ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY BƠI
BAN ĐẦU CHO HỌC SINH 7 – 8 TUỔI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS Chung Tấn Phong
CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/2008
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Qua điều tra thực trạng công tác giảng dạy bơi ban đầu cho lứa tuổi 7 – 8 ở thành
phố Hồ Chí Minh (về đối tượng người thầy dạy bơi, đối tượng người học bơi và
các điều kiện đảm bảo cho công tác dạy bơi ban đầu), đề tài đã tổ chức thực
nghiệm khung chương trình dạy bơi ban đầu của Úc cho 16 trường tiểu học ở
TP.HCM. Sau thực nghiệm, đề tài đã đề xuất một số điều chỉnh chương trình
khung của Úc cho phù hợp với đặc điểm giảng dạy học sinh tiểu học TP.HCM
và xây dựng lại khung chương trình mới với 12 giáo án/học kỳ trong hai năm lớp
2, 3 với mục tiêu các em học sinh nắm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản về
an toàn khi hoạt động dưới nước, có thể bơi được khoảng 7 – 8m ngửa và 11 –
12m tự do (khi kết thúc năm thứ 1), 15m ngửa và 25m tự do (khi kết thúc năm
2). Ngoài ra, qua phân tích các mặt thuận lợi và khó khăn khi triển khai chương
trình, đề tài đã đề xuất một lộ trình triển khai chương trình dạy bơi ban đầu trên
diện rộng, trong đó nêu rõ vai trò của tất cả các tổ chức, đơn vị có liên quan.
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
After investigating the existing situation of swimming teaching for ages 7 - 8 in
Ho Chi Minh City (investigated objects are swimming teachers, swimming
students and learning conditions to ensure learn to swim program), the theme
made an experiment in applying the Australian learn-to-swim program for 16
primary schools in Vietnam. After the experience, the theme has suggested some
amendments to Australia program to meet the current teaching characteristics for
primary school pupils in Ho Chi Minh city and built the new framework program
with 12 lesson plans in one semester in 2 years: grade 2 and grad 3 with the goal
of pupils grasp the safe knowledge and skills in water; pupils can swim about 7-
11m backstroke and 8m - 12m freestyle (end of Year 1), 15m backstroke and
25m freestyle (end of year 2). In addition, through analysis of advantages and
difficulties when implementing the program, the theme proposed a route to
develop curriculum on learn to swim at a large scale, in which concerned clear
roles for all relevant organizations.
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt nội dung nghiên cứu (tiếng Việt + tiếng Anh)
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách bảng
PHẦN MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
1.1
Đặt vấn đề
2
1.2
Cơ sở lý luận
4
1.2.1 Khái niệm về chương trình và chương trình GDTC 4
1.2.2 Mục tiêu của giáo dục tiểu học 6
1.2.3 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến GDTC
trong trường học
7
1.2.4 Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ em lứa tuổi học sinh
nhỏ (7 đến 11 tuổi)
8
1.2.5 Đặc điểm sư phạm khi dạy bơi cho học sinh lứa tuổi 7 – 8 9
1.3
Tình hình nghiên cứu trong nước/ngoài nước
11
1.3.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 11
1.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU
20
2.1
Phương pháp nghiên cứu
20
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 20
2.1.2 Phương pháp điều tra xã hội học 20
2.1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 21
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 22
2.1.5 Phương pháp thống kê 23
2.2
Đối tượng và tổ chức nghiên cứu
24
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.2.2 Tổ chức nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
27
3.1
Nội dung 1: Thực trạng công tác dạy bơi ban đầu cho
lứa tuổi 7 – 8 ở thành phố Hồ Chí Minh
27
3.1.1 Nhận thức và kinh nghiệm của 40 HLV, HDV dạy bơi ban
đầu ở TP.HCM
27
3.1.2 Các tài liệu được phổ biến rộng rãi ở TP.HCM và Việt
Nam về chương trình dạy bơi ban đầu
34
3.2
Nội dung 2: Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho việc
tổ chức dạy bơi ban đầu cho học sinh tiểu học TP.HCM
35
3.2.1 Mối quan tâm của học sinh tiểu học TP.HCM đối với bộ
môn bơi lội
35
3.2.2 Các điều kiện đảm bảo cho công tác dạy bơi ban đầu cho
học sinh tiểu học TP.HCM
38
3.3
Nội dung 3: Ứng dụng và đánh giá kết quả thực
nghiệm chương trình dạy bơi ban đầu cho học sinh 7 –
8 tuổi tại TP.HCM
41
3.3.1 Những công tác chuẩn bị để tổ chức các lớp thực nghiệm
dạy bơi ban đầu cho học sinh 7 – 8 tuổi tại TP.HCM
41
3.3.2 Ứng dụng chương trình dạy bơi thực nghiệm cho học sinh
7 – 8 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh
43
3.3.2.1. Căn cứ cơ bản để lựa chọn 41 giáo án của Úc 43
3.3.2.2. Đánh giá hiệu quả chương trình dạy bơi ban đầu
theo khung của Úc
43
a. Về mặt lý thuyết 43
b. Về mặt thực nghiệm 46
b1. Kết quả kiểm tra giữa giai đoạn thực nghiệm 47
b2. Kết quả kiểm tra cuối giai đoạn thực nghiệm 50
c. Về tính phù hợp của chương trình (hay sự ham
thích tập luyện tiếp tục của học sinh)
52
3.3.2.3. Đề xuất điều chỉnh chương trình cho phù hợp với
đặc điểm học sinh tiểu học TP.HCM
53
3.3.3
Mô hình triển khai tổ chức các lớp dạy bơi ban đầu cho học
sinh tiểu học tại TP.HCM
55
3.3.3.1. Đặc điểm các thông số cần lưu ý khi triển khai 55
3.3.3.2. Các điều kiện đảm bảo (cần và đủ) để triển khai
chương trình dạy bơi ban đầu trên diện rộng
58
a. Những mặt thuận lợi 58
b. Những mặt khó khăn 58
c. Đề xuất lộ trình triển khai trên diện rộng 60
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
65
PHỤ LỤC
A.
Công tác triển khai các lớp bơi thực nghiệm tại các CLB bơi lội
qu
ận huyện
B.
