Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

xây dựng mạng lưới phòng chống ung thư phụ nữ (cổ tử cung và vú) tại tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.47 KB, 83 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)

XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI PHÒNG CHỐNG
UNG THƯ PHỤ NỮ (CỔ TỬ CUNG VÀ VÚ)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký tên)



CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận)



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/ 2009
MỤC LỤC


Trang
Tóm tắt đề tài
Mục lục
Danh sách các bảng
Danh sách các biểu đồ


Danh sách các hình
Phần mở đầu: Đặt vấn đề -Mục tiêu chương trình 1
Phần 1: Tổng quan tài liệu 4
1.1. Tần suất và tử suất của ung thư cổ tử cung và ung thư vú 4
1.2. Các phương tiện tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú 5
1.3. Các hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú 17
1.4. Chương trình tầm soát ung thư cổ
tử cung và ung thư vú 22
Phần 2: Đối tượng và Phương pháp thực hiện 24
2.1. Đối tượng 24
2.2. Cách thực hiện 24
Phần 3: Kết quả 26
3.1. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung 26
3.2. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú 36
Phần 4: Bàn luận 42
4.1. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung 42
4.2. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú 57
Kết luận 67
Tài liệu tham khảo 69

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại Pap theo Bethesda (TBS ) 7
Bảng 1.2. Hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung 18
Bảng 3.3: Các quận huyện tham gia chương trình tầm soát
ung thư cổ tử cung 26
Bảng 3.4: Phân bố tuổi của nhóm tham gia tầm soát 28
Bảng 3.5: Trình độ học vấn 29
Bảng 3.6: Tuổi quan hệ tình dục lần đầu 30
Bảng 3.7: Tuổi lập gia đình 31
Bảng 3.8: Tuổi sanh con đầu 32

Bảng 3.9: Số con 33
Bảng 3.10: Số
lần khám phụ khoa trước đó 33
Bảng 3.11: Số lần làm xét nghiệm Pap trước đó 34
Bảng 3.12: Kết quả xét nghiệm Pap lần trước 34
Bảng 3.13: Kết quả xét nghiệm Pap 35
Bảng 3.14: Kết quả soi cổ tử cung và sinh thiết 36
Bảng 3.15: Các quận huyện tham gia chương trình tầm soát ung thư vú 36
Bảng 3.16: Phân bố tuổi của nhóm tham gia tầm soát ung thư vú 37
Bảng 3.17: Chẩn đoán lâm sàng 38
Bảng 3.18: Siêu âm 39
Bảng 3.19: Chọc hút tế bào bằ
ng kim nhỏ (FNA) 40
Bảng 3.20: Sinh thiết 41
Bảng 4.21: Liên quan giữa số bạn tình, tuổi bắt đầu quan hệ tình dục
và tuổi sanh con đầu với nguy cơ ung thư cổ tử cung 51
Bảng 4.22: Chiến lược tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú
ở những nước có nguồn lực giới hạn 59

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi của nhóm tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung 28
Biểu đồ 3.2: Tu
ổi quan hệ tình dục lần đầu 30
Biểu đồ 3.3: Tuổi sinh con đầu 32
Biểu đồ 3.4: Kết quả soi cổ tử cung và sinh thiết 35
Biểu đồ 3.5: Phân bố tuổi của nhóm tham gia tầm soát ung thư vú 38

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bướm tuyên truyền vận động tầm soát ung thư cổ tử cung 27
Hình 3.2: Tuyên truyền vận động tầm soát ung thư cổ tử cung tại

Y tế cơ sở 27
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Từ 11/2002 đến 11/2004, Bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM đã kết hợp với 8 quận
huyện trong thành lập mạng lưới tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú cho
phụ nữ.
Tám quận huyện tham gia gồm: quận 4, 5, 6, 8, 11, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện
Hốc Môn. Việc khám tầm soát triển khai đến tận các trạm y tế phường, xã ở các
quận huyện này. Phương tiện tầm soát đối với ung thư cổ t
ử cung là khám lâm
sàng và xét nghiệm Pap, trong khi phương tiện tầm soát ung thư vú được lựa chọn
là khám lâm sàng tuyến vú và siêu âm. Thêm vào đó, kết hợp với chương trình
khám tầm soát là chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng tuyên truyền phòng
chống ung thư.
Tổng cộng có 19257 phụ nữ được khám và tư vấn, tầm soát ung thư cổ tử cung,
9110 phụ nữ được khám và tư vấn, tầm soát ung thư vú. Đối với ung thư cổ tử

cung nhóm tham gia tầm soát là phụ nữ đã có quan hệ tình dục, nhóm tuổi thường
nhất là 35-44, tầng lớp lao động chân tay phổ thông. Đối với ung thư vú, nhóm
tham gia tầm soát có tuổi thường nhất là 35-55 là lứa tuổi dễ mắc bệnh lý này nhất.
Kết quả có 43 trường hợp CIN 2/3 là các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, 12 ca
ung thư cổ tử cung xâm lấn, 4 ca ung thư vú xâm lấn. Ngoài ra chương trình còn
phát hiện một số b
ệnh lý lành tính khác của cố tử cung và vú. Tất cả các trường
hợp này đều được chuyển về bệnh viện Ung Bướu điều trị theo phác đồ.
Kỹ thuật làm phết mỏng tế bào cổ tử cung-âm đạo (xét nghiệm Pap) được thực
hiện đạt yêu cầu (mẫu không đạt chỉ có 2,39%) và chuyển giao, tạo được một
mạng lưới tầm soát rộng khắp. Kỹ thuật khám lâm sàng tuyến vú cũ
ng được
chuyển giao.

Nhìn chung, chương trình đã thành lập được mạng lưới khám và tầm soát ung thư
cổ tử cung và vú ở 8 quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Kỹ thuật tầm soát đã
được chuyển giao. Ngoài ra, qua chương trình còn phát hiện một số người có các
tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, điều trị đạt hiệu quả cao.

SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

From November 2002 to November 2004, HCMC Oncology Hospital organized a
cervical cancer and breast cancer screening network with the collaboration of 8
districts of Ho Chi Minh city.
The 8 districts include: District 4, 5, 6, 8, 11, Go vap, Phu nhuan and Hoc mon.
The screening network has been taken place in the wards of the districts. Pap test
was performed for cervical cancer screening and clinical examination and
ultrasound were the choice methods for breast cancer screening. Educational
program for cancer prevention was combined with the screening program.
There were 19257 women examined and consulted in the cervical cancer screening
program and 9110 women in the breast cancer screening program. The target
population of the cervical cancer screening program was sexual activity women
(35-44 years old), that of the breast cancer screening program was 35-55 years old
women.
Results: 43 CIN 2-3 cases, 12 invasive cervical cancer cases, and 4 breast cancer
cases were detected. Moreover, there were several benign cervical and breast
diseases were diagnosed. All the patients were referred to Oncology Hospital for
treatment.
Pap test was performed correctly (unsatisfactory sample was only 2.39%). The Pap
procedure technique and clinical breast examination technique were transferred to
the local staff with the aim to create a cervical and breast cancer prevention
network.
In conclusion, the program created a network for cervical and breast cancer
prevention and screening in 8 districts of Ho Chi Minh city. The technique has

been transferred to local staff. The program also detected pre-cancer lesions and
early stage cancers.


1
Phần mở đầu: ĐẶT VẤN ĐỀ - MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ
nữ tính chung trên toàn thế giới với xuất độ chuẩn tuổi lần lượt là 37,4/100000
và 16,2/100000. Hằng năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu ca ung thư vú mới,
493000 ca ung thư cổ tử cung mới được chẩn đoán với số tử vong hằng năm do
ung thư vú là 410000 phụ nữ, và tử vong do ung thư cổ tử cung là 273 000 ph

nữ [1]. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan
trọng đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam theo ước tính của cơ quan Quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC),
ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ với xuất độ chuẩn tuổi
là 20,2/100000 và tử suất là 11,2/100000, ung thư vú là ung thư th
ường gặp thứ
hai ở phụ nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 16,2/100000 và tử suất là 7,1/100000.
Ước tính năm 2002 tại Việt Nam có 6224 ca mới mắc và 3334 ca tử vong do
ung thư cổ tử cung, 5268 ca mới mắc và 2284 ca tử vong do ung thư vú [2].
Theo ghi nhận ung thư quần thể Tp.Hồ Chí Minh năm 1997, ung thư cổ tử
cung là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 28/100000, ung
thư vú là ung th
ư thường gặp thứ nhì với xuất độ chuẩn tuổi là 11,2/100000 [3].
Đến năm 2003, kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại Tp. Hồ Chí Minh cho thấy
ung thư vú là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi là
19,4/100000, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp thứ nhì với xuất độ
chuẩn tuổi là 16,5/100000 [4].
Bệnh viện Ung Bướu TPHCM mỗi nă

m điều trị cho trên 1500 ca ung thư
vú mới và trên 1400 ca ung thư cổ tử cung mới. Đại đa số bệnh nhân được phát
hiện khi đã có triệu chứng lâm sàng và chưa từng được tầm soát trước, trong đó
rất nhiều ca ở giai đoạn trễ [5,6].

2
Đây là 2 loại ung thư có thời gian tiền ung thư kéo dài, diễn tiến chậm, có
những phương tiện giúp tầm soát và phát hiện sớm. Các tổn thương tiền ung thư
hay ung thư giai đoạn sớm của vú và cổ tử cung được điều trị rất hiệu quả.
Chương trình tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở nhiều quốc gia
cho thấy có thể giảm đến 70% tần suấ
t và tử suất [8]. Đối với ung thư vú,
chương trình tầm soát và phát hiện sớm giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cải
thiện tiên lượng rõ rệt. Trong những năm qua, tuy xuất độ ung thư vú trên thế
giới ngày càng tăng nhưng tử suất lại giảm là nhờ những thành tựu của các
chương trình tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú được triển khai ở nhiều nước.
Như vậ
y, nếu có chương trình tầm soát được tổ chức tốt sẽ giảm tử suất của hai
loại ung thư này.
Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, khó triển khai chương trình hiệu
quả do nhiều cản trở về nguồn lực, nhân lực, nhất là khó khăn trong việc tuyên
truyền vận động người dân tham gia chương trình.
Chìa khóa để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là khám phụ khoa định
kỳ và làm xét nghi
ệm Pap.
Đối với ung thư vú có sự khác biệt giữa các nước phát triển và các nước
đang phát triển có nguồn lực hạn chế. Ở các những phát triển, các phương tiện
tầm soát ung thư vú được đặt ra là nhũ ảnh, khám vú lâm sàng và tự khám vú.
Cho đến nay, chỉ có nhũ ảnh là phương tiện đã được các nghiên cứu ngẫu nhiên
có nhóm chứng cho thấy đem lại ích lợi rõ rệt trong việc tầm soát ung thư vú.

Do đó, các h
ướng dẫn về tầm soát ung thư vú ở các nước này luôn nhấn mạnh
vai trò của nhũ ảnh.
Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển thì việc triển khai tầm soát ung
thư vú bằng nhũ ảnh là một nhiệm vụ khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực. Mặt
khác ở những nước này nhiều trường hợp người phụ nữ chỉ tiếp cận đượ
c cơ sở

3
y tế khi bướu đã biểu hiện trên lâm sàng và mục tiêu của phát hiện sớm ung thư
vú là không chỉ để phát hiện bệnh chưa có triệu chứng mà còn là để hạ thấp giai
đoạn của ung thư vú. Do đó, tại các nước đang phát triển người ta vẫn xem vai
trò của tự khám tuyến vú, khám lâm sàng, siêu âm là những phương tiện quan
trọng trong công tác phát hiện sớm bệnh lý ung thư vú.
Tại thành phố Hồ Chí Minh chưa có chương trình t
ầm soát ung thư vú và
ung thư cổ tử cung cho cộng đồng. Muốn triển khai được chương trình cần có sự
phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa việc tuyên truyền vận động người dân hiểu rõ
lợi ích của việc tham gia chương trình, xét nghiệm phải thuận lợi cho bệnh nhân,
có thể liên lạc được với bệnh nhân, và phải có đội ngủ cán bộ Y tế được huấn
luyện
đúng mức để phỏng vấn, khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm và đọc kết
quả. Như vậy cần phải có sự phối hợp giữa tuyến Y tế cơ sở và Y tế chuyên sâu.
Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh là cơ sở chuyên khoa sâu về Ung
thư phụ trách phòng chống ung thư các tỉnh phía Nam. Các trung tâm Y tế quận
huyện là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu, là tuyến đầu và cơ sở cho việ
c phòng
chống ung thư cho nhân dân trong địa phương. Kết hợp giữa bệnh biện Ung
Bướu và các Trung tâm y tế quận huyện trong phòng chống ung thư vú và cổ tử
cung là có lợi ích thiết thực và tính khả thi cao.

