dân… để từ đó đề xuất mô hình KDCST cho TP.HCM.
Mô hình KDCST cho TP.HCM được đề xuất dựa trên quan điểm cơ bản của Nghiên cứu điều
chỉnh Quy hoạch chung TP đến năm 2025 do Viện Quy hoạch xây dựng TP và Công ty
Nikken Sekkei (Nhật Bản) thực hiện năm 2007. Trong

đó, các quan điểm phát triển đô thị
được xây dựng đối với hai loại khu vực đặc thù ở TP: khu vực có điều kiện đất tốt và khu vực
có điều kiện đất xấu. Các hướng dẫn về quy hoạch, kiến trúc, năng lượng, nước, chất thải rắn
đối với mô hình KDCST cho TP.HCM được thảo luận chi tiết trong đề tài.
Để phát triển các KDCST tại TP.HCM, đề tài tập trung ở vi
ệc đề xuất các giải pháp về quản
lý nhà nước. Các giải pháp quản lý nhà nước được tiếp cận theo một số nhóm cơ chế chính
như quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư, quản lý về tài chính… Để có cơ sở
xây dựng hoàn chỉnh các nhóm cơ chế này, đề tài đề xuất một số các hành động (hoặc chương
trình hành động) cơ bản cần thực hiện, như: hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan KDCST; ban hành các chính sách ưu tiên về các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của dự án; tăng
cường nhận thức xã hội; tăng cường năng lực cán bộ quản lý; điều chỉnh cơ chế phối hợp; áp
dụng các hệ thống đánh giá (mức độ sinh thái) để định hướng thị trường; đẩy mạnh các cơ chế
hỗ trợ tài chính nh
ư thành lập “Quỹ phát triển Nhà ở sinh thái”; pháp lý hóa các tiêu chí và
hướng dẫn về phát triển đô thị bền vững vào các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, đặc biệt là
đồ án quy hoạch chung TP.
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
ii
Summary of research
For more than 300 years of history, Ho Chi Minh City (HCMC) has been experiencing
periods of urbanization to become a megacity. However, in its development and expansion in
space and influence through recent decades, besides signs of a rapid growth, negative side-
effects of different aspects at different scales have also arisen. Within which, issues related to
urban living environment and impacts of residential development to the surroundings have
been most crucial issues: severe urban flooding, traffic congestion, overloading urban waste,
over-use of electricity for lighting and air-conditioning, etc.
Recent research and practices in developed countries in the world have made for an answer to

solve such issues: Ecological Residential Areas (ERA).
In practices at different ERAs, the measures are selected according to local conditions of
natural settings, economy, level of technology, culture, societal settings, governance system
and policies. Based on a review of ERAs development in the world, the research “Founding
the Scientific Platform for Ecological Residential Areas Development in Ho Chi Minh
City: A Case Study for Thu Thiem New City Area” makes a general assessment of HCMC
existing conditions in legislative framework, initiatives and market, as well as the awareness
and willingness of city inhabitants and then comes up with proposing conceptual models of
ERA for HCMC.
The ERA models for HCMC are built on the backbone of The Study on the
Amendment of the Ho Chi Minh City Master Plan up to 2025, conducted by The City Urban
Planning Institute and Japan-based Nikken Sekkei, Ltd. in the year 2007. In which, the urban
development concepts are set up for two types of land conditions: areas of good land
conditions and areas of bad land conditions. Guidelines for planning, architectural design,
energy, water and waste management of the ERA models for HCMC are put in detailed
discussion in this research.
For ERAs development in HCMC, the reserch focuses on proposal of urban managerial
measures on the approach of certain main mechanisms such as planning and construction
management, investment management, financial management… To make for such
mechanisms, the research proposes essential actions (or action plans) to be done, such as:
completion of legislative papers related to ERAs; issue of incentives on ERA projects;
societal awareness raising; training for civil servants in reladed fields; application of
benchmarking systems of environmental performance as a trend-setting measure for the
market; institutionalizing criteria and guidelines of sustainable urban development in urban
master plans at different scales, especially the City Master Plan.
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
iii
Mục lục

Tóm tắt nội dung nghiên cứu i
Summary of research ii
Mục lục iii
Danh mục các hình vi
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hộp ix
Các chữ viết tắt ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Thông tin chung 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4. Các khái niệm 2
5. Nội dung nghiên cứu 2
6. Phương pháp nghiên cứu 4

7. Sản phẩm của đề tài 5
Chương 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT KHU DÂN CƯ SINH THÁI 6
1.1 Phát triển bền vững và Đô thị sinh thái 6
1.1.1 Phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững 6
1.1.2 Từ sinh thái đô thị đến đô thị sinh thái 9
1.2 Khu dân cư sinh thái 15
1.2.1 Khái niệm khu dân cư sinh thái 15
1.2.2 Các nhóm giải pháp xây dựng khu dân cư sinh thái 16
1.2.3 Một số hệ thống chỉ số đánh giá khu dân cư sinh thái 18
1.2.4 Những trường hợp điển hình trên thế giới 19
Nhận xét chung 27
Kết luận 27
Chương 2. HIỆN TRẠNG MỘT SỐ KHU DÂN CƯ HIỆN HỮU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH 28
2.1 Phương pháp luận 28

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường 30
2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí 30
2.2.2 Hiện trạng môi trường nước 32
2.3 Hiện trạng quy hoạch và kiến trúc 36
2.3.1 Hiện trạng chung kiến trúc-quy hoạch khu ở 37
(1) Khu dân cư Trung Sơn 37
(2) Khu dân cư Hiệp Bình Chánh 42
2.3.2 Hiện trạng tổ chức kiến trúc các hộ gia đình & đánh giá của người dân về quy hoạch-kiến trúc và
môi trường sống 49

Kết luận 58
2.4 Hiện trạng sử dụng nước 59
2.4.1 Nguồn nước sinh hoạt 59
2.4.2 Mức sử dụng nước 60
2.4.3 Hiện trạng Sử dụng Nước 60
2.4.4 Thói quen tiết kiệm nước 63
2.4.5  Hiện trạng sử dụng nước mưa 63
2.5 Hiện trạng sử dụng năng lượng 65
2.5.1 Đánh giá quan niệm về tiết kiệm năng lượng 65
2.5.2 Đánh giá tình hình sử dụng thiết bị tiêu thụ điện 66
2.5.3 Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển sang hướng tiết kiệm năng lượng 67
2.5.4 Nhu cầu hỗ trợ thực hiện tiết kiệm năng lượng 69
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
iv
Kết luận 70
2.6 Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn 70
2.6.1 Khối lượng và thành phần rác sinh hoạt 71
2.6.2 Hệ thống quản lý chất thải rắn 72

2.6.3 Kết luận 76
Chương 3. MÔ HÌNH KHU DÂN CƯ SINH THÁI CHO TP.HCM 78
3.1 Cơ sở đề xuất mô hình khu dân cư sinh thái 78
3.1.1 Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM (Viện QHXD & Nikken Sekkei,
2007) 78

3.1.2 Cơ sở pháp lý 83
3.1.3 Nhận thức, mức độ sẵn lòng và lý do lựa chọn của người dân TP đối với các giải pháp trong phát
triển KDCST 90

3.2 Cách tiếp cận trong xây dựng mô hình khu dân cư sinh thái cho điều kiện TP.HCM 92
3.3 Đề xuất mô hình khu dân cư sinh thái cho điều kiện TP.HCM 93
3.3.1 Quy hoạch 93
3.3.2 Kiến trúc xây dựng công trình 104
3.2.3 Năng lượng 104
3.3.4 Nước 106
3.3.5 Chất thải rắn 116
3.4 Tiêu chí khu dân cư sinh thái tại TP.HCM 121
3.4.1 Quan điểm 121
3.4.2 Đề xuất sơ bộ về các tiêu chí đánh giá 122
3.4.3. Đề xuất về mức độ đánh giá tổng hợp 125
3.5 Đánh giá khả năng áp dụng các giải pháp xây dựng KDCST tại Khu trung tâm đô thị mới Thủ
Thiêm 127
Kết luận 134
Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN KHU DÂN CƯ
SINH THÁI TẠI TP.HCM 135
4.1 Quan điểm 135
4.2 Khung pháp lý đối với dự án khu dân cư 135
4.3 Các nhóm cơ chế phát triển KDCST tại TP.HCM 138
(1) Cơ chế đảm bảo việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh từ quy mô tổng thể đến chi tiết:138

(2) Cơ chế khuyến khích bằng các ưu tiên về một số nội dung pháp lý để triển khai dự án 140
(3) Cơ chế khuyến khích bằng các ưu tiên về nội dung kinh tế-kỹ thuật trong dự án 141
(4) Cơ chế khuyến khích bằng các ưu đãi về tài chính (vốn, thuế…) 142
4.4 Các hành động cần có 143
4.4.1 Hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan KDCST: 143
4.4.2 Ban hành các chính sách ưu tiên về các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của dự án 143
4.4.3 Điều chỉnh cơ chế phối hợp 144
4.4.4 Tăng cường năng lực cán bộ quản lý 144
4.4.5 Tăng cường nhận thức xã hội 145
4.4.6 Áp dụng các hệ thống đánh giá (mức độ sinh thái) để định hướng thị trường 146
4.4.7 Đẩy mạnh các cơ chế hỗ trợ tài chính như thành lập “Quỹ phát triển Nhà ở sinh thái” 147
4.4.8 Pháp lý hóa các tiêu chí và hướng dẫn về phát triển đô thị bền vững vào các đồ án quy hoạch xây
dựng đô thị, đặc biệt là đồ án quy hoạch chung TP 148