Các mẫu phiếu điều tra của đề tài:
+ M
ẫu “Phiếu điều tra thực trạng các điều kiện đảm bảo cho
công tác dạy bơi ban đầu cho học sinh tiểu học TP.HCM” (mẫu
dành cho BCN các hồ bơi)
+ M
ẫu “Phiếu điều tra thực trạng công tác giảng dạy bơi ban
đầu của các CLB bơi lội” (mẫu dành cho các HLV, HDV đứng
l
ớp giảng dạy bơi ban đầu)
+ Mẫu “Phiếu điều tra mối quan tâm của học sinh tiểu học
TP.HCM v
ới bộ môn bơi lội” (mẫu dành cho GVCN các khối
lớp 2, 3 tại các trường tiểu học tham gia đề tài)
+ M
ẫu “Phiếu điều tra sự ham thích tập luyện bơi lội của học
sinh tiểu học TP.HCM sau 2 năm tập luyện” (mẫu dành cho
các em học sinh tham gia thực nghiệm)
+ Phi
ếu kiểm tra, đánh giá kỹ năng bơi ban đầu cho học sinh
lớp 2, 3 các trường tiểu học TP.HCM (sau 1 học kỳ) + Cách
thức đánh giá
+ Phi
ếu kiểm tra, đánh giá kỹ năng bơi ban đầu cho học sinh
lớp 2, 3 các trường tiểu học TP.HCM (sau 3 học kỳ) + Cách
th
ức đánh giá
C.
Kế hoạch phổ cập bơi cho học sinh ở quận 4, quận Phú Nhuận
và qu
ận Thủ Đức
D.
+ Văn bản số 1519/TDTT-YK ngày 28/11/2006 của Sở
TDTT gửi Sở GD-ĐT về việc đề nghị Sở GD-ĐT phối hợp
trong công tác tri
ển khai đưa bơi lội vào trường học.
+ Văn bản số 19/TDTT-YK ngày 5/1/2007 của Sở TDTT gửi
Ban Giám đ
ốc Trung tâm TDTT các quận huyện có liên quan
về đề nghị các quận chỉ đạo kịp thời cho Ban chủ nhiệm các hồ
b
ơi thuộc quận hỗ trợ tích cực cho việc tổ chức các lớp thực
nghiệm tại đơn vị.
+ Văn bản số 2030/GDĐT-TH ngày 11/12/2006 của Sở Giáo
d
ục và Đào tạo về việc chỉ đạo các Phòng Giáo dục quận huyện
và 27 trường tiểu học là đối tượng thực nghiệm của đề tài cùng
ph
ối hợp với ngành TDTT thực hiện đề tài đưa bơi lội vào
trường học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT
CLB Câu lạc bộ
GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo
GDTC Giáo dục thể chất
HDV Hướng dẫn viên
HLV Huấn luyện viên
LĐ/TTDN Liên đoàn Thể thao dưới nước
QG Quốc gia
QH Quận huyện
TDTT Thể dục thể thao
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND/TP Ủy ban Nhân dân Thành phố
VĐV Vận động viên
DANH SÁCH BẢNG
SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG
3.1 Nhận thức và kinh nghiệm của 40 HLV, HDV dạy bơi ban
đ
ầu ở TP.HCM
27
3.2 Ba kỹ năng bơi được giảng dạy đầu tiên Sau trang
31
3.3 Thống kê số lượng học sinh tiểu học cho biết ý kiến về sự
ham thích đối với bộ môn bơi lội
36
3.4 Kết quả khảo sát số học sinh thích được học bơi 36
3.5 Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho công tác dạy bơi ban
đầu của các CLB bơi lội quận huyện
Sau trang
38
3.6 Hệ thống các bài tập “Làm quen với nước” theo cách phân
lo
ại của các tác giả Việt Nam và Úc
44
3.7 Kết quả kiểm tra kỹ năng bơi ban đầu cho nam học sinh lớp 2
TP.HCM l
ần 1
Sau trang
48
3.8 Kết quả kiểm tra kỹ năng bơi ban đầu cho nữ học sinh lớp 2
TP.HCM lần 1
Sau trang
48
3.9 Kết quả kiểm tra kỹ năng bơi ban đầu cho nam học sinh lớp 3
TP.HCM lần 1
Sau trang
48
3.10
Kết quả kiểm tra kỹ năng bơi ban đầu cho nữ học sinh lớp 3
TP.HCM l
ần 1
Sau trang
48
3.11
So sánh kỹ năng bơi ban đầu của nam học sinh lớp 2
TP.HCM của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 1
Sau trang
49
3.12
So sánh kỹ năng bơi ban đầu của nữ học sinh lớp 2 TP.HCM
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 1
Sau trang
49
3.13
So sánh kỹ năng bơi ban đầu của nam học sinh lớp 3
TP.HCM c
ủa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 1
Sau trang
49
3.14
So sánh kỹ năng bơi ban đầu của nữ học sinh lớp 3 TP.HCM
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 1
Sau trang
49
3.15
Kết quả kiểm tra kỹ năng bơi của nam học sinh lớp 3
TP.HCM lần 2
Sau trang
50
3.16
Kết quả kiểm tra kỹ năng bơi của nữ học sinh lớp 3 TP.HCM Sau trang
lần 2 50
3.17
Kết quả kiểm tra kỹ năng bơi của nam học sinh lớp 4
TP.HCM l
ần 2
Sau trang
50
3.18
Kết quả kiểm tra kỹ năng bơi của nữ học sinh lớp 4 TP.HCM
l
ần 2
Sau trang
50
3.19
So sánh kỹ năng bơi của nam học sinh lớp 3 TP.HCM của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 2
Sau trang
51
3.20
So sánh kỹ năng bơi của nữ học sinh lớp 3 TP.HCM của
nhóm đ
ối chứng và nhóm thực nghiệm lần 2
Sau trang
51
3.21
So sánh kỹ năng bơi của nam học sinh lớp 4 TP.HCM của
nhóm đ
ối chứng và nhóm thực nghiệm lần 2
Sau trang
51
3.22
So sánh kỹ năng bơi của nữ học sinh lớp 4 TP.HCM của
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 2
Sau trang
51
3.23
Nhịp tăng trưởng kỹ năng 8 và 9 của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm
Sau trang
51
3.24
Kết quả điều tra sự ham thích tập luyện bơi lội của học sinh
ti
ểu học TP.HCM sau 2 năm tập luyện
53
PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đ
ề tài: Nghiên cứu ứng dụng chương trình dạy bơi ban đầu cho học sinh 7 – 8 tuổi
ở thành phố Hồ Chí Minh
Ch
ủ nhiệm đề tài: TS Chung Tấn Phong
C
ơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Th
ời gian thực hiện đề tài: 24 tháng (từ tháng 12/2006 đến tháng 12/2008) theo Hợp
đ
ồng số 210/HĐ-SKHCN ký ngày 19/12/2006
Kinh phí đ
ược duyệt: 195.000.000đ
Kinh phí đã c
ấp: 120.000.000đ theo TB số: 227/TB-SKHCN ngày 4/12/2006
M
ục tiêu: Xây dựng chương trình dạy bơi ban đầu phù hợp với điều kiện học tập và
khung ch
ương trình giáo dục thể chất của học sinh bậc tiểu học nhằm nâng cao chất
l
ượng giảng dạy bơi ban đầu cho học sinh 7 – 8 tuổi ở TP.HCM
Nội dung:
1. Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy bơi ban đầu cho lứa tuổi 7 – 8 ở thành
ph
ố Hồ Chí Minh
2. Nghiên c
ứu đánh giá thực trạng các điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức dạy bơi
ban đ
ầu cho học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh.