Chúng tôi thực hiện chương trình này nhằm
1. Huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật tầm soát ung thư cổ tử cung và ung
thư vú đến các trung tâm y tế quận huyện tại Tp Hồ Chí Minh.
2. Tăng độ phủ dân s
ố nguy cơ
3. Xác định một số đặc điểm dịch tễ
4. Phát hiện sớm và điều trị các tổn thương
4

Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TẦN SUẤT VÀ TỬ SUẤT CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ UNG THƯ VÚ
Tính chung trên toàn thế giới, ung thư vú là ung thư thường gặp nhất với xuất
độ chuẩn tuổi là 37,4/100 000. Ước tính hằng năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu
người mới mắc và 410 000 người tử vong do ung thư vú [1]. Bệnh có tần suất cao
ở các nước phát triển ở Bắc Mỹ và Tây Âu với xuất độ chuẩn tuổi trên 100/100 000
phụ
nữ. Các nước đang phát triển có tần suất thấp hơn nhưng cũng có xu hướng
đang gia tăng.
Ung thư cổ tử cung là ung thư thường thứ hai ở phụ nữ tính chung trên toàn thế
giới với xuất độ chuẩn tuổi là 16,2/100000. Ước tính hằng năm trên thế giới có
khoảng 493000 người mới mắc và 273 000 người tử vong do ung thư cổ tử cung
[1]. Bệnh có tần suất cao ở các nước
đang phát triển nhất là ở các nước Mỹ Latin,
Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á. Nếu chỉ tính ở phụ nữ các nước đang phát
triển, đây là loại ung thư thường gặp nhất.
Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển khác, ung thư cổ tử cung là
ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi ước tính là 20,2/100000, tử
suất là 11,2/100000. Trong khi đó, ung thư vú là ung thư thườ
ng gặp thứ hai ở phụ
nữ với xuất độ chuẩn tuổi là 16,2/100000 và tử suất là 7,1/100000. Ước tính năm

2002 tại Việt Nam có 6224 ca mới mắc và 3334 ca tử vong do ung thư cổ tử cung,
5268 ca mới mắc và 2284 ca tử vong do ung thư vú [2].
Tại thành phố Hồ Chí Minh gần đây xuất độ hai loại ung thư này có thay đổi
theo xu hướng các nước phát triển, xuất độ ung thư vú gia tăng và xuất độ ung thư
cổ
tử cung có giảm. Theo ghi nhận ung thư quần thể Tp.Hồ Chí Minh năm 1997,
ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi là
28/100000, ung thư vú là ung thư thường gặp thứ nhì với xuất độ chuẩn tuổi là
5

11,2/100000 [3]. Đến năm 2003, kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại Tp. Hồ Chí
Minh cho thấy ung thư vú là ung thư thường gặp nhất ở nữ với xuất độ chuẩn tuổi
là 19,4/100 000, ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp thứ nhì với xuất độ
chuẩn tuổi là 16,5/100000 [4].
Đây là 2 loại ung thư có thời gian tiền ung thư kéo dài, diễn tiến chậm, có
những phương tiện giúp tầm soát và phát hi
ện sớm, khi được phát hiện sớm có thể
điều trị rất hiệu quả. Như vậy, nếu có chương trình tầm soát được tổ chức tốt sẽ
giảm tần suất và tử suất của hai loại ung thư này.
1.2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ UNG THƯ VÚ
1.2.1. Các phương tiện tầm soát ung thư cổ tử cung
Cho đến hiện nay, các phương pháp dùng để tầm soát ung thư
cổ tử cung gồm:
¾ Tầm soát bằng tế bào học: Xét nghiệm phết mỏng tế bào cổ tử cung âm đạo
(xét nghiệm Pap)
Xét nghiệm Pap dựa trên phết mỏng
Xét nghiệm Pap dựa trên dung dịch
Xét nghiệm Pap kèm xét nghiệm DNA của HPV
¾ Nhìn trực tiếp cổ tử cung sau bôi acid acetic (VIA)
1.2.1.1. Xét nghiệm phết mỏng tế bào cổ tử cung âm đạo: xét nghiệm Pap.

Xét nghiệm Pap, đặt tên theo nhà bệnh học George Papanicolaou, được giới
thi
ệu vào năm 1949 và là xét nghiệm tế bào học đầu tiên được sử dụng trong tầm
soát ung thư cổ tử cung. Mục đích và lợi ích của xét nghiệm Pap là phát hiện sớm
(từ đó điều trị sớm) các bất thường tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung và
ung thư cổ tử cung. Thực tế ung thư cổ tử cung là ung thư hầu như có thể ngăn
ngừ
a hoàn toàn và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
6

