Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

chuyên đề một số chính sách và chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 105 trang )



MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Chuyên đề
Người viết: KS. Trương Quang Vũ
Một số Chính sách và Chương trình Quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
i
Mục lục
Mục lục i
Các chữ viết tắt i
1. Nghị định 102/CP/2003 1
2. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 09:2005) - Quy chuẩn đối với tòa nhà
hiệu quả năng lượng 2
2.1 Mục tiêu 2
2.2 Phạm vi áp dụng 2
2.3 Đối tượng áp dụng 3
3. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai
đoạn 2006-2010 3
3.1 Mục tiêu chính của Chương trình 3
3.2 Các nội dung chính của Chương trình: 4
4. Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 5
4.1 Mục tiêu của Chương trình: 5
4.2 Nội dung chính của Chương trình: 5
Tài liệu tham khảo a

Các chữ viết tắt
QCXDVN Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam





Một số Chính sách và Chương trình Quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
1
1. Nghị định 102/CP/2003
Sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất
Các cơ sở sản xuất thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bằng các biện pháp
chủ yếu sau đây:
1. Cải tiến, hợp lý hóa quá trình đốt nhiên liệu.
2. Cải tiến, hợp lý hóa quá trình gia nhiệt, làm lạnh và chuyển hóa nhiệt năng thành cơ
năng.
3. Giảm tổn thất nhiệt do truyền nhi
ệt.
4. Sử dụng lại nhiệt thải.
5. Cải tiến, hợp lý hóa quá trình chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng.
6. Giảm tổn thất điện năng trong truyền tải, phân phối, sử dụng điện năng.
7. Cải tiến, hợp lý hóa quá trình chuyển hóa từ điện năng thành cơ năng, nhiệt năng.
8. Lựa chọn, thay thế hợp lý nguồn năng lượng s
ử dụng nhằm đạt hiệu quả năng lượng
cao hơn.
9. Phát triển sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để tiết kiệm các nguồn năng lượng
không tái tạo được như than đá, sản phẩm dầu, khí đốt.
Sử dụng năng lượng trong các tòa nhà
Tổ chức, cá nhân tham gia tư vấn thiết kế, đầu tư, xây dựng, sở hữu các tòa nhà có trách
nhiệm thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây:
1. Tận dụng các điều kiện tự nhiên hoặc các giải pháp cấu tạo kiến trúc thích hợp nhằm
giảm tiêu hao năng lượng cho chiếu sáng, thông gió, làm mát và sưởi ấm.

2. Sử dụng các vật liệu cách nhiệt được sản xuất theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng để
hạn chế việc truyền nhiệt qua tường, cửa ra vào và cửa sổ.
3. Sử dụng các thiết bị được chế tạo theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng để lắp đặt trong
tòa nhà.
4. Bố trí hợp lý các trang thiết bị nhằm đạt được hiệu quả cao theo hướng tiết kiệm năng
lượng.
Sử dụng năng lượng trong sinh hoạt
1. Áp dụng chính sách giá năng lượng hợp lý trong sinh hoạt nhằm thúc đẩy việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Một số Chính sách và Chương trình Quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
2
2. Áp dụng các chỉ dẫn của Bộ Xây dựng được ban hành theo quy định tại điểm (c) khoản
3 Điều 20 Nghị định này khi sử dụng các loại vật liệu xây dựng và các trang thiết bị sử
dụng nhiều năng lượng như: máy điều hòa không khí, các thiết bị cơ khí dùng cho mục
đích thông gió, thiết bị chiếu sáng, thiết bị cung cấp nước nóng, thang máy lắp đặt trong
nhà ở để đạt mục đích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Hạn chế tối đa sử dụng các thiết bị điện công suất lớn vào các giờ cao điểm của biểu đồ
phụ tải hệ thống điện.
Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Các trang thiết bị, vật tư, dây chuyền công nghệ nhập khẩu cho mục đích tiết kiệm
năng lượng, các sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm tiết kiệm năng lượng được
khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của
pháp luật.
2. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng được thưởng tiết
kiệm theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với
doanh nghiệp nhà nước.
3. Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, nhập khẩu dây
chuyền công nghệ mới hoặc đầu tư chiều sâu nhằm tiết kiệm năng lượng được xem xét

vay vốn trung hạn hoặc dài hạn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học
và công nghệ.
2. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 09:2005) - Quy chuẩn đối
với tòa nhà hiệu quả năng lượng
2.1 Mục tiêu
Quy chuẩn quy định những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ để sử dụng năng
lượng có hiệu quả khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình thương mại, các cơ
quan nghiên cứu, trụ sở hành chính Nhà nước, chung cư cao tầng và các khách sạn lớn v.v
có sử dụng điều hoà không khí, các thiết bị sử dụng nhiều năng lượng.
Quy chu
ẩn này được ban hành nhằm giảm thiểu lãng phí năng lượng sử dụng trong các công
trình xây dựng, nâng cao điều kiện tiện nghi nhiệt, tiện nghi thị giác cũng như nâng cao năng
suất lao động cho những người sống và làm việc trong các công trình đó.
2.2 Phạm vi áp dụng
Quy chuẩn đưa ra những yêu cầu tối thiểu phải tuân thủ khi thiết kế và xây dựng để nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng của:
(a) Các công trình xây mới và hệ thống thiết bị trong công trình;
(b) Các bộ phận mới của công trình và các hệ thống thiết bị kèm theo;
(c) Hệ thống và thiết bị trong những công trình đã có;
Một số Chính sách và Chương trình Quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
3
(d) Cải tạo và nâng cấp các hệ thống thiết bị chính của công trình.
Những quy định trong Quy chuẩn này áp dụng cho phần vỏ công trình, hệ thống chiếu sáng,
điều hoà không khí và thông gió cùng với các thiết bị sử dụng điện khác.
2.3 Đối tượng áp dụng
i.