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
5.1 Kết luận 149
5.2 Kiến nghị 151
PHỤ LỤC a
Phụ lục 1 Phiếu khảo sát hộ gia đình b
Phụ lục 2 Quy hoạch Tổng Mặt bằng Khu trung tâm Đô thị mới Thủ Thiêm o
Ý Tưởng Thiết Kế Và Quy Hoạch o
Nội dung Quy hoạch Tổng mặt bằng r
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
v
Những khu vực chính - Mô tả Quy hoạch Chi tiết Tổng mặt bằng u
Phụ lục 3. Quy chuẩn Kỹ thuật Quy hoạch Xây dựng x
Quy hoạch các đơn vị ở x
Yêu cầu đối với quy hoạch các đơn vị ở: x

Các quy định về quy hoạch sử dụng đất đơn vị ở x
Quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị y
Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức hệ thống các công trình dịch vụ đô thị y
Các yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống công trình dịch vụ đô thị: y
Quy hoạch cây xanh đô thị z
Hệ thống cây xanh đô thị: z
Các yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống cây xanh trong đô thị aa
Quy định về diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị aa
Tài liệu tham khảo bb

BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
vi
Danh mục các hình
Hình 1.1 Những khía cạnh của bền vững đô thị (Alberti, 1996) 7
Hình 1.2 Toàn cảnh khu Linked Hybrid 20
Hình 1.3 Không gian công cộng ở Linked Hybrid 21
Hình1.4 Toàn cảnh làng Hockerton (Anh, 2004) 22
Hình 1.5 Một ngôi nhà điển hình ở Hockerton (Anh, 2004) 23
Hình 1.6 Nhà dùng pin năng lượng mặt trời, và lắp kính trên mái 23
Hình 1.7 Tuốc-bin gió tạo năng lượng ở Anh, 2004 24
Hình 1.8 Hồ xử lý nước ở Hockerton 24
Hình 1.9 Millennium Green, Collingham (Anh, 2004) 25
Hình 2.1 Miệng cống xả nước tại KDC Trung Sơn 32
Hình 2.2 Giếng thu nước thải tại khu Trung Sơn 33
Hình 2.3 Miệng cống xả nước tại khu Hiệp Bình Chánh 35
Hình 2.4 Giếng thu nước mưa tại khu Hiệp Bình Chánh 35
Hình 2.5 Trái: Lề đường bị chiếm dụng làm hàng quán. Phải: Không có tuyến đi bộ, người dân tập thể dục
dưới lòng đường. 38


Hình 2.6 Dải công viên dọc sông – tầm nhìn đẹp, thoáng nhưng đang bị đe dọa bởi sự tư nhân hóa không gian
(chiếm dụng làm hàng quán) 38

Hình 2.7 Dải công viên phân cách giữa trục đường chính – một cận cảnh hấp dẫn nhưng quá khó tiếp cận đối
với người dân do bị ngăn cách bởi giao thông cơ giới 39
Hình 2.8 Cây xanh đường phố 39
Hình 2.9 Đất TDTT làm thành SVĐ có mái che được rào chắn cẩn thận (trái); thanh niên đá bóng ngoài
đường phố (phải). 40
Hình 2.10 Khu thả diều tự phát 40
Hình 2.11 Trung tâm Điện thoại SPT (trái) và Tường-cổng rào khu đất Trường tiểu học (phải). 41
Hình 2.12 Nhà liên kế với khoảng lùi trước và sau 41
Hình 2.13 Khoảng vườn trước nhà & bàn ghế ngoài vỉa hè trở thành không gian giao tiếp gia đình-láng giềng
42

Hình 2.14 Chất lượng đường phố xuống cấp, chiếu sáng đường phố thưa thớt và vỉa hè biến thành những
“mảng xanh” do bị bỏ hoang hay bị chiếm dụng, đẩy người đi bộ xuống lòng đường. 43
Hình 2.15 Rạch Môn xanh hoang sơ nhưng không được đầu tư chăm sóc để phục vụ cộng đồng 44
Hình 2.16 Tầm nhìn thoáng rộng nhìn ra sông Rạch Dừa. 44
Hình 2.17 Đất quy hoạch công viên cây xanh bị rào lại, kinh doanh sân tennis. 45
Hình 2.18 Khuôn viên vườn hoa theo quy hoạch bị bỏ hoang 45
Hình 2.19 Phong phú các kiểu những mảng xanh tự phát trên vỉa hè 46
Hình 2.20 Cây xanh đường phố chỉ được trồng ở những công trình công cộng & tự phát ở các dăy nhà ở 46
Hình 2.21 Đất TDTT bị bỏ hoang trong khi đất CVCX bị rào lại kinh doanh sân tennis; trẻ em tập võ trên
thảm cỏ tự phát vỉa hè ngay phía ngoài. 47

Hình 2.22 Trường Mầm non Hiệp Bình Chánh 3, Trường Tiểu học Hiệp Bình Chánh và Chợ Hiệp Bình
Chánh. 47
Hình 2.23 Nhà Văn hóa Phường Hiệp Bình Chánh xây dựng dở dang. 47
Hình 2.24 Nhà biệt thự vườn và liên kế có vườn: xây dựng không hoàn toàn đồng bộ theo mẫu quy định 48

Hình 2.25a Tỷ lệ các loại nhà theo số liệu tổng hợp. 49
Hình 2.25b Tỷ lệ các loại nhà ở - so sánh giữa các nhóm khảo sát 49
Hình 2.26 Tỷ lệ số mặt tiếp giáp trực tiếp của các căn hộ với môi trường ngoài nhà – so sánh giữa các nhóm
khảo sát 50
Hình 2.27 Tỷ lệ các quy mô diện tích giếng trời – so sánh giữa các nhóm khảo sát 50
Hình 2.28 Tỷ lệ các phòng tiếp giáp trực tiếp với môi trường bên ngoài hay giếng trời – so sánh giữa các
nhóm khảo sát 51
Hình 2.29 Tỷ lệ các phòng được tổ chức thông thoáng tự nhiên & có sử dụng hệ thống điều hòa phụ trợ trong
các phòng tiếp giáp trực tiếp 52

Hình 2.30a Đánh giá của người dân về vi khí hậu các phòng thông thoáng tự nhiên – số liệu tổng hợp 53
Hình 2.30b Đánh giá của người dân về vi khí hậu các phòng thông thoáng tự nhiên – so sánh giữa các nhóm
khảo sát 53
Hình 2.31a Mức độ sử dụng hệ thống điều hòa phụ trợ – số liệu tổng hợp 53
Hình 2.31b Mức độ sử dụng hệ thống điều hòa phụ trợ – so sánh giữa các nhóm khảo sát 53
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
vii
Hình 2.32 Thứ tự ưu tiên các yếu tố quyết định để hộ dân không cần/muốn sử dụng hệ thống điều hòa – số
liệu tổng hợp 54

Hình 2.33 Vị trí ngôi nhà và giao thông tiếp cận đến các CTCC thiết yếu trong KDC 55
Hình 2.34 Các loại phương tiện giao thông người dân thường sử dụng để di chuyển ra ngoài khu ở 55
Hình 2.35 Thứ tự ưu tiên các loại phương tiện giao thông người dân muốn được hỗ trợ trong khu ở 55
Hình 2.36 Đánh giá của người dân về cảnh quan khu ở – so sánh giữa các nhóm khảo sát 56
Hình 2.37 Mức độ sử dụng KGCC – so sánh giữa các nhóm khảo sát 57
Hình 2.38 Mục đích sử dụng KGCC – số liệu tổng hợp 57
Hình 2.39 Mức độ giao tiếp cộng đồng của người dân – so sánh giữa 3 nhóm khảo sát 58
Hình 2.40 Đánh giá của người dân về tính cộng đồng trong KDC – so sánh giữa các nhóm khảo sát 58

Hình 2.41a Nguồn nước sinh hoạt 59
Hình 2.41b Nguồn nước sinh hoạt của các nhóm khu dân cư khác nhau 59
Hình 2.42a Lý do sử dụng nước giếng của các hộ gia đình 59
Hình 2.42b So sánh lý do sử dụng nước giếng ở các KDC khác nhau 59
Hình 2.43 Tỷ lệ các hộ dân có mức sử dụng nước thấp hơn hoặc bằng và cao hơn tiêu chuẩn cấp nước đến
2000 (120 lít/người/ngày) 60

