Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (symphysodon spp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 148 trang )


Sở Khoa học Công Nghệ Ban quản lý Khu Nông nghiệp
TP. Hồ Chí Minh Công nghệ Cao TPHCM




BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI








NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BỖ
SUNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG MÔ
HÌNH TRÌNH DIỄN NUÔI CÁ DĨA
(Symphysodon spp.)



Cơ quan chủ trì: Ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ Cao TPHCM
Chủ nhiệm đề tài: CN. Phạm Thị Thanh Thúy









Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/2009

Sở Khoa học Công Nghệ Ban quản lý Khu Nông nghiệp
TP. Hồ Chí Minh Công nghệ Cao TPHCM




BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT BỖ
SUNG QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG MÔ
HÌNH TRÌNH DIỄN NUÔI CÁ DĨA
(Symphysodon spp.)


Cơ quan chủ trì: Ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ Cao TPHCM
Chủ nhiệm đề tài: CN. Phạm Thị Thanh Thúy


Cán bộ tham gia thực hiện:
TS. Phan Đình Pháp TT Nghiên cứu & Phát triển NNCNC
CN. Nguyễn Thị Loan TT Nghiên cứu & Phát triển NNCNC
CN. Huỳnh Thanh Vân TT Nghiên cứu & Phát triển NNCNC
CN. Lê Thiên Hoàng Ân TT Nghiên cứu & Phát triển NNCNC






Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/2009
MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các hình iv
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Vài nét về nghề cá cảnh 1
1.1.1. Tiềm năng 1
1.1.2. Hướng phát triển 3
1.2 Đặc điểm sinh học của cá dĩa (Symphysodon spp.) 5
1.2.1 Phân loại 5
1.2.2 Phân bố - Sinh thái 7
1.2.3 Môi trường sống 7
1.2.4 Hình thái cấu tạo 8
1.2.4.1 Hình thái bên ngoài 8
1.2.4.2 Cấu tạo ống tiêu hóa 8
1.2.4.3 Hình dạng bộ máy sinh dục 8
1.2.5 Dinh dưỡng 9
1.2.5.1. Tính ăn của cá Dĩa 9
1.2.5.2. Chuyển biến tính ăn 9
1.2.6 Tăng trưởng 10
1.2.7 Sinh sản 10
1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cá dĩa 11
1.3.1 Nhu cầu protein 12

1.3.2 Nhu cầu lipide 13
1.3.3 Nhu cầu carbohydrat 13
1.3.4 Nhu cầu vitamin 13
1.3.5 Nhu cầu khoáng 13
1.3.6 Nhu cầu năng lượng 14
1.4 Nhóm nguyên liệu sử dụng trong chế biến thức ăn của cá dĩa 14
1.4.1 Nhóm thực liệu cơ bản 14
1.4.1.1 Thực liệu cung cấp protein động vật 14
1.4.1.2 Thực liệu cung cấp protein thực vật 15
1.4.1.3 Thực liệu cung cấp lipid 16
1.4.1.4 Thực liệu cung cấp carbonhydrat 16
1.4.1.5 Thực liệu cung cấp vitamin 16
1.4.1.6 Thực liệu cung cấp khoáng 17
1.4.2 Nhóm chất bỗ sung 17
1.4.2.1 Enzyme 17
1.4.2.2 Premix vitamin – khoáng 17
1.4.2.3 Nhóm chất bảo quản 18
1.4.2.4 Chất kết dính 18
1.4.2.5 Chấ
t dẫn dụ 18
1.5. Cơ sở nghiên cứu và sử dụng kích dục tố kích thích chin và rụng trứng trong
sinh sản nhân tạo các loài cá 18
1.5.1. Vai trò của hormon đối với quá trình chín và rụng trứng cá 18
1.5.1.1 Vai trò của hormon đối với sự tạo noãn hoàng 18
1.5.1.2 Hormon điều khiển sự kết nạp chất noãn hoàng (Vg) vào noãn bào 19
1.5.1.3 Sự thành thục chín và rụng trứng 19
1.5.2. Cơ sở sử dụng kích dục tố trong sinh sả
n nhân tạo cá. 19
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tương nghiên cứu 22

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.3 Vật liệu, hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu 22
2.3.1 Vật liệu, hóa chất 22
2.3.2 Dụng cụ, thiết bị 23
2.4 Nội dung nghiên cứu 23
2.5 Phương pháp nghiên cứu 23
2.5.1 Phương pháp thí nghiệm 23
2.5.1.1 N
ội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất cá dĩa (Symphysodon ssp.) ở
Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận 23
2.5.1.2 Nội dung 2: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cá dĩa 24
1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thức ăn thay nhớt cá bố mẹ cho cá 6 – 15 ngày tuổi.24
2. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về thức ăn cho cá giai đoạn 15 – 30 ngày tuổi 27
3. Thí nghiệm 3: TN về thức ăn giai đoạn cá sinh sản và thành thục 8-12 tháng 30
4. Thí nghiệm 4: Thí nghiệm về hormon trong sản xuất giống 33
5. Thí nghiệm 5: Thí nghiệm so sánh một số kỹ thuật trong quy trình sản xuất giống.34
1 Thí nghiệm về kỹ thuật ép cá 34
2 Thí nghiệm các phương pháp ấp trứng 36
3 Thí nghiệm thời gian tách bầy và tái phát dục c
ủa cá bố mẹ 37
2.5.1.3 Một số phương pháp sử dụng chung cho các thí nghiệm 38
1. Chăm sóc cá và ghi nhận kết quả thí nghiệm 38
2. Phương bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu 39
3. Phương pháp xây dựng công thức thức ăn 39
a. Cơ sở cho việc xác định khẩu phần thức ăn cho cá dĩa 39
b. Phương pháp xây dựng khẩu phần dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cá và
giá trị dinh dưỡng th
ức ăn 39
c. Chọn và phân tích nguyên liệu 39
d. Nguyên liệu được chia làm hai nhóm cơ bản và bổ sung 39