3.
Ứng dụng và đánh giá kết quả thực nghiệm chương trình dạy bơi ban đầu cho
h
ọc sinh 7 – 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sản phẩm của đề tài:
1. Báo cáo khoa h
ọc về nội dung nghiên cứu và điều kiện cần để triển khai đại trà
2. B
ộ chương trình, giáo án giảng dạy bơi ban đầu cho học sinh 7 – 8 tuổi
3. S
ổ tay dành cho các giáo viên, hướng dẫn viên dạy bơi ban đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Bơi lội là một môn thể thao hấp dẫn và được nhiều người ở mọi lứa tuổi
yêu thích. Với nhiều ưu điểm như tạo sự cân đối cho người tập, hầu như không
gây chấn thương khi tập luyện, rất tốt cho hoạt động tim mạch và giúp giảm
stress, bơi lội là một môn thể thao có thể tập luyện suốt đời. Bên cạnh tính ưu
việt như một phương tiện rèn luyện sức khỏe, bơi lội còn là một trong những kỹ
năng cơ bản của mọi người trong cuộc sống. Dân gian có câu “Có phúc đẻ con
biết lội” mang tính khái quát ý nghĩa quan trọng của kỹ năng này.
Tại các nước tiên tiến, bơi lội được đ ưa vào giảng dạy tại các trường và là
một trong những điều kiện cần có để tốt nghiệp. Bộ Giáo dục, kết hợp với các
chuyên gia bơi lội, soạn thảo khung chương trình dạy bơi cho các cấp học và
thống nhất trong cả nước. Tại Úc, một trong hai cường quốc bơi lội trên thế giới,
bơi lội là mối quan tâm thứ hai của dân chúng sau vấn đề học tập.
Ở nước ta, bơi lội chưa được đưa vào giảng dạy trong các trường học.
Trong khi đó, các thông tin về tai nạn chết đuối trên khắp mọi miền đất nước đã
trở thành mối quan tâm chung của cả cộng đồng. Chỉ mới mở đầu mùa hè năm
2007, cả nước đã xảy ra nhiều vụ học sinh chết đuối khi tắm sông, lội suối: sáu
nữ sinh lớp 7 trường THCS Bắc Dinh, thị trấn Nông trường Việt Trung, Quảng
Bình bị chết đuối (Tuổi trẻ 23/5); trước đó chỉ hai ngày, ngày 20/5, hai học sinh
tiểu học là chị em ruột ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam bị chết đuối khi tắm
biển và ba nam sinh ở thành phố Đà Lạt cũng bị chết đuối ở hồ Chiến Thắng;
chiều 24/5 lại có thêm hai học sinh lớp 1 của TP.HCM bị chết đuối tại hồ nước
trong khu đất thuộc dự án đang thi công dang dở ở phường Hiệp Phú, quận 9,
TP.HCM, ….Trong buổi công bố “Báo cáo về tai nạn thương tích trẻ em toàn
cầu” do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc (UNICEF) đồng tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Huy Nga, cục
trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường thông báo: trung bình một năm có 7000
trẻ em Việt Nam tử vong do các loại tai nạn thương tích, khoảng phân nửa trong
số này tử vong do chết đuối, tức mỗi ngày có khoảng 10 em bé bị chết đuối tại
Việt Nam.
Tại TP.HCM, theo số liệu thống kê của Liên đoàn TTDN/TP, số tai nạn
chết người tại các hồ bơi có xu hướng giảm dần: năm 1993 chỉ với 29 hồ bơi
hoạt động nhưng đã xảy ra 14 trường hợp bất hạnh (trong đó có 8 người chết và
6 người được cấp cứu kịp thời), năm 2004 với gần 100 hồ bơi hoạt động có 6
người chết đuối, năm 2005 hoàn toàn không có người chết đuối trên địa bàn. Tuy
nhiên, xu hướng này chỉ biểu hiện tình hình vệ sinh, an toàn của các hồ bơi được
cải thiện do nâng cao ý thức trong công tác trực hồ, cứu đuối. Việc phổ cập bơi
lội cho mọi người, đặc biệt trong lứa tuổi học sinh, vẫn còn là một thách thức.
Để giải quyết vấn đề này, ở cấp độ quốc gia, Ủy ban TDTT đã triển khai
Chương trình “Phổ cập bơi phòng chống tai nạn cho trẻ em” và tổ chức các lớp
tập huấn hướng dẫn viên Chương trình hàng năm ở cả 3 khu vực (miền Bắc,
miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam).
Tại thành phố Hồ Chí Minh, bơi lội là một trong các môn thi đấu của học
sinh các cấp trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng hàng năm. Tuy nhiên, lực lượng
dự thi môn bơi lội đa phần là học sinh tập luyện “chuyên nghiệp” tại các CLB
bơi lội trong thành phố. Ở cấp độ quận huyện, phong trào dạy bơi ban đầu được
các CLB bơi lội quan tâm và chú trọng. Một số CLB đã thực hiện tốt các lớp dạy
bơi hè và phối hợp tốt với các trường nằm gần địa bàn để tổ chức các lớp xóa mù
bơi. Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp dạy bơi ban đầu vẫn còn nhiều hạn chế về
mặt giáo án, phương pháp tổ chức và còn tùy thuộc vào mối quan hệ giữa ngành
TDTT và Giáo dục – đào tạo ở từng nơi.
Hiện nay, một số bộ môn thể thao đã đưa vào giảng dạy (ở mức độ khác
nhau) tại các trường trên địa bàn thành phố như bóng đá, mini tennis, võ thuật,
cờ, thể dục, điền kinh, … song bơi lội vẫn chỉ là môn đ ược “thí điểm” rãi rác tại
một số quận huyện chứ chưa có một chủ trương chung từ cấp thành phố, nguyên
nhân một phần là do bộ môn bơi lội thành phố vẫn chưa tham mưu đ ược một
khung chương trình, giáo án hoàn chỉnh cho các cấp học.
Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng
chương trình dạy bơi ban đầu cho học sinh 7 – 8 tuổi ở thành phố Hồ Chí
Minh”
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm về chương trình và chương trình GDTC:
- Thuật ngữ chương trình (có tác giả gọi là chương trình đào tạo hoặc
chương trình giáo dục) tương đương với từ Curriculum, được dùng phổ biến ở
Mỹ và các nước nói tiếng Anh, sau lan sang các nước nói tiếng Đức và tiếng La
tinh. Lịch sử của tư tưởng curriculum thì mới nhưng từ này đã có gốc gác từ lâu
đời. Curriculum là một từ gốc la tinh, có rất nhiều nghĩa: chạy cuộc đua, chuyển
động, quá trình. Theo từ điển Stowasser (1919), có 150 từ được cấu tạo bằng
cách ghép từ Curriculum. Đến cuối những năm 60, thuật ngữ “Curriculum” cùng
với những tư tưởng mới của nó đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời
sống giáo dục – đào tạo của các nước tư bản chủ nghĩa [21, 9].