Hình 2.44 Tỷ lệ các hộ dân có mức sử dụng nước thấp hơn hoặc bằng và cao hơn tiêu chuẩn cấp nước đến
2010 (150-180lít/người/ngày) 60
Hình 2.45a Tình hình sử dụng các loại bồn cầu tiết kiệm và không tiết kiệm nước tại các hộ gia đình 61
Hình 2.45b So sánh tỷ lệ các hộ sử dụng bồn cầu tiết kiệm và không tiết kiệm nước ở các KDC khác nhau 61
Hình 2.46 Ý thức giặt đầy tải khi sử dụng máy giặt 61
Hình 2.47 Ý thức sử dụng chế độ giặt tiết kiệm nước 61
Hình 2.48a Hình thức sử dụng nước cho rửa rau, rửa chén bát 62
Hình 2.48b So sánh hình thức sử dụng nước cho rửa rau, rửa chén bát ở các KDC 62
Hình 2.49a Hình thức tưới cây tại các hộ gia đình 62
Hình 2.49b So sánh hình thức tưới cây tại các hộ gia đình ở các KDC khác nhau 62
Hình 2.50 Ý định thay đổi thiết bị và thói quen sử dụng nước để tiết kiệm nước 63
Hình 2.51 Ý định thay đổi thiết bị sử dụng nước tiết kiệm 63
Hình 2.52 Sự sẵn lòng thay đổi thói quen sử dụng nước để tiết kiệm nước hơn 63
Hình 2.53 Tỷ lệ hộ gia đình có thu dụng nước mưa 64
Hình 2.54 Tỷ lệ các hộ gia đình hiện nay KHÔNG thu dụng nước mưa có nhu cầu thu dụng nước mưa trong
tương lai 64
Hình 2.55 Mục đích sử dụng nước mưa ở các hộ có thu dụng nước mưa hiện nay 64
Hình 2.56 Biểu đồ thói quen theo dõi hóa đơn tiêu thụ điện 65
Hình 2.57 Biểu đồ tỷ lệ lý do không theo dõi hóa đơn tiêu thụ điện 65
Hình 2.58 Biểu đồ so sánh tỷ lệ sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện giữa các KDC 66
Hình 2.59 Biểu đồ so sánh việc sử dụng đèn tiết kiệm điện ở các KDC 66
Hình 2.60 Các lý do không sử dụng đèn tiết kiệm 66
Hình 2.61 Biểu đồ tỷ lệ đồng ý với ý kiến “kiến trúc tòa nhà giảm bớt chi phí điện hàng tháng” 67

Hình 2.62 Biểu đồ so sánh mức độ sẵn sàng cải tạo nhà để tiết kiệm điện ở các KDC 67
Hình 2.63 Biểu đồ tỷ lệ các hộ biết/dùng máy nước nóng mặt trời 68
Hình 2.64 Biểu đồ so sánh mức độ sẵn sàng sử dụng máy nước nóng mặt trời giữa các nhóm hộ gia đình 68
Hình 2.65 Những điều quan tâm khi quyết định sử dụng máy nước nóng mặt trời 68
Hình 2.66 Biểu đồ các lý do chưa muốn sử dụng máy nước nóng mặt trời 68
Hình 2.67 Biểu đồ tỷ lệ biết/sử dụng máy nước nóng mặt trời và hệ thống điện mặt trời 69
Hình 2.68 Biểu đồ so sánh mức độ sẵn sàng sử dụng máy nước nóng mặt trời và hệ thống điện mặt trời 69
Hình 2.69 So sánh các yếu tố quan tâm khi quyết định sử dụng máy nước nóng mặt trời và hệ thống điện mặt
trời 69
Hình 2.70 So sánh các l y do chưa muốn sử dụng máy nước nóng mặt trời và hệ thống điện mặt trời 69
Hình 2.71 Các khó khăn trong tiết kiệm điện ở các KDC 70
Hình 2.72 Biểu đồ so sánh các yếu tố cần để sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả 70
Hình 2.73 Biểu đồ thành phần rác sinh hoạt KDC Trung Sơn. 72
Hình 2.74 Biểu đồ thành phần rác sinh hoạt KDC Hiệp Bình Chánh 72
Hình 2. 75 Công cụ chứa rác của các hộ gia đình 73
Hình 2.76 Vị trí đặt các thùng rác 73
Hình 2.77 Rác đựng trong túi nilon đặt trước nhà 73
Hình 2.78 Thùng rác đặt tại các góc đường và dọc đường KDC Trung Sơn 74
Hình 2.79 Xe chở rác của KDC Trung Sơn 74
Hình 2.80 Tần suất thu gom rác sinh hoạt tại các khu dân cư 75
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
viii
Hình 2.81 Thói quen tách rác đem bán phế liệu của các hộ gia đình 76
Hình 2.82 Mức độ sử dụng chất hữu cơ để bón cho cây trồng 76
Hình 2.83 Những túi rác đặt trên các con đường và vứt bừa bãi do không có thùng rác công cộng 77
Hình 3.1 Điều kiện đất đai TP.HCM (Viện QHXD & Nikken Sekkei, 2007). 79
Hình 3.2 Áp dụng quan điểm Vành đai sinh thái ở Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi (Viện QHXD & Nikken
Sekkei, 2007). 81

Hình 3.3 Quy hoạch mẫu Phát triển theo cụm (Viện QHXD & Nikken Sekkei, 2007). 82
Hình 3.4 Thứ tự ưu tiên các giải pháp theo ý kiến của người dân 91
Hình 3.5 L ý do lựa chọn các giải pháp ưu tiên theo ý kiến của người dân 92
Hình 3.6a Sơ đồ tổ chức Vành đai sinh thái Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi. (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei,
2007) 95
Hình 3.6b Các trục chính Vành đai sinh thái Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi. (Viện QHXD TP & Nikken
Sekkei, 2007) 96

Hình 3.7 Mô hình hồ điều tiết ngập úng được tận dụng làm công viên (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei,
2007) 98
Hình 3.8 Mô hình chứa nước mưa tại chỗ ở bãi đậu xe (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007) 98
Hình 3.9 Mô hình phát triển đô thị theo định hướng trung chuyển (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007)
99
Hình 3.10 Quy hoạch mẫu Phát triển theo cụm (Viện QHXD TP & Nikken Sekkei, 2007) 101
Hình 3.11 Hệ thống điều tiết ngập úng trong khu vực Phát triển theo cụm (Viện QHXD TP & Nikken
Sekkei, 2007) 102
Hình 3.12 Phân cấp các đường giao thông đối với khu vực Phát triển theo cụm (Viện QHXD TP & Nikken
Sekkei, 2007) 103
Hình 3.13 Một ví dụ của hệ thống thu nước mái 107
Hình 3.14 Ví dụ một hệ thống thu mưa bề mặt đất 108
Hình 3.15 Hố thấm (UNEP, 2002) 109
Hình 3.16 Vỉa hè có khả năng thấm(UNEP, 2002) 109
Hình 3.17 Hồ và đất ngập nước nhân tạo phục vụ xử lý nước mưa chảy tràn (UNEP, 2002) 110
Hình 3.18 Một số hình ảnh về bãi lọc ngầm trồng cây + hồ sinh học tích hợp vào cảnh quan tại trường học,
khu ở tại Mỹ. 113

Hình 3.19. Thiết bị tạo dòng rối cho vòi nước 114
Hình 3.20 Mô hình một hệ thống thu dụng nước mưa đơn giản (có xả nước đầu) 115
Hình 3.21 Phạm vi sử dụng nước mưa ở quy mô hộ gia đình 116
Hình 3.22 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị (Tchobanoglous và cộng sự, 1993) 116

Hình 3.23 Hệ thống thứ tự ưu tiên trong quản lý CTR 117
Hình 3.24 Các nhân tố của hệ thống quản lý CTR tích hợp 117
Hình 3.25a Hệ thống ngầm Iceberg – Cấu tạo hệ thống 119
Hình 3.25b Hệ thống ngầm Iceberg – Các loại họng nhận rác 119
Hình 3.25b Hệ thống ngầm Iceberg – Quá trình lấy rác và các kiểu lấy rác 120
Hình 3.25c Hệ thống ngầm Iceberg – Thiết bị báo rác đầy 120
Hình 3.26 Một số kiểu thùng chứa nhiều ngăn phù hợp với phân loại chất thải rắn tại các hộ gia đình 121
Hình 3.27 Sơ đồ hình nón mô tả các mức độ KDC tiến đến mục tiêu “sinh thái”. 127
Hình PL1.1 Bản đồ Quy hoạch Tổng mặt bằng TL 1/2000. q
Hình PL1.2 Quy hoạch Sử dụng đất 1/5000 r
Hình PL1.3 Quy hoạch giao thông s
Hình PL1.4 Quy hoạch GTCC s
Hình PL1.5 Quy hoạch Cảnh quan t
Danh mục các bảng
Bảng 2.1 Mật độ xe tại khu Trung Sơn 30
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát chất lượng không khí xung quanh khu dân cư Hiệp Bình Chánh 30
Bảng 2.3 Mật độ xe tại khu Hiệp Bình Chánh 31
Bảng 2.4 Chất lượng nước thải sinh hoạt khu dân cư Trung Sơn và Tp.HCM 33
Bảng 2.5 Thành phần nước thải sinh hoạt của khu Hiệp Bình Chánh so với Tp.HCM 36
Bảng 4.1 Ví dụ một số sản phẩm bồn cầu tiết kiệm nước nhãn hiệu Inax 114
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
ix
Danh mục các hộp
Hộp 1.2 Mười nguyên tắc phát triển các thành phố sinh thái theo tổ chức Sinh thái Đô thị 15
Hộp 3.1 Tính toán quy mô hồ điều tiết ngập úng 97
Hộp 3.2 Bể tự hoại cải tiến 111
Hộp 4.1 Nội dung dự án phát triển nhà ở 137