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất cá dĩa (Symphysodon spp.) ở Thành
phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận 40
3.1.1 Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 40
3.1.1.1 Qui mô sản xuất của các cơ sở sản xuất cá dĩ
a 40
3.1.1.2. Kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh của các cơ sở 43
3.1.1.3. Lực lượng lao động và trình độ chuyên môn của các cơ sở nuôi cá dĩa 43
1. Lực lượng lao động 43
2. Trình độ chuyên môn của các cơ sở nuôi cá dĩa 44
3.1.1.4 Chủng loại cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (tự sản xuất, nhập nội mới) 45
1. Chủng loại cá dĩa đang được nuôi: 45
2. Giá trị con giố
ng và tiềm năng phát triển cá dĩa 46
3.1.1.5 Thị trường của các hộ sản xuất cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 51
1. Thị trường của các hộ sản xuất cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 51
2. Sản phẩm cá giống cung cấp cho thị trường 52
3.1.1.6 Hiệu quả kinh tế 52
3.1.2 Đánh giá trình độ kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất cá dĩa trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh 53
3.1.2.1 Kỹ thuật nuôi dưỡng, sản xuất giống 53
3.1.2.2 Sử dụng nguồn nước, biện pháp xử lý 54
3.1.2.3 Loại thức ăn và liều lượng đang sử dụng 55
3.2 NỘI DUNG 2: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cá dĩa 61
3.2.1 Thí nghi
ệm 1: Thí nghiệm thức ăn thay nhớt cá bố mẹ cho cá 6 – 15 ngày tuổi 61
3.2.2 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về thức ăn cho cá giai đoạn 15 – 30 ngày tuổi 64
3.2.2.1 Ảnh hưởng thức`ăn lên tỷ lệ sống của cá hương 64
3.2.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng của cá hương 65
3.2.2.3 Sự hấp dẫn thức ăn của cá thí nghiệm 67

3.2.2.4 Sự phát sinh bệnh cá 67
3.2.3 Thí nghiệm 3: Giai đoạn cá sinh sản và tái thành thục 8 – 12 tháng sau khi nở 68
3.2.3.1. Kết quả nuôi vỗ cá dĩa 8 – 12 tháng 68
1. Tốc độ tăng trưởng cá dĩa 8 – 12 tháng 68
2. Thời gian thành thục của cá dĩa giai đoạn 8 – 12 tháng 69
3. Số cặp cá bắt cặp ở giai đoạn thành thục 69
3.2.3.2 Kết quả về sức sinh sản của cá dĩa giai đoạn 8 – 12 tháng 70
1. Sức sinh sản thực tế 70
2. Tỉ lệ trứng nở 70
3. Chu kỳ tái phát dục 71
3.2.4 Thí nghiệm 4: Thí nghiệm về hormon trong sản xuất giống 72
3.2.5 Thí nghiệm 5: Thí nghiệm so sánh một số kỹ thuật trong quy trình sản xuất giống 75
3.2.5.1 Thí nghiệm kỹ thuật ép cá 75
3.2.5.2 Thí nghiệm các phương pháp ấp trứng 75
3.2.5.3 Thí nghiệm thời gian tách bầy và tái phát dục của cá bố mẹ 76
1. Thời gian tách bầy đến tỷ lệ
sống của cá con 76
2. Ảnh hưởng của thời gian tách bầy cá con đến thời gian tái phát dục của cá bố mẹ 77
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN NUÔI CÁ DĨA
CẨM NANG NUÔI CÁ DĨA
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hình ảnh
Phụ lục 2. Kết quả phân tích
Phụ lục 3. Xử lý thống kê






DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CV: Coefficient of Variation
DOM: Domperidon
HCG: Human Chorionic Gonadotropine
KDT: Kích dục tố
LH - RH – A: LutenizingHormone - Releasing hormone analog
LSD: Least Significant Difference
NT: Nghiệm thức
TN: Thí nghiệm
TTL: Trọng lượng thân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Biến thiên chiều dài và trọng lượng của cá dĩa theo thời gian nuôi 9
Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn cho cá dĩa 12
Bảng 1.3: Giá trị dinh dưỡng của một số thực liệu cung cấp protein 16
Bảng 2.1: Thức ăn tự nhiên ăn thí nghiệm 25
Bảng 2.2: Thành phần nguyên liệu thức ăn thí nghiệm 28
Bảng 2.3: Thành phần sinh hóa trong thức ăn thí nghiệm 28
Bảng 2.4: Thành phầ
n nguyên liệu thức ăn thí nghiệm 31
Bảng 2.5: Thành phần sinh hóa trong thức ăn thí nghiệm 31
Bảng 2.6: Các loại chất kích thích sinh sản và liều lượng sử dụng 33
Bảng 2.7: Cá bắt cặp tự nhiên và nhân tạo 35
Bảng 2.8: Các phương pháp ấp trứng 37
Bảng 2.9: Các phương pháp tách bầy 38
Bảng 3.1: Quy mô các hộ nuôi cá dĩa tại TP. Hồ Chí Minh 40
Bảng 3.2: Diện tích sản xuất cá dĩa trung bình của các cơ sở 40
Bảng 3.3: Kết quả điều tra 50 hộ sản xuất cá dĩa có sử dụng máy móc thiết bị 41
Bảng 3.4: Thời gian sản xuất, kinh doanh của các cơ sở nuôi cá dĩa 43