Cho đến nay, còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc định nghĩa về chương trình
(curriculum). Sự khác nhau đó tùy thuộc vào quan niệm của các nhà nghiên cứu
và các nhà thực hành khi suy nghĩ và thiết kế chương trình. “Từ điển bách khoa
quốc tế về giáo dục” (Oxford) đã thống kê 9 định nghĩa khác nhau về
Curriculum. Ngày nay, theo quan niệm hiện đại, chương trình là một phức hợp
gồm 4 bộ phận cấu thành:
- Mục tiêu học tập
- Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập
- Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập
- Đánh giá kết quả học tập
Như vậy, trong cấu trúc của chương trình bao gồm 2 khía cạnh chính: sự hình
dung trước những kết quả mà học sinh sẽ đạt được sau một thời gian học tập và
các cách thức, phương tiện, con đường, điều kiện để làm cho mong muốn đó trở
thành hiện thực.
Từ những phân tích trên, cộng với việc tham khảo các định nghĩa về chương
trình, các tác giả của đề tài cấp bộ “Những cơ sở khoa học của việc xây dựng
chương trình (curriculum) các môn học ở trường phổ thông” [21, 14] đã nêu lên
cách hiểu của mình về chương trình như sau: Chương trình là sự thể hiện có hệ
thống một dự án hoạt động sư phạm trong một khoảng thời gian xác định,
trong đó trình bày các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được đồng thời
nêu rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện,
hình thức tổ chức học tập, các cách thức đánh giá kết quả học tập cũng như
các phương tiện cần thiết khác nhằm đạt được các mục tiêu học tập đã đề ra.
- Ở các nước, chương trình GDTC hầu như chia làm hai phần: chương
trình quốc gia (phần cứng hay còn gọi là chương trình bắt buộc) và chương trình
của địa phương (phần mềm hay còn gọi là chương trình tự chọn). Chương trình
quốc gia đòi hỏi các trường phải thực hiện, còn chương trình đ ịa phương thì
thường cho phép các địa phương, thậm chí các trường tùy điều kiện thực tế của
địa phương, của trường (giáo viên, địa lý, kinh tế - xã hội, truyền thống, …) mà
tự xây dựng, nhờ thế làm cho nội dung và hình thức GDTC càng thêm đa dạng
[11, 10].
Một xu thế hiện đại trong xây dựng chương trình GDTC là cố gắng lựa chọn nội
dung giáo dục thể chất phù hợp với năng lực và nhu cầu của học sinh để có thể
nâng cao lòng say mê và phù hợp với điều kiện của các em. Bên cạnh chương
trình đại trà phù hợp với mọi học sinh cùng lứa tuổi, cùng lớp còn chú ý xây
dựng chương trình GDTC cho những học sinh có thể lực yếu và những học sinh
có năng khiếu, say mê thể thao [11, 11].
1.2.2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học
Trong lứa tuổi học sinh phổ thông nói chung thì bậc tiểu học (giai đoạn
trước tuổi dậy thì) có ý nghĩa đặc biệt. Nhiều nhà tâm lý học hiện đại cho rằng
“mục tiêu giáo dục bậc tiểu học là chất lượng người dự kiến hình thành cho thế
hệ trẻ ở một giai đoạn phát triển nhất định” hoặc “trong nền văn minh hiện nay,
học sinh tiểu học là những trẻ em từ 6 đến 11 – 12 tuổi có một trình độ phát triển
có nhiều đặc thù riêng” và “học sinh tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồn
nhiên đang phát triển”. Theo điều 27 Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”, trong đó mục tiêu của giáo dục tiểu học là “nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học
cơ sở” [28, 8]. Vì vậy, sau tuổi nhà trẻ - mẫu giáo, có thể xem đây là giai đoạn
cơ bản hình thành thể chất người; thực trạng sức khỏe trong lứa tuổi này mang
tính đặc trưng của một cái nền ảnh hưởng sâu xa cả đến những giai đoạn phát
triển sau [23, 11].
1.2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến GDTC trong trường học
- Chỉ thị số 274/TTg ngày 27/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc
quy hoạch và sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển Thể dục – thể thao;
trong đó nội dung thứ 3 có nêu rõ: “Tùy điều kiện cụ thể từng nơi, tăng cường cơ
sở vật chất cho hoạt động Thể dục – thể thao trong nhà trường: 1) Các trường
học có kế hoạch sắp xếp, bố trí lại hoặc cải tạo các cơ sở vật chất hiện có dành
cho hoạt động Thể dục – thể thao, vui chơi của học sinh; 2) Ở những trường có
điều kiện thì cần tăng thêm diện tích sân bãi, cơ sở tập luyện Thể dục – thể thao.
- Quyết định 14/2001-QĐ-BGD&ĐT ngày 3/5/2001 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Giáo dục Thể chất và Y tế trường
học, trong đó Điều 2 có nêu rõ: “Giáo dục thể chất và Y tế trong trường học là
hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, phát
triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo
dục toàn diện cho học sinh, sinh viên”. Về hình thức hoạt động, Điều 3 quy định:
Giáo dục thể chất được thực hiện trong giờ học môn thể dục, sức khỏe và các
hoạt động thể dục, thể thao, y tế trong trường học, bao gồm: 1) Giờ học nội
khóa: giờ học môn thể dục, sức khỏe theo chương trình quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo đối với các bậc học, cấp học; 2) Hoạt động thể dục, thể thao
ngoại khóa theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục.
- Theo Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT-BGD&ĐT-UBTDTT ngày
29/12/2005 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban TDTT về việc hướng dẫn
phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006
– 2010, quan điểm phát triển giáo dục Thể dục thể thao trường học là “theo
hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khóa, đa dạng hóa các
hình thức hoạt động ngoại khóa, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học”.
- Theo Điều lệ Trường tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số
51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),
trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày phải có giáo viên chuyên trách đối với các
môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục và môn học tự chọn (điều 14).
1.2.4. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ em lứa tuổi học sinh nhỏ (7 đ ến 11
tuổi) [12, 17]
Lứa tuổi này từ 7 đến 10 – 11 tuổi, trùng với thời kỳ tròn ngang lần thứ hai: hàng
năm chiều cao tăng thêm trung bình 5cm và trọng lượng hàng năm tăng 2 –
2,5kg, còn cả thời kỳ tăng 18kg.
Vòng ngực tăng rõ nét, hình dáng lồng ngực thay đổi, đồng thời biến thành hình
nón nhưng đáy ở phía trên, tức là lồng ngực mở rộng phía trên. Như vậy, chức
năng hô hấp có tiềm năng cải thiện hơn nhưng do các cơ hô hấp còn yếu nên vẫn
chưa hoàn thiện (hô hấp dồn dập và nông, trong không khí thở ra chỉ chứa 2%
axid cacbônic so với 4% người lớn).