Áp dụng theo quy mô công trình


Những quy định trong quy chuẩn này được áp dụng đối với:

- Những công trình quy mô nhỏ: tổng diện tích sàn từ 300m
2
đến 2.499m
2

- Những công trình quy mô vừa: tổng diện tích sàn từ 2.500m
2
đến 9.999m
2
;
- Những công trình quy mô lớn: tổng diện tích sàn từ 10.000m
2
trở lên.
ii. Áp dụng theo hệ thống công trình
Những quy định trong quy chuẩn này được áp dụng cho:

(a) Lớp vỏ công trình, loại trừ không gian làm kho chứa hoặc nhà kho không có điều hoà;
(b) Những thiết bị và hệ thống của công trình bao gồm:
- Chiếu sáng nội và ngoại thất
- Thông gió
- Điều hoà không khí
- Đun nước nóng
- Thiết bị quản lý năng lượng.
3. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả giai đoạn 2006-2010
3.1 Mục tiêu chính của Chương trình
Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm các

hoạt động khuyến khích, thúc đẩy, tuyên truyền cộng đồng, khoa học công nghệ và các biện
pháp quản lý bắt buộc nhằm thực hiện đồng bộ các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong toàn xã hội. Thông qua các hoạt động của Chương trình, đạt được mục tiêu
về tổng mức tiết kiệm năng lượng cụ thể, giảm một phần mức đầu tư phát triển hệ thống cung
ứng năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế-xã hội; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường,
khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế-xã hội bền
vững.
Một số Chính sách và Chương trình Quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
4
Phấn đấu tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn
2006-2010 và từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2011-2015 so với
dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế-xã hội theo phương án phát
triển bình thường, trên cơ sở các nội dung cụ thể sau:
a) Hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, bao gồm hoạt động quản lý nhà nước, quản lý trong các doanh nghiệp,
trong các tòa nhà và trong đời sống xã hội:
Giai đoạn 2006-2010: hoàn thành việc xây dựng và ban hành khung các văn bản pháp luật
đồng bộ với các luật và các văn bản dưới luật liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả. Chuẩn bị nội dung trình Quốc hội xem xét việc ban hành Luật về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn 2008-2010.
Xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để áp dụng vào hoạt
động thực tế cho 40% số lượng các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm được lựa
chọn trong toàn quốc cho giai đoạn 2006-2010; 100% số lượng các doanh nghiệp sử dụng
năng lượng trọng điểm cho giai đoạn 2011-2015 và mở rộng áp dụng cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Thực hiện việc quản lý bắt buộc theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Các công trình sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” đối với 100% các tòa nhà xây dựng mới từ năm 2006.
Giai đoạn 2006-2010: hoàn thành việc xây dựng cơ chế, chính sách và ban hành biểu giá năng

lượng phù hợp với xu hướng chính sách giá năng lượng của các nước trong khu vực và trên
thế giới nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
b) Phổ biến rộng rãi các trang thiết bị có hiệu suất cao, thay thế dần các trang thiết bị có
hiệu suất thấp, tiến tới loại bỏ các trang thiết bị có công nghệ lạc hậu; giảm cường độ năng
lượng trong sản xuất; tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
c) Khai thác tối đa năng lực của phương tiện, thiết bị; giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu
trong giao thông vận tải, triển khai thí điểm mô hình sử dụng nhiên liệu thay thế tại một số
tỉnh và thành phố lớn, hạn chế lượng phát thải của các phương tiện giao thông, bả
o vệ môi
trường.
3.2 Các nội dung chính của Chương trình:
Nhóm nội dung 1: Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
tổ chức hệ thống quản lý về tiết kiệm năng lượng;
Nhóm nội dung 2: Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng
đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi
trường;
Nhóm nội dung 3: Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng,
từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp;
Nhóm nội dung 4: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp
Nhóm nội dung 5: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà
Một số Chính sách và Chương trình Quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
5
Nhóm nội dung 6: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận
tải
4. Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010
4.1 Mục tiêu của Chương trình:
i. Nâng cao nhận thức của cộng đồng, xây dựng ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu

quả vì sự phát triển bền vững của đất nước, đưa hoạt động sử dụng điện tiết kiệm và
hiệu quả vào cuộc sống hàng ngày của mọi gia đình và xã hội.
ii. Đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm và hi
ệu quả, ổn định cung cấp điện năng cho sản
xuất kinh doanh, tiêu dùng, hạn chế đến mức thấp nhất việc ngừng, giảm mức cung
cấp điện.
4.2 Nội dung chính của Chương trình:
Vận động toàn dân tham gia tiết kiệm điện: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
thông tin, giáo dục, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng
điện, thúc đẩy các hoạt động sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong toàn xã hội.
Tiết kiệm điện tại công sở, trụ sở các cơ quan: Đưa việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại
cơ quan, đơn vị vào nề nếp, thực hiện tiết kiệm ít nhất 10% chi phí điện năng sử dụng hàng
năm của cơ quan, đơn vị.
Tiết kiệm điện trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ: Tạo tác phong, thói quen sử dụng điện
tiết kiệm và hiệu quả, có ý thức trong việc sử dụng các thiết bị điện hiệu suất cao, giảm việc
sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn vào giờ cao điểm, sẵn sàng hợp tác với ngành điện
thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi xảy ra thiếu điện.
Tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp: Quản lý và giám sát mức tiêu thụ điện năng trong
sản xuất và kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khuyến khích tiến tới bắt buộc áp
dụng các định mức tiêu hao năng lượng tiên tiến trên một đơn vị sản phẩm đối với một số
ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng.

Tiết kiệm điện đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh điện: Đẩy mạnh và duy trì thường
xuyên việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân
phối và kinh doanh điện.
Tiết kiệm điện đối với các trang thiết bị sử dụng điện: Xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc
đẩy các nhà sản xuất, nhập khẩu đưa ra thị trường các trang thiết bị sử dụng năng lượng hiệu
suất cao, loại bỏ dần các trang thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp.
Phổ biến thông tin và hướng dẫn khách hàng nhận biết và lựa chọn các sản phẩm tiết kiệm
điện trên thị trường.

Chương trình chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả: Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thông qua
tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng, khuyến khích việc sản xuất, tiêu dùng những sản phẩm
chiếu sáng tiết kiệm điện để từng bước giảm số lượng tiêu thụ đèn nung sáng (đèn tròn). Phấn
đấu đến năm 2010 trên thị trường chỉ còn sử dụng 10 triệu bóng đèn tròn.
Phổ biến sử dụng thiết bị gia nhiệt nước bằng năng lượng mặt trời và sử dụng các dạng năng
lượng thay thế khác: Thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu và sử dụng các thiết bị gia
nhiệt nước trong sinh hoạt và dịch vụ bằng năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng khác
Một số Chính sách và Chương trình Quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
6
cho các hộ gia đình và các toà nhà (trung tâm thương mại, nhà chung cư, bệnh viện, trường
học, các trụ sở cơ quan nhà nước ).