Các chữ viết tắt
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Sở KH&CN Sở Khoa học và Công nghệ
KDC Khu dân cư
KDCST Khu dân cư sinh thái
KTTĐTM Khu trung tâm đô thị mới
PLRTN Phân loại rác tại nguồn
QLCTR Quản lý chất thải rắn
CNTTMT Công nghệ thân thiện môi trường
QHTMB Quy hoạch tổng mặt bằng
VSB Vegetation Submerged
CW Constructed Wetland
FWS Free Water Surface
NTSH Nước thải sinh hoạt
SF Sub-surface Flow
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Thông tin chung
Tên đề tài: “Nghiên cứu Cơ sở khoa học Xây dựng Khu dân cư Sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm”
Chủ nhiệm đề tài: ThS.KTS. Lý Khánh Tâm Thảo
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học dân lập Văn Lang
Thời gian thực hiện đề tài:
- Theo hợp đồng: 01 năm, bắt đầu từ giữa tháng 12/2005 đến giữa tháng 12/2006;
- Đã xin gia hạn nghiệm thu đề tài: đến cuối tháng 11/2008.
Kinh phí được duyệt: 197.000.000 đồng (một trăm chín mươi bảy triệu đồng), theo Hợp đồng
số 267/HĐ-SKHCN ngày 12/12/2005 (kèm Phụ lục Hợp đồng).

Kinh phí đã cấp: 197.000.000 đồng (một trăm chín mươi bảy triệu đồng), theo Thông báo số
272/TB-SKHCN ngày 08/12/2005, số 140/TB-SKHCN ngày 16/10/2006, và số 10/TB-
SKHCN ngày 20/01/2009 của Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại
TP.HCM, gồm các mục tiêu cụ thể sau:
- Rà soát các điều kiện hiện có của TP.HCM (và cụ thể ở Thủ Thiêm) về cơ sở pháp lý, các
sáng kiến và thị trường, mức độ sẵn lòng của người dân… để làm cơ sở cho việc xây dựng
mô hình KDCST tại TP.HCM;
- Đề xuất một số mô hình KDCST phù hợp với điều kiện TP.HCM;
- Bước đầu xác định các cơ chế cần thiết để phát triển mô hình Khu dân cư sinh thái tại
Tp.HCM.
Ghi chú: Mục tiêu điều chỉnh đã được Hội đồng nghiệm thu thông qua theo hướng cụ thể hóa
hơn so với Đề cương chi tiết đã duyệt để nâng cao tính thực tế và phù hợp của đề tài nghiên
cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khu dân cư sinh thái (giới hạn khái niệm “khu dân cư”
được trình bày cụ thể ở nội dung 4 kế tiếp).
Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn Tp.HCM: với các đặc thù về tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý quy hoạch chung TP
và các sáng kiến trong địa bàn TP.
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
2
- Nghiên cứu tổng quát theo các khía cạnh của khái niệm KDCST, và tập trung đề xuất các cơ
chế cần thiết về quản lý Nhà nước để phát triển KDCST tại TP.
4. Các khái niệm
Các từ ngữ trong báo cáo được sử dụng theo định nghĩa và giới hạn trong Quy chuẩn Kỹ thuật
Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCXDVN 01:2008/BXD) được Bộ Xây dựng ban hành tại

Quyết định số 04, 2008):
1. Khu ở
1
: là tên gọi chung để chỉ một khu vực xây dựng đô thị có chức năng chính là
phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt hằng ngày của người dân đô thị. Khu ở có thể bao gồm
nhiều đơn vị ở.
2. Đơn vị ở
2
: Hạt nhân của đơn vị ở là trung tâm hành chính cấp phường và các công
trình dịch vụ hàng ngày (cấp I) như trường tiểu học và trung học cơ sở, trường mầm
non, chợ, trạm y tế, các công trình sinh hoạt văn hóa thể thao hằng ngày… với bán
kính phục vụ không quá 500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người,
quy mô dân số tối thiểu là 4.000 người.
3. Nhóm nhà ở: Nhóm nhà ở được giới hạn bởi các đường cấp khu vực trở lên. Vườn
hoa, sân chơi là hạt nhân của nhóm nhà ở. Bán kính phục vụ (tính theo đường tiếp cận
thực tế gần nhất) của vườn hoa, sân chơi nội bộ nhóm nhà ở không quá 300m. Trong
đó:
- Nhóm nhà ở chung cư bao gồm: diện tích chiếm đất của bản thân các khối nhà chung
cư, diện tích sân đường nhóm nhà ở, bãi đỗ xe nội bộ và sân vườn trong nhóm nhà ở.
- Nhóm nhà ở liên kế, biệt thự bao gồm: diện tích các lô đất xây dựng nhà ở của các hộ
gia định (đất ở), diện tích đường nhóm nhà ở (dẫn đến các lô đất của các hộ gia đình),
diện tích vườn hoa, sân chơi nội bộ nhóm nhà ở.
Như vậy, khái niệm “khu dân cư” trong đề tài chủ yếu được hiểu theo định nghĩa “đơn vị ở”
và có phần linh hoạt hơn (và cũng vì vậy, không có tính pháp lý). Theo cách hiểu này, một
khu dân cư ở TP.HCM có thể có quy mô tương đương một hay một phần phường xã, bao gồm
một hay nhiều nhóm nhà ở, hạt nhân phục vụ công cộng thường là trường tiểu học và trường
trung học cơ sở, trường mầm non, có thể có chợ hoặc nơi họp chợ (theo một khoảng thời gian
nhất định trong ngày), trạm y tế, khu thể dục thể thao (phục vụ công cộng) với bán kính phục
vụ khoảng 500m. Thực tế các khu dân cư, đặc biệt là các khu dân cư hiện hữu trong nội thành
TP.HCM, thường không có đầy đủ tất cả các công trình nêu trên cho mỗi khu; mà thường chỉ

có một số công trình, phục vụ hỗ trợ qua lại giữa các khu dân cư lân cận. Theo định nghĩa
này, quy mô dân số một khu dân cư trong khoảng 4.000-20.000 người.
5. Nội dung nghiên cứu
(1) Tổng quan những nghiên cứu, giải pháp và hiện trạng triển khai KDCST trên thế
giới và tại Việt Nam
- Tổng quan các lý thuyết về khái niệm KDCST, các hướng dẫn về quy trình xây dựng,
lựa chọn mô hình, tiêu chí đánh giá KDCST trên thế giới;

1
Về mặt hành chính, “khu ở” có thể có quy mô tương đương cấp quận (Theo dự thảo QCXD VN, thuật ngữ
“khu thành phố” có quy mô tương đương cấp quận nhưng chỉ áp dụng cho các đô thị loại I và loại đặc biệt).
2
Về mặt hành chính, “đơn vị ở” có quy mô tương đương cấp phường xã.
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
3
- Tìm hiểu các nhóm giải pháp chính trong xây dựng KDCST, tập trung ở các mảng quy
hoạch, kiến trúc, quản lý nước, quản lý năng lượng, quản lý chất thải rắn;
- Khảo sát, đánh giá sơ bộ thị trường trong nước về những giải pháp xây dựng-môi
trường theo hướng sinh thái.
- Nhận định các điều kiện để có thể áp dụng mô hình KDCST, về tự nhiên, quy hoạch,
kỹ thuật-quản lý và chính sách-xã hội;
- Tổng quan một số kinh nghiệm áp dụng mô hình KDCST ở một số trường hợp trên thế
giới;
- Tổng quan và đánh giá các đề tài nghiên cứu trong nước liên quan đến Thiết kế sinh
thái cho KDC;
(2) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng một số khu dân cư tại TP.HCM
- Khảo sát một số KDC hiện hữu thuộc dự án quy hoạch (2 khu) và một số nhà ở hiện
hữu rải rác trong thành phố;