Khối lượng tim gần đạt tiêu chuẩn người lớn – 4g/kg trọng lượng cơ thể. Mạch
đập 84 – 90 lần/phút, ở người lớn là 70 – 72 lần/phút. Nhờ máu tuần hoàn nên
việc cung cấp máu cho tất cả các tế bào trong cơ thể đều, hầu như nhiều gấp hai
lần ở người lớn. Tim thích ứng với hoạt động tốt hơn bởi vì khoang động mạch ở
lứa tuổi này tương đối rộng hơn. Tim vẫn dễ hưng phấn nên nhịp tim thường dễ
bị loạn do các ảnh hưởng khác nhau, kể cả khi có ảnh hưởng bên ngoài không
đáng kể.
Cơ của trẻ ở lứa tuổi này còn yếu, đặc biệt là cơ lưng yếu nên không thể giữ lâu
dài thân thể ở tư thế đứng. Đồng thời hệ thống cơ bắp của các em phát triển tích
cực, vì vậy số lượng động tác và hoạt động cơ bắp đủ mức thì có thể tăng đáng
kể cả khối lượng, cả sức mạnh của cơ.
Các xương trong toàn bộ xương, đặc biệt là xương cột sống cũng yếu.
Tóm lại, cơ thể của các em ít thích nghi với các điều kiện của tư thế tĩnh kéo dài.
1.2.5. Đặc điểm sư phạm khi dạy bơi cho học sinh lứa tuổi 7 – 8
[14, 3].
- Ở tuổi học sinh lớp 2 (7 tuổi), hệ thần kinh, hệ vận động và các hệ cơ
quan khác của cơ thể đang phát triển nhanh, nhờ vậy sức khỏe và các tố chất thể
lực được nâng cao hơn lúc 6 tuổi. Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai cũng phát
triển tốt hơn, các em đã biết hành động có chủ định và hành động theo sự chỉ dẫn
của người khác ở mức nhất định. Vì thế, sự chỉ dẫn bằng lời của giáo viên trong
quá trình học sinh tập luyện các bài tập đã thuận lợi hơn nhiều so với lúc các em
học ở lớp 1. Các kỹ năng vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo,
mang vác, … đã phát triển khá tốt. Các em đã có khả năng thực hiện các động
tác, bài tập tương đối phức tạp, với biên độ, phương hướng, nhịp điệu và độ mềm
dẻo, linh hoạt tương đối cao. Tuy nhiên những kỹ năng vận động cơ bản và khả
năng phối hợp động tác còn chưa bền chắc và thường có những sai lệch nhất
định. Trong khí đó, khả năng thích ứng của cơ thể còn nhiều hạn chế, do đó so
với yêu cầu của đời sống, học tập thì sự phát triển đó còn thấp, cần phải được
quan tâm, giúp đỡ của người lớn và sự rèn luyện tốt hơn. Ở lứa tuổi này, các em
còn thiếu sự hiểu biết và ý thức về vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức
khỏe. Vì vậy, chương trình thể dục lớp 2 tập trung giúp học sinh tiếp tục thực
hiện các mục tiêu cơ bản dưới đây của cấp học:
+ Biết được một số kiến thức, kỹ năng đ ể tập luyện giữ gìn sức
khỏe, nâng cao thể lực.
+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập
luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh.
+ Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh
hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
- Học sinh lớp 3 ở lứa tuổi 8 – 9 tuổi đang có nhiều chuyển biến rõ về
tâm sinh lý, tư duy và hành động của các em chuyển dần từ thụ động sang chủ
động. Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu biết sắc thái của các chi tiết, thành phần kỹ
thuật động tác để đi đến tổng hợp, nhưng ở mức độ giản đơn. Khả năng phân tích
và tổng hợp còn non yếu, đặc biệt là thiếu kỹ năng phân tích những hiện tượng,
những thay đổi trong sinh hoạt, tập luyện, học tập, nên các em luôn trong tình
trạng bị động, kém tự tin. Để hình thành những hiểu biết, kiến thức, các em
thường học thuộc lòng từng câu, từng chữ, thích bắt chước, cố gắng làm theo
đúng động tác, điệu bộ hành vi của giáo viên. Một số kỹ năng vận động cơ bản
của học sinh lớp 3 đã ở mức khá thành thạo, khả năng phối hợp vận động cũng
tốt hơn, mức độ phức tạp cũng như biên độ hoạt động của động tác cũng lớn hơn
so với học sinh lớp 2. Tuy nhiên những kỹ năng đó còn ở mức độ thấp, mang
nặng tính tự nhiên và không bền vững. Khả năng thích ứng của cơ thể các em với
môi trường sống, ý thức và hiểu biết liên quan về vệ sinh và sức khỏe còn nhiều
hạn chế. Vì vậy chương trình môn học Thể dục lớp 3 cần phải thực hiện theo các
mục tiêu yêu cầu cơ bản sau:
+ Góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe học sinh, phát triển các tố
chất thể lực, đặc biệt là sức nhanh, khả năng mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt.
+ Tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh một số hiểu biết và kỹ năng vận
động cơ bản về đội hình đội ngũ, bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi vận
động; làm giàu thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản thường gặp trong đời sống
như đi, chạy, bật, nhảy, ném, … phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi, giới tính của các em.
+ Giáo dục và rèn luyện cho các em thói quen tập luyện TDTT, ý
thức giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức, kỷ luật.
Từ đó góp phần giáo dục tư cách, đạo đức, hình thành nhân cách con người mới.
+ Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng được ở mức nhất định những
kiến thức, kỹ năng để tự lập, vui chơi và hoạt động hàng ngày.
Nhóm tuổi đầu tiểu học (6 – 8 tuổi)
Đặc điểm của nhóm tuổi
• Tốc độ phát triển khung xương
ở mức vừa phải và đều đặn –
ham muốn vận động và tập
luyện
Gợi ý về mặt sư phạm
• Các hoạt động “cơ lớn” đem lại giá trị và sự
thích thú lớn nhất. Những thói quen tốt về
tư thế là quan trọng – xương đang trong giai
đoạn hình thành
• Sức khỏe không ổn định – đề
kháng yếu, sức bền kém.
• Khả năng phối hợp đang cải thiện
• Tính cá nhân thể hiện mãnh liệt
– khao khát được xem như
người lớn
• Thời gian chú ý ngắn và ghi nhớ
kém
• Phản ứng chậm
• Sự định hướng chưa phát triển
đầy đủ
• Sự khác biệt giới tính chưa rõ
rệt
• Các hoạt động sôi nổi giúp phát triển cơ và
sức bền – chú ý nghỉ ngơi và các giai đoạn
thư giản
• Chú trọng tập luyện các kỹ năng chi tiết
• Hướng dẫn sự công nhận về quyền lợi của
người khác – khả năng lãnh đạo và làm việc
theo nhóm.