Một số Chính sách và Chương trình Quốc gia về Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và Hiệu quả
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
a
Tài liệu tham khảo
NewScientist, 17 June 2006, Ecopolis now, p.38-p45
Quản lý và Tiết kiệm năng lượng, NXB ĐH Quốc Gia Tp.HCM, 2004

/>
/>











QUẢN LÝ NƯỚC TỔNG HỢP TRONG KDCST:
CÁC GIẢI PHÁP THU DỤNG VÀ TIÊU THOÁT NƯỚC MƯA

Chuyên đề
Người viết: ThS. Ngô Nguyễn Ngọc Thanh
ThS. Nguyễn Duy Bình
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
i
Mở đầu
Quản lý nước đô thị bền vững là một phần quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững. Có
nhiều định nghĩa và khái niệm về quản lý nước đô thị bền vững. Theo ASCE (1998): “Hệ
thống nước bền vững là hệ thống được thiết kế và quản lý để đáp ứng đầy đủ các mục tiêu của
xã hội mà vẫn duy trì được tính tổng hòa về hệ sinh thái, môi trường và thủy văn và đáp ứng
được các nhu cầu của hệ thống mà không làm làm nó bị suy thoái cả ở hiện tại lẫn trong
tương lai”. Nhìn chung, quản lý nước tổng hợp cho khu dân cư sinh thái bao gồm các giải
pháp ở quy mô hộ gia đình và ở quy mô khu ở, qui về 3 nhóm (i) các giải pháp thu dụng và
tiêu thoát nước mưa, (ii) các giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư và (iii) các
giải pháp tiết kiệm nước và sử dụng nguồn nước thay thế ở quy mô gia đình.
Quản lý nước mưa là một phần quan trọng để đi đến quản lý bền vững nguồn nước đô thị.
Nằm trong loạt chuyên đề quản lý nước tổng hợp cho khu dân cư sinh thái, chuyên đề Quản lý
nước tổng hợp cho KDC sinh thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa tập trung
tìm hiểu các khả năng và giải pháp khai thác nước mưa như một nguồn nước thay thế/bổ sung
cho nước cấp và các giải pháp tiêu thoát nước mưa theo hướng sinh thái. Bên cạnh đó, chuyên
đề cũng điểm qua các mô hình và kinh nghiệm thu dụng và tiêu thoát nước mưa trên thế giới,

làm tiền đề cho việc đánh giá sơ bộ khả năng triển khai áp dụng các mô hình này tại Việt
Nam.




Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
ii
Mục lục
Mở đầu i
Mục lục ii
Danh mục các hình iii
Các chữ viết tắt iii
1. Giới thiệu 1
2. Thu dụng nước mưa 1
2.1 Tổng quan các hệ thống thu dụng nước mưa 1
2.2 Thiết kế và vận hành các hệ thống thu dụng nước mưa 3
2.2.1 Bề mặt thu mưa 3
2.2.2 Hệ thống đường ống dẫn nước mưa 4
2.2.3 Bể chứa nước mưa 5
2.2.4 Tính toán kích thước hệ thống 5
2.5 Chất lượng nước mưa thu gom được và phạm vi sử dụng 6
2.5.1 Chất lượng nước mưa thu gom được 6
2.5.2 Phạm vi sử dụng 6
3. Hệ thống tiêu thoát nước mưa 7
3.1 Quản lý nước mưa theo hướng sinh thái 7
3.2. Các biện pháp tiêu thoát và xử lý nước mưa 8
5. Kinh nghiệm áp dụng trên thế giới 10

6. Khả năng áp dụng ở Việt Nam 13
Khả năng thu dụng nước mưa ở Việt Nam 13
Khả năng tiêu thoát nước mưa theo hướng sinh thái 14
Tài liệu tham khảo a

Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
iii
Danh mục các hình
Hình 1 Một ví dụ của hệ thống thu nước mái 2
Hình 2 Ví dụ một hệ thống thu mưa bề mặt đất 3
Hình 3. Ví dụ các hệ thống dẫn có xả nước đầu 4
Hình 4 Sử dụng nước mưa ở quy mô gia đình 7
Hình 5 Hố thấm (UNEP, 2002) 9
Hình 6 Vỉa hè có khả năng thấm(UNEP, 2002) 9
Hình 7 Hồ và đất ngập nước nhân tạo phục vụ xử lý nước mưa chảy tràn (UNEP, 2002) 10
Hình 9 Đấu trường sumo Kokugikan tại Tokyo, Nhật Bản. Nước mưa được thu gom trên diện tích mái 8.400
m
2
của đấu trường và được sử dụng cho các mục đích ngoài ăn uống. 11
Hình 10 "Rojison", một thiết bị sử dụng nước mưa đơn giản ở quy mô cộng đồng tại Tokyo, Nhật Bản. 12
Hình 11. Lu chứa nước mưa ở Thái Lan 13

Các chữ viết tắt
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Sở KH&CN Sở Khoa học và Công nghệ






Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
1
1. Giới thiệu
Dân số tăng nhanh, ngày càng nhiều người người phụ thuộc vào nguồn nước cấp có hạn đang
ngày càng ô nhiễm hơn. An toàn về nước, cũng như an toàn lương thực đang trở thành một ưu
tiên quan trọng đối với nhiều nơi trên thế giới.
Có hai xu hướng trong quản lý bền vững nguồn nước sạch: tìm nguồn nước sạch khác để khai
thác một cách tập trung; hoặc sử dụng một cách hiệu quả nguồn nước có hạn đang có. Cho
đến nay, phương án thứ nhất vẫn đang được quan tâm nhiều hơn so với việc tối ưu hóa hệ
thống quản lý nước.
Nếu sử dụng nước tiết kiệm (chủ yếu ở quy mô hộ gia đình) có ý nghĩa trong việc giảm áp lực
sử dụng nước cấp, vốn đang không đáp ứng nổi nhu cầu thì sử dụng nguồn nước thay thế
đóng vai trò mở rộng nguồn nước cấp. Một trong những biện pháp sử dụng nguồn nước thay
thế để mở rộng nguồn nước sạch là thu gom, lưu trữ và sử dụng nước mưa, gọi tắt là thu dụng
nước mưa (stormwater harvesting). Thu dụng nước mưa, theo nghĩa rộng có thể hiểu là kỹ
thuật thu nước mưa nhờ vào hệ thống mái, bề mặt đất hay đá và trữ nước mưa để sử dụng với
các thiết bị chứa đơn giản (lu, bồn, bể chứa…) hoặc các biện pháp kỹ thuật khác. Việc thu
gom và sử dụng nước mưa đã và đang diễn ra hơn 4000 năm nay do sự phân bố không đều
của lượng mưa về không gian và thời gian. Nước mưa là một nguồn nước quan trọng đối với
những vùng có lượng mưa cao nhưng không có hệ thống cấp nước truyền thống và những
vùng không có đủ nguồn nước mặt hay nước ngầm chất lượng tốt. Ngày nay, thu dụng nước
mưa không chỉ có ý nghĩa mở rộng nguồn nước cấp để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng
nhanh của xã hội mà còn có vai trò điều tiết nước mưa. Bên cạnh đó, nước mưa không sử
dụng cũng phải được thu gom, xử lý và tiêu thoát một cách hợp lý để tránh vấn đề ngập lụt
cho khu dân cư, hạn chế ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường đồng thời bổ sung nước
cho nguồn nước ngầm.