- Đánh giá các số liệu quy hoạch (sử dụng đất, cảnh quan, không gian, hạ tầng kỹ
thuật…), cơ cấu quản lý (tập trung về mặt quy hoạch và môi trường) ở 2 KDC được
quy hoạch đã lựa chọn;
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường ở 2 KDC được quy hoạch;
- Đánh giá và so sánh tổ chức không gian kiến trúc ở 2 KDC được quy hoạch và các nhà
ở hiện hữu rải rác trong Thành phố (về mặt thông thoáng-chiếu sáng-nhiệt liên quan
đến năng lượng);
- Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động (thói quen sinh hoạt) liên quan đến môi
trường ở các hộ gia đình ở 2 KDC được quy hoạch và các nhà ở hiện hữu rải rác trong
Thành phố;
(3) Nghiên cứu mô hình KDCST đề xuất cho điều kiện TP.HCM
- Tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và pháp lý làm cơ sở cho việc đề xuất
mô hình KDCST phù hợp cho TP.HCM;
-
Đề xuất mô hình KDCST phù hợp với các điều kiện khác nhau của Tp.HCM;
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí KDCST.
(4) Đánh giá khả năng áp dụng các giải pháp xây dựng KDCST tại Khu trung tâm đô thị
mới Thủ Thiêm
- Rà soát hiện trạng sinh thái, môi trường tự nhiên của KĐTM Thủ Thiêm;
- Rà soát những tiêu chí và cơ sở quy hoạch thiết kế KĐTM Thủ Thiêm;
- Nhận định những đi
ều kiện thuận lợi hiện hữu và những giải pháp khả thi trước mắt;
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
4
- Nhận định những điều kiện hạn chế và sự thiếu hụt những điều kiện cần thiết cho
những giải pháp tăng cường;
- Nhận định khả năng áp dụng các giải pháp xây dựng KDCST tại Khu trung tâm đô thị
mới Thủ Thiêm trên cơ sở phân tích các điều kiện nêu trên.

(5) Đề xuất các giải pháp về quản lý Nhà nước để phát triển KDCST tại TP.HCM
- Rà soát các cơ sở pháp lý về phát triển dự án Nhà ở;
- Đề xuất các cơ chế cần có về QLNN để phát triển KDCST tại TP.HCM;
- Đề xuất các hành động có để hình thành các cơ chế về QLNN để phát triển KDCST tại
TP.HCM.
Ghi chú: Nội dung nghiên cứu có điều chỉnh (so với Đề cương chi tiết đã duyệt) theo mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhận định ban đầu cho thấy một số giải pháp mang tính sinh thái có thể áp dụng cho khu dân
cư hiện hữu, chủ yếu thuộc nhóm thay đổi nhận thức-hành động trong quản lý và vận hành
các cấp từ người dân đến nhà quản lý-đầu tư hay những nâng cấp không quá lớn về kỹ thuật-
công nghệ. Chẳng hạn như, phân loại rác tại nguồn; thực hành thói quen sử dụng điện-nước
hợp lý; thay đổi thiết bị theo hướng tiết kiệm năng lượng; sử dụng vật liệu ít phát thải, v.v.
Điều đó có nghĩa là KDCST có thể được phát triển từ KDC hiện hữu. Tuy nhiên, có thể thấy
những giải pháp trên có thể góp phần giảm những tác động tiêu cực đến môi trường xuống
một mức độ nhất định và chỉ giải quyết được một số vấn đề của khu dân cư.
Trong khi đó, một số giải pháp cấp tiến khác về quản lý nước mưa, xử lý nước thải tại chỗ, sử
dụng năng lượng mặt trời (thụ động hay tích cực), v.v. đòi hỏi sự can thiệp ngay từ đầu vào
tiến trình quy hoạch-thiết kế khu dân cư hay đầu tư lớn và đồng bộ về mặt kỹ thuật-công
nghệ. Điều này lại không dễ thực hiện đối với khu dân cư hiện hữu và do đó tỏ ra thích hợp
trong việc xây dựng khu dân cư mới hoàn toàn.
Như vậy để có được bước đầu đánh giá toàn diện các giải pháp, đề tài tập trung nghiên cứu
chủ yếu khả năng xây dựng KDCST hoàn toàn mới, có tính đến hướng cải tạo khu dân cư
hiện hữu.
Như vậy, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các bước nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp tổng quan tài liệu: tổng quan các lý thuyết cơ bản và chuyên sâu về Khu
dân cư sinh thái
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: nhận định đánh giá một số trường hợp
điển hình KDCST đã được xây dựng trên thế giới, ưu tiên các KDCST ở khu vực có điều
kiện gần giống TP.HCM.

BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
5
- Phương pháp biên hội các số liệu:
Số liệu nền và số liệu kỹ thuật cơ bản trong quy hoạch một khu dân cư điển hình tại Thủ
Thiêm (được cung cấp bởi Thủ Thiêm ICA);
Số liệu về TP.HCM (kinh tế-xã hội, môi trường, địa hình-địa chất, quy hoạch sử dụng đất
và hạ tầng kỹ thuật);
Số liệu về điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường, v.v. của một số khu dân cư chọn khảo sát.
- Phương pháp đánh giá số liệu.
- Phương pháp khảo sát thực địa:
 Đánh giá hiện trạng quy hoạch-kiến trúc, hiện trạng chất lượng môi trường & hiện
trạng tổ chức ở hộ gia đình: Vì tính chất đặc biệt của đề tài là Khu đô thị mới Thủ
Thiêm vẫn còn trong giai đoạn thiết kế quy hoạch nên nghiên cứu hiện trạng sử dụng
thực tế phải được tiến hành ở khu dân cư hiện hữu thuộc các dự án quy hoạch đã thực
thi. Khảo sát hiện trạng là nhằm có cơ sở để nhận định những điểm phù hợp, chưa phù
hợp hay không phù hợp để áp dụng thiết kế sinh thái vào các khu dân cư mới tại Thủ
Thiêm về các mặt tự nhiên, quy hoạch, kỹ thuật-quản lý, chính sách-xã hội.
 Nhận định cơ chế quản lý và vận hành
 Phỏng vấn các cơ quan chức năng địa phương, các bên liên quan
 Khảo sát hộ gia đình (xem chi tiết ở phần dưới)
- Phương pháp bản đồ, phương pháp đánh giá chuyên gia…: đánh giá không gian đô thị-
kiến trúc;
- Phương pháp xác định ưu tiên (xây dựng lộ trình, tiêu chí…)
- Phương pháp tham vấn cộng đồng
7. Sản phẩm của đề tài
Sản phẩm của đề tài dưới dạng Báo cáo phân tích, được trình bày trong 3 báo cáo, bao gồm:
(1) Báo cáo chính (Báo cáo nghiệm thu): Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của đề tài
(2) Báo cáo tóm tắt: Tóm tắt những nội dung chính của đề tài

(3) Báo cáo chuyên đề: Các nhóm giải pháp thiết kế sinh thái
Báo cáo chính được trình bày thành 5 chương:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan lý thuyết khu dân cư sinh thái
Chương 2: Hiện trạng một số khu dân cư hiện hữu tại TP.HCM
Chương 3: Mô hình khu dân cư sinh thái cho TP.HCM
Chương 4: Các giải pháp về quản lý Nhà nước để phát triển khu dân cư sinh thái tại
TP.HCM
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
6
Chương 1.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT KHU DÂN CƯ SINH THÁI
Trong chương này, việc nhìn nhận thực trạng một số vấn đề hiện nay của môi trường
đô thị như hậu quả của quá trình đô thị hóa sẽ giúp thấy rõ tính bức thiết của việc phát triển đô
thị bền vững. Khái niệm phát triển bền vững khi đó được xác định cụ thể trong bối cảnh đô thị
thông qua việc nhìn lại lịch sử phát triển những quan niệm từ thuyết Sinh thái đô thị đến khái
niệm Đô thị sinh thái. Bên cạnh đó, chương 1 cũng tập trung mô tả các lý thuyết liên quan đến
khu dân cư sinh thái như các tiêu chí và giải pháp xây dựng khu dân cư sinh thái.
1.1 Phát triển bền vững và Đô thị sinh thái
1.1.1 Phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững
Phát triển bền vững
Định nghĩa mang tính đại diện nhất có lẽ là định nghĩa từ báo cáo Brundtland: Thế giới Chung
của Chúng ta (WCED, 1987). Trong đó, phát triển bền vững được định nghĩa là phát triển đáp
ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng được nhu cầu của thế
hệ tương lai.
Ban đầu, khái niệm phát triển bền vững được gắn kết với phát triển môi trường bền vững để
đáp lại sự suy thoái và phá hủy các hệ sinh thái và các giống loài – một hệ quả của sự tăng