• Tự chịu trách nhiệm - thừa nhận khi làm tốt
điều gì đó
• Lặp đi lặp lại – hướng dẫn đơn giản và một
ít các quy định
• Phát triển cá thể bằng các hoạt động có
thưởng khi thành công
• Bé trai và bé gái có năng lực và mối quan
tâm hầu như giống nhau và nên cho tập
chung với nhau.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước/ngoài nước
1.3.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Theo các nước được nghiên cứu và thực tế tại nước ta hiện nay, giáo dục thể chất
là một lĩnh vực giáo dục được tiến hành dưới hình thức bắt buộc, thể hiện ở hai
khía cạnh là giáo dục theo chương trình quy định trong nhà trường và giáo dục
theo chương trình dựa trên nhu cầu và sở thích của học sinh (thể dục thể thao nội
khóa và ngoại khóa).
Ở nhiều nước, nhất là các nước châu Âu, hầu như có xu hướng xích lại gần nhau
những nội dung cơ bản của giáo dục thể chất. Những nội dung cơ bản đó thường
bao gồm thể dục phát triển chung, các môn bóng, điền kinh, trò chơi vận động,
bơi lội, đội hình đội ngũ, múa, …
Theo kết quả tổng hợp chương trình giáo dục thể chất ở một số nước trên thế
giới của GS.TS Lê Văn Lẫm và PGS.TS Phạm Trọng Thanh [11], bơi lội được
giảng dạy ở cấp tiểu học tại các nước Áo (lớp 3 – 4), Anh (lớp 1 – 5), Mỹ (lớp 1
– 5), CHLB Đức (lớp 5), Nhật (lớp 1 – 5), Pháp (lớp 1 – 5), Thụy Điển (lớp 1 –
5). Ở Trung Quốc, nhiệm vụ giáo dục thể chất ở cấp tiểu học là xúc tiến sự sinh
trưởng và phát triển bình thường của cơ thể học sinh; bồi dưỡng tư thế cơ thể
chính xác. Chương trình TDTT cơ bản dùng cho tất cả học sinh tiểu học bao gồm
9 nội dung (thường thức TDTT, động tác cơ bản, trò chơi, ca hát và hoạt động
đồng giao, thể dục cơ bản, điền kinh, nhào lộn và thể dục dụng cụ, các môn
bóng, vũ thuật), riêng bơi lội được xem là nội dung tự chọn. Tại Nhật Bản,
TDTT trong trường học bám theo 2 nội dung: một là, trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo
TDTT suốt đời mà bồi dưỡng cho các em ý thức tự giác luyện tập; hai là, tùy
theo khả năng thực tế của các em mà nâng cao thể lực và năng lực vận động cho
các em [26, 5].
Qua các tài liệu tổng hợp nêu trên, có thể nhận thấy bơi lội được xem là một
trong những nội dung cơ bản của GDTC và được đưa vào giảng dạy tại các
trường học ở các nước từ rất sớm, thông thường ở cấp tiểu học. Tuy nhiên, tùy
theo điều kiện thực tế mà bơi lội có thể là môn học chính khóa hay là môn học tự
chọn.
Cách thức và điều kiện triển khai bơi lội trường học ở các nước vừa có những
đặc thù riêng vừa có những điểm tương đồng.
Tại Anh, hàng năm có khoảng 2000 trường hợp đáng tiếc xảy ra trên sông nước.
Công trình của Bi-liam-xa (1988) cho thấy ở 921 em lớp 4 thì môn bơi chiếm vị
trí phổ cập thứ hai sau môn bóng đá. Cô-ce-rin (1987), Ê-van (1983), Vi-liam
(1989) đã cho thấy các em gái thích môn bơi hơn, ngoài ra bơi lội là môn phổ
thông phát huy tính tích cực hoạt động thể lực của trẻ em, giúp trẻ duy trì sự
ham thích thể thao sau khi ra trường. Theo nghiên cứu, mặc dù môn bơi được
công nhận là một phần không thể tách rời của chương trình giảng dạy trong
trường phổ thông trung học nhưng vẫn có một số trường thiếu hẳn môn này.
Nguyên nhân cơ bản là giảm tiền cấp phí cho địa phương, thiếu những khoảng
bể bơi trống dành cho dạy bơi và những phương tiện giảng dạy phù hợp [22, 46].
Gần đây, trong khối Liên hiệp Anh, một kế hoạch mới tạm dịch là “Kế hoạch tái
đào tạo” (Top-up scheme) đã được triển khai nhằm triệu tập tất cả học sinh nào
đến tuổi 11 còn chưa biết bơi sẽ phải đi học bơi hàng ngày theo kiểu tập trung.
Những học sinh nào không bơi được 25m theo tiêu chuẩn của chương trình giáo
dục của Anh quốc trước khi tốt nghiệp tiểu học phải tập bơi nửa giờ mỗi ngày
trong 2 tuần của học kỳ.
Tại Scotland, một cuộc điều tra qua phiếu phỏng vấn về công tác triển khai bơi
lội trong trường học đã được thực hiện ở 32 tỉnh thành trong cả nước vào năm
2001. Phiếu phỏng vấn bao gồm 15 câu hỏi thuộc nhiều vấn đề có liên quan. Kết
quả điều tra cho thấy có 72,4% các trường tiểu học và trung học cơ sở có triển
khai bơi lội trong trường học, trong đó có 7 tỉnh thành triển khai được ở 100% số
trường trên địa bàn. Đa số các trường cho học sinh tập bơi vào những năm cuối
tiểu học và các năm đầu trung học cơ sở. Phần lớn các buổi học bơi kéo dài 40
hoặc 45 phút trong 8, 10 hoặc 12 tuần. Một số trường thu phí học bơi của học
sinh. Lý do chung nhất cho việc đóng phí bắt buộc này là để trả cho giáo viên (7
trường), một số lý do khác là trả cho việc thuê xe chuyên chở (5 trường), mua vé
vào hồ bơi (4 trường) và trả cho công giám sát (3 trường). Cơ sở vật chất dành
cho việc dạy bơi là hồ bơi có sẵn trong trường (148 trường, chiếm tỷ lệ 36,2%),
hồ bơi công cộng (198 trường, 48,4%), hồ bơi kinh doanh (33 trường, 8,1%) và
các dạng hồ bơi khác (30 trường, 7,3%). Những trở ngại trong việc tổ chức dạy
bơi cho học sinh là thiếu cơ sở vật chất, thiếu ngân quỹ, thiếu thời gian, thiếu
phương tiện đưa đón, thiếu lực lượng hướng dẫn viên đúng chuẩn. Điều đặc biệt
lưu ý là những trường không đưa đ ược bơi lội vào trường học đều là những
trường ở vùng nông thôn.