Quản lý nước mưa là một phần quan trọng để đi đến quản lý bền vững nguồn nước đô thị.
Nằm trong loạt chuyên đề quản lý nước tổng hợp cho khu dân cư sinh thái, chuyên đề này tập
trung tìm hiểu các khả năng và giải pháp khai thác nước mưa như một nguồn nước thay thế/bổ
sung cho nước cấp và các giải pháp tiêu thoát nước mưa theo hướng sinh thái. Bên cạnh đó,
chuyên đề cũng điểm qua các mô hình và kinh nghiệm thu dụng và tiêu thoát nước mưa trên
thế giới và đánh giá sơ lược khả năng áp dụng ở Việt Nam.
2. Thu dụng nước mưa
2.1 Tổng quan các hệ thống thu dụng nước mưa
Hệ thống thu dụng nước mưa có thể là một hệ thống đơn giản ở quy mô hộ gia đình hoặc một
hệ thống lớn cho cả một lưu vực. Hệ thống thu dụng nước mưa được phân loại dựa trên quy
mô và tính chất của lưu vực thu mưa. Một số hệ thống cơ bản được miêu tả dưới đây.
(i) Hệ thống thu gom nước mái
Mặc dù lượng nước mưa thu gom từ một hộ gia đình có thể không quan trọng, nhưng
nếu mọi nhà đều thu và trữ nước mưa thì lượng nước thu được sẽ rất đáng kể. Phần
chính của hệ thống thu gom nước mái là bồn chứa, đường ống dẫn đến bồn chứa, và
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
2
phụ tùng bồn chứa. Vật liệu và mức độ đầu tư cho hệ thống phụ thuộc vào vốn đầu tư
ban đầu. Hệ thống mái ferrocement là một trong những hệ thống được đánh giá cao về
mặt chi phí – lợi ích. Ở một số trường hợp, tùy theo mục đích sử dụng, nước mưa thu
được cần phải lọc, hoặc khử trùng.

Hình 1 Một ví dụ của hệ thống thu nước mái

(ii) Hệ thống lớn cho các trường học, sân vận động, sân bay, và các công trình
khác
Với hệ thống lớn, hệ thống thu dụng nước mưa sẽ hơi phức tạp hơn, nước mưa thu
được từ mái và sân các cơ quan công sở được trữ trong các bể chứa ngầm, được xử lý

và sử dụng cho các mục đích ngoài ăn uống.
(iii) Hệ thống thu gom nước mái cho nhà cao tầng vùng đô thị
Ở các tòa nhà cao tầng, hệ thống mái có thể được thiết kế để thu mưa và nước mưa thu
được được trữ trong bể chưa riêng biệt trên mái và sử dụng cho các mục đích ngoài ăn
uống.
(iv) Thu mưa với bề mặt đất
Nước mưa được thu gom một cách đơn giản nhờ vào bề mặt sàn hay bề mặt đất thu
mưa. So với thu mưa với hệ thống mái, thu mưa với bề măt đất có diện tích thu mưa
lớn hơn. Bằng cách lưu dòng chảy trong các hồ chứa được tạo nên bởi các đập nhân
tạo, kỹ thuât này có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong mùa khô, phù hợp
cho phục vụ nông nghiệp.
Bề mặt thu mưa
Thùng chứa
có nắp đậy
Vòi lấ
y
nước
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
3

(v) Thu mưa ở các lưu vực đô thị
Nước mưa chảy tràn thu được ở các khu vực đô thị bị nhiễm bẩn bởi nhiều loại chất ô
nhiễm. Giữ sạch lưu vực thu mưa là điều quan trọng nhất để kiểm soát chất lượng
nước mưa chảy tràn và hạn chế chi phí xử lý cần thiết.
2.2 Thiết kế và vận hành các hệ thống thu dụng nước mưa
Một trong những vấn đề quan trọng để có thể sử dụng nước mưa như một nguồn nước sạch là
áp dụng kỹ thuật thu và trữ nước mưa thích hợp. Thông thường, một hệ thống thu dụng nước
mưa bao gồm 3 thành phần: hệ thống thu gom (bề mặt thu mưa), hệ thống dẫn, và hệ thống

trữ nước mưa. Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm, thuận lợi và khó khăn của sử dụng nước
mưa so với các nguồn nước thay thế khác (vd nước giếng), nếu các hộ gia đình hay cộng đồng
dân cư quyết định sử dụng nước mưa như một nguồn nước thay thế cho nước cấp thì cần phải
tiến hành nghiên cứu chi tiết tính khả thi về mặt kỹ thuật. Các đ
iều cần quan tâm khi thiết kế
và vận hành các hệ thống thu dụng nước mưa bao gồm:
2.2.1 Bề mặt thu mưa
Sử dụng mái thu mưa
Diện tích thu mưa và vật liệu xây dựng bề mặt thu mưa ảnh hưởng đến hiệu quả thu mưa và
chất lượng nước mưa. Vật liệu thường được sử dụng cho mái thu mưa là tôn nhôm (có sóng),
sắt mạ kẽm, bê-tông, tấm lợp sợi thủy tinh, ngói… Trước đây, ở vùng nông thôn, người ta còn
sử dụng bùn. Mái tre, mái lá… không thích hợp để thu mưa vì các nguy cơ đối với sức khỏe.
Vật liệu làm mái phải không độc và không chứa các hợp chất có thể ảnh hưởng đến chất
lượng nước mưa thu được, ví dụ tránh sử dụng mái có amiăng, hạn chế tối đa sơn/phủ mặt bề
mặt thu mưa. Nếu cần thiế
t phải sơn hay phủ mặt, không sử dụng sơn có các chất gây độc như
chì, crôm, kẽm. Ngoài ra, một lý do khác để khuyến cáo không nên sơn kim loại phủ bề mặt
mái thu mưa với các vật liệu khác là để tránh ảnh hưởng đến màu và vị của nước mưa thu