Vào năm 1925, George Papanicolaou bắt đầu một nghiên cứu có hệ thống về
phết mỏng tế bào âm đạo ở những nữ công nhân tình nguyện tại Bệnh viện Phụ Nữ
New York và phát hiện ra có thể thấy những tế bào ung thư trong mẫu phết mỏng ở
người bị ung thư. Năm 1939, Papanicolaou bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thực hiện
phết mỏng tế bào cổ tử cung âm đạo thường quy cho t
ất cả các phụ nữ nhập bệnh
viện New York. Kết quả là ông phát hiện ra ung thư cổ tử cung ở nhiều phụ nữ
hoàn toàn không có triệu chứng và lâm sàng không nghi ngờ. Nghiên cứu được
đăng tải năm 1941 cùng với Herbert F. Traut. Kỹ thuật này sau này được chấp
nhận trên toàn thế giới gọi là kỹ thuật “xét nghiệm Papanicolaou” hay thông dụng
hơn thường được gọi là xét nghiệm Pap [9].
Các loại xét nghiệm Pap
Có hai cách chính được dùng để thu thậ
p mẫu tế bào khi thực hiện xét
nghiệm Pap: xét nghiệm Pap truyền thống (còn được gọi là xét nghiệm Pap dựa
trên phết mỏng) và xét nghiệm Pap dựa trên dung dịch. Dù xét nghiệm làm theo
cách nào thì nguyên tắc chung cũng là lấy đủ mẫu thử các tế bào từ cổ ngoài và cổ
trong cổ tử cung để đánh giá bất thường. Trước khi lấy tế bào phải đặt mỏ vịt nhìn
rõ cổ tử cung. Tùy thuộc vào tuổi và vị trí giải phẫ
u học, các tế bào cổ tử cung có

thể được lấy bằng que gòn, bàn chải, hay que gỗ. Bất cứ sang thương nghi ngờ nào
thấy được khi khám và làm phết mỏng đều được sinh thiết. Đối với xét nghiệm Pap
truyền thống, các tế bào được phết bằng tay lên lam kính, cố định ngay bằng dung
dịch phun cố định, nhuộm bằng phương pháp nhuộm Papanicolaou.
Đối với xét nghiệm Pap dựa trên dung dịch, những tế bào lấy t
ừ cổ tử cung
như trên sẽ được cho vào lọ chứa chất cố định dựa trên dung dịch cồn. Lọ này sẽ
được đóng kín và gởi tới phòng xét nghiệm tế bào. Tại đây, một máy chuyên dùng
đặc biệt sẽ phân ly, tách và đặt các tế bào vào lam kính. Những lam kính này sẽ
được đọc giống như xét nghiệm Pap truyền thống. Tuy nhiên, không giống xét
7

nghiệm Pap truyền thống, những tế bào này được phết lên lam thành một lớp đồng
nhất (do máy thực hiện). Có hai phương pháp xét nghiệm tế bào dựa trên dung
dịch đã được FDA chấp thuận là hệ thống PrepStain (TriPath® Imaging Inc.) và
phương pháp xét nghiệm Pap ThinPrep® Pap (Cytyc Corp.). Hai hệ thống này dù
có một vài điểm khác nhau nhỏ trong cách chuẩn bị lam kính nhưng nguyên tắc thu
thập và đọc tế bào rất giống nhau.
Các lam kính sẽ được các nhà tế bào học hay bệnh h
ọc đọc dưới kính hiển vi
để tìm những bất thường. Những bất thường đặc trưng của các tế bào tiền ung thư
và ung thư gồm: nhân lớn gấp vài lần so với bình thường, tăng tỉ lệ nhân trên tế
bào chất, phân bố bất thường của nhiễm sắc thể trong nhân, hình dạng nhân bất
thường, nhiễm sắc thể có dạng hạt thô hay mờ đục.
Trướ
c đây xét nghiệm Pap được đọc kết quả theo phân loại Pap gồm 5 nhóm
tế bào. Đến năm 1991, được chuyển thành phân loại Bethesda (TBS), lần cập nhật
gần đây nhất là vào năm 2001 [10].
Bảng 1.1: Phân loại Bethesda (TBS)
TBS

Biểu mô gai
Bình thường
Thay đổi lành tính
Tế bào gai không điển hình, không xác định ý nghĩa (ASC)
Nghĩ do phản ứng (ASC-US)
Nghĩ do bướu (ASC-H)
Tổn thương tế bào gai trong biểu mô grad thấp (LSIL)
Tổn thương tế bào gai trong biểu mô grad cao (HSIL)
8

Carcinôm tế bào gai
Biểu mô tuyến
Tế bào nội mạc tử cung lành tính của người đã mãn kinh
Tế bào tuyến không điển hình, không xác định không xác định ý nghĩa (AGUS)
Nghĩ do phản ứng
Nghĩ do bướu
Carcinôm tế bào tuyến cổ trong
Carcinôm nội mạc tử cung
Carcinôm tuyến ngoài tử cung
Carcinôm tuyến, NOS

Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm Pap
Có sự khác nhau khá lớn về độ nhạy, độ đặc hiệu, và giá trị dự đoán dương được
báo cáo ở cả xét nghiệm Pap truyền thống lẫn xét nghiệm Pap dựa trên dung dịch.
Độ nhạy của xét nghiệm Pap trong các công trình đã được công bố thay đổi từ 11
đến 99% (với khoảng trung bình độ nhạy là 55-80%) và độ đặc hiệu thay đổi từ 14-
97% [11,12,13]. Xét nghiệ
m Pap truyền thống có một số hạn chế sau:
• Khoảng 8% các mẫu thử không đủ, nghĩa là trên mẫu thử không thấy đủ các tế
bào từ vùng chuyển tiếp.

• Xét nghiệm Pap âm tính giả có thể gặp khi các tế bào bất thường không được
chuyển lên lam kính hay khi kéo lam kính không đều tay và không đúng cách làm
cho tế bào dính lại thành khối (không được phết mỏng).
• Phơi nhiễm với không khí và những chất vấy bẩn khác như máu, vi trùng, hay
nấm làm hạn chế
sự phát hiện các tế bào bất thường trên mẫu thử.
9