Tại Thụy Điển và Phần Lan, chương trình giáo dục yêu cầu tất cả học sinh khi
đến lớp 5 đều phải qua học bơi và biết cách xử lý những tình huống khẩn cấp của
sông nước. Học sinh khi kết thúc bậc tiểu học phải bơi được 200m, trong đó có ít
nhất 50m bơi ngữa. Theo thống kê, có khoảng 95% học sinh các trường của
Thụy Điển biết bơi, tuy nhiên chết đuối vẫn là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây
nên chết người ở trẻ em.
Tại Hà Lan, giảng dạy bơi lội trong trường học được chính phủ khuyến khích.
Tại Úc, việc dạy bơi ban đầu (“Learn to swim” program) rất phổ biến ở tất cả các
CLB bơi lội. Cơ quan phụ trách về chương trình này ở Úc là AUSTSWIM. Cơ
quan này cung cấp đầy đủ các tài liệu về giảng dạy bơi ban đầu cho mọi cấp độ,
mọi lứa tuổi, mọi đối tượng (trẻ sơ sinh, trẻ trước tuổi đến trường, người khuyết
tật, người lớn, …) và thường xuyên tổ chức các lớp lấy bằng chứng nhận cho các
giáo viên dạy bơi. Vì vậy, chất lượng của các chương trình dạy bơi ban đầu tại
nước Úc khá tốt và bài bản. Từ đó, các CLB bơi lội (với đội ngũ HLV, hướng
dẫn viên đã được cấp bằng chứng nhận của AUSTSWIM) sẽ phối hợp với các
trường học gần đó để tổ chức các lớp dạy bơi cho học sinh.
Tại New Zealand, Bộ môn Bơi lội quốc gia (New Zealand Swimming) là tổ chức
tham mưu và thiết kết toàn bộ chương trình bơi lội quốc gia từ cấp dạy bơi ban
đầu đến bơi lội thành tích cao. Họ cung cấp cho giáo viên toàn bộ công cụ để tổ
chức dạy bơi trong trường học (School Teacher’s Tool Box) để các giáo viên có
thể lập kế hoạch và vận hành chương trình dạy bơi cho học sinh một cách an
toàn, vui vẽ và hiệu quả. Các công cụ này bao gồm từ kế hoạch giáo án từng cấp
độ, thông tin liên hệ với những người phụ trách chương trình của từng vùng, các
mẫu giấy chứng nhận biết bơi cho học sinh, các áp phích quảng cáo cho việc học
bơi, các lớp học nâng cao trình độ, … cho đến các mẫu biểu đăng ký học bơi, các
mẫu biểu đánh giá, các tài liệu tham khảo (DVD, video và sách báo ở thư viện).
1.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, theo thống kê của các cơ quan chức năng tại Hội thảo quốc gia về
phòng chống tai nạn cho trẻ em (Hà Nội, ngày 14/10/2001), trong mùa lũ lụt
năm 2000 – 2001 tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có hàng trăm người thiệt
mạng, trong đ ó có tới 90% là trẻ em từ 5 – 11 tuổi. Để giải quyết một phần tai
nạn sông nước, Ủy ban TDTT Việt Nam, Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội
thể thao dưới nước Việt Nam đã chủ động phối hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình
và Trẻ em, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục – Đào tạo để phát động chương trình “Phổ cập
bơi phòng chống tai nạn cho trẻ em”, chủ yếu dành cho các em ở vùng lũ lụt ở
Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Bắc Bộ, Vùng duyên hải, Chương
trình đã đưa ra 24 giáo án (12 giáo án dạy bơi ếch, 12 giáo án dạy bơi trườn sấp
và ngữa) dành cho đối tượng chưa biết bơi từ 8 tuổi trở lên với mục tiêu đối
tượng học bơi sẽ bơi được 25m liên tục ở mỗi kiểu.
Nằm trong Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên
soạn giáo trình “Giáo dục thể chất – thể dục và phương pháp dạy học thể dục ở
tiểu học” [14]. Giáo trình này có 4 tiểu mô đun, trong đó mô đun thứ 4 có nội
dung là “Bơi và phương pháp dạy học”. Ngoài phần lý thuyết chung (lịch sử phát
triển môn bơi, lợi ích tác dụng của môn bơi, cách thức tổ chức và phương pháp
trọng tài bơi), nội dung học thực hành (20 tiết) chỉ hướng dẫn cho giáo viên biết
cách giảng dạy kỹ thuật bơi ếch và cách cứu đuối.
Riêng về bộ sách môn Thể dục (lớp 1, 2, 3, 4, 5) dành cho các giáo viên của Bộ
Giáo dục và Đào tạo thì không có nội dung học bơi trong chương trình. Nội dung
cơ bản môn Thể dục ở các lớp bậc tiểu học xoay quanh về việc tổ chức trò chơi
vận động, đội hình đội ngũ, rèn luyện các tư thế, kỹ năng vận động cơ bản, bài
thể dục phát triển chung. Vì vậy, “Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” áp dụng cho
học sinh tiểu học theo công văn 445/GDTC ngày 17/1/1998 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo tập trung chủ yếu ở các nội dung kiểm tra về chạy, bật, ném. Bơi lội (do
giảng viên Vũ Bích Huệ biên soạn) chỉ được đưa vào giáo trình môn Thể dục từ
cấp Trung học cơ sở (12 tiết, từ lớp 6 đến lớp 9) và Trung học phổ thông (10 tiết,
từ lớp 10 đến lớp 12) ở phần môn thể thao tự chọn với mục đích, yêu cầu và cách
thức đánh giá như sau:
Lớp
Mục đích – Yêu cầu
6 - Mục đích: Rèn luyện cho học sinh biết bơi
- Yêu cầu:
+ Bơi được 10m trườn sấp trở lên (không thở)
+ Biết và thực hiện được ở mức tương đối chính xác các động tác kỹ thuật: đập chân, quạt tay, phối
hợp trong bơi trườn sấp
7 - Mục đích: dạy cho học sinh biết bơi kỹ thuật bơi trườn sấp
- Yêu cầu:
+ Ôn tập và hoàn thiện các động tác kỹ thuật bơi TS: đập chân, quạt tay, phối hợp chân tay với thở.
+ Bơi được 10m trườn sấp trở lên
8 - Mục đích: tiếp tục dạy cho học sinh biết bơi trườn sấp và nâng cao khoảng cách bơi được
- Yêu cầu:
+ Biết phối hợp kỹ thuật đập chân – quạt tay với thở bơi trườn sấp tương đối nhịp nhàng, bơi được từ
20m trở lên.
+ Tiếp tục hoàn thiện các động tác kỹ thuật đã học ở các lớp 6, 7: đập chân, quạt tay, phối hợp chân
tay, phối hợp tay với thở bơi trườn sấp.