Hình 2 Ví dụ một hệ thống thu mưa bề mặt đất
Bề mặt xi măng hay bề
mặt đất đã được xử lý
Lớ
p
lọc cát và đá
Nắ
p
đậ
y

xi-măn
g
ha
y
tôn
(
có són
g)
Bể chứa
ferro xi-măn
g
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
4
được. Nên thường xuyên vệ sinh bề mặt thu mưa và các thiết bị thu để làm sạch bụi, lá cây và
phân chim để giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn. Mái thu mưa cũng không nên có cây che phủ
bên trên để giảm khả năng chim và động vật sinh sống trên cây làm ô nhiễm bề mặt thu mưa.
Thu mưa với bề mặt đất
Khi thu mưa bằng bề mặt đất, có một số kỹ thuật có thể được áp dụng để tăng lượng mưa
chảy tràn, bao gồm: (i) phát quang hoặc thay đổi lớp phủ thực vật, (ii) tăng độ dốc bề mặt
bằng cách đắp đất, và (iii), giảm khả năng thấm của đất bằng cách đầm nén bề mặt. Cũng có
thể xây dựng các bề mặt với bê tông, đá lát hoặc các vật liệu lót để thu và dẫn nước mưa đến
các bể hoặc hồ chứa. Trong trường hợp thu mưa với bề mặt đất, cần phải chú ý ngăn ngừa ô
nhiễm từ người và động vật. Nếu cần, khu vực này nên được rào lại và vệ sinh định kỳ (dọn
sạch đất, lá cây, và các vật chất tích tụ khác). Công việc vệ sinh nên được tiến hành hàng năm
trước mùa mưa chính.
2.2.2 Hệ thống đường ống dẫn nước mưa
Cần có hệ thống đường ống để dẫn nước mưa thu được từ bề mặt thu mưa (ví dụ mái nhà) đến
bể chứa. Hệ thống ống dẫn này kết nối với một hay nhiều ống dẫn nước mưa xuống từ thiết bị

thu (ví dụ máng xối). Hệ thống ống dẫn nước mưa nên làm bằng nhựa, PVC hoặc các hợp
chất trơ khác vì nước mưa có thể có tính acid (pH thấp) có thể gây ăn mòn và hoà tan kim loại
trong các ống dẫn kim loại.
Một vấn đề cần chú ý là vào đầu cơn mưa, chất bẩn và rác ở bề mặt thu mưa sẽ bị cuốn vào hệ
thống ống dẫn (ví dụ các ống dẫn xuống (down pipe)). Chỉ sau đó một thời gian mới có nước
mưa tương đối sạch. Vì vậy, phần đầu của mỗi cơn mưa nên được tách dòng ra khỏi bể chứa.
Đây là một yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn hệ thống ống dẫn. Có nhiều phương án để chỉ
thu một cách chọn lọc nước mưa sạch cho bể chứa. Phương án thông thường nhất là sử dụng
bẫy lắng rác, có thể là phễu lọc, để ngăn rác vào bể chứa. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thiết
bị xả nướ
c đầu (first flush) để tách dòng đợt nước mưa đầu tiên ra khỏi bể chứa.

Hình 3. Ví dụ các hệ thống dẫn có xả nước đầu
ống dẫn xuống
Bể chứa
nước mưa
Bể chứa
nước mư
a
Cống thoát
mái
Nước mái
chảy tràn
Nước mưa
xả đầu trận
Máng xối
Chảy
tràn
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:

Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
5
Máng xối và các ống dẫn xuống cần được định kỹ thăm dò kiểm tra và làm sạch. Thời điểm
tốt nhất để kiểm tra rò rỉ là lúc trời đang mưa. Các hệ thống này cũng cần được làm sạch để
tránh nhiễm bẩn.
2.2.3 Bể chứa nước mưa
Bể chứa nước mưa có thể được bố trí cả trên hay dưới mặt đất. Chúng có thể được xây dựng
như một phần của toà nhà hay như một đơn vị riêng lẻ cách xa toà nhà. Trong thực tế có nhiều
loại thiết bị chứa nước mưa. Các yếu tố cần quan tâm trong thiết kế thay đổi theo loại bể chứa
và các yếu tố khác. Các bể chứa nên được xây dựng bằng các vật liệu trơ ví dụ như bê tông
cốt sắt, sợi thủy tinh, polyethylene, thép không gỉ. Các bể chứa ferro xi-măng và các lu chứa
bằng đất hay vữa hồ cũng thường được sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng các bể thông nhau
làm từ gốm hay polyethylene. Bể chứa polyethylene nhỏ gọn nhưng có sức chứa lớn (1,000
đến 2,000 lít), dễ làm sạch và có nhiều miệng để nối với ống dẫn. Không nên gia cố bể bằng
tre vì tre có thể bị hư hỏng do mối, vi khuẩn và nấm.
Cần phải chú ý ngăn ngừa sự xâm nhập của các chất ô nhiễm vào bể chứa. Các nguồn ô
nhiễm từ bên ngoài có thể là rác, phân chim chóc và thú, côn trùng Bể/thùng chứa nước sử
dụng cho ăn uống cần phải có nắp đậy kín và chắc chắn để tránh chất bẩn vô tinhd rơi vào bể,
tránh muỗi sinh sản, ngăn sự xâm nhập của côn trùng, chuột và để ngăn ánh sáng để hạn chế
sự phát triển của tảo bên trong bể. Vòi nhận nước vào cũng nên có lớp lọc thô để loại trừ rác,
chất bẩn, lá cây và các chất rắn khác.
Bên cạnh đó, bể chứa cần phải được kiểm tra và vệ sinh định kỳ. Tất cả các bể cần được thiết
kế sao cho có thể cọ rửa hoàn toàn đáy và tất cả các vách bên trong. Đáy bế chứa nên có độ
dốc, có hố chứa cặn và đường thoát để thu và xả cặn lắng. Nên cọ rửa bể chứa với dung dịch
clorine và sau đó rửa sạch với nước. Cần phải khử trùng bằng clo đối với các bể chứa nước
cho uống và sinh hoạt. Ngăn bể chứa làm hai phần hoặc sử dụng bể chứa đôi sẽ thuận tiện hơn
cho việc vệ sinh bể chứa.
Hệ thống lấy nước (ví dụ vòi, máy bơm ) phải không được làm nhiễm bẩn nước. Vòi nước
nên được lắp trên đáy bể ít nhất là 10cm để tránh làm khoấy động lớp cặn lắng (nếu có) ở đáy
bể chứa. Vòi và đường ống dẫn nước mưa nên được đánh dấu riêng và dán nhãn phân biệt rõ