Bảng 3.5: Lực lượng lao động 43
Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của các chủ cơ sở sản xuất cá dĩa 44
Bảng 3.7: Trình độ chuyên môn của lao động thuê mướn tại cơ sở sản xuất cá
Dĩa 44
Bảng 3.8: Dòng cá dĩa đang được nuôi tại TP. Hồ Chí Minh 45
Bảng 3.9: Giá trị trung bình một cặp cá dĩa bố mẹ trưởng thành đã bình tuyển 46
Bảng 3.10: Tỷ lệ các hộ sản xuất cá giống dòng thuần và dòng mới nhập nội 51
Bảng 3.11: Thị trường tiêu thụ cá dĩa 51
Bảng 3.12: Tỷ lệ các hộ xuất bán cá theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá 52
Bảng 3.13: Hiệu quả
kinh tế 52
Bảng 3.14: Tỷ lệ các hộ thay nước cho cá mỗi ngày 53
Bảng 3.15: Một số kỹ thuật áp dụng trong sản xuất giống 54
Bảng 3.16: Thời gian tách bầy 54
Bảng 3.17: Nguồn nước các cơ sở sử dụng 55
Bảng 3.18: Các loại thức ăn đang sử dụng 55
Bảng 3.19: Liều lượng thức ăn đang sử dụng 56
Bảng 3. 20: Kết quả số lượng cá sống sót và tỷ lệ sống của cá 15 ngày tuổi 61
Bảng 3.21: Tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng cá dĩa từ 6 đến 15 ngày tuổi.62
Bảng 3.22: Tỷ lệ sống của cá hương giai đoạn 15 – 30 ngày 64
Bảng 3.23: Mức tăng trưởng chiều dài của cá 65
Bả
ng 3.24: Mức tăng trưởng trọng lượng cá 65
Bảng 3.25: Giá thành các loại thức ăn 68
Bảng 3.26 : Mức tăng trưởng chiều dài của cá dĩa 8 – 12 tháng 68
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian thành thục trung bình của cá 69
Bảng 3.28: Số cá bắt cặp ở giai đoạn thành thục 69
Bảng 3.29: Sức sinh sản thực tế của cá 70
Bảng 3.30: Tỷ l
ệ nở của cá ở 3 nghiệm thức 70

Bảng 3.31: Chu kì tái phát dục dựa vào 3 lần sinh sản liên tiếp 71
Bảng 3.32: Liều lượng và chủng loại chất kích thích sinh sản sử dụng để gây rụng
trứng ở cá dĩa 72
Bảng 3.33: Kết quả thử nghiệm chất kích thích sinh sản trên cá dĩa 72
Bảng 3.34: Ảnh hưởng của kỹ thuật ép cá đến sức sinh sản thực tế
, tỷ lệ nở 75
Bảng 3.35: Ảnh hưởng của phương pháp ấp trứng đến tỷ lệ nở của trứng 75
Bảng 3.36: Ảnh hưởng của thời gian tách bầy đến tỷ lệ sống của cá 76
Bảng 3.37: Ảnh hưởng tách bầy cá con đến thời gian tái phát dục cá bố mẹ 77
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1:Sơ đồ giới hạn pH thích hợp cho cá dĩa 7
Hình 2: Hình dạng bộ máy sinh dục cá đực 8
Hình 3: Hình dạng bộ máy sinh dục cá dĩa cái 8
Hình 4: Hồ kính 41
Hình 5: Bể bạt 41
Hình 6: Dòng cá bồ câu 48
Hình 7: Dòng cá beo 48
Hình 8: Dòng cá bông xanh 48
Hình 9: Cá dĩa ma 49
Hình 10: Cá lam 49
Hình 11: Cá dĩa da rắn 49
Hình 12: Cá dĩa trắng 49
Hình 13: Cá dĩ
a đỏ 49
Hình 14: Cá dĩa vàng lai 49
Hình 15: Cá dĩa Albino 50
Hình 16: Cá dĩa malboro 50
Hình 17: Cá dĩa red gold 50
Hình 18: Cá dĩa tuyết hồng 50
Hình 19: Cá dĩa tuyết vàng 50

Hình 20: Cá dĩa nâu 50
Hình 21: Chiều dài cá thí nghiệm thức ăn 6 -15 ngày tuổi 63
Hình 22: Trọng lượng cá thí nghiệm thức ăn 6 -15 ngày tuổi 63
Hình 23: Chiều dài cá thí nghiệm thức ăn giai đoạn 15 -30 ngày tuổi 66
Hình 24: Tiêm chất kích thích sinh sản cho cá bố mẹ 74
Hình 25: Tiêm chất kích thích sinh sản cho cá 74
Hình 26: Thí nghiệm một số kỹ thuật sản xuất giống 78






