+ Biết và thực hiện tương đối đúng kỹ thuật xuất phát trên bục và xuất phát bơi trườn sấp.
+ Biết một số điểm trong Luật Bơi (phần thi đấu Bơi trườn sấp).
9 - Mục đích: Giúp học sinh củng cố, nâng cao mức độ thực hiện kỹ thuật bơi trườn sấp, làm quen với kỹ
thuật bơi ngửa và một số điểm trong Luật Bơi nhằm tiếp tục rèn luyện sức khỏe, phát triển toàn diện các
tố chất thể lực.
- Yêu cầu:
+ Hoàn thiện kỹ thuật bơi trườn sấp và bơi được tối thiểu 25m.
+ Biết phối hợp các động tác kỹ thuật bơi ngửa: đập chân, quạt tay với thở tương đối nhịp nhàng và
bơi được tối thiểu 15m.
10 - Mục đích: Học xong nội dung môn bơi, học sinh:
+ Biết cách và thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật: đạp chân, quạt tay, phối hợp chân – tay – thở trong bơi
ếch (hoặc bơi trườn sấp)
+ Hiểu một số điểm trong Luật Bơi (phần bơi ếch hoặc trườn sấp)
+ Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật bơi ếch (hoặc bơi trườn sấp)
+ Bơi được tối thiểu 20m (ếch) hoặc 10m (trườn sấp)
+ Biết vận dụng những hiểu biết về luật khi tập luyện, thi đấu
+ Phát triển thể lực chung, khả năng thích ứng của cơ thể đối với sự thay đổi của thời tiết.
11 Dạy bơi cho học sinh lớp 11 được thực hiện theo 2 phương án:
+ Phương án 1, dạy bơi ếch: áp dụng đối với những học sinh đã học bơi trườn sấp ở THCS và đã học
bơi ếch ở lớp 10
+ Phương án 2, dạy bơi trườn sấp: áp dụng đối với những học sinh chưa học bơi ở THCS và đã học bơi
trườn sấp ở lớp 10.
12 Dạy bơi cho học sinh lớp 12 được thực hiện theo 2 phương án:
+ Phương án 1, dạy bơi ếch: áp dụng đối với những học sinh đã học bơi trườn sấp ở THCS và đã học
bơi ếch ở lớp 10, lớp 11.
+ Phương án 2, dạy bơi trườn sấp: áp dụng đối với những học sinh chưa học bơi ở THCS và đã học bơi
trườn sấp ở lớp 10, lớp 11.
Cách thức đánh giá
Lớp
3 – 4 điểm 5 – 6 điểm 7 – 8 điểm 9 – 10 điểm
6
- Không thực hiện đúng
kỹ thuật hoặc bơi sai
kiểu
- Kỹ thuật cơ bản đ úng
nhưng chưa nhịp nhàng
- Bơi 3m<x<5m TS
- Kỹ thuật tương đối
chính xác
- Bơi 5m≤x<10m TS
- Kỹ thuật tương đối
chính xác
- Bơi ≥10m TS
7
- Chưa biết phối hợp, loạn
nhịp, chưa biết thở
- Bơi 5m≤x<7m TS
- Phối hợp chưa ổn định,
chưa biết hít vào khi bơi
- Bơi 7m≤x<11m TS
- Phối hợp tương đối ổn
định, thở chưa ổn định
- Bơi 11m≤x<16m TS
- Động tác phối hợp và
thở tương đối thuần
thục, nhịp nhàng
- Bơi ≥16m TS
8
- Thực hiện được kỹ thuật
xuất phát nhưng không
thực hiện được kỹ
thuật bơi trườn sấp
- Kỹ thuật xuất phát và bơi
TS tương đối đúng
- Bơi 11m≤x<15m TS
- Kỹ thuật xuất phát và
bơi TS tương đối đúng
- Bơi 15m≤x<20m TS
- Kỹ thuật xuất phát và
bơi TS tương đối đúng
- Bơi ≥20m TS
9
- Chưa biết phối hợp
ngửa, còn nhiều sai sót
- Bơi ≥11m N
- Phối hợp ngửa chưa ổn
định, còn 1 số sai sót
- Bơi ≥15m N
- Phối hợp ngửa tương
đối ổn định
- Bơi ≥20m N
- Hoàn thiện kỹ thuật bơi
ngửa, phối hợp tốt.
- Bơi ≥25m N
10
- Phối hợp ếch chưa đúng
nhịp, thở vội
- Bơi < 15m E
- Phối hợp ếch chưa ổn
định, thở chưa phù hợp
- Bơi <20m E
- Phối hợp ếch chưa nhịp
nhàng, thở chưa ổn
định
- Bơi được 20m E
- Đúng kỹ thuật bơi ếch,
phối hợp ếch tương đối
nhịp nhàng.
- Bơi được 25m E
11
- Chưa thực hiện được kỹ
thuật bơi ếch
- Bơi 11m≤x<15m E
- Thực hiện cơ bản đúng
kỹ thuật bơi ếch
- Bơi 15m≤x<20m E
- Thực hiện cơ bản đúng
kỹ thuật bơi ếch
- Bơi 20m≤x<25m E
- Đúng kỹ thuật bơi ếch,
biết xuất phát
- Bơi ≥25m E
12
- Thực hiện chưa đúng kỹ
thuật bơi ếch và xuất phát
- Bơi 10m≤x<15m E
- Đúng kỹ thuật xuất phát,
kỹ thuật bơi ếch chưa
ổn định
- Bơi 15m≤x<20m E
- Đúng kỹ thuật xuất phát
và kỹ thuật bơi ếch
- Bơi 20m≤x<25m E
- Đúng kỹ thuật xuất phát
và kỹ thuật bơi ếch
- Bơi ≥25m E
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, PGS-TS Lê Nguyệt Nga đã chủ trì thực hiện đề
tài “Nghiên cứu thử nghiệm nội dung huấn luyện VĐV bơi lội tuổi 9 – 12 tại
thành phố Hồ Chí Minh” vào năm 1993. Trên cơ sở thống nhất một số quan
điểm về vấn đề kỹ thuật bơi hợp lý, Ban chủ nhiệm đề tài đã biên soạn 80 giáo
án giảng dạy kỹ thuật bơi cơ bản mang tính định hướng cho các CLB bơi lội
quận huyện của thành phố.
Ngoài ra, chúng tôi không tìm thấy một công trình nghiên cứu nào nhằm đưa bơi
lội vào học đường.
Tóm lại
: Tổng hợp các tài liệu có liên quan, có thể đưa ra những nhận xét sau:
1. Những điểm khác biệt giữa chương trình dạy bơi ban đầu của các nước
với công tác dạy bơi ban đầu tại TP.HCM:
- Về điều kiện giảng dạy: các nước có đề cập đến việc sử dụng hồ bơi có
độ sâu khác nhau trong tiến trình dạy bơi từ thấp lên cao (tùy theo lứa tuổi và