với hệ thống nước cấp để tránh việc sử dụng nhầm lẫn.
Ngoài ra, bể chứa nước mưa còn có thể cần thêm các thiết bị sau:
- Một đường ống dẫn nước tràn đến các thực vật lọc hoặc đến đường ống thoát hay hệ
thống cống thoát của khu vực;
- Một dụng cụ chỉ mực nước trong bể chứa;
- Lỗ thông hơi để làm thoáng khí (đường ống chảy tràn có thể đảm nhận vai trò này);
- Các biện pháp chống côn trùng, chuột, sâu mọt
2.2.4 Tính toán kích thước hệ thống
Khi sử dụng nước mưa, cần ph
ải chú ý là lượng mưa thay đổi lớn giữa các thời gian trong
năm. Vì vậy, cần phải tính toán hệ thống lưu chứa nước mưa đủ lớn để có thể sử dụng được
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
6
nước mưa cả trong mùa khô. Lượng mưa và sự phân bố theo mùa, diện tích thu mưa, thể tích
bể chứa, nhu cầu sử dụng nước ở các thời điểm khác nhau trong năm là những thông tin quan
trọng cần quan tâm.
Ví dụ lượng mưa hàng năm ở Tp.HCM là 1740mm (Cục Thống kê Tp.HCM, 2006). Giả sử
diện tích thu mưa hiệu quả của một ngôi nhà là diện tích bề mặt của mái, bằng 50m
2
, thể tích
nước mưa rơi trong phạm vi mái tính được là 87m
3
. Tuy nhiên, trong thực tế, một phần nước
mưa sẽ mất đi qua bốc hơi, qua quá trình dẫn nước, kể cả xả bỏ đầu trận mưa, và một phần có
thể bị tràn khỏi bể chứa trong các trận mưa to. Như vây, lượng mưa thực tế thu được từ mái
chỉ khoảng 70-80% tổng lượng mưa năm, và trong trường hợp này là 54-62m
3


2.5 Chất lượng nước mưa thu gom được và phạm vi sử dụng
2.5.1 Chất lượng nước mưa thu gom được
Trong quá khứ, nước mưa được xem là sạch và có thể sử dụng không qua xử lý. Hiện nay,
điều này chỉ còn đúng ở một số nơi. Ở nhiều khu vực, nước mưa thu được có thể chứa các
chất ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi mưa acid và có thể cần phải được xử lý.
Nói chung, chất lượng nước mưa có các thông số lý hoá khá tương đồng với tiêu chuẩn chất
lượng nước uống quy định bởi WHO; tuy nhiên, nước mưa có thể có pH thấp do các khí ô
nhiễm giao thông và công nghiệp như SO
2
, NO
x
… Thêm vào đó, nước mưa có thể chứa chì
do vật liệu mái thu mưa. Vì vậy, vật liệu làm mái cần được cân nhắc cẩn thận. Ngoài ra, một
số mẫu nước mưa vượt tiêu chuẩn của WHO về coliform tổng và feacal coliform do phân
chim và các động vật khác.
Hiện nay, chất lượng nước mưa thu từ hệ thống mái được kiểm soát bằng cách tách dòng lần
xả đầu và vệ sinh định kỳ bể chứa. Đun sôi nước là cách đơn giản và chắn chắn nhất để diệt
khuẩn. Chorine dưới dạng thuốc tẩy gia dụng có thể được sử dụng để diệt trùng. Hệ thống diệt
trùng bằng UV có chi phí cao. Hướng nghiên cứu nhiều triển vọng là sử dụng ánh sáng mặt
trời sẵn có để tiêu diệt coliform và streptococci nhờ quá trình oxy hóa quang học.
2.5.2 Phạm vi sử dụng
Như đã đề cập, ngày càng có nhiều nhu cầu sử
dụng nước mưa ở cả quy mô hộ gia đình cũng
như công cộng. Ở phạm vi hộ gia đình, tuỳ theo chất lượng nước mưa thu được, nước mưa
được trữ và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như tưới cây, vệ sinh nhà cửa, xả toilet và
cả sử dụng cho máy giặt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khoẻ, không nên sử dụng nước
mưa cho ăn uố
ng trừ khi có những biện pháp xử lý triệt để. Ở quy mô khu dân cư, nước mưa
thu được có thể sử dụng cho tưới các mảng xanh trong không gian công cộng.


Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
7

Hình 4 Sử dụng nước mưa ở quy mô gia đình
3. Hệ thống tiêu thoát nước mưa
3.1 Quản lý nước mưa theo hướng sinh thái
Trong hầu hết các đô thị hiện hữu ở các nước đang phát triển, cho tới nay giải pháp thoát
nước mưa truyền thống là giải quyết cho nước mưa chảy tràn càng nhanh càng tốt trên bề mặt
đô thị vào các hệ thống cống thoát. Giải pháp này ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Việc cho
chảy tràn càng nhanh càng tốt và thu gom tối đa nước mưa trong các hệ thống thoát nước đô
thị đòi hỏi các hệ thống này phải có quy mô và sức chịu tải lớn. Bên cạnh đó, ở những khu
vực có chế độ mưa không đều trong năm và lượng mưa rất lớn trong mùa mưa như ở
Tp.HCM, hệ thống như vậy trở nên lãng phí vào mùa khô, nước thoát chảy yếu nên dễ gây
lắng cặn, tắt nghẽn ống thoát, và lại có khả năng bị quá tải vào mùa mưa. Hiện nay, ngay cả ở
một số khu dân cư mới quy hoạch tại TP.HCM, tình trạng ngập lụt vẫn tiếp diễn, có thể do
nước mưa thoát không kịp hay triều cường. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn có thể có hàm
lượng chất rắn cao như trong nước thải sinh hoạt và có thể chứa các chất ô nhiễm khác phụ
thuộc vào đường đi của dòng chảy tràn và gây ảnh hưởng nhất định đến nguồn nước tiếp nhận
(UNEP, 2002).
Trên cơ sở khắc phục các hạn chế của quan điểm và phương pháp tiêu thoát nước mưa truyền
thống, các giải pháp quản lý nước mưa theo hướng sinh thái được phát triển. Các giải pháp
quản lý nước mưa theo hướng sinh thái ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các KDCST trên
thế giới để giải quyết vấn đề ngập úng và giảm tải lượng cho hệ thống thoát nước mưa của đô
thị. Quản lý nước mưa theo hướng sinh thái, nước mưa được khuyến khích thu gom để sử
dụng cho các mục đích phù hợp; đối với phần nước mưa ngoài diện tích thu mưa hoặc trong
Đườn
g
ốn