MỞ ĐẦU

Từ thập niên 1980, kim ngạch xuất khẩu cá cảnh trên thế giới đã tăng từ 40
triệu USD lên đến 200 triệu USD, nhưng vẫn thấp hơn 1% tổng giao dịch cá trên toàn
thế giới. Hiện nay Châu Á cung cấp hơn 50% cá cảnh thế giới. Singapore là nước xuất
khẩu cá cảnh lớn nhất, sau đó là Hồng Kong, Indonesia, Malaysia và cộng hòa Czech.
Những nước nhập khẩu là Mỹ, Nhật và các nước Châu Âu (chủ yếu Đức, Pháp, Anh),
giá trị nhập khẩu thế giới cũng tăng lên từ 50 triệu USD đến 250 triệu USD trong hai
thập niên qua. Cá cảnh được nuôi trên thế giới là cá nước ngọt vì những điều kiện
thuận lợi hơn so với cá cảnh biển.
Tại Việt Nam một trong những cách giải trí được nhiều lứa tuổi quan tâm đến là
nuôi cá cảnh. Cá Dĩa là một loài cá cảnh được ưa chuộng nhiều nhất. Với dáng v
ẻ sang
trọng cá dĩa đã chinh phục lòng say mê của nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, việc nuôi cá dĩa
hiện nay vẫn còn mang tính tự phát chưa tập trung và về mặt qui trình kỹ thuật chung
thì chưa được thống nhất. Mỗi người nuôi cá dĩa theo cách riêng của mình. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình
sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (Symphysodon.spp)” để góp phần
vào việ
c sản xuất giống cá dĩa.
Do hạn chế về nguồn tài liệu và khả năng thực hiện đề tài, nội dung đề tài sẽ
không tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý độc giả.
Tác giả và nhóm thực hiện đề tài xin cảm ơn các thành viên hội đồng đã tận tình

hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài và Sở KHCN TP. HCM đã tạo đ
iều kiện
trong suốt 2 năm qua để có thể hoàn thành đề tài này.





CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 VÀI NÉT VỀ NGHỀ CÁ CẢNH
1.1.1. Tiềm năng
Hiện nay, lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh cá cảnh là rất lớn. Theo tính
toán, trung bình, giá bán một đơn vị thể trọng cá làm cảnh thường cao hơn gấp từ 1
đến 100 lần giá bán cá cho thịt tương ứng. Số lượng loài cá trong giao dịch ước tính
khoảng 1.600 loài. Hiện có hơn 100 quốc gia tham gia xuất khẩu cá cảnh, trong đó 11
quốc gia xuất khẩu chính, chiếm 3/4 trong tổng số kim ngạ
ch. Singapore là nước xuất
khẩu cá cảnh lớn nhất và là Trung tâm giao dịch cá cảnh của Châu Á, có kim ngạch
xuất khẩu cá cảnh hàng năm là 300 triệu USD. Các nước láng giềng Việt Nam như
Malaysia, Indonesia và Thái Lan có kim ngạch xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm.
Kinh doanh cá cảnh đã làm cho việc sản xuất và kinh doanh những vật cảnh trang trí,
thiết bị, dụng cụ nuôi ước tính tổng giá trị bán lẻ cá, sinh vật cảnh, đồ trang trí cho
hệ thống nuôi cá vào gi
ữa thập niên 1990 là 3 tỉ USD. Đến năm 2000, chi phí nhập
khẩu cá cảnh và sinh vật cảnh đã vượt trên 50 tỷ USD.
Tại Việt Nam, từ năm 2001, hoạt động xuất khẩu cá cảnh bắt đầu phát triển
mạnh. Riêng năm 2004, kim ngạch xuất khẩu cá cảnh cả nước đã đạt gần 10 triệu USD
(năm 2002 là 5 triệu USD). Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

(VASEP), hi
ện nay hầu như các loài cá cảnh trên thế giới đều đã có ở nước ta với hơn
100 loài. Tỉnh nào cũng có người nuôi cá cảnh. Những trung tâm cá cảnh lớn là
Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu dẫn đầu là TP.Hồ
Chí Minh.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp.Hồ Chí Minh, phong trào nuôi
cá cảnh của Thành phố ngày càng lớn mạnh. Sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước
mà còn xuất khẩu. Trong đó, cá cảnh mang thương hiệ
u Việt Nam đã hiện diện ở khá
nhiều nước và vùng lãnh thổ thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ như Anh, Đức, Pháp ,
Thụy Sĩ, Đan mạch, Canada, Mỹ, Brazil, Đài Loan, Hồng Kong, Nhật bản Eu là thị
trường nhập khẩu cá cảnh lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất
khẩu cá cảnh cả nước. Các loại cá đang được xuất khẩu gồm: cá Dĩa, bảy màu, chép
Nhậ
t, thủy tinh, nóc beo, cánh buồm, hồng kim, Trong đó, Cá dĩa và bảy màu là hai
loài cá được ưa chuộng nhất hiện nay. Thời điểm thị trường hút hàng, cá dĩa không đủ
để xuất khẩu.
Theo báo cáo của Sở Nông Nghiệp & PTNT, trong năm 2004 Tp. Hồ Chí Minh đã
xuất được 3.372.000 con cá cảnh, trong đó có 67.772 con cá dĩa; trong 9 tháng đầu năm
2005 đã xuất được 2.125.000 con cá cảnh, trong đó có 54.412 con cá dĩa. Thành phố Hồ
Chí Minh trở thành trung tâm sản xuất và xuất nhập khẩu cá cảnh ở Vệt Nam với hơn 500
hộ sản xuất, sản lượng hơn 20 triệu cá cảnh/năm; trong đó, có khoảng 20-25% sản lượng
cho xuất khẩu (Dự
án Papussa, Khoa Thuỷ sản ĐH Nông Lâm TP. HCM). Hiện nay, có
rất nhiều trang trại sản xuất với qui mô khác nhau, tập trung nhiều ở khu vực thành phố
Hồ Chí Minh. Đồng thời, câu lạc bộ Cá cảnh Thành phố đã nâng lên thành một hiệp hội,
cùng với việc hình thành Làng Cá cảnh đầu tiên của Việt Nam tại Củ Chi, nên rất cần
những nghiên cứu để tìm ra giải pháp và định hướng cho sự phát triển bền vững trong
tương lai.
N