• Có một tỉ lệ nhỏ các tế bào tiền ung thư hay ung thư có thể không bong tróc đi
đầy đủ từ sang thương và thoát khỏi việc lấy mẫu.
• Những tế bào bất thường có thể bị bỏ sót giữa số lượng tế bào bình thường lớn
hơn rất nhiều (50000–300000 tế bào trên mẫu thử).
Dù xét nghiệm Pap truyền thống không có độ nhạy cao, nhưng thực tế là sử
dụng xét nghiệm này làm gi
ảm đáng kể tần suất và tử suất ung thư cổ tử cung.
Bệnh sử tự nhiên các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung diễn tiến kéo dài (hàng
chục năm), những sang thương bị bỏ sót ở lần xét nghiệm Pap này thường có thể
phát hiện ở lần xét nghiệm Pap sau trước khi chúng phát triển thành ung thư cổ tử
cung xâm lấn.
Xét nghiệm Pap dựa trên dung dịch được sử dụng
để làm tăng độ nhạy và
giảm kết quả âm tính giả của xét nghiệm Pap truyền thống. Xét nghiệm này đắt
tiền hơn xét nghiệm Pap truyền thống và xử lý tế bào thành một lớp giúp cải thiện
mẫu bệnh phẩm trên lam kính, tăng độ phát hiện những bất thường tế bào biểu mô.
Khi so sánh độ tương hợp với giải phẫu bệnh trên mẫu sinh thiết, khả năng dự đ
oán
sự hiện diện của dị sản tốt hơn nhiều so với xét nghiệm Pap truyền thống. Một lợi
điểm nữa của xét nghiệm Pap dựa trên dung dịch là mẫu bệnh phẩm lấy theo cách
này có thể được dùng để xét nghiệm tầm soát HPV DNA khi cần.
Mặc dù xét nghiệm Pap dựa trên dung dịch nhạy cảm hơn xét nghiệm Pap

truyền thống trong việc phát hiện các sang thương tiền ung thư, độ
đặc hiệu của hai
phương pháp chưa được so sánh đầy đủ. Hiện nay, cả Hội Ung thư Hoa Kỳ
(American Cancer Society = ACS) và Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (American
College of Obstetrics and Gynecology = ACOG) đều chấp thuận cả hai phương
pháp đều có thể được dùng trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Nhóm Đặc nhiệm về
Y tế dự phòng Hoa Kỳ (The United States Preventive Services Task Force =
USPSTF) cũng không thể khuyến cáo nên dùng phương pháp nào như là một
10

phương pháp tầm soát mới thống nhất. Vì thế, chưa có phương pháp duy nhất nào
trở thành phương pháp tiêu chuẩn để thu thập và xét nghiệm bệnh phẩm.
Xét nghiệm Pap kèm theo tìm DNA của HPV (DNAwith Pap)= Xét nghiệm tìm DNA
của HPV các típ nguy cơ cao ( Hybrid Capture 2 DNA HPV ) + xét nghiệm Pap.
Nhiễm vi rút sinh u nhú người các típ nguy cơ cao là nguyên nhân của ung
thư cổ tử cung. Xét nghiệm này giúp phát hiện những người có bị nhiễm HPV các
típ nguy cơ cao kèm theo thay đổi tế bào của xét nghiệm Pap giúp có hướng xử trí
thích hợp.
Kỹ thuật
xét nghiệm DNA của HPV được chấp thuận dùng kèm trong xét
nghiệm Pap là kỹ thuật lai phân tử (Hybrid Capture® 2 HPV = HC-2). Kỹ thuật
HC-2 được FDA chấp thuận vào tháng 3 năm 2000 giúp phát hiện được HPV
DNA của 18 típ HPV gồm 13 típ nguy cơ cao (HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51,
52, 56, 58, 59, và 68) và 5 típ nguy cơ thấp (HPV 6, 11, 42, 43, và 44). Còn có một
phiên bản của xét nghiệm HC-2 chỉ phát hiện 13 típ HPV nguy cơ cao nêu trên gọi
là xét nghiệm “Hybrid Capture 2 DNA HPV nguy cơ cao”.
Mẫu để làm xét nghiệm HC-2 là tế bào lấy từ cổ tử cung. Mẫu tế bào có th
ể được
lấy cùng lúc với mẫu xét nghiệm Pap nếu thực hiện lấy mẫu theo kỹ thuật dựa trên
dung dịch (Thin-Prep Pap)

Lưu ý rằng xét nghiệm HC-2 không xác định 1 típ HPV chuyên biệt nào. Nếu xét
nghiệm “dương tính” với HPV nguy cơ cao, bệnh nhân có thể có nhiễm bất cứ một
(hay nhiều hơn một) trong 13 típ HPV nguy cơ cao nêu trên. Kỹ thuật giúp định
danh các típ HPV là kỹ thuật phản ứng chuỗi men (PCR) chưa được FDA chấp
thuận dùng trong t
ầm soát ung thư cổ tử cung, chỉ được chấp thuận dùng trong các
nghiên cứu lâm sàng.
11

Xét nghiệm HC-2 có độ nhạy cao hơn 90% trong việc phát hiện những sang
thương trong biểu mô gai grad cao (HSIL) nên rất ít có âm tính giả. Giá trị dự đoán
âm là 99%, tuyệt đại đa số bệnh nhân có xét nghiệm HC-2 âm tính không có tổn
thương tế bào. Ngược lại, xét nghiệm HC-2 có độ đặc hiệu thấp nghĩa là nhiều
bệnh nhân có HC-2 dương tính nhưng không có tổn thương cổ tử cung [14].
Nguyên nhân là hiện thượng nhiễm HPV thoáng qua rồi sạch nhiễm thường gặp ở

đa số những phụ nữ trẻ. Điều này cũng giải thích tại sao xét nghiệm HC-2 không
được dùng như một xét nghiệm tầm soát vì có thể gây nhiều kết quả dương tính
hơn, gây nhiều lo lắng cho bệnh nhân mặc dù thật sự không có bệnh lý nghiêm
trọng nào.
Xét nghiệm Pap kèm theo tìm DNA của HPV (DNAwithPap) được FDA chấp
thuận tháng 03/2003 như là phương pháp tầm soát đầu tiên cho phụ nữ từ 30 tuổi
trở lên. Có vài lý do tạ
i sao chọn phụ nữ từ 30 tuổi. Tỉ lệ HPV DNA dương tính
cao nhất (đỉnh lưu hành) là trên dưới 20 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp
mới nhiễm HPV cho xét nghiệm HPV DNA dương tính trong nhóm tuổi này đều
tự sạch nhiễm. Xuất độ của CIN 2/3 cao nhất ở phụ nữ trên dưới 30 tuổi. Vì thế,
nếu dùng xét nghiệm DNAwithPap ở phụ nữ dưới 30 tuổi, một số lớn phụ nữ có
thể có HPV DNA dương tính nhưng sẽ không tiến triển thành sang thương cổ tử
cung và hầu hết các trường hợp này sẽ tự sạch nhiễm. Những phụ nữ có xét