g
xuốn
g

L
ọc
Chả
y
t
r
àn
bơm
Máy giặt Bồn cầu
N
ước tưới vườn
Không sử dụng
cho ăn uống
Bể chứa nước mưa
N
ước uống
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
8
trường hợp không có chủ đích thu nước mưa để sử dụng, nước mưa được tiêu thoát lợi dụng
các quá trình tự nhiên như thấm, bốc hơi hoặc được cây xanh hấp thụ. Nước mưa được tạo
điều kiện để thấm dần vào đất, hạn chế lượng nước mưa chảy tràn (có thể cuốn theo chất ô
nhiễm và gây ngập) đồng thời bổ sung nước cho mạch nước ngầm. Để hạn chế lượng chảy
tràn không mong muốn, diện tích xanh trong khu dân cư phải giữ ở một tỷ lệ nhất định, hạn
chế diện tích không thấm. Bề mặt có cây cỏ sẽ làm chậm lại tốc độ chảy tràn của nước mưa và

cho phép nước mưa thấm vào đất (UNEP, 2002). Quản lý nước mưa theo hướng sinh thái còn
tích hợp quản lý nước vào cảnh quan khu dân cư, tạo ra các mảng xanh vừa phục vụ tiêu thoát
nước mưa, vừa tôn tạo cảnh quan và phục vụ vui chơi giải trí. Tích hợp quản lý nước vào
cảnh quan vào khu dân cư sẽ được phân tích trong một chuyên đề khác.
Một vấn đề khác trong tiêu thoát nước mưa hiện nay là việc sử dụng hệ thống thoát nước
chung cho cả nước mưa và nước thải. Nhìn chung, hệ thống cống thoát nước được chia làm
hai loại: loại kết hợp sử dụng để thoát vừa nước mưa vừa nước thải và loại có đường thoát
nước riêng cho nước mưa và riêng cho nước thải. Ở các đô thị hiện hữu của Tp.HCM nói
riêng và các nước đang phát triển nói chung, hầm tự hoại cá nhân (cho từng hộ gia đình) là
biện pháp duy nhất để xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống thoát nước (nếu có) hầu hết là hệ
thống thoát nước kết hợp. Hệ thống thoát nước kết hợp có nhiều nhược điểm. Ở hệ thống kết
hợp, nước thải chưa xử lý có thể tràn qua khỏi trạm xử lý nước thải trong các đợt mưa lớn.
Bên cạnh đó, sự dao động lớn trong nước thải đầu vào (do mưa) gây khó khăn cho việc xử lý
nước thải tại trạm (UNEP, 2002; Sundberg et al, 2004). Ngoài ra còn có các lý do khác liên
quan đến các vấn đề xã hội, tính thẩm mỹ của cảnh quan và các giá trị sinh thái của môi
trường nước đô thị bị mất đi khi thoát chung nước mưa và nước thải (Niemczynowicz, 1999;
Newman, 2001; Sundberg et al, 2004). Vì vậy, xu hướng hiện nay là phát triển hệ thống thoát
nước riêng cho nước mưa và nước thải. Tùy theo điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế xã
hội của từng địa phương, cần chọn lựa hệ thống thu gom và tiêu thoát nước mưa thích hợp,
đặc biệt là cho các khu đô thị mới.
3.2. Các biện pháp tiêu thoát và xử lý nước mưa
Không chỉ riêng nước thải, nước mưa cũng có ảnh hưởng đến môi trường. Chất rắn có trong
nước mưa lắng đọng gây tắc nghẽn các đường thoát nước và kênh rạch, sông tiếp nhận. Nước
mưa có thể bị ô nhiễm do bụi và khói xe. Ngoài ra, như đã trình bày, nước mưa có thể chứa
kim loại nặng do vật liệu mái và máng xối và các chất nguy hại khác như thuốc diệt côn trùng,
thuốc diệt cỏ, s
ơn, và các hoá chất sử dụng trong gia đình khác bị cuốn theo nước mưa chảy
tràn. Các chất ô nhiễm này có ảnh hưởng nhất định đối với nguồn nước tiếp nhận cả nước mặt
và nước ngầm. Nước mưa chảy tràn ngấm qua đất và xâm nhập vào mạch nước ngầm. Ngoại
trừ các các chất ô nhiễm kích thước lớn bị giữ lại bởi lớp đất đá, các ch

ất ô nhiễm hoà tan
(kim loại nặng…) có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. (UNEP, 2002).
Trong trường hợp nước thải và nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống, nước mưa
cũng sẽ được xử lý cùng với nước thải. Khi đó, như đã trình bày, việc xử lý sẽ không hiệu quả
khi có các đợt mưa to do nước do nước thải sẽ tràn qua hệ thống xử lý mà không được xử lý.
Cần có hệ thống thu gom riêng biệt cho nước mưa và nước thải. Nước mưa có thể được tiêu
thoát và xử lý theo các mô hình mô tả dưới đây. Nguyên lý cơ bản là sử dụng các bề mặt thấm
hay bề mặt thực vật để lọc các chất rắn và cho nước thấm qua đi vào đất. Các kỹ thuật này rất
hữu ích và nên được xem xét ứng dụng ở các đô thị mới ở Tp.HCM cho vỉa hè và các khu vực
vui chơi giải trí.
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
9



Hình 5 Hố thấm (UNEP, 2002)



Hình 6 Vỉa hè có khả năng thấm(UNEP, 2002)


Bề mặt thấm
Chảy tràn
Thấm vào nền đất
Lớ
p


t

Lớ
p
nền
Dòng vào
Vật liệu bề mặt
Lỗ rỗng
Lớp vật liệu
địa kỹ thuật
Lớp cát lót
N
ền thấm
được
Nền đất
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
10



Hình 7 Hồ và đất ngập nước nhân tạo phục vụ xử lý nước mưa chảy tràn (UNEP, 2002)
5. Kinh nghiệm áp dụng trên thế giới
Thu gom và sử dụng nước mưa đã trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, ở các nước phát
triển cũng như các nước đang phát triển. Các trường hợp điển hình trình bày sau đây cho thấy
sự đa dạng trong việc ứng dụng hệ thống thu dụng nước mưa về quy mô của hệ thống, mức độ
đầu tư, mức độ đơn giản/phức tạp của hệ thống, mục đích và phạm vi sử dụng cũng như lợi
ích đem lại…
Singapore