ước ta có nhiều lợi thế và tiềm năng nuôi cá cảnh xuất khẩu; trong đó đặc biệt là
nguồn nước và khí hậu, nhiệt độ rất phù hợp cho sự sinh sản và phát triển của các loài cá
cảnh nhiệt đới. Ngoài ra, nước ta còn có lợi thế về nguồn cá cảnh giá rẻ, cá khỏe,
đẹp, Việt Nam là 1 trong 3 khu vực có cả cảnh đẹp của thế giới (Nam Mỹ, Châu Phi và
Đông Nam Á). Hơn nữa nước ta có nhiều loạ
i cá cảnh phù hợp với nhiều loại môi trường
nước (mặn - lợ - ngọt) và thời tiết (nóng - lạnh). Riêng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
còn có lợi thế về thức ăn cho cá cảnh nhờ nhiều kênh rạch
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng trên 500 hộ chuyên sống bằng nghề
nuôi cá cảnh, tập trung ở quận 8, quận 7 và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ
Chi Hội cá cảnh Thành phố cho biết: có thể sản xuất đượ
c từ 35 đến 40 triệu con cá
cảnh mỗi năm dành cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong đó, riêng cá cảnh xuất
khẩu mỗi năm đạt kim ngạch khoảng trên 5 triệu USD, kết hợp quả này còn rất thấp so
với tiềm năng. Tp. HCM phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu cá cảnh lên 50 triệu USD
vào năm 2010.
1.1.2. Hướng phát triển
Từ năm 2000 trở lại đây, phong trào chơi cá c
ảnh phát triển mạnh ở địa bàn
thành phố với nhiều chợ chuyên buôn bán cá cảnh với qui mô lớn như: Chợ Lưu Xuân
Tín ở quận 5, Chợ Nguyễn Thông Quận 3 và trên 120 cửa hàng buôn bán cá cảnh rải
rác ở các quận huyện. Do đó số hộ nuôi cá cảnh nay lên đến trên 500 hộ. Với điều kiện
tư nhiên có nhiều sông rạch, ao hồ, Tp. Hồ Chí Minh rất thuận tiện cho phát triển nuôi
cá cảnh với nhiều loại cá đẹp nổi tiếng như: Cá dĩa, bảy màu, cá xiêm, chép
Nhật, được nhiều thị trường nước ngoài, nhất là Châu Âu, châu Mỹ, Nhật ưa
chuộng. Bên cạnh đó Tp.Hồ Chí Minh còn có nhiều nghệ nhân nuôi cá với tay nghề
cao và giá thức ăn sống cho cá ở đây rẻ hơn nhiều nước trong khu vực
Tuy nhiên trong những năm qua nghề nuôi cá cảnh ở TP.HCM chưa phát tiển
mạnh. Phần lớ
n những hộ nuôi cá cảnh còn mang tính tự phát, qui mô gia đình, chưa

có quy hoạch, định hướng rõ rệt, nhất là thiếu vốn đầu tư và kỹ thuật nhân giống còn
thấp, Đặc biệt, đầu ra của cá cảnh hoàn toàn do người nuôi tự tìm kiếm và khách
hàng khi có nhu cầu cũng chỉ thu mua theo phương thức thu gom, mua đứt bán đoạn
dẫn đến hạn chế sự phát tiển nghề nuôi cá cảnh theo qui mô công nghiệp.
Trước tình hình trên Sở NN và PTNT TPHCM cùng vớ
i Hội cá cảnh thành phố
và Hợp tác xã nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Hà Quang đang triển khai thực hiện
dự án xây dựng khu làng nghề cá cảnh có qui mô 20 ha ở xã Trung an, huyện củ chi làm
nơi sản xuất, cung cấp con giống, ủy thác bán nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, ngành
Nông nghiệp và Hội cá cảnh thành phố đang đề xuất Nhà nước có chính sách để khuyến
khích nghề nuôi cá và tổ chức cho những hộ nuôi cá cảnh liên kế
t với nhau để chia sẽ
kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi, thành lập trung tâm tư vấn hỗ trợ người chăn nuôi và thành
lập trang web để quảng bá sản phẩm.
Nhờ vậy phong trào nuôi và xuất khẩu cá cảnh của thành phố những năm gần
đây phát triển tương đối nhanh. Chỉ riêng năm 2005, TP. Hồ Chí Minh đã sản xuất
được trên 34,4 triệu con cá cảnh đạt doanh thu trên 12.8 tỷ đồng và xuất khẩu trên 5
triệu USD. Hiện các ngành ch
ức năng như: Nông nghiệp, Hội cá cảnh, các trường Đại
học, cùng các hộ chăn nuôi cá cảnh đang thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, khắc phục
tình trạng xuất khẩu manh múm.
Bộ thủy sản (trước đây) và UBND TP.Hồ Chí Minh đã đề ra chỉ tiêu đến năm
2010, kim ngạch xuất khẩu cá cảnh riêng TP.Hồ Chí Minh đạt 10 triệu USD. Tuy
nhiên, khó khăn hiện nay của người nuôi cá vẫn chư
a chủ động được nguồn giống. Từ
trước tới nay, người nuôi thường phải nhập cá giống từ nước ngoài, chịu mức thuế suất
khá cao, tới 30%.
Hiện Sở NN-PTNT TP.Hồ Chí Minh đang cùng các Viện nghiên cứu, trường Đại
học trên địa bàn tiến hành nghiên cứu, nhằm chủ động cung cấp giống cá cảnh cho bà con.
UBND TP.Hồ Chí Minh cũng có chủ trương xây một Trung tâm nhân giống cá cảnh rộng

hơn 20 ha tại xã Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi) nhằm đưa hoạt động nuôi và kinh doanh
cá cảnh trở nên chuyên nghiệp và công nghiệp hơn. HTX Nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản Hà Quang cùng Câu lạc bộ cá cảnh đang chuẩn bị triển khai dự án trên.
Đồng thời, UBND Thành Phố cũng đã phê duyệt dự án xuất khẩu hoa kiểng, cá
cảnh đến năm 2010 với t
ổng trị giá 14,2 tỉ đồng, trong đó xác định phải đưa xuất khẩu
cá cảnh trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành thủy sản. Theo đó, trong giai đoạn sắp
tới, người nuôi cá ở TP sẽ được hỗ trợ lãi suất vay vốn và được miễn thuế nhập khẩu
cá giống. Đây là một động lực lớn tiếp sức cho phong trào nuôi cá cảnh ở TP.Hồ Chí
Minh và cả nướ
c nói chung.