trưởng kinh tế và dân số trong vòng 200 năm qua (White). Ngay khi khái niệm này được đưa
ra, đã có nhiều chỉ trích chỉ ra rằng diễn dịch cuộc khủng hoảng đó một cách vật lý thuần túy
và cứng nhắc như vậy đồng nghĩa với việc xem nhẹ tầm quan trọng của nhu cầu con người cả
về kinh tế lẫn xã hội. Thực vậy, giả định này phản lại mục tiêu của phát triển bền vững trong
tình hình đói nghèo càng ngày càng nghiêm trọng, thể hiện nhu cầu không ngừng phải mở
rộng những cơ hội về kinh tế và xã hội. Vì thế, những nhà nghiên cứu phát tri
ển bền vững giả
định rằng những cơ hội này cần phải được mở rộng cho tất cả mọi người trong khuôn khổ
những giới hạn vật lý có thể chịu đựng được. Cũng theo White, trong khi những quyết định
tồi trên khía cạnh kinh tế và xã hội có thể đặt dấu chấm hết cho một cá nhân, hay những nhóm
nhỏ, nhưng hiếm khi cho cả loài người. Với khía cạnh vật lý thì điều này lại khác hẳn; hằng
ngày xã hội toàn cầu chúng ta đang có những lựa chọn hủy diệt không thể cứu vãn được, như
để những tổn thất về đa dạng sinh học xảy ra (cũng đồng nghĩa với sự tiêu diệt các giống
loài), hay thay đổi thành phần khí quyển mà khó có thể khắc phục một sớm một chiều.
Trong bối cảnh đó, Zhang (2002) cho rằng báo cáo Brundtland đã làm sáng t
ỏ cả những khía
cạnh mở rộng về đạo đức và triết lý của phát triển bền vững, và vì thế, đã trở thành nền tảng
của những nghiên cứu về tính bền vững. Báo cáo Brundtland khởi nguồn với con người, và
tiếp tục thảo luận những chính sách môi trường nào cần thiết để đạt được những mục tiêu kinh
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
7
tế và xã hội. Một số các tiếp cận chính khác có thể kể đến là cách tiếp cận sinh thái, vật lý và
địa lý của Tổ chức Bảo tồn Thế giới về Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên và cách tiếp
cận kinh tế của Trường Kinh tế London.
Tính bền vững đô thị
Trong nghiên cứu này, tính bền vững được xem xét chủ yếu trong bối cảnh đô thị. Đối với các
nhà quy hoạch đô thị thì sự bền vững có nghĩa là phát triển và thúc đẩy các quy hoạch góp
phần đóng góp vào một hình thái đô thị hiệu quả hơn và cấu trúc xã hội vững chắc hơn (Rees

& Roseland, 1991; Roseland, 1992). Thành phố bền vững có thể hỗ trợ một cách hiệu quả sự
phát triển kinh tế và xã hội trên cơ sở tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít nhất và gìn giữ môi
trường trong sạch nhất (WHO, 1992 – trích dẫn bởi Zhang, 2002). Thảo (2004) cho rằng tính
bền vững ở đây có liên quan đến lịch sử và cấu trúc đô thị, cấu trúc xã hội và môi trường.
Trong bối cảnh đó, một số định nghĩa khác nhau được tóm tắt trong Hộp 1.1.
Những khía cạnh của bền vững đô thị
Alberti (1996) đã áp dụng cách tiếp cận sinh thái đô thị đề xuất ba khía cạnh của bền vững đô
thị: (1) các kiểu thức đô thị, (2) các dòng chảy đô thị và (3) chất lượng đô thị. Ba khía cạnh đó
được thể hiện trên Hình 1.1.

Hình 1.1 Những khía cạnh của bền vững đô thị (Alberti, 1996)
Kiểu thức đô thị Dòng chảy đô thị Chất lượng đô thị
Cộng đồng
 Dân số
 Kinh tế
 Xã hội
Cấu trúc
 Hình thái
 Mật độ
 Tính phân hóa
 Sự nối kết
Chức năng
 Nhà ở
 Công nghiệp
 Dịch vụ
 Giao thông
Thông tin


Tài nguyên thiên

nhiên

 Năng lượng
 Nước
 Vật chất



Hạ tầng &
Kỹ thuật
Chất lượng môi
trường
Sức khỏe con
người
Hiệu suất
Tính công bằng
Tính đa dạng
Tính truy cập
Tính học hỏi
Không gian sinh thái đô thị
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
8
Dựa trên đề xuất về các khía cạnh thể hiện (performance dimensions) của Kevin Lynch
(1981), Alberti đề xuất trong Hình thái Thành phố tốt (1996) cho rằng cuộc sống đô thị đòi
hỏi chất lượng môi trường tốt – không khí, nước, đất sạch – và cả việc cung cấp đầy đủ lương
thực, nhà ở và hạ tầng kỹ thuật cũng như không gian xanh và không gian mở. Những yếu tố
này phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái mà con người phụ thuộc
vào.

Trong các hệ thống đô thị, sự đa dạng các nhân tố – về phương diện các nền văn hóa cộng
đồng và hành vi cá nhân – cũng như sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo – về
phương diện hình thái và chức năng – có ý nghĩa sống còn đối với khả năng thích nghi và khả
năng phục hồi của các hệ thống đối với sự thay đổi liên tục.
Hơn nữa, khả năng tiếp cận (accessibility) trong các hệ thống đô thị rất quan trọng đối với
tính bền vững (Thảo, 2004). Ngày càng có thể thấy rằng khi người dân thiếu khả năng tiếp
cận đối với các nguồn tài nguyên và dịch vụ quan trọng thì họ càng gây nên tác động lớn hơn
đối với môi trường địa phương và toàn cầu. Yếu tố này (khả năng tiếp cận) có thể thấy rõ
trong rất nhiều trường hợp, trong khi một số yếu tố khác thì khó được nhận thấy hơn. Ví dụ
như tính nén (compactness) – cho rằng mật độ cao làm giảm sự tiêu thụ nhiên liệu. Câu trả lời
là có, nhưng nó phụ thuộc vào một loạt các yếu tố khác nữa, trong đó có tính truy cập. Một
khu dân cư mật độ cao thực ra còn làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu nếu nó ở xa khu làm việc
và dịch vụ.
Vì vậy, Thảo (2004) cho rằng sự bền vững đô thị chỉ có thể đạt được nếu đạt được cả những
mục tiêu khác như đảm bảo các vấn đề về sức khỏe và an toàn cũng như khả năng tiếp cận
đến các nguồn tài nguyên và dịch vụ theo nhu cầu. Một tiêu chí cuối cùng xác định một thành
phố bề
n vững là khả năng học hỏi và chỉnh sửa cách ứng xử của nó – cả ở mức độ cộng đồng
và cá nhân – tương ứng với các thay đổi môi trường.
Alberti và cộng sự (1994) kết luận bảy tiêu chí của chất lượng đô thị như sau: (1) chất lượng
môi trường, (2) sức khỏe con người, (3) hiệu suất, (4) tính công bằng, (5) tính đa dạng và linh
hoạt, (6) khả năng tiếp cận và ki
ểm soát, và (7) khả năng học hỏi-quan sát (một số tiêu chí đã
được giải thích phía trên).
Chất lượng của môi trường đô thị phụ thuộc vào các yếu tố vật lý và những điều kiện kinh tế-
xã hội cũng như văn hóa và những giá trị của những cộng đồng đô thị. Các chuyên gia đô thị
trong ngành quy hoạch và thiết kế đô thị thường đề cập đến hình thái đô thị bền vững như yếu
tố chính trong tính bền vững của một vùng đô thị, mặc dù vấn đề bền vững đô thị được nhận
định là rất phức hợp như sơ đồ trên Hình 1.1 ở trên. Tô Kiên (2003) kết luật từ cuốn Đạt đến
Hình thái Đô thị Bền vững (Williams và cộng sự, 2000) những thành tố có ảnh hưởng đến tính

bền vững của hình thái đô thị, bao gồm: kích thước, hình dáng, mật độ, độ nén, sự chuyên biệt
hóa và phân quyền hóa, sử dụng đất, sử dụng đa chức năng, quy hoạch và xây dựng (đặc biệt
là nhà ở), và cuối cùng là không gian xanh và không gian mở.
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
9
Trong khi những khía cạnh thảo luận ở trên tập trung vào chất lượng của môi trường vật lý (ví
dụ như những tiêu chuẩn cụ thể của chất lượng không khí hay nước uống và những quy chuẩn
cho sử dụng đất, diện tích xây dựng và không gian xanh); ngày nay càng có nhiều chứng cứ
cho rằng chất lượng môi trường không chỉ đạt được thông qua sự tổng hợp của các chất lượng
riêng lẻ mà thực chất môi trường vật lý chỉ là một thành tố của một một hệ thống phức hợp
hơn nhiều (Thảo, 2004). Hơn nữa, nhận thức, cảm quan và những giá trị của con người được
xem như là một yếu tố tích hợp trong bối cảnh đô thị, theo Alberti (1996), và chất lượng đô
thị là một sự kết hợp của những giá trị hữu hình (tangible) và vô hình (intangible). Như Kevin
Lynch (1981) đã chỉ ra rằng chúng ta không thể thiết lập một kích thước đô thị tối ưu, một
mật độ tối ưu, hay một dải nhiệt độ ban ngày tối ưu trong những hoàn cảnh và giá trị khác
nhau.
Thực vậy, tính bền vững đô thị có quá nhiều khía cạnh phức hợp đến nỗi không có một khía
cạnh nào thực sự nổi bật. Và điều này khiến chúng ta phải cân nhắc toàn diện khi cố gắng
định lượng sự bền vững đô thị trong các khía cạnh đa ngành của nó. Chẳng hạn, khi tìm kiếm
những khía cạnh thể hiện định lượng có thể liên hệ với hình thái không gian của một thành
phố đối với những mục đích và giá trị của con người, vấn đề là làm thế nào để xem xét các
mục đích và giá trị này trong việc đánh giá chất lượng sống của con người (Alberti, 1996).
Thực vậy, trong khi việc định nghĩa các phương thức khách quan của các chất lượng vật lý
khá dễ dàng, chúng ta lại khó biết làm thế nào để tích hợp những khía cạnh chủ quan trong
việc đánh giá các chất lượng đó. Dù sao, rõ ràng là các mô hình hoàn chỉnh của bền vững đô
thị phải tổng hợp được cả hai mặt này.
1.1.2 Từ sinh thái đô thị đến đô thị sinh thái
Sinh thái đô thị