nghiệm dương tính này có thể sẽ được chỉ định xét nghiệm soi cổ tử cung
(colposcopy) không cần thiết, hay thậm chí có thể nhận những điều trị không cần
thiết (quá lố). Ngược lại, xét nghiệm HPV DNA dùng trong tầm soát ung th
ư ở phụ
nữ trên 30 tuổi đã cho thấy có lợi ích về chi phí-hiệu quả.
Ưu điểm của xét nghiệm: Xét nghiệm DNAwithPap có giá trị dự đoán âm cao
trên 99%. Kết quả này có nghĩa là nếu một phụ nữ có cả 2 xét nghiệm âm tính (Pap
và HC-2), có thể khẳng định rằng phụ nữ này sẽ không bị (hay hầu như sẽ không
12

bị) tổn thương grad cao hay ung thư cổ tử cung trong vòng 3 năm tới nếu không có
thay đổi trong yếu tố nguy cơ.
Nhược điểm của xét nghiệm: Tương tự như nhược điểm của xét nghiệm HC-2,
một số phụ nữ có thể có xét nghiệm HPV DNA dương tính nhưng xét nghiệm Pap
âm tính. Kết quả này gợi ý nhiều khả năng những phụ nữ này nhiễm HPV thoáng
qua và có thể đã s
ạch nhiễm.
1.2.1.2. Nhìn trực tiếp cổ tử cung với acid acetic (VIA)
Xét nghiệm Pap dù chứng tỏ rất có hiệu quả trong việc giảm tần suất và tử
suất ung thư cổ tử cung xâm lấn nhưng có hạn chế là cần người đọc kết quả tế bào
học, một trong những trở ngại chính ở các quốc gia nguồn lực hạn chế. Một nguy
cơ khác của tầm soát bằ
ng xét nghiệm Pap là mất dấu bệnh nhân sau khi có kết quả
tế bào học dương tính do không phải bệnh nhân nào cũng quay trở lại lấy kết quả.
Hiệu quả của tầm soát sẽ giảm vì bệnh nhân vẫn bị tiến triển thành ung thư cổ tử
cung xâm lấn do không được điều trị đúng mức các tổn thương tiền ung.
Một chiến lược mới thay thế cho tầm soát ung thư c
ổ tử cung ở những nước
đang phát triển có thu nhập thấp là quan sát cổ tử cung dưới acide acetic (visual
inspection with acetic acid = VIA). VIA thường được thực hiện bởi các y tá hay

những nhân viên y tế khác bằng cách quan sát cổ tử cung bằng mắt thường (không
kính phóng đại) sau khi bôi acid acetic 3-5% vào cổ tử cung. Những sang thương
tiền ung thư có thể được phát hiện là một vùng trắng (acetowhite) sau khi chiếu
vào cổ tử cung bằng nguồn sáng mạnh. VIA là xét nghiệm dễ thực hi
ện, chi phí rất
thấp, nhanh chóng. Chiến lược tầm soát bằng VIA sẽ kết hợp với điều trị ngay nếu
VIA dương tính bằng phương pháp đốt lạnh (cryotherapy).
Những thử nghiệm lâm sàng thực hiện ở Thái Lan và Nam Phi cho thấy dùng
VIA kèm đốt lạnh trên cơ sở khám một lần “thấy là điều trị” (“single visit
13

approach, see and treat), nếu VIA dương tính thì đốt lạnh ngay, VIA âm tính thì
cho bệnh nhân về hẹn đến 5 năm sau tái khám, có giảm xuất độ các tổn thương
trong biểu mô cổ tử cung grad cao (CIN 2-3). Tuy nhiên, số trường hợp thực hiện
chưa nhiều (5999 ca ở Thái Lan và 2995 ca ở Nam Phi) và thời gian theo dõi chưa
đủ lâu (lâu nhất mới 6 năm) như các loạt nghiên cứu với xét nghiệm Pap. Ở các
quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Zimbabue, Philippine số ca thực hiện còn
ít hơn. [15,16]. Nhìn chung, các thử
nghiệm lâm sàng cho thấy tầm soát bằng VIA
và điều trị ngay 1 lần khám bằng đốt lạnh có giảm 37-46% tần suất các tổn thương
cổ tử cung grad 2-3 sau theo dõi từ 6-12 tháng [17].
Tuy nhiên, nhiều tác giả vẫn chưa thống nhất với việc dùng VIA kèm điều trị
ngay như là 1 phương tiện tầm soát ban đầu cho ung thư cổ tử cung vì:
¾ Tính hiệu quả và tương quan chi phí - hiệu quả của chương trình tầm soát
d
ựa trên VIA trong việc giảm tần suất ung thư cổ tử cung xâm lấn chưa được
xác định.
¾ Nhiều người lo ngại điều trị ngay sẽ dẫn đến điều trị quá lố vì dễ có xu
hướng sợ bỏ sót. Nghiên cứu tại Thái Lan cho thấy tỉ lệ VIA dương tính và
điều trị ngay là 13,3%. Nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy tỉ lệ VIA dương

tính lên đến 25% (trung bình cứ 4 phụ nữ
đến làm VIA thì có 1 người VIA
(+) và được đốt lạnh), giá trị dự đoán dương của VIA trong nghiên cứu này
chỉ là 12% (nếu 1 người có VIA (+) thì khả năng họ có tân sinh trong biểu
mô (CIN) chỉ là 12%).
¾ Ngược lại do điều trị bằng cách đốt lạnh không còn mẫu mô để thử giải phẫu
bệnh lý sau thủ thuật nên có nguy cơ điều trị không đầy đủ đối với những
tổn thương ung th
ư vi xâm lấn hay xâm lấn cổ tử cung làm ung thư tiếp tục
tiến triển mà bệnh nhân không hay. Một nghiên cứu tại Thái Lan đánh giá
các tổn thương VIA và tương quan và giải phẫu bệnh lý thấy các tổn thương
14