1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ DĨA (Symphysodon spp.)
1.2.1 Phân loại
Theo Schultz, L.P.1996; trích bởi Wattley J.1985
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterygii
Trên bộ: Percomorpha
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ Cichlidae
Giống: Symphysodon
Loài: Symphysodon discus (Heckel, 1840);
S. aequifasciatus (Pellegrin, 1904)
Loài phụ: S. discus discus (Heckel, 1840);

S. discus willischwartzi (Burgees, 1981);
S. aequifasciatus aequifasciatus (Pellegrin, 1904);
S. aequifasciatus axelrodi (Schultz.L.P, 1960);
S. aequifasciatus haraldi (Schultz.L.P, 1960).
Ngoài ra còn nhiều loài tạp lai khác nên hiện nay cá dĩa trên thị trường rất đa
dạng và phong phú. Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, cá dĩa được nuôi dưỡng và hơn
10 năm sau đó được nuôi đại trà ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hongkong, Đài
Loan, Trung quốc, Singapore, Úc, Đức, Nhật, Việt Nam ….





















S. aequifasciatus (Pellegrin, 1904)

“Brown Alenquer”
S. aequifasciatus (Pellegrin, 1904)
"Ro
y
al Blue"
S. discus (Heckel, 1840) S. discus (Heckel, 1840)
Một số loài cá dĩa (Symphysodon spp) lai










1.2.2 Phân bố - Sinh thái
Cá dĩa (Symphysodon spp.) thuộc họ Cichlidae (họ cá Rô phi) có nguồn gốc từ
Brazil (Nam Mỹ) ở vùng thượng lưu và trung lưu sông Amazon. Cá dĩa thích sống
dưới những bóng râm, ẩn nấp dưới những thân cây hay hốc đá, môi trường nước ở
sông Amazon nơi có nhiều cá Dĩa sống như sau: pH = 6,6; độ cứng = 25 ppm; sắt =
1,7 ppm; Alkalinity = 20 ppm; Chlorides = 30 ppm (Wattley, 1985)
1.2.3 Môi trường sống
Cá dĩa rất nhạy cảm v
ới điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ, cá thích nơi
yên tĩnh. Qua quá trình thuần hóa, cá dĩa thích nghi với môi trường như sau:
- Nguồn nước trong, sạch, mềm, giàu ôxy, ánh sáng nhẹ. Nếu thiếu ánh sáng
sáng cá bắt mồi yếu, màu sắc nhợt nhạt.
- pH hơi acid (5,5 - 7), tối ưu trong khoảng 6,5 - 6,7, nếu pH > 7 cá tiết nhiều

nhớt, nhợt nhạt.
- Nhiệt độ tối ưu 27 - 30
0
C, nếu nhiệt độ > 34
0
C hoặc thấp hơn 24
0
C, cá có
phản ứng sậm màu toàn thân, bơi lờ đờ, chìm xuống đáy bể, ăn kém.
- Độ cứng: 4.5 dH.
- Ngưỡng H
2
S gây độc cho cá: 1 mg/L.
- Ngưỡng CO
2
gây ảnh hưởng đến cá: 50mg/L.

Hình 1 : Sơ đồ giới hạn pH thích hợp cho Cá dĩa

1.2.4 Hình thái cấu tạo
1.2.4.1 Hình thái bên ngoài
Cá dĩa có dạng hình tròn giống cái dĩa, dẹp ngang, đầu ngắn, mắt khá lớn. Miệng
nhỏ, lỗ mũi hở hai bên đầu, các tia vây phát triển, vây phía đầu cứng, phía sau mềm, vây
lưng và vây hậu môn đối xứng, vây bụng có hai tia dài, vây ngực và vây đuôi có tia vi
mềm. Cá dĩa đặc trưng cho khả năng biến đổi gen cao, hài hòa về màu sắc. Sự biến đổi
này tùy vào sự tăng trưởng, nguồn thức ă
n, môi trường sinh thái, sự lai tạo giữa các loài.
Cá dĩa có các sọc sậm chạy dài từ trên phần lưng xuống dưới vi bụng, các vây có màu
xanh nước biển phần đuôi gần như không màu.
1.2.4.2 Cấu tạo ống tiêu hóa

Theo Võ Ngọc Cẩm (1983), cá Dĩa có chỉ số Li/Ls (chiều dài ruột/chiều dài
toàn thân) tương đối nhỏ khoảng 1,4 - 1,5, ống tiêu hóa có dạ dày phát triển, dạ dày có
dạng đặc biệt phân nhánh có vách dày.
1.2.4.3 Hình dạng bộ máy sinh dục
c Cá đực: Gai sinh dục ngắn, chia thành hai
thùy nhọn và hơi cong về phía sau
d Cá cái: Gai sinh dục lồi ra khoảng 3 mm
dạng tù, thẳng