Singapore với diện tích nhỏ hẹp và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao đang không
ngừng tìm kiếm các nguồn nước thay thế và các phương pháp mới để khai thác nguồn nước.
Gần 86% dân số Singapore sống ở nhà cao tầng. Các tòa nhà này được lợp mái nhẹ đóng vai
trò bề mặt thu mưa. Nước mưa thu được từ mái được trữ trong các bể chứa trên mái và được
sử dụng cho các mục đích ngoài ăn uống. Nghiên cứu gần đây ở một khu dân cư đô thị 742ha
cho thấy thu dụng nước mưa từ mái không chỉ tiết kiệm nước cấp mà còn tiết kiệm năng
Nước vào
Nước ra
Nước thoát

Nước
chảy
tràn
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
11
lượng để bơm nước lên các tầng cao. Chi phí cho một m
3
nước mưa là S$0,96 so với S$1,17
của nước cấp truyền thống.
Singapore cũng có các hệ thống thu dụng nước mưa lớn như hệ thống tại sân bay Changi.
Nước mưa từ đường băng và các mảng xanh xung quanh được thu vào hai hồ chứa, một được
thiết kế để cân bằng dòng chảy giữa nước chảy tràn và nước triều và hồ còn lại để thu nước
chảy tràn. Nước thu được được dùng cho các mục đích ngoài ăn uống như thực tập chữa cháy
và vệ sinh, dội toilet. Nước mưa thu được thay thế cho 28 – 33% tổng lượng nước sử dung và
tiết kiệm mỗi năm khoảng S$390.000.
Tokyo, Nhật Bản
Ở Tokyo, nước mưa được khuyến khích thu dụng để giảm tình trạng thiếu nước, kiểm soát lũ
và đảm bảo nước cho các trường hợp khẩn cấp. Đấu trường Sumo Ryogoku Kokugikan được

xây dựng năm 1985 ở thành phố Sumida là một công trình nổi tiếng có sử dụng nước mưa ở
quy mô lớn. Cả 8400m
2
mái của sân vận động là diện tích thu mưa của hệ thống thu dụng
nước mưa ở đây. Nước mưa thu được chứa trong bể chứa ngầm 1000m
3
và được sử dụng cho
vệ sinh toilet và hệ thống điều hòa không khí. Tòa thị chính Tp. Sumida cũng sử dụng một hệ
thống tương tự và nhiều công trình công cộng khác ở Tokyo cũng bắt đầu sử dụng hệ thống
thu dụng nước mưa.

Hình 9 Đấu trường sumo Kokugikan tại Tokyo, Nhật
Bản. Nước mưa được thu gom trên diện tích mái 8.400
m
2
của đấu trường và được sử dụng cho các mục đích
ngoài ăn uống.
Ở quy mô cộng đồng, một thiết bị sử dụng nước mưa đơn giản, gọi là “Rojison” đã được dân
địa phương quận Mukojima, Tokyo sử dụng để thu nước mưa từ các hộ gia đình để tưới cây,
chữa cháy và cả để uống trong trường hợp cấp thiết. Và cho đến nay, việc sử dụng nước mưa
đã trở nên rất phổ biến ở cả quy mô hộ gia đình và khu dân cư, cả các công trình cá nhân và
công cộng.
Quản lý nước tổng hợp cho Khu dân cư Sinh Thái – Các giải pháp thu dụng và tiêu thoát nước mưa
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Khu dân cư sinh thái tại TP.HCM:
Nghiên cứu điển hình cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm
12


Hình 10 "Rojison", một thiết bị sử dụng nước mưa đơn giản ở quy
mô cộng đồng tại Tokyo, Nhật Bản.

Berlin, Đức
Vào tháng 10 năm 1998, các hệ thống sử dụng nước mưa được đưa vào sử dụng tại Berlin
trong chương trình cải tạo lại thành phố ở mô mô lớn cho Quảng trường DaimlerChrysler
Potsdamer để kiểm soát lũ trong thành phố, tiết kiệm nước và cải thiện vi khí hậu. Nước mưa
rơi trên 32,000m
2
mái của 19 tòa nhà được thu gom và trữ trong bể chứa ngầm 3500m
3

được sử dụng để vệ sinh toilet, tưới cây xanh và thay nước cho các hồ nhân tạo.
Trong một dự án khác ở tòa nhà Belss-Luedecke-Strasse, Berlin, nước mưa từ tất cả các bề
mặt mái (khỏang 7000m
2
) được xả vào hệ thống cống thóat nước mưa và được chuyển đến bể
chưa nước 160m
3
cùng với nước mưa chảy tràn trên đường phố, bãi đậu xe…(khoảng
4200m
2
). Nước mưa này được xử lý qua một số bước và được sử dụng cho vệ sinh toilet và
tưới vườn. Thiết kế của hệ thống đảm bảo hầu hết chất ô nhiễm của dòng chảy đầu được tách
ra khỏi hệ thống cống thoát nước mưa đến hệ thống cống nước thải để được xử lý tại nhà
máy. Ước tính có khoảng 58% nước mưa được giữ lại nhờ hệ thống này, tiết kiệm khoảng
2430m
3
nước cấp mỗi năm cũng như bảo tồn được một lượng nước ngầm tương ứng mỗi năm
cho Berlin.
Cả hai hệ thống không chỉ bảo tồn nước cho thành phố mà còn giảm nguy cơ chất ô nhiễm từ
hệ thống nước thải sinh hoạt bị đưa ra sông do quá tải với nước mưa. Đây là một cách tiếp cận
để kiểm soát nguồn ô nhiễm không-điểm là một phần quan trọng trong chiến lược lớn hơn để

bảo vệ chất lượng nước mặt trong thành phố.
Thái Lan
Ở Thái Lan, trữ nước mưa chảy từ mái là một biện pháp thích hợp và không tốn kém để có
nước uống chất lượng cao. Trước khi lu chứa nước mưa được đưa vào sử dụng, nhiều cộng
đồng không co biện pháp nào để bảo vệ nước uống khỏi chất bẩn và muỗi. Lu chứa có nhiều
kích cỡ, từ 100 đến 3000 lít và được trang bị nắp đậy, vòi lấy nước và vòi thóat nước.

×