Sinh thái Đô thị (Urban Ecology) là một ngành nghiên cứu về đô thị đã có từ rất lâu. Tài liệu
nghiên cứu cho thấy từ những năm 1920, Robert E. Park và Ernest W. Burgess phát triển
thuyết sinh thái đô thị, đề xuất rằng những đô thị cũng vận động và phát triển dưới những lực
tác động tương tự như quá trình tiến hóa Darwin của những hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên,
học thuyết này ban đầu chủ yếu nghiên cứu về mặt xã hội hơn là về mặt tự nhiên của đô thị.
Theo Roseland, năm 1975, Richard Register cùng một số đồng nghiệp thành lập tổ chức Sinh
thái Đô thị (Urban Ecology) ở Berkeley, California, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm “tái xây
dựng đô thị trong sự cân bằng với tự nhiên.” Từ đó, tổ chức này đã tham gia cùng với các bên
khác ở Berkeley xây dựng một khu “Đường Thấp” (Slow Street), nhằm trả lại một phần thung
lũng hẹp vốn được canh tác hơn tám mươi năm trước – trồng và thu hoạch cây ăn trái trên
đường phố, thiết kế và xây dựng các nhà “xanh” sử dụng năng lượng mặt trời, thông qua các
sắc lệnh về năng lượng, thiết lập một tuyến xe buýt, khuyến khích xe đạp và đi bộ thay cho xe
cơ giới, trì hoăn tiến trình xây dựng một đường cao tốc xuyên đô thị, và tổ chức các hội thảo
chuyên đề (Register 1994).
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
10
Sau đó, Sinh thái Đô thị bắt đầu phát triển thực sự khi Register xuất bản Thành phố Sinh thái
Berkeley (Eco-city Berkeley – 1987), một cuốn sách mô tả làm cách nào Berkeley có thể được
tái xây dựng trong vài thập kỷ tới
3
, và Nhà sinh thái Đô thị, tạp chí chuyên đề mới của tổ chức
này. Trào lưu này bành trướng mạnh khi Sinh thái Đô thị tổ chức Hội thảo quốc tế Lần thứ
nhất về Thành phố Sinh thái tại Berkeley vào năm 1990. Hội thảo này quy tụ hơn 700 chuyên
gia từ khắp nơi trên thế giới nhằm thảo luận các vấn đề đô thị và đưa ra đề xuất hướng tới việc
định hình các thành phố theo những nguyên tắc sinh thái. Những thành tựu kế tiếp là Hội thảo
quốc tế Lần thứ hai về Thành phố Sinh thái (tổ chức tại Adelaide, Australia, 1992) và Hội
thảo quốc tế Lần thứ ba về Thành phố Sinh thái (tổ chức tại Yoff, Senegal, 1996).
Không lâu trước Hội thảo quốc tế Lần thứ hai về Thành phố Sinh thái, David Engwicht, một

nhà hoạt động cộng đồng người Úc, xuất bản cuốn sách Hướng tới một Thành phố Sinh thái
(1992), sau đó được tái bản tại Bắc Mỹ dưới cái tên Giành lại Các Thành phố của Chúng ta
(1993). Trong cuốn sách đó, Engwicht cho thấy các nhà quy hoạch và kỹ sư đô thị đã gần như
triệt tiêu những trao đổi của con người khi xây dựng thêm nhiều đường phố, kéo thương mại
ra khỏi thành phố bằng các siêu thị khổng lồ ở ngoại vi, phá hủy các cộng đồng, và làm gia
tăng các vấn nạn giao thông. Theo Engwicht (1992), một thành phố là “một phát minh nhằm
tối ưu hóa những trao đổi và giảm thiểu sự đi lại”. Ông muốn nói đến rất nhiều hình thái trao
đổi: hàng hóa, tiền tệ, ý tưởng, cảm xúc, các vật chất di truyền và những cái tương tự. Ông
định nghĩa các thành phố sinh thái là những nơi mọi người có thể di chuyển theo lối đi bộ,
bằng xe đạp hay phương tiện công cộng và giao tiếp với nhau tự do mà không lo sợ giao
thông và chất độc hại.
Hệ sinh thái đô thị và quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái đô thị
Theo Phạm Ngọc Đăng (2000), đô thị cũng là một hệ sinh thái, như các hệ sinh thái khác,
nhưng nó có các đặc thù cấu trúc và chức năng riêng, với sự tổ hợp các thành phần sinh vật và
phi sinh vật, sự chuyển đổi quay vòng năng lượng và vật chất. Những đặc thù đó còn thể hiện
rõ tổ chức không gian mở rộng và sự thay đổi theo thời gian của cộng đồng, sự phân bố giống
loài sinh vật, động thái của dân số và các cộng đồng. Những đặc điểm đó đã tạo ra hệ sinh thái
đô thị là một hệ sinh thái đặc biệt, có thể tổng hợp các nét đặc thù của hệ sinh thái đô thị như
sau:
- Nó là một hệ sinh thái mở. Điều này được thấy rõ khi xem xét các dòng chuyển động,
những sự biến đổi và tác động qua lại của hệ sinh thái đô thị, đặc biệt là quan hệ của
hệ sinh thái đô thị với các hệ sinh thái khác mà nó phụ thuộc.

3
Register (1987) dẫn ra bảy nguyên tắc chính để tái xây dựng thành phố theo hướng sinh thái: 1) tính đa dạng rất
quan trọng; 2) để dành các khu vực rộng lớn cho các loài động thực vật tự nhiên phát triển; 3) đất có giới hạn (về
khả năng chịu tải) đối với các vật chất sinh học trong các vùng khí hậu khác nhau; 4) chú ý tầng bậc cây xanh
trong quy hoạch cộng đồng bền vững (ví dụ, cây cối tự nhiên và có chức năng được ưu tiên hơ
n các thảm cỏ và
hoa lá trang trí); 5) tái chế rác thành các nguồn tài nguyên mới; 6) diệt sâu hại bằng phương pháp sinh học thay

cho hóa học; và 7) việc bảo vệ sinh thái và các loài là vấn đề vùng, chứ không chỉ là vấn đề đô thị.
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
11
- Từ quan điểm xã hội và dân số thì hệ sinh thái đô thị sản sinh ra một lượng rất lớn về
thông tin, kiến thức, sự sáng tạo, nền văn hóa, công nghệ, và công nghiệp v.v… tất cả
các sản phẩm này sẽ truyền sang, tác động đến các hệ sinh thái khác.
- Từ quan điểm sinh học thì hệ sinh thái đô thị là hệ sinh thái không tự sinh, nên nó phụ
thuộc rất nhiều vào các vùng xung quanh. Hệ sinh thái đô thị tiêu thụ năng lượng và
vật chất rất lớn, phục vụ cho mọi sinh hoạt của đô thị như: đi lại, cấp thoát nước, ánh
sáng, ăn ở, sinh hoạt văn hóa v.v… làm cạn kiệt năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
- Sự tiêu thụ năng lượng và vật chất rất lớn mà dẫn đến hậu quả là hệ sinh thái đô thị
sản sinh ra rất nhiều loại chất thải, các chất thải này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường
trong đô thị, cũng như vùng xung quanh và khí quyển toàn cầu, tác động xấu đối với
sức khỏe cộng động, đến thiên nhiên và các hệ sinh thái khác.
- Sự phát triển của hệ sinh thái đô thị liên quan đến sự biến đổi sâu xa của sự chiếm đất
và sử dụng đất. Các sự biến đổi này dẫn đến sự xung đột kinh tế và xã hội, nếu như
không quan tâm đầy đủ đến các tác động của phát triển đô thị đối với môi trường và
kinh tế–xã hội, đặc biệt là đối với hệ sinh thái nông thôn và các vùng bảo tồn thiên
nhiên.
- Từ quan điểm cả về môi trường và kinh tế–xã hội, các hệ sinh thái đô thị, đặc biệt là
các đô thị lớn, siêu đô thị, với sự phụ thuộc và nhu cầu đòi hỏi của nó, hệ sinh thái đô
thị trở thành không ổn định, mất cân bằng và dễ bị tổn thương.
Nét nổi bật của hệ sinh thái đô thị là những vấn đề liên quan đến con người, bao gồm các khía
cạnh dân số, văn hóa, xã hội, tâm lý, kinh tế, chính trị-xã hội v.v…Các khía cạnh này luôn
biến đổi, muôn màu, muôn vẻ, rất khó xác định, nhất là rất khó đánh giá một cách định lượng.
Nếu chúng ta xem xét các khía cạnh này m
ột cách hời hợt, như là các khía cạnh về chất lượng
môi trường, chất lượng và tập quán sống của con người v.v…, thì chúng ta dễ dàng mắc phải