1.2.5 Dinh dưỡng
1.2.5.1. Tính ăn của cá Dĩa
Cá Dĩa là loài cá ăn động vật. Thức
ăn của cá Dĩa là các loài thức ăn có nguồn
gốc động vật, có nhiều loại: Moina,
Daphnia, trùng chỉ (Turbifex), lăng quăng,
tim bò xay nhuyễn…Đặc biệt, cá Dĩa rất
thích ăn mồi sống linh động.
1.2.5.2. Chuyển biến tính ăn
- Giai đoạn cá mới nở đến 3 ngày
tuổi: Cá con dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
- Giai đoạ
n 4 - 14 ngày tuổi sau khi nở: Dinh dưỡng bằng chất nhờn trên cơ thể bố mẹ.
- Giai đoạn từ ngày 14 đến khi tách bầy ( 20 - 21 ngày sau khi nở ), vừa dinh
dưỡng bằng chất nhờn vừa dinh dưỡng bằng mồi động như moina, artemia.
- Sau khi tách bầy đến 30 ngày tuổi: Dinh dưỡng bằng thức ăn ngoài, chủ yếu moina
- Từ 1 tháng tuổi trở đi, cá ăn moina, lăng quăng, trùng chỉ, tim bò xay nhuyễn…
Giai đoạn cá m
ới nở đến 3 ngày tuổi cá con sống nhờ vào chất dự trữ trong túi
noãn hoàng dưới bụng. Giai đoạn 4 - 14 ngày, cá con bám trên mình cá bố mẹ, dinh
dưỡng nhờ chất nhầy tiết ra từ cá bố mẹ. Từ ngày thứ 12, ngoài dinh dưỡng là chất nhầy

tiết ra từ cá bố mẹ, cá con còn có thể ăn một số thức ăn có kích thước nhỏ như Artemia,
moina, daphnia. Khi cá được 20 ngày cá tiếp tục ăn Artemia, moina, daphnia, đồng th
ời
có thể ăn được thức ăn như cá trưởng thành nhưng với kích thước nhỏ. Khi cá 30 ngày
tuổi có thể ăn như cá trưởng thành. Thức ăn chủ yếu của cá dĩa là thịt, trong tự nhiên là
các loại động vật giáp xác nhỏ, động vật phiêu sinh, cá con,…
Mối tương quan giữa chiều dài thân, trọng lượng toàn thân và thời gian nuôi
bằng thức ăn là trùn chỉ và tim bò được biểu hiện theo bảng dưới đây t
ừ việc nghiên
cứu thực nghiệm tại Trại nuôi cá dĩa Trại nuôi cá dĩa Phượng, xã Vĩnh Lộc, huyện
bình Chánh, Tp. HCM
Bảng 1.1: Biến thiên chiều dài và trọng lượng của cá dĩa theo thời gian nuôi
Thời gian nuôi 14 ngày tuổi 30 ngày tuổi 12 tháng
Hình 2: Hình dạng bộ máy
sinh dục cá d
ĩ
a đực
Hình 3: Hình dạng bộ máy
sinh dục cá d
ĩ
a cái
Thức ăn Nhớt cá bố mẹ Bo bo Tim bò, trùn chỉ
Chiều dài thân (cm) 1,4 - 1,6 2,0 - 2,3 11,5 - 13
Trọng lượng thân (g) 0,05 - 0,08 0,18 - 0,21 63 - 80
1.2.6 Tăng trưởng
- Giai đoạn cá mới nở: cá con mới nở dài khoảng 3mm màu xám đen, trong suốt
ở vi và đuôi. Giai đoạn này cá chưa bơi lội được vẫn bám trên giá thể
- Giai đoạn 2 (giai đoạn ăn chất nhờn trên mình cá bố mẹ): một tuần lễ đầu cá
chủ yếu phát triển chiều dài sau đó phát triển chiều cao.
- Giai đoạn 3 (giai đoạn sau khi tách khỏi bố mẹ

): cá phát triển nhanh về chiều
dài và chiều cao hình dáng cá trở nên tròn gần giống cá trưởng thành, chưa xuất hiện
màu sắc rõ mà chỉ có các sọc đứng rất rõ nét.
- Giai đoạn 4: cá được 3 tháng tuổi, màu sắc đã rõ, cá có màu sắc sặc sỡ ở 5-6
tháng tuổi, nuôi và chăm sóc tốt đến tháng thứ 10 cá có thể bắt cặp sinh sản.
1.2.7 Sinh sản
Cá dĩa thành thục khi 12 tháng tuổi, nhưng nếu nuôi dưỡng tốt thì khoảng 9 - 10
tháng tuổi cá có thể bắ
t cặp và tham gia sinh sản. Cá dĩa đẻ trung bình 200 trứng, có
khi 400 – 500 trứng nếu được nuôi tốt. Rất khó phân biệt cá đực, cá cái khi cá chưa
thành thục. Tuy nhiên có thể căn cứ vào một số đặc điểm sau để phân biệt:
- Cá đực: Đầu to và múp, dáng điệu động hớn mạnh. Các vi vươn rộng và dài
hơn. Khi tuyến sinh dục phát triển đến giai đoạn 3, gai sinh dục lồi ra, ngắn, chia thành
2 thùy nhọn và hơi cong về phía sau.
- Cá cái: Đầu thuôn. Khi
động đực dáng mềm mại hơn cá đực. Gai sinh dục lồi
ra khoảng 3 mm, dạng tù và thẳng.
Cá dĩa có thể sinh sản quanh năm. Tuy nhiên cá sinh sản tập trung vào mùa
mưa, từ tháng 4 đến tháng 10. Cá dĩa thành thục tự bắt cặp trong vòng 7 – 10 ngày.
Trước khi đẻ một vài ngày cá có hiện tượng rùng mình, rung toàn thân, vây xếp lại, đôi
lúc đứng yên tại chỗ, ít bắt mồi. Thông thường cá đẻ trứng dọc theo giá thể, theo chiều
từ dưới lên. Cá đự
c cũng theo lộ trình đó tiết tinh trùng để thụ tinh cho trứng. Thời
gian đẻ trứng kéo dài 1-1,5 giờ. Trứng được đẻ tập trung thành cụm. Lúc đó cá bố mẹ
dùng vây ngực quạt nước và dùng miệng phun nước cung cấp ôxy cho trứng và loại bỏ
những trứng hư. Sau 24 giờ, trứng thụ tinh sẽ chuyển màu trắng xám. Ở nhiệt độ 30
0
C,
trứng nở trong vòng 55 – 57 giờ. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường 26 – 28
0