VIA dương tính không kèm ung thư xâm lấn. Tuy nhiên, mẫu của loạt này
nhỏ (162 ca) và VIA được đánh giá bởi những người có kinh nghiệm [18].
Do đó việc huấn luyện cho người đọc VIA rất quan trọng. Hiện nay quy trình
hướng dẫn đọc VIA vẫn chưa có được tính thống nhất và hoàn thiện như quy
trình và phân loại đọc kết quả xét nghiệm Pap.
1.2.2. Các phương tiện tầm soát ung thư vú
1.2.1.1. Tự khám vú
Mặc dù tự khám vú thường được xem là phươ
ng pháp tầm soát không gây
độc hại. Hầu hết các phụ nữ không thực hiện thường xuyên tự khám vú. Chứng cớ
từ các công trình được thiết kế ngẫu nhiên với số lượng lớn, có thời gian đủ lâu đã
chứng minh rằng sự thực hành tự khám vú đều đặn bởi các phụ nữ được hướng dẫn
đã không làm giảm đặc hiệu ung thư vú.
Theo cơ quan đặc trách Phòng ngừa bệnh của Hoa kỳ
thấy rằng không đủ
chứng cớ để khuyến cáo tự khám vú. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng nhiều
ung thư vú được phát hiện tình cờ bởi các phụ nữ được hướng dẫn để tự khám vú

thường qui.
Các thầy thuốc nên hướng dẫn bệnh nhân đúng mức về kỹ thuật tự khám vú.
Điều này cho phép bệnh nhân nỗ lực chăm sóc sức khỏe của họ. Tự khám vú nên
được khám vú lâm sàng tiếp sau đó. Khi phụ nữ ghi nhận tình cờ sự thay đổi hoặc
một khối u ở vú nên được tư vấn với bác sĩ.
1.2.2.2. Khám lâm sàng
Các dữ liệu hiện nay cho thấy khoảng 50% ung thư vú được phát hiện đơn
thuần bằng khám vú lâm sàng với độ nhạy 54% và độ đặc hiệu 94%. Trong nghiên
cứu cộng đồng chỉ có 4% phụ nữ có bất thường nghi ngờ ác tính bằng khám vú lâm
sàng. Các nghiên cứu tầm soát ung thư
vú ở Canada chỉ dùng khám vú lâm sàng so
15

với khám vú lâm sàng và nhũ ảnh cho thấy tử vong tương tự nhau ở cả hai nhóm.
Cơ quan đặc trách phòng ngừa bệnh của Hoa Kỳ cho rằng không đủ chứng cớ để
ủng hộ hay bài bác khám vú lâm sàng. Sự góp phần độc lập của khám vú lâm sàng
khó xác định vì thiếu tiêu chuẩn hóa về kỹ thuật khám vú lâm sàng. Sự khác biệt
về kỹ thuật khám vú cho thấy khác biệt 29% độ nhạy và 33% độ đặc hiệu. Các bác
sĩ gia đình nên theo dõi các hướng d
ẫn và khuyến cáo mới nhất về kỹ thuật khám
vú tầm soát để đạt hiệu quả tối đa.
Khám vú lâm sàng nên bao gồm: nhìn, đánh giá hạch nách và sờ nắn mô vú
có hệ thống. Yếu tố quan trọng nhất của khám vú lâm sàng là đúng cách và tỉ mỉ
1.2.2.3. Nhũ ảnh
Các nghiên cứu bắt đầu giữa 1963-1980 cho thấy có giảm nguy cơ tử vong
ung thư vú ở các bệnh nhân được tầm soát, nhất là trong khoảng tuổi giữ
a 50 và
69. Tuy nhiên một phân tích hậu kiểm cũng đặt vấn đề về giá trị của nhũ ảnh khi
tầm soát.
Cơ quan đặc trách phòng ngừa bệnh của Hoa Kỳ thực hiện một phân tích

hậu kiểm từ các công trình tương tự. Kết quả khuyến cáo nên tầm soát bằng nhũ
ảnh mỗi 1 hay 2 năm đối với bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên. Cả hai phân tích trên
được hiểu rằng cải thiện k
ỹ thuật nhũ ảnh và gia tăng sự kinh nghiệm phân tích nhũ
ảnh có thể có ảnh hưởng đến độ nhạy và độ đặc hiệu của nhũ ảnh.
Hệ thống điện toán giúp đỡ phát hiện đã được thiết kế để giúp các nhà hình
ảnh học đọc nhũ ảnh đã có ở nhiều trung tâm. Mặc dù hệ thống này có khuynh
hướng làm tăng độ nhạy, nhưng một nghiên cứ
u mới đây thấy rằng có sự gia tăng
kết quả dương tính giả khi dùng hệ thống này.Các nghiên cứu ước đoán rằng độ
nhạy của nhũ ảnh khoảng 60-90%. Giá trị tiên đoán dương của nhũ ảnh cao hơn ở
bệnh nhân có tiền căn gia đình ung thư vú. Nhũ ảnh ít nhạy và ít làm giảm tỉ lệ tử
16

vong ở người trẻ vì độ dày của vú cao hơn ở nhũ ảnh và ung thư vú diễn tiến nhanh
hơn ở người trẻ. Điều này làm giảm lợi ích tầm soát của nhũ ảnh.
Theo lý thuyết nhũ ảnh kỹ thuật số có kết quả cao hơn so với phim nhũ ảnh.
Độ chính xác tương tự với phim nhũ ảnh. Nhưng nhũ ảnh kỹ thuật số nhạy hơn

phụ nữ dưới 50 tuổi trước mãn kinh và phụ nữ có đậm độ vú dày trên nhũ ảnh.
1.2.2.4. Siêu âm
Nhũ ảnh ít nhạy ở người trẻ vì mô vú dày. Siêu âm đã được xem là phương
pháp tầm soát ung thư vú cho phụ nữ trẻ và có nguy cơ cao. Ở Châu Âu, sự đồng
thuận về tầm soát ung thư vú đã kết luận rằng không có bằng chứng hỗ trợ cho việc
dùng siêu âm để tầm soát ở bấ
t cứ lứa tuổi nào. Siêu âm có vai trò trong đánh giá
tổn thương sờ thấy và có thể có phối hợp các dấu hiệu siêu âm với nhũ ảnh hoặc
hình cộng hưởng từ. Đến nay không khuyến cáo siêu âm vú là phương tiện tầm
soát. Nhưng hệ thống chẩn đoán hình ảnh Hoa Kỳ hướng dẫn dùng siêu âm vú tầm
soát ở phụ nữ nguy cơ cao.