các sai sót trong sự đánh giá, kết luận, cũng như trong quản lý và quy hoạch phát triển đô thị.
Từ những đặc điểm riêng của hệ sinh thái đô thị như trên và những đặc điểm riêng của hệ sinh
thái tự nhiên, chúng ta có thể rút ra những vấ
n đề sau:
- Hệ sinh thái đô thị có những nét rất khác biệt so với hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên
hai hệ sinh thái đều có một nguyên tắc chung, đó là tất cả những sản phẩm đầu vào
đều phải trải qua quá trình chuyển đổi để cuối cùng được thải bỏ. Trong hệ sinh thái tự
nhiên, những chất thải bỏ của sinh vật này sẽ là sản phẩm đầu vào của một loại sinh
vật khác, chính vì th
ế mà nó luôn có sự tuần hoàn khép kín. Hơn nữa, sản phẩm khai
thác ban đầu của sinh vật trong hệ sinh thái tự nhiên luôn có nguồn gốc từ các yếu tố
cơ bản của tự nhiên như gió, nước, không khí, ánh sáng. Như vậy, chu trình sống của
hệ sinh thái tự nhiên không cần phải khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên giới hạn
của trái đất, hơn nữa, sau nhiều quá trình chuyển hóa, các yếu tố cơ bản của thiên
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
12
nhiên sẽ được biến đổi thành thực phẩm đầu vào của sinh vật, sinh vật này lại là thực
phẩm cho loài sinh vật khác, cứ như thế, các yếu tố cơ bản của thiên nhiên sẽ lần lượt
trở thành nguồn nuôi sống cho hệ sinh thái khép kín trong tự nhiên.
- Hệ sinh thái đô thị với đặc tính là hệ sinh thái mở nên dòng vật chất tuần hoàn trong
đô thị rất khó khép kín, hầu như là là không thể khép kín hoàn toàn. Tuy nhiên, dòng
tuần hoàn của một vài yếu tố trong đô thị như chất thải rắn, năng lượng, nước, vật
liệu… có thể được khép kín một phần nào đó, với những tỷ lệ tuần hoàn phụ thuộc rất
nhiều vào đặc tính nền kinh tế, chính trị xã hội của từng khu vực.
- Các sản phẩm sử dụng trong quá trình sinh hoạt của cư dân đô thị, sau quá trình sử
dụng sẽ trở thành phế phẩm, khi đó, nếu lượng phế phẩm này có thể tuần hoàn lại
phục vụ cho sinh hoạt của cư dân thì chu trình vật chất trong đô thị sẽ trở nên khép kín
một phần nào đó, bên cạnh đó, nếu đưa vào sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ các

quá trình tự nhiên (có khả năng tái tạo) thay thế cho các sản phẩm phải sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo thì vòng tuần hoàn sinh thái trong đô thị
cũng sẽ mang tính chất tương tự với hệ sinh thái tự nhiên.
Đô thị sinh thái
Ý tưởng về một đô thị sinh thái đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX dưới tên gọi Thành phố vườn
(Garden-City), là một phương án quy hoạch đô thị của Ebenzener Howard nhằm giải quyết
các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Công nghiệp hóa kéo theo quá trình đô thị hóa ở quy mô lớn, mà như đã trình bày là
nguyên nhân phát sinh vô vàn các vấn đề về môi trường tự nhiên và xã hội, đòi hỏi phải các
phương án hiện đại hóa để giải quyết các vấn đề đó khi nhu cầu đòi hỏi và điều kiện cho phép.
Và quy hoạch đô thị sinh thái là một giải pháp phù hợp.
Một đô thị sinh thái là một đô th
ị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến
sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc
trong đô thị (Đăng, 2000).
Một cách ngắn gọn, “đô thị sinh thái” là đô thị đạt được những tiêu chí về chất lượng môi
trường sống sinh thái và “quy hoạch đô thị sinh thái” là phươ
ng pháp quy hoạch đô thị nhằm
đạt được các tiêu chí của chất lượng cuộc sống cao, hướng tới sự phát triển bền vững của đô
thị đó (Quốc, 2006). Quy hoạch đô thị sinh thái là giải pháp quy hoạch có tính định hướng,
được xem là sự hợp nhất của các chiến lược trong quản lý tài nguyên, phát triển kinh tế, giao
thông, sử dụng đất, và quản lý công nghiệp thông qua tiếp thu những kiến thức m
ới nhất và
kinh nghiệm từ các nước trên thế giới.
- Các chiến lược quản lý nước, năng lượng, tài nguyên luôn hướng tới việc sử dụng các
nguồn tài nguyên có thể tái tạo với mức hiệu quả cao và theo hướng bền vững cho thế
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm

13
hệ tương lai. Việc quản lý nguồn tài nguyên cũng được nhấn mạnh nhằm ngăn chặn ô
nhiễm từ công nghiệp, thương mại, các hoạt động của chính quyền và các hộ gia đình.
Những chiến lược này cũng mở ra những cơ hội kinh tế mới trong ngành kinh tế bền
vững.
- Các chiến lược cho quy hoạch sử dụng đất và giao thông luôn nhằm hướng tới việc
nâng cao khả năng sinh tồn của các vùng lân cận và làm giảm tình trạng ngổn ngang,
rời rạc. Cả hai mục tiêu này giúp làm giảm tác động của sự phát triển lên môi trường.
- Các chiến lược phát triển kinh tế luôn nhắm tới vai trò cân bằng trong nền kinh tế toàn
cầu với sự phát triển mạnh của nền kinh tế địa phương. Những chiến lược này tận
dụng các cơ hội chính cho sự phát triển thương mại được tạo ra bởi nền kinh tế bền
vững, như là năng lượng có thể tái tạo và phục hồi nguồn tài nguyên.
Đô thị sinh thái được nuôi dưỡng trong một quá trình liên tục của việc tiếp thu kiến thức cũng
như sự phát triển khả năng chịu đựng trong mọi lĩnh vực và mọi thành phần dân chúng.
Các nguyên tắc chính trong quy hoạch và xây dựng khu đô thị sinh thái
Hội nghị của tổ chức y tế thế giới (WHO) họp ở Liverpool (nước Anh) năm 1988 đã đề ra các
nguyên tắc chính để xây dựng thành phố sinh thái (Đăng, 2000):
1. Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên;
2. Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị cũng như hoạt động của
con người;
3. Trong điều kiện có thể, cố gắng giữ cho hệ
sinh thái đô thị được khép kín và tự cân
bằng;
4. Giữ cho phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường và tài nguyên thiên
nhiên được cân bằng tối ưu;
Có thể suy rộng các nguyên tắc trên như sau:
- Quy mô dân số và phát triển kinh tế xã hội của đô thị được giữ ở mức phù hợp với khả
năng “chịu tải” của môi trường và tài nguyên thiên nhiên;
- Hệ sinh thái đô thị
luôn luôn giữ được thế cân bằng, ổn định;

- Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên
liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín;
- Hoạt động của đô thị và con người trong đô thị thải ra ít chất thải nhất, các chất thải
được quay vòng sử dụng, tái sử dụng, được thu gom và xử lý hoàn toàn đúng kỹ thuật.
BÁO CÁO NGHIỆM THU
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
14
- Cơ sở hạ tầng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường, như là mạng
lưới giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước Quy hoạch sử dụng đất đa
dạng và phân bố hợp lý;
- Nhà cửa đô thị được thiết kế và xây dựng với mô hình gắn bó, hài hòa với môi trường
tự nhiên, tiết kiệm vật liệu, tiết kiệm năng lượng không tái tạo (từ nhiên liệu hóa
thạch), sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên, triệt để tận dụng giải
pháp xây dựng kiến trúc và giải pháp tự nhiên để đảm bảo điều kiện vi khí hậu ở bên
trong và bên ngoài công trình;
- Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong đô thị, đặc biệt là sinh thái đô thị.
Tổ chức Sinh thái đô thị Úc đưa ra các tiêu chí cụ thể hơn về đô thị sinh thái, có thể được khái
quát trên các phương diện sau: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công
nghiệp và kinh tế đô thị (Quốc, 2006).
- Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa các
nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước
của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian
xanh.
- Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên,
nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi
giải trí.
- Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu
nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và
làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ

giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ
nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô tô con địa phương cho phép m
ọi
người chỉ sử dụng khi cần thiết.
- Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử
dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng
các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.
- Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử
dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm
thiểu nguyên liệu sử dụng.
Để đạt được các tiêu chí trên, cần có những nghiên cứu sâu sắc về điều kiện tự nhiên và xã hội
của khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải pháp và quyết định phù hợp. Trong quá
trình vận hành, để duy trì và đạt được mục tiêu sinh thái, cần có những biện pháp phối hợp
liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức cộng đồng, áp

×