C, trứng sẽ
nở trong khoảng 65 - 67 giờ. Khi thay đổi điều kiện sinh thái đột ngột, cá bố mẹ có thể
ăn trứng. Thông thường tỷ lệ trứng nở khoảng 60 – 90%.
Cá mới nở chưa bơi lội được, bám vào giá thể và hấp thu dinh dưỡng bằng noãn
hoàng. Cá bố mẹ dùng miệng ngậm con đến vị trí sạch trên giá thể và luôn cạnh con để
chăm sóc và bảo vệ con. Sau khi nở khoảng 3 – 4 ngày, cá con có thể t
ự do bơi lội. Lúc đó
cá con bám trên mình cá bố mẹ, sống bằng cách ăn chất nhờn trên mình cá bố mẹ.
1.3 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÁ DĨA
Giai đoạn cá mới nở đến 3 ngày tuổi cá con sống nhờ vào chất dự trữ trong túi
noãn hoàng dưới bụng. Giai đoạn 4 -14 ngày, cá con bám trên mình cá bố mẹ, dinh
dưỡng nhờ chất nhờn tiết ra từ cá bố mẹ. Từ ngày thứ 12, ngoài dinh dưỡng là chất nhờn
tiế
t ra từ cá bố mẹ, cá con còn có thể ăn một số thức ăn có kích thước nhỏ như Artemia,
moina, daphnia. Khi cá được 20 ngày cá tiếp tục ăn Artemia, moina, daphnia, đồng thời
có thể ăn được thức ăn như cá trưởng thành nhưng với kích thước nhỏ. Khi cá 30 ngày
tuổi có thể ăn như cá trưởng thành. Thức ăn chủ yếu của cá dĩa là thịt, trong tự nhiên là
các loại động vật giáp xác nhỏ,
động vật phiêu sinh, cá con,… Theo Al Johnson, nhu
cầu đạm cần thiết trong khẩu phần thức ăn cho cá dĩa khoảng 35%-45%, trong đó phải
có đủ các acid amin thiết yếu như arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine,
phenylalanine, tryptophan, threonine, valine, methionine. Các loại thức ăn nuôi cá dĩa
hiện nay, chủ yếu gồm 3 loại chính: thức ăn tươi sống, thức ăn tươi tự chế biến và thức
ăn công nghiệp. Các loại thức ăn này phải giàu đạm và bao gồm các thành phầ
n
vitamine, khoáng vi lượng cùng những chất để cho cá đẻ trứng lên trên đó.







Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn cho cá dĩa

Thành phần thức ăn của cá dĩa gồm có 5 thành phần chính: protein, chất béo,
carbohydrate, vitamin, khoáng chất (Al Johnson, 1995). Khi lập khẩu phần, năm thành
phần thức ăn này sẽ bổ sung cho nhau các chất dinh dưỡng, ta sẽ có một khẩu phần
tương đối hợp lý về dinh dưỡng.
1.3.1 Nhu cầu protein
Protein đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng cá dĩa. Protein trong thành
phần dinh dưỡng của cá dĩa được cấu tạo từ các acidamin. Có hai mươi loại acidamin
trong có mườ
i loại là thiết yếu, và mười loại acidamin không thiết yếu. Protein có
nguồn gốc từ động vật chứa nhiều acid amin thiết yếu hơn so với prôtein có nguồn gốc
từ thực vật. Mười loại acid amin thiết yếu: arginine, histidine, isoleucine, leucine,
lysine, methionine, phenylalanine, theonine, tryptopitan and valine. Thịt và cá cung
cấp đầy đủ các loại acidamin thiết yếu đảm bảo sự cân bằng về dinh dưỡng cho cá dĩa.
Protein từ trứng cân bằng tuyệt vời nh
ững axit amin thiết yếu và có thể được sử dụng
như nguồn protein duy nhất trong dinh dưỡng dĩa bột. Cá dĩa bột có thể sử dụng lòng
đỏ trứng gà để làm thức ăn. Các loài cá ăn thịt cần tối thiểu 35 - 45 % protein trong
khẩu phần ăn của chúng. Cá dĩa mới nở cần tối thiểu là 50% protein trong khẩu phần
thức ăn (Al Johnson, 1995). Nhớt cá dĩa bố mẹ chứa protein, đặc biệ
t chứa một lượng
Phenylalanine là một loại acid amin thiết yếu cho cá. Nhớt cá dĩa trưởng thành thì
chứa hàm lượng cao về các acid amin như Alanine, Aspartic, Glycine, Proline, Serine,
và Leucine. Các acid amin thiết yếu như Isoleucine và Lysine đều có nhiều trong nhớt
cá bố mẹ và cá trưởng thành ()
1.3.2 Nhu cầu lipide

×