1.2.2.5. Cộng hưởng từ
Dùng hình cộng hưởng từ như là một ph
ương tiện tầm soát ung thư vú được
báo cáo vào thập niên 1980. Các nghiên cứu đã chứng minh có lợi ích.
Các nghiên cứu dùng hình cộng hưởng từ ở phụ nữ có nguy cơ cao cho thấy
hình cộng hưởng từ có độ nhạy cao hơn nhũ ảnh và tầm soát bằng nhũ ảnh có hoặc
không có siêu âm có lẽ không đủ để tầm soát các cá nhân có đột biến gen ung thư
vú. Hình cộng hưởng từ có khả năng chẩn đoán sớm hơn. Trong nghiên c
ứu các
phụ nữ có nguy cơ cao hình cộng hưởng từ cho thấy có vai trò tốt hơn để loại trừ
ung thư nhưng có nhiều kết quả dương giả. Phối hợp hình cộng hưởng từ và nhũ
ảnh tốt hơn dùng đơn lẻ. Hội ung thư Hoa Kỳ mới đây khuyến cáo rằng phụ nữ có
nguy cơ cao ung thư vú được làm hình cộng hưởng từ tầm soát hằng năm v
ới phối
17

hợp nhũ ảnh bắt đầu ở tuổi 30. Tuy nhiên tốn kém và kết quả dương giả đã làm cho
hình cộng từ không phù hợp là phương tiện tầm soát cho dân số chung. Một báo
cáo vào tháng 1/2005, Hội thảo đồng thuận quốc tế đưa ra khuyến cáo hình cộng
hưởng từ có thể hữu ích trong nhiều tình huống.
1.2.2.6. Xạ hình vú
Nghiên cứu lâm sàng được tổng kết dùng xạ hình vú với Technetium 99m
sestamibi để đánh giá một số b
ất thường của vú. Trong nghiên cứu hậu kiểm hơn
5000 bệnh nhân có độ nhạy 67% và đặc hiệu 87% khi tầm soát bướu không sờ
thấy. Trên lâm sàng phương tiện này dùng thường xuyên để đánh giá tổn thương sờ
thấy vì nhũ ảnh âm tính. Mặc dù xạ hình vú có giá trị hổ trợ nhũ ảnh và làm giảm tỉ
lệ sinh thiết âm tính. Xạ hình vú không có vai trò tầm soát.
1.2.2.7. PET ( Positron Emission Tomography)
Dựa trên sự gia tăng sử dụng glucose của tế bào ung thư

. Trong đánh giá các
tổn thương nghi ngờ PET scan đã cho thấy độ nhạy và đặc hiệu hợp lý nhưng có
giới hạn trong một vài bướu vú liên hệ đến kích thước, hoạt tính biến dưỡng và tiểu
nhóm mô học. Không có bằng chứng cho thấy PET ưu thế hơn các chẩn đoán hình
ảnh khác và giá thành cao đã giới hạn việc sử dụng phương tiện này.
1.2.2.8. Rửa ống tuyến vú
Là phương pháp ít gây tổn hại để
lấy các tế bào biểu mô ống tuyến. Do đó
đã được xem xét vai trò tầm soát. Tuy nhiên trong các bệnh nhân có ung thư vú,
các nghiên cứu báo cáo độ nhạy khoảng 20%. Do đó phương pháp này bị giới hạn
không được khuyến cáo sử dụng tầm soát.
1.3. CÁC HƯỚNG DẪN TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ VÚ
1.3.1. Hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung
18

Tầm soát bằng tế bào học: Xét nghiệm Pap
Do xét nghiệm Pap có độ nhạy không cao nên cần thiết phải làm lặp lại nhiều lần.
Một lý do khác để phải tầm soát nhiều lần là một người có xét nghiệm Pap âm tính
lần này nhưng những lần sau có thể xét nghiệm dương tính do diễn tiến tự nhiên
của bệnh. Khám tầm soát lặp lại trong thời gian dài sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hiện
giờ chư
a có khuyến cáo thống nhất về khoảng thời gian giữa 2 đợt tầm soát. Điều
này tùy thuộc vào nguồn lực của từng quốc gia hay từng vùng cụ thể. Các tác giả
đều cho rằng lý tưởng là mỗi năm tầm soát 1 lần sẽ đạt được giảm tỉ lệ ung thư cổ
tử cung xâm lấn nhiều nhất, có thể giảm đến 90-93% tần suất ung thư cổ tử cung
xâm lấ
n [19]. Tuy nhiên theo một nghiên cứu trong mẫu rất lớn dựa trên dữ liệu từ
Chương trình phát hiện sớm ung thư quốc gia của Hoa Kỳ cho thấy việc giảm tử
suất do ung thư cổ tử cung nhờ tầm soát mỗi năm so với tầm soát mỗi 3 năm là rất
ít [20].

Nếu một phụ nữ được tầm soát ung thư cổ tử cung thích hợp về thời gian, phương
pháp thì những b
ất thường tế bào rất nhiều khả năng được phát hiện ở giai đoạn
sớm, lúc bệnh hầu như chắc chắn điều trị khỏi. Vài tổ chức ở Hoa Kỳ xuất bản
hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung (nêu rõ tuổi bắt đầu tầm soát, tần suất tầm
soát, và tuổi chấm dứt tầm soát) gồm ACS, ACOG, và USPSTF. Các hướng dẫn
này đượ
c tóm tắt như sau:
Bảng 1.2. Hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung
Hội Ung thư Hoa Kỳ
(ACS)
Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ
(ACOG)
Nhóm đặc nhiệm về Y tế dự
phòng Hoa Kỳ (USPFTS)
Bắt đầu Khoảng 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên nhưng không trễ hơn 21 tuổi
Xét nghiệm
tầm soát
Xét nghiệm Pap truyền
thống hay dựa trên dung
dịch
Xét nghiệm Pap truyền
thống hay dựa trên dung
dịch
Không thể khuyến khích
hay bài bác kỹ thuật mới

×